Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

TIỂU LUẬN đề tài KHẢO sát sự HIỂU BIẾT về KHÁNG SINH và TÌNH TRẠNG KHÁNG KHÁNG SINH ở KHU dân cư PHƯỜNG HƯNG lộc, TP VINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.59 KB, 28 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA VINH
KHOA DƯỢC

BÀI TIỂU LUẬN
Đề tài:

KHẢO SÁT SỰ HIỂU BIẾT VỀ KHÁNG SINH VÀ TÌNH TRẠNG
KHÁNG KHÁNG SINH Ở KHU DÂN CƯ PHƯỜNG HƯNG LỘC,
TP VINH.

Sinh viên thực hiện: NGÔ THỊ XUÂN
Lớp: D2A
MSSV: 190499
GV hướng dẫn: NGUYỄN THỊ MINH THÚY
Nghệ An, ngày 17, tháng 1, năm 2022


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU
CHƯƠNG II: LƯỢC KHO TÀI LIỆU
1.Định nghĩa về kháng sinh
2. Nguyên tắc sử dụng kháng sinh
2.1. Lựa chọn kháng sinh và liều lượng
2.2. Sử dụng kháng sinh trong dự phòng
2.3. Sử dụng kháng sinh trong điều trị theo kinh nghiệm
2.4. Sử dụng kháng sinh khi có bằng chứng vi khuẩn học
2.5. Lựa chọn đường đưa thuốc
2.6. Độ dài đợt điều trị
2.7. Lưu ý về tác dụng khơng mong muốn và độc tính khi sử dụng kháng sinh


3. Thế nào là hiện tượng kháng kháng sinh
3.1. Nguyên nhân nào gây ra tình trạng kháng kháng sinh
3.2. Vi khuẩn kháng thuốc
3.3. Sử dung thuốc kháng sinh không đúng cách
3.4. Kháng thuốc kháng sinh để lại những hậu quả gì
3.5. Nên làm gì để nhằm hạn chế tình trạng kháng kháng sinh
4. Tình hình kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn tại Việt Nam
CHƯƠNG III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.Đối tượng nghiên cứu
2. Thu thập dữ liệu

2


3. Phương pháp chọn mẫu
4. Ảnh hưởng lên các đối tượng nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1.Kết quả khảo sát thông tin cá nhân
2. Kiến thức chung của người dân
3. Hiểu biết chung về tình trạng kháng kháng sinh của người dân
CHƯƠNG V: ĐỀ NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

3


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Sinh khả dụng của một số kháng sinh đường uống

Bảng 2: Cơ quan bài xuẩ chính của một số loại kháng sinh
Bảng 3: Phân loại tuổi của người đi mua kháng sinh
Bảng 4: Phân loại về giới tính
Bảng 5: Phân loại về trình độ văn hóa của người dân khi mua thuốc kháng sinh
Bảng 6: Hiểu biết của người dân về thuốc kháng sinh
Bảng 7: Nguồn cung cấp thông tin cho người dân
Bảng 8: Nhận thức về tác dụng phụ của kháng sinh
Bảng 9: Hiểu biết về tình trạng kháng kháng sinh của người dân

4


CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
Đặt vấn đề:
Kháng sinh đã trở thành một trong những phát minh vĩ đại của nhân loại. Từ những năm
đầu thế kỷ 20, kháng sinh đã được đưa vào sử dụng và đóng vai trị quan trọng trong điều
trị các bệnh nhiễm khuẩn. Nhờ có kháng sinh, tỉ lệ tử vong do các bệnh nhiễm khuẩn trên
toàn thế giới đã giảm xuống. Vơ hình chung, kháng sinh được xem như “thần dược” và
được sử dụng tràn lan để điều trị bệnh. Trình độ dân trí phát triển,điều kiện kinh tế cũng
như đời sống ngày một nâng cao, mọi nhu cầu sinh hoạt của con người đều được đáp ứng
một cách tiện lợi nhất.Trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ cũng vậy, cùng với sự đầu tư
ngày càng hồn thiện của hệ thống y tế cơng, y tế tư nhân cũng được khuyến khích và tạo
điều kiện phát triển.Có rất nhiều các nhà thuốc tư nhân được mở rađể hỗ  Vấn đề về thực
trạng kháng kháng sinh đã mang tính tồn cầu và đặc biệt nổi trội ở các nước đang phát
triển với gánh nặng của các bệnh nhiễm khuẩn và những chi phí bắt buộc cho việc thay
thế các kháng sinh cũ bằng các kháng sinh mới, đắt tiền. Các bệnh nhiễm khuẩn đường
tiêu hố, đường hơ hấp, các bệnh lây truyền qua đường tình dục và nhiễm khuẩn bệnh
viện là các nguyên nhân hàng đầu có tỉ lệ mắc và tỉ lệ tử vong cao ở các nước đang phát
triển. Việc kiểm soát các loại bệnh này đã và đang chịu sự tác động bất lợi của sự phát
triển và lan truyền tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn.

Có thể nói rằng, vi khuẩn càng phơi nhiễm nhiều với kháng sinh thì “sức ép về thuốc”
càng lớn các chủng kháng thuốc càng có nhiều cơ hội để phát triển và lây lan. Mặc dù
kháng kháng sinh là vấn đề căn bản thuộc về y tế, trong đó sức ép về thuốc là yếu tố nội
tại quan trọng nhất thúc đẩy sự phát triển và gia tăng tình trạng kháng kháng sinh. Tuy
nhiên, vấn đề này còn chịu sự chi phối của nhiều lĩnh vực khác bao gồm các yếu tố về
sinh thái học, dịch tễ học, văn hoá-xã hội và kinh tế. Người bệnh, các nhà lâm sàng, bác
sỹ thú y, các phòng khám tư, bệnh viện và doanh nghiệp dược từ qui mô nhỏ đến lớn đều
có rất ít động thái (về mặt kinh tế hoặc các khía cạnh khác) nhằm đánh giá những ảnh
hưởng bất lợi của việc sử dụng kháng sinh đối với các đối tượng liên quan hoặc hậu quả
của những ảnh hưởng đó đối với thế hệ tương lai.
5


