Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

NHỮNG TIỀN đề RA đời CNXHKH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.8 KB, 8 trang )

NHỮNG TIỀN ĐỀ RA ĐỜI CNXHKH
I- NHỮNG ĐIỀU KIỆN VỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI
1. Điều kiện kinh tế
Vào những năm 40 của thế kỷ XIX, phương thức sản xuất và trao đổi TBCN Châu
Âu: phát triển mạnh mẽ gắn liễn với tiến bộ của cơng nghiệp cơ khí. Cách mạng khoa học
kỹ thuật lần thứ nhất đã thúc đẩy phương thức sản xuất TBCN phát triển mạnh mẽ tạo
điều kiện cho cuộc cách mạng công nghiệp ở nước Anh hoàn thành và bắt đầu phát triển
sang một số nước khác.
Cách mạng công nghiệp đã tạo ra một lực lượng sản xuất mới, đó là nền đại cơng
nghiệp. Nó đã thúc đẩy nền sản xuất TBCN phát triển mạnh mẽ, ngày càng có tính chất
xã hội hố cao dẫn mẫu thuẫn quan hệ sản xuất dựa trên chế độ chiễm hữu tư nhân TBCN
về tưl sản xuất. Phương thức sản xuất tư bản ngày càng phát triển từ đó bộc lộ mâu thuẫn
vốn có của nó. Lực lượng sản xuất phát triển mang tính xã hội cao do đó dần dần xoá bỏ
quan hệ sản xuất này thay bằng quan hệ sản xuất khác phù hợp với trình độ, tính chất của
quan hệ sản xuất mới.
2. Điều kiện xã hội
Cách mạng công nghiệp cũng đồng thời tạo ra một lực lượng xã hội mới, đó là giai
cấp vơ sản (giai cấp công nhân). Giai cấ vô sản từ khi ra đời đã bị giai cấp tư sản bóc lột
nặng nề đến bần cùng hố. Điều đó đã dẫn tới mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và vô sản
ngày càng trở nên gay gắt, biểu hiện thành những biến động chính trị lớn, như phong trào
đấu tranh của cơng nhân dệt thành phố Lyông (Pháp) từ năm 1831 - 1834, phong trào
công nhân của nhà máy dệt thành phố Xilêdi (Đức) năm 1844. Đặc biệt là phong trào
Hiến chương của những người lao động Anh kéo dài từ năm 1835 đến năm 1848. Phong
trào Hiến chương là một phong trào mang tính dân chủ, chứ chưa phải là mang tính chất
xã hội chủ nghĩa, với yêu cầu đưa ra nhiều kiến nghị sửa đổi pháp luật của giai cấp tư sản
cầm quyền một cách có lợi cho cuộc sống của người lao động.
Những điều kiện lịch sử ấy đã cho thấy mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất, mang
tính chất xã hội và quan hệ sản xuất dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân TBCN về tư liệu


sản xuất đã được thể hiện trên bề nổi của xã hội thành mâu thuẫn khơng thể điều hồ giữa


