Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG PHANH ABS TRÊN XE TOYOTA VIOS 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.52 MB, 63 trang )

BỘ CƠNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHIỆP HÀ NỘI
---------------------------------------

HỒNG THẾ THẮNG

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT Ô TÔ
TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG PHANH ABS TRÊN XE
TOYOTA VIOS 2019

CBHD: TS. Vũ Hải Quân
Sinh viên: Hoàng Thế Thắng
Mã số sinh viên: 2018606708

NGÀNH: CÔNG NGHỆ Ô TÔ
Hà Nội – Năm 2022


2

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................. 4
DANH MỤC BẢNG BIỂU ...................................................................... 5
DANH MỤC HÌNH ẢNH ........................................................................ 6
LỜI NÓI ĐẦU .......................................................................................... 9
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG PHANH TRÊN Ô TÔ .. 10
1.1. CÔNG DỤNG, YÊU CẦU VÀ PHÂN LOẠI............................. 10
1.1.1. Công dụng ............................................................................. 10
1.1.2. Yêu cầu ................................................................................. 10
1.1.3. Phân loại hệ thống phanh ...................................................... 11


1.2. KẾT CẤU CHUNG CỦA HỆ THỐNG PHANH ....................... 13
1.2.1. Cấu tạo chung ....................................................................... 13
1.2.2. Cơ cấu phanh ........................................................................ 14
1.3. HỆ THỐNG PHANH ABS (Anti-lock Braking System) ............ 18
1.4. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................ 21
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO, NGUYÊN LÍ HOẠT
ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG PHANH TRÊN XE TOYOTA VIOS 2019 ......... 22
2.1. GIỚI THIỆU VỀ XE TOYOTA VIOS 2019 .............................. 22
2.1.1. Lịch sử phát triển .................................................................. 22
2.1.2. Đặc tính kĩ thuật xe Toyota Vios 2019 ................................. 24
2.2. SƠ ĐỒ HỆ THỐNG PHANH TRÊN XE TOYOTA VIOS ........ 28
2.3. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÍ LÀM VIỆC CỦA HỆ
THỐNG PHANH ABS TRÊN XE TOYOTA VIOS 2019 ........................ 28


3
2.3.1. Cấu tạo hệ thống ABS........................................................... 28
2.3.2. Nguyên lí làm việc ................................................................ 29
2.3.3. Cơ cấu phanh ........................................................................ 34
2.3.4. Xi lanh chính ......................................................................... 36
2.3.5. Bộ trợ lực phanh.................................................................... 41
2.3.6. Các cảm biến tốc độ .............................................................. 48
2.3.7. Bộ điều khiển trung tâm ECU............................................... 49
2.4 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................. 50
CHƯƠNG 3. QUY TRÌNH KIỂM TRA BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA HỆ
THỐNG PHANH ............................................................................................ 51
3.1. QUY TRÌNH KIỂM TRA, ĐIỀU CHỈNH PHANH TAY .......... 51
3.1.1. Kiểm tra cần phanh tay ......................................................... 51
3.1.2. Điều chỉnh cần phanh tay...................................................... 51
3.2. QUY TRÌNH KIỂM TRA BẢO DƯỠNG CƠ CẤU PHANH ... 52

3.2.1. Chuẩn bị ................................................................................ 52
3.2.2. Quy trình tháo lắp ................................................................. 53
3.2.3. Kiểm tra và thay thế .............................................................. 54
3.3. QUY TRÌNH THAY XILANH PHANH CHÍNH....................... 56
3.4. QUY TRÌNH THAY DẦU, XẢ KHÍ .......................................... 60
3.5. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................ 61
KẾT LUẬN ............................................................................................. 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................... 63


4
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
 ABS: Anti-lock Braking System.
 BA: Brake Assist.
 EBD: Electronic Brake-force Distribution.
 ECU: Electronic Control Unit


5
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Thơng số kích thước xe Toyota Vios ...................................... 24
Bảng 3.1 Quy trình tháo lắp cơ cấu phanh.............................................. 54


