1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Mục tiêu của giáo dục THPT là nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển
những kết quả của giáo dục THCS, hoàn thành học vấn phổ thông tạo tiền đề cơ
sở để các em tiếp tục học nghề nghiệp thực tế cho tương lai. Kỳ thi tốt nghiệp
THPT quốc gia có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi nhà trường. theo tinh thần
Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục đào tạo đã có những tác động tích cực đối với các nhà
trường nói chung và trường THPT Hậu Lộc I nói riêng, đặc biệt trong cơng tác
quản lí, chỉ đạo dạy và học, ôn thi của giáo viên và học sinh. Kết quả của kỳ thi
tốt nghiệp THPT quốc gia là một trong những tiêu chí để đánh giá chất lượng
giáo dục nhà trường, khẳng định sứ mệnh và uy tín nhà trường trong giai đoạn
hiện nay.
Qua q trình giảng dạy và ôn thi THPT quốc gia và một số năm giảng dạy ở
các lớp có điểm đầu vào thấp, tôi nhận thấy tầm quan trọng của việc ôn tập,
củng cố kiến thức cũng như việc bồi dưỡng để nâng cao điểm số bài thi cho các
em học sinh lớp 12 trước kỳ thi THPT quốc gia đặc biệt là nâng cao điểm số cho
học sinh các lớp có đầu vào thấp. Vấn đề đặt ra ở các lớp này là: trong số 6 môn
thi tốt nghiệp, đa số học sinh đều học yếu các mơn Tốn, Tiếng anh hoặc ngay cả
Lịch sử (Môn học được các em xem là rất khó nhớ). Chính vì vậy, nếu khơng cố
gắng các em sẽ rất dễ rớt tốt nghiệp. Tuy nhiên, với các mơn Tốn, Tiếng Anh
khi các em đã bị “mất gốc” thì khả năng đạt điểm trên TB là rất khó. Chính vì
thế, trong q trình dạy ở các lớp này, tôi rất chú trọng đến việc làm sao để nâng
cao điểm số bài thi môn GDCD cho các em, để lấy điểm môn GDCD “bù” cho
các môn các em học yếu. Bên cạnh đó, thời điểm nước rút có ảnh hưởng lớn đến
tồn bộ tiến trình ơn thi, khơng những thế còn ảnh hưởng lớn đến việc chủ động
sẵn sàng tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh, do đó tơi đã
nghiên cứu và đưa ra một số biện pháp nâng cao chất lượng ôn thi THPT
mơn GDCD cho học sinh các lớp có chất lượng đầu vào thấp tại trường
THPT Hậu Lộc I để chia sẻ với đồng nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả các tiết
ơn tập của giáo viên trong những lớp có học sinh đầu vào thấp, cũng như nâng
cao chất lượng bài thi môn GDCD cho học sinh trong các kỳ thi THPT quốc
gia.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thực hiện các giải pháp nâng
cao chất lượng ôn thi TN môn GDCD cho các lớp có chất lượng đầu vào thấp ở
trường THPT Hậu Lộc 1 làm cơ sở cho các giải pháp nâng cao điểm số mơn
GDCD nói riêng và điểm TB tốt nghiệp nói chung cho học sinh.
Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng ôn thi TN môn GDCD
trong trường THPT nhằm nâng cao hiệu quả dạy học theo hướng tích cực và
hình thành năng lực cho học sinh.
1
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Một số giải pháp nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia cho
học sinh các lớp có chất lượng đầu vào thấp tại trường THPT Hậu Lộc I.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phân tích và tổng hợp lý thuyết.
- Phương pháp điều tra giáo dục.
- Phương pháp trực quan, hình ảnh.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
- Phương pháp so sánh – đối chiếu.
- Phương pháp tổng hợp, thống kê số liệu.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
So với sáng kiến kinh nghiệm “Một số giải pháp nâng cao chất lượng ôn thi
THPT quốc gia môn GDCD cho học sinh lớp 12 trường THPT Hậu Lộc I” viết
năm 2020 – 2021, điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm lần này tôi tập trung vào
các biện pháp nâng cao chất lượng ôn thi cho học sinh các lớp có chất lượng đầu
vào thấp tại trường THPT Hậu Lộc I.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Năm 2017, Bộ GD & ĐT ban hành Thông tư 04/2017/TT- BGDĐT ban hành
quy chế thi Trung học phổ thông (THPT) Quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp
THPT. Đây là năm đầu tiên Bộ Giáo dục và Đào tạo đổi mới hình thức thi
THPT Quốc gia với mục đích xét tốt nghiệp và xét đại học. Thí sinh sẽ làm 4 bài
thi trong đó có 3 mơn thi bắt buộc (Tốn, Ngữ văn, Ngoại ngữ) và 1 bài thi tổ
hợp tự nhiên (Lý, Hóa, Sinh) hoặc tổ hợp xã hội (Sử, Địa, GDCD). Môn GDCD
là môn học đầu tiên đưa vào tổ hợp thi xét Tốt nghiệp và đại học nên đa số giáo
viên còn lúng túng trong việc lựa chọn và định hình cho mình một phương pháp
ơn tập có hiệu quả.
Năm học 2021 - 2022, năm học thứ 5 môn GDCD nằm trong tổ hợp xét
tuyển. Cơ bản giáo viên và học sinh đã làm quen với cách học, phương thức thi,
cách thức ra đề của Bộ và tìm ra cho mình một phương pháp ơn tập có hiệu quả.
