Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

đề xuất mô đun đào tạo nhằm giúp giáo viên tăng cường các phương pháp tạo hứng thú cho sinh viên, góp phần nâng cao hiệu quả của việc dạy tiếng anh cơ bản tại trường đại học công nghiệp hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (347.1 KB, 25 trang )


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN ĐẠI HỌC TỔNG HỢP BATANGAS
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Cộng hòa Philippin


NCS. BÙI THỊ NGÂN


ĐỀ XUẤT MÔ ĐUN ĐÀO TẠO NHẰM GIÚP GIÁO VIÊN TĂNG
CƯỜNG CÁC PHƯƠNG PHÁP TẠO HỨNG THÚ CHO SINH VIÊN,
GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA VIỆC DẠY TIẾNG ANH
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
Chuyên ngành: Ngôn ngữ và Văn học Anh


TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HỌC ANH



THÁI NGUYÊN - 2014

Chương trình được thực hiện tại:
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN



Người hướng dẫn khoa học: Dr. Maltida H. Dimaano



Phản biện 1:


Phản biện 2:
Phản biện 3:


Luận án được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án cấp đại học
họp tại:
Vào hồi giờ ngày tháng năm 2014



Có thể tìm luận án tại:
- Thư viện quốc gia
- Trung tâm học liệu, Đại học Thái Nguyên
- Thư viện Trung tâm Đào tạo và Phát triển Quốc tế
- Thư viện trường đại học tổng hợp Batangas, Philippin.


1
Chƣơng 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. MỞ ĐẦU
Giảng dạy tiếng Anh cho học sinh, sinh viên ở tất cả các bậc
học trong hệ thống giáo dục Việt Nam là một yêu cầu bắt buộc và có
vai trò quan trọng. Tiếng Anh là một trong sáu môn thi bắt buộc đối
với kỳ thi nghiệp Trung học phổ thông quốc gia. Sinh viên đại học và
học viên cao học đều phải học môn tiếng Anh như một môn học
chính khóa. Hơn nữa, ở Việt Nam, Quyết định số 1400 / QĐ-TTg
phê duyệt Đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc
dân giai đoạn 2008-2020” đã được ban hành ngày 30 tháng 9 năm
2008 càng khẳng định về tầm quan trọng của tiếng Anh.

Chúng ta mong đợi rằng đến năm 2020, phần lớn học sinh, sinh
viên Việt Nam tốt nghiệp các trường trung học, dạy nghề, các trường
cao đẳng và đại học sẽ có đủ tự tin để giao tiếp bằng tiếng Anh trong các
hội thoại hàng ngày, trong học tập và công việc ở môi trường tích hợp đa
văn hóa và đa ngôn ngữ cũng như biến ngoại ngữ thành một lợi thế
trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tạo hứng thú cho người học hay còn gọi là động lực đóng một
vai trò quan trọng trong việc giảng dạy và học tập tiếng Anh. Đó
cũng là một trong những yếu tố chính quyết định kết quả học tập.
Trong giảng dạy, có nhiều phương pháp có thể tạo hứng thú học tập
cho sinh viên. Ở sinh viên có động lực hay hứng thú học tập, các em
cho rằng giáo viên cần phải đầu tư nhiều thời gian để tìm ra những
phương pháp tạo hứng thú hoặc kỹ thuật giảng dạy phù hợp nhất với
đối tượng học sinh để bài giảng trở nên thành công hơn.


2
Có nhiều phương pháp tạo hứng thú cho sinh viên có thể được
sử dụng nhằm nâng cao hiệu quả của việc dạy và học ngoại ngữ.
Việc tạo hứng thú cho sinh viên không phải là một quá trình đơn
giản. Để có thể tạo hứng thú cho sinh viên, phương pháp giảng dạy
và và tính cách của giáo viên đóng một vai trò vô cùng quan trọng vì
chúng có vai trò quyết định đến kết quả học tập của sinh viên.
Mặc dù giáo viên đã có sử dụng các phương pháp tạo hứng thú
trong giảng dạy, nhưng giáo viên vẫn còn áp dụng các phương pháp
giảng dạy truyền thống như giao bài tập, soạn các bài kiểm tra từ
vựng, dạy ngữ pháp có sử dụng các công cụ trực quan và kiểm soát
lớp học bằng cách dạy và giải thích nội dung bài học trong suốt giờ
học mà không tạo điều kiện để cho sinh viên phát huy năng lực của
mình. Điều đó có nghĩa là trong giờ học, giáo viên vẫn là trung tâm,

chứ không phải sinh viên.
Là một thành viên trong Ban Giám hiệu trường Đại học Công
nghiệp Hà Nội - một trường đào tạo đa cấp, đa ngành tại Việt Nam
với 40 nghìn học sinh sinh viên, 1700 cán bộ viên chức trong đó có
1.400 là giáo viên, giảng viên, tôi đã lựa chon đề tài nghiên cứu “ Đề
xuất mô đun đào tạo nhằm giúp giáo viên tăng cường các phương
pháp tạo hứng thú cho sinh viên, góp phần nâng cao hiệu quả của
việc dạy tiếng Anh cơ bản tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội”
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu xác định mối liên hệ giữa các phương pháp giáo
viên tạo hứng thú cho sinh viên và kết quả học tập của sinh viên
trong chương trình tiếng Anh cơ bản và việc ứng dụng chúng trong
quá trình giảng dạy và học tập tiếng Anh tại trường Đại học Công


3
nghiệp Hà Nội, từ đó đề xuất một mô-đun đào tạo nhằm giúp giáo
viên tăng cường các phương pháp tạo hứng thú cho sinh viên, góp
phần nâng cao hiệu quả của việc dạy tiếng Anh cơ bản tại Trường
Đại học Công nghiệp Hà Nội”.
Cụ thể, nghiên cứu trả lời các câu hỏi sau:
1. Các thông tin của giáo viên là gì?
1.1. Độ tuổi
1.2. Giới tính
1.3. Quê quán
1.4. Quốc tịch
1.5. Trình độ học vấn
1.6. Số năm giảng dạy
2. Các phương pháp tạo hứng thú cho sinh viên nào được giáo
viên sử dụng trong giảng dạy chương trình tiếng Anh cơ bản?

