Tải bản đầy đủ (.docx) (54 trang)

(SKKN 2022) áp dụng phương pháp tình huống, giải quyết vấn đề nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy môn GDCD lớp 12 ở trường THPT triệu sơn 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (825.02 KB, 54 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 4

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP TÌNH HUỐNG, GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC
CÔNG DÂN LỚP 12 Ở TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 4 - HUYỆN
TRIỆU SƠN

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hoàn
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (mơn): GDCD

MỤC LỤC
THANH HĨA NĂM 2022


MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1
1.1. Lý do chọn đề tài....................................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu..............................................................................................2
1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu..............................................................................3
1.4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................3
1.5. Những điểm mới của SKKN...................................................................................3
2. NỘI DUNG................................................................................................................ 3
2.1. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn...............................................................................3
2.2. Thực trạng của trường/lớp/học sinh trước khi áp dụng biện pháp...........................4
2.2.1. Cơ sở vật chất trường học....................................................................................4
2.2.2. Đội ngũ giáo viên và học sinh..............................................................................4


2.2.2.1. Về đội ngũ quản lí............................................................................................4
2.2.2.2. Về phía giáo viên.............................................................................................5
2.2.2.3. Về phía học sinh................................................................................................5
2.2.3. Về các điều kiện khác..........................................................................................5
2.3. Áp dụng phương pháp nghiên cứu tình huống, giải quyết vấn đề nhằm nâng
cao hiệu quả giảng dạy môn Giáo dục công dân lớp 12.................................................6
2.3.1. Khái niệm............................................................................................................6
2.3.2. Các bước tiến hành dạy học bằng phương pháp tình huống, giải quyết vấn
đề................................................................................................................................... 7
2.3.3. Quy trình biên soạn và định mức thời lượng dạy học theo phương pháp
nghiên cứu tình huống...................................................................................................7
2.3.3.1. Yêu cầu khi biên soạn tình huống, phân loại tình huống...................................7
2.3.3.2. Quy trình biên soạn tình huống.......................................................................9
2.3.4. Các kỹ thuật dạy học thường được sử dụng khi áp dụng phương pháp dạy
học bằng nghiên cứu tình huống, giải quyết vấn đề.....................................................10
2.3.5. Thời điểm áp dụng.............................................................................................12
3. Tính mới, tính sáng tạo của biện pháp.....................................................................13
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm....................................................................14
2.4.1. Hiệu quả kinh tế.................................................................................................14
2.4.2 Hiệu quả xã hội...................................................................................................14
2.4.2.1. Về phía học sinh..............................................................................................14
2.4.2.2. Về phía giáo viên............................................................................................15
2.4.2.3. Về hoạt động dạy - học...................................................................................16
2.4.3.3. Kết quả học tập và rèn luyện của học sinh......................................................16
2.4.3.4. Kết quả giảng dạy của giáo viên.....................................................................16
2.4.3.5. Kết quả toàn diện của nhà trường....................................................................17
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.......................................................................................17
3.1. Kết luận................................................................................................................. 17
3.2. Kiến nghị..............................................................................................................18
3.2.1. Về cơ sở vật chất................................................................................................18

3.2.2. Về giáo viên.......................................................................................................18
3.2.3. Về phía học sinh.................................................................................................19
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................20


CÁC TỪ VIẾT TẮT
TT
1
2
3
4

Chữ viết tắt
THPT
PPTH
GDCD
GV
HS

Viết đầy đủ
Trung học phổ thơng
Phương pháp tình huống
Giáo dục cơng dân
Giáo viên
Học sinh


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Nghị quyết số 29 - Ban chấp hành TW Đảng khóa XI đặt ra nhiệm vụ: “Đổi

mới căn bản toàn diện giáo dục”. Nghị quyết chỉ đạo: “Chuyển mạnh quá trình
giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và
phẩm chất người học”. Mục tiêu cụ thể của giáo dục phổ thông là: “tập trung
phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện
và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức,
lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức
vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt
đời”[1]. Để đạt được mục tiêu trên, Nghị quyết đưa ra nhiệm vụ, giải pháp:
“Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát
huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người
học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy
cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và
đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực” [2].
Luật Giáo dục 2005, điều 5 cũng đã quy định: “Phương pháp giáo dục
phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học;
bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lịng say mê học
tập và ý chí vươn lên” [3].
Luật giáo dục năm 2005, đã nêu “Mục tiêu giáo dục phổ thơng là giúp
học sinh phát triển tồn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẫm mỹ và các kỹ
năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và tính sáng tạo, hình
thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và
trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục hoặc đi vào cuộc sống lao
động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc”[4].
Từ nội dung trong luật giáo dục cho ta thấy một đòi hỏi tất yếu của xã hội,
đặc biệt trong giai đoạn hiên nay, nước ta đang bước vào thời kì cơng nghiệp hóa
hiện đại hóa, yêu cầu đào tạo con người một cách tồn diện, học đi đơi với hành,
lý luận gắn liền với thực tiễn. Để làm được điều đó địi hỏi các thầy giáo, cơ
giáo phải xác định đúng vai trị và trách nhiệm của mình trong việc đổi mới
phương pháp dạy học ở các bộ mơn nói chung và mơn GDCD nói riêng.

Giáo dục Cơng dân là mơn học có vai trị hết sức quan trọng trong
trường Trung học phổ thơng, có nhiệm vụ góp phần đào tạo học sinh thành
những người lao động mới, hình thành ở họ những phẩm chất tốt đẹp của người
công dân tương lai. Vì vậy, để nâng cao chất lượng mơn học, giáo viên phải
không ngừng đổi mới về cách thức và luôn biết kết hợp các phương pháp dạy
học một cách linh hoạt, có hiệu quả nhằm rèn luyện và phát triển kỹ năng cho
học sinh, giúp các em biết vận dụng tri thức lí thuyết để giải quyết những vấn đề
trong thực tiễn cuộc sống.
Thực tế môn Giáo dục công dân (GDCD) giữ vai trò quan trọng và trực
tiếp trong việc giáo dục học sinh ý thức và hình thành phát triển nhân cách con
người tồn diện. Tuy đã có một số khối, ngành của các trường Đại học, Cao
đẳng sử dụng môn GDCD để xét tuyển, nhưng con số đó rất ít. Thực trạng hiện
1


nay đa số các bậc phụ huynh học sinh học coi đây là môn phụ, nên các em chỉ
học một cách đối phó, qua loa, xem nhẹ bộ mơn đang diễn ra phổ biến và trở
thành thực trạng chung.
Cùng với thực trạng trên thì nội dung, chương trình mơn GDCD khô
khan, nhiều kiến thức trừu tượng dẫn đến học sinh khó hiểu, khó tiếp thu vì vậy
khơng gây được sự hứng thú đối với người học.
Cơ chế thị trường đã len lỏi vào trong nhận thức của các em học sinh và
gia đình chỉ tập trung đầu tư vào các môn thi Đại học. Các em xem nhẹ môn
GDCD. Bên cạnh đó bản thân một số giáo viên dạy mơn GDCD cịn xem nhẹ
mơn của mình, coi là mơn phụ, khơng có hứng thú trong giảng dạy, ít đầu tư vào
chuyên môn. Đến lớp chỉ truyền thụ những kiến thức có sẵn trong sách giáo
khoa, ít đổi mới phương pháp dạy học dẫn đến tiết học khô khan, học sinh dễ
nhàm chán và ngại học.
Vì vậy, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, để học sinh đóng vai trò
trung tâm trong các tiết học đòi hỏi mỗi giáo viên dạy môn GDCD cần phải đổi

mới phương pháp dạy học.
Để dạy học mơn GDCD có hiệu quả cần gắn nội dung bài học với thực
tiễn cuộc sống của học sinh, giáo viên cần tăng cường sử dụng các tình huống,
các trường hợp điển hình, các hiện tượng thực tế, các vấn đề bức xúc trong đời
sống xã hội để phân tích, đối chiếu, minh hoạ cho bài giảng. Đồng thời cũng cần
khuyến khích học sinh liên hệ, tự liên hệ; tiến hành điều tra, tìm hiểu, phân tích,
đánh giá các sự kiện trong đời sống thực tiễn của lớp học, nhà trường, địa
phương, đất nước… trong quá trình học tập, giáo viên phải luôn tạo cơ hội và
hướng dẫn học sinh xây dựng và thực hiện các dự án nhỏ thông qua các bài tập
về nhà, qua các tiết học ngoại khố để giúp các em có cái nhìn khách quan hơn
đối với môn học, rằng môn học không chỉ cung cấp những kiến thức lí thuyết
mà mơn học luôn gắn với thực tiễn sinh động của cuộc sống, để sau mỗi tiết học
các em rút ra được ý nghĩa của bài học và biết tự hình thành kỹ năng sống cho
bản thân, nhằm góp phần vào việc nâng cao ý thức, cải thiện môi trường sống ở
trong lớp học, trong gia đình, nhà trường và ngồi xã hội./.
Vậy làm thế nào để dạy học GDCD đạt được hiệu quả như vậy? Là một
giáo viên trực tiếp giảng dạy mơn GDCD tơi vơ cùng băn khoăn, trăn trở. Vì thế,
tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Áp dụng phương pháp tình huống, giải quyết
vấn đề nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Giáo dục công dân lớp 12”
làm SKKN của mình năm học 2021-2022.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Với mong muốn tạo ra một buổi học sinh động, với việc xây dựng một môi
trường học tập lấy học sinh là trung tâm, nơi mà các em cảm thấy thoải mái khi
tham gia trao đổi, thảo luận với nhau. Việc áp dụng tình huống, giải quyết vấn
đề trong giảng dạy sẽ làm thay đổi cách học thụ động của học sinh. Đề tài hướng
đến những mục đích sau:
Thứ nhất, làm nổi bật được ưu điểm và sự phù hợp của việc áp dụng tình
huống, giải quyết vấn đề trong giảng dạy môn Giáo dục công dân lớp 12;
Thứ hai, xây dựng các tình huống và sử dụng các tình huống, giải quyết
vấn đề đó trong các bài giảng một cách phù hợp;