Tuy nhiên, bản thân tôi nhận thấy tâm lý của học sinh trong việc ơn tập mơn
GDCD cịn chủ quan, lơi là, coi môn học là môn phụ, không học cũng đạt điểm
trung bình, chỉ tập trung vào các mơn học chính khối. Vì vậy, để nâng cao chất
lượng các buổi ôn thi bộ môn này cho học sinh, giáo viên cần có những phương
pháp hiệu quả, phù hợp với tâm lý học sinh nhưng cũng không nên quá áp lực
đối với các em.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Môn GDCD được đưa vào kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia từ năm 2017.
Những năm đầu ơn tập, học sinh và giáo viên cịn khá nhiều bỡ ngỡ. Giáo viên
chưa định hình được cách ơn tập, học sinh cũng chưa tìm ra cho mình được
phương pháp học tối ưu nhất. Hai năm đầu, ở trường chúng tơi thường có
khoảng 2 đến 5 lớp học ban KHXH. Chúng tôi cũng thường chú ý đẩy điểm số ở
những lớp có nền đầu vào cao hơn như các lớp chính khối C, D mà chưa quan
2
tâm nhiều đến các lớp có nền đầu vào thấp. Điều này dẫn đến chất lượng đại trà
của bộ môn chưa đạt ở mức cao so với một số trường trong tỉnh. Vấn đề cần đặt
ra ở đây là làm sao để nâng cao chất lượng bộ môn kể cả mũi nhọn cũng như
chất lượng đại trà.
Bắt đầu từ năm 2018, Sở GD ĐT đã lấy chất lượng, kết quả ôn thi THPT
quốc gia để đánh giá chất lượng giảng dạy và học tập của học sinh đối với môn
GDCD, có sự xếp loại, thứ hạng, so sánh giữa các trường với nhau. Nhà trường
cũng lấy kết quả thi TN của bộ môn để đánh giá, phân loại, so sánh giữa lớp này
với lớp khác. Điều này đã tạo động lực, thơi thúc giáo viên nói riêng và nhóm tổ
bộ mơn nói chung tìm ra những biện pháp làm sao để nâng cao chất lượng ơn
thi, khơng chỉ nhóm lớp đầu khối mà cịn đẩy điểm ở các lớp có nền đầu vào
thấp hơn, giúp nâng cao chất lượng các mơn thi THPT quốc gia nói riêng và
điểm bình qn thi TN của nhà trường nói chung.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Tạo tâm thế cho học sinh và giáo viên trước kỳ thi.
Trước những kỳ thi quan trọng, tâm lý của học sinh và ngay cả giáo viên có
tác động rất lớn đến cả q trình ơn và thi. Khi được giao giảng dạy những lớp
có đầu vào thấp, tâm lý của giáo viên đa số là ngại, lo lắng về chất lượng. Bản
thân tôi qua những năm ôn thi cho học sinh nhận thấy: hiệu quả, chất lượng cao
hay thấp một phần quan trọng do cách tiếp cận của giáo viên và học sinh.
Người giáo viên nếu tạo được tâm thế tốt cho học sinh trước khi vào kỳ thi
sẽ giúp các em định hướng tốt cho cả q trình ơn tập của mình. Để làm được
điều này, địi hỏi bản thân người giáo viên phải tự tạo được tâm thế cho mình
trước, xem việc ơn thi cho học sinh là niềm vui, là trách nhiệm và cả niềm vinh
dự.
Năm học 2018 – 2019, năm đầu tiên tôi được phân công giảng dạy 2 lớp 12,
trong đó có 1 lớp khối C (12A7), đầu vào thấp hơn so với các lớp đầu khối D.
Kết quả thi THPT năm đó đạt điểm TB: 8,87 cao thứ 2 trong 6 lớp.
Năm học 2019 - 2020, tôi được giao giảng dạy và ôn thi cho lớp 12A11, là
lớp có đầu vào thấp nhất (Từ trường THPT Đinh Chương Dương chuyển về năm
lớp 11), nhiều học sinh chưa chăm ngoan. Tuy nhiên, ngay khi bắt đầu vào đầu
năm 12, tôi đã quán triệt tinh thần học tập cho lớp, lấy kết quả của năm học
trước để tạo động lực cho các em. Luôn nhắc nhở học sinh rằng mơn GDCD
khơng hề khó như các em nghĩ, nếu chú tâm vào học sẽ rất dễ lấy điểm 8, 9,
thậm chí là điểm 10. Cùng với đó, qua mỗi lần thi bồi dưỡng do trường hoặc Sở
tổ chức, tơi ln cho các em đăng ký điểm của mình, đặt mục tiêu phấn đấu. Khi
có kết quả, giáo viên sẽ trực tiếp thưởng cho các em bằng tiền của cơ nếu đạt
điểm cao hoặc có cố gắng phấn đấu. Có thể có em khơng đạt điểm cao nhưng có
sự cố gắng nỗ lực phấn đấu, tôi vẫn tuyên dương học sinh trước lớp và trao
thưởng. Học sinh của lớp tâm sự với cô: “Nếu cô không dạy chắc chúng em bỏ
mơn GDCD khơng học”. Đây cũng chính là động lực để tôi luôn cố gắng trong
mỗi lần lên lớp. Kết quả cuối cùng của kỳ thi TN năm đó: lớp đạt điểm TB là
3
9.13, có tới 7 điểm 10 trên tổng số 23 con điểm 10 của cả trường. Điểm TB của
toàn trường mơn GDCD năm này là 9,02, xếp thứ 1 tồn tỉnh.
