Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

(SKKN 2022) Sử dụng sơ đồ tư duy trong ôn thi THPTQG môn Giáo dục công dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.48 MB, 23 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT CẦM BÁ THƯỚC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG ÔN THI THPTQG
MÔN GDCD

Người thực hiện: Lê Thị Hạnh
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Cầm Bá Thước
SKKN thuộc lĩnh vực: Giáo dục cơng dân

```````````
THANH HĨA, NĂM 2022
MỤC LỤC

[Date]

1


TT

Nội dung

Trang

1

1.Mở đầu



1

2

1.1. Lí do chọn đề tài

1

3

1.2. Mục đích nghiên cứu

1

4

1.3. Đối tượng nghiên cứu

2

5

1.4. Phương pháp nghiên cứu

2

6

1.5. Nhiệm vụ, phạm vi và thời gian thực hiện


2

7

2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

2

8

2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

2

9

2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN

4

10

2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

5

11

2.4. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động dạy học


11

12

3. Kết luận và kiến nghị

13

13

3.1. Kết luận

13

14

3.2. Kiến nghị

13

[Date]

2


[Date]

1



1. MỞ ĐẦU

1.1 Lý do chọn đề tài
Hiện nay, việc giảng dạy chính khóa và ơn thi các mơn nói chung và mơn
GDCD nói riêng ở các trường THPT đa phần vẫn theo phương pháp truyền thống
là đọc- chép. Đã từ lâu, phương pháp đọc- chép được GV và HS sử dụng như
một phương pháp Dạy- Học chủ yếu. Điều này khiến cho HS chưa thực sự phát
huy được tính tích cực, chủ động trong việc lĩnh hội kiến thức. Đặc biệt, trong ơn
thi THPTQG thì phương pháp này càng khơng phát huy được hiệu quả cao.
Chấm dứt tình trạng đọc chép sẽ trở thành hiện thực nếu đội ngũ giáo
viên được coi trọng, nếu đội ngũ giáo viên có động lực và sự đánh giá nghiêm
túc, công bằng từ các cơ quan quan quản lý.
Từ năm 2017, môn GDCD được đưa vào làm môn thi THPTQG, nằm
trong tổ hợp các mơn KHXH. Chính vì vậy, việc ơn thi như thế nào để có hiệu
quả đối với mơn học này là băn khoăn của khơng ít giáo viên giảng dạy GDCD
tại các trường THPT trên tồn quốc. Bản thân tơi cũng ln trăn trở rằng mình
sẽ áp dụng phương pháp ôn thi nào cho phù hợp nhất với đối tượng học sinh,
làm thế nào để học sinh hứng thú và sáng tạo trong q trình ơn lại kiến thức đã
học? Làm sao để trong mỗi giờ ôn tập HS không cảm thấy nhàm chán với
những kiến thưc cũ đã được học trong chương trình dạy học chính khóa... Sau
bốn năm giảng dạy ôn thi, bản thân tôi đã áp dụng hai phương pháp ôn thi khác
nhau. Tuy nhiên, phương pháp vận dụng sơ đồ tư duy vào ôn thi là một phương
pháp ưu thế hơn cả. Tất nhiên, đây là một phương pháp mới- có thể nói là
phương pháp mới nhất mà bản thân tôi sử dụng tại trường THPT Cầm Bá Thước
để ôn thi môn GDCD, bởi lẽ trong giai đoạn hiện nay, xu hướng dạy học hiện
đại với sự kết hợp những thành tựu công nghệ thông tin đã và đang diễn ra một
cách khá phổ biến ở các ngành học, cấp học. Sơ đồ tư duy- một sản phẩm của
công nghệ thông tin với tư cách là một phương tiện hỗ trợ cho việc dạy học, ôn
tập đang chứng tỏ những ưu thế và hiệu quả trong q trình dạy học, ơn tập các

mơn nói chung và đối với bộ mơn GDCD nói riêng. Đó cũng là yêu cầu tất yếu
đối với người giáo viên ngày nay nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới trong giáo dục
mà nghị quyết hội nghị Trung Ương II khoá VIII về giáo dục và đào tạo đã đề
ra. Bởi thế nên tôi chọn tên đề tài là “Sử dụng sơ đồ tư duy trong ôn thi
THPTQG môn Giáo dục công dân”
1.2: Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở phân tích thực trạng của vấn đề dạy ôn thi môn Giáo dục công dân ở
các trường THPT trước khi có sự đổi mới về kỳ thi THPTQG cùng với việc chỉ
ra tầm quan trọng của việc ôn thi THPTQG môn Giáo dục công dân để học sinh
đạt kết quả cao, không gây nhàm chán cho học sinh. Đề tài đã chỉ ra sự cần thiết
phải đổi mới việc ôn tập, ôn thi THPTQG mơn Giáo dục cơng dân, Học sinh có
[Date] 1

1


thể nắm chắc kiến thức trọng tâm một cách tích cực, chủ động, khơng phải nhớ
theo kiểu gị ép, đồng thời có thể đáp ứng được yêu cầu mới của kỳ thi
THPTQG từ năm 2016-2017 đến nay.