3. Trình độ của sinh viên trong bài thi tiếng Anh cơ bản ở cấp
độ nào?
4. Có những mối liên hệ chặt chẽ nào giữa việc giáo viên sử
dụng phương pháp tạo hứng thú cho sinh viên và kết quả học tập
tiếng Anh của sinh viên không?
5. Mô-đun đào tạo nào có thể được đề xuất để nâng cao kết quả
học tập tiếng Anh của sinh viên?
1.3. Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này được cho là rất có ý nghĩa đối với lãnh đạo
nhà trường, lãnh đạo, giáo viên, sinh viên Khoa Ngoại ngữ và các


4
khoa khác tại Đại học Công nghiệp Hà Nội cũng như các nhà nghiên
cứu hiện tại và tương lai.
Đối với lãnh đạo và viên chức của trƣờng: Những phát hiện của
nghiên cứu này sẽ cung cấp thông tin cơ bản cho lãnh đạo nhà trường
về tầm quan trọng của các các phương pháp tạo hứng thú cho người
học trong việc giảng dạy môn tiếng Anh cơ bản. Từ đó có thể giúp
lãnh đạo nhà trường đề ra các kế hoạch xây dựng chương trình đào
tạo giáo viên nhằm giúp giáo viên tăng cường các phương pháp tạo
hứng thú cho sinh viên, góp phần nâng cao hiệu quả của việc dạy
tiếng Anh cơ bản tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội”
Đối với Khoa Ngoại ngữ: Kết quả của nghiên cứu này có thể giúp
cho lãnh đạo và giáo viên khoa ngoại ngữ biết được trình độ tiếng
Anh hiện tại của sinh viên đối với môn tiếng Anh cơ bản. Từ đó cũng
có thể giúp giáo viên cải thiện phương pháp tạo hứng thú cho sinh
viên đang được áp dụng trong giảng dạy tiếng Anh cơ bản. Hy vọng
rằng thông qua nghiên cứu này, giáo viên có thể lựa chọn tham gia
chương trình đào tạo phù hợp nhằm áp dụng có hiệu quả phương

pháp tạo hứng thú cho người học góp phần nâng cao chất lượng
giảng dạy tiếng Anh trong toàn trường.
Đối với các khoa khác trong Trƣờng Đại học Công nghiệp Hà
Nội: Nghiên cứu này sẽ giúp các khoa hiểu được tầm quan trọng của
việc sử dụng các phương pháp tạo hứng thú cho sinh viên. Điều này
có thể khuyến khích họ lựa chọn các phương pháp phù hợp nhất
nhằm nâng chất lượng dạy và nâng cao kết quả học tập của sinh viên.
Các nghiên cứu sinh: Nghiên cứu này có thể cung cấp những kiến
thức liên quan và nguồn tài liệu tham khảo giúp nghiên cứu sinh đưa
ra các đề xuất nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của việc sử dụng


5
các phương pháp tạo hứng thú cho sinh viên từ đó nâng cao kết quả
học tập của sinh viên.
Các nhà nghiên cứu tƣơng lai: Nghiên cứu này có thể được sử dụng
cho các nhà nghiên cứu, những người muốn tiến hành một nghiên
cứu tương tự. Các nhà nghiên cứu tương lai có thể sử dụng nghiên
cứu này cho phần tổng quan cũng như minh chứng cho những phát
hiện của họ.
1.4. PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN CỦA NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu tiến hành khảo sát các phương pháp tạo hứng thú
cho sinh viên mà giáo viên đã áp dụng trong quá trình giảng dạy môn
tiếng Anh cơ bản. Các thông tin nhân khẩu học của giáo viên bao
gồm tuổi, giới tính, quê quán, hộ tịch, trình độ chuyên môn và số
năm kinh nghiệm giảng dạy. Trình độ tiếng Anh của 385 sinh viên
năm thứ nhất trong năm học 2013-2014 và 125 giáo viên hiện đang
giảng dạy tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đã được đề cập
trong nghiên cứu này. Nghiên cứu cũng tìm ra các mối liên hệ có ý
nghĩa giữa các phương pháp tạo hứng thú cho sinh của giáo viên và

kết quả học tập của sinh viên môn tiếng Anh cũng như đề xuất một
mô-đun đào tạo nhằm giúp giáo viên tăng cường các phương pháp
tạo hứng thú cho sinh viên, góp phần nâng cao hiệu quả của việc dạy
tiếng Anh cơ bản
Sinh viên năm thứ hai, thứ ba và thứ tư không bao gồm trong
nghiên cứu. Kết quả của nghiên cứu chỉ giới hạn trong các dữ liệu
đối với sinh viên năm thứ nhất và được thu thập trong năm học 2013-
2014 tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.



