Tải bản đầy đủ (.docx) (102 trang)

Tài liệu môn Mĩ Thuật đại cương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.97 MB, 102 trang )

PHTHÔNG DÂN TỘC NỘI
HUYỆN
ĐẮK GLEI, TỈNH KON
BỘTRÚ
CÔNG
THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

Học viên: Võ Thị Ti Na ; Khóa: 9 (2017 - 2019)
Chuyên ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học Âm nhạc
Mã số: 8140111

BÀI GIẢNG
MỸ THUẬT
ĐẠI
CƯƠNG
DANH MỤC Chương
1: TỔNG
QUAN
VỀ MỸ THUẬT
MỤC
LỤClưu hành nội bộ - Bộ môn Xã hội & Nhân văn)
(Tài liệu

Hà Nội, 2021


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MỸ THUẬT....................................................5
1.1 KHÁI NIỆM.....................................................................................................5


1.2 NGUỒN GỐC MỸ THUẬT...........................................................................6
1.3 VAI TRÒ CỦA MỸ THUẬT...........................................................................7
1.4 MỸ THUẬT ỨNG DỤNG...............................................................................8
1.4.1 Khái niệm......................................................................................................8
1.4.2 Vai trò của mỹ thuật ứng dụng....................................................................8
1.5 KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI......................................15
1.5.1 Mỹ thuật thời cổ đại...................................................................................15
1.5.2 Mỹ thuật Phục hưng...................................................................................21
1.5.3 Mỹ thuật châu Âu thế kỉ XVII, XVIII, XIX, XX và XXI........................23
1.5.4 Mỹ thuật châu Á.........................................................................................28
1.6 KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT VIỆT NAM....................................32
1.6.1 Mỹ thuật Việt Nam thời kỳ nguyên thủy và thời đại dựng nước...............32
1.6.2 Mỹ thuật thời kỳ phong kiến độc lập dân tộc..........................................34
1.6.3 Mỹ thuật từ năm 1945 đến nay..................................................................42
1.7 NGÔN NGỮ HỘI HỌA VÀ CÁC THỂ LOẠI HỘI HỌA........................45
1.7.1 Ngôn ngữ hội họa........................................................................................45
1.7.2 Các thể loại của Hội họa.............................................................................52


1.8 NGÔN NGỮ ĐIÊU KHẮC VÀ CÁC THỂ LOẠI ĐIÊU KHẮC..............57
1.8.1 Ngôn ngữ điêu khắc....................................................................................57
1.8.2 Các thể loại của điêu khắc.........................................................................60
1.9 NGÔN NGỮ ĐỒ HỌA VÀ CÁC THỂ LOẠI CỦA ĐỒ HỌA...................61
1.9.1 Ngôn ngữ Đồ họa........................................................................................61
1.9.2 Các thể loại của Đồ họa..............................................................................62
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ TẠO DÁNG VÀ THẨM MỸ CHO SẢN PHẨM
CÔNG NGHIỆP..................................................................................................65
2.1 KHÁI NIỆM VÀ GIÁ TRỊ CỦA HÌNH THỨC CÁC SẢN PHẨM MỸ
THUẬT CƠNG NGHIỆP...................................................................................65
2.1.1 Khái niệm.....................................................................................................65

2.1.2 Giá trị của hình thức các sản phẩm mỹ thuật cơng nghiệp.......................65
2.2 VAI TRỊ VÀ Ý NGHĨA CỦA HÌNH THỨC CÁC SẢN PHẨM MỸ
THUẬT CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG..................66
2.3 XU HƯỚNG TRONG THIẾT KẾ TẠO DÁNG VÀ THẨM MỸ CHO
SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP............................................................................68
2.3.1 Xu hướng “Trang trí sản phẩm”................................................................69
2.3.2 Hình dáng thẩm mỹ gắn bó hữu cơ với kết cấu, công dụng, chức năng. .69
2.2.3 Một số xu hướng thiết kế giao diện người dùng........................................70
2.3.4 Thiết kế tạo dáng cho sản phẩm công nghiệp............................................72
2.4 NGUYÊN TẮC CHUNG CỦA VIỆC THIẾT KẾ TẠO DÁNG VÀ THẨM
MỸ CHO CÁC SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP.................................................74
2.4.1 Nguyên tắc thiết kế tạo dáng và thẩm mỹ cho các sản phẩm ngành Thiết
kế tạo dáng CN......................................................................................................74


2.4.2 Nguyên tắc thiết kế giao diện người dùng..................................................74
2.5 ỨNG DỤNG HIỆU ỨNG THỊ GIÁC TRONG THIẾT KẾ SẢN PHẨM
CÔNG NGHIỆP..................................................................................................75
2.5.1 Các khái niệm..............................................................................................75
2.5.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu ứng thị giác.............................................76
2.6 ỨNG DỤNG CỦA ĐỒ HỌA TRONG VIỆC THIẾT KẾ CÁC SẢN PHẨM
CÔNG NGHIỆP...................................................................................................93
2.6.1 Các nguyên lý cơ bản trong thiết kế đồ họa...............................................93
2.6.2 Ứng dụng của thiết kế đồ họa trong xây dựng hệ thống nhận diện
thương hiệu..........................................................................................................95
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................99

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ MỸ THUẬT



MỤC TIÊU
- Hiểu được nguồn gốc, khái niệm, vai trò của mỹ thuật
- Nắm được các lĩnh vực của mỹ thuật ứng dụng và vai trò của mỹ thuật ứng
dụng trong đời sống xã hội của con người
- Hiểu được khái niệm, lịch sử hình thành và đặc điểm của từng lĩnh vực của mỹ
thuật ứng dụng
1.1 Khái niệm
Nghệ thuật là một danh từ để chỉ các loại hình như: Hội họa, Âm nhạc,
Điện Ảnh, Sân khấu, Nhiếp ảnh… Đó là một hình thái đặc biệt của ý thức xã hội.
Nghệ thuật có chức năng nhận thức và phản ánh thế giới khách quan theo một
lăng kính nhất định, đồng thời nó cũng đóng một vai trị quan trọng để tái tạo thế
giới đó. Nghệ thuật bắt nguồn từ lao động, do đó ln gắn liền với cuộc sống. Âm
nhạc xuất phát từ những câu hò khi cần tập trung sức của nhiều người cho một
việc cụ thể nào đó. Điệu múa nảy sinh từ nhịp điệu của những công việc hàng
ngày như đập lúa, giã gạo… Tranh trên vách, trần các hang động nảy sinh từ
những quan sát tự nhiên và cuộc sống cùng nhu cầu truyền bá kinh nghiệm khi
săn bắn thú vật, chim muông cho các thế hệ sau. Điêu khắc bắt đầu từ kĩ năng làm
công cụ lao động… Trong quá trình lao động và phát triển, con người biến cái
nặng nhọc gian khổ thành trò chơi, ln cải hóa những giao tiếp hàng ngày thành
những hình thái cụ thể để nhận biết, để trao đổi và dễ nhớ… Điều đó chính là
khởi nguồn cũng như là bản chất đầu tiên của nghệ thuật. Con người cảm nhận
được các loại hình nghệ thuật bằng ngũ quan của mình. Mặt khác, mỗi loại hình
nghệ thuật phản ánh cuộc sống bằng một hệ thống ngôn ngữ riêng biệt và đến với
con người bằng những con đường khác nhau. Tuy vậy cũng có nhiều loại hình
nghệ thuật có cùng chung một ngôn ngữ biểu hiện và một “cửa ngõ” để đến với
nội tâm tình cảm con người. Đó là các môn nghệ thuật đến với con người thông
qua “cửa ngõ” thị giác và cùng chung một hệ thống ngôn ngữ là đường nét, hình
khối, màu sắc… như: Kiến trúc, Điêu khắc, Hội họa, Đồ họa… Các loại hình