Việc chỉ định kháng sinh quá rộng rãi và nhất là việc tự mua kháng sinh điều trị khơng có
đơn của thầy thuốc là nguyên nhân của tình trạng vi khuẩn kháng kháng sinh ngày càng
tăng. Vì vậy mà việc nắm vững các nguyên tắc sử dụng kháng sinh an tồn, hợp lý là vấn
đề vơ cùng thiết thực đối với đội ngũ điều trị, trong đó có vai trị vơ cùng quan trọng của
người dược sĩ.
Chính vì những lý do nêu trên việc điều tra, đánh giá về việc cấp phát thuốc kháng sinh
tại các cơ sở y tế cần được quan tâm tốt để có hướng khắc phục đối với công tác quản lý
dược. Nhằm đảm bảo chất lượng thuốc kháng sinh được cấp phát hợp lý, an tồn đến
người dân. Trong q trình học tập do nảy sinh nhiều thắc mắc, đồng thời muốn tìm hiểu
tình hình sử dụng nhóm thuốc này tại q hương mình,... Nên mạnh dạn làm đề tài “
Khảo sát hiểu biết về kháng sinh và tình trạng kháng kháng sinh tại khu dân cư xã Hưng
Lộc’’ nhằm làm rõ các mục tiêu:
-

Tìm hiểu về thực trạng về việc sử dụng kháng sinh của người dân nơi đây

-


Tìm hiểu nhận thức của người dân về kháng sinh và tình trạng kháng kháng sinh

-

Đưa ra một số kết luận và đề xuấ giải pháp cải thiện

6


CHƯƠNG 2: LƯỢC KHO TÀI LIỆU
1. Định nghĩa kháng sinh: và đề xuấ giải pháp cải thiện
Kháng sinh được định nghĩa: “Kháng sinh (antibiotics) là những chất kháng khuẩn
(antibacterial substances) được tạo ra bởi các chủng vi sinh vật (vi khuẩn, nấm,
Actymomycetes) có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi sinh vật khác”.
Hiện nay từ kháng sinh được mở rộng đến cả những chất kháng khuẩn có nguồn gốc
tổng hợp như các sulfonamide và quinolone.
Để đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, cần nắm vững những kiến thức liên quan đến
kháng sinh, vi khuẩn gây bệnh và người bệnh.
Độ dài đợt điều trị phụ thuộc vào tình trạng nhiễm khuẩn, vị trí nhiễm khuẩn và sức
đề kháng của người bệnh
2. Nguyên tắc sử dụng kháng sinh:
2.1. Lựa chọn kháng sinh và liều lượng:
Lựa chọn thuốc kháng sinh phụ thuộc hai yếu tố: người bệnh và vi khuẩn gây bệnh.
Yếu tố liên quan đến người bệnh cần xem xét bao gồm: lứa tuổi, tiền sử dị ứng thuốc,
chức năng gan – thận, tình trạng suy giảm miễn dịch, mức độ nặng của bệnh, bệnh mắc
kèm, cơ địa dị ứng. Nếu là phụ nữ: cần lưu ý đối tượng phụ nữ có thai, đang cho con bú
để cân nhắc lợi ích/nguy cơ. Về vi khuẩn: loại vi khuẩn, độ nhạy cảm với kháng sinh của
vi khuẩn. Cần cập nhật tình hình kháng kháng sinh để có lựa chọn phù hợp. Cần lưu ý các
biện pháp phối hợp để làm giảm mật độ vi khuẩn và tăng nồng độ kháng sinh tại ổ nhiễm

khuẩn như làm sạch ổ mủ, dẫn lưu, loại bỏ tổ chức hoại tử... khi cần.
Chính sách kê đơn kháng sinh nhằm giảm tỷ lệ phát sinh vi khuẩn kháng thuốc và đạt
được tính kinh tế hợp lý trong điều trị. Với những kháng sinh mới, phổ rộng, chỉ định sẽ
phải hạn chế cho những trường hợp có bằng chứng là các kháng sinh đang dùng đã bị
kháng.
Liều dùng của kháng sinh phụ thuộc nhiều yếu tố: tuổi người bệnh, cân nặng, chức
năng gan – thận, mức độ nặng của bệnh. Do đặc điểm khác biệt về dược động học, liều
lượng cho trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh và nhũ nhi có hướng dẫn riêng theo từng chuyên
luận. Liều lượng trong các tài liệu hướng dẫn chỉ là gợi ý ban đầu. Khơng có liều chuẩn
7


cho các trường hợp nhiễm khuẩn nặng. Kê đơn không đủ liều sẽ dẫn đến thất bại điều trị
và tăng tỷ lệ vi khuẩn kháng thuốc. Ngược lại, với những kháng sinh có độc tính cao,
phạm vi điều trị hẹp (ví dụ: các aminoglycosid, polypeptide) phải đảm bảo nồng độ thuốc
trong máu theo khuyến cáo để tránh độc tính. Do vậy, việc giám sát nồng độ thuốc trong
máu nên được triển khai
2.2. Sử dụng kháng sinh dự phòng:
Kháng sinh dự phòng là việc sử dụng kháng sinh trước khi xảy ra nhiễm khuẩn nhằm
mục đích ngăn ngừa hiện tượng này. Kháng sinh dự phòng nhằm giảm tần suất nhiễm
khuẩn tại vị trí hoặc cơ quan được phẫu thuật, khơng dự phịng nhiễm khuẩn tồn thân
hoặc vị trí cách xa nơi được phẫu thuật.
- Chỉ định sử dụng kháng sinh dự phòng:
+ Phẫu thuật được chia làm bốn loại: phẫu thuật sạch, phẫu thuật sạch – nhiễm, phẫu
thuật nhiễm và phẫu thuật bẩn.
+ Kháng sinh dự phòng được chỉ định cho tất cả các can thiệp phẫu thuật thuộc phẫu
thuật sạch - nhiễm.
+ Trong phẫu thuật sạch, liệu pháp kháng sinh dự phòng nên áp dụng với một số can
thiệp ngoại khoa nặng, có thể ảnh hưởng đến sự sống cịn và/hoặc chức năng sống (phẫu
thuật chỉnh hình, phẫu thuật tim và mạch máu, phẫu thuật thần kinh, phẫu thuật nhãn