2


Thứ ba, kích thích sự sáng tạo, hứng thú của học sinh vào bài giảng nhằm
đem đến sự thoải mái về tinh thần khi tham gia lớp học;
Thứ tư, rèn luyện các kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình và
những kỹ năng mềm khác rất cần thiết cho cơng việc của học sinh sau khi tốt
nghiệp nhằm góp phần hình thành và phát triển năng lực thực tiễn, thái độ, hành
vi đúng đắn cho học sinh.
Thứ năm, nâng cao hiệu quả giảng dạy mơn GDCD trong chương trình
THPT nói chung và Giáo dục cơng dân lớp 12 nói riêng
1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nội dung chương trình Sách giáo khoa Giáo dục
cơng dân 12 (Nhà xuất bản Giáo dục, năm 2011). Việc dạy của giáo viên và học
tập của học sinh đối với môn học.
- Đối tượng khảo sát thực nghiệm, đối chứng: Học sinh các lớp 12B1,
12B2,12B4,12B7 trường THPT Triệu Sơn 4 năm học 2021 – 2022. Giáo viên
giảng dạy bộ môn GDCD của trường THPT Triệu Sơn 4.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Các phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Nghiên cứu các sách về PPDH;
nghiên cứu các văn bản, quy định, hướng dẫn… về đổi mới phương pháp dạy
học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, phân tích, tổng hợp, so
sánh- đối chiếu, suy luận...
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: phương pháp điều tra, khảo sát,
phương pháp thực nghiệm sư phạm, phương pháp thống kê, xử lí số liệu.
1.5. Những điểm mới của SKKN
- Vượt ra khỏi lối mịn truyền thống trong dạy học mơn GDCD, tôi đã giúp
học sinh từ chỗ học tập thụ động, chuyển sang hoạt động chủ động, học sinh tích
cực chiếm lĩnh kiến thức và kĩ năng thu thập, xử lý trình bày trao đổi thơng tin
thơng qua các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức hướng dẫn.

- Học sinh hứng thú say mê, tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập.
- Học sinh mạnh dạn, chủ động tranh luận cởi mở, sôi nổi, tự tin đưa ra ý
kiến của mình, lắng nghe ý kiến đóng góp, phê bình của các bạn; từ đó giúp học
sinh hồ đồng với cộng đồng, tạo cho học sinh tự tin hơn, từ đó lĩnh hội và nắm
được kiến thức bài học một cách nhanh, chắc chắn và nhớ lâu kiến thức đã học.
Qua nội dung môn học giúp HS phát triển các năng lực phù hợp cho học sinh
giúp các em thích ứng được với cuộc sống bên ngồi, có lối sống đẹp, đúng
pháp luật...
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn
Thế kỉ XXI Việt Nam đang đứng trước xu thế hội nhập, mở cửa nền kinh
tế. Vì vậy yêu cầu đặt ra đối với nền giáo dục nước nhà là phải đào tạo ra những
con người phát triển tồn diện để phục vụ cho cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước. Mỗi một mơn học trong nhà trường đều phải góp phần vào
việc đào tạo thế hệ trẻ, trong đó mơn GDCD là 1 mơn quan trọng. GDCD góp
phần trang bị cho con người những tri thức về pháp luật, nhân cách con người
trong thời kì mới văn hóa, nhân văn, lịng tự tơn dân tộc, tinh thần yêu nước,
tinh thần đoàn kết, ý thức tự chủ… phục vụ đắc lực cho công cuộc xây dựng và
3


phát triển đất nước.
Do quan niệm chưa đúng về bộ mơn, ở các trường THPT từ cấp quản lí
đến giáo viên đều coi Lịch sử là mơn phụ. Vì vậy chưa có sự đầu tư thích đáng.
Mặt khác đa số học sinh coi đây là mơn học thuộc lịng, khơng cần phải tư
duy.... Những hạn chế trong phương pháp dạy học cũng làm cho chất lượng bộ
môn suy giảm, nhiều giáo viên vẫn dạy theo phương thức truyền thụ một chiều,
thầy đọc trò chép, thầy chủ động truyền kiến thức, trò bị động tiếp thu kiến thức,
giờ học GDCD trở nên khô khan và nhàm chán.
Đổi mới phương pháp dạy học, ôn luyện là vấn đề đã được Đảng, Nhà

nước xác định trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII (1/1993), Nghị quyết
Trung ương 2 khóa VIII (12/1996), được thể chế hóa trong Luật giáo dục
(2005), được cụ thể hóa trong các chỉ thị của Bộ Giáo dục và đào tạo, đặc biệt là
chỉ thị số 14 (4/1999).
Điều 28.2 của Luật giáo dục đã ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thơng
phải phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động và sáng tạo của học sinh,
phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự
học, khả năng làm việc nhóm, rèn kuyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực
tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học
sinh”[5]. Như vậy đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề sống còn đối với sự
phát triển giáo dục của bất kì quốc gia nào trên thế giới.
Thực hiện chủ trương của Bộ giáo dục và đào tạo, Sở giáo dục đào tạo
Thanh Hố nhằm phát huy tính tích cực và chủ động của học sinh trong q
trình học[6].
Thực hiện cuộc vận động 2 không với 4 nội dung cùng những nghị quyết của
ngành, của Đảng, Nhà nước về đổi mới nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy
và học, đặc biệt là việc dạy và học môn Lịch sử ở trường THPT[7].
Hi vọng với đề tài này tơi có thể góp một phần nhỏ vào việc cải thiện tình
hình dạy và học GDCD hiện nay. Rất mong được sự góp ý của đồng chí, đồng
nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn.
2.2. Thực trạng của trường/lớp/học sinh trước khi áp dụng biện pháp
2.2.1. Cơ sở vật chất trường học
* Ưu điểm: Cơ sở trường học, lớp học, thiết bị dạy học về cơ bản đáp ứng
nhu cầu giáo dục của nhà trường.
* Hạn chế: Phòng học thiết kế theo tiêu chuẩn cũ và bàn ghế không phù hợp
với diện tích, sĩ số học sinh mỗi lớp có quy mơ lớn nên khó khăn trong triển khai
nhiều hoạt động học.
2.2.2. Đội ngũ giáo viên và học sinh
2.2.2.1. Về đội ngũ quản lí
* Ưu điểm: Ban Giám hiệu nhà trường có năng lực quản lí khá tốt, tâm huyết

với sự nghiệp giáo dục, tích cực chỉ đạo và tạo điều kiện tốt nhất trong khả năng
của nhà trường để triển khai các hoạt động giáo dục có hiệu quả.
* Hạn chế: Chương trình giáo dục gồm nhiều mơn học với khối lượng kiến
thức lớn; nhiệm vụ giáo dục mỗi năm học khá phong phú trong khung thời gian
có hạn; đồng thời do đặc thù riêng nên môn Giáo dục công dân chưa thực sự
được quan tâm đúng mức.
4


2.2.2.2. Về phía giáo viên
* Ưu điểm: Tác giả là một giáo viên được đào tạo chính quy chuyên ngành
Giáo dục chính trị; yêu nghề sư phạm, tận tụy với học sinh, có tinh thần trách
nhiệm cao trong cơng việc, có lương tâm nghề nghiệp; trình độ chun mơn
nghiệp vụ vững vàng, đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm sau gần hai mươi năm
công tác, khát khao cống hiến và khẳng định bản thân trong cơng việc... Ngồi
ra, tác giả thường xuyên chủ động, tích cực đổi mới phương pháp dạy học theo
hướng phát triển năng lực; tham gia đầy đủ các lớp tập huấn về chuyên môn
nghiệp vụ; tự giác tự học tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ nghề nghiệp... Đó là
những điều kiện thuận lợi quan trọng để phát triển chuyên môn, nâng cao chất
lượng giáo dục.
* Hạn chế cần khắc phục: Bản thân giáo viên chưa mạnh dạn đề xuất các
phương án tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở ngồi
phạm vi ngồi nhà trường (Thơng thường, nhóm bộ mơn chỉ kết hợp các môn
cùng tổ chức mỗi năm một lần).
2.2.2.3. Về phía học sinh
* Ưu điểm:
- Đa số học sinh có ý thức tổ chức kỉ luật tốt, có sức khỏe và nhu cầu học tập,
rèn luyện để chuẩn bị hành trang bước vào cuộc sống.
- Học sinh cùng độ tuổi nên đặc điểm tâm lí giống nhau, có khả năng nhận
thức, có nhu cầu học tập tiến bộ.

