SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH 1
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
VẬN DỤNG KĨ THUẬT SƠ ĐỒ KWL NHẰM
NÂNG CAO NĂNG LỰC CHO HỌC SINH QUA VĂN BẢN
“TÌNH CẢNH LẺ LOI CỦA NGƯỜI CHINH PHỤ”
(TRÍCH “CHINH PHỤ NGÂM”, NGUN TÁC
ĐẶNG TRẦN CƠN, BẢN DIỄN NƠM ĐỒN THỊ ĐIỂM)
Người thực hiện: Trịnh Hồng Vân
Chức vụ:
Giáo viên
SKKN thuộc môn: Ngữ Văn
THANH HÓA NĂM 2022
MỤC LỤC
Đề mục
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. Nội dung
2.1. Cơ sở lí luận
2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
2.3. Giải pháp và cách thức tổ chức thực hiện
2.4. Hiệu quả của đề tài
3. Kết luận và kiến nghị
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị
Tài liệu tham khảo
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
CTGDPT
NXBGD
HS
GV
Diễn giải
Chương trình giáo dục phổ thông
Nhà xuất bản giáo dục
Học sinh
Giáo viên
Trang
1
1
2
2
2
3
3
4
6
16
20
20
20
SGK
GD&ĐT
THPT
SL
SKKN
Sách giáo khoa
Giáo dục và đào tạo
Trung học phổ thông
Số lượng
Sáng kiến kinh nghiệm
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Mơn văn là một mơn học có một vị trí đặc biệt quan trọng trong nhà trường
phổ thơng. Mơn học này ngồi chức năng bồi dưỡng tri thức, cịn có chức năng
đặc thù là bồi đắp tâm hồn, hình thành nhân cách cho học sinh. Văn học trang bị
những cảm xúc nhân văn, giúp con người hướng tới Chân - Thiện – Mĩ. Nhờ có
văn học mà đời sống con người giàu có, phong phú, tinh tế hơn. Tâm hồn bớt
chai sạn, thờ ơ, vô cảm trước con người và cuộc sống. Nhất là trong thời đại
ngày nay con người ngày càng hối hả, quay cuồng trong nhịp sống hiện đại.
Thời nào cũng vậy, tác phẩm văn học chân chính có khả năng kì diệu là thanh
lọc tâm hồn con người, giúp người “gần người hơn” (ý của Nam Cao). Tuy
nhiên hiện nay xuất hiện tình trạng nhiều học sinh khơng thích học môn Ngữ
văn và yếu kém về năng lực cảm thụ văn chương. Để nâng cao chất lượng giảng
dạy và học tập mơn Ngữ văn cần nhiều yếu tố, trong đó đổi mới phương pháp
dạy học đóng vai trị then chốt.
Nghị quyết số 29/NQ-TW của Hội nghị Trung ương VIII khóa XI về “Đổi
mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo” nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ
phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động,
sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ
áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến
khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng,
phát triển năng lực …”
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã quy định áp dụng rộng rãi các kĩ
thuật dạy học tích cực. Mỗi mơn học có những đặc trưng, đặc thù cụ thể. Vì vậy,
nghiên cứu, vận dụng một cách phù hợp và hiệu quả các kĩ thuật dạy học vào
việc dạy học môn Ngữ văn là một yêu cầu tất yếu. Bên cạnh các kĩ thuật dạy học
tích cực như “các mảnh ghép”, “hợp tác”, “khăn phủ bàn”, “động não” … thì
“KWL” là một trong những kĩ thuật dạy học có nhiều ưu thế trong việc khuyến
khích học sinh chủ động bày tỏ cảm xúc, ý kiến, nhu cầu nhận thức, nhu cầu
khám phá của mình về các bài học mơn Ngữ văn; đồng thời cho phép giáo viên
thu nhận được những thông tin phản hồi kịp thời để điều chỉnh và thiết kế nội
dung bài học một cách hiệu quả. Hơn nữa kĩ thuật KWL hiện đã có nhiều phiên
bản cho phép giáo viên kiểm soát đa dạng hơn các kĩ năng đọc hiểu của học
sinh.
Trong chương trình ngữ văn lớp 10 – cơ bản, văn bản Tình cảnh lẻ loi của
người chinh phụ (Trích Chinh phụ ngâm, Ngun tác Đặng Trần Cơn, bản diễn
nơm Đồn Thị Điểm) chiếm vị trí và thời lượng khá quan trọng. Để hướng học
sinh giải mã thế giới nghệ thuật của văn bản, giáo viên cần hướng dẫn học sinh
phát hiện và cảm nhận mạch cảm xúc trữ tình. Tuy nhiên trong thực tế dạy học
1
tác phẩm trữ tình ở nhà trường phổ thơng hiện nay giáo viên thường cảm nhận
thay cho học sinh và truyền thụ một chiều, học sinh thụ động lấy cảm xúc của
người thầy làm cảm xúc của chính mình. Làm thế nào để thơng qua các tác
phẩm trữ tình, khơi gợi ở học sinh những tình cảm tốt đẹp trong tâm hồn các em
về niềm cảm thông sâu sắc với số phận con người, biết yêu thương, trân trọng
cuộc sống? Làmthế nào để nâng cao hứng thú, năng lực thưởng thức và đánh giá
các tác phẩm trữ tình cho học sinh?
Năm học 2021-2022, việc dạy và học đã phải chịu ảnh hưởng nặng nề từ
đại dịch Covid-19. Kế hoạch năm học bị thay đổi, có những thời điểm phải
chuyển sang dạy và học trực tuyến khiến nhiều học sinh càng sao nhãng việc
học hành. Vì vậy, việc tìm ra một phương pháp, kĩ thuật dạy học phù hợp, thích
ứng với mọi điều kiện học tập lại càng trở nên vô cùng cần thiết.
Bằng kinh nghiệm dạy học của bản thân và sự tìm tịi, nghiên cứu, tơi mạnh
dạn trình bày sáng kiến của mình trong việc “Vận dụng kĩ thuật sơ đồ KWL
nhằm nâng cao năng lực cho học sinh qua văn bản “Tình cảnh lẻ loi của
người chinh phụ” (Trích “Chinh phụ ngâm”, Ngun tác Đặng Trần Cơn,
bản diễn nơm Đồn Thị Điểm)”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài “Vận dụng kĩ thuật sơ đồ KWL nhằm nâng cao năng
lực cho học sinh qua văn bản “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” (Trích
“Chinh phụ ngâm”, Nguyên tác Đặng Trần Cơn, bản diễn nơm Đồn Thị
Điểm)” nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học mơn Ngữ văn và phát huy
tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh, phát triển năng lực cho học sinh
đáp ứng yêu cầu của CTGDPT mới.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Kĩ thuật sơ đồ KWL trong quá trình dạy học văn bản Tình cảnh lẻ loi của
người chinh phụ (Trích Chinh phụ ngâm, Nguyên tác Đặng Trần Côn, bản diễn
nôm Đoàn Thị Điểm, SGK Ngữ văn 10, tập 2 – chương trình cơ bản, NXB GD
2006 từ trang 86 đến trang 88).
- Học sinh lớp 10A4, 10A5, 10A13, 10A14 trường THPT Yên Định 1.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để triển khai đề tài, tôi chủ yếuphối hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết.