Đề tài đã tập trung chỉ ra phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy trong ôn tập,
ôn thi THPTQG môn Giáo dục công dân về mặt lý thuyết, đồng thời đề tài cũng
đưa ra cách áp dụng sơ đồ tư duy vào ôn thi THPTQG một số bài cụ thể trong
chương trình GDCD lớp 12 cũng như các bước để thực hiện một giờ ôn tập bằng
sư đồ tư duy cho học sinh.
Tác giả của sáng kiến cũng chứng minh được sự hiệu quả của sáng kiến
thông qua việc áp dụng sáng kiến trong thực tế giảng dạy ở trường THPT Cầm
Bá Thước từ khi bắt đầu đổi mới thi THPTQG đến nay (có số liệu cụ thể). Từ đó
cho thấy rằng, giải pháp hồn tồn có thể được áp dụng một cách rộng rãi trong
các trường THPT trên toàn tỉnh, nhằm mục đích đổi mới việc giảng dạy ơn thi
THPTQG trong mơn Giáo dục công dân. Để việc dạy học ôn thi của giáo viên

thêm phần sinh động, phong phú và đạt hiệu quả cao cũng như việc tiếp thu bài
của học sinh được dễ dàng, khắc sâu nội dung bài học, kích thích tư duy, tìm tịi
và giúp học sinh nắm được nội dung bài học một cách nhanh chóng, có đủ kiến
thức và kỹ năng để đáp ứng yêu cầu thi THPTQG
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
“Sử dụng sơ đồ tư duy trong ôn thi THPTQG môn Giáo dục công dân”
- Học sinh lớp 12 Trường THPT Cầm Bá Thước, huyện Thường Xuân, tỉnh
Thanh Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết.
- Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết.
- Phương pháp mơ hình hóa.
- Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm...
- Khảo sát trên thực tế học sinh về sự chuyển biến hành vi, thái độ.
1.5. Nhiệm vụ, phạm vi và thời gian thực hiện:
Đề tài bàn về: “Sử dụng sơ đồ tư duy trong ôn thi THPTQG môn Giáo
dục công dân”.Thời gian thực hiện trong tồn chương trình cấp học Trung học
phổ thơng. Tuy nhiên trong mỗi năm lại có đánh giá, khảo sát, rút kinh nghiệm.
Phạm vi đề tài này chỉ giới hạn trong công tác ôn thi THPTQG môn GDCD đối
với học sinh khối 12 trường THPT Cầm Bá Thước- Thường Xuân- Thanh Hóa.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2. 1.1 Vài nét chung về sơ đồ tư duy
2.1.1.1. Khái niệm sơ đồ tư duy
[Date] 2

2


Theo Tony Buzan, sơ đồ tư duy là hình thức ghi chép sử dụng màu sắc,

hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. Sơ đồ tư duy một cơng cụ tổ chức
tư duy nền tảng, có thể miêu tả nó là một kĩ thuật hình họa với sự kết hợp giữa
từ ngữ, hình ảnh, đường nét, màu sắc phù hợp với cấu trúc, hoạt động và chức
năng của bộ não, giúp con người khai thác tiềm năng vô tận của bộ não.