- Hầu hết học sinh đều cư trú tại địa phương, gần trường học, đi lại thuận
tiện, có phương tiện di chuyển thuận lợi.
* Hạn chế cần khắc phục
- Đa số học sinh đều xuất thân từ các gia đình thuần nơng nên điều kiện kinh
tế khó khăn, ít có điều kiện đầu tư thích đáng cho giáo dục.
- Phần lớn học sinh thiếu tự tin, kỹ năng sống thiếu và yếu (nhất là kỹ năng
giao tiếp), thiếu năng động, chưa chủ động trong học tập, rèn luyện...
- Một bộ phận học sinh thiếu động cơ học tập, ham chơi, ưa hưởng thụ, chậm
tiến bộ...
BẢNG THỐNG KÊ KẾT QUẢ KHẢO SÁT TÂM LÍ HỌC SINH

(Trước khi áp dụng phương pháp dạy học tình huống, GQVĐ)

Khơng
STT
Nội dung
(%)
(%)
1
Thích nội dung SGK mơn GDCD
0
100
Biết các mức phạt tiền vi phạm ATGT
2
7.5
92.5
thường gặp
3
Hạn chế về kỹ năng giao tiếp
95

5
4
Tự tin, mạnh dạn trong cuộc sống hàng
12.5
87.5
2.2.3. Về các điều kiện khác
- Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường: Các tổ chức đoàn thể trong
trường đều đoàn kết, thống nhất, đồng thuận và phối kết hợp tốt trong thực hiện
nhiệm vụ giáo dục của nhà trường. Đặc biệt, Đồn Thanh niên cộng sản Hồ Chí
Minh của trường có vai trị đặc biệt quan trọng trong công tác giáo dục ý thức tổ
chức kỉ luật cho học sinh.
5


- Các tổ chức đoàn thể ngoài nhà trường: Nhà trường thường xuyên kết
hợp với các tổ chức đoàn thể xã hội ngoài nhà trường để tổ chức các hoạt động
giáo dục học sinh. Các tổ chức xã hội trên địa bàn đều có tinh thần trách nhiệm
cao, sẵn sàng ủng hộ, hỗ trợ khi cần thiết.
2.3. Áp dụng phương pháp nghiên cứu tình huống, giải quyết vấn đề nhằm
nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Giáo dục công dân lớp 12
Đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục là
nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục nói chung và là trách nhiệm, lương tâm
nghề nghiệp của mỗi giáo viên nói riêng. Theo chủ trương Bộ giáo dục và đào
tạo, nền giáo dục Việt Nam hướng tới bồi dưỡng năm phẩm chất (yêu nước,
nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm) và mười năng lực (năng lực tự chủ
và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo;
năng lực ngơn ngữ, tính tốn, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, công nghệ, tin học,
thẩm mỹ, thể chất...) cho người học. Để thực hiện được mục tiêu đó, người dạy
cần áp dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực phù hợp với từng
mơn học và chủ đề/ bài học, đối tượng học sinh, điều kiện dạy học.

Như trên đã nêu, học sinh trường THPT Triệu Sơn 4 vốn thiếu tự tin, yếu và
thiếu nhiều kỹ năng mềm quan trọng, cần thiết. Chính vì vậy, đổi mới phương
pháp giảng dạy theo hướng tiếp cận năng lực trở thành nhiệm vụ cấp thiết của
người dạy. Tùy từng nội dung chủ đề/ bài học và đối tượng học sinh, điều kiện
phương tiện dạy học mà giáo viên có thể lựa chọn phương pháp, kỹ thuật dạy
học phù hợp tương ứng để đạt chất lượng giảng dạy cao nhất.
Trên cơ sở đặc điểm tâm sinh lí của học sinh, thực hiện mục tiêu giáo dục
và nội dung chương trình mơn học; căn cứ vào tình hình vi phạm đạo đức, pháp
luật của thanh, thiếu niên nói chung, học sinh trên địa bàn huyện Triệu Sơn nói
riêng, tơi đã và đang tích cực áp dụng phương pháp dạy học tình huống, giải
quyết vấn đề (hay cịn gọi là phương pháp nghiên cứu tình huống, giải quyết
vấn đề) nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn Giáo dục công dân lớp 12.
2.3.1. Khái niệm
Tình huống là những sự kiện, vụ việc, hồn cảnh có mâu thuẫn, có vấn đề
cần được giải quyết.
Tình huống "có vấn đề" là trở ngại về trí tuệ của con người, xuất hiện
khi ta chưa biết cách giải thích hiện tượng, sự việc hay một quá trình nào đó của
thực tế.
Tình huống dạy học: mơ tả những sự kiện, hồn cảnh có thực hoặc hư
cấu nhằm đạt những mục tiêu, mục đích dạy học.
Dạy học qua nghiên cứu tình huống, giải quyết vấn đề là cách dạy học
dựa trên tình huống có thật hoặc giống như thật, địi hỏi người học phải tìm
hiểu, suy nghĩ, đề ra được quyết định thích hợp nhất.
Nghiên cứu tình huống cịn gọi là nghiên cứu trường hợp điển hình là
một trong những phương pháp dạy học chủ động nhằm khắc phục tình trạng
đang diễn ra trong quá trình học tập, người học không được tự ra các quyết định;
nên khi ra thực tiễn sẽ lúng túng, thiếu suy nghĩ, cân nhắc, không đề ra được
quyết định hợp lý khi thực hiện nhiệm vụ theo chức trách đảm nhiệm.
6



2.3.2. Các bước tiến hành dạy học bằng phương pháp tình huống, giải quyết
vấn đề
Việc áp dụng phương pháp dạy học bằng nghiên cứu tình huống, giải
quyết vấn đề được tiến hành tuần tự theo các bước sau đây:
Bước 1: Nêu vấn đề (Học sinh cần nhận thức được vấn đề cần giải
quyết)
- Giáo viên giới thiệu tình huống có vấn đề để học sinh nắm bắt được
thông tin, phát hiện vấn đề cần giải quyết.
+ Phát biểu vấn đề hoặc đặt mục đích giải quyết vấn đề: Tình huống có
thể do giáo viên đọc hoặc trình chiếu, hay trình chiếu cho học sinh đọc, theo dõi;
có thể cho học sinh nghiên cứu trước giờ học hoặc biểu diễn trước lớp. Tùy đặc
điểm của từng tình huống mà giáo viên có thể áp dụng kỹ thuật, cách thực hiện
phù hợp tương ứng.
- Giáo viên nêu vấn đề, giải thích tình huống (nếu học sinh chưa rõ), giao
nhiệm vụ cho học sinh.
- Học sinh nhận nhiệm vụ (hiểu câu hỏi – nhiệm vụ - vấn đề cần giải quyết)
Bước 2: Giải quyết vấn đề
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách giải quyết vấn đề: Dựa vào các thông
tin được cung cấp và đã biết (kiến thức, kỹ năng), làm rõ mối liên hệ giữa cái đã
biết và cái cần tìm (vấn đề cần giải quyết).
- Giáo viên giới hạn thời gian làm việc của học sinh, trong thời gian đó,
học sinh suy nghĩ độc lập hoặc suy nghĩ độc lập kết hợp thảo luận với bạn cùng
nhóm đề tìm ra cách giải quyết vấn đề, thực hiện nhiệm vụ mà người dạy đã
giao.
- Học sinh trình bày cách giải quyết vấn đề và rút ra ý nghĩa, kết luận về
nội dung bài học (như mục tiêu đã đặt ra).
Bước 3: Kiểm tra và nghiên cứu lời giải (cách giải quyết mà học sinh đã
trình bày ở trên)
- Người dạy kiểm tra hoặc cùng học sinh kiểm tra tính đúng đắn và phù

hợp thực tế của các phương án giải quyết được lựa chọn.
- Kiểm tra tính hợp lí và tối ưu của các phương án giải quyết.
- Tìm hiểu khả năng ứng dụng kết quả.
- Đề xuất những vấn đề mới có liên quan nhờ xét tương tự, khái quát hóa,
lật ngược vấn đề và giải quyết nếu có thể.
Tóm lại, giáo viên gợi mở, nhận xét, bổ sung (nếu có) và kết luận về vấn
đề vừa giải quyết.
2.3.3. Quy trình biên soạn và định mức thời lượng dạy học theo phương pháp
nghiên cứu tình huống
2.3.3.1. Yêu cầu khi biên soạn tình huống, phân loại tình huống
a. Yêu cầu khi biên soạn tình huống
Tình huống được biên soạn cần đảm bảo các u cầu sau:
+ Tình huống phải mang tính thời sự, sát với thực tế; phải chứa đựng
thông tin đầy đủ, buộc người học phải sử dụng thông tin trong tình huống để giải
quyết vấn đề. Trong tình huống phải cung cấp đầy đủ các dữ liệu cần thiết như
thời gian, địa điểm, những nguyên nhân phát sinh sự kiện, vấn đề.
7