Kết quả 2 năm ơn thi cho các lớp nói trên đã tạo thêm động lực và tinh thần
cho giáo viên trong năm tiếp theo. Năm học 2020 - 2021 tôi tiếp tục được giao
phụ trách giảng dạy 3 lớp 12, trong đó có 1 lớp 12A7 là lớp có nền đầu vào gần
như thấp nhất khối. Kết quả thi tốt nghiệp năm 2021 điểm TB chung của lớp đạt
9,76 cao nhất trong khối. Bộ môn GDCD đạt điểm TB tồn trường : 9,50 xếp ở
vị trí thứ 2 của tỉnh.
Có được kết quả này, tơi thấy rằng sự phối kết hợp giữa học sinh và giáo
viên rất quan trọng. Giáo viên phải hiểu được tâm lý của học sinh đặt niềm tin
ở các em. Đặc biệt với những lớp có nền thấp, các em thường có tâm lý tự ti,
nhưng người giáo viên biết định hướng tốt là người biết đặt niềm tin vào các em
và khẳng định với học sinh: Cô sẽ nhiệt tâm nếu các em nhiệt tình. Các em sẽ
làm được, các em sẽ có thể đạt điểm 9, điểm 10. Khi học sinh đã tin tưởng, có
tình cảm với thầy cơ, các em sẽ học không chỉ với suy nghĩ là học cho bản thân
mà cịn học vì sự tin tưởng của thầy cơ đối với mình. Có như vậy, các em mới
thực sự cố gắng.
2.3.2. Phân loại đối tượng học sinh
Để nâng cao chất lượng ôn thi, giúp học sinh đạt điểm cao của môn thi
thành phần GDCD, việc giáo viên phân loại được đối tượng học sinh sẽ giúp cho
học sinh dễ dàng tiếp cận với mức độ, cấp độ kiến thức trong đề thi. Phân loại
HS, đây là khâu quan trọng nhất quyết định chất lượng. Phân chia đúng đối
tượng sẽ giúp giáo viên có kế hoạch và biện pháp ơn tập cho HS. Sau từng đợt,
các đối tượng đó được phân chia lại cho phù hợp để ôn tập giai đoạn tiếp theo.
Căn cứ vào kế hoạch của nhà trường để chia ra 3 giai đoạn như sau: Giai đoạn 1
tiến hành ơn tập củng cố trọng tâm, hệ thống hóa kiến thức đã học; giai đoạn 2
rèn luyện kĩ năng làm bài thi và cho HS làm bài thi thử; giai đoạn 3 tổng kết có
hệ thống kiến thức đã học và chỉ ra các sai sót mà HS hay mắc phải để tránh. Ơn
tập cụ thể cho từng nhóm đối tượng phù hợp với khả năng tiếp thu của HS giúp
HS tự ôn tập bài, tự rèn luyện ở trường cũng như ở nhà. Đối với học sinh có học
lực TB hoặc yếu các em sẽ nhanh chóng định hình cho mình phương pháp ơn
tập sao cho hiệu quả, nhanh bắt kịp với các bạn khá, giỏi. Tuy nhiên đối với các
lớp có đầu vào thấp, có nhiều đối tượng học sinh, có những học sinh có học lực
yếu hoặc khả năng học các mơn Tốn, Ngoại rất yếu. Để đạt được điểm 7,8 các
môn này các em rất ít có khả năng. Nhưng đối với mơn GDCD, nếu chú ý các
em sẽ rất dễ đạt điểm 8,9 bởi kiến thức thực tế cuộc sống của các em có thể vận
dụng để giải quyết các tình huống.
Ở các lớp có chất lượng đầu vào thấp, trong q trình ơn tập, tơi thường
phân lớp ra làm 2 hoặc 3 nhóm. Nhóm 1 là những học sinh có khả năng đạt điểm
TB đến khá. Nhóm 2 là những đối tượng học sinh có thể đạt điểm TB. Nhóm 3
là nhóm học sinh điểm dưới TB và yếu. Việc chia nhóm chúng tôi thường kết
hợp với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên các bộ mơn khác như Sử, Địa để phân
chia nhóm cho đúng đối tượng và hài hịa giữa mơn này với môn kia.
4
Khi đã phân chia được nhóm đối tượng, tơi dành thời gian, cách thức ôn tập
khác nhau đối với từng nhóm. Nhóm 1 các em có năng lực nhận thức và tư duy
tốt hơn, vì vậy chỉ cần hướng dẫn và giao đề các em có thể tự làm. Riêng đối với
nhóm 2 và 3, đây là nhóm học sinh mà giáo viên phải đầu tư khá nhiều công sức
và thời gian, ôn thi tỉ mỉ, dạy đi dạy lại nhiều lần, hướng dẫn chi tiết cho các em,
động viên các em nỗ lực học tập. Khi các em đã có sự cố gắng và tiến bộ rõ rệt,
tơi sẽ chuyển các em sang nhóm 2 hoặc nhóm 1. Giáo viên tiếp cận với đối
tượng học sinh này nên động viên và khích lệ là chủ yếu. Quan tâm đến những
học sinh này bằng cách thường xuyên nhắc nhở các em trong các giờ trên lớp.
Theo dõi cách làm đề của các em, phát hiện chỗ sai, những nội dung kiến thức
các em còn hổng để kịp thời bổ sung. Một số giáo viên sẽ xem những đối tượng
học sinh này là “cá biệt” nhưng đối với tôi, tôi lại rất quan tâm đến các em. Tơi
thường trị chuyện, động viên, khích lệ các em bằng cách đặt mục tiêu cho các
em. Nếu đạt được mục tiêu tôi đặt ra, tôi sẽ thưởng cho các em và trao phần
thưởng trước lớp.