Cơ chế hoạt động của Sơ đồ tư duy chú trọng tới hình ảnh, màu sắc, với các
mạng lưới liên tưởng (các nhánh). Sơ đồ tư duy là cơng cụ đồ họa nối các hình
ảnh có liên hệ với nhau vì vậy có thể vận dụng Sơ đồ tư duy vào hỗ trợ dạy học
kiến thức mới, củng cố kiến thức sau mỗi tiết học, ôn tập hệ thống hóa kiến thức
sau mỗi chương,... và giúp cán bộ quản lí giáo dục lập kế hoạch cơng tác.
2.1.1.2. Cấu tạo của sơ đồ tư duy
Cấu tạo của sơ đồ tư duy gồm có:
• Chủ đề chính
• Nhánh con
• Từ khố
• Hình ảnh gợi nhớ
• Liên kết
• Màu sắc, kích cỡ
2.1.1.3. Vai trị của sơ đồ tư duy trong học tập và giảng dạy
Sơ đồ tư duy giúp HS học được phương pháp học
Sơ đồ tư duy giúp HS học tập một cách tích cực.
Sơ đồ tư duy giúp HS ghi chép có hiệu quả.
Sử dụng Sơ đồ tư duy giúp GV chủ nhiệm, cán bộ quản lí nhà trường lập kế
hoạch công tác.
2.1.2 Những kinh nghiệm khi lập sơ đồ tư duy
2.1.2.1 Các bước lập sơ đồ tư duy
- Bước 1: Vẽ chủ đề ở trung tâm trên một mảnh giấy (đặt nằm ngang)
- Bước 2: Vẽ thêm các tiêu đề phụ vào chủ đề trung tâm
- Bước 3: Trong từng tiêu đề phụ vẽ thêm các ý quan trọng và các chi tiết
hỗ trợ
- Bước 4: Người viết có thể thêm nhiều hình ảnh nhằm giúp các ý quan trọng

thêm nổi bật cũng như giúp lưu chúng vào trí nhớ tốt hơn. Kiểm tra lại SĐTD đã
hồn thành và diễn đạt, trình bày được các ý tưởng về kiến thức đã tạo lập
2.1.2.2 Phân loại sơ đồ tư duy
- SĐTD theo đề cương.
- SĐTD theo chương.
- SĐTD theo đoạn văn.
2.1.2.3 Ưu điểm của Sơ đồ tư duy
[Date] 3

3


- Dễ nắm được trọng tâm của vấn đề bởi vì ý chính sẽ ở trung tâm và
được xác định rõ ràng.
- Đỡ tốn thời gian ghi chép hơn so với kiểu ghi chép cũ.
- Cải thiện sức sáng tạo và trí nhớ, nắm bắt cơ hội khám phá tìm hiểu.
- Hoàn thiện bộ não, tiếp thu linh hoạt và hiệu quả.
- Giúp người học tự tin hơn vào khả năng của mình.
- Liên hệ giữa các khái niệm then chốt sẽ được tiếp nhận trực tiếp bằng
thị giác.
- Quan hệ giữa mỗi ý được chỉ ra tường tận, ý càng quan trọng thì càng
nằm ở vị trí càng gần với ý chính
- Trong giảng dạy và học tập: tạo hứng thú cho HS, GV tiết kiệm thời gian
soạn giáo án, HS hiểu và nhớ lâu vấn đề hơn....
2.2. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG ÔN THI
THPTQG MÔN GDCD TẠI TRƯỜNG THPT CẦM BÁ THƯỚC- THƯỜNG
XUÂN- THANH HÓA
2.2.1. Thuận lợi
- Đây là phương pháp học tập mới thoải mái, vui vẻ và sáng tạo, thú vị ….
- Đây là xu thế chung của giáo dục Việt Nam nên đựơc sự ủng hộ từ các

cấp, xã hội, phụ huynh, HS…
- Chương trình mơn GDCD THPT có nhiều nội dung phù hợp với phương
pháp giảng dạy dùng SĐTD phát huy hiệu quả cao khi giáo viên tổ chức cho HS
củng cố lại kiến thức
- Về cơ sở vật chất đã có một số đổi mới tạo điều kiện cho hoạt động học
tập: phịng cơng nghệ thơng tin, đèn chiếu, bảng phụ…
- Xã hội hiện nay tạo điều kiện cho con người (GV và HS) có điều kiện
tiếp cận nhiều nguồn thông tin từ nhiều phương tiện khác nhau.