Người dạy xây dựng hoặc lựa chọn để đưa vào sử dụng những tình huống
xảy ra ở gần thời điểm diễn ra hoạt động dạy học hoặc những tình huống phổ
biến trong một khoảng thời gian hay địa điểm nào đó.
Chẳng hạn, vào thời điểm năm học 2020 – 2021, người dạy có thể lấy các
tình huống về hoạt động cứu trợ của Nhà nước và các cá nhân, tổ chức dành cho
đồng bào các tỉnh miền Trung (đã và đang chịu hậu quả của lũ lụt) để đưa vào
giảng dạy nội dung các dân tộc ở Việt Nam bình đẳng về kinh tế, văn hóa (Bài 5,
GDCD 12 hay các chủ đề đạo đức, chính sách xã hội của khối 10, 11) thay vì lấy
tình huống diễn ra ở thời điểm mười năm về trước hoặc lâu hơn.
Khi giảng dạy nội dung Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công
dân (Bài 6, GDCD 12), giáo viên nên xây dựng tình huống về các vụ việc người

dân (do bức xúc và ghét kẻ trộm chó) đã xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của
thủ phạm xảy ra ở nhiều nơi (ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ). Từ tình huống đó,
giáo viên tích hợp đưa vào các hành vi vi phạm như xâm phạm nhân phẩm, danh
dự, sức khỏe, tính mạng trong một tình huống. Từ đây, người học đối chiếu với
quy định của pháp luật để nhận biết được hành vi nào vi phạm, hành vi nào hợp
pháp. Trên cơ sở đó, người học rút ra bài học kinh nghiệm trong cuộc sống
(Không xâm phạm tài sản của người khác và khơng xâm phạm tới tính mạng,
sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân)
Hoặc giáo viên có thể xây dựng tình huống bạo lực học đường xảy ra khá
phổ biến ở nhiều trường học để đưa vào hoạt động học nội dung trên (của Bài 6,
GDCD 12)
+ Tình huống đưa ra phải thể hiện những thách thức thực sự đối với người
học, phải tạo ra khả năng để người học đưa ra nhiều giải pháp, để thu hút sự chú
ý, kích thích tư duy, tình huống phải "có vấn đề" và khơng có câu trả lời duy
nhất đúng cho vấn đề đó. Các nhân vật, sự kiện trong tình huống có tính hiện
thực. Các nhân vật nên là người có cùng độ tuổi với người học hoặc những
người xung quanh.
+ Tình huống đưa ra phải có tính phức tạp vừa đủ, buộc người học phải
suy nghĩ, vận dụng khả năng trí tuệ để giải quyết. Một tình huống có thể rất dài,
phức tạp hoặc rất ngắn gọn và đơn giản. Độ dài và độ phức tạp của tình huống
khơng phụ thuộc vào mục tiêu giảng dạy mà giảng viên đề ra. Nói chung, độ dài
của tình huống khơng quyết định mức độ phức tạp của tình huống. Tuy nhiên,
giảng viên có thể tạo ra các nhân vật, sự kiện, bổ sung thông tin để phục vụ cho
mục tiêu giảng dạy của mình.
+ Nội dung tình huống phải phù hợp với trình độ của người học. Khi viết
hoặc lựa chọn tình huống cần lưu ý tới trình độ và kinh nghiệm của người học.
Không nên đưa ra tình huống phức tạp, cao hơn khả năng của người học và
ngược lại. Điều này có thể làm cho người học nản lịng và khơng muốn tham
gia. Giảng viên cần kiểm tra kỹ các nguồn thơng tin trong tình huống, vì có thể
người học có nhiều kinh nghiệm liên quan tới tình huống sẽ có thể nhận ra

những thơng tin khơng chính xác.
b. Phân loại tình huống
Có nhiều loại tình huống và mục đích sử dụng khác nhau. Có thể xếp các
loại tình huống theo mức độ phức tạp dần như sau: Các tình huống chứng
8


minh; Các tình huống mơ tả; Tình huống đề cập tới một vụ việc; Tình huống nêu
ra vấn đề phải giải quyết; Tình huống có tính chất tổng hợp; Tình huống có tính
chất tham gia trình diễn.
+ Tình huống chứng minh là một câu chuyện được đặt ra, không dựa vào
một hồn cảnh hồn tồn có thực, mà chỉ có mục đích nói lên một sự thực mà
tác giả muốn diễn tả. Những tình huống này khơng có gì để bàn cãi, vì người
học hoặc chấp nhận sự thật hoặc khơng.
+ Tình huống mơ tả trình bày tất cả những gì xảy ra, kể cả hậu quả. Loại
tình huống này phù hợp với những học viên ít kinh nghiệm, nó được thảo luận
trên cơ sở đã hiểu rõ những yếu tố, liên hệ lại những ngun tắc sẵn có.
+ Tình huống đề cập tới một vụ việc là hình thức thơng thường nhất của
các dạng bài tập tình huống. Loại tình huống này có thể có nhiều hoặc ít thơng
tin, dữ kiện, nhưng ln ln chứa đựng một khó khăn cấp thiết, khó giải quyết.
Cuộc thảo luận tình huống loại này thường hướng về hậu quả của những giải
pháp do học viên đề nghị.
+ Tình huống nêu ra vấn đề phải giải quyết khác với tình huống về một
vụ việc ở chỗ, vấn đề khơng được nói rõ ra. Việc đầu tiên của người học là phải
tìm ra vấn đề. Với loại tình huống nêu vấn đề, thơng thường người học được chỉ
định thực hành những điều do tình huống đưa ra.
+ Tình huống tổng hợp khá phức tạp về tình tiết. Nó chứa đựng nhiều tình
huống về một vụ việc. Những vấn đề và những khó khăn liên hệ chặt chẽ với
nhau. Tình huống tổng hợp địi hỏi người học phải hoạch định việc nghiên cứu
của mình và hợp tác với những người khác để làm sao thảo luận giải quyết vấn

đề cho có hiệu quả. Loại tình huống này đòi hỏi phải dành từ một đến vài buổi
để nghiên cứu và thảo luận. Chỉ sử dụng tình huống tổng hợp cho những người
học đã khá quen thuộc với các tình huống hai loại trên hoặc cho những người có
kinh nghiệm.
+ Tình huống trình diễn là loại tình huống tổng hợp, trình bày thơng qua
các vai diễn. Người học và người dạy đều tham dự vào việc đóng các vai trong
tình huống, trở thành những người trong cuộc.
2.3.3.2. Quy trình biên soạn tình huống
- Xác định rõ mục tiêu học tập (Kiến thức, kỹ năng, thái độ cần đạt; phẩm
chất cần bồi dưỡng, năng lực cần phát triển)
- Dành thời gian quan trọng cho việc thu thập, phân loại, phân tích những
tình huống có thật liên quan đến bài giảng. Trường hợp cần thiết có thể hư cấu,
nhưng cốt lõi của tình huống vẫn phải là có thật, như vậy việc tìm ra phương án
xử lý mới mang tính hấp dẫn đối với người học.
Ví dụ: Tình huống sử dụng cho nội dung quyền bất khả xâm phạm về thân
thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân
phẩm được biên soạn từ các vụ việc có thật, trong đời sống của người học. Tình
huống như sau: “S (23 tuổi) rủ K (17 tuổi) đi bắt trộm chó. Khi đang bắt chó,
ơng T phát hiện và hơ hốn mọi người đuổi bắt. S và K bị người dân tóm được,
đánh chửi, trói vào gốc cây và bắt xin lỗi. Hãy cho biết những nhân vật trong
tình huống trên vi phạm gì?” Hoặc là “Từ một bình luận khiếm nhã trên mạng
xã hội, H và L xảy ra mâu thuẫn. H đã hẹn gặp L ở cổng trường để giải quyết.
9


Sợ H đánh, L đã rủ thêm hai bạn học cùng lớp là T và B. Khi gặp gỡ, đôi bên
đều thiếu kiềm chế, xúc phạm lẫn nhau và nhóm bạn của L xông vào đánh H bị
thương nặng. Hãy cho biết, các nhân vật trong tình huống đã vi phạm gì?”
- Tình huống có thể do giáo viên sưu tầm hoặc biên soạn nhưng cần gần
gũi với đời sống, bám sát trình độ nhận thức, hiểu biết và kinh nghiệm sống của

học sinh.
- Nêu câu hỏi (nhiệm vụ cho học sinh) có thể thực hiện theo hai cách:
+ Câu hỏi mở: Yêu cầu người học tự đề ra biện pháp để giải quyết vấn đề
trong nghiên cứu tình huống, giúp cho người học được chủ động, thoải mái hơn.
Giáo viên cần dự kiến trước các biện pháp mà người học sẽ đề ra để có
thể hướng dẫn thảo luận hoặc giải đáp với các biện pháp chưa đúng, chưa hợp
lý.
Ví dụ: Tình huống “K (17 tuổi) chở hai bạn tới trường bằng xe máy 110
phân khối. Khi xe của K đang lưu thơng trên đường thì bị cảnh sát giao thơng
tt cịi bắt dừng và xử phạt vi phạm hành chính. Có thể hỏi:
Câu hỏi 1/ Việc làm đó của cảnh sát giao thơng thể hiện hình thức thực
hiện pháp luật nào?
Câu hỏi 2/ K phải chịu trách nhiệm pháp lí nào?”
+ Câu hỏi đóng: Đề ra sẵn một số biện pháp để người học chọn ra biện
pháp đúng, thích hợp nhất sau khi đã nghiên cứu, suy nghĩ trên các dữ kiện của
tình huống đã cho. Câu hỏi đóng thường được trình bày theo hai dạng: Đề ra
3 hay 5 biện pháp, chọn lấy 1; Câu hỏi đúng/sai (Đ/S).
Ví dụ: Tình huống như trên: “K (17 tuổi) chở hai bạn tới trường bằng xe
máy 110 phân khối. Khi xe của K đang lưu thơng trên đường thì bị cảnh sát giao
thơng tt cịi bắt dừng và xử phạt vi phạm hành chính. Hỏi, cách xử lý của
cảnh sát đúng hay sai?
Hoặc: Hãy chọn các phương án (dưới đây) mà anh (chị) cho là đúng.
A. K không vi phạm hành chính.
B. K phải chịu trách nhiệm hành chính.
C. Cảnh sát giao thông xử lý vụ việc trên đúng quy định của pháp luật.
D. K chưa đủ tuổi điều khiển xe máy 110 phân khối.
E. K chở quá số người quy định.
2.2.3.3. Phân chia thời gian thực hiện
Tùy từng tình huống cụ thể mà chia thời gian nhất định nhưng về cơ bản,
định mức thời gian như sau:

