Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

tính tất yếu của sự thay thế xã hội TBCN bằng hình thái kinh tế CSCN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.3 KB, 9 trang )

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Chủ đề 1:
Phân tích tính tất yếu của sự thay thế xã hội TBCN
bằng hình thái kinh tế CSCN
MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
Kế thừa những nhân tố tích cực của các trào lưu tư tưởng xã hội chủ nghĩa
không tưởng trong lịch sử và những tinh hoa của nhân loại; khảo sát và phân tích
thực tiễn của Chủ nghĩa tư bản, C. Mác và Ph. Ăng-ghen đã sáng lập ra một lý
thuyết khoa học về chủ nghĩa xã hội, đó là Chủ nghĩa xã hội khoa học. Chủ nghĩa
Mác – Lê-nin bao gồm ba (03) bộ phận hợp thành là triết học Mác – Lê-nin, kinh tế
học chính trị Mác – Lê-nin và Chủ nghĩa xã hội khoa học, trở thành một học thuyết
khoa học và hoàn chỉnh, trở thành hệ tư tưởng khoa học và cách mạng của giai cấp
công nhân hiện đại, soi đường cho cách mạng xã hội chủ nghĩa giải phóng nhân
loại khỏi chế độ tư hữu, áp bức bất công và nghèo nàn lạc hậu.
Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa là một trong những
nội dung cơ bản và quan trọng của chủ nghĩa xã hội khoa học. Thông qua việc
nghiên cứu sự phát triển của xã hội , C.Mác – P.Ăngghen đã luận giải , chứng minh
xã hội loài người trải qua nhiều hình thái kinh tế xã hội ( lúc đó các ơng gọi là
“trạng thái xã hội” khác nhau). Và hình thái kinh tế - xã hội Tư bản Chủ nghĩa tất
yếu sẽ bị thay thế bằng một hình thái kinh tế xã hội khác tiến bộ hơn, đó chính là
hình thái kinh tế xã hội Cộng sản Chủ nghĩa.

2


NỘI DUNG
1. Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản Ch ủ nghĩa


Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa là hệ thống tri thức
bao gồm những tư tưởng, quan điểm về hình thái kinh tế xã hội Cộng sản Chủ
nghĩa được các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác – Lênin khái quát và phản ánh thành
những phạm trù, quy luật. Trước C.Mác và Ăngghen cũng có nhiều người đưa ra
những quan điểm về xã hội tương lai như : Owen ( Anh ), Xanhximong, Phurie
( Pháp ) …các ông cũng chỉ ra xã hội mới phải làm như thế nào để đem lại lợi ích
cho đa số, phải xóa bỏ chế độ tư hữu, chế độ sở hữu phải được tổ chức như thế nào
có lợi cho tồn xã hội. Đặc biệt Phurie cịn chia lịch sử lồi người thành bốn giai
đoạn, đó là mơng muội, dã man, gia trưởng và văn minh. Đây là bước đầu của học
thuyết hình thái kinh tế - xã hội. Ông chỉ ra trong xã hội cần tiến hành sản xuất tập
thể trong hiệp hội, tự do phân phối được thực hiện một cách công bằng. Đến
Ơwen , ơng chủ trương xóa bỏ chế độ tư hữu và thiết lập chế độ cơng hữu. Ơwen
cho rằng dưới chế độ công hữu lao động được tổ chức trên cơ sở lao động tập thể,
mọi người được bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ. Những quan điểm trên có
điểm tiến bộ so với quan điểm lúc bấy giờ, tuy nhiên các ông không đưa ra đường
lối , phương pháp để tiến tới xã hội tương lai đó, cịn nhiều hạn chế trong nhiều
phương diện. Chủ nghĩa xã hội mà các ơng quan niệm vẫn cịn chế độ tư hữu ,
mang nặng tính khơng tưởng và sắc thái tôn giáo. Để xây dựng chế độ xã hội mới
các ơng chủ trương dùng biện pháp hịa bình, tun truyền khích lệ. Chỉ đến Mác –
Ăngghen thì những quan niệm về xã hội tương lai mới thực sụ trở thành học thuyết
và dựa trên những quy luật khách quan , phạm trù và những phương pháp luận
mang tính khoa học. Việc sáng lập ra học thuyết hình thái kinh tế - xã hội và học