nghệ thuật đó được gọi bằng một cái tên chung là nghệ thuật tạo hình, hay cịn
được quen gọi là Mỹ thuật.
Ta có thể khái niệm chung nhất về Mỹ thuật như sau: Mỹ thuật là từ chỉ
những loại hình nghệ thuật có quan hệ đến sự thụ cảm bằng mắt và sự tạo thành
các hình tượng lấy từ thế giới vật chất bên ngoài để đưa lên mặt phẳng hoặc một
khơng gian nào đấy. Mặt phẳng đó có thể là gỗ, giấy, vải, tường, trần nhà. Khơng
gian có khi là ngồi trời, có khi là trong một căn phịng… Ngơn ngữ mỹ thuật bao
gồm các yếu tố như hình – khối; đường – nét; màu – sắc; sự sắp xếp bố cục, nhịp
điệu…
Tuy vậy, ở mỗi loại hình cụ thể như Hội họa, Điêu khắc, Đồ họa sẽ có cách
biểu hiện khác nhau. Điều này tùy thuộc vào đặc trưng ngơn ngữ của từng loại
hình nghệ thuật.
1.2 Nguồn gốc mỹ thuật
Những con người đầu tiên xuất hiện được tiến hóa từ những giống vượn
người. Q trình tiến hóa đó diễn ra rất chậm, trải qua hàng triệu năm. Họ có
những ưu thế như là bộ não lớn, đơi tay khỏe và khéo léo. Đặc biệt, họ có thể
đứng thẳng. Khoảng một triệu năm trước đây con người đã đứng thẳng, thốt khỏi
thế giới động vật. Hình thức sơ khai nhất của xã hội lồi người được hình thành,
đó là xã hội cộng sản nguyên thủy. Công cụ lao động của các cư dân đầu tiên này
đều được làm từ đá. Vì vậy, theo khảo cổ học thời kỳ này được gọi là thời kỳ đồ
đá, gồm ba giai đoạn: đồ đá cũ, đồ đá giữa và đồ đá mới. Ở thời kỳ đồ đá cũ con
người sống bằng săn bắt và đánh cá. Họ biết chế tạo công cụ lao động. Trải qua
một thời gian dài với người Cơ-rô-ma-nhông, dấu hiệu về sự làm đẹp đã xuất
hiện. Họ chú ý tới cách ăn mặc, trang trí vách hang bằng các hình vẽ thú vật và họ
cịn làm những bức tượng nhỏ bằng nhiều chất liệu như xương, ngà… Tộc người
này sống vào cuối thời kỳ đồ đá cũ. Phải chăng đây là lúc nghệ thuật tạo hình xuất
hiện và một đời sống thẩm mĩ đã dần được hình thành? Khơng ai có thể khẳng
định một cách chắn chắn nghchệ thuật tạo hình bắt đầu ra sao và từ bao giờ. Tuy



vậy, căn cứ trên các hình vẽ tìm thấy ở một số hang động như An-ta-mi-ra (Tây
Ban Nha), Lát-xcô (Pháp), một số bức tượng phụ nữ đã được xác định niên đại có
thể cho ta hình dung về sự ra đời của nghệ thuật tạo hình trong đời sống nguyên
thủy.
Cách chúng ta hơn 5000 năm trước đây, con người mới phát hiện ra chữ
viết, lúc đầu chỉ là những hình vẽ tượng trưng, những kí hiệu để trao đổi. Dần dần
các chữ tượng hình xuất hiện. Như vậy thì từ “Nghệ thuật tạo hình” hay “Mỹ
thuật” như ta thấy ngày nay xuất hiện sau những hình vẽ trên vách hang động thời
tiền sử rất nhiều. Những hình vẽ đó gắn với cuộc sống, với các đồ vật sinh hoạt
của con người. Về một mặt nào đó, trong tư duy nguyên thủy việc vẽ hình cũng
giống như việc săn bắt hay các cơng việc khác. Nó khơng chỉ mang ý nghĩa nghệ
thuật mà cịn gắn với cái có ích. Ngồi ra, nghệ thuật tạo hình lúc này cịn gắn với
những tín ngưỡng, ma thuật. Theo E.H.Gom-brich, tác giả cuốn Câu chuyện nghệ
thuật thì “Tranh và tượng được họ dùng để thực hành pháp thuật”. “Những người
thợ săn thời kỳ này nghĩ rằng chỉ cần vẽ hình con mồi và có lẽ tấn cơng chúng
bằng giáo mác hay rìu đá, những con thú thật sẽ khuất phục sức mạnh của họ”.
Tất nhiên đây là sự phỏng đoán của con người ngày nay khi nghiên cứ về ý nghĩa
của các bức tranh thời ngun thủy.
Ngồi ra, các hình vẽ cịn có ý nghĩa như những thông tin nhắn gửi cho các
thế hệ sau về cuộc sống, sinh hoạt của con người thời tiền sử. Ví dụ qua các hình
vẽ thú vật như bị rừng, ngựa, voi ma mút… cho chúng ta biết về các động vật
thời nguyên thủy. Ở bức tranh khác ta được chứng kiến cảnh đánh cá, cách quăng
lưới, cách sử dụng các con cá mồi lớn. Thậm chí con người thời kỳ đó vẽ chỉ để
giải trí.
1.3 Vai trị của mỹ thuật
Mỹ thuật là một loại hình nghệ thuật phản ánh hiện thực khách quan bằng
những hình tượng có sức biểu cảm của đường nét, màu sắc, hình khối… Bởi vậy,
người sáng tác luôn gửi gắm những hiện thực cuộc sống, những ước vọng vào



trong các tác phẩm. Mỹ thuật được biết đến và giữ vai trò quan trọng trong đời
sống tinh thần, đời sống xã hội của con người, đặc biệt trong xã hội ngày càng
phát triển như hiện nay. Bên cạnh vai trị giải trí; giáo dục thẩm mĩ, giáo dục đạo
đức, mỹ thuật cịn góp phần phát triển trí tuệ, thể chất. Ngoài ra, mỹ thuật ứng
dụng là một trong những ngành nghề quan trọng góp phần vào sự nghiệp phát
triển của đất nước và rất cần thiết để góp phần trang bị một cách cơ bản, toàn diện
cho con người.
1.4 Mỹ thuật ứng dụng
1.4.1 Khái niệm
Mỹ thuật ứng dụng là khái niệm để chỉ các hoạt động sáng tạo mỹ thuật
được ứng dụng đưa vào cuộc sống. Mỹ thuật ứng dụng khơng tạo ra hình ảnh,
hình tượng, khơng phản ánh thế giới khách quan, tự nhiên, con người, xã hội, mà
sáng tạo ra tác phẩm vật chất cụ thể, cái đẹp bao hàm cái thực dụng. Mỹ thuật ứng
dụng vừa để nhìn ngắm thưởng thức cái đẹp bằng cảm thụ thị giác và là vật thể sử
dụng, nên nó thuộc loại hình văn hóa nghệ thuật vật thể và phi vật thể.
1.4.2 Vai trò của mỹ thuật ứng dụng
Như đã trình bày, mỹ thuật ứng dụng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc
góp phần vào sự nghiệp phát triển của đất nước và rất cần thiết để góp phần trang
bị một cách cơ bản, toàn diện cho con người. Mỹ thuật ứng dựng có vai trị: Thiết
kế kiểu dáng sản phẩm - thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế hàng hóa - tạo dựng nền
văn hóa thẩm mỹ và nhận thức xã hội - tạo dựng bản sắc thương hiệu dân tộc.
Mỹ thuật ứng dụng rất thường gặp và quan trọng trong cuộc sống: cách
trình bày một trang báo, kiểu dáng một chiếc áo mới, kiểu dáng và cách trang trí
mới trên một đồ vật... Mỹ thuật ứng dụng bao gồm các lĩnh vực chính sau:
- Thiết kế đồ họa
- Thiết kế tạo dáng công nghiệp
- Thiết kế thời trang