- Phương pháp phân tích – tổng hợp.
- Phương pháp so sánh – đối chiếu.
- Điều tra khảo sát thực tế, thu thập thơng tin.
- Thống kê, xử lí số liệu.
2
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề
2.1.1. Cơ sở lí thuyết
2.1.1.1. Khái niệm kĩ thuật
Kĩ thuật là tổng thể nói chung những phương pháp, phương thức sử dụng
trong một hoạt động nào đó của con người. Theo cách sử dụng ngôn ngữ thông
thường, kĩ thuật là áp dụng máy móc cơng nghệ hiện đại vào q trình thực hiện.
2.1.1.2. Khái niệm kĩ thuật dạy học và phương pháp dạy học
Khái niệm phương pháp dạy học có khi được sử dụng để chỉ cách thức, con
đường hoạt động, có khi được dùng như một kĩ thuật cụ thể, các mơ hình hành
động cụ thể. Phương pháp dạy học cũng bao gồm những phương pháp chung
cho nhiều môn và các phương pháp đặc thù cho từng bộ môn. Bên cạnh các
phương pháp truyền thống quen thuộc như thuyết trình, đàm thoại, trực quan có
thể kể đến các phương pháp khác như: phương pháp dạy học nhóm, phương
pháp giải quyết vấn đề, phương pháp đóng vai, phương pháp trị chơi, phương
pháp dự án …
Kĩ thuật dạy học là những biện pháp, cách thức hành động của giáo viên và
học sinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá
trình dạy học. Bên cạnh các kĩ thuật dạy học truyền thống, phải kể đến một số kĩ
thuật dạy học phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học như: kĩ thuật động
não, kĩ thuật thông tin phản hồi, kĩ thuật bể cá, kĩ thuật tia chớp, kĩ thuật sơ đồ
KWL, sơ đồ tư duy ….
2.1.1.3. Khái niệm kĩ thuật KWL
KWL do Donna Ogle giới thiệu năm 1986, vốn là một hình thức tổ chức
dạy học hoạt động đọc hiểu. Học sinh bắt đầu bằng việc động não tất cả những
gì các em biết về chủ đề bài học. Thông tin này sẽ được ghi nhận vào cột K của
biểu đồ. Sau đó học sinh nêu lên danh sách các câu hỏi về những điều các em
muốn biết thêm về chủ đề này. Những câu hỏi đó sẽ được ghi nhận vào cột W
của biểu đồ. Trong quá trình đọc hoặc sau khi đọc xong các em sẽ tự trả lời các
câu hỏi ở cột W. Những thông tin này sẽ được ghi nhận vào cột L. (Trích từ
Ogle, D.M. 1986, KWL: A teaching model that develops active reading of
expository text. Reading Teacher, 39, 564-570).
K (Know: Điều đã biết)
W (Want to know: Điều muốn biết)
L (Learned: Điều đã học được)
3
Biểu đồ của Donna Ogle gồm có 3 cột như sau:
K
W
L
(Điều đã biết)
(Điều muốn biết)
(Điều đã họcđược)
…………………….
……………………
……………………
…………………….
……………………
……………………
…………………….
……………………
……………………
2.1.2. Cơ sở thực tiễn
Dạy học theo hướng tích cực là một trong những yêu cầu cần thiết của các
nền giáo dục phát triển trên thế giới. Kharlamop trong cuốn “Phát huy tính tích
cực của học sinh như thế nào” (Tập 1, NXB GD, Hà Nội 1978) đã nêu rõ: “Việc
nghiên cứu khoa học giáo dục làm sáng tỏ những vấn đề có liên quan tới việc
cải tiến hoạt động nhận thức và nâng cao tính tích cực, trí tuệ của học sinh là
trung tâm chú ý của các nhà nghiên cứu giáo dục và giáo viên”. Bên cạnh đó
cịn có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về vấn đề phát huy tính tích cực của học
sinh cũng đã nêu cao vai trò chủ động, sáng tạo của học sinh.
Thông tư số 32/2018 TT-BGDĐT ban hành chương trình giáo dục phổ
thơng mớiđã định hướng vềphương pháp dạy học cần phát huy tính tích cực của
học sinh, khắc phục nhược điểm của phương pháp truyền thụ một chiều. Chương
trình giáo dục phổ thơng mới được xây dựng theo mơ hình phát triển năng lực
thơng qua những kiến thức cơ bản, thiết thực, hiện đại và các phương pháp tích
cực hóa hoạt động của người học, giúp học sinh hình thành và phát triển những
phẩm chất và năng lực. Theo cách tiếp cận này, kiến thức được dạy học khơng
nhằm mục đích tự thân. Nói cách khác, giáo dục không chỉ truyền thụ kiến thức,
mà giúp học sinh hồn thành các cơng việc, giải quyết các vấn đề trong học tập
và đời sống nhờ vận dụng hiệu quả và sáng tạo những kiến thức đã học.
2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
2.2.1. Thực trạng dạy học mơn Ngữ văn và văn bản “Tình cảnh lẻ loi của
người chinh phụ” (Trích “Chinh phụ ngâm”, Nguyên tác Đặng Trần Cơn,
bản diễn nơm Đồn Thị Điểm)
Author Unknown từng nói: “Những thầy cô giỏi nhất dạy bằng trái tim,
chứ không từ sách vở”.Quả vậy, người giáo viên dạy văn không chỉ là người
nghiên cứu khoa học mà còn phải là người nghệ sĩ, đạo diễn phải truyền cho học
sinh ngọn lửa nhiệt huyết để hướng các em đến sự đồng cảm với thế giới văn
học. Từ đó mở mang tri thức, hình thành nhân cách, bồi dưỡng cho các em một
tâm hồn cao đẹp.
Hiện nay người giáo viên khơng cịn là người truyền đạt kiến thức một
chiều mà là người tổ chức, hướng dẫn, cố vấn cho học sinh tự giác, chủ động tìm
4
tòi, phát hiện, chiếm lĩnh tri thức. Tuy nhiên thực tế là hiện nay chất lượng học
sinh vẫn còn thấp, vẫn còn nhiều học sinh chưa đạt yêu cầu của việc dạy học
mới, vẫn cịn tình trạng học sinh thụ động, lười biếng, lúng túng, non yếu trong
kĩ năng. Từ đó dẫn đến tình trạng tiết học trơi qua nặng nề, giáo viên bực bội,
học sinh mệt mỏi. Vậy làm thế nào để giáo dục các em có thái độ học tập đúng
đắn, u thích mơn văn và đạt hiệu quả học tập cao là điều chúng ta đang trăn
trở tìm ra giải pháp để khắc phục.
Tác phẩm Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn ra đời vào khoảng thế kỉ
XVIII, nằm trong phần văn học trung đại Việt Nam. Tác phẩm ra đời cách xa thế
hệ các em học sinh bây giờ hàng 3 thế kỉ, vì vậy để hiểu và cảm thụ cũng không
phải là việc dễ dàng. Hơn nữa đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
(bản dịch Đồn Thị Điểm) tập trungthể hiện tình cảnh và tâm trạng người chinh
phụ khi phải sống trong cô đơn, buồn bã, thương nhớ người chồng nơi chiến
trường xa xôi; quả thực đây là một vấn đề khá khó để nắm bắt thấu đáo đối với
các em học sinh khối 10 khi tuổi đời cịn trẻ, lại ít trải nghiệm cuộc sống.