3


thuyết hình thái kinh tế xã hội Cộng sản Chủ nghĩa là một bước tiến vĩ đại của nhân
loại.
Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa là một trong
những nội dung cơ bản quan trọng của Chủ nghĩa Xã hội khoa học. Nó chỉ ra quy

luật tất yếu phải tiến tới hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa của loài
người. Học thuyết bao gồm các nội dung chủ yếu là nguồn gốc xuất hiện , các điều
kiện ra đời ,các giai đoan phát triển và các đặc trưng của xã hội Cộng Sản chủ
nghĩa ở trong từng giai đoạn phát triển.
Đứng vững trên quan điểm duy vật biện chứng , duy vật lịch sử mà C.Mác và
Ăngghen đã nghiên cứu và phát hiện ra sự ra đời kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ
nghĩa là một tất yếu. Theo C.Mác vấn đề cơ bản, sâu xa có tính chất quyết định về
qua trình vận động phát triển của lịch sử xã hội lồi người là cuộc đấu tranh khơng
ngừng giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất để giải quyết mâu thuẫn
thường xuyên giữa chúng. Thay đổi phương thức sản xuất dẫn đến thay đổi chế độ
xã hội, thay đổi hình thái kinh tế - xã hội. Và sự ra đời của hình thái kinh tế xã hội
mới bao giờ cũng bắt nguồn từ những yếu tố ít nhiều đã nảy sinh trong lịng hình
thái kinh tế xã hội hiện đang tồn tại thai nghén nó. Các nhà kinh điển Mác – Lênin
cho rằng : Sự tất yếu ra đời của hình thái kinh tế - xã hội Chủ nghĩa Cộng sản ở
ngay trong xu hướng vận động phát triển của mâu thuẫn cơ bản chủ nghĩa tư bản,
đó là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất có tính chất xã hội hóa ngày càng cao với
chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất .
Theo quan điểm của các ông, nguồn gốc ra đời của hình thái kinh tế - xã hội
Cộng sản Chủ nghĩa, chính là do từ sự phát triển của điều kiện kinh tế xã hội dưới
Tư bản Chủ nghĩa. Sự phát triển của công nghiệp làm tư bản chủ nghĩa từ thế kỷ
XVIII tạo ra lực lượng sản xuất mang tính xã hội hóa cao. Tính chất xã hội hóa lực
lượng sản xuất Chủ nghĩa Tư bản khơng cịn trong giới hạn từng quốc gia, do đó
lực lượng sản xuất mâu thuẫn gay gắt với với quan hệ sản xuất Tư bản Chủ nghĩa.
4


Từ đó dẫn đến mâu thuẫn về mặt chính trị giữa hai giai cấp cơ bản trong xã hội lúc
đó là giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. Như vậy, sự ra đời của Cộng sản Chủ nghĩa
là điều kiện tất yếu khơng thể tránh khỏi có điều kiện kinh tế chính trị chín muồi và
giai cấp cơng nhân là lực lượng phải biết nắm lấy cơ hội đó để thúc đẩy sự ra đời

của xã hội mới, lật đổ chế độ tư bản, xóa bỏ sở hữu tư nhân Tư bản Chủ nghĩa.
2.

Khái niệm hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa.
Từ học thuyết Mác về hình thái kinh - tế xã hội có thể thấy hình thái kinh tế

- xã hội là một hệ thống những yếu tố và những mối liên hệ xã hội phức tạp. Tuy
nhiên, đây không phải là những yếu tố và liên hệ bất kỳ , mà là những yếu tố và
những mối liên hệ được hình thành một cách tất yếu, lặp đi lặp lại trong những xã
hội cụ thể. Hệ thống này có thể được nhìn từ nhiều góc độ khác nhau như : Hệ
thống với ba yếu tố và liên hệ cơ bản là lực lượng sản xuất ở một trình độ nhất
định, kiểu quan hệ sản xuất phù hợp với nó, kiến trúc thượng tầng được xây dựng
trên quan hệ sản xuất đó ; Hệ thống những quan hệ xã hội với các loại quan hệ
chính là quan hệ vật chất và quan hệ tinh thần, quan hệ sản xuất và các quan hệ xã
hội khác nhau ; Hệ thống hoạt động xã hội như hoạt động sản xuất,sản xuất vật
chất, hoạt động tinh thần, hoạt động xã hội ; hệ thống kinh tế xã hội … Trong chỉnh
thể của nó,hệ thống này chính là chế độ xã hội của các xã hội cụ thể trong một giai
đoạn lịch sử. Những mối liên hệ trên quy định tất yếu và tính chung của chế độ xã
hội trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Vậy có thể xác định nội dung khái niệm
hình thái kinh tế xã hội như sau : Hình thái- kinh tế - xã hội là chế độ xã hội với
những yếu tố và những mối liên hệ chung tất yếu, đặc trưng cho các xã hội cụ thể
trong một giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử nhân loại nói chung. Hay hình
thái kinh tế - xã hội là chế độ xã hội mang tính chất chung tất yếu, đặc trưng cho
những xã hội cụ thể trong một giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử nói chung.

