1
MỤC LỤC
Trang
PHẦN A: LỜI MỞ ĐẦU……………………………………………….
3
3
1.
Lý
do
chọn
đề
tài
3
3
2.
Mục
đích,
nhiệm
vụ
nghiên
cứu
3
4
3.
Đối
tượng,
phạm
lý
và
vi
nghiên
cứu
5
4
4.
Cơ
sở
luận
phương
pháp
nghiên
cứu
4
4
5.
Ý
nghĩa
lý
luận
và
thực
tiễn
của
đề
tài
5
5
6.
Kết
cấu
của
tiểu
luận
4
5
PHẦN B: NỘI DUNG…………………………………………………
7
6
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC TUYÊN
TRUYỀN, CỔ ĐỘNG CỦA ĐẢNG….……………………………………….
6
1. Một số khái niệm liên quan………………………….
………………
1.2. Quan niệm công tác tuyên truyền và cổ động của Đảng..…………
3
6
7
6
Chương 2. PHÂN TÍCH CÁC NGUN TẮC TIẾN HÀNH CƠNG
TÁC TUYÊN TRUYỀN VÀ CỔ ĐỘNG……………………………………..
8
9
2.1. Nguyên tắc tính đảng, tính khoa
học……………………………………
2.2. Nguyên tắc gắn với cuộc sống, thúc đẩy cuộc sống…….…………..
8
9
9
10
2.3. Nguyên tắc tính thời sự và tính hệ thống…………………………..
1
10
2.4. Nguyên tắc rõ ràng, dễ hiểu và gợi cảm…………………………….
1
11
Chương 3. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TUYÊN TRUYỀN VÀ
CỔ ĐỘNG LIÊN HỆ THỰC TIỄN TẠI ĐẢNG BỘ HUYỆN CT, TỈNH
HG HIỆN NAY….……...……
3.1. Đặc điểm tình hình………………………….........................................
1
11
1
12
3.2. Giải pháp vận dụng…………………………………………………
1
14
PHẦN III: KẾT LUẬN……………………………………………….......
1
17
2
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………….……………
1
PHẦN A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tuyên truyền và cổ động là một bộ phận của cơng tác tư tưởng, ln giữ vị
trí quan trọng trong cơng tác tư tưởng bởi lẽ nó là cơng cụ chỉ đạo, thông tin, tuyên
truyền, vận động trực tiếp của Đảng, chính quyền tới nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí
Minh từng nêu nêu rõ mục đích của tuyên truyền: “Tun truyền là đem một việc
gì nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm. Nếu không đạt được mục đích đó,
là tun truyền thất bại”. Đất nước ta qua 35 năm đổi mới, đã có nhiều thay đổi
tích cực trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phịng, an ninh,
đối ngoại…thế và lực của đất nước được nâng lên một tầm cao mới. Chế độ xã hội
chủ nghĩa được giữ vững và tăng cường, ngày càng phát huy tính ưu việt, sức
mạnh đại đồn kết tồn dân tộc được củng cố, vai trị lãnh đạo, cầm quyền của
Đảng được giữ vững và phát huy. Bên cạnh những thành tựu, lợi dụng những vấn
đề nảy sinh từ mặt trái của nền kinh tế trị trường; một số yếu kém trong quản lý,
điều hành của Nhà nước; các vụ việc phức tạp liên quan đến vấn đề dân tộc, tôn
giáo, dân chủ, nhân quyền, các thế lực thù địch ln tìm mọi cách để ra sức chống
phá Đảng, Nhà nước và chế độ ta với nhiều phương thức, thủ đoạn mới, tinh vi
hơn, chúng tập trung xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác – Lênin, phủ nhận tư
tưởng Hồ Chí Minh nhằm phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng ta; phủ nhận mục
tiêu, lý tưởng, con đường đi lên Chủ nghĩa Xã hội ở Việt Nam; hạ thấp và đi đến
phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với xã hội....