khoa).
+ Phẫu thuật nhiễm và phẫu thuật bẩn: kháng sinh đóng vai trị trị liệu. Kháng sinh dự
phịng khơng ngăn ngừa nhiễm khuẩn mà ngăn ngừa nhiễm khuẩn đã xảy ra khơng phát
triển
- Lựa chọn kháng sinh dự phịng:
+ Kháng sinh có phổ tác dụng phù hợp với các chuẩn vi khuẩn chính thường gây nhiễm
khuẩn tại vết mổ cũng như tình trạng kháng thuốc tại địa phương, đặc biệt trong từng
bệnh viện.
+ Kháng sinh ít hoặc khơng gây tác dụng phụ hay các phản ứng có hại, độc tính của
thuốc càng ít càng tốt. Khơng sử dụng các kháng sinh có nguy cơ gây dộc khơng dự đốn
8


được và có mức độ gây độc nặng khơng phụ thuộc liều (ví dụ: kháng sinh nhóm phenicol
và sulfamid gây giảm bạch cầu miễn dịch dị ứng, hội chứng Lyell).
+ Kháng sinh không tương tác với các thuốc dùng để gây mê (ví dụ: polymyxin,
aminosid). Kháng sinh ít có khả năng chọn lọc vi khuẩn đề kháng kháng sinh và thay đổi
hệ vi khuẩn thường trú.
+ Khả năng khuếch tán của kháng sinh trong mô tế bào phải cho phép đạt nồng độ
thuốc cao hơn nồng độ kháng khuẩn tối thiểu của vi khuẩn gây nhiễm.
Liệu pháp kháng sinh dự phịng có chi phí hợp lý, thấp hơn chi phí kháng sinh trị liệu lâm
sàng.
- Liều kháng sinh dự phòng: Liều kháng sinh dự phòng tương đương liều điều trị mạnh
nhất của kháng sinh đó
- Đường dùng thuốc:
+ Đường tĩnh mạch: thường được lựa chọn do nhanh đạt nồng độ thuốc trong máu và
mơ tế bào.
+ Đường tiêm bắp: có thể sử dụng nhưng không đảm bảo về tốc độ hấp thu của thuốc
và không ổn định.
+ Đường uống: chỉ sử dụng khi chuẩn bị phẫu thuật trực tràng, đại tràng.

+ Đường tại chỗ: hiệu quả thay đổi theo từng loại phẫu thuật (trong phẫu thuật thay
khớp, sử dụng chất xi măng tẩm kháng sinh).
- Thời gian dùng thuốc:
+ Thời gian sử dụng kháng sinh dự phòng nên trong vòng 60 phút trước khi tiến hành
phẫu thuật và gần thời điểm rạch da.
+ Cephalosporins tiêm tĩnh mạch trong 3 – 5 phút ngay trước thủ thuật và đạt nồng độ
cần thiết ở da sau vài phút.
+ Vancomycin và ciprofloxacin cần phải được dùng trước một giờ và hoàn thành việc
truyền trước khi bắt đầu rạch da.
+ Clindamycin cần được truyền xong trước 10 – 20 phút.

9


+ Gentamycin cần được dùng một liều duy nhất 5mg/kg để tối đa hóa sự thấm vào mơ
và giảm thiểu độc tính. Nếu người bệnh lọc máu hoặc ClCr < 20ml/phút, dùng liều
2mg/kg.
+ Đối với phẫu thuật mổ lấy thai, kháng sinh dự phịng có thể được sử dụng trước khi
rạch da hoặc sau khi kẹp dây rốn để giảm biến chứng nhiễm khuẩn ở mẹ.
Bổ sung liều trong thời gian phẫu thuật:
Trong phẫu thuật tim kéo dài hơn 4 giờ, cần bổ sung thêm một liều kháng sinh;
Trong trường hợp mất máu với thể tích trên 1500ml ở người lớn và trên 25ml/kg ở trẻ
em, nên bổ sung liều kháng sinh dự phòng sau khi bổ sung dịch thay thế.
- Lưu ý khi sử dụng kháng sinh dự phịng:
Khơng sử dụng kháng sinh để dự phòng cho các nhiễm khuẩn liên quan đến chăm sóc
sau mổ và những nhiễm khuẩn xảy ra trong lúc mổ.
- Nguy cơ khi sử dụng kháng sinh dự phòng:
+ Dị ứng thuốc;
+ Sốc phản vệ;
+Tiêu chảy do kháng sinh;

+ Vi khuẩn đề kháng kháng sinh;
+ Lây truyền vi khuẩn đa kháng
2.3. Sử dụng kháng sinh điều trị theo kinh nghiệm:
Điều trị kháng sinh theo kinh nghiệm khi chưa có bằng chứng về vi khuẩn học do
khơng có điều kiện ni cấy vi khuẩn (do khơng có Labo vi sinh, khơng thể lấy được
bệnh phẩm) hoặc khi đã nuôi cấy mà không phát hiện được nhưng có bằng chứng lâm
sàng rõ rệt về nhiễm khuẩn.
Phác đồ sử dụng kháng sinh theo kinh nghiệm là lựa chọn kháng sinh có phổ hẹp nhất
gần với hầu hết các tác nhân gây bệnh hoặc với các vi khuẩn nguy hiểm có thể gặp trong
từng loại nhiễm khuẩn.
Kháng sinh phải có khả năng đến được vị trí nhiễm khuẩn với nồng độ hiệu quả nhưng
không gây độc.