- Phương pháp sử dụng SĐTD trong dạy học ôn thi các kiểu bài phù hợp tâm
sinh lý lứa tuổi HS, khắc phục được sự nhàm chán của phương pháp dạy học
truyền thống. Vì vậy, gây hứng thú cho người học, kích thích HS tư duy tích cực.
2.2.2. Khó khăn
- Đây là phương pháp dạy học mới nên GV và HS không tránh khỏi lúng
túng trong một số kĩ năng như sử dụng lúc nào, như thế nào, sưu tầm, xử lý
thông tin, vẽ, ý tưởng…
- Nội dung môn GDCD THPT là những vấn đề về Triết học, kinh tế chính
trị và pháp luật rất khơ, khó, trừu tượng … nên GV khó dạy, HS khó học.
- Địi hỏi GV phải có nhiều kĩ năng khác ngoài kĩ năng sư phạm.
- GV khó khăn trong việc đánh giá cụ thể hiệu quả làm việc của từng HS.
- Cơ sở vật chất có đổi mới nhưng chưa thực sự phù hợp: Số HS, không
[Date] 4

4


gian lớp học, trang thiết bị, đồ dung dạy học, thời gian tiết học…
- Năng lực HS không đồng đều nên đôi khi việc vẽ SĐTD trong học tập là
sự máy móc khơng hiệu quả.
- Quan niệm của xã hội, gia đình, và đặc biệt là HS đối với bộ mơn này
đơi khi cịn lệch lạc: chưa đầu tư, dành sự quan tâm, chưa chú ý, xem thường

hoặc học cho xong.
2.3. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Sơ đồ tư duy là một công cụ phối hợp các phương pháp khác đã thực hiện
thêm phần hiệu quả, khơng phải là một giải pháp có thể thay thế tất cả các
phương pháp khác. Vì vậy, tơi đã đưa ra và áp dụng nhiều giải pháp có hiệu quả
nhưng trọng tâm là sử dụng sơ đồ tư duy.
2.3.1 Sử dụng sơ đồ tư duy trong việc kiểm tra lại kiến thức đã học của
học sinh
2.3.1.1 Những yêu cầu sư phạm về cách tổ chức kiểm tra lại kiến thức cũ
- Tạo điều kiện thuận lợi để HS có thể bộc lộ một cách tự nhiên đầy đủ nhất
những hiểu biết của các em.
- Dựa vào những câu trả lời miệng và hoạt động thực hành của HS mà phát
hiện được tình trạng thật của kiến thức và kĩ năng của các em.
- Thái độ và cách đối xử của GV với HS có ý nghĩa to lớn trong khi kiểm
tra miệng. GV cần biết lắng nghe câu trả lời, biết theo dõi hoạt động của HS và
trên cơ sở đó rút ra kết luận về tình trạng kiến thức của HS. Sự hiểu biết của GV
về cá tính HS, sự tế nhị và nhạy cảm sư phạm trong nhiều trường hợp là những
yếu tố cơ bản giúp thấy rõ thực chất trình độ kiến thức và kĩ năng của HS được
kiểm tra.
- Trong quá trình HS đang trả lời câu hỏi có thiếu sót hoặc sai, nếu khơng có
lí do gì cần thiết GV cũng khơng nên ngắt lời của HS. Cùng là một sai sót nhưng
GV phải biết sai sót nào nên sửa ngay và sai sót nào thì nên đợi HS trả lời xong.
- Nên phối hợp các cách kiểm tra và cùng một lúc có thể kiểm tra được
nhiều HS: trong lúc gọi một số HS lên bảng thì GV ra cho các HS ở dưới lớp
câu hỏi khác sau đó sẽ thu vở nháp của một số em để chấm.
- Khi tổ chức kiểm tra thì GV phải giải quyết các khó khăn lớn sau đây: khi
một hay vài HS được chỉ định lên bảng thì các HS khác trong lớp cần phải làm
gì và làm như thế nào. GV gọi nhiều em cùng một lúc, đưa ra yêu cầu khác nhau
phù hợp với trình độ của mỗi HS sau đó đặt các câu hỏi cho cả lớp sau khi các
HS này hoàn thành xong nhiệm vụ của mình như sau: “Bạn trả lời như vậy có

đúng khơng?” “Các em có đồng ý với câu trả lời đó của bạn khơng?” “Có điểm
nào sai hoặc thiếu khơng?”… Ngồi những câu cơ bản, GV có thể sử dụng các
câu hỏi phụ trong quá trình kiểm tra miệng. Nhờ những câu hỏi bổ sung đó mà
[Date] 5

5


GV có thể hình dung được chất lượng kiến thức của HS.
