Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Buổi thảo luận tháng 2 Hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.87 KB, 29 trang )

VẤN ĐỀ 1: XÁC ĐỊNH THIỆT HẠI VẬT CHẤT ĐƯỢC BỒI THƯỜNG
KHI TÍNH MẠNG BỊ XÂM PHẠM

Tóm tắt Bản án số 26/2017/HSST ngày 07/03/2017 của Tòa án nhân dân tỉnh
An Giang.
Vì tức giận việc Quang, Được đến mời uống bia tại qn “Hương xưa”, khi Thy từ
chối khơng uống thì Quang, Được khiêu khích đe dọa đánh Thy nên Thy đã điều khiển xe
ô tô chạy về nhà cách quán khoảng 40m và lấy khẩu súng K59. Quay lại quán, Thy hỏi
Quang về việc đã đánh Thy lúc trước thì bị Quang dùng tay đánh vào mi mắt phải. Thy
lấy súng K59 bắn Quang nhiều phát làm Quang bị thương nặng, lúc này Được ngồi cạnh
Quang đứng lên, Thy nghĩ Được xông đến đánh nên bắn Được khiến Được chết trên
đường đi cấp cứu. Ngồi ra, Thy cịn tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng, số lượng súng
đạn đã được bị cáo chuyển từ Campuchia vào lãnh thổ Việt Nam và tàng trữ tại nhà của
vợ chồng bị cáo. Quyết định: Buộc bị cáo có trách nhiệm bồi thường tiền chi phí mai
táng, tổn thất tinh thần cho người bị hại. Buộc cấp dưỡng nuôi cháu Đạt (con anh Được)
đến lúc trưởng thành.
Tóm tắt Bản án số 26/2017/HSST ngày 29/05/2017 của Tòa án nhân dân tỉnh
Vĩnh Phúc.
Được biết, do bức xúc với thái độ không thành khẩn nhận lỗi từ đầu của Chu Văn D
về hành vi lấy đồ của người khác nên Nguyễn Văn A đã trực tiếp dùng chân trái đá một
cái trúng vào vùng ngực của D khiến D gục xuống bất tỉnh và sau đó tử vong do thương
tích quá nặng. Hành vi của A được xác định là nguyên nhân phối hợp dẫn đến cái chết
của D. Tòa án quyết định buộc bị cáo bồi thường chi phí mai táng, bồi thường tổn thất
tinh thần cho gia đình người bị hại và thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con trai chưa
thành niên của D là Chu Đức P.
1.1.

Những điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về thiệt hại vật

chất khi tính mạng bị xâm phạm.



BLDS 2005

BLDS 2015

Điều 610. Thiệt hại do tính mạng bị

Điều 591. Thiệt hại do tính mạng bị

xâm phạm:

xâm phạm:

“1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm “1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm
bao gồm:

bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật
khi chết;

này;

b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;

b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;

c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà
người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng.


người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;
d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường
2. Người xâm phạm tính mạng của trong trường hợp tính mạng của người
người khác phải bồi thường thiệt hại theo khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt
quy định tại khoản 1 Điều này và một hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và
khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về
thần cho những người thân thích thuộc tinh thần cho những người thân thích
hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị
hại, nếu không có những người này thì thiệt hại, nếu khơng có những người này
người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp
nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng
người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền
này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về
tinh thần do các bên thoả thuận; nếu tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu
khơng thỏa thuận được thì mức tối đa cho


khơng thoả thuận được thì mức tối đa một người có tính mạng bị xâm phạm
khơng q sáu mươi tháng lương tối không quá một trăm lần mức lương cơ
thiểu do Nhà nước quy định.”

sở do Nhà nước quy định.”

Thứ nhất, xét về mặt chủ thể, người bồi thường ở BLDS 2005 là “người xâm phạm
tính mạng” đã được thay bằng “người chịu trách nhiệm bồi thường”. Sự thay đổi này
đã mở rộng các đối tượng phải bồi thường, bao hàm cả các đối tượng không phải là người
xâm hại nhưng lại là đối tượng phải chịu trách nhiệm bồi thường trên thực tế.

Thứ hai, so với BLDS 2005 thì ở BLDS 2015, mức phạt bồi thường thiệt hại có
chiều hướng tăng lên nhằm nâng cao sự mạnh mẽ và tính răn đe của pháp luật. BLDS
2005 quy định nếu khơng thỏa thuận được thì mức tối đa khơng q 60 lần mức lương tối
thiểu do nhà nước quy định. Cịn BLDS 2015 quy định trường hợp khơng thỏa thuận được
mức tối đa bồi thường không quá 100 lần mức lương cơ sở do nhà nước quy định. BLDS
2015 dùng cụm từ “mức lương cơ sở” thay cho “tháng lương tối thiểu” để tính mức bù đắp
tổn thất về tinh thần.
Thứ ba, điểm d khoản 1 Điều 591 BLDS 2015 còn quy định thêm trường hợp “thiệt
hại khác do pháp luật quy định”.
1.2.

Nghị quyết số 03 của HĐTP có quy định chi phí đi lại dự lễ tang được

bồi thường khơng? Vì sao?
Nghị quyết số 03 của HĐTP khơng có quy định chi phí đi lại dự lễ tang được bồi
thường.
Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 2 trong phần xác định thiệt hại có quy định: “Chi phí
hợp lý cho việc mai táng bao gồm: các khoản tiền mua quan tài, các vật dụng cần thiết
cho việc khâm liệm, khăn tang, nến, hoa, thuê xe tang và các khoản chi phí khác phục vụ
cho việc chơn cất hoặc hoả táng nạn nhân theo thông lệ chung. Không chấp nhận yêu
cầu bồi thường chi phí cúng tế, lễ bái, ăn uống, xây mộ, bốc mộ… ”.


1.3.

Trong thực tiễn xét xử trước đây, chi phí đi lại dự lễ mai táng có được

bồi thường khơng? Nếu có, nêu vắng tắt thực tiễn xét xử đó?
Thực tiễn xét xử trước đây, chi phí đi lại dự lễ mai táng không được bồi thường.
Bản án số 20/2018/DS-ST ngày 28/02/2018 của Tòa án nhân dân huyện Kiên

Lương, tỉnh Kiên Giang về yêu cầu bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm.
Tóm tắt Bản án: Vào ngày 08/02/2018 ông V đi bỏ bọc rác đã bị ông P đi xe máy
đụng vào, làm ông V ngã và đầu đập xuống đường, bác sĩ chẩn đoán là chấn thương sọ
não nặng dẫn đến tử vong vào ngày 11/02/2018. Gia đình ơng V u cầu ơng P bồi
thường tồn bộ thiệt hại, trong đó có chi phí tiền tàu xe cho người thân đi từ Bắc vào
Nam để dự lễ mai táng. Tòa án chấp nhận một phần yêu cầu bồi thường thiệt hại mà gia
đình ơng V đưa ra, nhưng khơng chấp nhận u cầu về chi phí đi lại dự lễ mai táng.
1.4.