2.2.2. Thực trạng việc đổi mới phương pháp dạy học và việc vận dụng kĩ
thuật sơ đồ KWL trong dạy học môn Ngữ văn
Những năm qua giáo viên dạy môn Ngữ vănhầu hết đã được trang bị nhiều
phương pháp, kĩ thuật dạy học mới qua các chương trình tập huấn.Nhìn chung
chất lượng dạy học mơn Ngữ văn đã được nâng lên đáng kể. Tuy nhiên vẫn còn
nhiều hạn chế trong việc vận dụng những phương pháp và kĩ thuật dạy học mới.
Việc đổi mới phương pháp, kĩ thuật trong dạy học và kiểm tra, đánh giá môn
Ngữ văn nói chung và văn bản Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụnói riêng
vẫn chưa thực sự chuyển biến hoặc chưa đồng đều, chưa có chiều sâu. Hơn nữa
KWL là kĩ thuật dạy học tích cực, mới được áp dụng trong thời gian gần đây. Vì
vậy việc áp dụng kĩ thuật này còn nhiều bàn cãi, chưa đi đến thống nhất đồng
bộ.
Khi đọc hiểu một tác phẩm trữ tình, đặc biệt là trích đoạn Tình cảnh lẻ loi
của người chinh phụ, học sinh sẽ vấp phải khó khăn khi phải hiểu được kiến
thức, phải cảm được hàm ngôn, chiều sâu cảm xúc và tư tưởng cũng như đặc sắc
nghệ thuật. Trong khi đó, vốn sống, kinh nghiệm của học sinh cịn ít. Thêm nữa
một bộ phận học sinh có ý thức học tập chưa cao, thiếu tinh thần tự giác, sợ khó,
sợ khổ. KWL là kĩ thuật dạy học mới, còn khá xa lạ với các em, phải làm thế
nào để hiện thực hóa kĩ thuật này một cách linh hoạt, hấp dẫn thì mới thu hút
được học sinh và đạt hiệu quả cao trong quá trình dạy học.
Nhà trường ln khuyến khích và tạo điều kiện cho giáo viên có thể vận
dụng những phương pháp, kĩ thuật dạy học mới. Ngồi phương tiện truyền
thống, giáo viên có thể sử dụng màn hình ti vi kết nối với điện thoại, máy tính ...
5
để dạy học. Các giáo viên trong trường, trong tổ, nhóm ln nhiệt tình giúp đỡ
đồng nghiệp và học sinh.
Từ cơ sở lí luận và thực trạng của đề tài, tôi xin đưa ra một số giải pháp
“Vận dụng kĩ thuật sơ đồ KWL nhằm nâng cao năng lực cho học sinh qua
văn bản “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” (Trích “Chinh phụ ngâm”,
Ngun tác Đặng Trần Cơn, bản diễn nơm Đồn Thị Điểm)” để góp phần đổi
mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn.
2.3. Giải pháp và cách thức tổ chức thực hiện
2.3.1. Quá trình thiết kế sơ đồ KWL trong dạy học môn Ngữ văn
* Những chuẩn bị cần thiết khi vận dụng sơ đồ KWL
- Chuẩn bị của học sinh:
+ Chuẩn bị những kiến thức liên quan đến bài học. Để việc trình bày vào cột
được nhanh và chính xác, học sinh nên đọc trước bài học và ghi lại những hiểu
biết của mình.
+ Chuẩn bị đồ dùng học tập: giấy khổ rộng, bút viết, bút màu trang trí, thước
kẻ, nam châm…
+ Chuẩn bị làm việc nhóm: cử đại diện nhóm, phân cơng nhiệm vụ cho các
thành viên trong nhóm.
- Chuẩn bị của giáo viên:
+ Soạn bài, chuẩn bị những kiến thức liên quan bài học, chuẩn bị các tình
huống có thể học sinh sẽ nêu ra.
+ Đặt ra câu hỏi, vấn đề cho học sinh tìm hiểu, suy nghĩ.
+ Chuẩn bị các phương tiện dạy học: SGK, máy tính kết nối tivi, bảng phụ...
+ Chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm sao cho số lượng và phần việc hợp
lí, đảm bảo tính cơng bằng.
* Các bước thực hiện
Bước 1: Chọn bài. Phương pháp này đặc biệt có hiệu quả với các bài đọc
hiểu mang ý nghĩa gợi mở, tìm hiểu, giải thích.
Bước 2: Tạo bảng KWL. Giáo viên hướng dẫn học sinh tạo bảng KWL
theo mục tiêu cần đạt.
Bước 3: Đề nghị học sinh động não nhanh và nêu các từ, cụm từ liên quan
đến chủ đề vào cột K.
Bước 4: Cho học sinh động não và nêu câu hỏi, những điều muốn biết về
nhà thơ, đoạn thơ vào cột W.
Bước 5: Cho học sinh đọc sản phẩm, giải thích, phân tích giá trị nội dung,
nghệ thuật của văn bản và hệ thống kiến thức vào cột L.
6
2.3.2. Các biện pháp xây dựng và tổ chức dạy học “Vận dụng kĩ thuật sơ
đồ KWL nhằm nâng cao năng lực cho học sinh qua văn bản “Tình cảnh lẻ loi
của người chinh phụ” (Trích “Chinh phụ ngâm”, Nguyên tác Đặng Trần
Cơn, bản diễn nơm Đồn Thị Điểm)”
2.3.2.1. Hướng dẫn học sinh trình bày những điều đã biết (K) về văn bản
a. Mục tiêu
Thơ ca là sáng tạo đặc biệt của con người. Thơ ca là những sợi tơ rút ra từ
cuộc sống và quay trở lại trang điểm cho cuộc sống bằng vẻ đẹp mn màu của
nó. Trong cuốn Đa-ghe-xtan của tôi, Raxun Gamzatốp từng viết: “Thơ ca, nếu
khơng có người tơi đã mồ cơi”. Quả thực, cuộc sống sẽ trở nên vơ vị biết bao
nếu khơng có thơ ca. Thơ ca là mạch nguồn cảm xúc, là tiếng lòng của trái tim
tha thiết yêu cuộc đời. Thơ ca là những khoảnh khắc trào dâng cảm xúc “bật lên
trong tim ta khi cảm xúc đã tràn đầy”, là “điệu hồn đi tìm những tâm hồn đồng
điệu” (Tố Hữu).