giai cấp tư sản bóc lột thống trị và giai cấp những người lao động làm th bị bóc lột.
Tình hình thực tế lịch sử đã báo hiệu rằng xã hội không thể sống yên ổn dưới sự thống trị
của giai cấp tư sản, rằng bản thân giai cấp tư sản là không thể tương dung với sự tồn tại
của một xã hội đang địi hỏi cần có sự cơng bằng và bình đẳng giữa người với người.
Giai cấp tư sản là một lực lượng đã góp phần cơng sức có ý nghĩa quyết định vào
sự hình thành nền cơng nghiệp lớn, có ý nghĩa lịch sử trọng đại như một vũ khí thủ tiêu
chế độ quân chủ chuyên chế, nhưng nó đã khơng thấy rằng nền cơng nghiệp lớn cịn là
điều kiện vật chất bảo đảm cho giai cấp công nhân thốt khỏi tình trạng phân tán để đồn
kết nhau lại và hơn nữa còn là điều kiện vật chất quyết định sự sụp đổ không thể tránh
khỏi trong tương lại của bản thân giai cấp tư bản cầm quyền.
Các phong trào đấu tranh của công nhân đã chĩa thẳng mũi nhọn vào kẻ thù của
mình là giai cấp tư sản và khẳng định giai cấp vô sản đã trở thành chính trị độc lập có khả
năng trở thành lực lượng xã hội quan trọng, có vai trị cải tạo xã hội cũ xây dựng xã hội
mới. Tuy nhiên, các phong trào đấu tranh thời kỳ này đều thất bại mà nguyên chủ yếu của
nó, sau này được C. Mác và Ăng-ghen chỉ rõ là chưa có một lý luận cách mạng dẫn
đường, chưa chỉ ra mục tiêu của cuộc đấu tranh, chưa có con đường và biện pháp đấu
tranh đúng đắn. Nghiên cứu thực tiễn của phong trào đấu tranh và nhất là sự thất bại của
nó. C. Mác và Ăng-ghen nhận thấy rắng, muốn cho phong trào công nhân giành thắng lợi
phải có lý luận cách mạng soi đường. Hai ông đã tập trung xây dựng học thuyết cho
phong trào cơng nhân, đó chính là lý luận của CNXHKH.
Tiểu kết: Những cơ sở kinh tế - xã hội khách quan cho ra đời của CNXHKH để
thay thế các trào lưu XHCN và CSCN đã tỏ rõ lỗi thời, khơng có khả năng đáp ứng
những u cầu chính trị cấp bách của giai cấp công nhân.
II- NHỮNG TIỀN ĐỀ TƯ TƯỞNG LÝ LUẬN
Cơ sở kinh tế và cơ cấu xã hội TBCN là mảnh đất hiện thực cho CNXHKH sinh
thành. Song chưa đủ, nó cịn có những tiền đề tư tưởng lý luận cần thiết để ra đời.
1. Chủ nghĩa xã hội không tưởng đầu thế kỷ XIX


 CNXHKT Pháp: Bước vào thế kỷ XIX nước Pháp với sự cầm quyền của giai cấp

tư sản phản động đứng đầu là Napơlêon Bơnnapác đã bóp chết mọi thành quả cách mạng
cịn lại chỉ là những gì cho giai cấp tư sản... Xã hội Pháp có nhiều biến động, dù kinh tế
phát triển cut đời sống của nhân dân Pháp vẫn tối tăm, tuy với hình thức và các thể chế
chính trị có khác nhau nhưng thực chất như Ăng-ghen đã chỉ rõ: Đó là nơ lệ mới, với ách
thống trị của chế độ phong kiến, tư sản và dân chủ cộng hồ. Với nhiều hình thức đấu
tranh khác nhau. Năm 1823 công nhân Pa-ri nổi dậy khởi nghĩa chống ách thống trị của
phái tư sản dưới thời Luy Philip. Năm 1831 - 1834 công nhân Lyông khởi nghĩa vũ trang,
tất cả các cuộc khởi nghĩa, nổi dậy của quần chúng lao động chống các thế lực thống trị ở
Pháp đã chứng minh mâu thuẫn ở Pháp không thể điều hoà cuộc sống xa hoa truỵ lạc của
GCTS và tình cảnh khốn cùng của giai cấp cơng nhân so với "Những lời hứa hẹn hoa mỹ
của các nhà khai sáng thì những thể chế chính trị xã hội dựng lên chỉ là bức biếm hoạ
làm cho người ta thất vọng chua vay". Những người sớm nhận ra những thất vọng ấy đã
xuất hiện đó là Xanhximơng, Phuriee.
- Xanhximoong (1760 - 1825): Sinh ra trong một gia đình quý tộc Pháp lâu đời,
hồi nhỏ đã bộc lộ những tố chất thông minh. Trong những năm đầu thế kỷ XIX
Xanhximông sống trong hồn cảnh nghèo túng, song Xanhximơng đã ra đời nhiều tác
phẩm như "Khảo luận học về con người" (1813; "Vạn vật hấp dẫn" (1813); "Ngụ ngôn"
(1819); "Đạo cơ đốc mới" (1825)... Nội dung: Quan tọng trong các học thuyết chính trị
của Xanhximơng là lý luận về giai cấp và xung đột giai cấp, một yếu tố mới mr trong lịch
sử tư tưởng XHCN cho đến lúc bây giờ.
Tuy nhiên điều kiện kinh tế, xã hội phức tạp và trình độ tư duy của bản thân không
cho phép ông quan niệm chính xác nguồn gốc và những đặc điểm kinh tế - xã hội của giai
cấp. Đánh giá về cách mạng Pháp 1789, Xanhximông cho rằng: Đại cách mạng Pháp là
thắng lợi của đẳng cấp thứ ba, tức là đại đa số trong dân tộc, bao gồm những người sản
xuất và buôn bán với đẳng cấp ăn không ngồi rồi bao gồm quý tộc và thầy tu sau đó là
GCTS, giai cấp giàu có trong đẳng cấp thứ ba đã giành lấy quyền. Do đó trong đầu óc
Xanhximơng sự đối lập đẳng cấp thứ ba và những đặc cấp và đặc quyền mang hình thức
đối lập... Đánh giá về nhận thức Xanhximông, Ăng-ghen viết: "Năm 1802 mà hiểu được