2.3.1.2 Sử dụng sơ đồ tư duy:
Tuỳ theo mỗi tiết học và tuỳ theo từng yêu cầu về kiểm tra kiến thức, kĩ
năng mà GV có thể áp dụng thêm cách kiểm tra việc hệ thống hóa kiến thức của
HS bằng cách sử dụng SĐTD. Sử dụng SĐTD vừa giúp GV kiểm tra được phần
nhớ lẫn phần hiểu của HS đối với các kiến thức đã học. Có nhiều cách gọi học
sinh lên bảng hệ thống hóa kiến thức cũ: sử dụng bản đồ tư duy ở dạng thiếu
thông tin, u cầu HS điền các thơng tin cịn thiếu và rút ra nhận xét về mối
quan hệ của các nhánh thơng tin với từ khóa trung tâm, Cho học sinh ghép các
thẻ học thành một sơ đồ tư duy hoàn chỉnh. Một cách nữa là cho học sinh sắp
xếp lại thứ tự đúng của các nhánh trên sơ đồ tư duy...
2.3.1.3 Ví dụ cụ thể
Khi tiến hành ơn tập bài 3 mơn GDCD lớp 12, GV có thể gọi HS lên hệ
thống hóa lại kiến thức của bài bằng sơ đồ tư duy đơn giản. Sau đó, GV chốt lại
giới thiệu bằng sơ đồ tư duy sau:

2.3.2 Sử dụng sơ đồ tư duy trong việc thực hiện ôn tập củng cố kiến
thức cho học sinh
Trong phần này, tác giả đề tài đã nêu các bước và trình tự để dạy một tiết
ơn tập có sử dụng sơ đồ tư duy.
Lưu ý: Sơ đồ tư duy là một sơ đồ mở nên khơng u cầu tất cả các nhóm học
sinh có chung một kiểu sơ đồ tư duy, Giáo viên chỉ nên chỉnh sửa cho học sinh về

mặt kiến thức, góp ý thêm về đường nét vẽ, màu sắc và hình thức (nếu cần).
[Date] 6

6


Sử dụng sơ đồ tư duy sẽ dễ dàng hơn trong việc phát triển ý tưởng, tìm tịi
xây dựng kiến thức mới. Nhờ sự liên kết các nét vẽ cùng với màu sắc thích hợp
và cách diễn đạt riêng của mỗi người, Sơ đồ tư duy giúp bộ não liên tưởng, liên
kết các kiến thức đã học trong sách vở, đã biết trong cuộc sống… để phát triển,
mở rộng ý tưởng. Sau khi học sinh tự thiết lập sơ đồ tư duy kết hợp việc thảo
luận nhóm dưới sự gợi ý, dẫn dắt của giáo viên dẫn đến kiến thức của bài học
một cách nhẹ nhàng, tự nhiên.
2.3.3 Sử dụng sơ đồ tư duy trong một số tiết học ôn thi THPTQG môn
GDCD lớp 12
2.3.3.1 Sử dụng sơ đồ tư duy trong ơn thi THPTQG bài 3: Cơng dân
bình đẳng trước pháp luật
Giáo viên có thể chia nội dung ơn tập của tiết lý thuyết thành 4 hoạt động
như sau:
+ Hoạt động 1: Gọi 2 học sinh lên bảng hệ thống hóa lại kiến thức đã học
của bài bằng sơ đồ tư duy (vẽ ra bảng). Học sinh có thể vẽ kiểu đơn giản hoặc
kiểu nghệ thuật. Hoạt động này thường mất khoảng 5-7 phút, do học sinh đã
chuẩn bị bài trước ở nhà.
+ Hoạt động 2: GV cho học sinh dưới lớp nhận xét, bổ sung và hoàn thiện
sơ đồ tư duy bạn đã vẽ trên bảng. Gọi học sinh có cách vẽ khác với cách vẽ của
bạn lên trình bày (nếu có).