Vì vậy để hiểu thơ không phải là chuyện giản đơn, việc này địi hỏi phải có
vốn sống, có tâm hồn tinh tế, nhạy cảm. Ở lứa tuổi 16, học sinh lớp 10 khơng
cịn nhỏ nhưng cũng chưa đủ độ chín trong suy nghĩ và cảm xúc. Giáo viên cần
có cách quan tâm, đánh thức vốn kiến thức, hiểu biết và khơi gợi tình cảm, cảm
xúc trong các em. Khi tiếp xúc với một văn bản thơ, yêu cầu đầu tiên là học sinh
cần huy động vốn kiến thức về tác giả, tác phẩm, bài thơ, đoạn thơ. Những hiểu
biết này các em sẽ ghi vào cột K. Việc làm này sẽ giúp các em thể hiện vốn kiến
thức, hiểu biết làm tri thức nền cho việc tìm hiểu sâu về văn bản văn học.
b. Nội dung, phạm vi kiến thức
Đối với từng bài học, từng văn bản mà việc huy động kiến thức khác nhau
khi điền vào cột K. Khi dạy học văn bản Tình cảnh lẻ loi của người chinh
phụgiáo viên cần hướng dẫn học sinh chuẩn bị những kiến thức về:
- Những hiểu biết về tác giả Đặng Trần Cơn, dịch giả Đồn Thị Điểm.
- Những hiểu biết về tác phẩm Chinh phụ ngâm: Hoàn cảnh ra đời, đặc
điểm thể loại, nội dung tư tưởng.
- Những hiểu biết về đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ:
Vị trí đoạn trích, bố cục đoạn trích, khái quát nội dung đoạn trích, đọc thuộc
lịng đoạn trích.
c. Cách thức thực hiện
Học sinh làm việc độc lập hoặc theo nhóm, sau đó chia sẻ trong nhóm. Giáo
viên chuẩn bị trước hệ thống câu hỏi để giúp học sinh động não, đồng thời định
hướng, dẫn dắt học sinh tìm hiểu theo yêu cầu của bài học.
Khi dạy văn bản Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, trước hết giáo viên
chiếu một vài hình ảnh về tác giả, dịch giả, tác phẩm để gợi tâm thế và sự hứng
7
thú cho học sinh vào bài học (phụ lục 3). Sau đó giáo viên giúp học sinh huy
động kiến thức để tự đặt ra câu hỏi và trả lời các câu hỏi như:
- Tơi đã biết những gì về cuộc đời và sáng tác của tác giả Đặng Trần Côn,
dịch giả Đồn Thị Điểm?
- Tơi đã được học, được đọc tác phẩm nào của tác giả Đặng Trần Côn, dịch
giả Đoàn Thị Điểm?
- Tác phẩm Chinh phụ ngâm ra đời trong hoàn cảnh nào?
- Tác phẩm Chinh phụ ngâm viết bằng thể loại gì?
- Nội dung tư tưởng của tác phẩm Chinh phụ ngâm?
- Tơi đã biết những gì về đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ:
vị trí đoạn trích,bố cục đoạn trích, nội dung đoạn trích?
- Tơi có thuộc đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ?
- Cảm xúc của tôi khi lần đầu tiên đọc đoạn trích này?
Học sinh ghi lại những hiểu biết của mình vào cột K. Thế nhưng để tránh lối
tìm hiểu tác phẩm theo lối mịn, giáo viên có thể khuyến khích khả năng tìm tịi,
tư duy sáng tạo và hứng thú của học sinh đối với bài học bằng việc học sinh có
thể ghi lại hiểu biết khác xung quanh tác giả, tác phẩm ngoài sách giáo khoa hay
ghi lại cảm nhận khi lần đầu tiên tiếp xúc với văn bản.
Giáo viên kiểm tra kết quả điền vào cột K của học sinh, khuyến khích mỗi
nhóm một bạn trình bày sản phẩm trước lớp rồi cho các nhóm nhận xét chéo.
Cuối cùng giáo viên tổng hợp,nhận xét và điều chỉnh hợp lí.
Câu hỏi HS tự đặt và
HS điền vào
GV chuẩn bị cột K để định
những câu hỏi gợi ý
cột K
hướng kiến thức cho HS
của GV
(Phụ lục 4)
- Tôi đã biết những gì về
1. Tác giả Đặng Trần Cơn (chưa
cuộc đời và sáng tác của
rõ năm sinh, năm mất) sống
tác giả Đặng Trần Côn?
khoảng nửa đầu TK XVIII. Quê
quán: làng Nhân Mục, huyện
Thanh Trì (nay thuộc phường
Nhân Chính, quận Thanh Xuân,
Hà Nội). Con người: hiếu học, tài
hoa, phóng túng. Sáng tác: để lại
nhiều tác phẩm chữ Hán có giá trị.
- Tơi đã biết những gì về
2. Dịch giả Đồn Thị Điểm
cuộc đời và sáng tác của
(1705 - 1748) hiệu Hồng Hà nữ sĩ.
dịch giả Đoàn Thị
Quê quán: làng Giai Phạm, huyện
Điểm?
Văn Giang, trấn Kinh Bắc (nay
thuộc tỉnh Hưng Yên). Con người:
tài sắc, thông minh. Sáng tác:
8
ngồi dịch Chinh phụ ngâm, cịn
có tập truyện chữ Hán Truyền kì
tân phả.
- Tác phẩm Chinh phụ
3. Tác phẩm Chinh phụ ngâm
ngâm ra đời trong hoàn
- Hoàn cảnh ra đời: TK XVIII nội
cảnh nào?
chiến diễn ra liên miên khiến
-Tác phẩm Chinh phụ
nhiều trai tráng phải ra trận. Đặng
ngâm viết bằng thể loại
Trần Cơn đã thương cảm cho nỗi
gì?
khổ chia li và mất mát của con
- Nội dung tư tưởng của
người, nhất là những người vợ
tác phẩm Chinh phụ
lính nên ơng đã viết khúc ngâm
ngâm?
này.
- Thể loại:
+ Nguyên tác: Trường đoản cú
(câu thơ dài xen câu thơ ngắn).
+ Bản dịch: Song thất lục bát.
- Nội dung tư tưởng: Tiếng nói
ốn ghét chiến tranh phi nghĩa;
niềm khát khao tình yêu, hạnh
phúc lứa đơi.
- Tơi đã biết những gì
4. Đoạn trích Tình cảnh lẻ loi
về đoạn trích:vị trí đoạn
của người chinh phụ
trích, bố cục đoạn trích,
- Vị trí: Từ câu 193 đến câu 216.
nội dung đoạn trích?
- Bố cục: ba phần
8 câu đầu: Nỗi cô đơn, lẻ loi.
8 câu tiếp: Nỗi sầu muộn
triềnmiên.
8 câu cuối: Nỗi nhớ thương đau
đáu.
- Nội dung: Đoạn trích viết về tình
cảnh và tâm trạng người chinh
phụ khi phải sống trong cơ đơn,
buồn bã, ngóng trơng, thương nhớ
người chồng nơi chiến trường xa
xôi.
2.3.2.2. Hướng dẫn học sinh xác định những điều muốn biết (W) về văn
bản
a. Mục tiêu
9
Văn chương có ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong cuộc sống. Nhà nghiên cứu
phê bình văn học Hồi Thanh từng nói: “Văn chương giúpkhơi gợi những tình
cảm ta chưa có, và luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có”. Quả đúng như vậy,
các tác phẩm văn học nói chung, thơ ca nói riêng có tác động mạnh mẽ đến tâm
hồn con ngườì, ln mang đến những rung động mãnh liệt, sâu xa và làm cho
tâm hồn con người phong phú, đẹp đẽ hơn. Vì vậy đọc một câu thơ hay, ngồi
việc tìm hiểu tầng ngơn từ, ta cịn nghiền ngẫm, suy tư để hiểu tầng nghĩa hình
tượng, tầng hàm nghĩa. Thơ mở rộng một chân trời bát ngát của trí tưởng tượng,
thơ cũng lặn sâu vào tâm tư của mỗi người để tiếng lịng ngân nga. Nói như Lê
Đạt trong bài Nghĩ về thơ: “Đọc một câu thơ hay, ta thường có cảm giác đứng
trước một bến đị gió nổi, một khao khát sang sơng, một thúc đẩy lên đường
hướng thiện với những vùng trời tốt đẹp hơn, nhân tính hơn”.
