SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT QUẢNG XƯƠNG 4
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỂ TÀI: HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT XÂY DỰNG BẢNG TRONG CƠ SỞ
DỮ LIỆU ACCESS NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY TIN HỌC
LỚP 12 TẠI TRƯỜNG THPT QUẢNG XƯƠNG 4
Người thực hiện: Lê Thị Tình
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Quảng Xương 4
SKKN thuộc môn: Tin học
THANH HÓA NĂM 2013
2
MỤC LỤC
1. Phần 1: Đặt vấn đề……………………………………………………………5
2. Phần 2: Nội dung………… …………………………………………… ….6
1. Cơ sở lí luận……………………………………………………….… 6
2.Thực trạng của việc giảng dạy……………………………….…….… 7
2.1. Thuận lợi…………………………………….…………… ….7
2.2. Khó khăn…………………………………………….…… ….7
3. Giải pháp xây dựng bảng trong CSDL…………… ……………… …8
3.1. Dạng 1…………………………………………………… … 8
3.2. Dạng 2…………………………………………………… …10
4. Kết quả thu được…… …………………………………………… …13
3. Phần 3: Kết luận………………………………………………………….….14
4. Tài liệu tham khảo………………………………………………………… 16
3
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Kí hiệu viết tắt Ý nghĩa
BGD & ĐT Bộ giáo dục và đào tạo
HS Học sinh
KDL Kiểu dữ liệu
NXB Nhà xuất bản
PPCT Phân phối chương trình
SGK Sách giáo khoa
SGD & ĐT Sở giáo dục và đào tạo
SKKN Sáng kiến kinh nghiệm
THPT Trung học phổ thông
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong giai đoạn hiện nay, ở tất cả các quốc gia trên thế giới đang diễn ra quá trình tin
học hoá ở nhiều lĩnh vực hoạt động của xã hội loài người và đem lại nhiều hiệu quả to lớn.
Việc sử dụng máy tính không còn chỉ bó hẹp trong viện nghiên cứu, các trường đại học, các
trung tâm máy tính mà còn mở rộng ra mọi cơ quan, tổ chức kinh tế,… và trong các gia
đình. Song song với quá trình trên, việc giảng dạy Tin học trong các trường đại học, THPT
4
cũng được đẩy mạnh đi đôi với việc tăng cường trang bị máy vi tính. Ngoài những tiết học
lí thuyết, các em còn được học thực hành để rèn luyện kĩ năng sử dụng máy tính nhằm giải
quyết tốt các bài toán thường gặp trong thực tế. Đảng và Nhà nước ta đã nhận thấy được
tầm quan trọng của ngành Tin học và đã đưa môn học này vào trường phổ thông như những
môn học khác bắt đầu từ năm học 2006-2007.
Chính vì vậy, đối với mỗi giáo viên giảng dạy môn Tin học ở các trường phổ thông,
việc tìm hiểu, nghiên cứu các vấn đề về Tin học, cùng với việc tìm các biện pháp giảng dạy
Tin học trong nhà trường phổ thông là một công việc cần phải làm thường xuyên, nhằm đáp
ứng với sự đòi hỏi ngày càng cao của xã hội.
Vì đây là một môn học mới được đưa vào trường THPT trong những năm gần đây, học
sinh tiếp cận môn học này còn khá lạ lẫm, chưa hình thành được các cách học quen thuộc
như những môn học khác, chưa tạo thành “đường mòn” do được rèn luyện lâu dài trong
suốt quá trình 12 năm học của học sinh. Đặc biệt hơn CSDL mãi lớp 12 học sinh mới được
tiếp cận vì vậy thời gian để các em học và tìm hiểu không được nhiều. Bên cạnh đó, theo
cách nghĩ của các em đây là môn học phụ nên thời gian đầu tư và những cố gắng trong việc
tìm hiểu và xây dựng CSDL còn rất nhiều hạn chế. Đây cũng là một khó khăn lớn trong
quá trình dạy học cho các em.
Qua thời gian dạy học môn Tin học lớp 12, bản thân tôi thấy rằng: Việc xây dựng
một CSDL bằng CSDL Access đối với các em chưa thực sự hiệu quả nếu các em chưa biết
cách chia đối tượng để xây dựng bảng, từ các bảng đó các em xác định được thuộc tính cần
quản lí trong bảng là một công việc cần thiết. Nó quyết định rất lớn đến sự thành công khi
xây dựng một CSDL.