- Khoảng 20% thời gian để nêu tình huống và vấn đề cần giải quyết.
- Khoảng 30% thời gian cho học sinh nghiên cứu tình huống và giải quyết
vấn đề.
- Khoảng 40% thời gian để học sinh trình bày kết quả giải quyết, rút ra ý
nghĩa.
– Khoảng 10% còn lại: Giáo viên nhận xét, bổ sung (nếu có), phân tích,
kết luận.
2.3.4. Các kỹ thuật dạy học thường được sử dụng khi áp dụng phương pháp
dạy học bằng nghiên cứu tình huống, giải quyết vấn đề.
* Thảo luận nhóm (nhóm đơi, ba hoặc lớn hơn)
10


Kỹ thuật này dùng để dạy học sinh rèn kỹ năng làm việc nhóm, biết sử
dụng ngơn ngữ để diễn đạt tư tưởng, chia sẻ ý kiến, quan điểm của mình với
người khác; biết hợp tác cùng thực hiện nhiệm vụ chung. Nó có thể được dùng
trong nhiều thời điểm của bài học (chia sẻ những trải nghiệm, khám phá kiến
thức/kỹ năng mới; Luyện tập thực hành; Vận dụng)
+ Cách chia nhóm: Có nhiều cách chia nhóm. Chia theo cách nào là tùy
thuộc vào nhiệm vụ giáo viên giao cho học sinh thực hiện. Có những cách chia
nhóm sau: Theo sở thích; Theo trình độ; Hỗn hợp trình độ; Ngẫu nhiên.
+ Các bước tổ chức hoạt động nhóm:
Bước 1: Làm việc chung cả lớp:
- Giáo viên chia nhóm.
- Giáo viên giao nhiệm vụ.
- Giáo viên hướng dẫn cách làm việc nhóm (rất quan trọng)
Bước 2: Học sinh làm việc theo nhóm:
- Học sinh làm việc cá nhân.
- Học sinh nêu ý kiến cá nhân.
- Nhóm thảo luận chia sẻ, thống nhất

Bước 3: Đại diện nhóm báo cáo.
* Động não: Động não (công não) là một kỹ thuật nhằm huy động những
tư tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề của các thành viên trong thảo luận. Các
thành viên được cổ vũ tham gia một cách tích cực, khơng hạn chế các ý tưởng
(nhằm tạo ra "cơn lốc” các ý tưởng).
+ Quy tắc của động não
- Không đánh giá và phê phán trong quá trình thu thập ý tưởng của các
thành viên.
- Liên hệ với những ý tưởng đã được trình bày.
- Khuyến khích số lượng các ý tưởng.
- Cho phép sự tưởng tượng và liên tưởng;
* Đóng vai:
Đóng vai là kỹ thuật học sinh làm thử một công việc hoặc thực hiện một
ứng xử trong tình huống giả định. Kỹ thuật này giúp học sinh suy nghĩ về một
vấn đề bằng cách tập trung vào một sự việc cụ thể mà các em quan sát được
hoặc chính mình trải nghiệm. Đóng vai khơng chỉ bao gồm việc diễn mà quan
trọng hơn là cuộc trao đổi sau việc diễn. Kỹ thuật này thường dùng trong những
phần học về Kể chuyện, đạo đức, phần học ứng dụng của các môn học.
Cách thực hiện :
+ Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh: yêu cầu đóng vai cho
nhóm, thời gian cho việc chuẩn bị đóng vai
+ Bước 2: Các nhóm chuẩn bị đóng vai: phần lời của từng vai cần nhớ,
phần diễn của từng vai, phối hợp diễn thử các vai (Giáo viên lắng nghe, quan
sát, gợi ý bàng câu hỏi)
+ Bước 3: Từng nhóm trình bày đóng vai (diễn) ( Giáo viên theo dõi, phát
hiện cách ứng xử khác)
+ Bước 4: Nhận xét/thảo luận về việc đóng vai theo các tiêu chí về lời và
hành động diễn có thể hiện đúng nội dung chính của bài và gây cảm xúc tích cực
11



cho người xem không. (Giúp học sinh thảo luận về ích lợi hoặc tác hại hay hạn
chế của từng cách ứng xử. Sau đó tổng hợp ý kiến)
+ Bước 5: Kết luận được rút ra từ nhiệm vụ đóng vai tập trung vào hiểu,
vận dụng kiến thức kỹ năng mới của bài và thực tiễn.
Tuy vậy, hạn chế của kỹ thuật đóng vai là tốn thời gian và do năng khiếu
diễn xuất của học sinh có hạn, nên khơng dễ đạt được hiệu quả như mong muốn.
* Trình bày một phút: Kỹ thuật này dùng trong quá trình học sinh học
bài trên lớp vào cuối mỗi bài.
- Cách thực hiện:
+ GV đặt câu hỏi: Bài này các em đã học được cái gì mới? Có điều quan
trọng gì các em muốn giải đáp thêm?
+ Học sinh suy nghĩ, viết ra giấy ý kiến của cá nhân.
+ Mỗi học sinh được trình bày ý kiến của mình trong 1 phút.
* “Viết tích cực”: Kĩ thuật này có thể sử dụng sau tiết học để tóm tắt nội
dung đã học, để học sinh phản hồi cho giáo viên về việc nắm kiến thức của các
em và những chỗ các em còn hiểu sai. Cách thực hiện :
+ Giáo viên đặt câu hỏi và dành thời gian cho học sinh tự do viết câu trả
lời. Giáo viên cũng có thể yêu cầu học sinh liệt kê ngắn gọn những gì các em
biết về chủ đề đang học trong khoảng thời gian nhất định.
+ Giáo viên yêu cầu một vài học sinh chia sẻ nội dung mà các em đã viết
trước lớp.
Ngoài ra, kỹ thuật hỏi – đáp, lắng nghe – phản hồi...cũng được đưa vào sử
dụng nhằm phát huy tối đa ưu điểm của phương pháp tình huống, giải quyết vấn đề.
2.3.5. Thời điểm áp dụng
Tùy từng chủ đề/bài học mà người dạy có thể sử dụng tình huống hay khơng
nhưng thơng thường, tình huống có thể được đặt ra trong các thời điểm sau:
- Khi cần khởi động cho một tiết học. Lúc này, tình huống được nêu ra
nhưng chưa giải quyết. Tình huống chỉ được sử dụng để giới thiệu chủ đề/bài
học hay gợi mở vấn đề. Nó sẽ được giải quyết trong quá trình hoạt động học

diễn ra, khi chạm tới kiến thức – cơ sở lí luận để giải quyết nó hoặc được tìm ra
phương án giải quyết khi đã nghiên cứu xong phần lí thuyết (ở cuối một đơn vị
kiến thức trong bài hoặc tồn bài).
Ví dụ: “A (16 tuổi) nghiện trò chơi điện tử đến mức trốn học, quên ăn
quên ngủ, sức khỏe suy giảm, học hành sa sút. Khuyên bảo con không nghe, bố
mẹ A đã mắng chửi, đánh đập, thậm chí trói A vào chân cầu thang để cậu từ bỏ
thói quen xấu trên. Hãy cho biết, bố mẹ A có vi phạm pháp luật không?”(Khởi
động Bài 6, GDCD 12)
- Khi cần giới thiệu hoặc minh chứng, làm rõ một đơn vị kiến thức trong bài.
Chẳng hạn, khi cần giúp học sinh phân biệt được ranh giới giữa vi phạm
hình sự và vi phạm hành chính, người dạy có thể lựa chọn tình huống: “Do thiếu
tiền chơi điện tử, H (18 tuổi) giả vờ vào cửa hàng mua điện thoại. Lợi dụng sơ
hở của người bán hàng, H cướp điện thoại rồi bỏ chạy. Người dân hơ hốn bắt
được H giao cho cơng an. H phải chịu trách nhiệm pháp lí nào, biết rằng điện
thoại có giá trị 15 triệu đồng?”
- Khi cần tổ chức hoạt động vận dụng bài học vào giải quyết các vấn đề
12


thực tiễn hoặc khi cần mở rộng kiến thức, khả năng áp dụng kiến thức đó vào
đời sống ở một phạm vi rộng hơn.
Chẳng hạn, tình huống sau đây được sử dụng để học sinh vận dụng kiến
thức về các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí để giải quyết: “Anh A
(17 tuổi) trèo tường trường học, trốn ra ngoài, mượn xe máy (110 phân khối)
của người quen chở B (16 tuổi) đi chơi. Do phóng nhanh vượt ẩu, lạng lách
đánh võng nên A va quệt vào người đi xe đạp, làm cho người đó bị ngã gãy tay,
xe bị hỏng. Hỏi:A đã vi phạm những gì? A phải chịu những trách nhiệm pháp lí
nào?”
- Tình huống được sử dụng khi kiểm tra kiến thức, kỹ năng vận dụng (với
2 mức độ tư duy – vận dụng thấp và vận dụng cao) khi giáo viên ra đề kiểm tra.