rằng: cách mạng Pháp là một cuộc đấu tranh giữa giai cấp q tộc, GCTS và những
người khơng có của thì đó là sự phát triển hết sức thiên tài". Còn theo C.Mác nhận xét,
với tác phẩm cuối cùng của ông là: "Đạo cơ đốc cần lao" và ông tuyên bố rằng "giải
phóng giai cấp cần lao là mục đích cuối cùng của ơng"... Ơng ước mơ xây dựng một xã
hội, trong đó: "Chế độ sở hữu phải được tổ chức sao cho có lợi nhất cho tồn xã hội về
mặt tự do và về mặt kinh tế"...
Những quan điểm của Xanhximông đã bộc lộ những hạn chế. CNXH mà ông sáng
tạo ra vẫn duy trì chế độ tư hữu cịn mang nặng tính khơng tưởng và sắc thái tơngiáo. Để
xây dựng xã hội mới ông chủ trương dùng biện pháp hồ bình... Do những hạn chế nhưng
với những dự kiến sắc sảo, đặc biệt với tấm lịng vì hạnh phúc người cần lao
Xanhximông được lịch sử ghi nhận là nhà tư tưởng vĩ đại, học thuyết của ông đã trở
thành một trong những tiền đề lý luận của CNXHKH.
- Phơrăngxoa Marisáclơ Phuriê (1772 - 1837): Ông sinh ra trong một gia đình
bn bán, sớm theo nghề bn Phuriê được C.Mác mệnh danh là "thuỷ tổ của CNXH" và
được Ăng-ghen coi là "nhà châm biễm lớn người miêu tả tài tình xã hội tương lại, có
niềm tin sâu sắc vào thắng lợi cuối cùng của CNXH"...
Nội dung: Một trong những nội dung sắc sảo là sự phê phán lên án xã hội tư sản,
ông đã lấy lời hứa của GCTS trước cách mạng so với hiện thực sau cách mạng: "Ông đã
thẳng tay lột trần cảnh khốn cùng về vật chất và tinh thần của thế giới tư sản, đồng thời
ông đối chiếu cảnh khốn cùng ấy với lời hứa hẹn rực rỡ của nhà khai sáng trước kia về
một xã hội chì có lý tính chi phối, về một nền văn minh đem lại đời sống hạnh phúc cho
tất cả mọi người; về khả năng hồn thiện vơ tận của con người... Ông chỉ ra rằng đâu
dâu những câu nói hết sức hoa mỹ cũng tương ứng với một hiện thực thảm hoạ nhất và
chút lên những lời châm biễm chu cay lên sự phá sản khơng gì cứu vãn được của những
lời nói trống rỗng ấy". Trong tác phẩm chống Đuyrinh Ph.Ăng-ghen đánh giá: "Phuriê
nắm phép biện chứng một cách cũng tài tình như Hêghen là người đương thời với ông".
Phuriê mong muốn xây dựng một xã hội mới: "xã hội hài hồ", "xã hội đảm bảo"
trong đó có sự thống nhất giữa cá nhân và tập thể mỗi con người riêng biệt có thể tìm
thấy điều có lợi cho họ trong cái lợi chung của toàn xã hội... Nhìn chung lý luận của