6
Chƣơng 2
TỔNG QUAN
2.1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
Chương này trình bày các khái niệm và tổng hợp nghiên cứu
trước đây có liên quan, đồng nêu các khung khái niệm, giả thuyết và
định nghĩa các thuật ngữ được sử dung trong nghiên cứu này. Những
lý thuyết này là nền tảng rất quan trọng đối với nghiên cứu này
TỔNG HỢP
Các khái niệm liên quan và nghiên cứu trước đây được tổng
hợp để hỗ trợ việc định nghĩa các khái niệm được dùng trong nghiên
cứu này. Quan điểm của Gorham, Harmes, Kabilan và Brown về bối
cảnh dạy và học, kiến thức nền đa dạng, sở thích và khả năng học
ngôn ngữ khác nhau của sinh viên đã góp phần cung cấp cơ sở lý
luận cho chủ đề dạy và học Tiếng Anh. Các khái niệm về động lực
của Elliott và Dweck, Ames, Deci, Maslow, Skinner, Nichols và de
Charmes góp phần giải thích ý nghĩa của động lực. Quan điểm của de
Cenzo, Robbins và Coulter là coi động lực như một nét tính cách hay
hành vi cá nhân, điều này cung cấp cách nhìn khác khi thảo luận về

động lực của sinh viên trong học tập. Còn các quan điểm của tác giả
Beck về động lực và các kỹ thuật dạy cung cấp cơ sở lý thuyết về
việc giáo viên ứng dụng đa dạng các kỹ thuật tạo hứng thú học.
Bàn về kết quả học của sinh viên, các ý kiến của Villabos,
Wiggins, Meyer và Airasian cũng như Bandura, Lupdag, Atkinson
đều được xem xét trong quá trình thảo luận.
Bên cạnh đó, tác giả còn tham khảo quan điểm của
Widdowson, Tolimson và Frank về tài liệu sử dụng trong lớp học,
cách phân loại tài liệu và module đào tạo. Đây là cơ sở lý thuyết để


7
thiết kế tài liệu giảng dạy dưới dạng một module – được coi là đầu ra
của nghiên cứu.
Nghiên cứu của Lasagabaster, Dornyei và Sakui có điểm
chung với nghiên cứu này là cùng nghiên cứu về động lực nhưng
khác về lĩnh vực quan tâm. Lasagabaster bàn về mối quan hệ giữa
động lực với khả năng thành thạo ngôn ngữ. Dornyei quan tâm đến
các chiến lược vĩ mô để nâng cao động lực trong khi Sakui tập trung
vào viễn cảnh và mặt tối của động lực. Còn trọng tâm của nghiên cứu
này là các kỹ thuật giúp tạo động cơ của giáo viên và mối quan hệ
với kết quả học Tiếng Anh của sinh viên.
Các nghiên cứu của Bernaus, Ud Din, Zarif và Warden cũng
tương tự với nghiên cứu này và các nghiên cứu trên vì cùng bàn về
chủ đề động lực nhưng khác về lĩnh vực. Nghiên cứu này cũng về
động lực nhưng tập trung nhiều hơn vào các kiểu kỹ thuật tạo động
lực mà giáo viên dạy Tiếng Anh sử dụng và xác định sự tiến bộ trong
kết quả học môn Tiếng Anh và mối quan hệ với hồ sơ nhân khẩu học
của giáo viên.
Nghiên cứu của Henebry và Pickens cũng có điểm tương đồng

với nghiên cứu này. Nhưng Henebry đánh giá các lý thuyết về động
lực và xác định các biện pháp làm tăng động lực của nhân viên còn
Picken tập trung vào nhận thức liên quan đến động lực học sinh học
môn khoa học ở trường phố thông và các chiến lược của GV giúp
tăng động lực. Nghiên cứu này tập trung vào mối quan hệ của các kỹ
thuật tạo hứng thú của giáo viên và kết quả học môn Tiếng Anh cơ
bản tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, cùng với đó kết quả đầu
ra là một mô đun đào tạo.
Vì vậy, mặc dù có một số điểm tương đồng nhưng nghiên cứu
này không trùng khớp với bất cứ nghiên cứu nào trước đây mà có nó
mang nét khác biệt.


8
2.2. KHUNG KHÁI NIỆM
Cùng với những mối quan tâm này, nghiên cứu đã sử dụng
phương pháp tiếp cận hệ thống để trình bày nghiên cứu. Các khái
niệm bao gồm đầu vào, quy trình và đầu ra như trong Hình 1.
ĐẦU VÀO QUY TRÌNH ĐẦU RA






INPUT




















Mô-đun đào
tạo đề xuất








Đánh giá
thông qua:

Bảng câu hỏi
điều tra


Đề thi giáo
viên ra



A. Thông tin
giáo viên:
Độ tuổi
Giới tính
Quê quán
Hộ tịch
Trình độ
chuyên môn
Số năm
giảng dạy
B. Các phương
pháp tạo
hứng thú cho
sinh viên
C. Kết quả bài
thi tiếng
Anh cơ bản:
Đọc
Viết
Nói
Nghe