Khi giáo viên dạy một văn bản thơ, ngồi việc hướng dẫn đọc, cịn phải
hướng dẫn hiểu, đặc biệt khơi gợi ở học sinh những suy ngẫm, những tình cảm
sâu xa. Chính vì thế điều muốn biết (W) khi học một văn bản thơ đó có thể là
những băn khoăn, thắc mắc, hồi nghi về những hàm ngơn, đa nghĩa, khó xác
định, khó nắm bắt khơng được nhà thơ nói ra trực tiếp mà ẩn đằng sau ngơn từ.
Để nắm bắt được những vấn đề đó, giáo viên yêu cầu học sinh đọc kĩ bài thơ,
đoạn thơ, tham khảo tài liệu, tìm hiểu về tác giả, hồn cảnh ra đời bài thơ, đoạn
thơ, đặc biệt những rung cảm tinh tế của nhà thơ; từ đó biết xác định mục tiêu,
nhiệm vụ đọc hiểu chi tiết bài thơ, đoạn thơ.
b. Nội dung, phạm vi kiến thức
Khi học văn bản Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, để nêu lên những
điều muốn biết về tác phẩm, học sinh phải huy động những vốn kiến thức về tác
giả, dịch giả, đọc kĩ văn bản, tìm hiểu những băn khoăn, khó hiểu, tự đặt ra một
loạt các câu hỏi hoặc do giáo viên gợi ý:
- Ở 2 câu mở đầu người chinh phụ đã có những hành động gì? Hành động
ấy phản ánh nét tâm trạng gì?
- Các yếu tố về ngoại cảnh có ý nghĩa như thế nào trong việc diễn tả nội tâm
nhân vật trữ tình?
- Những dấu hiệu nào cho thấy nỗi cô đơn của người chinh phụ?
- Phân tích nguyên nhân nỗi đau khổ của người chinh phụ?
- Qua văn bản, tác giả muốn nhắn gửi điều gì đến người đọc?
c. Cách thức thực hiện
Sau khi học sinh đã điền điều đã biết vào cột K, giáo viên tiếp tục hướng dẫn
cho học sinh điền những điều muốn biết vào cột W. Thao tác này sẽ bỏ được
cách học thụ động trước đây, đưa học sinh vào vai trị chủ động chiếm lĩnh tri
thức, tích cực bày tỏ những điều mà các em muốn tìm hiểu về văn bản văn học.
10
Giờ học sẽ sôi nổi hơn rất nhiều khi học sinh được bộc lộ những suy nghĩ cá
nhân, được nói lên mong muốn riêng của mình.
Đọc hiểu văn bản Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụlà vấn đề khó nên giáo
viên cần chia nhóm để học sinh thảo luận, chia sẻ, thống nhất trong nhóm. Sau
khi học sinh đã nêu ra tất cả những suy nghĩ, ý tưởng của mình, giáo viên cần
nhận xét, gợi ý, điều chỉnh, bổ sung sao cho đúng hướng. Đối với học sinh, việc
tự đặt câu hỏi là một vấn đề không đơn giản nên giáo viên cần khuyến khích các
em, mặt khác giáo viên cũng cần chuẩn bị các câu hỏi then chốt làm định hướng
cho học sinh để đảm bảo nắm được vấn đề trọng tâm bài học, tránh lan man
hoặc sơ sài.
Những điều HS muốn HS điền cột W
GV chuẩn bị cột W để định
biết và những câu hỏi
(Phụ lục 4)
hướng kiến thức cho HS
gợi ý của GV
- Các yếu tố về ngoại
1. Ngoại cảnh
cảnh có ý nghĩa như thế
- Chim thước: khơng có tin tức
nào trong việc diễn tả
của người chồng, những ngóng
nội tâm nhân vật trữ
trơng đã thành vơ vọng.
tình?
- Ngọn đèn: là người bạn tâm
tình duy nhất trong những đêm
dài cô đơn của người chinh phụ,
nhưng ngọn đèn chỉ là vật vô tri
chẳng thể chia sẻ, giãi bày.
- Âm thanh tiếng gà gáy eo óc
càng tơ đậm cảm giác vắng lặng,
gợi nỗi đau.
- Hình ảnh bóng cây hịe: phất
phơ, rủ bóng gợi cảm giác hoang
vắng, cơ quạnh.
Tóm lại, cảnh vật xung quanh
càng tô đậm nỗi cô đơn, trống
vắng, sự buồn bã, não nề của
người chinh phụ.
- Những dấu hiệu nào
2. Những dấu hiệu cho thấy nỗi
cho thấy nỗi cô đơn của
cô đơn của người chinh phụ
người chinh phụ?
- Những hành động lặp đi, lặp
lại: âm thầm đi ngoài hiên vắng,
rủ rèm rối lại cuốn rèm.
- Một mình ngồi với ngọn đèn
trong căn phịng vắng lặng. Bóng
11
- Phân tích nguyên nhân
nỗi đau khổ của người
chinh phụ?
- Nhận xét về tình cảm,
thái độ của tác giả?
- Suy nghĩ của em về sự
giống nhau và khác nhau
giữa câu thơ của
Nguyễn Du trong
người bất động, vô thức, câm
lặng, dường như mất hết sức
sống tựa tàn đèn cháy đỏ.
- Những hành động gắng gượng,
miễn cưỡng:
+ Đốt hương mong tìm sự thanh
thản trong tâm hồn nhưng hồn
càng mê man, bấn loạn.
+ Soi gương để sửa sang, trang
điểm thì nước mắt rơi chứa chan,
đầm đìa.
+ Gãy đàn mong khuây khỏa
nhưng ám ảnh dây đứt, phím
chùng, sợ tình vợ chồng chia lìa
mãi mãi.
3. Nguyên nhân nỗi đau khổ
của người chinh phụ
- Người chồng đi chinh chiến nơi
chiến địa sa trường đã mấy mùa
xuân vẫn bặt vơ âm tín. Người
vợ ở nhà ngóng trơng, chờ đợi
đến héo mòn tuổi xuân.
- Nguyên nhân sâu xa là do cuộc
chiến tranh phi nghĩa làm bao vợ
chồng phải chia li, bao tổ ấm trở
nên lạnh lẽo, bao gia đình tan
nát.
4. Tình cảm, thái độ của tác giả
- Xót thương cho số phận người
phụ nữ
- Đồng cảm với khao khát tình
u, hạnh phúc lứa đơi.
- Gián tiếp lên án chiến tranh
phong kiến gây nên bao bi kịch
đau thương cho con người.