6
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Hệ thống phanh chân ............................................................... 11
Hình 1.2 Hệ thống phanh tay .................................................................. 11
Hình 1.3 Cơ cấu phanh tang trống .......................................................... 12
Hình 1.4 Cơ cấu phanh đĩa...................................................................... 12

Hình 1.5 Cấu tạo chung hệ thống phanh ................................................. 13
Hình 1.6 Cơ cấu phanh tang trống .......................................................... 14
Hình 1.7 Cơ cấu phanh đối xứng qua tâm .............................................. 15
Hình 1.8 Cơ cấu phanh đối xứng qua trục .............................................. 16
Hình 1.9 Phanh đĩa có giá đỡ cố định ..................................................... 17
Hình 1.10 Phanh đĩa có giá đỡ di động ................................................... 18
Hình 1.11 Xe trang bị hệ thống phanh ABS ........................................... 19
Hình 1.12 Sự thay đổi hệ số bám dọc và ngang theo độ trượt của bánh xe
......................................................................................................................... 20
Hình 2.1 Xe Toyota Vios 2019 ............................................................... 22
Hình 2.2 Động cơ 2NR-FE ..................................................................... 25
Hình 2.3 Hệ thống phanh đĩa .................................................................. 26
Hình 2.4 Hệ thống phân phối lực phanh điện tử EBD ............................ 27
Hình 2.5 Hệ thống hỗ trợ lực phanh BA ................................................. 27
Hình 2.6 Sơ đồ hệ thống phanh............................................................... 28
Hình 2.7 Khi hệ thống ABS chưa hoạt động .......................................... 30
Hình 2.8 Giai đoạn duy trì (giữ áp suất) ................................................. 31
Hình 2.9 Giai đoạn giảm áp suất ............................................................. 32
Hình 2.10 Giai đoạn tăng áp suất ............................................................ 33


7
Hình 2.11 Cơ cấu phanh trước ................................................................ 34
Hình 2.12 Cơ cấu phanh sau ................................................................... 35
Hình 2.13 Cấu tạo xilanh chính .............................................................. 37
Hình 2.14 Khi khơng tác động vào phanh .............................................. 38
Hình 2.15 Khi đạp bàn đạp phanh .......................................................... 38
Hình 2.16 Khi nhả bàn đạp phanh .......................................................... 39
Hình 2.17 Rị rỉ dầu phanh ở phía sau..................................................... 40
Hình 2.18 Rị rỉ dầu phanh ở phía trước ................................................. 41

Hình 2.19 Cấu tạo bộ trợ lực phanh ........................................................ 42
Hình 2.20 Trợ lực phanh khi khơng đạp phanh ...................................... 43
Hình 2.21 Trợ lực phanh khi đạp phanh ................................................. 44
Hình 2.22 Trợ lực phanh khi giữ chân phanh ......................................... 45
Hình 2.23 Trợ lực tối đa .......................................................................... 46
Hình 2.24 Trợ lực phanh khi khơng có chân khơng ............................... 47
Hình 2.25 Cảm biến tốc độ ..................................................................... 48
Hình 2.26 Bộ điều khiển trung tâm ECU................................................ 49
Hình 3.1 Cần phanh tay........................................................................... 51
Hình 3.2 Vị trí cần gạt vận hành ............................................................. 52
Hình 3.3 Vị trí cầu nâng .......................................................................... 53
Hình 3.4 Dùng panme đo chiều dày đĩa phanh ....................................... 55
Hình 3.5 Các chi tiết cụm xilanh phanh chính ........................................ 56
Hình 3.6 Xả dầu phanh ........................................................................... 56
Hình 3.7 Tháo Xilanh phanh chính ......................................................... 57
Hình 3.8 Thay bộ phụ kiện xilanh phanh chính ...................................... 57


8
Hình 3.9 Tháo pittong ra khỏi xilanh ...................................................... 58
Hình 3.10 Đổ dầu phanh ......................................................................... 58
Hình 3.11 Thao tác xả khí xilanh phanh chính ....................................... 59
Hình 3.12 Lắp xilanh chính..................................................................... 59
Hình 3.13 Xả khí dầu phanh dùng máy nén khí ..................................... 61