- Thiết kế nội, ngoại thất

1.4.2.1 Thiết kế đồ họa
Khái niệm
“Đồ họa” để chỉ những bản vẽ được hiển thị trên một mặt phẳng (đa chất
liệu), và động từ “thiết kế” bao hàm ý nghĩa kiến thiết, sáng tạo. Từ đó có thể
hiểu, “thiết kế đồ họa” là kiến tạo một hình ảnh, một tác phẩm lên một bề mặt
chất liệu nào đó, mang ý nghĩa nghệ thuật nhằm mục đích trang trí, làm đẹp, phục
vụ nhu cầu con người. Theo Luận án Tiến sĩ nghệ thuật của Nguyễn Hồng Ngọc,
Thiết kế đồ họa hiện nay được hiểu là việc lập kế hoạch cho một quy trình đưa ra
ý tưởng, phương pháp, giải pháp sáng tạo cho vấn đề truyền thông thị giác, thông
qua việc sử dụng văn bản, tổ chức khơng gian, hình ảnh, màu sắc, bao gồm tổng
hợp cả q trình thiết kế, mà sau q trình đó, các sản phẩm thiết kế và thông tin
liên lạc được tạo ra. Thiết kế đồ họa gồm ba mảng chính: Ấn lốt, Bao bì, Quảng
cáo.
Vai trị của thiết kế đồ họa
- Vai trò của thiết kế đồ họa trong xã hội đương đại
- Vai trò thúc đẩy phát triển nền kinh tế hàng hóa
- Vai trị tạo dựng một mơi trường văn hóa, giáo dục thẩm mỹ và nhận thức
xã hội
- Vai trò tạo dựng bản sắc và thương hiệu dân tộc
Lịch sử phát triển của thiết kế đồ họa
Từ thời Đồ đá, ý thức về thiết kế đồ họa đã hình thành, nhưng tất nhiên cịn
rất sơ khai. Con người lúc này đã biết vẽ hoặc khắc hình lên đá, ban đầu nhằm
mục đích truyền tin, đánh dấu hoặc ghi nhớ. Sau này, thiết kế đồ họa mới phát
triển với ý nghĩa trang trí nghệ thuật, và dần trở thành một thành phần không thể
thiếu trong đời sống tinh thần của con người.
Ngày nay, thiết kế đồ họa đã trở thành một ngành dịch vụ quan trọng, có
ảnh hưởng lớn đến hầu hết các ngành nghề khác trong xã hội. Ý nghĩa của khái
niệm thiết kế đồ họa giờ đây thường được hiểu là tạo ra những hình ảnh như logo,



quảng cáo, trang trí trên đồ vật, quần áo vải vóc... dưới sự trợ giúp của máy vi
tính. Lẽ dĩ nhiên đó chỉ là một khía cạnh của thiết kế đồ họa. Tuy nhiên đó là khái
niệm thực dụng nhất về thiết kế đồ họa hiện nay mà hầu như ai cũng có thể biết
đến.
Khái quát về truyền thống hơn 120 năm của thiết kế đồ họa Việt Nam qua
các giai đoạn phát triển (1865 - 1945, 1945 -1954, 1954 - 1986, 1986 đến nay) có
lúc thịnh, lúc suy, nhưng dịng chảy đó vẫn bền bỉ nối tiếp. Từ đồ họa vẽ tay,
chuyển sang ấn loát bằng tay, bằng máy, rồi đến những phương tiện truyền thơng
hiện đại, q trình phát triển này ít nhất từ 10 năm cuối thế kỷ XIX, cho đến nay,
VN có nền thiết kế đồ họa cận và hiện đại, bắt nhịp với thời đại thơng tin tồn
cầu.
Các yếu tố của thiết kế đồ họa bao gồm:
- Hình ảnh và các yếu tố đồ họa khác (điểm, nét, hình khối, màu sắc, chất
liệu…)
- Chữ (cách điệu, sáng tạo, chọn lựa kiểu chữ, bố trí, sắp xếp chữ, văn bản,
trang…)
Ngôn ngữ thiết kế đồ họa về căn bản tương tự như nghệ thuật đồ
họa/graphic art, nhưng khác ở mục đích của hoạt động sáng tạo là ln có mục
tiêu, nhiệm vụ chức năng cho trước, nhằm giải quyết một vấn đề thực tiễn cụ thể.
Ngày nay, thiết kế đồ họa không dừng ở ngôn ngữ đồ họa mà sử dụng ngôn ngữ
đa ngành, bao gồm cả nhiếp ảnh, điện ảnh, quang học, điện tử, âm thanh...
1.4.2.2 Thiết kế tạo dáng công nghiệp
Khái niệm
Thiết kế tạo dáng công nghiệp là một trong những lĩnh vực của mỹ thuật
ứng dụng. Thiết kế tạo dáng công nghiệp sử dụng tri thức bao gồm cả nghệ thuật
và khoa học công nghệ nhằm cải thiện tính thẩm mỹ, hình thái, chức năng, khả
năng sử dụng của sản phẩm. Thiết kế tạo dáng công nghiệp đồng thời cũng nâng
cấp khả năng tiếp cận thị trường của sản phẩm theo thị hiếu thẩm mỹ người sử
dụng hoặc công nghệ sản xuất hoặc vật liệu tân tiến mới.



Lịch sử phát triển thiết kế tạo dáng công nghiệp
Hầu hết các hoạt động về thiết kế công nghiệp diễn ra trong năm 1920 đều
trên lĩnh vực ô tô, thiết bị điện và phát minh mới. Mặc dù các kỹ sư phát minh ra
sản phẩm hữu ích cho cơng chúng, họ thiếu sự sáng tạo cần thiết để tăng cường vẻ
đẹp diện mạo của sản phẩm đó. Các nghệ sĩ được đào tạo từ các trường nghệ thuật
khác nhau đã được thuê để sáng tạo nghệ thuật thương mại và đó chính là tiền đề
tạo điều kiện cho việc phát triển nên thiết kế sản phẩm cơng nghiệp. Có suy đốn
cho rằng thuật ngữ “thiết kế cơng nghiệp” lần đầu tiên đã được sử dụng tên tạp
chí The Art Union vào năm 1839. Thuật ngữ “thiết kế”, “thiết kế tạo dáng công
nghiệp” hay “mỹ thuật ứn``g dụng” du nhập vào Việt Nam trong thập niên 1960,
bắt nguồn từ Industrielle Formgestaltung trong tiếng Đức khi các giáo sư
trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Halle (Die Hochschule für Industrielle
Formgestaltung – Halle) sang trường Trung cấp Mỹ nghệ Hà Nội (hiện nay là
trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội) trao đổi học thuật.
Đặc điểm của thiết kế tạo dáng công nghiệp
Nếu sản phẩm sau cùng của thiết kế đồ họa chính là các hình ảnh thẩm mỹ
hiển thị trên mặt phẳng như màn hình điện tử, hình ảnh trên ấn phẩm in ấn thì sản
phẩm cuối cùng của ngành thiết kế cơng nghiệp khơng chỉ là hình ảnh mà chính là
các sản phẩm thực tế (3D).
Tuy vậy, quá trình - quy trình thiết kế cơng nghiệp hầu như tương đồng với
ngành đồ họa: sử dụng các công cụ thiết kế trên máy vi tính, các phần mềm thiết
kế, các yếu tố thẩm mỹ - mỹ thuật liên quan. Việc thiết kế ra được hình hài sản
phẩm cuối cùng địi hỏi khả năng hình tượng 3D tốt, nắm bắt được chức năng
công dụng của sản phẩm cùng với khả năng thẩm mỹ tốt để tạo ra được mẫu hình
sản phẩm đẹp.
Có thể nói, thiết kế tạo dáng cơng nghiệp quyết định “diện mạo” của tất cả
các sản phẩm công nghiệp xung quanh chúng ta (lấy ví dụ ta đang ngồi trước một
chiếc máy vi tính hoặc một chiếc điện thoại di động, thì hình dáng, màu sắc của
máy vi tính hay điện thoại đó chính là thiết kế tạo dáng cơng nghiệp).