9

Hình 1 trình bày mô hình nghiên cứu của nghiên cứu đóng vai
trò như một bàn đạp trong quá trình tiến hành nghiên cứu này. Đầu
vào bao gồm các thông tin của những người trả lời bảng câu hỏi điều
tra là giáo viên như độ tuổi, giới tính, quê quán, hộ tịch, trình độ học
vấn, số năm kinh nghiệm giảng dạy. Phần đầu vào cũng bao gồm mô
hình các phương pháp tạo hứng thú cho sinh viên được giáo viên sử
dụng trong quá trình giảng dạy môn tiếng Anh cơ bản và kết quả học
tập của sinh viên môn tiếng Anh.
Các ô quy trình liên quan đến việc điều tra các thông tin của
những giáo viên trong mối liên hệ với mô hình tạo động lực họ áp
dụng trong giảng dạy tiếng Anh cơ bản và kết quả học tập của sinh
viên ở môn tiếng Anh. Những kết quả này được đánh giá thông qua
việc sử dụng các công cụ thu thập dữ liệu, bảng câu hỏi khảo sát và
các cuộc phỏng vấn được tiến hành với các giáo viên. Từ việc đánh
giá thực hiện, ô thứ ba của mô hình mô tả đầu ra của nghiên cứu là
một mô-đun đào tạo đề xuất để nâng cao kết quả học tập môn tiếng
Anh cơ bản của sinh viên.
Chƣơng 3
PHƢƠNG PHÁP VÀ QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU
Chương này giới thiệu môi trường nghiên cứu, cấu trúc nghiên
cứu, đối tượng nghiên cứu, các công cụ thu thập dữ liệu, quy trình
thu thập dữ liệu và phương pháp xử lý thống kê số liệu.
Cấu trúc nghiên cứu
Nghiên cứu này đã sử dụng phương pháp mô tả để xác định
các mối quan hệ giữa các phương pháp tạo hứng thú của giáo viên,


10
kết quả học tập môn tiếng Anh cơ bản của sinh viên và ứng dụng của
nó trong giảng dạy và học tập môn tiếng Anh tại trường Đại học

Công nghiệp Hà Nội.
Theo Best và Kahn (2007), phương pháp nghiên cứu bao gồm
các điều kiện, các niềm tin thực hành, các quy trình, các mối quan hệ
hoặc các xu hướng được gọi là "nghiên cứu điều tra mô tả".
Phương pháp mô tả-tương quan sẽ là phương pháp thích hợp
nhất cho nghiên cứu này vì nó xác định được mối tương quan giữa
hai hay nhiều biến, theo Gay (1987). Mức độ liên quan được biểu
hiện bằng một hệ số tương quan bởi vì nghiên cứu này sẽ xác định
các mối quan hệ giữa các phương pháp tạo hứng thú học tập của sinh
viên và kết quả học tập môn tiếng Anh cơ bản của sinh viên theo 3
mức là cao, trung bình và thấp.
Môi trƣờng nghiên cứu
Đại học Công nghiệp Hà Nội (HaUI) là một trong những
trường đại học công lập lớn nhất ở Việt Nam bao gồm 3 cơ sở với
300 phòng học, giảng đường và các phòng thí nghiệm. Là một trung
tâm đào tạo công nghiệp đa cấp, đa lĩnh vực hàng đầu tại Việt Nam,
Đại học Công nghiệp Hà Nội có hơn 40 nghìn sinh viên, 1700 cán bộ
viên chức trong đó có 1400 giáo viên và giảng viên. 75% các giảng
viên có trình độ sau đại học. HaUI đào tạo các ngành mà xã hội đang
có nhu cầu ở 6 trình độ khác nhau, bao gồm đào tạo sau đại học, đại
học, cao đẳng chuyên nghiệp, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng
nghề và trung cấp nghề. Để theo kịp với các tiến bộ về đào tạo,
chuyển giao công nghệ và nghiên cứu khoa học trong khu vực và
toàn cầu, HaUI đã thiết lập các mối liên kết với các đối tác nước
ngoài trong nhiều chương trình và các lĩnh vực hợp tác đa dạng.


11
Đối tƣợng nghiên cứu
Có 385 sinh viên được chọn trong tổng số 10 nghìn sinh viên

năm thứ nhất học môn tiếng Anh cơ bản đến từ 150 lớp theo công
thức của Slovin với năm phần trăm (5%) sai số và 125 giáo viên
tiếng Anh của trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (HaUI), Việt
Nam trong năm học 2013-2014.
Công cụ thu thập dữ liệu
Bảng câu hỏi điều tra. Bảng câu hỏi này được thiết kế để xác định
các phương pháp tạo hứng thú cho sinh viên. Trong bảng câu hỏi
này, thông tin nhân khẩu học của các giáo viên cũng đã được xác
định dựa trên độ tuổi, giới tính, quê quán, hộ tịch, trình độ học vấn
cũng như số năm kinh nghiệm giảng dạy.
Các câu trả lời của giáo viên về tần suất sử dụng được dựa trên
thang đo điểm số của một thang Likert ở đó các giá trị số được gán
cho tần số tương ứng
Tương tự như vậy, những phản hồi của giáo viên về mức độ
quan trọng được dựa trên thang đo điểm số của một thang Likert ở đó
các giá trị số được gán cho mức độ quan trọng tương ứng
Đề thi do giáo viên soạn. Đề thi này được thiết kế để đánh giá kết
quả học tập môn tiếng Anh cơ bản của sinh viên năm thứ nhất.
Quy trình thu thập dữ liệu
Các khái niệm và tổng quan đã được sử dụng để giúp nghiên
cứu sinh có kiến thức về nghiên cứu này. Các sách, các tạp chí, các
tài liệu đọc tham khảo khác, các nghiên cứu đã và chưa được công bố