Tại Đảng bộ huyện CTcơng tác tư tưởng nói chung, cơng tác tun truyền,
cổ động nói riêng ln được cấp ủy Đảng quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo từng bước
đổi mới về nội dung, phương thức hoạt động nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ
công tác tư tưởng trong tình hình mới. Tuy nhiên vẫn cịn một ít cấp ủy chưa nhận
thức đầy đủ vị trí, vai trị của công tác tư tưởng, công tác tuyên truyền, cổ động nói
chung nhất là các nguyên tắc về tuyên truyền, cổ động nói riêng nên chưa có sự
lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, hiệu quả, có nơi thực hiện cịn lúng túng…Do đó việc
3
nghiên cứu lý luận, phân tích về các nguyên tắc tuyên truyền cổ động của Đảng từ
đó vận dụng và liên hệ với thực tiễn cơ quan, đơn vị nơi công tác là rất quan trọng
và cần thiết đối với mỗi cán bộ, đảng viên, do đó em xin chọn đề tài “Phân tích
các ngun tắc tiến hành cơng tác tuyên truyền và cổ động và liên hệ với thực
tiễn tại Đảng bộ huyện CT, tỉnh HG” làm tiểu luận môn học Công tác tư tưởng
của Đảng trong giai đoạn hiện nay.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: phân tích các ngun tắc tiến hành cơng tác tuyên
truyền và cổ động và liên hệ với thực tiễn tại Đảng bộ huyện CT, tỉnh HG ; đánh
giá thực trạng, đề xuất những giải pháp tiếp tục công tác tuyên truyền và cổ động
và liên hệ với thực tiễn tại Đảng bộ huyện CT, tỉnh HG hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu: hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan về công tác
tuyên truyền và cổ động, các nguyên tắc tuyên truyền cổ động và liên hệ với thực
tiễn tại Đảng bộ huyện CT, tỉnh HG . Đánh giá những ưu điểm, hạn chế, đề xuất
các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền và cổ động tại
Đảng bộ huyện CT, tỉnh HG hiện nay.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: phân tích các ngun tắc tiến hành cơng tác tuyên
truyền và cổ động và liên hệ với thực tiễn tại Đảng bộ huyện CT, tỉnh HG hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu: dưới góc độ lý luận phân tích các nguyên tắc tiến hành
công tác tuyên truyền và cổ động của Đảng; thực trạng công tác tuyên truyền và cổ
động ở huyện CT, tỉnh HG từ năm 2021 đến nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận: tiểu luận nghiên cứu trên cơ sở quan điểm Chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng về công tác tư
tưởng của Đảng, trong đó có cơng tác tun truyền và cổ động, các nguyên tắc tiến
hành công tác tuyên truyền và cổ động của Đảng
Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp nghiên cứu tổng hợp, phân
tích.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
4
- Ý nghĩa lý luận: tiểu luận hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan về
công tác tuyên truyền và cổ động của Đảng nhất là các nguyên tắc tiến hành công
tác tuyên truyền và cổ động, từ đó tập trung phân tích các các ngun tắc tiến hành
công tác tuyên truyền và cổ động; đồng thời liên hệ thực tiễn công tác tuyên truyền
và cổ động tại Đảng bộ huyện CT, tỉnh HG hiện nay. Trên cơ sở lý luận, phân tích
thực trạng, từ đó xây dựng lý thuyết về các giải pháp tăng cường công tác tuyên
truyền và cổ động ở huyện CT, tỉnh HG .
- Ý nghĩa thực tiển: kết quả nghiên cứu của tiểu luận góp phần làm cơ sở
tham khảo cho các cấp ủy, tổ chức Đảng trong huyện nhận thức đầy đủ hơn về các
nguyên tắc tiến hành tuyên truyền, cổ động ở huyện CT, tỉnh HG hiện nay từ đó đề
ra các giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của địa
phương trong giai đoạn mới.
6. Kết cấu của tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, tiểu luận được
chia thành 3 Chương, 8 tiết.
5
PHẦN B. NỘI DUNG
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC TUYÊN
TRUYỀN, CỔ ĐỘNG CỦA ĐẢNG
1.1. Một số khái niệm liên quan
* Khái niệm công tác tư tưởng của Đảng: công tác tư tưởng của Đảng
được hiểu là hoạt động lãnh đạo quan trọng hàng đầu của Đảng trong việc phát
triển hệ tư tưởng của Đảng; nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn; truyền bá,
giáo dục hệ tư tưởng, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp
luật của Nhà nước nhằm hình thành thế giới quan, phương pháp nhận thức khoa
học cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, tạo sự thống nhất tư tưởng
trong Đảng, sự đồng thuận tư tưởng giữa Đảng với nhân dân; cổ vũ, động viên
tinh thần sáng tạo cách mạng của nhân dân thực hiện thắng lợi đường lối, chủ
trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; đấu tranh chống các thế
lực thù địch trên mặt trận tư tưởng, góp phần xây dựng nền văn hóa mới, con
người mới xã hội chủ nghĩa; quảng bá hình ảnh tươi đẹp của đất nước, con
người Việt Nam, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra cộng đồng quốc tế.
* Khái niệm Công tác Lý luận của Đảng: Công tác lý luận là tồn bộ các
hoạt động có định hướng, có tổ chức, có kế hoạch của Đảng để tiến hành các
cơng việc nghiên cứu và giáo dục, truyền bá các nội dung lý luận cần thiết trong
từng thời kỳ cách mạng.
1.2. Quan niệm công tác tuyên truyền và cổ động của Đảng
1.2.1. Công tác tuyên truyền
Trong tiếng Latinh, “Tuyên truyền” - Propaganda là truyền bá, truyền đạt
một quan điểm nào đó. Theo học giả Đào Duy Anh, tuyên truyền được giải nghĩa
là: “Lấy lời nói và văn tự mà truyền ra một đạo lý hoặc chủ nghĩa gì để cho
rộng”, hoặc “Giải thích rộng rãi để mọi người tán thành, ủng hộ, làm theo”. Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã định nghĩa tuyên truyền như sau: "Tuyên truyền là đem
một việc gì nói để dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm. Nếu khơng đạt được
mục đích đó là tun truyền thất bại". V. I. Lênin nói: "Cũng nói một vấn đề ấy,
6
người cổ động thì sẽ lấy một thí dụ nào nổi bật nhất và được thính giả biết rõ nhất
- ví dụ như một gia đình thất nghiệp bị chết đói, nạn ăn mày tăng lên, v.v... rồi
dựa vào sự việc mà tất cả mọi người đều biết ấy, người cổ động sẽ đem hết sức
ra làm cho "quần chúng" có một ý niệm duy nhất: ý niệm về sự mâu thuẫn phi
lý giữa sự tăng thêm của cải và sự tăng thêm nghèo khổ; người cổ động sẽ ra sức
kêu gọi sự bất bình, sự phẫn nộ của quần chúng đối với sự bất công rõ rệt ấy".