Các thiết kế kỹ thuật nói chung tập trung chủ yếu vào chức năng, tiện ích
của sản phẩm cịn thiết kế tạo dáng cơng nghiệp nhấn mạnh đến các khía cạnh
thẩm mỹ và giao diện tương tác giữa sản phẩm với người sử dụng. Thiết kế sản
phẩm hướng tới hình thức của sản phẩm nội thất còn thiết kế nội thất nghiên cứu
khơng gian trình bày các sản phẩm nội thất đó... Vì vậy, thiết kế tạo dáng cơng
nghiệp có thể được coi là ngành thiết kế “đa năng”.
Các sản phẩm thiết kế tạo dáng công nghiệp
Thiết kế tạo dáng công nghiệp phải dựa trên các mục tiêu quan trọng như:
sự tiện dụng (sự hữu ích, dễ dàng cho người sử dụng); tính thẩm mỹ cao được ưu
tiên (tùy thuộc vào đặc tính làm việc của sản phẩm); khả năng bảo trì, khả năng
giảm chi phí. Và mục tiêu quan trọng nhất là mang đến sự an toàn cho người sử
dụng.
Các sản phẩm của thiết kế tạo dáng công nghiệp bao gồm:
- Sản phẩm máy công cụ và môi trường: các loại máy móc, thiết bị cầm tay
sử dụng trong sản xuất như máy tiện, máy khoan, máy cưa, búa, tua vít, thiết bị
bảo hộ lao động....
- Sản phẩm gia dụng, hàng tiêu dùng: đồ dùng nhà bếp, đồ dùng văn phòng,
thiết bị làm đẹp, đồ nội thất, thiết bị vệ sinh, thiết bị phịng tắm...
- Phương tiện giao thơng vận tải: phương tiện công cộng, ô tô, xe máy, máy
bay, tàu thủy…
- Sản phẩm công nghệ thông tin và giải trí: máy tính, điện thoại di động,
máy nghe nhạc, loa...
- Sản phẩm thiết bị y tế
1.4.2.3 Thiết kế thời trang
Khái niệm
Thiết kế thời trang là nghệ thuật áp dụng thiết kế, thẩm mỹ, kết cấu quần áo
và vẻ đẹp tự nhiên vào quần áo và các phụ kiện của nó. Thiết kế thời trang chịu
ảnh hưởng bởi thái độ văn hóa và xã hội, và thay đổi theo thời gian và địa

điểm. Các nhà thiết kế thời trang cố gắng để đáp ứng mong muốn của người tiêu


dùng cho quần áo được thiết kế thẩm mỹ, và, bởi vì thời gian cần thiết để mang
lại một hàng may mặc vào thị trường, phải ở lần dự đoán thay đổi thị hiếu tiêu
dùng.
Lịch sử phát triển ngành thiết kế thời trang
Trước những năm 1990, thiết kế trang phục chỉ là công việc thủ công, và
những người sáng tạo ra những bộ trang phục, cho dù là dành cho dân thường,
quý tộc hay vua chúa thì cũng chỉ đơn thuần là những người thợ có địa vị thấp
kém trong xã hội.
Chính xác thì cuộc cách mạng nghệ thuật diễn ra vào những năm 1880,
nhằm minh chứng rằng thiết kế cũng là nghệ thuật. Cuộc cách mạng thành công,
và thiết kế thời trang cũng ra đời vào thời điểm đó.
Nếu nói đến ơng tổ của ngành thời trang thế giới phải nói đến Charles
Frederick Worth. Ơng là nhà thiết kế thời trang đầu tiên tạo dựng được thương
hiệu mang tên mình chỉ từ danh nghĩa của một người thợ may. Ông đã chứng
minh rằng thời trang là một sự kết hợp hài hòa của thẩm mỹ và vẻ đẹp tự nhiên
trên quần áo và phụ kiện.
Suốt thế kỷ XX, kinh đô của thời trang được xem là Paris, khi mà tất cả
các show diễn lớn nhất đều được diễn ra tại đây, những tạp chí thời trang hàng
đầu thế giới đều gửi những biên tập viên giỏi nhất của mình để dự những show
diễn này. Người thay đổi hẳn một cái nhìn về thời trang nữ giới, hiện đại hơn,
quyến rũ hơn, tự do hơn và… ngắn hơn chính là huyền thoại Coco Chanel, một
biểu tượng quyền lực thời trang khi mà bà đã gây một tầm ảnh hưởng cho thời
trang cho đến tận ngày nay. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, kinh đô ánh sáng
Paris mất đi vị trí bà hồng thời trang, nhường ngơi cho một hơi thở mới hơn,
trẻ trung và bốc đồng hơn mang tên nước Mỹ. Quần áo may sẵn và tiện dụng trở
nên thứ ám ảnh khiếu thẩm mỹ của giới trẻ trên toàn thế giới. Cục diện thiết kế
thời trang đã bước sang một giai thoại khác, đó là của sự hịa trộn thời trang

may sẵn và thời trang cao cấp, hiện đại và cổ điển, phóng khống và cổ hủ.
Dịng thời trang phức tạp và cuốn hút này đã hấp dẫn mọi tín đồ thời trang cho


đến tận ngày nay.
Đặc điểm của ngành thiết kế thời trang
Thời trang là một phạm trù liên quan đến thói quen, thị hiếu thẩm mỹ
trong cách ăn mặc, thời trang ln gắn liền với một khơng gian nhất định, có
khuynh hướng gắn với một bộ phận xã hội, một dân tộc hoặc một vùng thế giới.
Thời trang là một lĩnh vực liên quan mật thiết đến hoạt động may mặc, thời
trang là cách ăn mặc thịnh hành gắn với một thời kỳ lịch sử. Với những đặc
điểm đó, đã quy định tính chất cho ngành thiết kế thời trang như sau:
- Tính văn hóa xã hội
- Tính nghệ thuật
- Tính thời sự mới lạ
- Tính tâm lý xã hội
Thiết kế thời trang cũng tuân theo những nguyên tắc nhất định về màu sắc
như độ đậm nhạt, hòa sắc, độ tương quan, nóng lạnh của màu sắc. Về họa tiết
trang trí, các đối tượng cảm hứng từ tự nhiên khi đưa vào phải được cách điệu,
khái qt hóa và điển hình hóa. Về bố cục trang trí phải tn theo các nguyên
tắc như: nguyên tắc nhắc lại, nguyên tắc xen kẽ, nguyên tắc đăng đối, nguyên
tắc phá thế.
1.4.2.4 Thiết kế nội, ngoại thất
Thiết kế nội, ngoại thất là ngành tổng hợp của nghệ thuật, mỹ thuật và
khoa học kỹ thuật dựa trên sự phối hợp hài hòa màu sắc, ánh sáng, thẩm mỹ
kiến trúc, các vật trang trí để thiết kế không gian sống, không gian làm việc,
không gian thư giãn... và cảnh quan bên ngồi của một cơng trình.
Tất cả các cơng trình kiến trúc dù lớn hay nhỏ, đơn giản hay phức tạp thì
đều bao gồm 2 bộ phận cấu thành cơ bản là nội thất và ngoại thất. Hai thành tố
này là kết cấu hợp thành để tạo dựng nên 1 cơng trình xây dựng hồn