+ Hoạt động 3: Sau khi học sinh đã nhận xét, bổ sung, GV chốt lại kiến
thức và đưa ra sơ đồ tư duy của GV để HS có thể tham khảo.

[Date] 7


7


+ Hoạt động 4: GV gọi một vài học sinh nhìn vào sơ đồ tư duy trên bảng
để khái quát lại nội dung kiến thức của bài. GV nhận xét và kết thúc tiết 1- phần
lý thuyết.
2.3.3.2 Sơ đồ tư duy dạng đơn giản và nghệ thuật của một số bài trong
chương trình GDCD lớp 12
Trong phần này, tác giả đề tài đưa ra sơ đồ tư duy của một số bài trong
chương trình Giáo dục cơng dân lớp 12: bài 2,3, 6,7,8... Cụ thể như sau:
Khi sử dụng sơ đồ tư duy trong ôn thi THPTQG môn GDCD lớp 12, về cơ
bản, nội dung các hoạt động, giáo viên có thể khái quát thành 4 hoạt động cơ
bản như tôi đã khái quát ở phần trên. Chỉ khác phần hoạt động 3 vì nội dung mỗi
bài khác nhau nên sơ đồ tư duy cũng khác nhau. Giáo viên có thể vẽ sơ đồ tư
duy ra giấy khổ A0 hoặc có thể dùng phần mềm vẽ sơ đồ tư duy trên máy ( nếu
điều kiện phòng máy chiếu cho phép có thể dùng trong ơn thi), hoặc giáo viên
cũng có thể tham khảo các cách vẽ sơ đồ tư duy trên các trang mạng, diễn đàn
mơn GDCD... Tóm lại là có rất nhiều cách vẽ sơ đồ tư duy cho một bài, tùy vào
từng bài, từng phân khúc thời gian cho từng bài của từng trường và tùy vào
từng đối tượng học sinh mà chúng ta có thể sử dụng loại sơ đồ tư duy một cách
phù hợp để đạt được hiệu quả cao nhất.
Dưới đây là một số sơ đồ tư duy bản thân tơi có nghiên cứu, sưu tầm và
giới thiệu:
Sơ đồ tư duy Bài 2: Thực hiện pháp luật

[Date] 8

8



Sơ đồ tư duy Bài 4( Tiết 1: Bình đẳng trong hơn nhân và gia đình)

Sơ đồ tư duy bài 7 (Tiết 1- Quyền bầu cử và ứng cử):
[Date] 9

9


Sơ đồ tư duy bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản:
( dạng sơ đồ tư duy đơn giản)

[Date]10

10


Sơ đồ tư duy bài 8( tiết 1: Quyền học tập của cơng dân):

Ngồi ra, chúng ta có thể tham khảo thêm các loại sơ đồ tư duy trên các
diễn đàn Giáo dục cơng dân để có thể làm phong phú hơn tài liệu giảng dạy của
mình.
2.4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI HOẠT
ĐỘNG DẠY HỌC
Sau khi tiến hành kiểm chứng hiệu quả của sáng kiến (Tôi đã áp dụng cho
học sinh lớp 10 và 11 dùng trong các tiết ôn tập, áp dụng cho Học sinh khối 12
dùng để ôn tập và ôn thi THPTQG từ năm học 2020- 2021).