9
LỜI NĨI ĐẦU
Hiện nay, ngành cơng nghiệp ơ tơ đang được chú trọng đầu tư, phát triển
bền vững. Sự ra đời này cho phép thúc đẩy nhu cầu vận chuyển hành khách,

hàng hóa, phát triển kinh tế xã hội. Hiện nay, ô tô đã được sử dụng rất nhiều
trong các lĩnh vực như: quốc phịng an ninh, giao thơng vận tải, nông nghiệp,
công nghiệp, du lịch…
Song song với việc phát triển, ngành ơ tơ cần đảm bảo an tồn cho người
ngồi trên xe ở mức cao nhất. Do đó các nhà sản xuất đã không ngừng chế tạo,
phát triển ô tơ ngày càng an tồn, tiện dụng trong đó có hệ thống phanh ô tô.
Nên hệ thống phanh ô tô là cần thiết đảm bảo an toàn, tin cậy, phanh êm dịu,
hiệu quả phanh cao, kết hợp với các tính năng phụ trợ giúp xe vận hành êm ái,
tăng tính an tồn cho ơ tơ khi vận hành.
Từ vấn đề đó, với những kiến thức đã học em quyết định thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu hệ thống phanh ABS trên xe Toyota Vios 2019” để hiểu rõ hơn
về nguyên lí hoạt động, kết cấu các chi tiết, bộ phận trong hệ thống phanh góp
phần cải tiến và đảm bảo an tồn chuyển động cho ơ tơ.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn TS. Vũ Hải Quân đã nhiệt tình hướng
dẫn, giúp đỡ, hỗ trợ em hoàn thành đồ án này một cách tốt nhất.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 5 năm 2022
Sinh viên thực hiện
Hoàng Thế Thắng


10
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG PHANH TRÊN Ô TƠ
1.1. CƠNG DỤNG, U CẦU VÀ PHÂN LOẠI
1.1.1. Cơng dụng
- Hệ thống phanh dùng để giảm tốc độ của ô tơ đến một giá trị cần thiết
nào đó hoặc dừng hẳn ô tô.
- Giữ cho ô tô đứng yên tại chỗ hoặc đỗ trong thời gian không hạn chế trên
các mặt đường ngang hay đường dốc

- Hệ thống phanh là hệ thống an tồn nhất của ơ tơ vì nó đảm bảo cho ơ tơ
chạy an tồn ở tốc độ cao do vậy nâng cao được năng suất vận chuyển.
1.1.2. Yêu cầu
- Trong trường hợp nguy hiểm đảm bảo quãng đường phanh ngắn nhất.
- Phanh êm dịu trong mọi trường hợp để đảm bảo sự ổn định chuyển động
của ô tơ, đảm bảo tiện nghi và an tồn cho hành khách và hàng hóa.
- Giữ cho ơ tơ máy kéo đứng yên khi cần thiết trong thời gian dài kể cả
trên nền đường dốc.
- Có khả năng thốt nhiệt tốt, đảm bảo tính ổn định và điều khiển của ơ tơ.
- Dẫn động phanh có độ nhạy cao, khơng có hiện tượng tự siết khi phanh
- Có hệ số ma sát giữa má phanh và trống phanh cao, ổn định trong điều
kiện sử dụng.
- Hạn chế tối đa hiện tượng trượt lết bánh xe.
- Có khả năng phanh ơ tơ đứng yên khi đứng trong thời gian dài
- Đảm bảo độ tin cậy của hệ thống khi thực hiện phanh trong điều kiện sử
dụng, kể cả khi một phần dẫn động điều khiển bị hư hỏng.
- Ðiều khiển nhẹ nhàng thuận tiện, lực cần thiết tác dụng trên bàn đạp hay
đòn điều khiển phải nhỏ. [1]


11
1.1.3. Phân loại hệ thống phanh
a. Theo công dụng
+ Hệ thống phanh chính (phanh chân);

Hình 1.1 Hệ thống phanh chân
+ Hệ thống phanh tay;

Hình 1.2 Hệ thống phanh tay
+ Hệ thống phanh chậm dần (phanh bằng thủy lực, động cơ hoặc điện

từ).