5. Đối chiếu, so sánh
- Giống nhau: Cả hai câu thơ
đều thể hiện sâu sắc và tinh tế
mối quan hệ giữa ngoại cảnh và
12
Truyện Kiều:
“Cảnh nào cảnh chẳng
đeo sầu - Người buồn
cảnh có vui đâu bao
giờ?”
Với câu thơ của Đặng
Trần Côn trong Chinh
phụ ngâm: “Cảnh buồn
người thiết tha lòng Cành cây sương đượm
tiếng trùng mưa phun”?
tâm cảnh, giữa cảnh vật thiên
nhiên và tâm trạng con người.
Đây là bút pháp tả cảnh ngụ tình
– đặc trưng của thi pháp thơ
trung đại.
- Khác nhau:
+ Câu thơ của Nguyễn Du thể
hiện mối quan hệ giữa người và
cảnh. Người buồn bã, u sầu thì
cảnh cũng ảm đạm, não nề.
+ Câu thơ của Đặng Trần Côn
thể hiện mối quan hệ giữa cảnh
và người. Cảnh lạnh lẽo, hiu hắt
làm cho lòng người tái tê.
2.3.2.3. Hướng dẫn học sinh hệ thống hóa những điều đã học được (L) từ
văn bản
a. Mục tiêu
Cột L là những điều học sinh đã học được. Đây là cơ sở để giáo viên đánh
giá kết quả đạt được của học sinh qua quá trình đọc hiểu văn bản thơ. Em nào
chưa biết trình bày, hoặc trình bày sơ sài, thiếu trọng tâm, chưa chính xác nghĩa
là chưa đạt mục tiêu bài học. Giáo viên sẽ nắm bắt được thông tin phản hồi từ
học sinh để có biện pháp tác động, điều chỉnh, uốn nắn kịp thời. Điều học được
từ văn bản thơ không chỉ là kiến thức về giá trị nội dung và nghệ thuật, mà còn
là những cảm nhận của riêng mỗi học sinh, những xúc cảm sâu lắng sau khi học
xong bài học bởi lẽ nói như Lưu Q Kì: “Nhà thơ gói tâm tình của mình trong
thơ, người đọc mở ra bỗng thấy tâm tình của chính mình”. Khi sáng tác, nhà thơ
gửi gắm tâm tư, tình cảm của mình trong thơ; khi tiếp nhận tác phẩm thơ, người
đọc thấy được chính mình, nhận ra được những cảm xúc của bản thân, cảm thấy
được chia sẻ, cảm thông. Phải đạt được như vậy thì mới đích thực là cảm nhận
một tác phẩm thơ.
Cột L cũng là cơ sở để mỗi học sinh tự đánh giá năng lực học tập của bản
thân mình, tự phát hiện những lỗ hổng kiến thức để tự rèn rũa, trau dồi, cố gắng
hơn nữa. Đây cũng là thao tác rèn cho các em khả năng hệ thống hóa, khái quát
hóa kiến thức. Đồng thời thao tác này cũng giúp các em sống trong thế giới nghệ
thuật được gợi ra từ tác phẩm thơ; sẽ soi chiếu bản thân vào những điều tác giả
gửi gắm, nhập thân vào các hình tượng thơ ca để trải nghiệm, để thấu hiểu, để
tìm thấy chính mình.
b. Nội dung, phạm vi kiến thức
13
Nội dung, phạm vi kiến thức mà các em cần điền ở cột L chính là những
nhận định, nhận xét, kết luận, tổng kết về giá trị nội dung, nghệ thuật của văn
bản thơ. Ngoài ra điều đã học được cịn có thể vượt ra ngồi tác phẩm. Đó là
những suy nghĩ, phát hiện, cảm nhận, rung động riêng của mỗi học sinh về
những điều học được từ văn bản thơ. Học sinh cảm nhận, đối chiếu với những
điều đã biết (K), những điều muốn biết (W), sau đó tổng hợp lại thành nội dung
bài học.
Việc tìm hiểu, đánh giá chi tiết về cái hay, cái đẹp của mỗi văn bản thơ
khơng phải là việc học sinh nào cũng có thể làm tốt. Trong quá trình giảng dạy,
một mặt phát huy sự tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; mặt khác giáo
viên cần định hướng học sinh theo chuẩn kiến thức, kĩ năng. Đồng thời kĩ thuật
dạy học KWL cũng kích thích tư duy suy nghĩ độc lập của các em. Học sinh tự
biết mình học được gì qua tiết học đã là một thành công và niềm hạnh phúc của
người giáo viên đứng trên bục giảng.
Khi dạy học bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ,giáo viên cần hướng
học sinh hệ thống hóa được những kiến thức sau:
- Hệ thống hóa về những nội dung cơ bản của đoạn trích.
- Hệ thống hóa những giá trị nổi bật về nghệ thuật.
- Rút ra ý nghĩa của văn bản.
c. Cách thức thực hiện
Thống nhất và hệ thống hóa nội dung những điều đã học được là một trong
những trọng tâm của giờ đọc hiểu thơ theo kĩ thuật KWL. Để điền nội dung ở
cột L, giáo viên cần hướng dẫn học sinh thực hiện nhiều thao tác:
- Giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh đọc, giải thích, phân tích, cắt nghĩa,
so sánh, đánh giá, khái quát, hệ thống hóa những nội dung cơ bản, những giá trị
nổi bật về nghệ thuật của từng đoạn thơ.
- Giáo viên hướng dẫn cho học sinh có những suy nghĩ, nhận định, cảm nhận
của riêng mình về những vấn đề đã được học. Đây là điểm mới mà chúng ta
đang chú trọng trong quá trình dạy học văn. Giáo viên nên khuyến khích các em
nói lên những phát hiện, những suy nghĩ của mình về các vấn đề trong quá trình
học như: ngơn từ nghệ thuật, nhân vật trữ tình, hình ảnh thơ, biểu tượng, biện
pháp tu từ … Từ đó, học sinh hình thành thói quen tư duy độc lập và sáng tạo,
tạo hứng thú học tập môn văn.
- Giáo viên cho học sinh thảo luận, đi đến thống nhất những vấn đề sẽ điền ở
cột L. Đây là nội dung khái quát, đánh giá, tổng kết những vấn đề đã học được
nên cần có tính chính xác cao. Do đó, cần hoạt động nhóm để các em phát huy
khả năng làm việc chung, bổ sung những điểm thiếu sót cho nhau. Giáo viên cho
học sinh nhận xét chéo sản phẩm nhóm, sau đó giáo viên nhận xét, đánh giá, bổ
sung (phiếu đánh giá sản phẩm phụ lục 2).
14
- Hướng dẫn học sinh hệ thống kiến thức theo nhiều cách khác nhau. Có thể
theo dàn ý hoặc theo sơ đồ tư duy.
Hệ thống dàn ý học sinh cần đạt được khi học bài Tình cảnh lẻ loi của
người chinh phụ như sau:
Tám câu đầu Nỗi cô đơn, lẻ bóng của người chinh phụ:
- Xuất hiện trong khơng gian mênh mơng, vắng
lặng.
- Hành động một mình dạo hiên vắng, bng rèm,
cuốn rèm nhiều lần, mong có tin tốt lành mà càng
trơng càng khơng thấy.