Như vậy tuyên truyền là phổ biến, giải thích bản chất các sự kiện diễn ra
trong đời sống xã hội, vạch rõ qui luật của nó, giúp mọi người có nhận thức mới,
niềm tin mới và tự giác trong hành động. Còn cổ động là giải thích các sự kiện,
sự việc cụ thể diễn ra trong đời sống xã hội, nhưng nhằm giải quyết những vấn
đề, những khía cạnh cụ thể để cổ vũ và động viên mọi người hành động. Đó là sự
khác nhau giữa công tác tuyên truyền và công tác cổ động.
Nhưng sự khác nhau đó chỉ là tương đối về mức độ trong mục đích, hướng
tác động, nội dung, hình thức và phương pháp. Điều quan trọng là hai cơng tác
này gắn bó chặt chẽ với nhau trong cùng một loại hình của cơng tác tư tưởng.
Chúng gắn bó khăng khít với nhau, bổ sung, hỗ trợ cho nhau tạo nên
sức mạnh của công tác tuyên truyền, cổ động. V.I. Lênin nói: "Chúng ta sẽ đạt
được tất cả những gì cần thiết, chúng ta sẽ thắng tất cả những trở ngại do chế độ
cũ để lại, những trở ngại mà ta không thể khắc phục ngay một lúc được Cần
phải giáo dục lại quần chúng; chỉ có tuyên truyền và cổ động mới có thể làm
được việc đó". Từ những kiến giải trên có thể hiểu, khi nói đến tuyên truyền là nói
đến một loại hoạt động tư tưởng của con người - hoạt động truyền bá thông tin
mang nội dung tư tưởng - nhằm đạt mục đích: giác ngộ tư tưởng (hiểu biết),
củng cố niềm tin (ủng hộ) và hướng dẫn hành động (làm theo).
Bàn về khái niệm cơng tác tun truyền, có rất nhiều quan điểm khác
nhau, dưới đây là một số ví dụ: Trong cuốn Đảng lãnh đạo công tác tư tưởng
trong thời kỳ đổi mới, tác giả Nguyễn Danh Tiên (Chủ biên) cho rằng: Công
tác tuyên truyền giáo dục là một bộ phận của cơng tác tư tưởng có nhiệm vụ
truyền bá sâu rộng chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối,
chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, nhằm làm cho mọi
7
cán bộ, đảng viên và nhân dân từng bước nhận thức được quy luật tồn tại và
phát triển của loài người, thấm nhuần đường lối, chủ trương của Đảng có
căn cứ khoa học, trên cơ sở đó nâng cao niềm tin, hành động tự giác và sáng
tạo của quần chúng.
Công tác tuyên truyền là khoa học và nghệ thuật tác động của chủ thể hệ tư
tưởng đến các yếu tố và hoạt động của hệ thống tuyên truyền nhằm thay đổi
nhận thức, thái độ và hành vi của đối tượng, hình thành ở đối tượng một kiểu thế
giới quan, một kiểu ý thức xã hội, khơi dậy, cổ vũ tính tích cực xã hội của con
người.
Có thể khái qt, cơng tác tuyên truyền của đảng là hoạt động của
Đảng trong việc truyền bá, giải thích, thuyết phục nhân dân hiểu, tin tưởng và làm
theo các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của
Nhà nước.
1.1.2. Công tác cổ động
Cổ động là một từ Hán – Việt. Theo nghĩa đen cổ là cái trống, còn động là
hoạt động. Vì thế người xưa thường dùng tiếng trống để làm tín hiệu thức giục
người lính xung trận, chiến đấu, hoặc thúc giục dân làng chống bão, lụt, chữa
cháy... Trong tiếng La tinh cổ động là Agitatio – nghĩa là tiến hành vận động,
thúc đẩy. Từ điển Bách khoa Việt Nam giải nghĩa là: Truyền bá một tư tưởng
(bằng hình thức kêu gọi, cổ vũ), hoặc đưa ra một hình mẫu (bằng những hình ảnh,
hoặc những tấm gương cụ thể về người thật, việc thật...) cho nhiều người,
nhằm động viên, hướng dẫn, thúc đẩy hành động theo những mục tiêu nhất định.
Cổ động có thể tạo được hiệu quả rộng lớn hơn khi tư tưởng hoặc mẫu hình nào
đó được nhân lên qua các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài phát thanh,
truyền hình, sách, áp phích...). Theo A.V.Lu-na-sác-xki: Chúng ta hiểu cổ động là
nghệ thuật làm xúc động quần chúng, tác động vào tình cảm của quần chúng
để dẫn dắt quần chúng đi theo mình. Theo cuốn Đổi mới công tác tư tưởng, lý
luận phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc do TS. Phạm Tất Thắng
(Chủ biên), nhóm tác giả đưa ra khái niệm: Công tác cổ động là sự tác động của
chủ thể vào tư tưởng, tình cảm của đối tượng thong qua việc giải thích một việc
8
cụ thể, thiết thực nhằm tạo nên một ấn tượng mạnh ở đối tượng, kích thích và thúc
đẩy họ hăng hái hành động thực hiện cơng việc đó.