12
và các tài liệu tham khảo trực tuyến đã được sử dụng để hỗ trợ cho
nghiên cứu hiện tại.
Nghiên cứu đã sử dụng hai công cụ thu để thập dữ liệu: Bảng
câu hỏi điều tra và bài thi do giáo viên soạn. Các câu hỏi trong bài thi
giáo viên soạn đã được chạy thô trên đối tượng là các em sinh viên

năm thứ tư chuyên ngành tiếng Anh (BSED), trong khi các câu hỏi
của bảng câu hỏi điều tra cho giáo viên cũng tương tự được chạy thô
như vậy trên đối tượng là các học viên cao học của trường Đại học
Batangas để xác định mức độ phù hợp của các câu hỏi dành cho giáo
viên và học sinh tương ứng. Bảng câu hỏi điều tra cho giáo viên và
bài thi do giáo viên soạn cho học sinh cũng đã trải qua kiểm chứng
bởi các thành viên ban hội thẩm và chuyên gia trong lĩnh vực này.
Thư yêu cầu kiểm chứng cũng như các công cụ nghiên cứu đã tìm
kiếm và tài liệu hướng dẫn về các quy trình cũng đã được thực hiện.
Ngay sau khi bảng câu hỏi điều tra và bài thi đã được chuẩn bị,
tác giả đã viết thư đề nghị Hiệu trưởng trường HaUI cho phép tác giả
được tiến hành điều tra nghiên cứu đới với giáo viên khoa Ngoại ngữ
và sinh viên Nhà trường. Sau khi được lãnh đạo trường HaUI chấp
thuận, bảng câu hỏi điều tra được chuyển đến giáo viên để xác định
các phương pháp tạo hứng thú cho sinh viên được giáo viên sử dụng
trong giảng dạy môn tiếng Anh cơ bản. Bài thi do giáo viên soạn cho
sinh viên được sử dụng để đánh giá kết quả học tập môn tiếng Anh
cơ bản của sinh viên.
Trước khi điều tra đối với giáo viên , Khoa Ngoại ngữ tổ chức
một cuộc họp đối với 125 giáo viên tiếng Anh, có 105 người tham
dự. Mục đích của cuộc họp là để giải thích cho các giáo viên các câu


13
hỏi cũng như quy trình hoàn thành bảng câu hỏi điều tra. Giáo viên
được yêu cầu phải dành ít nhất một tiếng rưỡi để hoàn thành bảng
câu hỏi cho chính xác.
Đối với sinh viên, các em có 55 phút để hoàn thành bài thi
trong đó 10 phút đã được phân bổ để giải thích mục tiêu của bài thi
cũng như các hướng dẫn khác và 45 phút để trả lời các câu hỏi. Sau

đó, các bài thi được thu lại và mang về.
Tài liệu của tất cả các quy trình của việc tiến hành và quản lý
bảng câu hỏi cho cả giáo viên và sinh viên đều được thu thập lại.
Xử lý thống kê các dữ liệu
Các dữ liệu thu thập được đã trải qua quá trình xử lý thống kê
sau đây để nghiên cứu có được sự giải thích và phân tích ý nghĩa:
Hệ số Cronbach alpha. Hệ số này đã được sử dụng để đo độ thống nhất
bên trong của các điểm số của các kỹ thuật tạo động lực cấu thành.
Đếm tần số. Quá trình này đã được sử dụng để xác định số lượng các
câu trả lời cho mỗi mục.
Số trung bình. Bước này đã được sử dụng để xác định số điểm trung
bình của sinh viên trong bài thi do giáo viên soạn.
Tỷ lệ phần trăm. Số liệu này đã được sử dụng để xác định độ lớn
của tần số liên quan đến toàn bộ các câu trả lời.
Xếp hạng. Phương pháp này đã được sử dụng để xác định tầm quan
trọng theo thứ tự của các câu trả lời.
Độ lệch tiêu chuẩn. Độ lệch này đã được sử dụng để xác định các
mức độ chênh lệch của điểm số của sinh viên trong bài thi do giáo
viên soạn so với điểm trung bình.


14
Phƣơng sai. Số liệu này đã được sử dụng như một tham số khác để
ước tính sự thay đổi về điểm số của sinh viên trong bài thi do giáo
viên soạn so với điểm trung bình, được tính là bình phương độ lệch
tiêu chuẩn và được sử dụng làm cơ sở trong việc tính toán giá trị p
cho kiểm định T.
Kiểm định T. Phương pháp này đã được sử dụng để tìm ra sự khác
biệt trị số trung bình quan trọng của các dữ liệu được so sánh.
Chƣơng 4

TRÌNH BẦY VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU
1. Thông tin về giáo viên tham gia trả lời câu hỏi điều tra
Giáo viên dạy các khóa học tiếng Anh cơ bản tham gia trả lời các
câu hỏi điều tra của nghiên cứu bao gồm độ tuổi, giới tính, nơi sinh,
tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn và năm kinh nghiệm công tác
(Xem từ biểu bảng 1 đến biểu bảng 7).
2. Những phương pháp tạo hứng thú cho người học nào đã
được giáo viên áp dụng trong quá trình dạy tiếng Anh cơ bản (Biểu
bảng 8 – Liệt kê 48 phương pháp tạo hứng thú cho sinh viên được
giáo viên áp dụng, Biểu bảng 9 - Liệt kê 48 phương pháp tạo hứng
thú cho sinh viên, mức độ sử dụng các phương pháp và được đánh
giá theo các mức độ: 5. Luôn luôn (A), 4. Thường thường(O), 3.
Thỉnh thoảng (S), 2. Hiếm khi (R) và không bao giờ (N). Biểu bảng
10 - Liệt kê 48 phương pháp tạo hứng thú cho sinh viên, tầm quan
trọng của các phương pháp được đánh giá theo các tiêu chí: 5. Rất
quan trọng (VI), 4. Tương đối quan trọng (MI), 3. Hơi quan trọng
(SI), 2. Ít quan trọng (LI) và không quan trọng (NI).