12
b. Theo kết cấu của cơ cấu phanh
+ Hệ thống phanh với cơ cấu phanh tang trống:

Hình 1.3 Cơ cấu phanh tang trống
+ Hệ thống phanh với cơ cấu phanh đĩa.

Hình 1.4 Cơ cấu phanh đĩa
c. Theo dẫn động phanh
+ Hệ thống phanh dẫn động cơ khí;
+ Hệ thống phanh dẫn động thủy lực;
+ Hệ thống phanh dẫn động khí nén;


13
+ Hệ thống phanh dẫn động kết hợp khí nén-thủy lực;
+ Hệ thống phanh dẫn động có cường hóa.
1.2. KẾT CẤU CHUNG CỦA HỆ THỐNG PHANH
1.2.1. Cấu tạo chung
Để đảm bảo cho việc dừng trong trường hợp nguy hiểm và trường hợp xe
dừng hẳn thì xe được thiết kế gồm phanh chân khi xe đang chuyển động và
phanh tay được sử dụng khi dừng đỗ xe
Hệ thống phanh công tác gồm: Cơ cấu phanh và dẫn động phanh

Hình 1.5 Cấu tạo chung hệ thống phanh
* Cơ cấu phanh
Cơ cấu phanh được bố trí ở các bánh xe nhằm tạo ra momen hãm trên các

bánh xe của ô tô khi phanh. Cơ cấu phanh thường được sử dụng là loại phanh
đĩa và phanh tang trống (phanh guốc). Trong đó phanh tang trống sử dụng cho
xe có trọng tải vừa và lớn, còn phanh đĩa được dùng cho xe con.
* Dẫn động phanh:
Bao gồm các bộ phận liên kết từ cơ cấu điều khiển (bàn đạp phanh, cần
kéo phanh) tới các chi tiết điều khiển sự hoạt động của cơ cấu phanh. Dẫn động


14
phanh dùng để truyền và khuếch đại lực điều khiển từ cơ cấu điều khiển phanh
đến các chi tiết điều khiển hoạt động của cơ cấu phanh.
1.2.2. Cơ cấu phanh
1.2.2.1. Cơ cấu phanh tang trống(phanh guốc)

Hình 1.6 Cơ cấu phanh tang trống
- Cấu tạo phanh tang trống ô tô gồm: guốc phanh, má phanh, lị xo hồi vị,
xy lanh (có piston và cuppen), trống phanh, mâm phanh…
- Nguyên lý làm việc phanh tang trống:
- Khi người lái đạp phanh, xy lanh chính sẽ truyền áp suất dầu đến xy lanh
con. Xy lanh con tiến hành đẩy guốc phanh, từ đó tạo ra ma sát giữa má phanh
với bề mặt trống phanh giúp hãm tốc xe. Khi người lái nhả phanh, áp suất dầu
phanh khơng cịn, lị xo hồi vị sẽ đẩy guốc ra khỏi mặt trống trở về vị trí ban
đầu.
Ưu điểm:
+ Chi phí sản suất thấp, chi phí sửa chữa thấp
+ Thiết kế đơn giản, sửa chữa đơn giản
+ Thiết kế bao kín nên khó bám bẩn, phù hợp với nhiều điều kiện khí hậu


15

Nhược điểm:
+ Hiệu quả phanh kém hơn phanh đĩa, khả năng bị bó cứng phanh, bị trượt
bánh, lệch tâm xe… cao hơn phanh đĩa
+ Thiết kế bao kín nên khả năng tản nhiệt thấp
+ Trọng lượng nặng hơn phanh đĩa
a) Cơ cấu phanh tang trống đối xứng qua tâm