- Đối bóng với ngọn đèn thâu đêm trong sự thao
thức, mệt mỏi, cô quạnh.
Tám câu tiếp Nỗi sầu muộn triền miên:
- Qua một đêm trắng mênh mơng, người chinh phụ
nhìn tứ bề, bốn bên cảnh vật hoang vắng, lạnh lẽo.
- Trong sự chờ đợi mỏi mòn, người chinh phụ đếm
Nội
từng bước thời gian nặng nề, dài lê thê, cảm nhận
dung
một khoảnh khắc trôi qua mà dài như cả năm
trường.
- Để giải tỏa nỗi sầu, người chinh phụ cố tìm đến
những thú vui như: soi gương, đốt hương, gãy đàn
nhưng bao nhiêu gắng gượng cũng đều vô nghĩa.
Sầu chẳng những không vơi mà càng nặng nề, ngẩn
ngơ, đau đớn tột cùng.
Tám câu cuối Nỗi nhớ thương đau đáu:
- Muốn nhờ ngọn gió mùa xuân ấm áp mang theo
hơi ấm tình yêu đưa đến vùng đất xa xơi nơi có
người chồng u dấu.
- Người chinh phụ bộc lộ nỗi nhớ nhung da diết,
khôn nguôi, luôn canh cánh trong lịng.
- Đồng thời thể hiện khát vọng tình u, hạnh phúc
lứa đôi nhưng khao khát không được đền đáp, lại
càng mong manh, tội nghiệp vô cùng.
- Bốn bề không gian lạnh lẽo, hiu hắt càng cứa sâu
vào nỗi buồn sầu triền miên, báo hiệu chuỗi ngày
15
buồn đau, quạnh quẽ dài lê thê của người chinh
phụ.
- Bút pháp tả cảnh ngụ tình.
- Diễn tả tinh tế nội tâm nhân vật.
Nghệ thuật
- Sử dụng đa dạng các biện pháp tu từ.
- Giọng điệu trầm lắng, tha thiết, sầu thương.
- Ngơn từ chọn lọc.
Đoạn trích đã thể hiện nỗi cô đơn sầu khổ của
Ý nghĩa văn bản
người chinh phụ trong hồn cảnh chia lìa, đề cao
hạnh phúc lứa đơi và tiếng nói tố cáo chiến tranh
phong kiến.
Những cảm nhận sau - Thương cảm, xót xa cho cảnh ngộ của những
khi học xong bài học
người vợ có chồng ngồi sa trường.
- Con người có quyền sống, quyền được hưởng tình
u, hạnh phúc lứa đơi.
- n ghét chiến tranh phong kiến đã gây ra bao
cảnh thương đau cho con người.
Liên hệ
Tiếng nói phản đối chiến tranh phi nghĩa vẫn cịn ý
Tiếng nóiphản đối chiến nghĩa đến thời đại ngày nay. Bởi vì chiến tranh là
tranh phi nghĩa trong tác đau thương, tàn khốc, mất mát, chia li, chết chóc. Ở
phẩm cịn có ý nghĩa với thời đại nào con người cũng mong muốn được sống
thời đại ngày nay trong hòa bình, hạnh phúc. Vì vậy, hãy chung tay
khơng? Vì sao?
xây dựng một thế giới hịa bình.
Học sinh cũng có thể hệ thống hóa bài học theo sơ đồ tư duy sau:
Sơ đồ tư duy bài “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”
16
2.4. Hiệu quả của đề tài
2.4.1. Đối với học sinh
2.4.1.1. Khảo sát thái độ học tập của học sinh
Giáo viên tiến hành khảo sát bằng việc đặt ra câu hỏi cho học sinh: “Sau
khi vận dụng kĩ thuật sơ đồ KWL vào bài học Tình cảnh lẻ loi của người chinh
phụ (Trích Chinh phụ ngâm, Ngun tác Đặng Trần Cơn, bản diễn nơm Đồn
Thị Điểm) thì em có muốn tiếp tục sử dụng kĩ thuật dạy học này trong các bài
học tiếp theo mơn Ngữ văn khơng?”
Học sinh có thể lựa chọn 1 trong 4 mức độ: rất muốn tiếp tục, muốn tiếp
tục, bình thường và khơng muốn tiếp tục.
Lớp khảo sát: 10A5 (cơ bản A) và 10A14 (cơ bản D).
Kết quả khảo sát thái độ học tập của học sinh (năm học 2021-2022).
Bảng số liệu kết quả khảo sát:
Mức độ
Lớp
Số
HS
Rất muốn
tiếp tục
Khơng
Muốn tiếp tục
Bình thường
muốn tiếp
tục
10A5
10A14
Tổng
40
42
82
SL
24
26
50
%
60
62
61
SL
11
10
21
%
28
24
26
SL
5
6
11
%
12
14
13
SL
0
0
0
%
0
0
0
Biểu đồ kết quả khảo sát:
Khảo sát thái độ học tập của HS
Rất muốn tiếp tục
Muốn tiếp tục
Bình thường
Biểu đồ 1: Kết quả khảo sát HS sau khi
17
vận dụng kĩ thuật KWL
Như vậy, sau khi vận dụng kĩ thuật sơ đồ KWL đa số các em học sinh đều
cảm thấy muốn tiếp tục vận dụng kĩ thuật này vào các bài học tiếp theo môn
Ngữ văn. Từ đó sẽ giúp các em u thích mơn Ngữ văn hơn, khơng cịn ác cảm
với mơn văn, khơng cịn thấy chán học. Các em biết cách nắm bắt kiến thức, sắp
xếp nội dung kiến thức một cách hợp lí, biết phối hợp làm việc nhóm. Các em đã
hào hứng, chủ động, tích cực, say mê hơn trong q trình học tập.
2.4.1.2. Kết quả kiểm tra, đánh giá
Giáo viên đánh giá năng lực học sinh bằng bài kiểm tra 15 phút (đề và đáp
án ở phụ lục 1). Lớp thực hiện kiểm tra: 10A4 (cơ bản A), 10A13 (cơ bản D).
Bảng số liệu kết quả bài kiểm tra của học sinh (năm học 2021-2022):
Trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Kết quả kiểm tra
Lớp
10A4
10A13
Tổng
Sĩ
số
42
43
85
Giỏi
SL
6
6
12
Khá
%
14
14
14
SL
8
15
23
%
19
35
27
Trung
bình
SL
%
24
57
17
39
41
48
Yếu
SL
4
5
9
%
10
12
11
Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Kết quả kiểm tra
Lớp
10A4
10A13
Tổng
Sĩ
số
42
43
85
Giỏi
SL
12
16
28
Khá
%
28
37
33
SL
23
23
46
%
55
54
54
Trung
Yếu
bình
SL
7
4
11
%
17
9
13
SL
0
0
0
%
0
0
0
18
Biểu đồ thể hiện kết quả bài kiểm tra của học sinh (năm học 2021-2022):
Kết quả kiểm tra, đánh giá HS
60
54
48
50
40
33
30
27
20
14
13
10
0
Giỏi
Khá
Trước khi áp dụng SKKN
Trung bình
11
Yếu
Sau khi áp dụng SKKN
Biểu đồ 2: Kết quả kiểm tra, đánh giá HS
Từ kết quả trên, việc vận dụng kĩ thuật KWL khi học bài Tình cảnh lẻ loi
của người chinh phụ đã phát huy hiệu quả rõ rệt. Các em học sinh khi được vận
dụng kĩ thuật KWL trong bài học đã hiểu bài và có chất lượng bài làm khá tốt so
với các em khi chưa được vận dụng kĩ thuật KWL. Khi chưa được vận dụng kĩ
thuật mới thì tỉ lệ khá, giỏi ít và vẫn cịn điểm yếu. Sau khi được vận dụng kĩ
thuật mới thì điểm khá, giỏi chiếm phần lớn, khơng có điểm yếu kém.