15
3. Trình độ của sinh viên thông qua bài kiểm tra ở các lớp tiếng
Anh cơ bản. ( Biểu bảng 11- Trình độ của sinh viên thông qua bài
kiểm tra do giáo viên soạn, Biểu bảng 12- Xét về sự chênh lệch so
với tiêu chuẩn của từng nhóm sinh viên)
4. Mối quan hệ giữa các phƣơng pháp tạo hứng thú ngƣời học và
kết quả học tập của sinh viên đối với môn tiếng Anh. (Table 13 –
So sánh kết quả bài kiểm tra đối với 4 kỹ năng với mức độ sử dụng
48 phương pháp tạo hứng thú cho người học với giá trị p)
5. Đề xuất Mô đun đào tạo hƣớng dẫn giáo viên áp dụng các
phƣơng pháp tạo hứng thú cho sinh viên ( Biểu bảng 14- Liệt kê

các phương pháp tạo hứng thú cho người học dựa trên chiến lược dạy
học vĩ mô, Hệ số Cronbach alpha)
Chƣơng 5
TÓM TẮT, KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, KẾT LUẬN
VÀ ĐỀ XUẤT
Tóm tắt
Nghiên cứu này tập trung vào việc xác định mối quan hệ
giữa các phương pháp khơi dậy hứng thú cho người học và kết quả
học tập của sinh viên ở khoá học Tiếng Anh cơ bản, từ đó đề xuất
phương hướng dạy và học ngôn ngữ ở trường ĐH Công Nghiệp Hà
Nội nhằm xây dựng một mô đun mẫu để hướng dẫn giáo viên áp
dụng các phương pháp khơi dậy hứng thú cho người học. Mục đích
của nghiên cứu là tìm ra câu trả lời cho các vấn đề sau:



16
1. Thông tin cá nhân của giáo viên:
1.1. Tuổi
1.2. Giới tính
1.3. Nơi sinh
1.4. Địa vị xã hội
1.5. Học vị
1.6. Kinh nghiệm giảng dạy
2. Những phương pháp giảng dạy nào đã được áp dụng trong quá
trình dạy tiếng Anh cơ bản nhằm khơi dậy hứng thú cho người học?
3. Trình độ sinh viên trong khóa học tiếng Anh cơ bản thuộc
cấp độ nào?
4. Phương pháp giáo viên sử dụng để khơi dậy hứng thú cho
người học có mối liên hệ gì với kết quả học tập của sinh viên ở khoá

học Tiếng Anh cơ bản?
5. Mô đun mẫu nào có thể được đề xuất để hướng dẫn giáo
viên áp dụng các phương pháp tạo hứng thú cho sinh viên?
Để thu thập dữ liệu cho nghiên cứu, tác giả đã sử dụng phương
pháp nghiên cứu miêu tả kết hợp với với bảng câu hỏi điều tra, các
bài kiểm tra của giáo viên. Tác giả đã phát bảng câu hỏi điều tra cho
105 giáo viên và 255 sinh viên trong tổng số 10000 học viên của
trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. Công cụ phân tích số liệu tác
giả sử dụng gồm các bài kiểm tra đánh giá, mức độ chuyên cần, Hệ
số Cronbach alpha, xếp hạng và tính tỷ lệ phần trăm, tỷ lệ chênh lệch
so với yêu cầu, tính tỷ lệ trung bình.


17
Kết quả nghiên cứu
Từ các số liệu thu thập được, tác giả đưa ra các kết quả sau:
1. Thông tin cá nhân của giáo viên tham gia nghiên cứu
Về độ tuổi, giáo viên có độ tuổi từ 22 đến 38 tuổi chiếm tỷ lệ
cao nhất (14.29%). Điều này cho thấy số lượng lớn giáo viên của
trường Đại học Công nghiệp còn trẻ. Về giới tính, 95.24% (tương
đương 100 giáo viên được điều tra) là nữ. Điều này cho thấy tỷ lệ nữ
giới trong nghề sư phạm tại các trường Đại học ở Việt Nam rất cao
so với nam giới.
Về nơi sinh, giáo viên được điều tra được sinh ra ở 17 tỉnh
thành khác nhau ở Việt Nam trong đó 37.14% ở Hà Nội, 20% ở Hà
Nam. Đây là 2 tỉnh thành được đánh giá là có đội ngũ giáo viên nhiệt
tình, năng động trong phương pháp giảng dạy tiếng Anh.
Về địa vị xã hội, toàn bộ giáo viên tham gia điều tra là những
người đã lập gia đình, có địa vị xã hội và có gia đình cơ bản, có tinh thần
trách nhiệm cao và là tấm gương cho các em sinh viên. 61.9% giáo viên

trong cuộc điều tra giảng dạy dưới 5 năm kinh nghiệm, còn lại (31.1%)
trên 5 năm. Điều này cho thấy đội ngũ giảng viên còn rất trẻ.
2. Các phƣơng pháp tạo hứng thú cho ngƣời học đã đƣợc áp
dụng trong khoá học tiếng anh cơ bản.
Các phương pháp khơi dậy hứng thú cho người học áp dụng
trong khoá học tiếng anh cơ bản được xây dựng dựa trên 10 chiến
lược dạy học vĩ mô. 50% số người được hỏi đồng ý với 47 trong số
48 phương pháp tác giả nghiên cứu đề xuất, 43% đồng ý với 1
phương pháp còn lại. Trả lời cho mục hỏi về các quy định trong lớp