10


Trước khi bắt đầu điều trị, cố gắng lấy mẫu bệnh phẩm để phân lập vi khuẩn trong
những trường hợp có thể để điều chỉnh lại kháng sinh phù hợp hơn.
Nên áp dụng mọi biện pháp phát hiện nhanh vi khuẩn khi có thể để có được cơ sở đúng
đắn trong lựa chọn kháng sinh ngay từ đầu.
Nếu khơng có bằng chứng về vi khuẩn sau 48 giờ điều trị, cần đánh giá lại lâm sàng trước
khi quyết định tiếp tục sử dụng kháng sinh.
Cần thường xuyên cập nhật tình hình dịch tễ và độ nhạy cảm của vi khuẩn tại địa phương
để lựa chọn được kháng sinh phù hợp.
2.4. Sử dụng kháng sinh khi có bằng chứng vi khuẩn học:
Nếu có bằng chứng rõ ràng về vi khuẩn và kết quả của kháng sinh đồ, kháng sinh
được lựa chọn là kháng sinh có hiệu quả cao nhất với độc tính thấp nhất và có phổ tác
dụng hẹp nhất, gần với các tác nhân gây bệnh được phát hiện.
Ưu tiên sử dụng kháng sinh đơn độc.
Phối hợp kháng sinh chỉ cần thiết nếu:

Chứng minh có nhiễm đồng thời nhiều loại vi khuẩn nên cần phối hợp mới đủ phổ tác
dụng (đặc biệt những trường hợp nghi ngờ có vi khuẩn kỵ khí hoặc vi khuẩn nội bào);
Hoặc khi gặp vi khuẩn kháng thuốc mạnh, cần phối hợp để tăng thêm tác dụng;
Hoặc khi điều trị kéo dài, cần phối hợp để giảm nguy cơ kháng thuốc (ví dụ: điều trị lao,
HIV…).
2.5. Lựa chọn đường đưa thuốc:
Đường uống là đường dùng được ưu tiên vì tính tiện dụng, an tồn và giá thành rẻ.
Cần lưu ý lựa chọn kháng sinh có sinh khả dụng cao và ít bị ảnh hưởng bởi thức ăn
Sinh khả dụng từ 50% trở lên là tốt, từ 80% trở lên được coi là hấp thu đường uống
tương tự đường tiêm. Những trường hợp này chỉ nên dùng đường tiêm khi không thể
uống được. Việc chọn kháng sinh mà khả năng hấp thu ít bị ảnh hưởng bởi thức ăn sẽ bảo
đảm được sự tuân thủ điều trị của người bệnh tốt hơn và khả năng điều trị thành công cao
hơn.
Đường tiêm chỉ được dùng trong những trường hợp sau:

11


Khi khả năng hấp thu qua đường tiêu hoá bị ảnh hưởng (do bệnh lý dường tiêu hố, khó
nuốt, nơn nhiều…);
Khi cần nồng độ kháng sinh trong máu cao, khó đạt được bằng đường uống: điều trị
nhiễm khuẩn ở các tổ chức khó thấm thuốc (viêm màng não, màng trong tim, viêm xương
khớp nặng…), nhiễm khuẩn trầm trọng và tiến triển nhanh. Tuy nhiên, cần xem xét
chuyển ngay sang đường uống khi có thể.
Bảng1: Sinh khả dụng của một số kháng sinh đường uống
Kháng sinh

Sinh khả dụng %

Ảnh hưởng của thức ăn đến

hấp thu

Ampicillin

40



Amoxicillin

90

±

Lincomycin

30



Clindamycin

90

±

Erythromycin

50




Azithromycin

40



Tetracyclin

50



Doxycyclin

90

±

Pefloxacin

90

±

Ofloxacin

±


Ghi chú: ↓: Giảm hấp thu
±: Không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng không đáng kể 
2.6. Độ dài đợt điều trị
Độ dài đợt điều trị phụ thuộc vào tình trạng nhiễm khuẩn, vị trí nhiễm khuẩn và sức
đề kháng của người bệnh. Các trường hợp nhiễm khuẩn nhẹ và trung bình thường đạt
được
Tuy nhiên, một số bệnh nhiễm khuẩn chỉ cần một đợt ngắn như nhiễm khuẩn tiết niệu –
sinh dục chưa biến chứng (khoảng 3 ngày, thậm chí một liều duy nhất).
12


Sự xuất hiện nhiều kháng sinh có thời gian bán thải kéo dài đã cho phép giảm được đáng
kể số lần dùng thuốc trong đợt điều trị, làm dễ dàng hơn cho việc tuân thủ điều trị của
người bệnh; ví dụ: dùng azithromycin chỉ cần một đợt 3 – 5 ngày, thậm chí một liều duy
nhất.
Khơng nên điều trị kéo dài để tránh kháng thuốc, tăng tỷ lệ xuất hiện tác dụng khơng
mong muốn và tăng chi phí điều trị.
2.7. Lưu ý tác dụng khơng mong muốn và độc tính khi sử dụng kháng sinh:
Tất cả các kháng sinh đều có thể gây ra tác dụng khơng mong muốn (ADR), do đó
cần cân nhắc nguy cơ/lợi ích trước khi quyết định kê đơn. Mặc dù đa số trường hợp ADR
sẽ tự khỏi khi ngừng thuốc nhưng nhiều trường hợp hậu quả rất trầm trọng, ví dụ: khi gặp
hội chứng Stevens – Johnson, Lyell… ADR nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong ngay là
sốc phản vệ. Các loại phản ứng quá mẫn thường liên quan đến tiền sử dùng kháng sinh ở
người bệnh, do đó phải khai thác tiền sử dị ứng, tiền sử dùng thuốc ở người bệnh trước
khi kê đơn và phải luôn sẵn sàng các phương tiện chống sốc khi sử dụng kháng sinh.
Gan và thận là hai cơ quan chính thải trừ thuốc, do đó sự suy giảm chức năng những cơ
quan này dẫn đến giảm khả năng thải trừ kháng sinh, kéo dài thời gian lưu của thuốc
trong cơ thể, làm tăng nồng độ thuốc dẫn đến tăng độc tính. Do đó, phải thận trọng khi kê
đơn kháng sinh cho người cao tuổi, người suy giảm chức năng gan – thận vì tỷ lệ gặp
ADR và độc tính cao hơn người bình thường.