5


Thực tế ta có thể thấy ví dụ như : chế độ phong kiến trong lòng các nước,các
xã hội phong kiến cụ thể ; chế độ tư sản trong các nước, các xã hội tư sản cụ thể.

Hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa là xã hội có quan hệ sản xuất
dựa trên chế độ cơng hữu về tư liệu sản xuất, thích ứng với lực lượng sản xuất
ngày càng phát triển tạo thành cơ sở hạ tầng có trình độ cao hơn cơ sở hạ tầng của
hình thái kinh tế - xã hội Tư bản Chủ nghĩa. Hình thành kiến trúc thượng tầng
tương ứng thực sự là của nhân dân, với trình độ xã hội hóa ngày càng cao.
Trong các tác phẩm của đề tài mà tác giả tìm hiểu chưa có tác phẩm nào định
nghĩa rõ ràng hay là nêu lên khái niệm hoàn thiện về hình thái kinh tế - xã hội Cộng
sản Chủ nghĩa. Tuy nhiên trong quá trình tìm hiểu các tác phẩm chúng ta sẽ thấy rõ
được những yếu tố tạo nên nội dung chính của lý luận về học thuyết hình thái kinh
tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa. Bên cạnh đó là sự phát triển của các lý luận về hình
thái kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa trong lần lượt các tác phẩm. Tác phẩm ra
đời sau có sự tiếp nhận những cơ sở lý luận của tác phẩm trước để hoàn thiện nội
dung học thuyết.
3. Tính tất yếu sự thay thế xã hội TBCN bằng hình thái kinh tế CSCN.
Lực lượng sản xuất của chủ nghĩa tư bản ngày phát triển đến trình độ xã hội
hố cao thì càng làm cho mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển của lực lượng sản xuất
với sự kìm hãm của quan hệ sản xuất mang tính tư nhân tư bản chủ nghĩa càng
thêm sâu sắc.
Tính mâu thuẫn gay gắt trong lĩnh vực kinh tế của chủ nghĩa tư bản biểu hiện
trên lĩnh vực chính trị – xã hội là mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân, nhân dân lao
động với giai cấp tư sản ngày càng trở nên quyết liệt.
Cuộc đấu tranh giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản xuất hiện ngay từ
khi chủ nghĩa tư bản hình thành, ngày càng trở nên căng thẳng. Qua thực tiễn cuộc

6


đấu tranh đã dẫn tới giai cấp công nhân nhận thức được muốn giành thắng lợi phải
tiếp thu chủ nghĩa xã hội khoa học hình thành chính đảng của giai cấp mình.
Khi Đảng Cộng sản ra đời tồn bộ hoạt động của Đảng đều hướng vào lật đổ

nhà nước của giai cấp tư sản xác lập nhà nước của giai cấp công nhân, nhân dân lao
động. Việc thiết lập nhà nước của giai cấp công nhân và nhân dân lao động là sự
mở đầu của hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa.
Như vậy có thể nói sự xuất hiện hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa
phải có những điều kiện nhất định, đó là sự phát triển của lực lượng sản xuất dưới
chủ nghĩa tư bản đạt đến một mức độ nhất định, lực lượng giai cấp công nhân trở
nên đông đảo, mâu thuẫn gay gắt với giai cấp tư sản.
4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu lý luận học thuyết hình thái kinh t ế xã hội Cộng sản Chủ nghĩa.
Việc nghiên cứu lý luận học thuyết kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa có ý
nghĩa vơ cùng to lớn không chỉ đối với lịch sử đương thời mà nó co ý nghĩa rất lớn
đối với sự phát triển theo quy luật lịch sử tự nhiên của loài người. Sẽ cho chúng ta
hiểu biết thêm về các quá trình phát triển chung của xã hội loài người.
Lý luận về học thuyết hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa chính là
góp phần quan trọng vào việc hoàn thiện lý luận chủ nghĩa mác Lenin và sự vận
dụng của nó đối với thực tiễn cách mạng của giai cấp công nhân, là lý luận cơ bản
để giai cấp vô sản thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình.
Lý luận về hình thái kinh tế - xã hội của C.Mác và Ăngghen cho thấy sự
biến đổi của các xã hội là quá trình lịch sử tự nhiên. Vận dụng lý luận đó vào phân
tích xã hội tư bản, tìm ra các quy luật vận động của nó, C.Mác và Ph. Ăngghen đều
cho rằng, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa có tính chất lịch sử và xã hội tư
bản tất yếu bị thay thế bằng xã hội mới- xã hội Cộng sản Chủ nghĩa.