Đoạn nào trong bản án của Tòa án nhân dân tỉnh An Giang cho thấy

Tòa án đã chấp nhận yêu cầu bồi thường chi phí về máy bay? Đây có là chi phí đi lại
dự lễ mai táng khơng?
Đoạn trong bản án của Tịa án nhân dân tỉnh An Giang cho thấy Tòa án đã chấp
nhận yêu cầu bồi thường chi phí vé máy bay là:
Tại phần XÉT THẤY của Bản án: “ Tại phiên tòa hôm này, đại diện hợp pháp cho
người bị hại […] Chi phí mai táng là 110.400.00 đồng, tiền vé máy bay từ Singapore về
Việt Nam là 12.000.000 đồng […] Tổng cộng các khoản là 242.400.000 đồng, có khấu
trừ 150.000.000 đồng gia đình bị cáo đã giao nộp tại quá trình điều tra, số tiền còn lại bị
cáo phải nộp là 92.400.000 đồng.”
Và phần QUYẾT ĐỊNH của Bản án: “Buộc bị cao Lay Bun Thy có trách nhiệm bồi
thường thiệt tiền chi phí mai táng, tiền tổn thất tinh thần cho người bị hại lê Văn Được
tổng cộng 242.400.000 đồng, có khấu trừ 150.000.000 đồng gia đình bị cáo đã giao nộp
tại q trình điều tra, số tiền cịn lại bị cáo phải nộp là 92.400.000 đồng.”
1.5.

Trong vụ việc trên, nếu chi phí máy bay trên là chi phí đi lại dự lễ mai

táng, việc cho bồi thường có thuyết phục khơng? Vì sao?



Trong vụ việc trên, nếu chi phí máy bay trên là chi phí đi lại dự lễ mai táng, việc
cho bồi thường là khơng thuyết phục.
Thứ nhất, chi phí máy bay rất đắt đỏ so với gia đình bị cáo, có thể xem xét đến việc
sử dụng phương tiện di chuyển khác.
Thứ hai, Tòa án cần phải xem xét số người đi trên máy bay có quan hệ thân thích,
gần gũi với nạn nhân như cha mẹ, vợ chồng, con đẻ, anh chị em ruột di chuyển bằng máy
bay để kịp dự tang lễ hay khơng.
1.6.

Nếu chi phí trên là chi phí mà cháu nạn nhân bỏ ra để dự lễ tang thì

chi phí đó có được bồi thường khơng? Vì sao?
Nếu đó là chi phí cháu nạn nhân bỏ ra để dự lễ tang thì chi phí đó khơng được bồi
thường. Vì theo nghị quyết số 03 của HĐTP thì chi phí hợp lí cho việc mai táng bao gồm:
“các khoản tiền mua quan tài, các vật dụng cần thiết cho việc khâm liệm, khăn tang,
hương, nến, hoa, thuê xe tang và các khoản chi khác phục vụ cho việc chôn cất hoặc hỏa
táng nạn nhân theo thông lệ chung. Khơng chấp nhận u cầu bồi thường chi phí cúng
tế, lễ bái, ăn uống, xây mộ, bốc mộ…”
Như vậy theo nghị quyết này khơng đề cập đến chi phí dự lễ tang mà chỉ đề cập
đến chi phí được dùng để mai táng tức chi phí cho người đã mất, cịn người đi dự lễ tang
thì khơng có quy định và đây khơng phải là chi phí phục vụ cho việc mai táng người đã
chết nên theo nhóm thảo luận thì nghị quyết số 03/2006 khơng quy định chi phí đi lại dự
lễ tang, do đó chi phí dự lễ tang không được bồi thường.
1.7.

Trong 2 vụ việc trên, Tòa án đã buộc người gây thiệt hại bồi thường

tiền cấp dưỡng cho ai và không buộc gây thiệt hại bồi thường tiền cấp dưỡng cho ai?
Đoạn nào của bản án cho câu trả lời?

Trong bản án số 26 Tòa án buộc người gây thiệt hại bồi thường tiền cấp dưỡng cho
P là con chưa thành niên của người bị hại sinh ngày 31/12/1999 và không buộc người gây
thiệt hại bồi thường tiền cấp dưỡng cho cha mẹ người bị hại về già do pháp luật không


quy định. Đoạn trong bản án cho thấy là đoạn “Hiện nay người bị hại Chu Văn D có một
người con…nên không được Hội đồng xét xử xem xét và giải quyết”.
1.8.

Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án liên quan

đến người được bồi thường tiền cấp dưỡng.
Hướng giải quyết của Tòa là hợp lý. Tòa xác định số tiền bồi thường là ½ mức
lương tối thiếu và xác định rõ thời điểm kết thúc bồi thường tiền cấp dưỡng nhưng đó là
tại thời điểm vụ án được xét xử. Về lâu dài thì sẽ xảy ra bất cập về tiền cấp dưỡng và tòa
án cần phải xem xét sau vài năm số tiền cấp dưỡng có cịn phù hợp hay khơng và đề ra
những phương án hợp lý cho việc bồi thường về trợ cấp sau vài năm tiền cấp dưỡng có
thể tăng hay giảm phụ thuộc vào giá trị của đồng tiền.
1.9.

Trong bản án số 26, Tòa án theo hướng tiền cấp dưỡng được thực hiện

một lần hay nhiều lần?
Trong bản án số 26, Tòa án theo hướng tiền cấp dưỡng được thực hiện nhiều lần thể
hiện qua đoạn sau “Bị cáo…số tiền 605.000đ/tháng…cho đến khi P đủ 18 tuổi” thì bị cáo
hàng tháng phải có nghĩa vụ cấp dưỡng. Tịa cịn quy định thêm người thi hành án dân sự
có quyền thỏa thuận thi hành án, có nghĩa Tịa khơng bắt buộc phải trả một lần hay nhiều
lần mà Tòa cho các bên tự thỏa thuận với nhau sao cho 2 bên cảm thấy hợp lý nhất.
1.10.


Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết nêu trên của Tòa án liên

quan đến cách thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.
Hướng giải quyết trên của Tịa án khơng hồn tồn hợp lý nếu giá trị đồng tiền sau
vài năm thay đổi thì tiền cấp dưỡng đó cịn phù hợp hay khơng. Nếu người có nghĩa vụ
cấp dưỡng chết thì ai là người cấp dưỡng cho nạn nhân, vì vậy Tịa án phải quy định rõ là
bắt buộc thanh tốn một lần để sau khơng có tranh chấp gì xảy ra đối với tiền cấp dưỡng
đồng thời đảm bảo cho nạn nhân nhận đủ số tiền cấp dưỡng.