Vị trí bài xuất chính chỉ nơi kháng sinh đi qua ở dạng cịn hoạt tính. Từ bảng 1 cho
thấy hai kháng sinh có thể ở cùng một nhóm nhưng dược tính dược động học không
giống nhau. Đặc điểm này giúp cho việc lựa chọn kháng sinh theo cơ địa của người bệnh.
Cần hiệu chỉnh lại liều lượng và/hoặc khoảng cách đưa thuốc theo chức năng gan – thận
để tránh tăng nồng độ quá mức cho phép với những kháng sinh có độc tính cao trên gan
và/hoặc thận.
Với người bệnh suy thận, phải đánh giá chức năng thận theo độ thanh thải creatinin
và mức liều tương ứng sẽ được ghi ở mục “Liều dùng cho người bênh suy thận”.
Bảng 2: Cơ quan bài xuất chính của một số loại kháng sinh

13


Kháng sinh

Vị trí bài xuất chính

Cefotaxim

Thận

Cefoperazol

Gan

Lincomycin

Gan

Clindamycin


Gan

Erythromycin

Gan

Azithromycin

Gan

Pefloxacin

Gan

Ofloxacin

Thận

3. Thế nào là hiện tượng kháng kháng sinh
Nhiều người cho rằng, thuốc kháng sinh có cơng dụng hết sức tuyệt vời, chúng có thể
điều trị nhiều loại bệnh khác nhau. Chính vì thế, họ sử dụng bừa bãi, không đúng liều
lượng và chưa thực sự hiểu về cách dùng. Về lâu về dài, bạn có thể đối mặt với tình trạng
kháng thuốc kháng sinh, vậy hiện tượng này được hiểu như thế nào?
Cụ thể, khi bị kháng kháng sinh, thuốc sẽ khơng có khả năng tiêu diệt, loại bỏ các tác
nhân gây bệnh. Nguyên nhân là do mầm bệnh, vi khuẩn có thể tự chống lại hoạt động của
thuốc kháng sinh. Đây là vấn đề hết sức nghiêm trọng, chúng đe dọa trực tiếp tới sức
khỏe và khả năng điều trị bệnh.
Nếu khơng may rơi vào tình trạng  kháng thuốc, việc chữa trị bệnh sẽ gặp rất nhiều khó
khăn và tốn thời gian hơn so với bình thường. Cách khắc phục vấn đề này đó là đổi sang

loại kháng sinh khác. Thực sự, đây không phải là cách tối ưu nhất, trong nhiều trường
hợp, chúng gây ra tình trạng tốn kém tiền bạc.
Hiểu được mức độ nghiêm trọng của hiện tượng trên, các y bác sĩ đang nỗ lực tìm kiếm
giải pháp xử lý phù hợp. Tuy nhiên, thực tế cho thấy tình trạng kháng thuốc kháng sinh
đang ngày một diễn ra phức tạp hơn, diễn biến nhanh chóng và khó kiểm sốt hơn rất
nhiều.
3.1. Ngun nhân nào gây tình trạng kháng kháng sinh

14


Chắc hẳn mọi người luôn thắc mắc không biết tại sao lại có hiện tượng kháng kháng
sinh, chúng xảy ra do những nguyên nhân nào? Trên thực tế, có nhiều lý do dẫn tới tình
trạng trên, khi đã nắm cụ thể, bạn sẽ biết cách để hạn chế vấn đề kháng thuốc.
3.2. Vi khuẩn kháng thuốc
Các loại vi khuẩn gây bệnh thường biến đổi khơng ngừng để thích nghi và làm mất
tác dụng của thuốc điều trị. Trong đó, chúng có thể đột biến gen, tạo ra enzyme phân hủy
hoặc tạo ra những thay đổi trong cấu trúc của thuốc kháng sinh. Cụ thể, thuốc kháng sinh
nhóm Betalactam có nguy cơ bị mất tác dụng dưới tác động của men Beta Lactamase.
Bên cạnh đó, một số vi khuẩn có khả năng làm giảm nồng độ thuốc kháng sinh có trong
tác bào hoặc làm thay đổi đích tác động của thuốc. Khơng thể phủ nhận rằng, chúng có
khả năng đột biến nhanh chóng nhằm đối phó tác động của thuốc.
3.3. Sử dụng thuốc kháng sinh chưa đúng cách
Phần đa bệnh nhân rơi vào tình trạng kháng kháng sinh là do chưa có hiểu biết đầy
đủ, sử dụng thuốc không đúng cách. Ngày nay, nhiều người tự ý dùng thuốc kháng sinh
khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ, ngay cả những triệu chứng đơn giản họ cũng lạm dụng thuốc.
Thực sự, vấn đề dùng kháng sinh bừa bãi tại Việt Nam rất đáng báo động, người dân cần
được trang bị kiến thức cơ bản trước khi quyết định dùng thuốc.
Ngay cả khi đã được bác sĩ kê đơn cụ thể, chúng ta vẫn có quan niệm sai lầm rằng
nếu khơng cịn triệu chứng thì sẽ dừng thuốc. Thực tế, vi khuẩn có thể vẫn đang tồn tại

trong cơ thể chúng ta và có thể biến đổi, thích nghi và chống lại tác dụng của thuốc bất cứ
lúc nào.
Chính vì vậy, đối với tình trạng nhiễm khuẩn nhẹ, các bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân
sử dụng thuốc trong vòng 7 - 10 ngày. Trong khi đó, tình trạng nghiêm trọng hơn, bạn
cần tích cực điều trị trong một thời gian dài thì mới thu được hiệu quả rõ rệt.
3.4. Kháng thuốc kháng sinh để lại những hậu quả gì?
Ngày nay, số lượng người bị kháng kháng sinh có dấu hiệu gia tăng nhanh chóng,
đây là vấn đề đáng lo ngại của bản thân người bệnh và các y bác sĩ. Nếu con số này càng
tăng lên, chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng có thể giảm sút nghiêm trọng.