Thực tế giảng dạy nhiều năm ở lớp 12 tôi nhận thấy, nếu giáo viên đưa ra định hướng
để giúp HS xác định được cụ thể đối tượng cần quản lí, và từ đó giúp các em xây dựng
được các bảng, các thuộc tính cần thiết trong bảng đó thì hầu hết các bài toán quản lí các
em đều thực hiện được. Chính điều này sẽ làm tăng hứng thú học tập của các em khi tự các
em bước đầu có thể tự xây dựng được một CSDL nhằm giải quyết các bài toán đơn giản.
5
Như thế các em sẽ thấy không nhàm chán trong việc học CSDL và có thể phát huy hết khả
năng ứng dụng thực tế của bản thân mình.
Xuất phát từ các yêu cầu cụ thể ở trên, bằng những kinh nghiệm giảng dạy môn Tin
học lớp 12 của mình, tôi xin đưa ra cách để các em HS dễ dàng chia đối tượng để tạo bảng.
Tác giả viết SKKN với nội dung: “Hướng dẫn kĩ thuật xây dựng bảng trong CSDL Access
nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy Tin học lớp 12 tại trường THPT Quảng Xương 4” dựa
trên thực tế giảng dạy tại trường THPT Quảng Xương 4, với những mong muốn có thể giúp
được phần nào cho các đồng nghiệp, các em HS hoặc các độc giả quan tâm đến vấn đề này
thấy dễ dàng hơn khi gặp một bài toán xây dựng CSDL trong thực tế với giới hạn nội dung
chương trình Tin học lớp 12 của bộ giáo dục và hướng dẫn thực hiện phân phối chương
trình của sở giáo dục và đào tạo Thanh Hóa.
PHẦN II: NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận:
Ngày nay Tin học hóa trong công tác quản lí chiếm khoảng 80% các ứng dụng Tin
học. Việc giúp đỡ cho HS có thể xây dựng một CSDL để đáp ứng cho nhu cầu quản lí của
một cơ quan, tổ chức là một việc làm thực sự cần thiết. Ngay từ đầu chương trình Tin học
lớp 12, các em đã được tiếp cận với một hệ quản trị CSDL mới đó là hệ quản trị CSDL
Access. Đây là hệ quản trị CSDL nhằm giải quyết các bài toán quản lí gần gũi trong cuộc
sống hằng ngày mà các em thường gặp. Bởi vậy mỗi giáo viên khi dạy học cần rèn luyện
được kĩ năng xây dựng CSDL cho HS lớp 12 nhằm phát huy được tính tích cực, chủ đạo
của HS trong học tập CSDL. Một trong những thành công của việc xây dựng CSDL Access
đó là giúp HS xây dựng được các bảng dữ liệu chuẩn, những bảng dữ liệu chuẩn này sẽ rất
thuận lợi cho các em trong quá trình giải quyết các bài toán quản lí thường gặp trong thực
tế.
6
2. Thực trạng của việc giảng dạy môn Tin học ở trường TPHPT Quảng Xương 4.
2.1. Thuận lợi:
- Xuất phát từ những tiết dạy đầu tiên trên lớp ở chương trình Tin học lớp 12, các em
được tiếp cận những ví dụ khá gần gũi, quen thuộc (VD: CSDL quản lí thư viện, CSDL
quản lí học sinh, CSDL quản lí nhân viên,…), chính điều đó đã tạo động lực cho các em dễ
dàng phân tích bài toán từ những kiến thức thực tế, giúp các em hứng thú hơn khi học môn
học này.
- Cơ sở vật chất tại trường THPT Quảng Xương 4 đã tạo điều kiện lớn cho quá trình
dạy và học của giáo viên và HS. Tất cả các khối lớp đều có máy chiếu tại lớp học nên giáo
viên có thể dạy học trực quan và HS cũng được thực hành luôn trong tiết học đó.
2.2. Khó khăn:
- Đối với giáo viên:
+ Quan niệm của HS đây là một môn học “phụ” nên các em không giành nhiều thời
gian nghiên cứu dẫn đến khó khăn cho việc giảng dạy của giáo viên.
-Đối với học sinh:
+Môn Tin học là một môn học mới, CSDL access mãi lớp 12 HS mới được tiếp cận
nên đa số các em HS đều rất lạ lẫm.
+ Khi bắt đầu dạy những tiết học mà có ví dụ về giải quyết những bài toán cụ thể cần
xây dựng một CSDL thì học sinh đưa ra rất nhiều ý kiến nhau, cách nghĩ khác nhau, không
thể có một phương pháp thống nhất nên việc xây dựng bảng để lưu trữ thông tin trong
CSDL vẫn chưa thể đạt kết quả cao. Giáo viên cùng đưa ra một bài toán nhưng để HS giải
quyết độc lập thì kết quả là có rất nhiều bảng dữ liệu khác nhau, dẫn đến HS có tâm lí thụ
động, chán nản do không thể tự giải quyết đúng các bài toán quản lí thường gặp.