Từ những cách hiểu trên, có khái qt cơng tác cổ động của Đảng làhoạt
động của Đảng trong việc dùng ngơn ngữ, hình ảnh, âm thanh tác động vào tư
tưởng, tình cảm của quần chúng nhằm cổ vũ, động viên, lôi cuốn họ tích cực
thực hiện các quan điểm tư tưởng, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và
pháp luật của Nhà nước.
Chương 2. PHÂN TÍCH CÁC NGUN TẮC TIẾN HÀNH CƠNG
TÁC TUYÊN TRUYỀN VÀ CỔ ĐỘNG
2.1. Nguyên tắc tính đảng, tính khoa học
Chủ thể tiến hành công tác tuyên truyền, cổ động phải xem xét, đánh giá,
giải thích mọi vấn đề của đời sống xã hội trên lập trường của Đảng, dưới góc độ
lợi ích thuộc về giai cấp cơng nhân và nhân dân lao động; có tính trung thực,
trách nhiệm với Đảng, với chế độ, đấu tranh không khoan nhượng với tư tưởng
thù địch. Đảng Cộng sản Việt Nam là chính đảng duy nhất cầm quyền, lãnh đạo
Nhà nước và xã hội, được lịch sử lựa chọn, được nhân dân tin tưởng, trao gửi trọng
trách bằng hiến định và được khẳng định bằng năng lực, hiệu quả lãnh đạo. Thực
tiễn đã chứng minh, những thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong sự nghiệp đấu
tranh giành độc lập dân tộc và công cuộc xây dựng xã hội mới là thắng lợi của sự
vận dụng sáng tạo, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh dưới
sự lãnh đạo của Đảng; đồng thời các hoạt động chống phá có hệ thống của các thế
lực thù địch thì việc xuyên tạc, phủ nhận vai trò lãnh đạo, trách nhiệm cầm quyền
của Đảng Cộng sản Việt Nam bao giờ cũng là trọng điểm, được tiến hành một cách
ráo riết, quyết liệt, do đó, cơng tác tun truyền, cổ động phải xem xét, đánh giá,
giải thích mọi vấn đề của đời sống xã hội trên lập trường của Đảng, dưới góc độ
lợi ích thuộc về giai cấp cơng nhân và nhân dân lao động; có tính trung thực,
trách nhiệm với Đảng, với chế độ, đấu tranh không khoan nhượng với tư tưởng
thù địch.
Về tính khoa học trong cơng tác tun truyền, cổ động chủ thể tiến hành
phải có thái độ khách quan, toàn diện, lịch sử, cụ thể và phát triển; nhìn thẳng vào
9
sự thật, nói đúng sự thật; có hình thức, phương pháp khoa học, phương tiện, công
cụ hiện đại để chuyển tải nội dung. Tính khoa học địi hỏi phải phản ánh trung
thực, khách quan chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm,
đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam trên cơ sở lập trường, phương pháp luận
và định hướng chính trị nghiên cứu đúng đắn. Do đó, cơng tác tun truyền, cổ
động chủ thể tiến hành chúng ta phải xem đó là một lĩnh vực khoa học, tức là phải
nghiên cứu kỹ cả về lý luận và thực tiễn, không thể chủ quan, càng không được tùy
tiện.
2.2. Nguyên tắc gắn với cuộc sống, thúc đẩy cuộc sống
Quán triệt nguyên tắc này đòi hỏi chủ thể tiến hành công tác tuyên
truyền, cổ động phải bám sát đời sống xã hội, đời sống của quảng đại quần chúng
lao động để đề ra mục tiêu, nhiệm vụ, hình thức, phương pháp tuyên truyền, cổ
động sao cho phù hợp; tổ chức các phong trào hành động cách mạng của quần
chúng, thúc đẩy quần chúng hành động thực hiện chủ trương đường lối của
Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Để công tác tuyên truyền ,cổ động
đạt chất lượng và hiệu quả cao cần gắn với cuộc sống, thúc đẩy cuộc sống phải
tiếp tục quán triệt các nội dung cơ bản về công tác tuyên truyền cổ động trong tình
hình mới Nội dung phải sát với thực tiễn cuộc sống và quan trọng là kịp thời đối
với chủ trương, đường lối của Đảng. Hình thức phải đa dạng, phong phú và sử
dụng nhiều loại hình tuyên truyền, cổ động để tránh gây nhàm chán cho cơng
chúng, có như vậy công tác tuyên truyền cổ động trực quan sẽ nâng cao được chất
lượng và đạt được những yêu cầu đề ra trong tình hình mới.