Ví dụ:
Câu hỏi 1. K (17 tuổi) chở hai bạn tới trường bằng xe máy 110 phân
khối. Khi xe của K đang lưu thơng trên đường thì bị cảnh sát giao thơng tt
cịi bắt dừng và xử phạt vi phạm hành chính. Việc làm đó của cảnh sát giao
thơng thể hiện hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật
C. Thi hành pháp luật.
B. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật
Câu hỏi 2. Giữa Q (17 tuổi) và N (16 tuổi) xảy ra mâu thuẫn trên mạng xã
hội. Q yêu cầu N xin lỗi mình nhưng N khơng đồng ý. Tan học, Q liền rủ H chặn
đường tra hỏi, xúc phạm, dọa đánh N. Lo lắng, N kể mọi chuyện với chị gái là
M (18 tuổi). M cùng nhóm bạn gồm K, T, P tìm gặp Q vừa chửi mắng, vừa đánh
Q bị thương. Hãy cho biết, những ai vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về
tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân?
A. Q, N, M.
B. M, K, T, P.
C. M, K, T, P.
D. H, N, K, T, P.
3. Tính mới, tính sáng tạo của biện pháp
* Tính mới của biện pháp được thể hiện ở cách thức tổ chức hoạt động
học dựa trên sự phối hợp các kỹ thuật dạy học theo hướng phát triển năng lực.
Sử dụng tình huống trong giảng dạy khơng phải là vấn đề mới. Song cách
thức tổ chức dạy học theo hướng tiếp cận năng lực người học đã phát huy được
ưu thế của phương pháp này.
Nếu như chục năm trước đây, các tình huống được sử dụng chủ yếu lấy từ
nguồn tài liệu chính (sách giáo khoa) và trong q trình dạy học, giáo viên vẫn
thiên về kiến thức, kỹ năng, thái độ thì trong mấy năm gần đây, người dạy đã
từng bước chuyển hướng dạy học theo hướng tiếp cận năng lực, bồi dưỡng
phẩm chất, tăng dần cơ hội tự học, tự nghiên cứu, tự phát hiện và tự giải quyết

vấn đề một cách sáng tạo của học sinh. Vì vậy, biện pháp này đã góp phần quan
trọng trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy.
* Tính mới của biện pháp được thể hiện ở chỗ, do yêu cầu biên soạn và sử
dụng tình huống, chính người dạy tự khám phá và bồi dưỡng, phát triển năng lực
của mình, đồng thời, phát hiện, bồi dưỡng các phẩm chất, năng lực của người
học. Nói cách khác, từ việc đổi mới phương pháp dạy học, người học đã tự làm
mới mình và giúp người học phát hiện, bồi dưỡng, phát triển năng lực của họ.
* Tính sáng tạo của phương pháp nghiên cứu tình huống, giải quyết vấn
đề thể hiện ở chỗ thơng qua việc sử dụng nhuần nhuyễn, phối hợp nhịp nhàng
13


các kỹ thuật dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học đã tạo điều
kiện tối đa cho học sinh được khám phá và vận dụng tri thức vào giải quyết tình
huống có vấn đề; đồng thời, phát huy được nhiều năng lực khác nhau của học
sinh như năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác,
năng lực sử dụng ngôn ngữ...
* Tính sáng tạo của việc áp dụng phương pháp tình huống, giải quyết vấn
đề cịn thể hiện ở một điểm: Trong quá trình nghiên cứu phương pháp/kỹ thuật,
sưu tầm, biên soạn tình huống, người dạy khám phá ra bản chất của từng hình
thức tổ chức dạy học, ưu và nhược của nó để từ đó, có phương án lựa chọn phù
hợp với cá tính, khả năng của mình, của học sinh và điều kiện dạy học. Nói cách
khác, chính người dạy tiếp cận các phương pháp/kỹ thuật dạy học của các
chuyên gia giáo dục, cải biến nó hoặc kết hợp để tạo thành phong cách riêng
của mình.
Chẳng hạn, để khắc phục hạn chế của phương pháp thảo luận nhóm (một
số cá nhân không làm việc hoặc ỉ lại vào các bạn có tinh thần học tập tích cực),
tác giả sử dụng nhóm nhỏ (3 – 4 học sinh) trên cơ sở kỹ thuật chia sẻ theo cặp
đôi để giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, trước khi chia sẻ và làm việc nhóm, người
học phải làm việc cá nhân với thời lượng phù hợp. Và khi trình bày ý kiến giải

quyết vấn đề, người dạy khơng gọi đại diện nhóm (như trước đây) mà gọi ngẫu
nhiên (qua thẻ bốc thăm) để mọi học sinh phải luôn sẵn sàng thực hiện nhiệm
vụ, tránh thái độ thụ động, dựa dẫm, ỉ lại.
Tóm lại, đổi mới phương pháp dạy học bằng cách áp dụng các phương
pháp mới hay cải tiến các phương pháp đã sử dụng nhằm bồi dưỡng phẩm chất,
phát triển năng lực người học là xu thế tất yếu để nâng cao chất lượng giáo dục.
Trong đó, sử dụng các tình huống, giải quyết vấn đề là một trong những phương
pháp nên được lựa chọn.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
2.4.1. Hiệu quả kinh tế
Những hiệu quả kinh tế - xã hội của việc áp dụng phương pháp tình
huống, giải quyết vấn đề trong giảng dạy môn Giáo dục công dân lớp 12 khó có
thể định lượng bằng những con số cụ thể. Song chắc chắn, việc trang bị kiến
thức, kỹ năng cho học sinh hôm nay sẽ giúp các em tránh được thiệt hại về vật
chất, tinh thần trong hiện tại và tương lai.
- Đưa phương pháp dạy học tình huống, giải quyết vấn đề vào hoạt động
học góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy là một trong những cách tránh lãng
phí về tài chính của nhà nước và nhân dân (học phí).
- Học sinh có hiểu biết pháp luật và xử lý tình huống phù hợp sẽ góp phần
giảm thiểu hậu quả (vật chất) do hành vi vi phạm pháp luật gây ra.
- Học sinh tuân thủ pháp luật, biết tự bảo vệ mình và tơn trọng người khác
là một trong những cách tiết kiệm chi phí của cá nhân, gia đình.
Những hiệu quả kinh tế do áp dụng phương pháp dạy học tình huống, giải
quyết vấn đề đem lại tuy không đo đếm được nhưng không thể phủ định.
2.4.2 Hiệu quả xã hội
2.4.2.1. Về phía học sinh
* Kiến thức: Học sinh nhận thấy nội dung bài học dễ hiểu, dễ nhớ, hiểu
14



sâu hơn và ghi nhớ lâu hơn. Kiến thức pháp luật được củng cố, bổ sung hoàn
thiện hơn. Kiến thức xã hội được mở rộng.
* Kỹ năng
Biết vận dụng kiến thức vào làm bài tập vận dụng (thấp, cao), biết giải
quyết các tình huống thực tiễn nhanh hơn, hiệu quả hơn.
Biết cách chia sẻ suy nghĩ, quan điểm cá nhân với người khác. Kỹ năng
làm việc nhóm được hình thành. Biết lắng nghe, chia sẻ và tự ra quyết định
trong giải quyết vấn đề.
Thao tác tư duy như phân tích vấn đề, khái quát hóa, cụ thể hóa…trở nên
nhạy bén hơn. Khả năng thích ứng với các yêu cầu của giáo viên linh hoạt hơn.
Biết tìm kiếm sự giúp đỡ, hỗ trợ của người khác.
Biết phân biệt đúng/sai, chủ động điều chỉnh hành vi cho phù hợp với yêu
cầu. Biết nhận xét đánh giá mình và người khác theo tiêu chuẩn được hướng dẫn.
* Thái độ
Tích cực, chủ động hơn trong các hoạt động học. Tơn trọng mình và người
khác. Tự giác thực hiện nhiệm vụ. Hăng hái tham gia hoạt động học, quyết tâm
thực hiện nhiệm vụ được giao. Năng lượng của học sinh được giải phóng.
* Phẩm chất, năng lực
Các phẩm chất trách nhiệm, chăm chỉ, trung thực, yêu thương…được
củng cố, bồi dưỡng. Khả năng tư duy độc lập và tinh thần tự lập, tự chủ được
phát huy. Tự tin hơn trong các hoạt động học và tình huống thực tiễn.
Các năng lực được hình thành và phát triển như năng lực tự học; năng lực
giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực sử dụng ngôn ngữ; năng lực tin học,
truyền thông… Các năng lực đặc biệt được khám phá, phát triển.
BẢNG THỐNG KÊ KẾT QUẢ KHẢO SÁT TÂM LÍ
(Sau khi áp dụng PP tình huống, GQVĐ)
STT
1
2
3