Đối với lớp 12 đã ra trường năm 2021 kết quả thi THPTQG môn Giáo dục công
dân như sau:
2.4.1.Kết quả cụ thể:

- Bảng số liệu kết quả đạt được trong kỳ thi THPTQG môn Giáo dục công
dân năm 2020 của học sinh lớp 12C2, 12A2, 12 A3 năm học 2019-2020 khi
chưa thực hiện đề tài:
Số HS
Kết quả TB Điểm trên
Điểm
STT Lớp
Sĩ số HS
đạt điểm
môn thi
5
dưới 5
10
1
12C2
38
7,66
81%
19%
02
2
12A2
40
7,56
75,8%
24,2%
02
3
12A3
35

7,3
63,9%
36,1%
0
- Bảng số liệu kết quả đạt được trong kỳ thi THPTQG môn GDCD năm
[Date]11

11


2021 của học sinh lớp 12 năm học 2020 -2021 ( Khi tôi đã áp dụng đề tài):
Số HS
Kết quả TB Điểm trên
Điểm
STT Lớp
Sĩ số HS
đạt điểm
môn thi
5
dưới 5
10
1
12D
41
9,21
100%
0
05
2
12A3

36
9,32
100%
0
09
3
12A5
33
9,41
100%
0
07
- Đối với khối 12 năm học 2021- 2022
Kết quả đạt được trong kiểm tra học kỳ I môn GDCD sau khi áp dụng sáng
kiến vào tiết ôn tập cuối kỳ như sau:
Khối/ Lớp
Sĩ số
Điểm trên 5
Điểm dưới 5
320 (99,3%)
12
322
02 (0,7%)
(Trong đó có 316
điểm khá giỏi)
Từ những kết quả đạt được trên đây, bản thân tôi nhận thấy việc sử dụng sơ
đồ tư duy vào việc ôn tập củng cố để hệ thống hóa kiến thức cho học sinh đã
phát huy hiệu quả rất tốt, đặc biệt là trong ôn thi THPTQG của bộ mơn GDCD.
2.4.2. Kết quả điều tra
Có 08 giáo viên tổ Sử-Địa-GDCD tham gia khảo sát về tính cấp thiết, tính

khả thi của SKKN
Mức độ khả
Tính cấp thiết (%)
thi (%)
TT
Tên biện pháp
Không
Rất cần Cần
thiết thiết

cần
thiết

Khả Không
thi khả thi

2.3.1 Sử dụng sơ đồ tư duy trong
1 việc kiểm tra lại kiến thức đã học 100% 0%
0 100% 0
của học sinh
2.3.2 Sử dụng sơ đồ tư duy
2 trong việc thực hiện ôn tập củng 100%
0
0 100% 0
cố kiến thức cho học sinh
2.3.3 Sử dụng sơ đồ tư duy trong
3 một số tiết học ôn thi THPTQG 98,3% 1,7%
0 100% 0
môn GDCD lớp 12
Qua đó ta thấy kết quả trả lời của các đối tượng như sau:

- Về tính cần thiết của các biện pháp: Nội dung trả lời: “không cần
thiết” là khơng có phiếu nào.Nội dung trả lời: “Cần thiết” và “Rất cần thiết” là
[Date]12

12


trên 98,3% Như vậy “ Sử dụng sơ đồ tư duy trong ôn thi THPTQG môn Giáo
dục công dân ” là rất cần thiết.
-Về tính khả thi của các biện pháp: 100% CBGV cho rằng các giải
pháp trên là khả thi
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1 Kết luận:
- Đây là phương pháp học tập mới thoải mái, vui vẻ và sáng tạo, thú vị.
- Phương pháp sử dụng SĐTD trong dạy học ôn thi các kiểu bài phù hợp
tâm sinh lý lứa tuổi HS, khắc phục được sự nhàm chán của phương pháp dạy
học truyền thống. Vì vậy, gây hứng thú cho người học, kích thích HS tư duy
tích cực.
- Sáng kiến có khả năng áp dụng vào thực tế cao, mang lại hiệu quả giáo
dục một cách thiết thực. Giải pháp có thể áp dụng cho Giáo viên giảng dạy môn
Giáo dục công dân trong các trường THPT trong huyện hoặc có thể nhân rộng ra
trên địa bàn tồn tỉnh.
3.2 Kiến nghị
3.2.1 Đối với sở giáo dục và đào tạo Thanh Hóa và Ban giám hiệu :
- Tơi mong muốn nhận được sự quan tâm sâu sắc nhiều hơn nữa của các
cấp lãnh đạo nghành giáo dục trong chỉ đạo đổi mới ơn thi THPTQG các mơn
nói chung và mơn GDCD nói riêng....Trên cơ sở đó, các cấp lãnh đạo đề ra kế
hoạch cụ thể để triển khai tới các giáo viên, đặc biệt là giáo viên môn giáo dục
công dân việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy, ơn thi
THPTQG của bộ mơn , tạo điều kiện cho môn giáo dục công dân thực hiện đúng

chức năng của nó: Dạy cái Đức – dạy làm Người
3.2.2 Đối với giáo viên :
Các giáo viên cần luôn xác định đúng chức năng, nhiệm vụ của bộ
mơn, từ đó áp dụng kiểu sơ đồ tư duy trong ôn tập một cách hợp lý trong bài
giảng của mình một cách chủ động và hiệu quả để việc giáo dục cho các em
khơng gị bó, gây hứng thú học cho các em học sinh, làm cho giờ học có
khơng khí thoải mái mà vẫn hiệu quả. Bên cạnh đó, các giáo viên cũng th ường xuyên trao đổi, học hỏi từ các nguồn tư liệu để nâng cao nhận thức và
tích luỹ kiến thức, chủ động cập nhật các thông tin, đặc biệt là các thông tin
về sơ đồ tư duy phục vụ cho q trình ơn tập sinh động hơn, góp phần tăng hiệu
quả của giờ dạy.