chỉnh. Q trình thiết kế ngoại thất là chuỗi các hoạt động để tạo lập nên phong
cách bề ngồi của 1 cơng trình xây dựng. Hoạt động thiết kế ngoại thất là nhấn
mạnh vào quy mơ, tạo bộ khung cho cơng trình. Thiết kế nội thất là việc kiến


tạo khoảng khơng gian bên trong của cơng trình xây dựng. Khác với thiết kế
ngoại thất chú trọng vào sự quy mơ bề ngồi thì thiết kế nội thất là cơng tác đề
cao sự chỉn chu, phối hợp hài hịa giữa bố cục của không gian bên trong.
Thiết kế nội thất không chỉ là việc tạo nên một không gian đẹp mà cịn
phải có tính thực tiễn cao về giá trị sử dụng, sự tiện nghi, công năng của không
gian, đồng thời thỏa mãn nhu cầu sống của con người và hợp với xu hướng thời
đại.
Thiết kế ngoại thất, công việc này khá rộng, khá phức tạp. Bởi nó khơng
đơn thuần chỉ thiết kế ngoại thất tiểu cảnh mà còn phát triển hớn hơn và liên
quan đến cấu trúc phong cách nội thất như: Hòn non bộ, thiết kế ngoại thất sân
vườn, thiết kế hồ bơi, gara ô tô mà còn là tổng hòa các kiến trúc xung quanh.

1.5 Khái quát lịch sử mỹ thuật thế giới
1.5.1 Mỹ thuật thời cổ đại
1.5.1.1 Mỹ thuật Ai Cập cổ đại
Sự hình thành nền văn minh Ai Cập cổ đại
Quốc gia Ai cập cổ đại ra đời vào khoảng 3100 tr.CN ở vùng đơng bắc châu
Phi. Đây là một quốc gia được hình thành gần như sớm nhất. Lãnh thổ Ai Cập là
một dải đất hẹp nằm dọc theo hai bên bờ sông Nin.
Nền văn minh Ai Cập được hình thành và phát triển ngay từ thời kỳ đầu
tiên. Lúc này mọi yếu tố như chữ viết, tơn giáo, văn hóa nghệ thuật, khoa học Ai
Cập đã phát triển và hoàn thiện.
Người Ai Cập thờ rất nhiều vị thần, tôn giáo đa thần giáo phát triển. Ở các
vùng khác nhau lại thờ các vị thần khác nhau. Vùng châu thổ sông Nin thờ thần
Rê – thần Mặt trời, thần Trí khơn – Ptah được thờ ở Mem phít (Memphis)… Các

vị thần hầu hết là đại diện cho lực lượng thiên nhiên chi phối đời sống nơng
nghiệp. Tơn giáo tín ngưỡng có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống cũng như đến
nghệ thuật Ai Cập cổ đại.


Sự phát triển của các loại hình nghệ thuật Ai Cập cổ đại
- Nghệ thuật kiến trúc Ai Cập:
Vào thời Cổ vương quốc, kiến trúc Ai Cập đã có những thành tựu vĩ đại.
Thể loại được phát triển nhiều nhất là kiến trúc các lăng mộ các Pha-ra-ông (vua).
Thời kỳ đầu tiên, các kim tự tháp xây bằng gạch có bậc thang. Trải qua thời
gian phát triển, dần dần xuất hiện chất liệu đá thay thế chất liệu gạch. Từ nguyên
mẫu kim tự tháp Giô-xê, các lăng mộ sau này đều được xây dựng thành hình khối
chóp, đáy là hình vng, 4 mặt đều trơn nhẵn, khơng có bậc thang.
- Kiến trúc đền thờ:
Người Ai Cập thờ rất nhiều thần, vì vậy bên cạnh việc xây dựng các kim tự
tháp người Ai Cập còn xây dựng nhiều đền thờ: đền thờ thần Amôn-Rê, đền thờ
các vị vua danh tiếng. Những ngôi đền thờ của Ai Cập được xây dựng với kiến
trúc đơn giản gồm: cổng đền là một khối kiến trúc lớn được phủ đầy các hoa văn
trang trí. Từ cổng đền vào chính điện phải đi trên con đường thần đạo. Chính điện
là một căn phịng lớn với những hàng cột bao quanh còn được gọi là phòng cột.
- Nghệ thuật điêu khắc:
Nghệ thuật Ai Cập có đặc điểm rất riêng biệt, độc đáo. Ở thời kỳ cổ đại
này, các loại nghệ thuật gắn nó với nhau rất chặt chẽ trong một tổng thể. Đi cùng
với kiến trúc là điêu khắc và tranh tường. Điêu khắc và tranh vẽ góp phần làm
đẹp, làm tăng thêm ý nghĩa cho các cơng trình kiến trúc. Vì vậy cùng với hai loại
kiến trúc lăng mộ và đền miếu thờ, điêu khắc cũng có tượng ở lăng mộ và đền
miếu thờ, điêu khắc cũng có ở lăng mộ và tượng ở đền miếu thờ. Bên cạnh các
kim tự tháp có nhiều tượng nhân sư (Sphanh) đầu người mình sư tử.
Một thể loại khác của điêu khắc là phù điêu. Trong nghệ thuật Ai Cập, phù
điêu cũng rất phát triển. Hình tượng người, thần… trong phù điêu được thể hiện

theo những ước lệ tạo hình. Hình tượng nhân vật được diễn tả ở nhiều điểm nhìn
khác nhau: đầu mặt nhìn nghiêng, mắt và vai ln ở ở hướng chính diện, bàn chân
nhìn nghiêng… Sự kết hợp đó tạo nên những hình tượng rất đặc biệt, mang đậm
nét riêng của nghệ thuật Ai Cập.


- Nghệ thuật bích họa của Ai Cập cổ đại:
Ngay từ thời Cổ vương quốc, bên cạnh những bức chạm nổi có tơ màu cịn có
nhiều tranh vẽ trên tường (bích họa). Các bức tranh có màu sắc trong sáng, tươi
tắn với những nhịp điệu phong phú của mảng sáng tối, đậm nhạt, của màu sắc và
của đường nét; hình tượng các con vật được diễn tả tỉ mỉ, chính xác và hài hòa.
Nội dung được chuyển tải rất phong phú, từ các cuộc tế lễ, cầu đảo đến cảnh sinh
hoạt thường ngày.
Đặc điểm của mỹ thuật Ai Cập cổ đại
Tính chất dân tộc được thể hiện đậm nét trong các loại hình nghệ thuật Ai
Cập cổ đại, điều này đã góp phần hình thành một số đặc điểm chung cho nghệ
thuật tạo hình.
Nghệ thuật Ai Cập ln hướng tới sự vĩnh hằng, sự trường tồn. Điều này
thể hiện trong kiến trúc, điêu khắc và bích họa. Các tác phẩm nghệ thuật Ai Cập
được làm bằng chất liệu bền vững và chúng tồn tại cho tới tận ngày nay.
Nghệ thuật Ai Cập mang nặng tính chất tơn giáo. Bị ảnh hưởng của thần
thoại, tôn giáo họ đã sáng tác ra nhiều hình tượng thần bí, siêu thực như hình
tượng nhân sư, các vị thần đầu thú mình người…
Những ước lệ tạo hình cổ sơ đã chi phối nghệ thuật Ai Cập trong hai lĩnh
vực điêu khắc (phù điêu) và bích họa. Các hình tượng phù điêu và bích họa Ai
Cập đều được thể hiện hoặc nhìn chính diện nghiêm trang, ngay ngắn hoặc là sự
kết hợp của đầu mặt nghiêng, thân thẳng chân nghiêng.
Trong nghệ thuật Ai Cập, các loại hình nghệ thuật như kiến trúc, điêu khắc,
bích họa ln gắn bó với nhau. Nghệ thuật Ai Cập là nghệ thuật tổng hợp. Điêu
khắc và tranh vẽ gắn với kiến trúc. Tất cả đều thống nhất phong cách và hài hịa