7


Đồng thời C.Mác và Ph. Ănghghen cũng dự báo trên những nét lớn về những
đặc trưng cơ bản của xã hội mới, đó là: có lực lượng sản xuất xã hội cao; chế độ sở
hữu xã hội về tư liệu sản xuất được xác lập, chế độ người bóc lột người bị thủ tiêu;
sản xuất nhằm thỏa mãn nhu cầu của mọi thành viên trong xã hội, nền sản xuất
được tiến hành theo một kế hoạch thống nhất trên phạm vi tồn xã hội, sự phân

phối sản phẩm bình đẳng; sự đối lập giữa thành thị và nông thôn, giữa lao động trí
óc và chân tay bị xóa bỏ...
Để xây dựng xã hội mới có những đặc trưng như trên cần phải qua hai giai
đoạn: giai đoạn thấp hay giai đoạn đầu và giai đoạn sau hay giai đoạn cao. Sau này
Lênin gọi giai đoạn đầu là Chủ nghĩa xã hội và giai đoạn sau là Chủ nghĩa Cộng
sản. C.Mác gọi giai đoạn đầu xã hội Chủ nghĩa là thời kỳ quá độ chính trị lên giai
đoạn cao của xã hội Cộng sản.
Nghiên cứu về hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa còn là sự lý
luận với những tư tưởng thiên tài như Mác và Ănghen về các hình thái kinh tế xã
hội trong lịch sử từ cộng sản nguyên thủy và đang quá độ sang Xã hội Chủ nghĩa –
giai đoạn đầu của hình thái kinh tế Cộng sản Chủ nghĩa.

8


KẾT LUẬN
Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa đã tạo nên một
bước ngoặt, một bước phát triển đặc biệt quan trọng đối với giai cấp vơ sản nói
riêng và sự phát triển của lịch sử nhân loại nói chung cả về mặt lý luận và thực tiễn.
Học thuyết đã đưa ra những luận điểm, quan niệm đúng đắn và chứng minh bằng
những sự kiện, những luận cứ xác đáng về tiến trình phát triển của toàn nhân loại.
Học thuyết chỉ ra cho toàn nhân loại về sự sụp đổ của chế độ Tư bản Chủ nghĩa và
sự ra đời của chế độ cộng sản chủ nghĩa là tất yếu khách quan chứ không phải là do
ý muốn chủ quan của bất kỳ ai, của bất kỳ người lãnh đạo nào.
Hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa là sự thống nhất biện chứng
giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan, giữa hoàn cảnh quốc tế và những
nhân tố bên trong của giai cấp công nhân mỗi quốc gia, dân tộc. xây dựng hình thái
kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa là một quá trình phát triển kinh tế xã hội lâu
dài qua nhiều bước lâu dài, qua nhiều hình thức từ thấp đến cao. Phải từ thực tiễn
tìm tịi và thử nghiệm để tìm cách lý giải và giải quyết những vấn đề do thực tiễn

lịch sử đặt ra. Đồng thời tổng kết khái quát bổ sung vào lý luận chung của hình thái
kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa và lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học ngày
càng phong phú và hoàn thiện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
• Bài giảng trực tuyến mơn Chủ nghĩa xã hội khoa học: hubt.vnedu.vn;
• Học thuyết Mác về hình thái kinh tế - xã hội và lý luận về con đường phát
triển xã hội chủ nghĩa ở nước ta – NXB Chính trị quốc gia.

9



×