VẤN ĐỀ 2: BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI PHÁT SINH TRONG TAI NẠN
GIAO THƠNG

Tóm tắt quyết định số 23/GĐT-DS ngày 2/2/2005 của Tịa dân sự Tịa án nhân
dân tơi cao.
Anh Bình điều khiển xe đạp đi giữa 2 làn đường dành cho xe cơ giới, khi nghe tiếng cịi
xe ơ tơ phía sau thì anh Bình tránh qua bên trái. Ơng Dũng điều khiển xe máy không làm
chủ được tốc độ nên đã quẹt vào xe đạp của anh Bình kéo lê xe 5-6km. anh khoa điều
khiển xe ô tô không làm chủ được tốc độ nên chèn vào xe anh Bình sau khi xe anh Bình
bị ơng Dũng kéo lê và kéo xe đi 20m mới dừng.Tòa phúc thẩm buộc ông Dũng và anh
Khánh bồi thường toàn bộ 13.095.418 đồng cho anh Bình, khơng xem xét đến trách
nhiệm của anh Bình. Quyết định, hủy bản án dân sự phúc thẩm số 3 ngày 12/1/2004 giao
hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng xét xử phúc thẩm.
Tóm tắt quyết định 30/2006/HS-GĐT ngày 26/9/2006 của Tịa hình sự Tịa án
nhân dân tối cao.
Biết Giang khơng đủ điều kiện điều khiển xe mô tô nhưng bà Trinh vẫn giao cho ông
Giang sử dụng xe mô tô và chiếc xe đó là tài sản của vợ chồng bà Trinh và ơng Mướt.
Nguyễn Văn Giang dùng xe đó chở bà Phê và bà Huôi đâm vào bà Nguyễn Thị Giỏi
khiến bà chấn thương sọ não và chết. Tòa sơ thẩm và phúc thẩm xử phạt Nguyễn Thị
Tuyết Trinh 18 tháng tù hưởng án treo và bồi thường cho Phùng Thị Vôi.Căn cứ khoản 3

Điều 285 và Điều 287 BLTTHS buộc bà Trinh, ông Mướt, ông Giang liên đới bồi thường
thiệt hại cho bà Phùng Thị Vôi 25.357.000 đồng, ông Trường chịu 50.000 đồng án phí
phúc thẩm. Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh An Giang xét xử phúc thẩm theo
đúng quy định của pháp luật.


2.1. Thay đổi về các quy định liên quan tới Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy
hiểm cao độ gây ra giữa BLDS 2005 và BLDS 2015?
• Chủ thể bồi thường thiệt hại cả khi khơng có lỗi:
- BLDS 2005: Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn
nguy hiểm cao độ.
- BLDS 2015: Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ.
• Nghĩa vụ của chủ sở hữu:
- BLDS 2005: Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải vận hành, sử dụng, bảo
quản, trông giữ, vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật.
- BLDS 2015: Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo
quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định
của pháp luật.
2.2. Xe máy, ơ tơ có là nguồn nguy hiểm cao độ khơng? Vì sao?
Theo khoản 1 Điều 601 BLDS 2015 “1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương
tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động,
vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao
độ khác do pháp luật quy định.”
Đồng thời căn cứ theo khoản 18 Điều 3 Luật giao thông đường bộ “Phương tiện
giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) gồm xe ơ tơ, máy kéo, rơ mc
hoặc sơ mi rơ mc được kéo bởi xe ơ tơ, máy kéo, xe mô tô 2 bánh, xe mô tô 3 bánh, xe
gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.” Từ đây ta có thể hiểu rằng xe máy,
ô tô là nguồn nguy hiểm cao độ.
2.3. Trong 2 vụ việc trên, thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra hay do
hành vi của con người gây ra? Vì sao?

Quyết định số 23/2005/DS-GĐT: Thiệt hại do hành vi của con người gây ra. Vì anh
Bình điều khiển xe đạp ngay giữa hai làn đường xe cơ giới, vì ơng Dũng khơng làm chủ


được tốc độ và vì anh Khoa khi điều khiển ô tô đã phát hiện được xe đạp của anh Bình và
xe của ơng Dũng ở phía trước, nhưng do không làm chủ được tốc độ và tay lái nên đã để
ơ tơ chèn qua xe đạp của anh Bình. Trong trường hợp này, phương tiện giao thông là
phương tiện mà con người điều khiển sử dụng gây ra thiệt hại.
Quyết định số 30/2006/HS-GĐT: Thiệt hại do hành vi của con người gây ra, đó là
hành vi điều khiển xe mơtơ của Nguyễn Văn Giang. Xe mơtơ trong tình huống này là
phương tiện mà người điều khiển sử dụng gây thiệt hại.
2.4. Trong hai vụ việc trên, đoạn nào của bản án cho thấy Tòa án đã vận dụng
các quy định của chế định bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra?
Trong Quyết định số 23/GĐT-DS ngày 2/2/2005, đoạn cho thấy Tòa án đã vận dụng
các chế định bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra: “Mặt khác, như đã
phân tích trên trong vụ án này anh Khoa cũng có một phần lỗi. Tòa án cấp phúc thẩm
buộc chủ phương tiện là ông Vũ Hồng Khánh bồi thường cho anh Bình là đúng, nhưng lại
áp dụng khoản 3 Điều 627 là không chính xác mà phải áp dụng khoản 2 Điều 627 Bộ luật
Dân sự mới đúng.”
Trong Quyết định số 30/2006/HS-GĐT ngày 26-9-2006, đoạn cho thấy Tòa án đã
vận dụng các chế định bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra: “Theo quy
định tại Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2005 (Điều 627 Bộ luật Dân sự năm 1995) về bồi
thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra và hướng dẫn tại điểm b khoản 2 mục
III Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08-7-2006 của Hội đồng Thẩm phán Tịa án
nhân dân tối cao thì: “Trong trường hợp chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ giao cho
người khác chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ khơng đúng quy định của pháp
luật thì chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại””
2.5. Suy nghĩ của anh chị về việc Tòa án vận dụng các quy định của chế định
bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
Theo em, Tòa án vận dụng các chế định bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm

cao độ gây ra là không thuyết phục.


*Đối với Quyết định số 23/GĐT-DS ngày 2-2-2005, anh Dũng và anh Khoa cùng
gây ra thiệt hại cho anh Bình. Vì nguyên dân gây ra thiệt hại là từ hành vi của con người
cụ thể là anh Khoa và ông Dũng không làm chủ được tốc độ nên mới gây ra thiệt hại phải
áp dụng Điều 609 BLDS 1995 lúc bấy giờ “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại: “Người
nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm,
uy tín, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín,
tài sản của pháp nhân hoặc các chủ thể khác mà gây thiệt hại, thì phải bồi thường.” chứ
khơng được áp dụng khoản 2 Điều 627 BLDS 1995 để giải quyết, điều 627 chỉ áp dụng
khi mà nguyên nhân dẫn đến thiệt hại chính là từ chính bản thân nguồn nguy hiểm cao độ
gây ra mà thôi.

* Đối với Quyết định số 30/2006/HS-GĐT, bà Trinh đã giao xe máy thuộc sở hữu
của chồng mình cho Giang (đại diện hợp pháp là ông Trường bà Lài - cha mẹ của Giang)
điều khiển chở bà Phê và bà Huê gây ra tai nạn làm bà Giỏi chết. Thiệt hại do hành vi của
con người gây ra, đó là hành vi điều khiển xe mơtơ của Nguyễn Văn Giang. Xe mơtơ
trong tình huống này là phương tiện mà người điều khiển sử dụng gây thiệt hại. Nên
trường hợp này phải áp dụng Điều 604. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt
hại:
“1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vơ ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự,
nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự,
uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong
trường hợp khơng có lỗi thì áp dụng quy định đó”. Điều 623 chỉ áp dụng khi thiệt hại
xuất phát từ bản thân nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Như vậy cách giải quyết trên của
Tòa theo em lfa chưa thuyết phục.