+ Một bộ phận HS khi gặp những bài toán xây dựng CSDL trong thực tế đã chia
được các bảng CSDL nhưng lại lúng túng khi xác định thông tin chính xác cần lưu trữ ở
bảng dữ liệu đó.
3. Giải pháp xây dựng bảng trong CSDL Access.
7
Chính từ những khó khăn trên, để giúp các em học tập tốt hơn, tầm nhìn của các em
ít lệch nhau hơn khi phân tích một CSDL tôi xin trình bày cách để xây dựng bảng trong
CSDL Access. Với cách làm này, ngay ở từ những tuần đầu học tập các em đã thống nhất
được cách phân tích một CSDL để xây dựng các bảng, giúp cho việc xây dựng chương
trình sẽ thuận lợi hơn, đơn giản hơn. Từ đó đa số em HS đều có thể tự mình xây dựng được
một CSDL hoàn chỉnh và hứng thú học tập từ đó cũng được nâng cao.
Kĩ thuật xây dựng bảng được chia làm hai dạng cơ bản gồm:
3.1. Dạng 1:
Khi gặp một bài toán yêu cầu xây dựng CSDL thì học sinh tự xây dựng bảng cho CSDL đó.
a. Phương pháp tiến hành :
Khi gặp những loại bài toán như trên học sinh cần thực hiện những bước sau:
- Bước 1: Xác định các bảng cần quản lí trong bài toán bằng cách: HS xác đinh được mục
tiêu của bài toán quản lí về vấn đề gì? Từ đó xác định rõ các đối tượng nào? ứng với mỗi
đối tượng là một bảng.
- Bước 2: HS xác định với mỗi đối tượng cần quản lí những thông tin nào? Từ đó xác định
được các thuộc tính của bảng.
- Bước 3: Xác định kiểu dữ liệu cho từng thuộc tính bảng.
- Bước 4: Chọn khóa cho mỗi bảng: Chọn khóa nhằm mục đích để phân biệt các bộ với
nhau. Khóa có thể là một thuộc tính hoặc có thể là nhiều thuộc tính. Khi khóa là các tập
thuộc tính có từ ba thuộc tính trở lên thì nên chọn trường ID có kiểu dữ liệu là AutoNumber
làm khóa cho thuận tiện.
b. Ví dụ áp dụng
Xây dựng CSDL quản lí việc mượn/ trả sách của thư viện trường THPT .
Phương pháp tiến hành:
- Bước 1: Xác định mục tiêu của bài toán là quản lí việc mượn/ trả sách của thư viện
trường THPT. Cần phải xác định đối tượng cần quản lí là: sách, người mượn và thông
tin mượn/trả => Bài toán gồm ba bảng.
8
- Bước 2:
+ Đối với bảng học sinh cần có những thông tin liên quan đến học sinh gồm : Số thẻ,
họ tên ngày sinh, giới tính, lớp, ngày cấp.
+ Đối với bảng sách cần có các thông tin liên quan đến sách gồm:
Mã sách, tên sách, số trang, NXB, năm xuất bản, giá tiền, tác giả.
+ Đối với bảng mượn sách cần có những thông tin: Mã thẻ, mã sách, ngày mượn, ngày
trả, số lượng mượn sách .
- Bước 3: Xác định kiểu dữ liệu cho mỗi bảng
TÊN BẢNG TÊN TRƯỜNG MÔ TẢ KIỂU DỮ LIỆU
HOC_SINH
Ma_the Mã thẻ Text
Ho_ten Họ tên Text
Ngay_sinh Ngày sinh Date/time
GT Giới tính Text
Lop Lớp Text
Ngay_cap Ngày cấp Date /time
SACH
Ma_sach Mã sách Text
Ten_sach Tên sách Text
So_trang Số trang Number
NXB Nhà xuất bản Text
Nam_xb Năm xuất bản Number
Gia_tien Giá tiền Number
Tac_gia Tác giả Text
MUON_SACH
Ma_the Mã thẻ Text
Ma_sach Mã sách Text
Ngay_muon Ngày mượn Date/time
Ngay_tra Ngày trả Date/time
So_luong Số lượng Number
- Bước 4: Chọn khóa cho các bảng:
+Bảng học sinh khóa là: Mã thẻ.
+Bảng sách khóa là : Mã sách.