18
học (nằm trong 10 chiến lược dạy học); phát huy hiệu quả của các
hoạt động nhóm xếp thứ 7 trong khi 102 giáo viên được hỏi (tương
đương 97%) đồng ý rằng phương pháp khơi dậy hứng thú người học
thông qua việc đánh giá mức độ tiến bộ của sinh viên trong các bài
kiểm tra là quan trọng nhất trong chiến lược vĩ mô. Họ nhất trí cho
rằng các bài kiểm tra sẽ phản ánh đúng sự cố gắng và nỗ lực học tập
của các em.
Việc đánh giá các chiến lược vĩ mô dựa trên giá trị trung bình
của các phương pháp dạy học khơi dậy hứng thú cho người học, bao
gồm (1) đánh giá, công nhận nỗ lực học tập của học viên, (2) khuyến
khích sự tự tin của người học, (3) áp dụng hoạt động dạy học phù
hợp, (4) xây dựng không khí lớp học vui nhộn, (5) trình bày ý đồ sư
phạm hiệu quả, (6) làm quen với học viên, giúp họ hiểu được các giá
trị của ngoại ngữ, (7) nâng cao mục đích học tập của học viên, (8)
khuyến khích người học trong các hoạt động, (9) khơi dậy tinh thần
tự học trong mỗi học viên, (10) phát huy hiệu quả của các hoạt động
nhóm. Điều này cho thấy mặc dù có thể rất nhiều người đánh giá cao
1 phương pháp khơi dậy hứng thú người học nhưng phương pháp đó

cũng không thể được bổ sung vào trong các chiến lược vĩ mô này bởi
lẽ mỗi một phương pháp cần được đánh giá trên nhiều khía cạnh và
kỹ thuật khác nhau.
Về mức độ thực hiện 48 phương pháp khơi dậy hứng thú người
học, kết quả trung bình thu được là dưới 5.0 đối với tất các các
phương pháp. Điều này cho thấy giáo viên không thường xuyên áp
dụng các phương pháp này trong các bài giảng của mình để khơi dậy
hứng thú học tập của các em. Kết quả trung bình cao nhất là 4.4 gần
như tương đương với mức thang điểm cho phép 4.0 – là phương pháp


19
(25) giáo viên sử dụng ngôn ngữ nói để truyền đạt kiến thức và khơi
dậy hứng thú học tập. Giáo viên Việt Nam thường áp dụng 3 phương
pháp sau (2) khuyến khích sự tự tin của người học (Hệ số Cronbach
alpha =0.25), (8) khuyến khích người học trong các hoạt động (Hệ số
Cronbach alpha =0.54), (9) khơi dậy tinh thần tự học trong mỗi học
viên (Hệ số Cronbach alpha = 0.51).
Đánh giá về tầm quan trọng của các phương pháp, phương
pháp (10) khuyến khích học viên tự xác định mục tiêu học tập được
đánh giá quan trọng nhất với giá trị trung bình 4.6, truyền đạt kiến
thức bằng ngôn ngữ nói được cho là “rất quan trọng”. Theo chiến
lược vĩ mô, phương pháp (4) nâng cao mục đích học tập của học viên
xếp thứ 4. Chiến lược (3) khuyến khích sự tự tin của người học xếp
thứ 1.
Khi đánh giá về tầm quan trọng của các phương pháp vĩ mô,
khuyến khích sự tự tin của người học xếp thứ 1, hoạt động dạy học
phù hợp xếp thứ 2, trình bày ý đồ sư phạm hiệu quả xếp thứ 5. Các
phương pháp (1) đánh giá, công nhận nỗ lực học tập của học viên, (4)
xây dựng không khí lớp học vui nhộn, (7) nâng cao mục đích học tập

của học viên xếp thứ 4. Phương pháp (6) làm quen với học viên, giúp
họ hiểu được các giá trị của ngoại ngữ xếp thứ 5; phương pháp (8)
khuyến khích người học trong các hoạt động, (10) phát huy hiệu quả
của các hoạt động nhóm xếp 6.5. Phương pháp (9) khơi dậy tinh thần
tự học trong mỗi học viên xếp thứ 7. Kết quả phân tích trên cho thấy
sự khác biệt trong nhận thức về tầm quan trọng của các phương pháp
khơi dậy hứng thú người học và thực tế áp dụng các phương pháp
này của từng giáo viên. Đối chiếu với hệ số Cronbach alpha, 6/10


20
chiến lược vĩ mô có mức a>0.5, có nghĩa là giáo viên Việt Nam đã có
nhận thức về tầm quan trọng của 6 chiến lược này.
3. Mức độ hoàn thành bài kiểm tra của sinh viên ở các lớp tiếng
Anh cơ bản
Kết quả đánh giá qua các bài kiểm tra trình độ cơ bản cho thấy,
225 sinh viên được điều tra tại trường đại học Công Nghiệp Hà Nội
có kết quả thấp, trung bình đạt dưới 70%. Trong đó tỷ lệ phần trăm
trung bình cho các kỹ năng lần lượt là 43.5% với kỹ năng nghe,
42.3% với kỹ năng đọc, 45.9 với kỹ năng nói và 68.8% với kỹ năng
viết Kỹ năng viết là kỹ năng sinh viên đạt tỷ lệ phần trăm cao nhất.
Xét về sự chênh lệch so với tiêu chuẩn, kết quả học tập của
sinh viên cũng khác nhau với tỷ lệ phần trăm trung bình từ 17.6 đến
21.8. Trong các kỹ năng thực hành tiếng, kỹ năng nghe của sinh viên
là yếu nhất. Kỹ năng viết và kỹ năng đọc của sinh viên cũng đã được
cải thiện, tuy nhiên kỹ năng nói còn hạn chế vì khi các em học ở
trung học phổ thông và những kỳ đầu của đại học, các em học tiếng
anh cơ bản với trọng tâm là ngữ pháp, kỹ năng đọc và viết. Sinh viên
gặp khó khăn khi nghe và nói tiếng Anh vì hiểu biết hạn chế về văn
hoá cũng như ảnh hưởng của ngôn ngữ mẹ đẻ trong việc cảm nhận