2.3. Ngun tắc tính thời sự và tính hệ thống
Qn triệt ngun tắc này, địi hỏi các chủ thể tiến hành công tác tuyên
truyền, cổ động phải kịp thời giải thích, bình luận các sự kiện đang diễn ra theo
quan điểm của Đảng nhằm định hướng suy nghĩ và hành động cho quần chúng
một cách nhanh nhất, trước nhất; tập trung lực lượng, phương tiện giải thích rõ
hoặc thơng tin có định hướng nhằm làm cho quần chúng hiểu một cách thống
nhất những sự kiện diễn ra theo quan điểm của Đảng; chú ý mối quan hệ lẫn nhau,
10
có tính hệ thống giữa các sự kiện đang diễn ra để bình luận, giải thích đánh giá các
sự kiện đó theo quan điểm của Đảng.
Để đáp ứng yêu cầu này, một mặt cần nắm vững chương trình, kế hoạch
tuyên truyền, cổ động của cấp uỷ hoặc cấp trên đề ra theo hệ thống; mặt khác, bằng
bản lĩnh chính trị, sự nhạy cảm và tính năng động nghề nghiệp, cán bộ tuyên
truyền có thể chọn một trong số những vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách nhất,
những sự kiện có tiếng vang lớn, đang diễn ra và đang kích thích sự quan tâm của
đơng đảo quần chúng làm chủ đề cho nội dung tuyên truyền. Những vấn đề và sự
kiện như vậy thường có sức mạnh thơng tin, cổ vũ cao, tác động sâu sắc đến ý thức
và hành vi của con người, giúp họ nhận thức kịp thời và có thái độ đúng đắn trước
các sự việc, tình huống diễn ra trong đời sống xã hội, sự kiện đang diễn ra theo
quan điểm của Đảng nhằm định hướng suy nghĩ và hành động cho quần chúng
một cách nhanh nhất, có hệ thống và khơng manh mún, tràn lang.
2.4. Nguyên tắc rõ ràng, dễ hiểu và gợi cảm
Quán triệt nguyên tắc này, các chủ thể tiến hành công tác tun truyền, cổ
động phải: Đưa thơng tin, giải thích, bình luận các thơng tin, các sự kiện thật rõ
ràng, dễ hiểu và gợi cảm làm cho người tiếp nhận thông tin dễ ghi nhớ và
hành động đúng; không được quanh co, vịng vo, dài dịng văn tự khi nói và
viết, vì quần chúng khơng có nhiều thời gian để nghe, để đọc, để xem; suy nghĩ kỹ
để chắt lọc thông tin, sự kiện và phương pháp thực hiện sao cho hiệu quả nhất.
Công tác tuyên truyền, cổ động phải đi vào vấn đề cụ thể, nội dung cụ thể
và đối tượng cụ thể: như cần xác định chủ thể tuyên truyền, đối tượng quần chúng
để biên soạn nội dung cho phù hợp. Coi trọng việc đổi mới về mặt nội dung, hình
thức, trong đó cần có những cách thức tuyên truyền, cổ động dễ hiểu, phù hợp với
phong tục tập quán cũng như trình độ của nhân dân, thật dễ hiểu, dễ nhớ, dễ nói…
để nó trở nên gần gũi, thiết thực trong đời sống, để dễ dàng nhận thức được, nhận
diện được và làm được như vậy sẽ có sức lan tỏa và tác động hiểu quả hơn.
Chương 3. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TUYÊN TRUYỀN VÀ
CỔ ĐỘNG LIÊN HỆ THỰC TIỄN TẠI ĐẢNG BỘ HUYỆN CT,
TỈNH HG HIỆN NAY
11
3.1. Đặc điểm tình hình
Huyện CT, tỉnh HG là huyện mới được thành lập trên cơ sở điều chỉnh địa
giới hành chính từ huyện Mỹ Tú theo Nghị định 02/NĐ-CP ngày 24/9/2008 của
Chính phủ và chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 06/01/2009. Huyện có diện
tích tự nhiên là 23.632,43 ha, trong đó đất nơng nghiệp 21.240,97 ha, chiếm
89,88 % diện tích đất tự nhiên. Phía bắc giáp huyện Kế Sách, phía đơng giáp thành
phố HG và huyện Long Phú, phía tây nam giáp huyện Mỹ Tú, phía tây bắc giáp
huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Về tổ chức hành chính: tồn huyện có 7 xã và
1 thị trấn, gồm 56 ấp; có 02 xã áp dụng mơ hình Bí thư chủ tịch xã, 05 xã và 01 thị
trấn ấp dụng mơ hình Bí thư kiêm chủ tịch hội đồng nhân dân cùng cấp.
Năm 2021, dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, Ban Thường vụ Huyện ủy các
cấp uỷ đã lãnh đạo, tuyên truyền cổ động tuyên truyền các sự kiện, các ngày lễ, kỷ
niệm trong năm 2021; tuyên truyền những thành tựu đạt được về phát triển kinh tế,
xã hội năm 2021 của cả nước, tỉnh, huyện; tuyên truyền kết quả bầu cử Quốc hội
khóa XV và bầu cử HĐND các cấp; đặc biệt tập trung đẩy mạnh tun truyền cơng
tác phịng, chống dịch Covid-19 nhằm đảm bảo an ninh, trật tự trên địa bàn huyện.