15


Nếu khơng may rơi vào tình trạng kháng thuốc kháng sinh, bạn có thể đối mặt với những
vấn đề hết sức nghiêm trọng. Trước mắt, tình trạng bệnh có thể diễn biến nặng hơn, phức
tạp hơn rất nhiều, bệnh nhân mất rất nhiều thời gian để bình phục sức khỏe.
Khơng những vậy, chúng ta không thể điều trị bệnh dứt điểm, chúng có nguy cơ tái phát
nhiều lần và gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe. Để cải thiện tình hình, các bác sĩ
buộc phải sử dụng các phương pháp phức tạp hơn, tốn nhiều chi phí hơn so với bình
thường.
Đặc biệt, nếu bạn khơng tìm được phương pháp, loại thuốc điều trị hiệu quả, bệnh sẽ diễn
biến phức tạp và đe dọa trực tiếp tới tính mạng của bạn. Đó là lý do vì sao chúng ta
khơng thể chủ quan, sử dụng thuốc kháng sinh một cách bừa bãi.
3.5. Nên làm gì để hạn chế nguy cơ kháng kháng sinh
Một vấn đề được mọi người quan tâm đó là nên làm gì để hạn chế nguy cơ kháng
kháng sinhNguyên tắc bạn cần biết khi dùng thuốc kháng sinh đó là chỉ điều trị bệnh do
vi khuẩn gây ra và dùng chúng khi thực sự cần thiết, được bác sĩ đồng ý. Trên thực tế,
loại thuốc này khơng có hiệu quả trong việc điều trị bệnh cúm hay cảm lạnh, bởi vì
ngun nhân chính gây bệnh đó là vi rút.
Thuốc kháng sinh có nhiều loại khác nhau, bạn nên lựa chọn dược phẩm phù hợp với tình

trạng bệnh, chủng vi khuẩn gây bệnh. Đặc biệt, chúng ta không thể chia sẻ thuốc với bất
cứ ai
Kết luận:
Để điều trị thành công nhiễm khuẩn phụ thuộc nhiều yếu tố, bao gồm tình trạng bệnh lý,
vị trí nhiễm khuẫn và sức đề kháng của người bệnh. Các kiến thức về phân loại kháng
sinh sẽ giúp cho việc lựa chọn kháng sinh và xác định lại chế độ liều tối ưu cho từng
nhóm kháng sinh, là cơ sở để thực hiện các nguyên tắc sử dụng kháng sinh hợp lý. Đây
cũng là những nội dung quan trọng đối với mỗi thầy thuốc để đảm bảo hiệu quả - an toàn
- kinh tế và giảm tỷ lệ kháng kháng sinh trong điều trị.
4.Tình hình kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn:
Hiện nay, tình hình kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn đã và đang diễn ra trầm
trọng tại hầu hết các quốc gia trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam.
16


Một số nghiên cứu cho thấy:
Ở Việt Nam, các chủng phế cầu khuẩn – một trong những nguyên nhân thường gặp
nhất gây nhiễm khuẩn hô hấp – kháng penicillin (71,4%) và kháng erythromycin (92,1%)
– có tỷ lệ phổ biến cao nhất trong số 11 nước trong mạng lưới giám sát các căn nguyên
kháng thuốc châu Á (ANSORP) năm 2000 – 2001:
+ 57% cầu trực khuẩn (một căn nguyên vi khuẩn phổ biến khác) phân lập từ bệnh nhi ở
Hà Nội (2000 – 2002) kháng với ampicillin. Tỷ lệ tương tự cũng được báo cáo ở Nha
Trang;
+ Vi khuẩn phân lập từ trẻ bị tiêu chảy có tỷ lệ kháng cao. Đối với hầu hết các trường
hợp, bù nước và điện giải là biện pháp xử trí hiệu quả nhất đối với bệnh tiêu chảy,
khoảng ¼ số trẻ đã được chỉ định kháng sinh trước khi đưa đến bệnh viện;
+ Các vi khuẩn gram âm đa số là kháng kháng sinh: hơn 25% số chủng phân lập tại
một bệnh viện thành phố Hồ Chí Minh kháng với kháng sinh cephalosporin thế hệ 3, theo
nghiên cứu năm 2000 – 2001.
Theo báo cáo của một nghiên cứu khác năm 2009 cho thấy, 42% các chủng vi khuẩn

gram âm kháng với ceftazidim, 63% kháng với gentamicin và 74% kháng với acid
nalidixic tại cả bệnh viện và trong cộng đồng;
+ Xu hướng gia tăng của tình trạng kháng kháng sinh cũng thể hiện rõ rệt. Những năm
1990, tại thành phố Hồ Chí Minh, chỉ có 8% các chủng phế cầu khuẩn kháng với
penicillin. Đến năm 1990 – 2000, tỷ lệ này đã tăng lên 56%. Xu hướng tương tự cũng
được báo cáo tại các tỉnh phía bắc Việt Nam.
Do tỷ lệ kháng kháng sinh cao, nhiều liệu pháp kháng sinh được khuyến cáo trong các tài
liệu hướng dẫn điều trị đã khơng cịn hiệu lực. Do các bệnh nhiễm khuẩn vẫn là các bệnh
phổ biến ở Việt Nam, việc tiếp cận với các kháng sinh có hiệu lực giữ vai trị rất quan
trọng. Tỷ lệ kháng kháng sinh gia tăng như hiện nay là mối hiểm họa đối với hiệu quả của
các liệu pháp điều trị bằng kháng sinh