trong một tổng thể hồn chỉnh.
1.5.1.2 Mỹ thuật Hi Lạp cổ đại
Sau Ai Cập cổ đại, vào khoảng thế kỉ VII tr.CN, ở phía bên kia Địa Trung
Hải, một nhà nước chiếm hữu nô lệ mới ra đời và tồn tại đến thế kỉ II tr.CN. Đó là
nhà nước Hi Lạp cổ đại. Lãnh thổ của Hi Lạp cổ đại không phải chỉ gồm những


vùng đất của Hi Lạp ngày nay mà còn bao gồm cả các đảo thuộc biển Ê-giê và
vùng Tây Tiểu Á. Vị trí địa lý rất thuận lợi cho giao thông trên biển đã tạo điều
kiện cho Hi Lạp phát triển thủ cơng nghiệp. Điều này đã góp phần lớn thúc đẩy sự
phát triển nền văn minh Hi Lạp, trong đó có nghệ thuật tạo hình.
Nghệ thuật kiến trúc Hi Lạp cổ đại
- Kiến trúc đền thờ:
Trong đời sống của người Hi Lạp thời cổ đại, tơn giáo đóng vai trò quan
trọng. Họ thờ rất nhiều vị thần. Thể loại kiến trúc phát triển là kiến trúc đền thờ.
Gần như tồn thể các cơng trình xây dựng có giá trị nghệ thuật, to đẹp nhất Hi
Lạp đều thuộc về tôn giáo. Đền thờ ở Hi Lạp không phải là nơi tập trung của các
tín đồ tơn giáo do đó nó có kích thước vừa phải, khơng q to lớn, đồ sộ như đền
thờ của người Ai Cập. Nó cũng giống nghệ thuật kiến trúc Ai Cập ở chỗ kiến trúc
chính là kiến trúc cột.
Kiến trúc Hi Lạp được xây dựng theo ba kiểu thức khác nhau. Tuy vậy vẻ
đẹp của các cơng trình kiến trúc Hi Lạp lại có đặc trưng giống nhau ở các thể loại.
Các kiến trúc có vẻ đẹp trang nhã, mực thước, trong sáng với kết cấu kiến trúc
chính là phịng cột trên mặt bằng hình chữ nhật.
Nghệ thuật điêu khắc Hi Lạp cổ đại
- Thời cổ sơ (thế kỉ VII – VI tr.CN):
Ở thời kỳ cổ sơ hình tượng điêu khắc rất đơn giản. Điêu khắc thời kỳ này
gắn liền với tôn giáo bằng các tượng thờ là chủ yếu.
- Thời kỳ cổ điển (thế kỉ V – VI tr.CN)
Người đứng đầu về điêu khắc thời kỳ này là Phi-đi-át (Phidias). Ngồi ra

cịn phải kể đến là Pô-li-clét (Polycléte) và Mi-rông (Myzon).
Không giống các tượng thời kỳ cổ sơ, các pho tượng của ông là các pho
tượng có tỉ lệ cân đối, hài hịa của cơ thể nam giới.
Nếu Pô-li-clét say mê trong sáng tạo chuẩn mực Hi Lạp thì Mi-rơng lại
thích thú nghiên cứu dáng động của hình tượng con người.


Sang thế kỉ thứ IV tr.CN, điêu khắc Hi Lạp lại tiến thêm một bước. Tượng
ở thời kỳ này ngoài những thành tựu đã có ở thể kỉ trước, các tượng được tăng
thêm chất liệu thực, bớt chất lí tưởng hóa, biểu cảm sâu sắc hơn. Các nghệ sĩ Hi
lạp đã phơ diễn vẻ đẹp tuyệt mĩ mà tạo hóa đã ban tặng cho “phái yếu” qua những
pho tượng nữ khỏa thân.
- Thời kỳ Hi Lạp hóa (thế kỉ III – II tr.CN)
Ở thời kỳ này, điêu khắc cũng như kiến trúc muốn tìm đến một phong cách
mới, hoặc tiếp tục phong cách của giai đoạn trước nhưng đẩy cao hơn về mặt biểu
hiện những tình cảm đau thương, bi thảm như những tác phẩm “Người lính Gơboa bị trọng thương” hay “Người chiến binh Gô-loa giết vợ và tự sát”… Hoặc
phức tạp hơn trong phong cách diễn tả.
Nghệ thuật hội họa, đồ họa Hi Lạp
Ai Cập cùng với các cơng trình kiến trúc cịn tồn tại một số bích họa.
Nhưng ở Hi Lạp, hội họa hầu như khơng cịn giữ được tác phẩm nào. Các tác giả,
tác phẩm danh tiếng của Hi Lạp cổ đại còn được lưu truyển trong sách, truyện.
Qua đó biết đến nghệ thuật hội họa với những tên tuổi như A-pen-lơ, Giơ-xít với
tác phẩm vẽ “Ngựa”, “Chú bé với lẵng nho”, Pô-lin-hơ với “Trận Ma-ra-tông”,
“Chiếm thành Tơ-roa”…
Ngoài căn cứ trên, các nhà nghiên cứu đã không bỏ qua một nguồn tài liệu
phong phú cho nghệ thuật vẽ hình mang tính đồ họa. Đó là những hình vẽ trên
những chiếc bình cổ Hi Lạp. Các họa sĩ trang trí lưu ý đặc biệt đến yếu tố nét,
mảng trong các hình vẽ. Đề tài thay đổi qua các thời kỳ, từ thần thoại thời kỳ đầu
cho đến cảnh sinh hoạt, phong cảnh lịch sử…
1.5.1.3 Mỹ thuật La Mã

Theo truyền thuyết, La Mã được thành lập ở vùng Bảy đồi vào năm 753
tr.CN. Năm 260 tr.CN La Mã trở thành một quốc gia mạnh mẽ nhất ở vùng Địa
Trung Hải, La Mã chiếm Macedon và đưa Hi Lạp vào quyền thống trị của mình.
Tuy nhiên, về mặt nghệ thuật Hi Lạp lại chinh phục được La Mã. Người Hi Lạp


đã mang đến cho người La Mã nghệ thuật, văn chương, thấn thoại… Nghệ thuật
Hi Lạp đã ảnh hưởng lớn đến nghệ thuật La Mã.
Nền mỹ thuật La Mã được hình thành do nhiều nguồn ảnh hưởng. Một là
của Hi Lạp, hai là nghệ thuật của tộc người Ê-tơ-rúc-xcơ, một tộc người sống ở
các quốc gia đô thị ở Bắc Mĩ và chịu ảnh hưởng của người Hi Lạp. Nền văn hóa
La Mã là nơi hội tụ của nhiều tinh hoa văn hóa của nhiều vùng khác nhau trên thế
giới. Mặc dù vậy, La Mã vẫn có những sáng tạo riêng rất đặc sắc về nghệ thuật.
- Kiến trúc La Mã cổ đại:
Nếu ở Hi Lạp, đền thờ và các cơng trình cơng cộng được xây dựng to lớn,
tráng lệ, nhà ở Hi Lạp lại nhỏ bé, khiêm tốn thì ở La Mã, sau khi khi chiếm được
vùng đất nào, người La Mã lập tức cho xây dựng, quy hoạch đơ thị, tạo nên tiện
nghi cho cuộc sống của mình. Trong kiến trúc La Mã, kiến trúc thế tục được đặc
biệt chú trọng và phát triển. Sự nổi tiếng và vĩ đại của La Mã chính là ở loại hình
kiến trúc này.
Kiến trúc thời La Mã cổ đại rất phong phú. Trong đó nổi lên là các kiến
trúc cơng cộng như trụ sở Viện nguyên lão, đền thờ, cửa hàng, kho chứa, nhà
tắm… Ngồi ra, cịn có các thể loại kiến trúc phục vụ cho nhu cầu về mặt tinh
thần như khải hồn mơn, nhà hát, các trụ biểu hay đấu trường… nhằm tơn vinh
các chiến cơng, chiến tích của các hoàng đế La Mã. Người La Mã cũng rất sáng
tạo trong thể loại nhà ở tập thể. Mỗi tòa cao 5 tầng và có 5 căn hộ sinh sống ở đó.
Đi theo kiến trúc, trong quy hoạch đơ thị người La Mã đã chú ý đến các cơng
trình cấp, thoát nước.
Trong tất cả các thể loại kiến trúc La Mã, người La Mã đều sử dụng vòm
cuốn nhiều kiểu. Họ tỏ ra biệt tài trong việc xây dựng mái vịm với kĩ thuật điêu