9
+Bảng mượn sách khóa là: Mã thẻ, mã sách, ngày mượn.
Qua các bước tiến hành để giải quyết những bài toán dạng 1 như trên đã rèn
luyện được cho HS được kĩ năng tự xây dựng bảng cho một CSDL để giải quyết các bài
toán quản lí trong thực tế. Đa số HS đều có thể có thể xây dựng bảng mà ít lệch nhau,
độ chính xác cao, từ đó giúp các em say mê tìm hiểu và xây dựng các bài toán quản lí
khác.
3.2. Dạng 2:
Bài toán cho các thông tin cần quản lí trong CSDL. Yêu cầu học sinh phân nhóm thuộc tính
rồi từ đó tạo các bảng.
a. Phương pháp tiến hành:
- Bước 1: Xây dựng các nhóm dữ liệu bằng cách:
Chọn lấy các trường làm khóa chính và đặt ra các nhóm. Có bao nhiêu trường được chọn
làm khóa chính thì có bấy nhiêu nhóm dữ liệu. Sau đó chọn các thuộc tính có liên quan đến
khóa và nhóm vào nhóm tương ứng.
Các trường không thuộc bất kì nhóm nào đưa về một nhóm.
- Bước 2: Chia thông tin trùng nhau:
Một nhóm có hai trường trùng nhau thì chỉ định một trường làm khóa cho một bảng,
trường còn lại đưa sang bảng khác nhằm mục đích tạo sự liên kết.
- Bước 3: Đặt tên cho từng bảng và xác định kiểu dữ liệu cho từng bảng.
b. Ví dụ áp dụng
Trường THPT A quản lí sổ điểm của học sinh trong trường bằng máy tính. Các thông tin
mà nhà trường cần quản lí gồm có: Ten, MaHS, MaMH , Malop, ID, Hodem, MaMH,
Tenlop, NgayKT, MaHS, Malop, TenMH, Diemso.
Yêu cầu: Em hãy tạo các bảng để quản lí các thông tin trên. Số lượng các bảng và tên các
bảng do em tự tạo, mỗi thông tin trên chỉ được xuất hiên một lần duy nhất và ứng với một
trường trong bảng.
10
Phương pháp tiến hành:
- Bước 1: Xây dựng các nhóm dữ liệu bằng cách :
Các trường chọ làm khóa chính gồm: MaHS, MaMH, Malop, ID.
+ Đối với trường MaHS có các trường liên quan gồm: Hodem, Ten.
+ Đối với trường mã MaMH có các trường liên quan gồm: TenMH.
+ Đối với trường Malop có các trường liên quan gồm: Tenlop
+ Đối với trường ID là khóa cho bảng tổng hợp gồm tất cả những
trường còn lại không liên quan đến các nhóm đã chọn gồm: NgayKT, Diemso.
Bước 2: Chia thông tin trùng nhau:
Theo đề bài ra thì:
+ Có hai trường MaHS, ở trên ta đã chọ 1 trường làm khóa cho một bảng, trường còn lại
nhằm mục đích đưa sang bảng tổng hợp để tạo liên kết trường MaHS còn lại đưa vào
bảng có trường làm khóa chính là ID.
+ Có hai trường MaMH, ở trên ta đã chọn một trường làm khóa cho một bảng, trường còn
lại nhằm mục đích đưa sang bảng tổng hợp để tạo liên kết trường MaMH còn lại đưa vào
bảng khóa chính là ID.
+ Có hai trường MaLop, ở trên ta đã chọn một trường làm khóa cho một bảng, trường còn
lại nhằm mục đích đưa sang bảng tổng hợp để tạo liên kết trường MaLop còn lại đưa vào
trường có khóa chính là ID.
- Bước 3: Đặt tên cho bảng và xác định kiểu dữ liệu cho từng bảng.
Vậy có 4 nhóm dữ liệu được chia làm 4 bảng như sau:
+ Bảng HOC_SINH gồm 3 trường: MaHS. Hodem, Ten.
+ Bảng MON_HOC gồm 2 trường: MaMH, TenMH.
+ Bảng LOP gồm 2 trường: MaLop, TenLop.
+ Bảng BANG_DIEM gồm 6 trường: ID, MaHS,MaMH, MaLop, NgayKT, Diemso.