âm và phát âm.
4. Mối quan hệ giữa các phƣơng pháp khơi dậy hứng thú ngƣời
học và kết quả học tập của sinh viên đối với môn tiếng Anh.
Nói chung khi đề cập đến mối quan hệ giữa các phương pháp
khơi dậy hứng thú người học và kết quả học tập của sinh viên đối với
môn tiếng Anh, cụ thể là đối với các kỹ năng thực hành trong Tiếng
Anh Cơ bản, các giá trị p là rất thấp, dưới .05. Điều này cho thấy việc


21
sử dụng các phương pháp khơi dậy hứng thú cho người học (cụ thể là
48 phương pháp) không có nhiều ảnh hưởng đến kết quả học tập của
sinh viên ở trình độ tiếng anh cơ bản, ngoại trừ 9 phương pháp hay
được áp dụng. Điều này cũng có nghĩa là cho dù giáo viên có áp
dụng 48 phương pháp này thì cũng không thể khẳng định được kết
quả học tập khả quan của sinh viên trong các bài kiểm tra ở trình độ
tiếng anh cơ bản.
Trong 4 kỹ năng thực hành tiếng Anh, giáo viên thường áp
dụng nhiều phương pháp khơi dậy hứng thú cho người học cho kỹ
năng đọc, sau đó là nghe và nói. Ba phương pháp được áp dụng
thường xuyên là (2) luôn thể hiện sự quan tâm đối với sinh viên,
(17) nhiệt tình giảng dạy, (28) khuyến khích, động viên sinh viên
trong học tập. Đây cũng là 3 phưonưg pháp mà những giáo viên
tham gia điều tra của trường Đại học Công Nghiệp lựa chọn
nhiều nhất. Như vậy, cho dù giáo viên có sử dụng các phương
pháp khơi dậy hứng thú cho người học trong các bài giảng của
mình thì cũng không làm cho kết quả học tập của sinh viên thêm
khả quan trong kỹ năng nghe và đọc.
5. Đề xuất Mô đun mẫu để hƣớng dẫn giáo viên áp dụng các
phƣơng pháp khơi dậy hứng thú cho học viên.

Mục đích của nghiên cứu là nhằm đề xuất 1 mô đun mẫu để
hướng dẫn giáo viên áp dụng các phương pháp khơi dậy hứng thú
cho học viên. Mô đun gồm 9 phần: tiêu đề, giới thiệu, thời gian thực
hiện, mục tiêu khoá học, bố cục, các hoạt động và chiến lược học, kết
quả học tập, đánh giá và phản hồi. Mô đun này tập trung vào 3 kỹ
năng mà sinh viên gặp khó khăn trong các bài kiểm tra là kỹ năng
đọc, nghe, nói. Các hoạt động và chiến lược học đối với mỗi kỹ năng


22
có liên quan chặt chẽ với các phương pháp khơi dậy hứng thú cho
người học.
Kết luận
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra kết luận sau:
1. Giáo viên tham gia điều tra còn rất trẻ, ở độ tuổi 22 đến 38,
sinh sau năm 1975, hầu hết đã lập gia đình.
2. Phần lớn giáo viên tham gia điều tra (37.14%) ở Hà Nội,
100% đã lập gia đình, 61.9% có 1 đến 5 năm kinh nghiệm.
3. Ba phương pháp khơi dậy hứng thú cho người đọc thường
được giáo viên Việt Nam áp dụng là (2) khuyến khích sự tự tin của
người học, (8) khuyến khích người học trong các hoạt động, (9) khơi
dậy tinh thần tự học trong mỗi học viên.
4. Những sinh viên tham gia điều tra ở trường Đại học Công
Nghiệp đều có kết quả thấp đối với tất cả các kỹ năng trong khoá học
tiếng anh cơ bản.
5. Nhìn chung, không có mối liên hệ rõ ràng giữa các phương
pháp giáo viên áp dụng để khơi dậy hứng thú cho người học với kết
quả học tập môn tiếng Anh của sinh viên .
6. Đề xuất mô đun mẫu gồm các hoạt động và chiến lược học
phù hợp với các phương pháp khơi dậy hứng thú cho người học

nhằm hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng giảng dạy tiếng Anh
cơ bản.



23
Đề xuất
Trên cơ sơ kết quả và kết luận đã nêu trong nghiên cứu, tác giả
đưa ra những đề xuất sau:
1. Xét duyệt mô đun mẫu trước khi áp dụng vào thực tế.
2. Tăng cường các giờ học dành riêng cho những sinh viên
yếu kém để giúp các em cải thiện kết quả học tập.
3. Cần tiến hành một nghiên cứu tương tự về các phương
pháp khơi dậy hứng thú cho người học trong khóa học tiếng anh
ở cấp độ khác.

×