Phuriê chứa đựng những yếu tố biện chứng nhưng cũng nhiều mâu thuẫn tương tự như
Xanhximông ông chủ không chủ động xoá bỏ chế độ tư hữu và phản đối bạo lực quá độ
liên khối liên hiệp ông hướng tới sẽ diễn ra hồ bình.
 CNXHKT ở Anh: Cuộc cách mạng tư sản ANh 1640 đã mở đường cho sự phát
triển của CNTB. Từ nửa sau những năm 30 đến những năm 40, đã diễn ra phong trào đòi
cải cách tuyển cử sơi nổi của cơng nhân đó là phong trào Hiến chương nổi tiếng trong
lịch sử thế giới trong hồn cảnh đấu tranh giai cấp ít ồn ào hơn so với nước Pháp ở Anh
đã xuất hiện một nhà cải cách tài năng khuynh hướng cộng sản đó là RơbớcƠoen.
- RơbớcƠoen (1771 - 1858) sinh ra trong một gia đình tiểu thủ cơng, lúc cịn nhỏ
ơng đã làm nhiều nghề để kiếm sống. Ông là người đề xướng với chính phủ Anh: "Luật
cơng xưởng nhân đạo" trong đó chứa đựng nhiều quan điểm về cải tạo xã hội. Là nhà lý
luận Ơoen đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị như: "Những nhận xét về ảnh hưởng của hệ
thông công nghiệp"; "Quyển sách về thế giới đạo đức mới"... Qua các tác phẩm Ơoen đã
trình bày những quan điểm về CNXHKT một cách sâu sắc.
Nội dung: Cũng giống như nhiều nhà XHCN khơng tưởng khác trước khi có
khuynh hướng cộng sản Ôoen là nhà nhân đạo chủ nghĩa. Với lòng thương yêu và tin
tưởng ở con người... tiếp thu học thuyết của các nhà khai sáng thế kỷ XVIII... là người có
tầm hiểu biết rộng, Ơoen đã thấy rõ vai trị to lớn của cách mạng cơng nghiệp, nền sản
xuất cơ khí, Ơoen căm thù chế độ tư bản, chế độ tư hữu là nguyên của mọi tội lỗi... Dù có
nhiều quan điểm tiến bộ song cũng như Xanhximơng và Phuriê, Ơoen đã khơng tự coi
mình là đại biểu cho lợi ích GCVS, ơng muốn lập tức giải phóng tồn nhân loại chứ
khơng phải trước hết phải giải phóng một giai cấp nhất định nào... Ơng đặt nhiều niềm
tin, hy vọng vào sự thức tỉnh của chính phủ đang cầm quyền ơng cịn chủ trương thuyết
phục để các chính phủ từ bỏ con đường lầm lạc, tạo điều kiện Ơoen thực hiện những cải
cách của mình. Dù có những hạn chế song những cơng hiến của Ơoen là vơ cùng to lớn.
Cùng với Xanhximơng, Phuriê học thuyết Ơoen đã được C.Mác và Ph.Ăng-ghen thừa
nhận là tiền đề lý luận của CNXHKH.
Tiểu kết: Trong tác phẩm "Chiến tranh nông dân ở Đức", Ph. Ăng-ghen đã viết
"CNXH lý luận ở Đức sẽ khơng bao giờ qn rằng nó đứng trên vai Xanhximông, Phuriê