Một minh chứng cụ thể, năm học 2019 - 2020, ở lớp 12A11, nhiều đối
tượng học sinh có học lực yếu. Khi mới nhận lớp, tôi cũng rất lo lắng về chất
lượng. Lần thi học kỳ 1, điểm thi TB cả lớp chỉ đạt trên 6 điểm.
Sau khi có kết quả thi, tơi phân lớp ra làm 2 nhóm, 1 nhóm điểm cao và 1
nhóm cần phụ đạo, lập danh sách gửi cho giáo viên chủ nhiệm và BGH để xếp
lịch học phụ đạo miễn phí cho các em vào chiều tối từ 5 -7h sau khi các em tan
giờ trên lớp. Sau những buổi phụ đạo đó, kết quả thi bồi dưỡng lần 1 đã có sự
vượt trội, được nhà trường khen thưởng và cô Hiệu trưởng trực tiếp lên lớp động
viên, khích lệ. Đây là động lực to lớn để giúp cơ trị hồn thành tốt mục tiêu của
năm học. Kết quả cuối cùng của các em đã đền đáp xứng đáng cho những cố
gắng của cơ trị và mong muốn của BGH.
Tổ bộ mơn chúng tơi cịn thực hiện việc tương trợ nhau trong q trình ơn
tập. Ở những lớp có nền đầu vào thấp nếu giáo viên đứng lớp có khó khăn trong
việc ơn tập cho học sinh như thường xuyên ốm đau, không giành được nhiều
thời gian cho việc kèm cặp nhóm học sinh yếu thì chúng tơi đã lập nhóm , lên
lịch hỗ trợ dạy kèm miễn phí cho các em vào ca từ 17 đến 19h.
2.3.3. Hệ thống hóa kiến thức
Trong việc dạy học của giáo viên và ôn luyện của học sinh, hệ thống hóa
kiến thức có vị trí quan trọng trong phát triển năng lực tư duy lý thuyết cho học
sinh. Điều này thể hiện rõ ở những ưu điểm của việc hệ thống hóa kiến thức
trong q trình dạy và học. Khi ghi chép cũng như khi đọc thông tin dưới dạng
hệ thống hóa kiến thức, học sinh sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian học. Học
sinh dễ dàng nhận biết những nội dung chính của bài học, cải thiện được sức
sáng tạo và trí nhớ nhờ khả năng tập trung vào những từ khóa thiết yếu.
Chính vì những ưu điểm như trên, trong q trình ơn luyện, tơi thường dùng
phương pháp hệ thống hóa kiến thức sau mỗi bài học hoặc sau một chuyên đề.
Việc hệ thống hóa có thể thực hiện bằng các sơ đồ tư duy hoặc bằng các đơn vị
kiến thức với các từ khóa giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính.
5
Ngồi cách hệ thống hóa kiến thức bằng cách dùng sơ đồ và các cụm từ
chốt, giáo viên cũng có thể tìm những sơ đồ tư duy trong các trang học liệu để
sử dụng.
Sơ đồ tư duy bài 6 – Tiết 1
Việc hệ thống hóa kiến thức bằng sơ đồ tư duy theo tơi khơng nên q cầu
kỳ vì sẽ mất nhiều thời gian. GV và học sinh có thể lên mạng xem lại các bài
giảng của các thầy cô trên truyền hình dạy hoặc sử dụng những sơ đồ tư duy đơn
giản nhưng dễ nhớ. Tôi thường ôn tập cho học sinh xen kẽ giữa việc làm đề và
hệ thống hóa kiến thức. Sau 3 đến 5 tiết học sinh luyện đề tôi sẽ xen kẽ vào 1 tiết
ôn tập theo kiểu hệ thống hóa kiến thức của 1 bài nào đó. Điều này sẽ giúp học
sinh cảm thấy việc ôn tập không bị nhàm chán.
2.3.4. Luyện đề, rèn luyện kỹ năng giải quyết đề
Trong q trình ơn thi, việc rèn luyện kỹ năng làm giải quyết đề cho học sinh
là một việc làm vô cùng quan trọng, theo tôi là quyết định đến việc học sinh đạt
điểm cao hay thấp. Luyện đề giúp học sinh kiểm tra lại được kiến thức của
mình . Từ đó, các em sẽ thấy được mình chắc kiến thức đến đâu, cịn hổng chỗ
nào, có kế hoạch ơn tập để bổ sung kiến thức kịp thời. Đồng thời, việc luyện đề
còn giúp các em rèn luyện kĩ năng , tốc độ làm bài. Thời gian làm trắc nghiệm
cho các mơn trung bình là 1,25p/ 1 câu, vì thế học sinh cần luyện nhiều đề chuẩn
cấu trúc để đảm bảo tốc độ làm bài. Luyện đề cũng là 1 cách để các em tái hiện,
hệ thống lại tất cả các kiến thức mình có. Học sinh được “va chạm” với nhiều
đề thi cũng như các câu hỏi có trong đề, một trong những nền tảng giúp các em
tự tin hơn khi làm bài thi thật. Quan trọng hơn cả, các em sẽ thấy được những
lỗi sai mà mình hay mắc phải để kịp thời sửa chữa.