Hình 1.7 Cơ cấu phanh đối xứng qua tâm
1. Ống nối; 2. Vít xả khí; 3. Xilanh bánh xe ; 4. Má Phanh ; 5. Phớt làm
kín ; 6. Piston ; 7. Lò xo guốc phanh ; 8. Tấm chặn ; 9. Chốt guốc phanh ; 10.
Mâm Phanh
Khi phanh dầu có áp suất sẽ được đưa tới xilanh bánh xe, áp lực dầu tác
động lên các piston thắng được lực kéo của lò xo hồi vị sẽ đẩy piston cùng với
đầu trên của guốc phanh ép các má phanh vào trống phanh thực hiện quá trình
phanh. Khi nhả phanh áp suất dầu trong xilanh giảm, lò xo hồi vị kéo các guốc
phanh ép chặt vào piston, tách má phanh ra khỏi trống phanh
Thường có dẫn động bằng thủy lực và được bố trí ở cầu trước của ơ tơ du
lịch hoặc xe tải nhỏ. Bố trí thiết kế sao cho ơ tơ chuyển động tiến thì cả hai
guốc phanh đều là guốc xiết cịn khi lùi thì lại trở thành hai guốc nhả.


16
b) Cơ cấu phanh guốc đối xứng qua trục

Hình 1.8 Cơ cấu phanh đối xứng qua trục
1. Chụp che bụi; 2. Pít tơng; 3. Xilanh con; 4. Lị xo hồi vị; 5. Guốc
phanh; 6. Má phanh; 7. Mâm Phanh; 8. Tấm dẫn hướng; 9.Tang
trống; 10. Chốt điều chỉnh; 11. Cam điều chỉnh
Trong quá trình phanh, tang trống và má phanh bị nóng lên bởi lực ma sát,
gây mịn các tấm ma sát và trụ của tang trống. Sự nóng lên quá mức dẫn đến

suy giảm hệ số ma sát và giảm hiệu quả phanh lâu dài, biến dạng các chi tiết
bao kín bằng cao su, do vậy cơ cấu phanh cần thiết được thốt nhiệt tốt
Sự mịn tấm ma sát và tang trống phanh dẫn tới tăng khe hở má phanh tang
trống, khi phanh làm tăng độ trễ tác dụng. Do vậy cơ cấu phanh đều bố trí các
kết cấu điều chỉnh khe hở dưới còn cam điều chỉnh 11 điều chỉnh khe hở trên.
Công việc điều chỉnh lại khe hở trong cơ cấu phanh cần được tiến hành định kì
1.2.2.2. Cơ cấu phanh đĩa
Cơ cấu phanh đĩa được dùng phổ biến trên ơ tơ con, có thể ở cả cầu trước
và cầu sau do đó có những ưu điểm chính sau:
Cơ cấu phanh đĩa cho phép mơ men phanh ổn định khi hệ số ma sát thay
đổi,cho bánh xe khi phanh ổn định nhất là ở nhiệt độ cao;


17
- Thoát nhiệt tốt, khối lượng các chi tiết nhỏ, kết cấu gọn, dễ dàng sửa
chữa và thay thế tấm ma sát;
- Dễ dàng bố trí cơ cấu tự động điều chỉnh khe hở má phanh và đĩa phanh
Tuy nhiên phanh đĩa cũng có nhược điểm: Má phanh phải chịu được ma
sát và nhiệt độ lớn hơn do kích thước má phanh bị hạn chế, do đó cần áp suất
dầu lớn hơn để tạo đủ lực phanh. Do gần như khơng có tác dụng tự hãm nên
cần có áp suất dầu rất cao để đảm bảo đủ lực dừng xe cần thiết. Vì vậy đường
kính piston trong xi lanh bánh xe phải lớn hơn đường kính piston trong xi lanh
bánh xe tang trống, hơn nữa do phanh đĩa hở nên dễ bị bám bẩn bề mặt ma sát.
Cấu tạo phanh đĩa có hai loại: loại có giá đỡ xi lanh cố định (hình 1.9) và
loại có giá đỡ xi lanh di động (hình 1.10).

Hình 1.9 Phanh đĩa có giá đỡ cố định
a) Phanh đĩa có giá đỡ cố định
Giá đỡ phanh được bắt cố định với giá cố định của trục bánh xe. Hai bên
đĩa phanh là hai xi lanh bánh xe chứa hai piston bên trong. Một phía piston tì

sát vào các má phanh, phía cịn lại chịu áp lực dầu khi phanh. Các piston có
phớt làm kín dạng vành khăn dày để bao kín khoang chịu áp suất cao, đồng thời
chắn bụi từ bên ngoài vào bề mặt làm việc. [2]
b) Phanh đĩa có giá đỡ di động