2.6. Trong quyết định số 30, đoạn nào cho thấy Tòa án đã buộc bà Trinh bồi
thường thiệt hại?
Đoạn của Quyết định số 30 cho thấy Tòa án buộc bà Trinh bồi thường thiệt hại là:
“Nguyễn Thị Tuyết Trinh giao nguồn nguy hiểm cao độ (xe môtô) cho Nguyễn Văn
Giang sử dụng trái pháp luật, do đó Trinh là người có trách nhiệm bồi thường khi thiệt hại
xảy ra”.
2.7. Suy nghĩ của anh chị về việc Tòa án buộc bà Trinh bồi thường thiệt hại?
Việc Tịa án buộc chỉ mình bà Trinh bồi thường thiệt hại là chưa hợp lí. Căn cứ vào
khoản 2, Điều 606, BLDS 2005 về Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá
nhân:
“2. Người chưa thành niên dưới 15 tuổi gây thiệt hại mà cịn cha, mẹ thì cha, mẹ
phải bồi thường tồn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con
chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn
thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 621 của Bộ luật này. Người từ đủ 15 tuổi đến
chưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình, nếu khơng đủ tài
sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần cịn thiếu bằng tài sản của mình”.
Ta thấy là Giang đã sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ (xe mô tô) trái với qui định
của pháp luật nên khi xảy ra tai nạn thì ơng Giang phải bồi thường thiệt hại. Theo quy
định trên thì Giang (16 tuổi) phải bồi thường cho người bị hại bằng tài sản của mình, nếu
khơng đủ để bồi thường thì ơng Trường và bà Lài phải bồi thường phần cịn thiếu đó bằng
tài sản của mình. Theo như qui định tại Điều 623 BLDS năm 2005 Bồi thường thiệt hại
do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra: “4. Trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị
chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm
cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại. Khi chủ sở hữu, người được chủ sở hữu
giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy
hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại”.
Bên cạnh đó, dù biết Giang khơng đủ điều kiện điều khiển xe mô tô nhưng bà Trinh vẫn


giao cho ông Giang sử dụng xe mô tô và chiếc xe đó là tài sản của vợ chồng bà Trinh và

ơng Mướt. Tuy nhiên, khơng có căn cứ kết luận ơng Mướt có lỗi trong việc để Giang sử
dụng xe trái pháp luật nên ông Mướt không phải bồi thường. Như vậy, ta thấy chỉ có bà
Trinh có lỗi (vô ý) trong việc giao cho Giang sử dụng chiếc xe máy nên bà Trinh cũng
phải bồi thường cho người bị thiệt hại. Vì vậy, trong vụ việc trên thì bà Trinh và ông
Giang phải liên đới để bồi thường thiệt hại chứ khơng phải chỉ có bà Trinh chịu trách
nhiệm bồi thường thiệt hại.
2.8. Trên cơ sở Điều 604 BLDS 2005, Điều 584 BLDS 2015, Tịa án có thể buộc
Giang bồi thường thiệt hại khơng? Vì sao?
Nếu dựa trên cơ sở Điều 604 BLDS 2005, Giang sẽ phải bồi thường thiệt hại. Bởi lẽ
luật chỉ quy định “Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ,
danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm
danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi
thường”.
Còn dựa trên cơ sở của Điều luật mới là Điều 584 BLDS 2015, luật đã quy định
thêm là “trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác”. Như vậy, xét
theo Điều 584 BLDS 2015 thì Giang sẽ khơng phải bồi thường thiệt hại.
2.9. Theo Nghị quyết số 03, chi phí xây mộ và chụp ảnh có được bồi thường
khơng? Nếu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Theo Nghị quyết số 03, chi phí xây mộ và chụp ảnh không được bồi thường, theo
quy định tại Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP:
Chi phí hợp lý cho việc mai táng bao gồm: các khoản tiền mua quan tài, các vật
dụng cần thiết cho việc khâm liệm, khăn tang, hương, nến, hoa, thuê xe tang và các
khoản chi khác phục vụ cho việc chôn cất hoặc hỏa táng nạn nhân theo thông lệ chung.
Không chấp nhận yêu cầu bồi thường chi phí cúng tế, lễ bái, ăn uống, xây mộ, bốc mộ…


2.10. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa phúc thẩm và của Tòa
giám đốc thẩm liên quan đến chi phí xây mộ và chụp ảnh.
Theo Nghị quyết 03, chi phí bồi thường khơng bao gồm chi phí xây mộ và chụp
ảnh. Tòa án cho rằng tổng số tiền chi phí mai táng là 7.857.000đ (bao gồm cả chi phí xây

mộ và chụp ảnh) là khơng phù hợp và quyết định hủy bản án phúc thẩm. Hướng giải
quyết của Tịa án là hợp lí.
2.11. Trong Quyết định số 23, đoạn nào cho thấy Bình là người bị thiệt hại?
Trong Quyết định số 23, đoạn cho thấy Bình là người bị thiệt hại là:
Anh Bình điều khiển xe đạp đi giữa hai làn đường dành cho xe cơ giới, thi nghe
tiếng cịi xe ơtơ phía sau anh đã tránh sang bên trái. Khi đó ơng Dũng điều khiển xe máy
do không làm chủ tốc độ, không đảm bảo khoảng cách an tồn khi tránh vượt và khơng
làm chủ được tay lái khi tham gia giao thông nên đà để xe máy va quệt với xe đạp và kéo
xe đạp của anh Bình đi được 5-6m mới dừng lại được. Cịn anh Khoa khi điều khiển ơtơ
đã phát hiện được xe đạp của anh Bình phía trước, sau đó là xe của ông Dũng, nhưng do
không làm chủ tốc độ, tay lái nên đã để xe ôtô chèn qua xe đạp của anh Bình sau khi xe
ơng Dũng va quệt với xe anh Bình và kéo rê đi được gần 20m mới dừng.
Tại cơ quan công an các đương sự đều thừa nhận nội dung trên. Lời thừa nhận của
các đương sự phù hợp với lời khai các nhân chứng, biên bạn hiện trường và kết luận của
cơ quan công an.
Vì vậy, Tịa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm xác định trong trường hợp này cả anh Bình,
ơng Dũng và anh Khoa cùng có lỗi gây ra vụ tai nạn trên và gây thiệt hại cho anh Bình
(trong đó anh Bình có lỗi chính) là có cơ sở đúng pháp luật. Đồng thời cấp phúc thẩm xác
định tổng số thiệt hại của anh Bình là 13.095.418 đồng là có căn cứ….
2.12. Ơng Khánh có trực tiếp gây ra thiệt hại cho anh Bình khơng? Vì sao?
Ơng Khánh khơng trực tiêp gây ra thiệt hại cho anh Bình. Vì ơng Khánh chỉ là chủ
phương tiện mà anh Khoa đã điều khiển và anh Khoa đã trực tiếp gây thiệt hại cho anh
Bình.