Trong q trình ơn tập, đầu tiên tơi thường cho học sinh luyện đề ở 4 cấp độ
theo từng chuyên đề trước. Đề luyện ở giai đoạn đầu này là những đề bao gồm
phần lớn các câu hỏi ở dạng nhận biết, thơng hiểu và một số ít câu ở dạng vận
dụng thấp. Thời gian luyện đề dạng này thường là từ khi bắt đầu ôn đề đến
6
khoảng sau gần 1 tháng. Thời gian tiếp theo, chúng tôi tiếp tục cho học sinh làm
đề tổng hợp với số lượng các câu vận dụng tăng dần. Tùy theo sự tiến bộ của
từng nhóm học sinh tơi sẽ tăng hay giảm mức độ của đề.
Hiện nay,với sự tiến bộ của công nghệ thông tin, hơn nữa bộ môn GDCD đã
3 năm có mặt trong kỳ thi TN, vì vậy việc tìm cho mình một bộ đề ơn thi cũng
khơng mấy khó khăn như những năm trước. Tuy nhiên, các đề ơn tập có sẵn trên
mạng thường là độ chính xác không cao, giáo viên khi lấy các đề này về cần
biên soạn lại cho phù hợp với đối tượng học sinh mình dạy, cũng khơng nên phụ
thuộc vào đáp án có sẵn mà nên đọc từng câu và tự mình làm đáp án, chỉnh sửa
lại nội dung các đáp án cho đúng rồi mới cho học sinh làm.
Đối với các câu hỏi ở dạng nhận biết và thông hiểu, khi làm đề tôi thường
yêu cầu học sinh học kỹ phần lý thuyết, phần nào còn chưa hiểu cặn kẽ nên hỏi
để giảng lại cho các em. Khi làm các câu tình huống, vì có nhiều thơng tin,
nhiều phương án nhiễu nên các em ln phải có giấy nháp. Đọc tình huống thì
nên đọc câu hỏi chốt trước, sau đó mới quay lên đọc tình huống. Câu hỏi hỏi về
nhân vật nào, dữ kiện gì thì ghi ln ra giấy nháp dữ kiện, nhân vật đó để tránh
nhầm lẫn.
Ví dụ: Với câu hỏi tình huống sau:
Do tồn tỉnh đang thực hiện giãn cách xã hội nên ít người đến liên hệ
cơng tác vì vậy sau khi đến cơ quan, anh Q chở H đi uống cà phê. Do không đeo
khẩu trang nên khi bị lực lượng chức năng truy đuổi, anh Q đã va chạm với chị
N bán hàng rong dưới lịng đường làm hàng hố của chị bị dập nát. Thấy anh H
và anh Q không thu dọn hàng hố cho chị N mà cịn qt nạt chị, ơng P là lái xe
ơm gần đó ra can ngăn nhưng anh Q và anh H khơng dừng lại mà cịn xúc phạm
ông P. Quá bức xúc, ông P đã đánh anh Q và anh H. Những ai dưới đây vừa vi
phạm kỉ luật, vừa vi phạm hành chính?
A. Anh Q, anh H và ông P.
B. Chị N và ông P.
C. Anh Q và anh H.
D. Anh Q, anh H và chị N.
Đối với câu tình huống này, tơi thường hướng dẫn học sinh đọc câu hỏi
trước, nghĩa là đọc câu: “Những ai dưới đây vừa vi phạm kỷ luật, vừa vi phạm
hành chính?”. Dữ liệu cần chú ý là vi phạm kỷ luật, vi phạm hành chính. Sau
đó đọc lên phần tình huống, chỗ nào có nhân vật nào vi phạm hành chính và kỷ
luật thì ghi ra giấy nháp. Q chở H đi uống cà phê trong giờ hành chính là cả 2 đã
vi phạm kỷ luật. Q, H do không đeo khẩu trang bị lực lượng chức năng truy đuổi
thì Q, H vi phạm hành chính. Chị N bán hàng rong dưới lịng đường chỉ vi phạm
hành chính, ông P không vi phạm kỷ luật. Như vậy xác định đáp án đúng là đáp
án C: Q và H
.
Đối với những câu hỏi nhiều dữ kiện, nhiều tên nhân vật, nếu học sinh
khơng làm như trên thì sẽ rất dễ bị lẫn lộn tên nhân vật và dữ kiện.
Với những câu thông hiểu, vận dụng cần suy luận, yêu cầu học sinh phải nhớ
và huy động toàn bộ đơn vị kiến thức đã học. Chính vì vậy trong q trình làm
đề, tơi thường u cầu học sinh nhắc lại những đơn vị kiến thức có liên quan đến
7
câu hỏi đó. Điều này giúp học sinh một lần nữa tái hiện lại kiến thức, nhớ sâu và
nhớ kỹ hơn.