Bám sát kế hoạch, hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo Huyện
ủy đã tuyên truyền kỷ niệm 91 năm Ngày thành lập Đảng (03/02/193003/02/2021), mừng Xuân Tân Sửu năm 2021; Tết Chôl Chnăm Thmây của đồng
bào dân tộc Khmer; Ngày Giỗ tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch); 46 năm Ngày giải
phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2021); 131 năm Ngày sinh
Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2021); tuyên truyền 120 năm Ngày sinh
của đồng chí Phùng Chí Kiên (18/5/1901-18/5/2021); tuyên truyền kỷ niệm 80
năm ngày Bác Hồ về nước trực tiếp lãnh đạo Cách mạng Việt Nam; kỷ niệm 80
năm Ngày thành lập Mặt trận Việt Minh; tuyên truyền Quyết định 238-QĐ/TW của
Ban Bí thư; kỷ niệm 110 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước; kỷ niệm 80
năm Ngày truyền thống người cao tuổi Việt Nam. Tuyên truyền kết quả 5 năm thực
hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XII) về đẩy mạnh việc học tập và
làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, gắn với thực hiện Nghị
quyết Trung ương 4 của Đảng (khóa XII); tuyên truyền những thành tựu đạt được
12
về phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, tỉnh, huyện năm 2021; tuyên truyền Đại
hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; tuyên truyền bầu cử đại biểu Quốc
hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Ban
hành kế hoạch cơng tác thơng tin, tun truyền phịng, chống dịch Covid-19 trong
tình hình hiện nay; kế hoạch tuyên truyền kỷ niệm 60 năm Ngày mở Đường Hồ
Chí Minh trên biển; kế hoạch tăng cường tuyên truyền việc thực hiện không săn,
bắt, mua, bán, vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ, tàng trữ, quảng cáo, xâm hại động
vật; thực vật hoang dã, nguy cấp, quý hiếm; kế hoạch tuyên truyền kỷ niệm 110
năm Ngày sinh đồng chí Lê Đức Thọ (10/10/1911-10/10/2021); hướng dẫn tun
truyền bảo vệ mơi trường, góp phần phát triển bền vững đất nước; hướng dẫn công
tác tuyên truyền về dân tộc, tôn giáo. Phát động đến cán bộ, đảng viên, công chức,
viên chức và nhân dân trên địa bàn huyện tham gia Cuộc thi “Tìm hiểu Luật Cảnh
sát biển Việt Nam”; cuộc thi “Tìm hiểu về biển, đảo Việt nam và 60 năm Ngày mở
đường Hồ Chí Minh trên biển”; cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Chun đề tồn khóa
về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2021.
Tuyên truyền kết quả các Hội nghị Trung ương đảng khóa XIII; tuyên truyền cài
đặt ứng dụng điện thoại “Thông tin tuyên giáo” và PC-Covid, các ứng dụng trên
được đông đảo cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trên địa bàn huyện
cài đặt và sử dụng hàng ngày. Triển khai rộng rãi đến các đơn vị trên địa bàn huyện
tham gia cuộc thi trực tuyến tìm hiểu “Biên cương Tổ quốc tơi”. Đẩy mạnh công
tác tuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà
nước, nhất là tập trung tun truyền cơng tác phịng, chống dịch bệnh Covid-19
trên địa bàn huyện thông qua hệ thống truyền thanh: Thực hiện 730 buổi khung
17h và phát lại lúc 5h30 với 2.036 tin; 947 bài; 111 phỏng vấn; 118 phóng sự. Giữ
vững 10 chuyên mục phát định kỳ. Tăng thêm 01 chuyên mục tuyên truyền bầu cử
Quốc hội và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021- 2026. Chương trình thời sự Khmer
ngữ với 764 tin; 335 bài và 57 chuyên mục học tập theo Bác. Tăng cường thêm
604 buổi trưa và 286 buổi tối, thời lượng các khung giờ từ 7h đến 7h30, 9h đến
9h30, 11h đến 11h30, 15h đến 15h30 và 19h đến 19h30, 20h đến 20h30 hàng ngày
tuyên truyền các văn bản chỉ đạo, thông tin truy vết, kẻ vẽ dựng hơn 150 băng -
13
rơn, pa – nơ, áp - pích nội dung về cơng tác phịng chống dịch bệnh Covid 19. Đài
cũng đã cộng tác với Đài PT - TH tỉnh 243 tin; 24 trang địa phương. Cộng tác với
Website Cổng Thông tin điện tử tỉnh 140 tin; 60 bài. Cộng tác Trang thông tin
Đảng bộ tỉnh 219 tin, 102 bài. Cộng tác Cổng thông tin điện tử huyện 219 tin; 116
bài. Cộng tác Báo HG 60 tin; 24 bài. Thực hiện phóng sự phục vụ công tác Tuyển
quân 2021; ngày họp mặt kỷ niệm 111 năm quốc tế phụ nữ và 1981 năm cuộc khởi
nghĩa hai Bà Trưng. Phóng sự phục vụ Đại hội điểm Hội Liên hiệp phụ nữ xã Phú
Tân nhiệm kỳ 2021- 2026; Đại hội trực tuyến Hội Liên hiệp phụ nữ huyện
CTnhiệm kỳ 2021- 2026; phóng sự phục vụ công nhận xã Phú Tâm đạt chuẩn nông
thôn mới; Video clip tọa đàm gương điển hình tiêu biểu học tập và làm theo tư
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và Video clip tham gia hội thi trực tuyến
cải cách hành chính tỉnh HG năm 2021. Thực hiện tốt tiếp âm chương trình thời sự
của Đài PT - TH tỉnh và Đài Tiếng Nói Việt Nam. Qua cơng tác tuyên truyền cổ
động đã đáp ứng kịp thời công tác tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị, nâng cao
nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về trách nhiệm thực hiện chủ trương,
đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đồng thời góp phần tích
cực trong việc tuyên truyền đẩy mạnh thực hiện các cuộc vận động, các phong trào
thi đua, tạo khơng khí vui tươi, phấn khởi, cổ vũ, động viên cán bộ, đảng viên và
nhân dân hăng hái thi đua thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội,
đảm bảo quốc phòng an ninh ở địa phương như việc đẩy mạnh “Học tập và làm
theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; phong trào “Tồn dân đồn kết
xây dựng đời sống văn hóa”, chương trình xây dựng Nơng thơn mới…
Bên cạnh đó, cơng tác tun truyền, cổ động trên địa bàn huyện vẫn còn một
số mặt hạn chế nhất định như: chưa có sự quan tâm chỉ đạo, phối hợp đồng bộ,
hiệu quả của các cấp ủy đảng, chính quyền và ngành văn hóa trong cơng tác triển
khai thực hiện; nội dung, hình thức cịn chưa phong phú, đa dạng; nhiều nội dung
đã cũ chưa đảm bảo tính thời sự.