luyện. Điều này khơng xuất hiện trong nghệ thuật kiến trúc Hi Lạp, một phần do
vật liệu sử dụng trong kiến trúc Hi Lạp chủ yếu là bằng đá. Ở La Mã có sự kết
hợp của nhiều vật liệu: gạch, đá…
Điêu khắc La Mã cổ đại


Nghệ thuật La Mã có nhiều điểm giống với nghệ thuật Hi Lạp. Nhưng đó
khơng phải là tất cả. Bỏ qua phần chịu ảnh hưởng của Hi Lạp thì La Mã có nhiều
sáng tạo riêng mang phong cách nghệ thuật độc đáo. Một biểu hiện ngồi kiến
trúc, chính là sự sáng tạo trong nghệ thuật điêu khắc. Ở La Mã có nhiều tượng
chân dung, nhất là chân dung của các hồng đế. Các tượng chân dung La Mã
mang tính tả thực cao và đặc tả tính cách nhân vật rõ rệt. Bên cạnh các chân dung
hoàng đế La Mã vừa mang tính hiện thực vừa mang tính lí tưởng hóa cịn có một
chân dung hồn tồn mang tính hiện thực một cách sâu sắc. Loại chân dung này
mang đậm chất La Mã hơn. Chân dung kiểu này trong nghệ thuật điêu khắc Hi
Lạp chưa thấy xuất hiện.
Đặc điểm của mỹ thuật La Mã cổ đại
Trong mỹ thuật La Mã cổ đại, hai loại hình nghệ thuật kiến trúc và điêu
khắc phát triển, bên cạnh đó cịn có những bức tranh ghép mảnh, các mảnh đá
đẹp, quý, sẵn có ở địa phương được ghép để thành tranh trang trí.
Kiến trúc La Mã phát triển với nhiều thể loại và phong phú, đáp ứng nhu
cầu cả về mặt vật chất và tinh thần cho cuộc sống của người La Mã. Kích thước
thường to lớn và đồ sộ. Có ảnh hưởng của kiến trúc Hi Lạp nhưng cũng có nhiều
điểm sáng tạo, đổi mới, đặc biệt là sự thành công trong việc ghép các tảng đá hình
cái nêm để tạo mái vịm, mái cung.
Khắc hẳn với cái đẹp thanh lịch, tao nhã, nhẹ nhàng của nghệ thuật Hi Lạp,
điêu khắc La Mã đặc biệt sáng tạo trong thể loại tượng chân dung và những phù
điêu mang tính lịch sử.
1.5.2 Mỹ thuật Phục hưng
Trước khi bước sang thời kỳ Phục hưng, mỹ thuật cũng như các loại hình

nghệ thuật khác đã phải trải qua một giai đoạn được gọi là “thời kỳ đen tối Trung
cổ” với sự sụp đổ của đế chế hùng mạnh La Mã. Ở thời kỳ này, một tôn giáo mới
xuất hiện, đạo Ki-tơ đã được chính thức cơng nhận là đạo chính ở La Mã, cũng
như ở châu Âu. Dưới sự chi phối của tôn giáo, phong cách kiến trúc nhà thờ Ki-tô


giáo ra đời, điêu khắc với những bức phù điêu trang trí với đề tài hoa lá, thể loại
tranh khn khổ nhỏ với chức năng minh họa cho các sách thánh kinh được phát
triển. Nghệ thuật thời trung cổ đã tạo ra một biển người phù hợp với lí tưởng tơn
giáo, niềm tin tơn giáo, ít chất hiện thực nhưng giàu tính siêu hình thần bí và biểu
hiện cảm xúc, tình cảm tơn giáo: kiểu người mộ đạo thành kính.
Sau thời cổ đại, tình hình xã hội thay đổi. Tơn giáo ngự trị trong xã hội,
hướng cái đẹp lên thế giới của Cha – Con và thánh thần, thế giới thiên đàng vĩnh
hằng. Nghệ thuật mang tính nhân văn của Hi Lạp và La Mã cổ bị hạn chế, không
được tiếp tục phát triển. Thay vào đó là một nền nghệ thuật tôn giáo phát triển gần
như độc quyền. Điều này tạo cơ sở để các nhà tư tưởng Phục hưng cách tân và
đưa ra phong cách nghệ thuật mới, thay đổi một quan niệm sáng tạo nghệ thuật.
Mỹ thuật Phục hưng Ý
Phục hưng có nghĩa là sự tái sinh hay hồi phục. Người Ý cho rằng nền nghệ
thuật vẻ vang của họ thời La Mã cổ đại đã bị phá hủy cùng với việc sụp đổ của đế
chế La Mã, vì vậy sứ mệnh của họ là phải làm cho nghệ thuật được sống lại. Và
phong trào văn hóa Phục hưng ra đời.
Mặt khác, ở Ý thời kỳ này có nhiều trung tâm kinh tế phồn vinh, chính trị
ổn định, tạo điều kiện cho nhiều tư tưởng mới phát triển. Mạnh mẽ nhất là tư
tưởng nhân văn, đề cao giá trị của con người. Ở đây khơng cịn tư tưởng lấy thánh
thần đo mọi giá trị, là trung tâm của vũ trụ. Nghệ thuật không những được tái sinh
mà cịn phát triển đến đỉnh cao trên cơ sở hồn cảnh xã hội mới. Phong trào Phục
hưng bắt đầu từ cuối thế XIII, đầu thế kỉ XIV và đến cuối thế kỉ XVI mới kết
thúc, khởi đầu từ các đô thị ở miền bắc nước Ý sau đó lan sang các nước châu Âu
khác như: Hà Lan, Pháp, Anh, Đức…

Các giai đoạn phát triển của mỹ thuật thời kỳ Phục hưng
- Thời tiền Phục hưng:
Có thể nói mỹ thuật thời kỳ Phục hưng bắt đầu ở Ý với trung tâm là Phờlo-răng-xơ và Giê-nơ vào cuối thế kỉ XIV. Sang thế kỉ XV mỹ thuật thời kỳ Phục
hưng phát triển mạnh hơn, tuy vậy về phong cách nghệ thuật chưa hoàn toàn định