2.3.5. Hướng dẫn giải đề, làm đáp án chi tiết, sửa sai
Trong q trình ơn thi, có một số giáo viên không quan tâm nhiều đến
việc hướng dẫn học sinh giải đề , sửa sai mà chỉ cung cấp đáp án cho học sinh
đối chiếu. Nhưng tơi thì thấy việc hướng dẫn học sinh giải đề , đặc biệt là sửa
sai cũng là một khâu hết sức quan trọng. Nếu chỉ đơn thuần là cung cấp đề cho
học sinh làm, sau đó tung đáp án thì có lẽ việc ơn thi chưa bao giờ là khó. Đối
với việc này, tơi thường cho học sinh làm đề, hết thời gian làm đề tôi sẽ cho học
sinh tự giải. Thường là 1 lớp làm 1 đề sẽ hết khoảng 30 đến 35 phút. (Nếu là 1
tiết) 10 đến 15 phút cuối tôi sẽ cho học sinh giải đề. Mỗi học sinh sẽ giải 10
câu. Trong khi học sinh đưa đáp án, tôi sẽ yêu cầu học sinh đó lý giải tại sao lại
chọn đáp án đó, kể cả đáp án của học sinh là đúng thì cũng phải lý giải được vì
sao đáp án đó đúng. Nếu sai, tơi sẽ u cầu học sinh khác sửa và cô giáo sẽ chốt
Để sửa được 1 đề theo kiểu như vậy, cần có 2 tiết liên tục hoặc 1 buổi ôn tập
riêng cho học sinh. Điều này tùy thuộc vào việc xếp thời khóa biểu ở mỗi
trường. Ở trường tôi thường xếp tiết ôn thi TN là 2 tiết liên tục.
Khi giải đến câu nào, tôi thường yêu cầu học sinh nhắc lại nội kiến thức liên
quan đến câu đó. Ví dụ như những câu hỏi về vi phạm hành chính thì tơi thường
u cầu học sinh nhắc lại luôn nội dung của vi phạm hình sự, dân sự, kỷ luật.
Hoặc khi có câu liên quan đến các hình thức thực hiện pháp luật, tôi sẽ yêu cầu
học sinh nhắc lại nội dung của cả 4 hình thức thực hiện pháp luật. Điều này sẽ
giúp học sinh một lần nữa tái hiện lại nội dung kiến thức đã học để ghi nhớ.
Năm học 2019 - 2020, có một thời gian học sinh tồn tỉnh phải nghỉ học vì
dịch bệnh, khơng học trực tiếp trên lớp và chuyển sang học online, tôi vẫn áp
dụng phương pháp sửa đề bằng cách giao đề cho học sinh làm tại nhà trước, sau
đó đến giờ học giáo viên sẽ hướng dẫn giải đề. Giáo viên sẽ yêu cầu học sinh
trình bày đáp án của mình. Khi 1 học sinh trình bày thì các học sinh khác có
nhiệm vụ theo dõi và phát hiện ra lỗi sai của bạn. Sau khi cả lớp đã sửa xong, tôi
thường yêu cầu một số học sinh cho biết số câu sai trong đề của mình. Tiết này
sẽ gọi mấy em tổ 1, tiết sau lại gọi những học sinh khác. Đặc biệt quan tâm đến
số câu sai của những học sinh hay bị điểm thấp trong những lần thi bồi dưỡng
hoặc thi thử. Sai những câu nào, nguyên nhân vì sao sai, từ đó tơi tiếp tục
hướng dẫn các em nhận ra lỗi sai và sửa sai, những lần làm đề sau nếu gặp phải
những câu tương tự, các em sẽ nhớ lỗi và không lặp lại.
2.3.6. Giải đáp thắc mắc
Trong quá trình ơn tập, luyện đề và giải đề cho học sinh, khâu “giải đáp
thắc mắc” cho học sinh tôi nghĩ cũng là một khâu cần thiết. Tơi thường khuyến
khích học sinh đặt câu hỏi hoặc có những vấn đề gì còn băn khoăn, chưa hiểu rõ,
chưa hiểu hết các em cần mạnh dạn trao đổi với giáo viên hoặc bạn bè để tìm ra
cách giải quyết vấn đề, khuyến khích học sinh không được “giấu dốt”. Giải đáp
thắc mắc cho học sinh sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức. Việc khuyến khích
học sinh đặt câu hỏi hoặc thắc mắc về một tình huống hay một vấn đề nào đó
8
cũng giúp cho giáo viên phải tìm tịi, khai thác nội dung các đơn vị kiến thức,
hay phải tìm những văn bản Luật có liên quan để trả lời cho học sinh. Giáo viên
cần trả lời vấn đề học sinh thắc mắc một cách cặn kẽ, thuyết phục, có cơ sở để
giúp học sinh tự tin hơn trong quá trình làm bài thi.
Qua hoạt động tương tác giữa cô và trò, học sinh sẽ mạnh dạn, cởi mở
hơn, giáo viên cũng từ đó mà mở rộng thêm kiến thức phục vụ cho việc giảng
dạy của mình. Muốn cho học sinh mạnh dạn trong việc đặt câu hỏi hoặc nêu vấn
đề cần giải đáp, người giáo viên phải là người tâm lý, hòa đồng, gần gũi với học
sinh, tránh việc học sinh có tâm lý “sợ” thầy, sợ cơ khơng giám hỏi, lâu dần sẽ
rất “nguy hiểm” bởi những điều học sinh khơng biết, khơng hỏi cứ “tích tụ” dần
dần, dẫn đến việc học sinh càng ngày càng chán học. Tôi thường động viên học
sinh hỏi bài bằng cách đưa ra điều kiện: Nếu học sinh nào đặt ra được câu hỏi
hay, thắc mắc vấn đề đúng và trúng là cô giáo sẽ thưởng điểm. Điều này đã tạo
nên khơng khí học tập sôi nổi hơn, giúp học sinh tiếp thu bài một cách tốt nhất.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng
nghiệp và nhà trường.
Đối với người giáo viên, niềm vui lớn nhất là khi mình trang bị tri thức,
kỹ năng cho học sinh mà các em lĩnh hội được và những tri thức, kỹ năng đó
được phản ánh qua kết quả cuối cùng mà các em đạt được. Qua những năm ôn
tập cho học sinh tham gia thi THPT quốc gia, tôi đã áp dụng những biện pháp đã
nêu trên, hiệu quả mang lại tương đối khả quan.