2.13. Tịa án buộc ơng Khánh bồi thường cho anh Bình với tư cách nào? Vì
sao?
Tịa án buộc ơng Khánh bồi thường cho anh Bình với tư cách là: “Chủ sở hữu
nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra;
nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi

thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác” (khoản 2 Điều 601 BLDS 2015/ khoản 2
Điều 623 BLDS 2005).
Vì ơng Khanh là chủ phương tiện mà anh Khoa đã điều khiển và anh Khoa đã trực
tiếp gây thiệt hại cho anh Bình.
2.14. Suy nghĩ của anh/chị về việc Tịa án buộc ơng Khánh bồi thường cho anh
Bình.
Ơng Khánh cũng có 1 phần lỗi dựa vào quy định tại Điều 601 BLDS 2015 (Điều
623 BLDS 2005). Vì vậy việc buộc ơng Khoa bồi thường cho anh Bình là khơng hợp lí.
Mặt khác phải xác định rõ việc ông Khánh đưa xe cho anh Khoa là ông Khánh cho anh
Khoa mượn xe hay ông Khánh giao xe cho anh Khoa thông qua hợp đồng. Nếu ông
Khánh cho anh Khoa mượn xe thì sẽ áp dụng vào Khoản 2 Điều 601 BLDS 2015 (khoản
2 Điều 623 BLDS 2005), cịn nếu ơng Khánh giao xe cho anh Khoa thơng qua hợp đồng
thì phải áp dụng khoản 3 Điều 601 BLDS 2015 (khoản 3 Điều 623 BLDS 2005).
Như vậy việc Tịa án buộc ơng Khánh bồi thường cho anh Bình chưa thực sự làm rõ
được lý do vì sao lại áp dụng khoản 2 Điều 601 BLDS 2015 (khoản 2 Điều 623 BLDS
2005) nên chưa đủ thuyết phục.
2.15. Bình có lỗi trong việc để thiệt hại phát sinh không? Đoạn nào của bán án
cho câu trả lời?
Bình có lỗi trong việc để thiệt hại phát sinh. Đoạn của bản án cho câu trả lời: “Căn
cứ các tài liệu có tại hồ sơ vụ án thì trước khi xảy ra tai nạn anh Bình điều khiển xe đạp đi
giữa hai làn đường dành cho xe cơ giới…”


2.16. Đoạn nào cho thấy, Tịa giám đốc thẩm khơng theo hướng buộc ơng Dũng
và ơng Khánh bồi thường tồn bộ thiệt hại cho anh Bình?
Đoạn cho thấy, Tịa giám đốc thẩm không theo hướng buộc ông Dũng và ông Khánh
bồi thường tồn bộ thiệt hại cho anh Bình: “Đồng thời cấp phúc thẩm xác định… khơng
chính xác.”
2.17. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm
Hướng giải quyết của Tòa giám đốc thẩm là hợp lý. Trong tình huống trên, ơng

Khánh đã giao xe cho anh Khoa chiếm hữu và sử dụng. Vậy nên trách nhiệm bồi thường
do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thuộc về anh Khoa là hoàn toàn hợp lý. Đồng thời Tịa
cũng xác định được lỗi của anh Bình là chính nên việc bắt ơng Khánh và anh Dũng bồi
thường tồn bộ thiệt hại là khơng hợp lý. Như vậy, ông Khánh và anh Dũng chỉ bồi
thường thiệt hại dựa vào phần lỗi của mình.
2.18. BLDS và Nghị quyết 03 có quy định cho phép chủ sở hữu nguồn nguy
hiểm cao độ được yêu cầu người sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại bồi
hoàn khoản tiền mà chủ sở hữu bồi thường cho người bị thiệt hại khơng?
Trong BLDS và Nghị quyết 03 khơng có quy định rõ ràng về việc cho phép chủ sở
hữu nguồn nguy hiểm cao độ được yêu cầu người sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ gây
thiệt hại bồi hoàn khoản tiền mà chủ sở hữu bồi thường cho người bị thiệt hại. Tuy nhiên,
luật có quy định về việc chủ sở hữu giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy
hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Như vậy luật đã
ngầm khẳng định việc cho phép chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ được yêu cầu người
sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại bồi hoàn khoản tiền mà chủ sở hữu bồi
thường cho người bị thiệt hại.


2.19. Tịa giám đốc thẩm có theo hướng cho phép chủ sở hữu nguồn nguy hiểm
cao độ được yêu cầu người sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại bồi hoàn
khoản tiền mà chủ sở hữu bồi thường cho người bị thiệt hại không? Đoạn nào của
quyết định cho câu trả lời.
Tịa giám đốc thẩm có theo hướng cho phép chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ
được yêu cầu người sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại bồi hoàn khoản tiền
mà chủ sở hữu bồi thường cho người bị thiệt hại. Đoạn có câu trả lời: “Đồng thời, Tòa án
các cấp… quyền lợi cho ông Khánh.”
2.20. Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa giám đốc thẩm theo hướng cho phép chủ
sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ được yêu cầu người sử dụng nguồn nguy hiểm cao
độ gây thiệt hại bồi hoàn khoản tiền mà chủ sở hữu bồi thường cho người bị thiệt
hại.

Việc Tòa giám đốc thẩm theo hướng cho phép chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ
được yêu cầu người sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại bồi hoàn khoản tiền
mà chủ sở hữu bồi thường cho người bị thiệt hại là hoàn toàn hợp lý. Theo như luật quy
định chủ sở hữu thường sẽ bồi thường thiệt hại do nguồn huy hiểm cao độ gây ra. Tuy
nhiên trong tình huống trên, ơng Khánh đã giao xe cho anh Khoa chiếm hữu, sử dụng và
việc gây ra tai nạn là do lỗi của anh Khoa. Vậy nên trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ
thuộc về anh Khoa nhưng ông Khánh đã bồi thường thiệt hại này nên ông sẽ có quyền
u cầu anh Khoa bồi hồn lại khoản tiền trên là hợp lý và đảm bảo quyền lợi cho ông
Khánh.


VẤN ĐỀ 3: BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TRONG HAY NGOÀI HỢP ĐỒNG

Tóm tắt Quyết định giám đốc thẩm số: 451/2011/DS-GĐT về “Tranh chấp về
hợp đồng dân sự”
Nguyên đơn là ông Đào Văn Nghinh và bị đơn là Chi nhánh Ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn. Với nội dung như sau: Ngày 26/10/1994 ông Đào Văn
Nghi được ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai – chi nhánh Yên
Đỗ duyệt cho vay số tiền 2.000.000 đồng với lãi suất 2,5%/tháng, thời hạn vay là 8 tháng,
thời hạn trả cuối cùng là ngày 22/6/1995: ông Nghinh đã thuế chấp cho nâng hàng căn
nhà tại số 13, phường Yên Đỗ, thành phố pleiku, tỉnh Gia Lai để đảm bảo cho việc trả nợ.
Ngày 22/11/1994 ông Nghinh trả cho ngân hàng một tháng tiền lãi với số tiền là 50.000
đồng. Sau khi hết thời hạn vay ông Nghinh không trả nợ cho Ngân hàng nên ngân hàng
đã chuyển số nợ của ông Nghinh sang nợ quá hạn. Ngày 29/8/1998 chi nhánh Ngân hàng
nông nghiệp và phát triển nông thôn Yên Đỗ tổ chức bán đấu giá căn nhà của ông Nghinh
đã thế chấp nêu trên để thu hồi nợ. Ông Nghinh khởi kiện cho rằng Chi nhánh Ngân hàng
nông ngiệp và phát triển nông thôn Yên Đỗ đã tự ý phát mãi căn nhà của ông mà không
báo cho ơng biết theo quy định của phát luật. Tịa án nhân dân tối cáo nhận định đây phải
là vụ án “Tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoại hợp đồng” và quyết định giao hồ sơ vụ án
cho Tòa sơ thẩm xét xử lại.