17


CHƯƠNG III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu.
- Tất cả những người dân đang sinh sống và làm việc tại địa bàn phường Hưng lộc,
thành phố Vinh
- Địa điểm nghiên cứu: phường Hưng Lộc, tỉnh Nghệ An
- Thời gian nghiên cứu: từ ngày 16/1/2022 đến ngày 22/1/2022
- Tiêu chí loại trừ:
+ Đối tượng khơng trả lời câu hỏi chính trong phiếu khảo sát
+ Đối tượng bỏ dở, khơng hồn thành phiếu khảo sát
2.Thu thập dữ liệu
Cách thu thập dữ liệu: Phỏng vấn trực tiếp hoặc trả lời vào phiếu khảo sát( bộ câu hỏi
được soạn sẵn), trả lời những thắc mắc của người dân nếu có
3. Phương pháp chọn mẫu
- Dùng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên để chọn ra các điểm bán thuốc khảo sát
- Tại các điểm bán thuốc, lựa chọn ngẫu nhiên người dân mua thuốc

Cỡ mẫu: Nghiên cứu có cỡ mẫu được tính dựa theo cơng thức:
n=

2

z ( p . q)
2
e

Trong đó:
n: là cỡ mẫu cần có
z: là giá trị liên quan đến độ tin cậy, được tra theo bảng có sẵn (thường chọn độ tin cậy
95% =>z= 1.96)
p : là tỷ lệ ước tính trong quần thể nghiên cứu. Tìm p ở các nguồn thơng tin nghiên cứu
trước đó. Nếu khơng có, ta chọn p = 0.5
q = (1 – p): là số bù của p
e: là sai số (Sai số càng nhỏ thì kích thước mẫu càng lớn. Giá trị tham khảo: 0.05)
- Ta coi sai số e = 5% = 0,05 (chọn giá trị tham khảo)
- Do đó độ tin cậy là 95%, tra bảng ta được z = 1,96
18


- Do khơng có các nghiên cứu trước đó, nên ta chọn p = 0,5
Thay vào công thức, ta được n=384
Trên thực tế, ta đã khảo sát 384 người dân sinh sống và làm việc tại xã Hưng Lộc
4. Ảnh hưởng lên các đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu chỉ được tiến hành chỉ khi có sự đồng ý hợp tác của đối tượng nghiên cứu
là sinh viên hệ chính quy đang học tại trường.
- Các thông tin nghiên cứu sẽ được bảo mật kỹ càng bằng cách:
+ Đối tượng nghiên cứu sẽ được mã hóa bằng số.

+ Các thơng tin của đối tượng nghiên cứu sẽ không được công bố khi chưa có sự cho
phép của đối tượng.
- Đảm bảo được tính tự quyết cho đối tượng nghiên cứu bằng một đoạn thông tin về
nghiên cứu để được sự đồng ý của đối tượng trước khi trả lời bộ câu hỏi. Do đó đối tượng
có quyền đồng ý hoặc khơng đồng ý tham gia nghiên cứu.
- Nghiên cứu này không gây tổn hại tinh thần, thể chất cho đối tượng được nghiên cứu.
- Ảnh hưởng lên xã hội
Lợi ích của kết quả nghiên cứu được sử dụng cho cộng đồng.
5. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang
- Mẫu nghiên cứu: chọn mẫu thuận tiện.
- Chỉ tiêu nghiên cứu: chỉ tiêu chung (tuổi, giới…), chỉ tiêu lâm sàng, cận lâm sàng,
điều trị (loại KS, thời gian điều trị).
- Thu thập thông tin: các chỉ tiêu nghiên cứu được thu thập theo mẫu phiếu điều tra
6. Xử lý số liệu
- Bằng phần mềm thống kê y học
- Xử lý thơ
- Tốn thống kê, so sánh

19


CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Kết quả khảo sát thơng tin cá nhân
- Phân loại tuổi và giới tính người mua thuốc kháng sinh
Bảng 3: Phân loại tuổi của người đi mua kháng sinh
Tuổi

Tần số


Tỷ lệ %

<18

41

10,67

18 -55

308

80,2

>55

35

9.13

Tổng

384

100%

Bảng 4: Phân loại về giới tính
Giới tính

Tỷ lệ %


Nam

41,56

Nữ

58,44

Tổng

100%

Nhận xét: Tỷ lệ người tham gia mua thuốc kháng sinh chủ yếu là trong độ tuổi 1855 tuổi. Thành phần chiếm tỷ lệ cao hơn là phụ nữ
Bảng 5: Phân loại về trình độ văn hóa của người đi mua thuốc kháng sinh
Trình độ văn hóa

Tần số

Tỷ số %

Cấp 1

42

10,09

Cấp 2

52


13.54

Cấp 3

167

43.48

Trung cấp – Cao đẳng

76

19.79

Đại học

37

9.6

Sau đại học

10

3.5

20



Nhận xét: Tỷ lệ người dân tự ý đi mua thuốc kháng sinh chủ yếu tập trung vào nhóm
trình độ văn hóa cấp 3 với 43,48%. Ảnh hưởng đến thói quen sử dụng kháng sinh
2. Kiến thức chung của người dân
Bảng 6: Hiểu biết của người dân về thuốc kháng sinh
Hiểu biết của người dân về

Tần số

Tỷ lệ %

Đã nghe

331

86,09

Chưa từng nghe

53

13,91

thuốc kháng sinh

Column1
100
90
80
70
60

50
40
30
20
10
0

đã nghe

chưa từng nghe

Hình 1: Hiểu biết của người dân về thuốc kháng sinh
Nhận xét: Tỷ lệ người dân đã có sự hiểu biết với các mức độ khác nhau về thuốc
kháng sinh chiếm tỷ lệ khá cao 86,09%. Trình độ dân trí ở khu dân cư khá cao.Tuy nhiên
vẫn còn một số bộ phân người dân khá mơ hồ với những kiến thức cơ bản về thuốc kháng
sinh, đây là điều hết sức đáng lưu tâm
Bảng 7: Nguồn cung cấp thông tin cho người dân
Nguồn cung cấp thông tin