Nhờ sự quan tâm chỉ đạo của Ban giám hiệu, đặc biệt là tổ nhóm bộ mơn
đã đưa ra nhiều giải pháp, cộng với sự cố gắng của giáo viên, học sinh Điểm thi
môn GDCD các năm 2019, 2020, 2021 của trường đều cao hơn so với điểm TB
toàn tỉnh. Ở một số lớp có nền đầu vào thấp nhưng các em đã nỗ lực để đạt điểm
9, 10 như lớp 12A11 năm 2020, đạt 7 điểm 10, điểm từ 9 trở lên là 30/47 học
sinh. Lớp 12A7 năm học 2020 – 2021 có 20/41 học sinh dự thi đạt điểm 10. Chỉ
có 3 học sinh đạt 9 – 9,25 cịn lại tồn bộ đạt điểm từ 9,5 trở lên. Tồn trường có
70 điểm 10 mơn GDCD và là trường có số điểm 10 nhiều nhất trong tỉnh. Trong
2 năm học gần đây, môn GDCD đã có mặt trong các tổ hợp xét tuyển Đại học.
Một số trường Đại học xét tuyển như Đại học Luật TP HCM, ĐH Kinh doanh và
CN Hà Nội, ĐH Sư phạm Hà Nội, Đại học SP Huế…Nhiều học sinh cũng đã
lựa chọn tổ hợp có mơn GDCD để xét tuyển và đạt được nguyện vọng mong
muốn. Không những thế, trong những năm qua, mơn GDCD cũng đóng góp một
phần không nhỏ vào tỉ lệ học sinh đạt 27 điểm trở lên trong kỳ thi TN THPT của
trường THPT Hậu Lộc I, góp phần đưa trường THPT Hậu Lộc 1 là 1 trong
những trường có số lượng thí sinh đạt 27 điểm trở lên cao nhất trong huyện và
top đầu trong tỉnh.
Những kết quả thi THPT các năm của môn GDCD đã giúp cho thứ hạng bộ
môn luôn đứng ở top đầu trong tỉnh góp phần nâng cao thứ hạng điểm TB thi
TN của tồn trường nói riêng cũng như tồn tỉnh nói chung. Kết quả này cũng
một phần tạo nên động lực cho học sinh các khóa sau tiếp tục nỗ lực phát huy
9
những thành quả của các anh chị khóa trước. Tạo niềm tin cho giáo viên trong tổ
bộ môn trong hoạt động giảng dạy và ôn tập cho học sinh khối 12.
2.4.1. Các kết quả, minh chứng về sự tiến bộ của học sinh khi áp dụng sáng
kiến kinh nghiệm
Dưới đây là một số kết đạt được và những minh chứng về sự tiến bộ của học
sinh sau khi tôi áp dụng các biện pháp đã nêu trong q trình ơn thi cho học sinh
lớp 12.
Kết quả thực
nghiệm
Kết quả đối chứng
2017 - 2018
2018 2019
8.31
2019 2020
9.02
2020 2021
9.50
7.07
7.93
8.43
Điểm TB toàn
trường
Điểm TB cả tỉnh
7.38
Điểm TB cả nước
7.13
7.79
8.14
8.37
16
1
1
2
Vị trí trong tỉnh
Bảng 1. Điểm TB và thứ hạng bộ môn so với các trường trong tỉnh
qua các năm (Số liệu tự tổng hợp)
Năm học
Lớp
12A7
Điểm 8 <9
20 –
47.6%
15 –
34.8%
16 –
34.0%
11 –
30.5%
0
12A11
12 – 30%
12A7
2018 - 2019
12A8
12A11
2019 - 2020
12A12
2020 - 2021
Điểm 9 <10
18 –
42.8%
8 – 19.4%
Điểm 10
Điểm TB
0
8.77
0
7.98
23- 48.9%
7 – 14.8%
9.13
13 –
36.1%
21 –
51.2%
16 – 40%
1 - 2.7%
8.49
20 –
48.7%
7 – 17.5%
9.76
9.09
Bảng 2: Bảng đối chiếu tỉ lệ điểm cao giữa lớp đối chứng và lớp thực nghiệm
Năm học
Lớp
2018 - 2019
2019 - 2020
2020 - 2021
12A7
HS đạt 27 điểm trong
tổ hợp xét tuyển ĐH
2
12A8
0
12A11
4
12A12
0
12A7
14
12A11
5
Bảng 3. So sánh tỉ lệ học sinh đạt 27 điểm trong tổ hợp xét tuyển ĐH
10
Năm
2019
2020
2021
giữa lớp đối chứng và thực nghiệm.
Lớp - Sĩ
Điểm TB
số
toàn trường
12A7 8.77
8.31
43
12A9 9.06
48
12A11 9.13
9.02
47
12A7 9.76
42
9.50
12A8 9.70
47
12A9 9.70
47
Thứ hạng
trong trường
2/6
1/6
3/7
1/7
2/7
2/7
Bảng 4. Thống kê điểm TB thi TN các lớp trực tiếp giảng dạy các năm
(Số liệu tự lưu và tổng hợp dựa trên nguồn: trường THPT Hậu Lộc I)
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
Thực tế cho thấy, sự phát triển của đất nước, của tỉnh trong giai đoạn mới sẽ
tạo ra nhiều cơ hội, đồng thời cũng đặt ra những khó khăn, thách thức không
nhỏ đối với sự nghiệp phát triển GD&ĐT. Theo đó, ngành giáo dục cần xác
định, tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục
toàn diện; đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học đồng bộ với đổi mới thi,
kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện theo hướng phát triển năng lực
học sinh.