18
Ở loại này giá đỡ không bắt cố định mà có thể di trượt ngang được trên
chốt bắt cố định với dầm cầu. Trong giá đỡ di động chỉ bố trí một xi lanh bánh
xe với một piston tì vào một má phanh, má phanh ở phía đối diện được lắp trực
tiếp lên giá đỡ di động. Các má phanh được định vị trên các rãnh định vị của
giá di động hoặc nhờ chốt trượt. Giá cố định bắt trực tiếp với giá đỡ

Hình 1.10 Phanh đĩa có giá đỡ di động
1: Hướng di chuyển

2: Đường dầu vào

3: Giá dẫn hướng

4: Piston

5: Má phanh

6: Đĩa phanh

1.3. HỆ THỐNG PHANH ABS (Anti-lock Braking System)
Hệ thống chống bó cứng phanh ABS: giúp ngăn ngừa hãm cứng bánh xe
trong các trường hợp khẩn cấp cần giảm tốc. Điều này sẽ tránh được hiện tượng
văng trượt đồng thời giúp người lái kiểm soát hướng lái dễ dàng hơn, đảm bảo

ổn định cho thân xe ô tô.
Hệ thống chống bó cứng phanh ABS trên xe Toyota Vios giúp điều khiển
phanh bằng máy tính nhờ vào cảm biến đặt tại các bánh xe có thể kiểm soát được
tốc độ của các bánh xe khi phanh. Khi xảy ra hiện tượng bó cứng tại một bánh
xe, hệ thống sẽ nhấp nhả phanh giúp bánh xe không bị bó cứng.
Q trình này được lặp lại nhiều lần trong một giây, phát huy tối đa hiệu
quả phanh, cho phép người điều khiển đánh lái tránh chướng ngại vật và đảm
bảo tính ổn định cho xe.


19

Hình 1.11 Xe trang bị hệ thống phanh ABS
Tuy nhiên, hiệu quả của quá trình phanh trên vẫn chưa đạt đến tối đa vì:
λ=(Va- b . rb ).100 % / Va=(15÷25)%

Ở đây: Va - Tốc độ chuyển động tịnh tiến của ơtơ.

b - Tốc độ góc của bánh xe.
rb - Bán kính lăn của bánh xe
- Cịn ơtơ, khi phanh với tốc độ 180km/h trên đường khô, bề mặt lốp có
thể bị mịn vẹt đi một lớp dày tới 6mm.
- Các bánh xe bị trượt dọc hồn tồn, cịn mất khả năng tiếp nhận lực
ngang, và không thể thực hiện quay vòng khi phanh trên đoạn đường cong hoặc
đổi hướng để tránh chướng ngại vật, đặc biệt là trên các mặt đường có hệ số
bám thấp. Do đó dễ gây ra những tai nạn nguy hiểm khi phanh.


20


Hình 1.12 Sự thay đổi hệ số bám dọc và ngang theo độ trượt của bánh xe
Vì thế để đảm bảo đồng thời hiệu quả phanh và tính ổn định cao. Ngồi ra
cịn giảm mịn và nâng cao tuổi thọ cho lốp, cần tiến hành quá trình phanh ở
giới hạn bắt đầu hãm các bánh xe, nghĩa là đảm bảo sao cho các bánh xe trong
q trình phanh khơng bị trượt lê hoàn toàn mà chỉ trượt cục bộ trong giới hạn
λ=( 15÷25)%. Đó chính là chức năng và nhiệm vụ của hệ thống chống hãm
cứng bánh xe.
Để giữ cho các bánh xe khơng bị hãm cứng hồn tồn khi phanh ngặt, cần
phải điều chỉnh áp suất trong dẫn động phanh sao cho độ trượt của bánh xe với
mặt đường thay đổi trong giới hạn hẹp quanh giá trị tối ưu. Các hệ thống chống
hãm cứng bánh xe khi phanh có thể sử dụng các nguyên lý điều chỉnh khác
như:
- Theo gia tốc chậm dần của bánh xe được phanh.
- Theo độ trượt cho trước. [3]