3.2. Giải pháp vận dụng
- Thứ nhất, các cấp ủy đảng tăng cường hơn nữa vai trò lãnh đạo trực tiếp,
tồn diện, ln xác định và coi cơng tác tun truyền và cổ động có vị trí quan
14
trọng trong công tác tư tưởng của Đảng hiện nay, là trách nhiệm của tồn Đảng,
của cả hệ thống chính trị, trước hết là của người đứng đầu cấp ủy, của tập thể cấp
ủy và của mọi cán bộ, đảng viên phải trực tiếp tham gia tuyên truyền, vận động,
giải thích đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước cho quần chúng
nhân dân theo đúng các nội dung, phương pháp, ngun tắc về cơng tác tư tưởng
nói chung, công tác tuyên truyền và cổ động của Đảng phải thực hiện trên quan
điểm Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và nhất là tinh thần Đại hội
XIII của Đảng xác định về công tác tư tưởng,“tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt của
toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta là phải kiên định và vận dụng, phát triển
sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc
lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới của Đảng; kiên định
các nguyên tắc xây dựng Đảng; bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trên
cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có
lợi, để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đây là
vấn đề mang tính ngun tắc, có ý nghĩa sống cịn đối với chế độ ta, là nền tảng
vững chắc của Đảng ta, không cho phép ai được ngả nghiêng, dao động”.
- Thứ hai, tiếp tục đổi mới công tác tuyên truyền, cổ động thực hiện có chất
lượng, hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, đặc
biệt là kịp thời thơng tin các nhiệm vụ chính trị, chủ trương, chính sách lớn, định
hướng những vấn đề quan trọng, có tính thời sự, thu hút sự quan tâm của cán bộ,
đảng viên và nhân dân; tuyên truyền những thành tựu đạt được về phát triển kinh tế
- xã hội, về cơng tác phịng chống dịch bệnh; tun truyền các sự kiện, các ngày lễ,
kỷ niệm; tăng cường tuyên truyền sâu rộng, tạo sự đồng thuận nhất trí hành động
quyết tâm cao trong cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân
dân về thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp
tục thực hiện Chỉ thị số 05 “về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh” ; các nghị quyết của Trung ương về đẩy mạnh xây
dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý
nghiêm cán bộ, đảng viên suy thối về chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự
diễn biến”, “tự chuyển hóa” Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII
15
của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh HG khóa XIV và Nghị quyết Đại hội
đảng bộ huyện CTnhiệm kỳ 2020-2025.
- Thứ ba, thực hiên tốt chủ động nắm bắt, dự báo tình hình, dư luận xã hội
trực tiếp giải quyết hiệu quả những vấn đề bức xúc, nổi cộm, củng cố lòng tin của
cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong đảng bộ huyện. Đổi mới phương pháp nghiên
cứu điều tra, nắm bắt dư luận xã hội, năng lực dự báo tình hình; nâng cao chất
lượng các hoạt động, chủ động cung cấp định hướng thông tin truyền thanh, định
hướng các hoạt động tuyên truyền các sự kiện, hoạt động lớn của huyện. Quan tâm
đổi mới hình thức tuyên truyền theo hướng phong phú, đa dạng, sinh động, phù
hợp với đặc điểm đối tượng, sử dụng hình thức phát huy dân chủ; tổ chức đối thoại
trực tiếp, thông tin hai chiều.
- Thứ tư, tiếp tục tham mưu cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện hiệu
quả Nghị quyết 35-NQ/TW của Bộ Chính trị “về tăng cường bảo vệ nền tảng tư
tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình
mới”; nâng cao chất lượng hoạt động Ban Chỉ đạo 35 của huyện; kịp thời tham
mưu cấp ủy chỉ đạo giải quyết tốt những vấn đề phát sinh, góp phần giữ vững ổn
định tư tưởng trên địa bàn.