3.2.3 Đối với học sinh :
Xác định rõ động cơ và mục đích học tập, tích cực, chủ động trong việc
nắm bắt kiến thức. Phát huy tính sáng tạo trong vẽ sơ đồ tư duy từng bài học, từ
[Date]13

13


đó vận dụng vào làm bài tập một cách hiệu quả.
Thanh hố, ngày 19 tháng 5 năm 2022
XÁC NHẬN CỦA
Tơi cam đoan đây là SKKN của mình
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ.
viết, không sao chép nội dung của người
khác.
Người viết

Lê Thị Hạnh

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Học đột phá cùng MINDMAP môn GDCD. Website :www.spbook.vn
2.Sách giáo khoa : Giáo dục công dân 12, NXB GDVN 2019
3. Đinh văn Đức( Tổng chủ biên) : Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng
[Date]14

14


môn GDCD 12, NXB ĐHSPHN.

PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Viết đầy đủ
[Date]15

15


SKKN
KHXH
SĐTD
GDCD
THPTQG
HS
GV

Sáng kiến kinh nghiệm
Khoa học xã hội

Sơ đồ tư duy
Giáo dục công dân
Trung học phổ thông Quốc Gia
Học sinh
Giáo viên

PHIẾU ĐIỀU TRA
Phiếu điều tra giáo viên về tính cấp thiết và tính khả thi của đề tài. Sử dung
phiếu: (dành cho 08 giáo viên trong Tổ Sử-Địa-GDCD trực tiếp giảng dạy trong
nhà trường)
Tên biện pháp
Tính cấp thiết (%) Mức độ khả
thi (%)
[Date]16

16


Rất cần Cần
thiết thiết

Không
Khả Không
cần
thi khả thi
thiết

2.3.1 Sử dụng sơ đồ tư duy trong
việc kiểm tra lại kiến thức đã học
của học sinh

2.3.2 Sử dụng sơ đồ tư duy trong
việc thực hiện ôn tập củng cố kiến
thức cho học sinh
2.3.3 Sử dụng sơ đồ tư duy trong
một số tiết học ôn thi THPTQG
môn GDCD lớp 12

Họ và tên giáo viên
(có thể ghi hoặc không)

LỜI CẢM ƠN:
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy (cơ)
đã giúp đỡ tơi hồn thành phiếu điều tra này.

(Hết nội dung phiếu)
Cách đánh giá: GV chọn phương án rất cần thiết có nghĩa là GV nhận thức sâu sắc về
tầm quan trọng của đề tài nghiên cứu. GV chọn đáp án khơng cần thiết, khơng khả thi
có nghĩa GV còn mơ hồ chưa nhận thức đầy đủ về các giải pháp đưa ra trong đề tài.

PHỤ LỤC ẢNH

[Date]17

17


Giờ dạy GDCD tại lớp 12A3

HS Lê Huy Tuấn lớp 12A3 trình bày sản phẩm.


[Date]18

18


Giáo viên: Lê Thị Hạnh được tuyên dương có thành tích xuất sắc trong kì thi tốt
nghiệp THPT năm 2020-2021

Giáo viên: Lê Thị Hạnh chụp ảnh cùng các HS lớp 12A5 đạt điểm 10 môn
GDCD tại buổi lễ tuyên dương GV và HS có thành tích xuất sắc trong kì thi
THPTQG 2021.
[Date]19

19


Một trong những tư liệu tham khảo

[Date]20

20



×