4
5
6
7

Nội dung
HS cảm thấy giờ học vui vẻ, thú vị
Bản thân tự tin hơn, mạnh dạn hơn
Biết cách xử lý tình huống
Rất thích tham gia giải quyết các tình huống
Nhớ và hiểu bài nhanh hơn
Vốn kiến thức pháp luật tăng
Thích giờ học GDCD

Số HS
(80)
77
57
78
80
78
80
80


(%)
96.2
71.2
97.5
100

97.5
100
100

Khơng
(%)
3.8
28.8
2.5
0
2.5
0
0

2.4.2.2. Về phía giáo viên

Áp dụng phương pháp dạy học tình huống, giải quyết vấn đề giúp giáo
viên đạt được mục tiêu dạy học phát triển năng lực.
* Kiến thức trên mọi lĩnh vực (chuyên môn, phương pháp/kỹ thuật dạy
học…) được củng cố và mở rộng.
* Kỹ năng quản lí, tổ chức các hoạt động học trở nên thuần thục. Khả
năng ứng phó với các tình huống diễn ra trong giờ học trở nên linh hoạt
hơn, khéo léo hơn. Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin hiệu quả hơn. Kỹ
năng tin học được củng cố và phát triển. Khả năng viết lách được rèn giũa.
15


Kỹ năng quản lí thời gian khoa học hơn (nếu khơng làm tốt điều này, giáo
viên sẽ tiêu phí một lượng lớn thời gian cho công tác thiết kế các hoạt động
học)

* Thái độ tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo trong cơng việc được
duy trì thường xun. Năng lượng tích cực được giải phóng trong q trình
tổ chức hoạt động học.
2.4.2.3. Về hoạt động dạy - học

Sử dụng phương pháp tình huống trong dạy học khiến giờ học trở
nên lôi cuốn, hấp dẫn, sinh động. Kiến thức pháp luật vốn khô khan trở
nên mềm mại, mượt mà, dễ hiểu.
Tóm lại, những hiệu quả kinh tế - xã hội của việc áp dụng phương
pháp tình huống, giải quyết vấn đề trong giảng dạy môn Giáo dục công dân
lớp 12 khó có thể định lượng bằng những con số cụ thể. Song chắc chắn,
nếu học sinh được luyện tập nhiều tình huống thực tiễn khi ngồi trên ghế
nhà trường thì lúc ra ngoài xã hội, các em sẽ tránh được những sai lầm dẫn
tới hậu quả đáng tiếc do thiếu hiểu biết hoặc lúng túng trong xử lý tình
huống thực tiễn. Thiệt hại do xử lý tình huống thực tiễn khơng hợp lí,
khơng hiệu quả có thể dẫn tới thiệt hại lớn về tài sản, tính mạng, đơi khi
phải trả giá bằng cả cuộc đời. Chẳng hạn, khi tham gia giao thơng, nếu
khơng hiểu luật và khơng có kỹ năng xử lý tốt khi điều khiển phương tiện
thì có thể cơng dân sẽ gây tai nạn cho mình và người khác, bị xử phạt hành
chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Đối với các quan hệ xã hội, nếu
thiếu kỹ năng quản lí cảm xúc, khơng tơn trọng quyền được pháp luật bảo
hộ về sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, danh dự của cơng dân thì bất cứ ai
cũng có thể vi phạm.
2.4.3.3. Kết quả học tập và rèn luyện của học sinh
Bảng thống kê kết quả học tập, rèn luyện của học sinh nhà trường sau khi
áp dụng phương pháp dạy học nghiên cứu tình huống, giải quyết vấn đề.
STT

Năm học


1
2
3

2017 - 2018
2018 - 2019
2019 - 2020

TBC điểm
thi GDCD
(THPT)
7.9
8.17
8.84

Vi phạm
ATGT
(Số vụ)
21
17
6

Bạo lực
học đường
(Số vụ)
3
1
0

HS có

Tệ nạn
hạnh kiểm
xã hội
TB, Yếu
(Số HS)
(%)
2,34
0
2,11
0
0.66
0

(Riêng năm học 2020 – 2021 khơng có học sinh bị xếp hạnh kiểm Yếu)
* Kết quả thi tốt nghiệp THPT mơn Giáo dục cơng dân tăng dần.
* Tình hình vi phạm an tồn giao thơng của học sinh giảm đáng kể.
* Tình hình bạo lực học đường giảm rõ rệt.
* Tình hình vi phạm đạo đức học sinh giảm mạnh.
* Tình hình tham gia tệ nạn xã hội của học sinh nhà trường: Khơng có.
2.4.3.4. Kết quả giảng dạy của giáo viên
- Kết quả giảng dạy: Đạt trên 99%
16


- Kết quả cơng tác chủ nhiệm: Chi đồn xuất sắc (Năm học 2019 – 2020
đạt Giải Nhì mọi mặt thi đua)
- Đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở năm học 2018 - 2019; Được
Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo tặng Giấy khen do có thành tích xuất sắc năm
học 2019 – 2020.
- Kết quả công tác khác:

+ Tư vấn và tham vấn học đường: Tốt.
+ Hoạt động ngoại khóa: Tốt.
- Kết quả bồi dưỡng thường xuyên đạt loại Giỏi (9,8 điểm)
2.4.3.5. Kết quả toàn diện của nhà trường
- Trong 5 năm liên tục, trường đạt danh hiệu đơn vị tiên tiến xuất sắc.
- Trong nhiều năm liên tục, Chi bộ nhà trường đạt danh hiệu Chi bộ trong
sạch, vững mạnh.
- Nhiều năm liền, nhà trường được đánh giá là cơ quan văn hóa.
- Uy tín của nhà trường được giữ vững. Nhân dân tin tưởng vào đội ngũ
giáo viên và chất lượng giáo dục nhà trường.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Áp dụng phương pháp tình huống, giải quyết vấn đề khi giảng dạy một số
bài trong chương trình GDCD lớp 12 đã có kết quả. Cụ thể là:
Do yêu cầu biên soạn và sử dụng tình huống, chính người dạy tự khám
phá và bồi dưỡng, phát triển năng lực của mình, đồng thời, phát hiện, bồi dưỡng
các phẩm chất, năng lực của người học. Nói cách khác, từ việc đổi mới phương
pháp dạy học, người học đã tự làm mới mình và giúp người học phát hiện, bồi
dưỡng, phát triển năng lực của họ.
Thông qua việc sử dụng nhuần nhuyễn, phối hợp nhịp nhàng các kỹ thuật
dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học đã tạo điều kiện tối đa
cho học sinh được khám phá và vận dụng tri thức vào giải quyết tình huống có
vấn đề; đồng thời, phát huy được nhiều năng lực khác nhau của học sinh như
năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực
sử dụng ngôn ngữ...
Việc áp dụng phương pháp tình huống, giải quyết vấn đề cịn thể hiện ở
một điểm: Trong q trình nghiên cứu phương pháp/ kỹ thuật, sưu tầm, biên
soạn tình huống, người dạy khám phá ra bản chất của từng hình thức tổ chức
dạy học, ưu và nhược của nó để từ đó, có phương án lựa chọn phù hợp với cá
tính, khả năng của mình, của học sinh và điều kiện dạy học. Nói cách khác,

chính người dạy tiếp cận các phương pháp/kỹ thuật dạy học của các chuyên gia
giáo dục, cải biến nó hoặc kết hợp để tạo thành phong cách riêng của mình.
Chẳng hạn, để khắc phục hạn chế của phương pháp thảo luận nhóm (một
số cá nhân khơng làm việc hoặc ỉ lại vào các bạn có tinh thần học tập tích cực),
tác giả sử dụng nhóm nhỏ (3 – 4 học sinh) trên cơ sở kỹ thuật chia sẻ theo cặp
đôi để giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, trước khi chia sẻ và làm việc nhóm, người
học phải làm việc cá nhân với thời lượng phù hợp. Và khi trình bày ý kiến giải
quyết vấn đề, người dạy khơng gọi đại diện nhóm (như trước đây) mà gọi ngẫu
17


nhiên (qua thẻ bốc thăm) để mọi học sinh phải luôn sẵn sàng thực hiện nhiệm
vụ, tránh thái độ thụ động, dựa dẫm, ỉ lại.
Tóm lại, đổi mới phương pháp dạy học bằng cách áp dụng các phương
pháp mới hay cải tiến các phương pháp đã sử dụng nhằm bồi dưỡng phẩm chất,
phát triển năng lực người học là xu thế tất yếu để nâng cao chất lượng giáo dục.
Trong đó, áp dụng phương pháp tình huống, giải quyết vấn đề khi giảng dạy
là một trong những phương pháp nên được lựa chọn.
Phương pháp tình huống, giải quyết vấn đề phù hợp nhất, hiệu quả nhất
khi được áp dụng giảng dạy nội dung Công dân với pháp luật (GDCD 12) và
Cơng dân với đạo đức (GDCD10) nhưng có thể sử dụng cho tất cả chương trình
mơn học. Điều đó phụ thuộc khả năng sáng tạo của người dạy.
Như vậy, để sử dụng phương pháp tình huống, giải quyết vấn đề, điều
kiện áp dụng khơng địi hỏi khắt khe nhưng cần tâm huyết và năng lực chuyên
môn của người dạy (nếu thiếu yếu tố đó, hoạt động học khó đạt hiệu quả như
mong muốn). Phương pháp dạy học trên là một lựa chọn phù hợp vì nó có tính
khả thi cao. Điều đó đã được chứng minh trong thực tiễn dạy học của tác giả và
đội ngũ giáo viên. Có thể nói, nghiên cứu tình huống, giải quyết vấn đề là một
trong những phương pháp dạy học quan trọng không thể thiếu trong giảng dạy
môn Giáo dục công dân, đặc biệt là phần nội dung pháp luật (lớp 12).