Kết quả thi THPT quốc gia là một trong những dấu mốc quan trọng đánh dấu
những bước tiến lớn trong quá trình học tập và rèn luyện của các em học sinh
sau 12 năm học. Với việc ôn thi theo những phương pháp và kinh nghiệm bản
thân đã nêu trên đối với các lớp có đầu vào thấp, tôi đã nhận thấy được những
hiệu quả nhất định không chỉ là kết quả về điểm số mà cả về tinh thần, thái độ
học tập của học sinh. Cùng với quá trình khảo nghiệm và thu thập kết quả, tôi
nhận thấy đề tài mang lại hiệu quả thiết thực vào việc đổi mới phương pháp
giảng dạy và ôn thi tốt nghiệp mơn GDCD cho học sinh lớp 12 nói chung và học
sinh có nền đầu vào thấp nói riêng, góp một phần khơng nhỏ vào việc nâng thứ
hạng điểm TB thi tốt nghiệp của trường THPT Hậu Lộc I cũng như toàn tỉnh .
Đây là một số biện pháp mà tơi đã sử dụng trong q trình ơn thi tốt
nghiêp THPT cho học sinh các lớp có đầu vào thấp ở trường THPT Hậu Lộc I
và đạt được những kết quả tương đối khả quan. Kính mong nhận được sự đóng
góp ý kiến của q thầy cơ để tơi hồn thiện phương pháp dạy học của mình.
11
Để việc dạy học mơn ngày càng tốt hơn, góp phần khẳng định vị trí của
mơn học trong nhà trường, tơi có một số kiến nghị đề xuất sau:
Đối với các cấp quản lý giáo dục: Cần quan tâm, chỉ đạo sát sao việc thực
hiện mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục, kịp thời khen thưởng, động viên
những giáo viên đã có sáng tạo và thu được kết quả cao trong giảng dạy và thi
THPT . Cần có những tiết dạy mẫu của các giáo viên có nhiều kinh nghiệm
trong giảng dạy bộ môn.
Đối với Sở Giáo dục và đào tạo: Cần phối hợp các trường THPT tổ chức
thường xuyên các đợt tập huấn để nâng cao chất lượng bộ môn, tạo điều kiện
cho các giáo viên trong tỉnh trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau.
Đối với giáo viên bộ mơn Giáo dục cơng dân: Thường xun học hỏi, tích
cực đổi mới phương pháp dạy học, tích cực dự giờ thăm lớp, trau dồi chun
mơn, sử dụng hợp lý có hiệu quả đồ dùng dạy học, ứng dụng công nghệ thông
tin hợp lý và hiệu quả, phát huy năng lực tư duy của học sinh, góp phần chung
thực hiện nhiệm vụ giáo dục của ngành.
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị
Hậu Lộc, ngày 21 tháng 5 năm 2022
CAM KẾT KHÔNG COPPY
Người viết
Trịnh Thị Thu
12
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng môn GDCD lớp 10 – NXB
ĐHSP Hà Nội.
2. Báo dantri.com
3. Báo Giáo dục và thời đại
4. Báo điện tử Vietnam.Net
5. Sách những câu nói hay về giáo dục.
6. Tài liệu tập huấn “ phương pháp và kĩ thuật tổ chức hoạt động học theo
nhóm và hướng dẫn học sinh tự học – môn Giáo dục công dân - Bộ GD&ĐT
năm 2017”.
7. Wikipedia Tiếng Việt
8.Luật Giáo dục Việt Nam 2018
9.Tài liệu học tập các Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của
Đảng – NXB Chính trị Quốc gia.
10. Báo nhandan.com.vn
11. Hiến pháp 2013
12. Google.com
13
DANH MỤC SKKN ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP
NGÀNH ĐÁNH GIÁ
Tên đề tài, Sáng kiến
Một số kinh nghiệm soạn giảng
bài 14, SGK GDCD lớp 10 “Công dân
với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc” (Tiết 1)
Vận dụng một số hoạt động Chữ
thập đỏ trường học trong việc giảng
dạy bài 13 - phân môn Đạo đức
GDCD lớp 10
Sử dụng một số đoạn phim tài
liệu, các tư liệu văn học nhằm nâng
cao hứng thú học tập của học sinh khi
học bài 14 - chương trình GDCD lớp
10
Một số giải pháp tổ chức hoạt
động khởi động nhằm phát huy tính
tích cực và tạo hứng thú học tập học
phần “Công dân với đạo đức” cho học
sinh khối 10 trường THPT Hậu Lộc I
Một số giải pháp nâng cao chất
lượng ôn thi THPT Quốc gia cho học
sinh lớp 12 trường THPT Hậu Lộc I.
N
ăm
cấp
X
ếp
loại
Số, ngày, tháng, năm
của quyết định công nhận,
cơ quan ban hành QĐ
20
10
C
QĐ số 904/QĐSGD&ĐT ngày 14/12/2010
20
14
C
QĐ số 753/QĐSGD&ĐT ngày 03/11/2014
20
17
C
QĐ số 1112/QĐSGD&ĐT ngày 18/10/2017
20
19
B
20
21
C
14
QĐ số 2007/QĐ-SGDĐT
ngày 08/11/2019
QĐ số 1362/QĐ –
SGDĐT ngày 5/11/2021