2.4.2. Đối với giáo viên
Sáng kiến kinh nghiệm của tôi đã được đưa ra tổ chun mơn trao đổi và
nhất trí dạy kiểm nghiệm, thu được kết quả khả quan. Vì vậy, sáng kiến này đã
được đưa vào áp dụng dạy học môn Ngữ văn một số lớp khối 10 trong trường.
Qua đây, các giáo viên bộ môn khác sẽ hiểu về hiệu quả của sáng kiến này để
nhân rộng hơn trong môi trường giáo dục.
Tôi đã vận dụng kĩ thuật KWL vào thực tế dạy học và thấy thực sự hiệu
quả; nhất là trong giai đoạn dạy học trực tuyến do dịch Covid-19, kĩ thuật này
khiến bài học sinh động, hấp dẫn và bớt gây nhàm chán cho học sinh. Tôi đã lên
kế hoạch để vận dụng kĩ thuật KWL đa dạng hơn các bài học môn Ngữ văn.
Đồng thời, sáng kiến kinh nghiệm này cũng giúp tôi học hỏi được nhiều kiến
thức, kĩ năng, vận dụng tốt hơn các phương pháp, kĩ thuật dạy học mới.
19
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
KWL là kĩ thuật dạy học có nhiều ưu điểm trong dạy học mơn Ngữ văn.
Đây là một hướng đi mới, phù hợp với xu hướng thời đại. Công cuộc đổi mới
giáo dục ở Việt Nam vẫn đang được triển khai mạnh mẽ, đồng bộ, từ hệ thống
giáo dục, nội dung và phương pháp dạy học. Vì thế vấn đề cải tiến phương pháp
giáo dục là một khâu quan trọng góp phần nâng cao chất lượng dạy học nói
chung và dạy học mơn Ngữ văn nói riêng. Nó là nền tảng quan trọng để hình
thành kĩ năng và phát triển năng lực, bồi dưỡng những phẩm chất cần thiết cho
học sinh.
Việc vận dụng kĩ thuật KWL trong dạy học mơn Ngữ văn nói chung cần
đảm bảo nguyên tắc cơ bản: áp dụng linh hoạt, phù hợp từng bài học, bám sát
mục tiêu, chuẩn kiến thức, kĩ năng; phối hợp với các phương pháp, kĩ thuật dạy
học khác để đạt hiệu quả cao.
3.2. Kiến nghị
Các cấp lãnh đạo cần tạo môi trường giao lưu kết nối các trường THPT
trong tỉnh để giáo viên có thể học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Nhà trường cần
thường xuyên cập nhật thông tin dạy học để giáo viên được thực nghiệm các
phương pháp dạy học mới, tăng cường trao đổi kinh nghiệm dạy học hiệu quả
với các trường THPT khác. Tổ chuyên môn cần thường xuyên dự giờ, trao đổi
chuyên môn để không ngừng nâng cao chất lượng dạy học.
Mỗi giáo viên cần vững vàng chuyên môn, nghiệp vụ, đầu tư thời gian
nghiên cứu để đưa kĩ thuật KWL vào sử dụng trong quá trình dạy học sao cho
hợp lí, tránh áp đặt máy móc. Đồng thời mọi phương pháp đều căn cốt ở cái tâm
người dạy học cần tâm huyết, kiên trì, bền bĩ, khéo léo mới thành công.
Trên đây là những kinh nghiệm của tôi qua việc thực hiện đề tài ở trường
THPT Yên Định 1. Đề tài sẽ cịn nhiều thiếu sót, rất mong sự trao đổi, góp ý, bổ
sung của các thầy cơ giáo và các bạn bè đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
20
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 20 tháng 5 năm 2022
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm của mình viết, khơng sao chép nội
dung của người khác.
Trịnh Hồng Vân
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. SGK Ngữ văn lớp 10, tập 2, Nhà xuất bản Giáo Dục (2006).
2. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn lớp 10, Nhà xuất
bản Giáo Dục Việt Nam (2006).
3. Đặng Thai Mai, Giảng văn “Chinh phụ ngâm”, Trường Đại học Sư phạm Hà
Nội 1, 1992 (tái bản).
4. Nguyễn Lộc, Văn học Việt Nam (nửa cuối thế kỉ XVIII – hết thế kỉ XIX), NXB
Giáo dục, Hà Nội, 1999 (tái bản).
5. Trần Đình Sử, Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam, NXB Giáo
dục, Hà Nội, 1999, chương II.
6. Lại Nguyên Ân, 150 thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội,
1999.
7. Lê Bá Hán (chủ biên), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục, 2000.
8. Bộ GD&ĐT, Chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể, NXB Giáo dục Việt
Nam, 2017.
9.Tham khảocác trang mạng điện tử:
https://www hocmai.vn
https://www tailieuhoctap.net
21
DANH MỤC CÁC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC
SỞ GD& ĐT THANH HÓACHỨNG NHẬN
TT
Tên sáng kiến kinh nghiệm
1
Sử dụng chức năng của lí luận văn học trong
dạy học bài Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn
Minh Châu
2
Rèn luyện kĩ năng liên hệ giữa tác phẩm Vợ
chồng A Phủ của Tơ Hồi với tác phẩm Hai
đứa trẻ của Thạch Lam cho học sinh khối 12
Loại
Năm học
C
2011-2012
C
2017-2018
PHỤ LỤC 1
ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ HỌC SINH
I.
ĐỀ KIỂM TRA: (Thời gian 15 phút)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,
Ngồi rèm thưa rủ thác địi phen.
Ngồi rèm thước chẳng mách tin,
Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng?
Đèn có biết dường bằng chẳng biết.
Lịng thiếp riêng bi thiết mà thơi.
Buồn rầu nói chẳng nên lời,
Hoa đèn kia với bóng người khá thương.
(Trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, trang 87, Ngữ văn 10, tập 2, NXB
GD 2006)
Câu 1: Xác định thể thơ của văn bản?
Câu 2: Trong văn bản, tác giả đã dùng yếu tố ngoại cảnh nào để diễn tả tâm
trạng người chinh phụ?
Câu 3: Phát hiện và chỉ ra hiệu quả của phépđiệp trong các câu thơ sau:
Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng?
Đèn có biết dường bằng chẳng biết.
Câu 4: Viết đoạn văn ngắn (7 - 10 dòng) cảm nhận nét độc đáo hình cảnh ngọn
đèn trong văn bản trên với hình ảnh ngọn đèn trong ca dao “Đèn thương nhớ
ai/Mà đèn không tắt”