3.2. Kiến nghị
3.2.1. Về cơ sở vật chất
Để thực hiện phương pháp dạy học bằng nghiên cứu tình huống, cần có
các điều kiện sau:
- Các điều kiện tối thiểu để tổ chức lớp học theo tiêu chuẩn Việt Nam về
giáo dục. Tuy nhiên, nếu phòng học rộng rãi sẽ thuận lợi hơn cho mọi hoạt động
dạy học, việc di chuyển và triển khai các hoạt động (diễn kịch) sẽ thuận lợi hơn.
- Phòng học được trang bị các thiết bị như nghe nhìn như máy chiếu, máy
tính, ti vi đa năng, loa, đài...
- Giáo viên và học sinh chuẩn bị các học liệu, đạo cụ phù hợp.
- Các đồ dùng học tập khác.
3.2.2. Về giáo viên
- Người viết, hướng dẫn sử dụng nghiên cứu tình huống phải có trình độ
chun mơn và nghiệp vụ sư phạm vững vàng; hiểu rõ nguyên tắc chọn tình
huống. Đặc biệt chú ý đến yêu cầu tình huống phải bám sát nội dung bài học và
hiểu biết, khả năng nhận thức của học sinh. Tình huống cần có tính thực tiễn
cao, có độ dài vừa phải hoặc ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, có tính lơ-gic, khoa học.
Tránh tình huống gây sốc, phản cảm.
- Khi chọn tình huống, giáo viên lưu ý, dữ kiện phải đủ thông tin (khơng
thừa, khơng thiếu, khơng "bẫy" người học). Tình huống phải được viết, in, phát
cho từng người (hoặc chiếu toàn bộ lên màn hình) để người học có thể tự học, có
điều kiện suy nghĩ, nghiên cứu, cân nhắc khi ra quyết định; không thể yêu cầu
người học chỉ nghe đọc thoáng qua mà ra ngay quyết định.
- Giáo viên cần chú ý ngun tắc: Nghiên cứu tình huống có thể do mỗi
người học nghiên cứu ra quyết định (làm việc cá nhân), hoặc tiến hành thảo luận
nhóm (làm việc tập thể) để lựa chọn hay đề ra quyết định; khi đề ra quyết định
18


đúng sẽ sinh động, sơi nổi và có hiệu quả tốt. Nên chọn hình thức nhóm nhỏ vì

nó đảm bảo 100% học sinh đều tham gia, phát huy được năng lực của mọi học
sinh. Hoạt động học vì thế đạt hiệu quả cao hơn.
- Giáo viên cần hình thành kỹ năng quản lí thời gian (trên lớp và ngồi
lớp) hiệu quả để làm được nhiều việc khác nhau trong quỹ thời gian có hạn.
3.2.3. Về phía học sinh
Người học cần được chuẩn bị trước về kiến thức, đã được học hay tự học
về nội dung cơ bản của tình huống nghiên cứu và cách ra quyết định khi nghiên
cứu tình huống. Ngồi ra, người học cần có tâm thế sẵn sàng tham gia tích cực
vào hoạt động học theo chỉ dẫn, hướng dẫn của người dạy. Nếu không hiểu,
chưa rõ vấn đề gì thì chủ động đề nghị bạn học hoặc người dạy giúp đỡ.
XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hố, ngày 26 tháng 05 năm 2022
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình,
khơng sao chép nội dung của người khác.
Người viết

Nguyễn Thị Hoàn

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. TÀI LIỆU TRÍCH DẪN.
[1]. [2]. Nghị quyết số 29 – NQ/TW ngày 4/11/2013 của BCHTW Đảng khóa XI
về đổi mới, căn bản, tồn diện, giáo dục và đào tạo, đáp ứng u cầu cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa.
[3]. [4]. Nghị quyết số 29 – NQ/TW ngày 4/11/2013 của BCHTW Đảng khóa XI
về đổi mới, căn bản, toàn diện, giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu cơng

nghiệp hóa, hiện đại hóa.
[5]. Luật giáo dục 2005 kì họp thứ 7 ngày 14/06/2005.
[6]. Chủ trương của Bộ giáo dục và đào tạo, Sở giáo dục đào tạo Thanh Hố
nhằm phát huy tính tích cực và chủ động của học sinh trong quá trình học
[7]. Cuộc vận động 2 không với 4 nội dung cùng những nghị quyết của ngành,
của Đảng, Nhà nước về đổi mới nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học,
đặc biệt là việc dạy ở trường THPT
II. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Cường, Đổi mới phương pháp dạy học trung học phổ thông, Tài
liệu dành cho dự án phát triển giáo dục THPT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà
Nội, 2006.
2. Vũ Đình Bảy (chủ biên) Đặng Xuân Điều, Nguyễn Thành Minh, Phương
pháp dạy học môn GDCD ở trường trung học phổ thông, Nxb Giáo dục Việt
Nam, Hà Nội, 2010.
3. Đinh Văn Đức- Dương Thuý Nga (đồng chủ biên) Nguyễn Như Hải - Đào Thị
Hà- Vũ Thị Thanh Nga, Phương pháp dạy học môn Giáo dục công dân ở trường
Trung học phổ thông, Nxb Đại học sư phạm, 2009.
4. SGK Giáo dục công dân 12 - Nhà xuất bản giáo dục - Năm 2011. SGV Giáo
dục công dân 12 - Nhà xuất bản giáo dục - Năm 2011.
5. Tài liệu tập huấn Đổi mới tổ chức và quản lí hoạt động giáo dục ở trường
THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
6. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 12 Nhà xuất bản giáo dục - Năm 2008.
7. Phương pháp giảng dạy Giáo dục công dân - Trường Đại học Sư phạm Hà
Nội - Năm 1994.
8. Dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Giáo dục công dân lớp 12 - NXB
Đại học sư phạm - Năm 2010.
9. Báo VietNamnet.vn, 30/11/2009. Báo Thanh niên, 25/5/2012. Báo Khoa học
và đời sống, 16/11/2009.Tạp chí Cơng an nhân dân, số 7/2009. Báo Tuổi trẻ,
7/5/2005. Báo Quảng Ninh, 22/5/2012. Báo Công an nhân dân, 14/2/2012. Báo
Công an Nghệ An, 1/9/2011…


20


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Hoàn
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên – Trường THPT Triệu Sơn 4
Cấp đánh
Kết quả
giá xếp loại đánh giá
Năm học đánh
TT
Tên đề tài SKKN
(Ngành GD xếp loại
giá xếp loại
cấp huyện/ (A, B, hoặc
tỉnh; Tỉnh...)
C)
1
Giáo dục tích hợp mơi trường
Tỉnh
C
2013 - 2014
trong giảng dạy môn Giáo dục
công dân lớp 10, trường THPT
Triệu Sơn 4.


21


PHỤ LỤC
PHIẾU KHẢO SÁT TÂM LÍ
(Trước khi áp dụng PP tình huống, giải quyết vấn đề)

STT
1

Nội dung khảo sát
Em là người có khả năng giao tiếp tốt khơng?
Em có biết các mức xử phạt vi phạm hành chính


x
x

4
5

khi tham gia giao thơng?
Em có tự tin khi nói trước đám đơng khơng?
Em có thích nội dung trong SGK mơn GDCD

x
x

6
7

8

khơng?
Em có thích hoạt động nhóm trong giờ học khơng?
Em có thích các câu chuyện trong bài học khơng?
Em có thích các tình huống được đưa vào nội dung

x
x
x

3

Khơng

học?

PHIẾU KHẢO SÁT TÂM LÍ
(Trước khi áp dụng PP tình huống, giải quyết vấn đề)

STT
1
3

Nội dung khảo sát
Em là người có khả năng giao tiếp tốt khơng?
Em có biết các mức xử phạt vi phạm hành chính

4
5


khi tham gia giao thơng?
Em có tự tin khi nói trước đám đơng khơng?
Em có thích nội dung trong SGK mơn GDCD

6
7
8

khơng?
Em có thích hoạt động nhóm trong giờ học khơng?
Em có thích các câu chuyện trong bài học khơng?
Em có thích các tình huống được đưa vào nội dung



Khơng
x

x
x
x
x
x
x

học?

PHIẾU KHẢO SÁT TÂM LÍ
(Trước khi áp dụng PP tình huống, giải quyết vấn đề)


STT
1
3

Nội dung khảo sát
Em là người có khả năng giao tiếp tốt khơng?
Em có biết các mức xử phạt vi phạm hành chính
khi tham gia giao thơng?
22


x
x

Khơng


×