hình, vì vậy thời kỳ này được gọi là thời kỳ tiền Phục hưng. Quan niệm hiện thực
được chú trọng, con người xuất hiện trong tranh giống như trong cuộc đời: sống
động và giàu tình cảm.
Ở thời kỳ này kiến trúc thế tục vượt qua trình độ phát triển của kiến trúc tôn
giáo. Kiến trúc thời kỳ này là sự kết hợp thể thức kiến trúc trung cổ với nghệ thuật
kiến trúc La Mã. Trong thiết kế dành vị trí quan trọng cho nóc trịn trên đồ án hình
vng.
- Thời kỳ Phục hưng phát triển:
Thế kỉ XVI được coi là thế kỉ cổ điển Phục hưng. Theo cách hiểu trong
nghệ thuật thì thời kỳ cổ điển của một nền nghệ thuật chính là các tác phẩm ở thời
kỳ đó đạt tới đỉnh cao, hồn thiện, mẫu mực và định hình về phong cách. Mỹ
thuật thời kỳ này chứng kiến sự phát triển của hội họa, điêu khắc cũng như kiến
trúc với tên tuổi nổi tiếng của kiến trúc sư nổi tiếng nhất thời kỳ Phục hưng: Đôna-tô Bra-măng-tơ (Donato Bramate) với cơng trình kiến trúc nhà thờ thánh Pi-e
(Saint Pierne).
Trước Phục hưng, tranh trên giá chưa thực sự phát triển. Suốt thời kỳ cổ đại
và thời trung cổ, thể loại tranh được sử dụng mạnh nhất là bích họa, gắn liền với
kiến trúc. Chưa bao giờ hội họa lại phát triển và đạt được nhiều thành công như ở
thời kỳ Phục hưng với các thể loại tranh được các họa sĩ ưa thích như: tranh chân
dung, tranh tơn giáo, tranh sinh hoạt…Nhiều danh họa nổi tiếng của thời kỳ này
như: Lê-ô-na đờ Vanh-xi, Giốt-tô đi Bôn-đô-nê (Giotto di Bondone), Đô-na-ten-lô
(Donatello), Ma-dắc-xi-ô (Masaccio), Bô-ti-xen-li (Botticelli), Mi-ken-lăng-giơ
Bu-ô-na-rô-ti (Michel Ange Buonarroti), Ra-pha-en Xăng-ti (Raphael Santi)…
cùng với các tác phẩm xuất sắc, trở thành những kiệt tác được lưu giữ đến tận
ngày nay.

1.5.3 Mỹ thuật châu Âu thế kỉ XVII, XVIII, XIX, XX và XXI
Sự hình thành và phát triển các xu hướng nghệ thuật


Từ giữa thế kỉ XVI, tình hình châu Âu có nhiều biến động, bắt đầu là
phong trào cải cách tôn giáo, Tân giáo mới (Tin lành) được hình thành. Cải cách
tôn giáo đã phần nào ảnh hưởng đến sự phát triển của nghệ thuật tạo hình.
Tình hình nghệ thuật thế kỉ XVII cũng có sự thay đổi khơng phải chỉ có
một xu hướng nghệ thuật như thời kỳ trước, bên cạnh nghệ thuật Cổ điển là nghệ
thuật Ba-rốc. Những phát kiến địa lý được công bố đã tạo điều kiện cho sự giao
lưu văn hóa Đơng – Tây, góp phần làm phong phú và đa dạng về phong cách nghệ
thuật, nhiều trung tâm nghệ thuật phát triển hơn thế kỉ XVI, bên cạnh Ý là Tây
Ban Nha, Hà Lan, Pháp…
Một số xu hướng nghệ thuật tiêu biểu từ thế kỉ XVII đến thế kỉ XIX
- Nghệ thuật Ba-rốc (Baroque):
Theo từ điển Mỹ thuật phổ thông, “Hội họa Ba-rốc chỉ rõ một phong cách
nghệ thuật bắt nguồn từ nghệ thuật Phục hưng Ý, sau đó lan rộng ra khắp châu
Âu…
Nghệ thuật Ba-rốc ở Ý với các họa sĩ như: anh em họa sĩ họ Ca-rát-xơ mà
đại diện là An-ni-ban Ca-rát-xơ và họa sĩ Ca-ra-va-giơ. Tranh thời kỳ Phục hưng
hướng đến sự hài hòa, cân đối của các yếu tố như đường nét, hình khối, bố cục,
hài hịa, ánh sáng... thì ánh sáng trong tranh của Ca-rát-xơ và họa sĩ Ca-ra-va-giơ
được tập trung vào những phần chính, phần trọng tâm của tác phẩm. Tuy nhiên,
ánh sáng trong tranh Ca-ra-va-giơ là ánh sáng tương phản, mạnh mẽ, tự nhiên
khác với anh em Ca-rát-xơ đi theo hệ thống lí thuyết cơ bản. Cùng với Ca-ra-vagiơ thể loại tranh tĩnh vật ra đời.
Nghệ thuật Ba-rốc ở xứ Phờ-lăng-đrơ (Flandre) ở Bắc Âu với nghệ sĩ nổi
tiếng nhất là Pi-e Pôn Ru-ben-xơ (Pierre Paul Rubens). Màu sắc trong tranh rất
giàu sắc thái, rực rỡ, trong sáng, sống động, ảnh hưởng trong lối diễn tả ánh sáng
của Ca-ra-va-giơ.
Nghệ thuật Ba-rốc ở Tây Ban Nha với đại diện tiêu biểu Vê-lát-skê, ông

cũng chịu ảnh hưởng lỗi vẽ của Ca-ra-va-giơ. Điểm nổi bật nhất trong tranh của
Vê-lát-skê là sự chân thật, sức sống và cảm xúc.


Nghệ thuật Hà Lan cũng xây dựng cho mình một nền mỹ thuật mới, thốt
khỏi mỹ thuật phong kiến, tơn giáo… Các thể loại tranh đều được phát triển từ
tranh sinh hoạt, tranh chân dung, tranh phong cảnh… Tại Hà Lan cịn có một
trường họa lớn. Danh họa đã làm rạng danh nghệ thuật Hà Lan là Rem-brăng.
Một họa sĩ tài ba về ánh sáng và bóng tối.
- Nghệ thuật cổ điển:
Nghệ thuật theo chủ nghĩa cổ điển là tinh thần sùng bái, tôn thờ cổ đại. Các
nghệ sĩ say mê và lấy cổ đại làm mẫu mực sáng tác. Bố cục trong sáng, hài hòa,
cân đối. Màu sắc được đặt xuống hàng thứ hai, sự chuyển tiếp ánh sáng không
mạnh mẽ như tranh của Ba-rốc. Họa sĩ tiêu biểu cho nghệ thuật cổ điển là là họa
sĩ người Pháp Ni-cô-la Pút-sanh (Nicolas Poussin).
- Nghệ thuật Hiện thực:
Nghệ thuật Hiện thực theo đuổi theo đuổi các đẹp ngay trong thực tế cuộc
sống. Họa sĩ tìm cảm hứng sáng tác ngay từ cuộc sống bình thường, những con
người bình thường trong xã hội và đưa họ vào trong tranh một cách trân trọng đẹp
đẽ. Không giống với các xu hướng nghệ thuật khác, chủ yếu xoay quanh chủ đề
lịch sử, tôn giáo, thần thoại với lối vẽ kinh điển. Hiện thực ngay cả trong kĩ thuật,
ánh sáng trong tranh dường như thực hơn, rực rỡ hơn. Đại diện tiêu biểu của
Nghệ thuật Hiện thực là họa sĩ người Pháp Gút-sta-vơ Cuốc-bê (Gustave Courbe).
- Xu hướng Nghệ thuật Ấn tượng:
Trước trường phái Ấn tượng, đề tài rất được coi trọng. Sang đến nghệ thuật
Ấn tượng, đề tài chỉ còn là cái cớ để vẽ tranh. Hiệu quả của ánh sáng và cảm xúc
của họa sĩ quan trọng hơn đề tài.
Cùng với sự ra đời đầy tính cạnh tranh của chiếc máy ảnh, các họa sĩ đã
phải thay đổi quan niệm cũng như cách vẽ. Một loại tranh mới, hoàn toàn khác
các loại tranh “kinh viện” hay nhà trường. Trên thể loại tranh đó, mọi ranh giới

của đường nét, mảng khối, xa gần, bố cục… bị xóa nhịa. Tất cả chỉ cịn là những
nét bút, vệt màu rực rỡ với mong muốn đem lại cho người xem cảm xúc, “Ấn
tượng” sâu sắc về những con người và cảnh vật.


×