Tóm tắt Bản án số: 750/2008/DSPT ngày 17/7/2008 của Tịa án nhân dân TP.
Hồ Chí Minh
Bán án số: 750/2008/DS-PT tranh chấp về “bồi thường thiệt hại” giữa nguyên đơn
là bà Võ Thị Yến Phi (vợ ông Bá) và bị đơn là Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ
Chí Minh. Nội dung như sau, bệnh nhân Trương Hoàng Bá bị u nang mũi từ 4 năm nay,
bệnh tái phát nhiều lần đều phải điều trị bằng kháng sinh. Trước khi đến bệnh viện Đại
học Y Dược thành Phố Hồ Chí Minh thì bệnh nhân Bá đã có hiện tượng nóng lạnh, xụt
cân, u nang bị sưng tấy. Trong trường hợp này Bệnh viện chỉ định phẫu thuật u nang mũi


môi là cần thiết. Sau ca phẫu thuật ông Bá đã tử vong, hội đồng chun mơn chuẩn đốn
ngun nhân tử vong của ông Bá là nhiễm trùng huyết nặng sau phẫu thuật. Nên nghĩ cái
chết của chồng là do bệnh viện gây ra nên bà Võ Thị Yến Phi đã khởi kiện yêu cầu Bệnh
viện phải bồi thường với số tiền là 403.229.187 đồng. Thực tế phải cần có chứng minh
khám nghiệm tử thi mới có kết quả một cách chính xác ngun nhân chết, tuy nhiên bà
khơng cho khám nhiệm tử thi. Tịa án quyết định khơng chấp nhận yêu cầu khởi kiện của
Võ Thị Yến Phi
3.1. Những điểm khác nhau cơ bản giữa bồi thường thiệt hại trong hợp đồng và
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
BTTH trong hợp đồng
Căn cứ phát sinh

BTTH ngoài hợp đồng

-Hành vi vi phạm nghĩa -Hành vi trái pháp luật
vụ.
-Thiệt hại không phải là -Có thiệt hại xảy ra thực
điều kiện bắt buộc
tế.


Chủ

thể

nhiệm

chịu

trách -Các bên tham gia hợp -Người gây ra thiệt hại và
đồng

là người có liên quan trực
tiếp đến họ như cha mẹ
của người chưa thành
niên, người giám hộ đối
với những người được
giám hộ, pháp nhân đối
với người của pháp nhân,
trường học, bệnh viện, cơ
sở dạy nghề…

Thời điểm phát sinh - Kể từ thời điểm hợp -Kể từ thời điểm xảy ra
trách nhiệm

đồng có hiệu lực và có bên hành vi gây thiệt hại và
vi phạm nghĩa vụ hợp thiệt hại xảy ra trên thực
đồng.

tế.



Phương thức thực hiện -Các bên có thể thỏa thuận - Bồi thường toàn bộ hoặc
trách nhiệm

mức bồi thường thiệt hại

có thể thỏa thuận mức bồi
thường

Liên

đới

chịu

trách - Trường hợp nhiều người -Trong trường hợp nhiều

nhiệm

cùng gây thiệt hại thì họ người cùng gây ra thiệt hại
liên đới chịu trách nhiệm thì họ phải chịu trách
nếu khi giao kết hợp đồng nhiệm liên đới theo các
có thỏa thuận trước về vấn quy định của luật.
đề chịu trách nhiệm liên
đới.

3.2. Trong hai vụ việc trên, có tồn tại quan hệ hợp đồng giữa bên bị thiệt hại và
bên bị yêu cầu bồi thường thiệt hại khơng.
Trong hai vụ việc trên có tồn tại quan hệ hợp đồng giữa bên bị thiệt hại và bên bị
yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Đối với quyết định giám đốc thẩm số: 451/2011/DS-GĐT về “Tranh chấp về hợp
đồng dân sự” có tồn tại một hợp đồng chính đó là “hợp đồng vay” và hợp đồng phụ là
“hợp đồng thế chấp tài sản” giữa ông Đào Văn Nghi và Chi nhánh ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn.
Đối với bán án số: 750/2008/DS-PT tranh chấp về “bồi thường thiệt hại” có tồn tại
một hợp đồng đó là “hợp đồng dịch vụ” giữa ông Bá và Bênh viện Đại học Y dược Thành
phố Hồ Chí Minh về việc phẫu thuật u nang mũi môi.
3.3. Trong hai vụ việc trên, Tòa án đã theo hướng quan hệ giữa các bên là bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng hay trong hợp đồng? Vì sao?
Tại bản án số 451/2011/DS-GĐT Tịa án giám đốc thẩm đã theo hướng quan hệ
giữa các bên là bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng vì cho rằng hành vi Chi nhánh ngân
hàng tự ý phát mãi mà không thông báo cho ông là sai pháp luật, thực tế đã có thiệt hại


xảy ra là làm cho ông mất quyền sử dụng ngôi nhà hẻm 150, và giữa hành vi trái pháp
luật của Chi nhánh ngân hàng và hậu quả có mối quan hệ nhân hả với nhau (Điều 584
BLDS 2015)
Tại bản án số 750/2008/DS-PT đã khơng có đủ căn cứ để phát sinh trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng tại Điều 584 BLDS 2015 nên yêu cầu khởi kiện của Bà
Yến đã khơng được Tịa án chấp nhận. Vì hành vi của các bác sĩ và ê kíp mổ khơng có
dấu hiệu trái pháp luật trong q trình phẩu thuật cho ơng Bá do đó hành vi của các bác sĩ
và ê kíp mổ khơng phải là ngun nhân gây ra cái chết cho ông Bá.
3.4. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án trong hai vụ việc trên
về vấn đề xác định bản chất pháp lý (trong hay ngoài hợp đồng) quan hệ bồi thường
giữa các bên.
Nhóm đồng ý với hướng giải quyết trên của Tòa án trong hai vụ việc trên về vấn đề
xác định bản chất pháp lý (trong hay ngoài hợp đồng) quan hệ bồi giữa các bên. Bởi lẽ để
xác định quan hệ bồi thường giũa các bên phát sinh là trong hay ngồi hợp đồng thì cần
xác định xem thứ nhất giữa các bên có tồn tại một hợp đồng nào liên quan đến vấn đề xảy
ra thiệt hại không, thứ hai cần xác định có hành vi vi phạm hợp đồng dẫn đến thiệt hại đó

hay khơng (Điều 360 BLDS 2015).
Nếu giữa các bên khơng có quan hệ hợp đồng liên quan đến vấn đề đó mà xảy ra
thiệt hại thì ta cần xác định đây là bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng nếu nó có đủ căn
cứ để phát sinh (Điều 584 BLDS 2015)