11
Kiểu dữ liệu:
TÊN BẢNG TÊN TRƯỜNG MÔ TẢ KIỂU DỮ LIỆU
HOCSINH
MaHS Mã học sinh Text
Hodem Họ đệm Text
Ten Tên Text
MONHOC
MaMH Mã môn học Text
TenMH Tên môn học Text
LOP
MaLop Mã lớp Text
Tenlop Tên lớp Text
BANGDIEM
ID ID Autonumber
MaHS Mã học sinh Text
MaMH Mã môn học Text
MaLop Mã lớp Text
NgayKT Ngày kiểm tra Date/time
Diemso Điểm số Number
Đây là một dạng bài tập chia bảng mà HS hay lúng túng trong quá trình phân nhóm thông
tin cho bảng. Qua cách tiến hành như trên thì đa số HS đã biết cách phân nhóm thông tin để
đưa vào các bảng cho hợp lí. Từ đó giúp các em xây dựng CSDL chính xác và rèn luyện kĩ
năng chia bảng rất tốt.
4. Kết quả thu được
-Trong quá trình học tập xây dựng CSDL ở môn Tin học lớp 12 trong trường THPT
Quảng Xương 4, các em HS đã chủ động tìm hiểu yêu cầu của đề bài và xây dựng được các
bảng CSDL khá là sát với mong muốn của giáo viên. Từ đó việc giải quyết các bài toán
quản lí thường gặp trong thực tế đối với các em không phải là việc khó.
- Trong năm học 2012 – 2013 kết quả khảo sát ba lớp gồm: Lớp 12B (46 HS), lớp 12D
(42 HS) và lớp 12E (36 HS) trước và sau khi áp dụng đề tài ra đề kiểm tra tương ứng với
cùng nội dung như sau:
12
Thời điểm áp dụng Lớp Điểm
Số học
sinh
Tỉ lệ %
Kết quả trước khi thực
hiện đề tài
12B (46 HS)
3 0 0
4 3 6.5
5 27 58.7
6 5 10.8
7 5 10.8
8 4 8.8
9 2 4.4
10 0 0
Kết quả sau khi thực hiện
đề tài
12D (42 HS)
3 0 0
4 0 0
5 4 9.5
6 7 16.7
7 4 9.5
8 9 21.4
9 10 28.3
10 8 19.1
12E (36 HS)
3 0 0
4 0 0
5 2 5.6
6 4 11.2
7 7 19.4
8 12 33.3
9 8 22.3
10 3 8.3
Phần 3. Kết luận:
- Đề tài này là những kinh nghiệm bản thân tôi đúc rút được trong quá trình dạy học
môn Tin học lớp 12 ở trường THPT Quảng Xương 4. Khảo sát kết quả ở các lớp tôi trực
tiếp giảng dạy thì kết quả của đề tài là rất tốt. Hai cách xây dựng bảng trên là những kinh
13
nghiệm bản thân tôi đúc rút được trong nhiều năm giảng dạy Tin học lớp 12. Qua những
cách làm đó đã giúp HS học tập hiệu quả hơn, giải quyết các bài toán quản lí trong thực tế
nhanh hơn và rèn luyện được kĩ năng xây dựng bảng cho bản thân. Hơn nữa, sau mỗi tiết lí
thuyết, các em đều được thực hành ngay trên máy tính nên kết quả trực quan hơn, các em
rất hứng thú và mong đợi một CSDL hoàn chỉnh do bản thân mình xây dựng. Chính từ đó
đã khơi cho các em lòng say mê học tập ở môn học này.
- Thực tế qua nhiều năm giảng dạy, bản thân tôi rất mong muốn tìm tòi, đúc rút được
thật nhiều kinh nghiệm quý báu để phục vụ cho việc dạy học của mình. Đồng thời giúp HS
có được những tiết học thật sự hiệu quả. Với những chia sẻ như trên, tuy nó chưa nhiều
nhưng bản thân tôi thấy đó cũng là cách để giáo viên giúp HS lớp 12 học môn Tin học tốt
hơn. Dù đã có nhiều cố gắng, song sẽ không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình thực
hiện, rất mong nhận được sự đóng góp của các đồng nghiệp, của bạn đọc quan tâm đến lĩnh
vực này để đề tài ngày càng hoàn thiện hơn!
Thanh Hóa, ngày 10/05/2013
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Người thực hiện:
Lê Thị Tình
14
4. Tài liệu tham khảo:
1. Sách giáo khoa Tin học 12 Hồ Sĩ Đàm chủ biên
2. Sách giáo viên Tin học lớp 12 Hồ Sĩ Đàm chủ biên
3. Sách bài tập Tin học lớp 12 Hồ Sĩ Đàm chủ biên
4. Sách Phương pháp giải các dạng bài tập Tin học lớp 12
(Đậu Mạnh Hoàn chủ biên)
\
15