Tần suất

cho người dân
21

Tỷ lệ%


Bác sĩ thăm khám

69


17,9

Nhà thuốc tư vấn quảng

137

35.6

Qua bạn bè, người thân

38

9.73

Qua sách báo, phương tiện

137

35.67

3

1.1

cáo

truyền thông
Khác


Sales

bác sĩ thăm khám
nhà thuốc tư vấn quảng cáo
bạn bè, người thân
sách báo, phương tiện truyền
thơng
khác

Hình 2: Nguồn cung cấp thơng tin cho người dân
Nhận xét : Nguồn cung cấp thông tin hiểu biết cho người dân chủ yếu là từ các
phương tiện truyền thông, qua sách báo, … và qua các nhà thuốc bệnh viện tư vấn quảng
cáo. Do vậy ta thấy được tầm quan trọng của các kênh truyền thông đến sự hiểu biết của

22


người dân cũng như vai trò của ngành y tế cụ thể là vai trò của các y bác sĩ, dược sĩ trong
nhận thức hiểu biết của người dân vầ kháng sinh
Bảng 8: Nhận thức về tác dụng phụ của thuốc kháng sinh
Kháng sinh gây ra tác dụng

Tần số

Tỷ lệ %



247


64.32

Khơng

137

35.68

phụ hay khơng

Column1


khơng

Hình 3: Nhận thức về tác dụng phụ của thuốc kháng sinh
Nhận xét: Một bộ phận rất lớn người dân của xã Hưng Lộc (35.68%) chưa nhận thức
được tác hại của tác dụng phụ mà kháng sinh mang lại. Điều này rất nguy hiểm, ảnh
hưởng nghiêm trọng đến chính sức khỏe của người dân
3. Hiểu biết về tình trạng kháng kháng sinh của người dân
Bảng 9: Hiểu biết về tình trạng kháng kháng sinh của người dân
Hiểu biết về kháng kháng

Tần số

Tỷ lệ %

251

65.37


sinh
Đã nghe

23


Chưa nghe

133

34.63

Tổng

384

100

Nhận xét: Mức độ chưa hiểu biết về tình trạng kháng kháng sinh còn kháng sinh còn
khá cao (34.63%). Việc sử dụng kháng sinh diễn ra khá phổ biến nhưng kháng kháng
sinh còn là một vấn đề còn nan giải cần được người dân tìm hiểu và có những biện pháp
nhằm ngăn chặn tình trạng kháng kháng sinh.
Bảng 9: Khi có triệu chứng nhiễm bệnh người dân thường làm
Khi có triệu chứng nhiễm

Tần suất

Tỷ lệ%


231

60

Thăm khám bác sĩ

153

40

Tỷ lệ

384

100%

bệnh đã gặp người dân
thường
Đến nhà thuốc và kê lại
đơn cũ

Nhận xét: Việc tự ý đến nhà thuốc yêu cầu kê lại đơn cũ của người dân là một hành
động khá phổ biến xảy ra ở một số bộ phận người dân, hành động đó đã và đang góp
phần vào tăng tình trạng kháng kháng sinh trong cộng đồng. Điều này xuất phát về việc
nhận nhức cũng như kiến thức của người dân về tình trạng kháng kháng sinh cịn khá hạn
chế. Đồng thời cũng nói lên cơng tác kiểm tra quản lý của các nhà thuốc cần được nâng
cao. Người thầy thuốc hay dược sĩ phải có trách nhiệm đối với công tác quản lý thuốc
kháng sinh, chỉ cho phép bán khi có sự đồng ý hay có đơn từ bác sĩ.
CHƯƠNG V: ĐỀ NGHỊ
Từ kết quả nghiên cứu trên, xin đề xuất một số ý kiến:

Tỷ lệ tự ý sử dụng kháng sinh trong khu dân cư xã hưng lộc cũng như trong cộng đồng
còn khá cao, đồng thời mức độ hiểu biết về tình trạng kháng kháng sinh của người dân
còn chưa được cao.

24


Vì vậy để thay đổi tỷ lệ sử dụng kháng sinh không hợp lý ta phải nâng cao nhận thức của
người dân về vấn đề sức khỏe cùng như chỉ ra những mặt tiện lợi và thiết thực của việc
người dân đến thăm khám tại các cơ sở y tế khám chữa bệnh có uy tín của nhà nước.
Để làm được điều này cần có sự hợp tác của tất cả người dân cùng với ngành y tế và các
ban ngành có liên quan.
Nhu cầu về sử dụng kháng sinh của người dân là tương đối lớn trong khi hiểu biết về
khang sinh và tình trạng kháng kháng kháng sinh ở một số bộ phận người dân cịn hạn
hẹp. Vì vậy việc đưa ra các chương trình về sức khỏe, một số bệnh thường gặp, nâng cao
hiểu biết về kháng sinh cũng như nguyên tắc điều trị và tình trạng kháng kháng sinh là rất
cần thiết. Việc lồng ghép thêm những kiến thức về sức khỏe trên các kênh thông tin đài
báo cũng là một biện pháp hiệu quả. Nó giúp người tiếp nhận thông tin dễ dàng hiểu và
ghi thớ, nhằm nâng cao nhân thức của người dân.
Bên cạnh đó các nhà thuốc tư nhân cũng là một mắt xích quan trọng trong việc phân phối
thuốc kháng sinh trong cộng đồng. Việc cung cấp hiểu biết về kháng sinh cũng như tình
trạng kháng kháng sinh của nhà thuốc đến người dân cũng là một biện pháp hiệu quả.
Đào tạo và huấn luyện đội ngũ dược sĩ và nhân viên y tế có ý thức trách nhiệm cao trong
cơng việc có khả năng hướng dẫn cho người dân các kiến thức về thuốc kháng sinh.
Việc sử dụng kháng sinh một cách hợp lý sẽ nhằm ngăn cản tình trạng kháng kháng
sinh. Đó chính là việc chũng ta đang bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân và tương lai con
em chúng ta.

25



×