VẤN ĐỀ 4: BUỘC TIẾP TỤC THỰC HIỆN NGHĨA VỤ

Tóm tắt quyết định giám đốc thẩm số: 36/2013/KDTM-GDT ngày 17/9/2013
của Tòa kinh tế Tòa án nhân dân tối cao
Vụ việc “Tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng tài sản gắn liền với quyền sử
dụng đất” giữa nguyên đơn là Công ty cổ phần Hồng Hà Bình Dương và bị đơn và Cơng
ty TNHH DAMOOL VINA và người có quyền và nghĩa vụ liên quan là Công ty cổ phần
vật liệu xây dựng Thế Giới Nhà. Ngày 10/10/2009, Công ty VINA và Cơng ty Hồng Hà
Bình Dương có ký hợp đồng nguyên tắc số 007/09/DMVN-HHDT về việc chuyển
nhượng tài sản và nhà xưởng gắn liền với quyền sử dụng đất của Công ty VINA tại khu
công nghiệp Nam Tân Uyên, tỉnh Bình Dương với tổng giá trị là 290.000 USD. Hợp
đồng này bao gồm các điều khoản khung cũng như các cam kết phải hoàn thành làm cơ
sở cho hai bên ký và thực hiện hợp đồng chuyển nhượng chính thức. Do hai Công ty
không thống nhất được các nội dung về giá cả, thời hạn thanh toán, trách nhiệm của mỗi
bên trong quá trình tiến hành các thủ tục cần thiết để ký kết hợp đồng. Sau đó Cơng ty
VINA đã phải đi tìm đối tác khác là Cơng ty Thế Giới Nhà. Công ty VINA cho rằng Công
ty Hồng Hà Bình Dương đã vi phạm nguyên tắc 007 đã khởi kiện u cầu Cơng ty Hồng
Hà Bình Dương phải thực hiện tiếp tục hợp đồng nếu không sẽ phạt theo thỏa thuận là
290.000 USD x 5% = 14.500 USD.
Tóm tắt bản án số 01/2010/DSST ngày 22/01/2010 của Tòa án nhân dân huyện
Krông Pắc tỉnh Đắk Lắk
Bản án số 01/2010/DSST về việc “kiện tranh chấp hợp đồng mua bán tài sản” giữa
nguyên đơn gồm bà Nguyễn Thị Phượng và bị đơn gồm vợ chồng ông Trần Duy Hữu và
Bà Trần Thị Thanh. Giữ nguyên đơn (bên mua) và bị đơn (bên bán) đã có giao kết với

nhau 4 hợp đồng miệng mua bán cà phê nhân xơ qua đó sau mỗi hợp đồng bên bán có
nghĩa vụ giao đủ số cà phê khi bên mua thanh toán hết số tiền còn lại. Nhưng sau khi
nhận tiền của bên mua cho đến nay bán bán không chịu giao số cà phê cho bên mua, với


tổng số tiền là 188.600.000đ quy ra số cà phê nhân sô là 7.729,67kg. Nên bên mua đã
khởi kiện ra Tịa u cầu địi số cà phê nhân xơ mà bên bán cịn thiếu cho mình. Qua q
trình xét xử Tòa án ra quyết định căn cứ Điều 428, khoản 1 điều 432 BLDS tuyên xử
chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của bà Nguyễn Thị Phượng và bác yêu cầu của vợ
chồng ông Hữu bà Thanh về việc xin giao trả lại số cà phê còn thiếu trong thời hạn nhiều
năm.
4.1.

Đối với vụ việc trong Quyết định số 36, đoạn nào cho thấy Tòa án địa

phương đã buộc các bên tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng?
Đoạn: “Tại Bản án kinh doanh, thương mại số 06/2010/KDTM-ST ngày 27/8/2010,
Tòa án nhân dân huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương đã quyết định:… Công ty TNHH
Damool VINA để đảm bảo việc thi hành án (cho đến khi thi hành án xong)… ”
4.2.

Hướng của Tịa án địa phương có được Tịa án nhân dân tối cao chấp

nhận không? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?
Hướng của Tòa án địa phương khơng được Tịa án nhân dân tối cao chấp nhận.
Đoạn cho câu trả lời là: “Cơng ty Hồng Hà Bình Dương khởi kiện yêu cầu buộc
Công ty VINA nếu không thực hiện theo cam kết tại Hợp đồng nguyên tắc số 007… buộc
Cơng ty Hồng Hà Bình Dương và Cơng ty VINA tiếp tục thực hiện Hợp đồng nguyên tắc
007 là khơng đúng.”
4.3.


Vì sao Tịa án nhân dân tối cao theo hướng nêu trên? Đoạn nào của

Quyết định cho câu trả lời?
Tịa án nhân dân tối cao cho rằng Cơng ty VINA đã từ chối ký hợp đồng chính thức
về việc chuyển nhượng vào ngày 19/11/2009 và Công ty VINA đã ký Hợp đồng số
303/DMVN-HHDT chuyển nhượng tài sản và nhà xưởng gắn liền với quyền sử dụng đất
cho Công ty Thế Giới Nhà. Công ty Thế Giới Nhà đã thanh tốn 50% giá trị Hợp đồng
cho Cơng ty VINA. Như vậy, Công ty VINA đã vi phạm Hợp đồng nguyên tắc 007, nên
phải chịu đền bù 5% giá trị hợp đồng theo như 02 bên đã thỏa thuận. Trước và trong q
trình giải quyết vụ án, Cơng ty VINA đều từ chối thực hiện Hợp đồng nguyên tắc 007 và


đồng ý chịu phạt 5% giá trị hợp đồng. Điều đó cho thấy, Tịa án nhân dân tối cao khơng
đồng ý việc Tịa án địa phương buộc Cơng ty Hồng Hà Bình Dương và Cơng ty VINA
tiếp tục Hợp đồng nguyên tắc 007.
Đoạn của Quyết định cho câu trả lời là từ đầu phần Xét thấy “Theo quy định tại
Hợp đồng nguyên tắc số 007/09/DMVN-HHDT ngày 10/10/2009,… buộc Công ty Hồng
Hà Bình Dương và Cơng ty VINA tiếp tục thực hiện Hợp đồng nguyên tắc 007 là không
đúng.”
4.4.

Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án nhân dân tối

cao.
Theo em, Tòa án nhân dân tối cao đã đưa ra hướng giải quyết đúng đắn. Theo Điều
5 của Hợp đồng nguyên tắc 007 mà Công ty Hồng Hà Bình Dương và Cơng ty VINA ký
kết, thì “Hợp đồng nguyên tắc này buộc các bên phải thi hành, bên vi phạm sẽ đền bù cho
bên kia tối đa 5% giá trị hợp đồng”, Công ty VINA đã từ chối thực hiện Hợp đồng
nguyên tắc 007 và đã giao kết Hợp đồng số 303 với Công ty Thế Giới Nhà. Do đó, Cơng

ty VINA đã vi phạm Điều 5 của Hợp đồng nguyên tắc 007 và phải đền bù cho Cơng ty
Hồng Hà Bình Dương 5% giá trị của hợp đồng là 290.000 USD x 5% = 14.500 USD.
Việc Tòa án địa phương u cầu Cơng ty Hồng Hà Bình Dương và Công ty VINA tiếp
tục thực hiện hợp đồng là không đúng, sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi và nghĩa vụ của Công
ty Thế Giới Nhà, cũng như là Công ty VINA.
4.5.

Đối với vụ việc trong Bản án số 01, bên bán có vi phạm nghĩa vụ giao

cà phê khơng? Vì sao?
Trong Bản án số 01, bên bán đã vi phạm nghĩa vụ giao cà phê.
Theo đó thì bà Phượng và bà Thanh ơng Hữu có giao kết 4 hợp đồng bằng miệng về
việc giao cà phê cho bà Phượng sau 3 ngày nhận tiền, tuy nhiên cả bà Thanh ông Hữu
đều đã xác nhận đã nhận của bà Phượng 188.600.000đ, nhưng ông bà đã không giao cà
phê cho bà Phượng với lý do là làm ăn thua lỗ. Ông bà đã vi phạm Điều 430 về Hợp đồng


mua bán tài sản và khoản 1 Điều 434 BLDS 2015 về Thời hạn thực hiện hợp đồng mua
bán.
4.6.

Tòa án có buộc bên bán phải tiếp tục giao cà phê khơng?

Tịa án buộc bên bán phải tiếp tục giao cà phê.
Do bên bán (ông Hữu bà Thanh) đã vi phạm khoản 1 Điều 434 BLDS 2015.
Căn cứ Điều 360 BLDS 2015 do vi phạm nghĩa vụ như sau: “Trường hợp có thiệt
hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường tồn bộ thiệt hại, trừ
trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.”
Bên bán không giao cà phê trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày bên mua thanh toán,
nên đã vi phạm nghĩa vụ khi giao kết hợp đồng mua bán, ảnh hưởng đến quyền lợi và

nghĩa vụ của bà Phượng (bên mua).
Vì vậy, bên bán phải giao cà phê cho bên mua theo đúng các hợp đồng mua bán đã
giao kết.
4.7.

Trên cơ sở văn bản, có quy định nào cho phép Tòa án buộc bên bán

phải tiếp tục giao cà phê không? Nêu rõ cơ sở văn bản khi trả lời.
Trên cơ sở văn bản, khơng có quy định trực tiếp cho phép Tòa án buộc bên bán phải
tiếp tục giao cà phê. Tuy nhiên, BLDS 2005, theo khoản 1 Điều 303: “1. Khi bên có
nghĩa vụ khơng thực hiện nghĩa vụ giao vật đặc định thì người có quyền được quyền yêu
cầu bên có nghĩa vụ phải giao đúng vật đó; nếu vật khơng cịn hoặc bị hư hỏng thì phải
thanh tốn giá trị của vật”. Trong BLDS 2015 thì được quy định tại Điều 352: “Khi bên
có nghĩa vụ thực hiện khơng đúng nghĩa vụ của mình thì bên có quyền được u cầu bên
có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện nghĩa vụ”. Tức là nếu bên có quyền (bên mua) u cầu thì
Tịa án vẫn có thể buộc bên bán phải tiếp tục giao cà phê, cụ thể: khi bà Phượng yêu cầu
ông Hữu và bà Thanh tiếp tục thực hiện nghĩa vụ giao cà phê thì Tịa án mới có thể chấp
nhận u cầu của bà và buộc bên ông Hữu và bà Thanh phải tiếp tục giao cà phê.


4.8.

Cho biết những thay đổi và suy nghĩ của anh/chị về những thay đổi

giữa BLDS 2015 và BLDS 2005 về chủ đề đang được nghiên cứu.
So với BLDS 2005 thì BLDS 2015 đã có những đổi mới trong chế định liên quan
đến buộc tiếp tục thực hiện nghĩa vụ. Cụ thể là nếu ở BLDS 2005 khơng có quy định rõ
về việc bên có nghĩa vụ có trách nhiệm tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình nếu khơng
thực hiện đúng nghĩa vụ, thì qua đến BLDS 2015 đã có quy định cụ thể về vấn đề này.
Nhà làm luật đã quy định riêng biệt về vấn đề này ở Điều 352, nói rõ rằng bên có quyền

được phép yêu cầu bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình nếu họ thực hiện
khơng đúng. Ở BLDS 2005, việc bên có quyền được phép yêu cầu bên có nghĩa vụ tiếp
tục thực hiện nghĩa vụ chỉ được quy định trong các điều luật quy định cụ thể về các vụ
việc. Ví dụ như, Điều 303 quy định về Trách nhiệm dân sự do không thực hiện nghĩa vụ
giao vật, hay Điều 304 về Trách nhiệm dân sự do không thực hiện nghĩa vụ phải thực
hiện hoặc không được thực hiện một công việc. Theo em, việc quy định như BLDS 2005
sẽ xảy ra nhiều bất cập, bởi vì lúc này nhà làm luật quy định theo hướng liệt kê, mà thông
thường việc liệt kê sẽ không bao giờ đủ, nó khơng mang được tính khái qt đến tồn bộ
tất cả mọi việc mà chỉ có tính pháp lý đối với những vấn đề được đề cập đến. Cụ thể:
“Nếu khơng có ngun tắc chung, chúng ta chỉ có thể buộc tiếp tục thực hiện hợp đồng
trong những trường hợp mà pháp luật có quy định cụ thể. Điều đó có nghĩa là, đối với
mỗi trường hợp, chúng ta phải đối chiếu với các quy định của pháp luật với hệ quả là khi
việc yêu cầu tiếp tục thực hiện hợp đồng thuộc trường hợp pháp luật quy định thì sẽ
khơng có cơ sở để chấp nhận. Đồng thời, chúng ta buộc phải xem là nghĩa vụ không được
thực hiện đúng có thuộc trường hợp nêu tại các quy định này hay khơng trong khi đó việc
đánh giá này không đơn giản đối với một số trường hợp. Ngược lại nếu tồn tại một
nguyên tắc chung thì các quy định cụ thể nêu trên chỉ là một số trường hợp cho phép yêu
cầu tiếp tục thực hiện hợp đồng và ngoài những trường hợp này chúng ta vẫn có thể tiếp
tục thực hiện hợp đồng trên cơ sở các nguyên tắc chung”. (Đỗ Văn Đại, Nghĩa vụ và bảo
đảm thực hiện nghĩa vụ - Bản án và bình luận bản án, tr. 445) Việc quy định như ở BLDS
2005 dễ dẫn đến sự bỏ sót làm cho tính pháp lý của điều luật hẹp đi, không thể điều chỉnh


×