và Ơoen. Ba con người đó mặc dầu có tính chất ảo tưởng và khơng tưởng của nó thuộc về
những trí tuệ vĩ đại nhất của tất cả thời đại, đã tiên đốn một cách thiên tài vơ số chân lý
mà ngày nay chúng ta đang chứng minh sự đúng đắn của chúng bằng cách khoa học".
2. Triết học
Sự ra đời và phát triển của triết học cổ điển Đức thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ
XIX. Trong những điều kiện của chế độ chuyên chế nhà nước Phổ và nó là sự bảo vệ về
mặt tư tưởng cho chế độ xã hội đó. Thời kỳ cuối thế kỷ XVIII cuộc cách mạng tư sản
Pháp (1789) ảnh hưởng mạnh mẽ đến nước Phổ và Hêghen là người tán dương cuộc cách
mạng đó, điều kiện kinh tế đặc biệt làm nảy sinh hệ tư tưởng có tính chất tiểu tư sản, thoả
hiệp. Trong giai đoạn này đã xuất hiện một số nhà tư tưởng lớn như Cantơ, Hêghen,
Phoiơbắc đã đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển triết học vào cuối thế kỷ XVIII
và nửa đầu thế kỷ XIX góp phần làm cho triết học cổ điển Đức trở thành một tiền đề lý
luận cho sự ra đời của triết học Mác.
- Cantơ (1724 - 1804): Trong tác phẩm "Lịch sự tự nhiên phổ thông và lý thuyết
bầu trời" đã trình bày những nét nổi bật về những quan niệm biện chứng về giới tự nhiên.
Ông đã nêu giả thuyết có giá trị về sự hình thành của vũ trụ bằng cơn lốc và kết tụ của
các khối tinh vân... Triết học Cantơ là trích học nhị nguyên luận... Khi nhận xét và đánh
giá về Cantơ, Lênin cho rằng triết học đó là sự dung hồ chủ nghĩa duy vật với chủ nghĩa
duy tâm thiết lập sự thoả thuận giữa hai chủ nghĩa đó, kết hợp hai khuynh hướng triết học
khác nhau và đối lập với nhau trong hệ thống duy nhất.
Hêghen (1770 - 1831): Là nhà biện chứng là nhà triệt học duy tâm khách quan,
triết học của ông đầy những mâu thuẫn. Hêghen đã có công trong việc phê phán tư duy
siêu hình, ơng là người đầu tiên trình bày tồn bộ giới tự nhiên, lịch sử và được duy dưới
dạng một quá trình... Trong quan điểm xã hội Hêghen đứng trên lập trường cơng nghiệp
hố xơ vanh. Hệ thống triết học Hêghen thực chất của nó"là ở chỗ lấy cái tâm lý làm
điểm xuất phát, từ cái tâm lý suy ra giới tự nhiên". (Lênin)
Lútvich Phoiơbắc (1804 - 1872): là nhà duy vật chủ nghĩa kiệt xuất thời kỳ trước
Mác, đại biểu nổi tiếng của triết học cổ điển Đức, nhà tư tưởng của giai cấp tư sản dân

chủ Đức. Phoiơbắc đã có cơng lớn trong việc phê phán chủ nghĩa duy tâm của Hêghen...