21
1.4. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Qua tìm hiểu về tổng quan hệ thống phanh trên ô tô, ta nhận thấy rằng đây
là hệ thống đảm bảo an toàn chuyển động của ô tô, nó giúp cho người lái xe có
thể giảm tốc độ của ô tô đến khi dừng hẳn hoặc đến một tốc độ cần thiết. Hệ
thống phanh trên ô tơ gồm phanh chính (phanh chân) và hệ thống phanh dừng
(phanh tay).
Hệ thống phanh phải đảm bảo độ tin cậy khi phanh trong mọi trường hợp
và khơng có hiện tượng tự siết phanh khi bánh xe dịch chuyển.
Hệ thống phanh trên ơ tơ gồm các bộ phận chính: cơ cấu phanh, dẫn động
phanh. Ngày nay trên cơ sở các bộ phận kể trên, hệ thống phanh cịn được bố
trí thêm các thiết bị nâng cao hiệu quả khi phanh.



22
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO, NGUYÊN LÍ
HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG PHANH TRÊN XE TOYOTA
VIOS 2019
2.1. GIỚI THIỆU VỀ XE TOYOTA VIOS 2019
2.1.1. Lịch sử phát triển

Hình 2.1 Xe Toyota Vios 2019
Toyota Vios là một dòng xe Sedan thuộc phân khúc hạng B của Toyota.
Chiếc Vios đầu tiên được sản xuất tại nhà máy Toyota Geteway Thái Lan năm
2002, đây là điểm ra mắt lần đầu mà toyota lựa chọn. Sau đó, Indonesia là quốc
gia Đơng Nam Á tiếp theo được lựa chọn để trình làng.
Dù chỉ định hướng phát triển thành mẫu xe thuần túy cho thị trường châu
Á, song xe có khả năng vận hành bền bỉ, tiết kiệm nhiên liệu và độ thực dụng
cao nên Vios thực sự đã chinh phục được người dùng tồn cầu.
Tháng 8/2003, Toyota Vios được phân phối chính thức tại thị trường Việt
Nam. Và sự xuất hiện của mẫu xe sedan hạng B này đã khuấy động thị trường
và trở nên quen thuộc với người Việt từ đó. Thực tế, Toyota nhận ra được tiềm
năng của Vios với sự thành công ở các thị trường khác trong khu vực.


23
Thế nhưng tại Việt Nam, doanh số của Vios liên tục đạt và phá những kỷ
lục của chính mình lập nên. Và điều đó vẫn đang tồn tại cho đến ngày nay mà
chưa có 1 dịng xe nào có thể phá vỡ được. Tính đến cuối năm 2018, Vios đã
trải qua 4 lần nâng cấp. Và sau mỗi lần nâng cấp, Vios lại càng được khách
hàng yêu thích hơn.
Thế hệ đầu tiên có mã định danh NCP42, lắp ráp tại Thái Lan, chủ yếu
dựa trên Toyota Plazt - tên gọi khác của Toyota Yaris. Dù chỉ tồn tại tới năm
2007, nhưng tiềm năng của thế hệ đầu tiên đã đủ cơ sở để Toyota kỳ vọng về

sự thành công của mẫu xe này trong những năm kế tiếp.
Tháng 4 năm 2007, hãng xe Nhật Bản tung ra thế hệ thứ hai với hàng loạt
nâng cấp về động cơ, hộp số cùng thiết kế trau chuốt, hiện đại, giúp Vios trở
thành mẫu xe bán chạy nhất Đông Nam Á năm 2009. Thành công này cũng
minh chứng tại Việt Nam khi không ít chiếc Vios đời trước vẫn bền bỉ lăn bánh.
Đến năm 2012, với nhiều nâng cấp vượt bậc Vios hoàn toàn thu hút người
tiêu dùng: La zăng tăng lên 14 chấu. Diện mạo xe Vios trở nên trẻ trung và
năng động hơn. Bên cạnh đó, hệ thống động cơ được làm mới giúp tăng khả
năng vận hành êm ái và chinh phục nhiều địa hình khác nhau
Chính những cải tiến này đã tạo nên doanh khủng cho hãng xe. Vì thế mà
các nhãn hàng taxi bắt đầu chọn cho mình chiếc xe này dùng để chở khách hàng
bởi bề ngoài sang trọng, vận hành êm ái và tiết kiệm nhiên liệu. Điều này tạo
nên vị thế vững chắc cho Toyota Vios trong thị trường sedan.
Với thế hệ Vios 2016, doanh số phá vỡ kỷ lục toàn diện với tổng xe bán
ra ngoài thị trường là 77.819 chiếc tại thị trường Việt Nam. Điều này cho thấy
chiếc xe này đã đứng đầu về doanh số và bán chạy nhất tại thị trường Việt Nam
cùng với các dòng xe khác như Toyota Camry hay Toyota Corolla
Một năm sau khi đạt con số kỷ lục về doanh số, năm 2017, Vios lại nâng
cấp. Và cứ theo như truyền thống, lần nâng cấp này sẽ tạo sức hút mới để đẩy
cao doanh số của xe Vios 2017.