Tăng cường công tác tuyên truyền và cổ động bảo vệ nền tảng tư tưởng của
Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, tạo sự thống nhất trong
Đảng, sự đồng thuận trong xã hội; củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân đối
với sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của các cấp chính quyền. Thường xuyên
đối thoại trực tiếp với nhân dân; tôn trọng, lắng nghe ý kiến, tâm tư nguyện vọng
của nhân dân, chủ động dự báo, kịp thời giải quyết những diễn biến tư tưởng, tâm
trạng của nhân dân định hướng dư luận xã hội.
- Thứ năm, đầu tư cơ sở vật chất, quan tâm củng cố, kiện toàn, nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tư tưởng tuyên truyền, cổ động các cấp, các
ngành, nhất là đội ngũ cán bộ của Ban Tuyên giáo Huyện ủy, Trung tâm chính trị
huyện, Phịng Văn hóa – thơng tin, Trung tâm Văn hóa – thể thao, Đài truyền thanh
huyện đủ về số lượng, từng bước nâng cao chất lượng, cơ bản đáp ứng yêu cầu
công tác tư tưởng của Đảng bộ; hàng năm xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng
16
về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác tuyên giáo và đội ngũ báo cáo
viên, tuyên truyền viên.
Quan tâm kiện toàn đội ngũ báo cáo viên Huyện ủy và lực lượng cộng tác
viên dư luận xã hội cấp huyện nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động. Đổi
mới, nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền miệng theo hướng thiết thực, phù
hợp, sát cơ sở, sát đối tượng. Ban tuyên giáo Huyện ủy cần quán triệt và định
hướng thực hiện nghiêm các quy chế, quy định về hoạt động tuyên truyền miệng;
công tác nắm dư luận xã hội, duy trì thường xuyên tổ chức hội nghị báo cáo viên
định kỳ và đột xuất khi cần thiết.
- Thứ sáu, thực hiện tốt công tác quản lý việc cung cấp thông tin, sử dụng
internet, tham gia mạng xã hội của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, chiến
sĩ lực lượng vũ trang và nhân dân trong toàn huyện khoa học, chưa chặt chẽ, thực
hiện tốt công tác sơ kết, tổng kết, phối hợp, kiểm tra, giám sát trong công tác lãnh
đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác tư trưởng đối với các cấp ủy, tổ chức đảng,
cán bộ, đảng viên và nhân dân trong toàn Đảng bộ huyện.
PHẦN C. KẾT LUẬN
17
Cơng tác tun truyền, cổ động có vai trị quan trọng trong việc nâng cao
nhận thức trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân; củng cố, bồi đắp niềm
tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân với Đảng. Công tác Công tác tuyên truyền,
cổ động của huyện CT, tỉnh HG hiện nay được quan tâm và đạt được những kết
quả tích cực, giải pháp trong thời gian tới, tin tưởng rằng, công tác tuyên truyền, cổ
động sẽ góp phần phát huy vai trị để đáp ứng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ trong
huyện hình mới, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của Nghị quyết Đại hội Đại biểu
toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh HG khóa XIV
và Nghị quyết Đại hội đảng bộ huyện CTnhiệm kỳ 2020-2025 và làm thất bại âm
mưu “diễn biến hịa bình” nhằm chống phá nước ta với những thủ đoạn mới, quyết
liệt, tinh vi của các thế lực thù địch; đồng thời, công tác tuyên truyền, cổ động nói
chung, việc thực hiện các nguyên tắc tiến hành công tác tuyên truyền, cổ động của
Đảng riêng phải xác định là cơng tác có vai trị, vị trí quan trọng trong cơng tác tư
tưởng của Đảng, đội ngũ làm công tác tuyên truyền, cổ động của Đảng phải thấm
nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nêu nêu rõ mục đích của tuyên
truyền: “Tun truyền là đem một việc gì nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân
làm. Nếu không đạt được mục đích đó, là tun truyền thất bại”
Với khả năng nhận thức có hạn, bản thân chưa thể luận giải hết được nội
dung mà Tiểu luận muốn nói đến, nên khơng tránh khỏi những thiếu sót, kính
mong thầy, cơ góp ý để tiểu luận hoàn thiện hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn!.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
18
1. ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, XIII, Văn
phịng Trung ương Đảng.
2. Giáo trình lý luận chung về Công tác tư tưởng của Đảng (Dành cho các
lớp cao học): - NXB Chính trị quốc gia.
3. Hồ Chí Minh (2000): Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4. C.Mac và Angghen: Tồn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2002.
5. V.I. Lênin: Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H.2005.
6. Mạch Quang Thắng (chủ biên) (2010): Vận dụng và phát triển sáng tạo tư
tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb. Lao động, Hà Nội.
7. Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15-5-2016, của Bộ Chính trị, “Về đẩy mạnh
học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
8. Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực
hiện Chỉ thị số 05 “về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách
Hồ Chí Minh”
9. Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII).
10. Nghị quyết 35-NQ/TW của Bộ Chính trị “về tăng cường bảo vệ nền
tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong
tình hình mới”.