Triết học cổ điển Đức là một giai đoạn lịch sử ngắn nhưng đã tạo ra thành quả kỳ
diệu trong lịch sử triết học. Từng bước khắc phục những hạn chế siêu hình của triết học
siêu hình thế kỷ XVII - XVIII là những tư tưởng biện chứng đạt đến trình độ một hệ
thống lý luận. Mặc dù, có những hạn chế nhưng với những thành quả của nó sự này đã
được Mác và Ăng-ghen khắc phục và kế thừa nâng lên một trình độ lý luận mới cơng
nghiệp duy vật hiện đại, là cơ sở quan trọng góp phần vào sự ra đời của CNXHKH.
3. Kinh tế chính trị học:
Kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh mở đầu từ Wiliam Petty (1623 - 1687) đến
Adam Smith (1723 - 1790) và kết thúc là ở Đavi Ricardo (1772 1823). A. Smith là nhà
kinh tế của thời kỳ công trường thủ cơng của chủ nghĩa tư bản. Ơng là người mở ra giai
đoạn mới cho sự phát triển của khoa học kinh tế chính trị, là một trong những người tiền
bối lớn nhất để lại một cơng trình đồ sộ. Những luận điểm đúng đắn của CNTB. Ông là
người mở ra giai đoạn mới cho sự ra đời của khoa học kinh tế chính trị, những luận điểm
đúng đắn trong học thuyết của ông đã được D. Ricardo phát triển đã được C. Mác hoàn
thiện Ricardo là một nhà kinh tế thời đại cơng nghiệp cơ khí của CNTB, là đỉnh cao của
lý luận kinh tế chính trị tư sản cổ đển và đã phát triển yếu tố khoa học của kinh tế chính
trị tư sản cổ điển... Đồng thời lý luận kinh tế chính trị phê phán CNTB trên lập trường
của những người tiểu tư sản. Cùng với sự phê phán đó là sự phê phán của CNTB của
những người theo CNXH không tưởng như Simon, Owen, Fourier.
Giữa thế kỷ XIX C. Mác và Ph. Ăngghen đã làm một cuộc cách mạng trong lịch
sử các học thuyết kinh tế. Dựa vào những thành tựu của kinh tế chính trị tư sản cổ điển,
áp dụng phương pháp DVBC và DVLS vào nghiên cứu kinh tế... học thuyết của C. Mác
"... Ra đời là sự kế thừa thẳng thắn và trực tiếp những học thuyết của các đại biểu xuất
sắc nhất trong triết học, trong kinh tế chính trị học và trong CNXHKH". Kinh tế chính trị
do C. Mác và Ph. Ăngghen sáng lậo là sự thống nhất giữa tính khoa học và tính cách
mạng. C. Mác đã xây dựng nên học thuyết giá trị thặng dư hòn đá tảng trong học thuyết
kinh tế macxit. C. Mác đã vạch rõ sự phát sinh, phát triển của phương thức sản xuất

TBCN, nêu lên những mặt tiến bộ, đồng thời cũng vạch rõ những khuyết tật và mâu


thuẫn của CNTB. CNTB tất yếu sẽ bị thay thế bởi phương thức sản xuất mới, cao hơn,
tiến bộ hơn, đó là phương thức sản xuất CSCN.
Học thuyết Macxit được phát triển nâng lên trình độ cao hơn bởi V. I. Lênin. Ơng
đã có những cống hiến lớn lao vào việc bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác nói chung và
kinh tế chính trị của C. Mác nói riêng. Đây là những tiền đề tư tưởng, lý luận khoa học
góp phần cho sự ra đời CNXHKH thế kỷ IXI.
4. Khoa học - kỹ thuật
Cùng với sự ot của CNTB là sự phát triển mạnh mẽ của KHKT. Vào đầu thế kỷ
XIX loài người đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên lĩnh vực khoa học tự nhiên và
khoa học xã hội.
- Khoa học tự nhiên thời kỳ này đã xuất hiện các học thuyết mới như Định luật
bảo tồn và chuyển hố năng lượng: học thuyết về tế bào; học thuyết tiến hoá của
Đacuyn. Những phát minh này đã giúp cho C. Mác và Ph. Ăngghen có cơ sở khoa học để
nghiên cứu các hiện tượng xảy ra trong lĩnh vực xã hội và xây dựng học thuyết duy vật
lịch sử của mình.
- Khoa học xã hội: Thời kỳ này các lĩnh vực triết học, kinh tế chính trị và CNXH
đã phát triển rực rỡ, tiêu biểu là triết học cổ điển Đức với hai nhà triết học nổi tiếng như
Hêghen và Phoiơbắc, kinh tế chính trị cổ điển Anh với Adamsmith và Ricardo và đặc biệt
là lý luận của CNXH không tưởng của Xanh xi mông, Phuriê và Ô oen.
Như vậy, gắn liền với sự xuất hiện đầy đủ những tiền đề kinh tế - xã hội,
CNXHKH cịn dựa trên sự chín muồi của các tiền đề tư tưởng - lý luận. Đó là kết quả của
sự kế thừa những tinh hoa trí tuệ của lồi người phát triển qua các thời đại mà đầu thế kỷ
XIX đã đạt tới đỉnh cao.
Tóm lại, sự xuất hiện những tiền đề nêu trên đã tạo những tiền đề khách quan ở
mức đầy đủ để CNXH do Mác và Ăngghen xây dựng thực sự trở thành khoa học.




×