24
Vào tháng 8/2018, Toyota đã chính thức giới thiệu phiên bản Vios mới
với slogan “Thay đổi để bứt phá”. Với thế hệ Vios 2019, Toyota hy vọng rằng
mẫu sedan này vẫn giữ được vị thế trùm doanh số ở nước ta so với các mẫu xe
khác nhất là các mẫu xe nhỏ như xe Hyundai i10.
2.1.2. Đặc tính kĩ thuật xe Toyota Vios 2019
a) Thơng số kích thước
Kích thước tổng thể bên ngồi(D x R x

C) (mm)
Kích thước tổng thể bên trong (D x R x
C) (mm)

4425x1730x1475

1895x1420x1205

Chiểu dài cơ sở (mm)

2550

Chiều rộng cơ sở (trước / sau) (mm)

1475/1460

Khoảng sáng gầm xe (mm)

133

Bán kính quay vịng tối thiểu (m)

5,1

Trọng lượng khơng tải (kg)

1110

Trọng lượng tồn tải (kg)


1550

Dung tích bình nhiên liệu (L)

42

Dung tích cơng tác(cc)
1496
Bảng 2.1 Thơng số kích thước xe Toyota Vios
b) Động cơ 2NR-FE
Xe Toyota Vios sử dụng động cơ xăng 4 kỳ, với 4 xy lanh đặt thẳng hàng,
thứ tự làm việc 1- 3- 2- 4. Động cơ sử dụng trục cam kép, dẫn động bằng đai
với công nghệ điều khiển đóng mở xu páp thơng minh Dual VVT- I (Variable
Valve Timing with Intelligence) cho phép tăng tốc êm ái, mang lại hiệu suất
vận hành cao mọi địa hình, giúp tiết kiệm nhiên liệu tối đa giảm thiểu ô nhiễm
môi trường và gia tăng tuổi thọ cho động cơ.


25

Hình 2.2 Động cơ 2NR-FE
Động cơ 2NR-FE có dung tích xy lanh 1496 cc, tỷ số nén là 11.5. động cơ
sản sinh công suất cực đại 107 HP / 6000 rpm, mơmen xoắn tối đa 140 Nm /
4200 rpm. Ngồi ra để giúp xe vận hành êm ái, nhẹ nhàng hơn Vios còn lắp đặt
thêm các thiết bị hỗ trợ như lẫy chuyển số.
c) Hệ thống truyền lực
Xe sử dụng hệ thống truyền động dẫn động cầu trước FWD với hộp số tự
động vô cấp CVT
d) Hệ thống lái
Hệ thống lái được sử dụng trên xe là hệ thống lái trợ lực điện cho phép

người lái cảm thấy nhẹ nhàng hơn khi đánh lái ở tốc độ thấp và gia tăng cảm
giác lái khi ở tốc độ cao đảm bảo khả năng làm chủ tốt trên mọi loại địa hình.
e) Hệ thống phanh
Hệ thống phanh của xe Vios 2019 được trang bị gồm phanh đĩa thơng gió
cho phanh trước và phanh đĩa đặc cho phanh sau, giúp cung cấp lực phanh ổn
định và chính xác, mang đến cho người lái cảm giác yên tâm và tự tin khi vận


×