Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

SKKN Một số kinh nghiệm về sử dụng sơ đồ tư duy trong bài 20 Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc (1953 – 1954)-Lớp 12-Cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.73 KB, 27 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Môn lịch sử ở trường phổ thông có vị trí chức năng và nhiệm vụ quan trọng
trong việc đào tạo và giáo dục thế hệ trẻ. Tuy nhiên, Lịch sử là một môn học đặc
thù với những chuỗi sự kiện, diễn biến đã diễn ra trong quá khứ. Vì vậy, nhiệm vụ
của dạy học lịch sử là khôi phục lại bức tranh quá khứ để từ đó rút ra bài học từ quá
khứ, vận dụng nó vào trong cuộc sống hiện tại và tương lai.
Hưởng ứng công cuộc đổi mới trong giáo dục ở nước ta hiện nay mà trọng tâm
của đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông là tập trung đổi
mới phương pháp dạy học, thực hiện dạy học dựa vào hoạt động tích cực, chủ
động, sáng tạo của học sinh với sự tổ chức và hướng dẫn thích hợp của giáo viên,
nhằm phát triển tư duy độc lập, góp phần hình thành phương pháp, khả năng tự
học, tự bồi dưỡng hứng thú học tập, tạo niềm tin và vui thích trong học tập, nhất là
đối với môn Lịch sử - môn góp phần dạy chữ và dạy người .
Tuy nhiên hiện nay quan niệm sai lầm cho rằng “Học sử chỉ cần nhớ chứ không
cần suy nghĩ ”. Chính quan niệm và cách học này làm tê liệt sự thông minh sáng
tạo và hứng thú học tập của học sinh.
Vậy làm thế nào để học sinh hứng thú say mê trong giờ học lịch sử, để nâng
cao hiểu biết của học sinh về môn lịch sử?
Đó là những trăn trở lớn nhất đối với tôi, trong quá trình giảng dạy môn Lịch
sử ở trường phổ thông. Trong những năm vừa qua, Tôi đã có nhiều đổi mới trong
phương pháp dạy học, trong đó tôi đã ứng dụng phương pháp dạy học tích cực bằng
sơ đồ tư duy vào trong quá trình dạy học, nhất là trong chương trình Lịch sử lớp 12
phần Lịch sử Việt Nam, và bước đầu đạt được kết quả khả quan.
Vì vậy tôi làm sáng kiến này mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm của bản thân
trong quá trình vận dụng Sơ đồ tư duy nhằm phát huy tính tích cực của học sinh
trong dạy lịch Sử lớp 12- Chương III. VIỆT NĂM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM
1
1954 – Bài 20. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP KẾT THÚC
( 1953 – 1954) – Lớp 12 – Cơ bản.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN


Theo Nghị quyết TW khóa VIII khẳng định, đổi mới phương pháp giáo dục, đào
tạo khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện, thành lập nếp tư duy sáng tạo của
người học. Từng bước áp dụng phương pháp tiên tiến và phương pháp hiện đại vào
quá trình dạy học.
Với chủ trương đó, khi làm đề tài này, tôi đã đặt ra:
1. Giả thuyết của đề tài:
- Đề tài có nâng cao được hiệu quả ứng dụng các phương pháp dạy học tích cực
trong môn Lịch sử không?
- Đề tài có tạo được hứng thú cho học sinh khi học tập môn Lịch sử không?
- Đề tài có nâng cao được kết quả học tập môn Lịch sử cho học sinh không?
- Đề tài có thay đổi được thực trạng dạy Lịch sử theo hướng tích cực không?
- Đề tài có rèn luyện được kĩ năng học Lịch sử theo sơ đồ cho học sinh không?
2. Mục tiêu của đề tài
Từ các giả thuyết nêu trên, mục tiêu của sáng kiến phải đạt được là:
- Thông qua việc ứng dụng sơ đồ tư duy phát huy được tính tích cực trong việc dạy
và học môn Lịch sử.
- Tạo được hứng thú cho học sinh khi học tập môn Lịch sử, giúp học sinh ghi nhớ
lâu hơn kiến thức Lịch sử, giảm sự nhàm chán, khô khan khi học Lịch sử của học
sinh.
- Nâng cao được kết quả học tập môn Lịch sử cho học sinh.
2
- Rèn luyện, nâng cao được kĩ năng học Lịch sử theo hình thức lập sơ đồ tư duy
cho học sinh.
3. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Để có cơ sở tiến hành nghiên cứu và áp dụng đề tài vào thực tế dạy học, tôi đã:
- Tìm hiểu thực trạng về đổi mới phương pháp dạy học môn Lịch sử.
- Tìm hiểu về kĩ năng sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Lịch sử.
- Tìm hiểu về thực trạng học tập môn Lịch sử ở trường Trung học phổ thông.
- Tìm hiểu về kĩ năng sử dụng sơ đồ tư duy trong học tập môn Lịch sử.
- Tiến hành ứng dụng đề tài vào thực tế dạy học tại trường Trung học phổ thông.

- Tiến hành so sánh, đối chiếu và đánh giá về hiệu quả của đề tài khi áp dụng.
4. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Để có cơ sở đánh giá về hiệu quả của việc áp dụng đề tài vào thực tế dạy học, tôi
chọn 4 lớp 12 của Trường trung học phổ thông Triệu Sơn 3, cụ thể:
- Lớp đối chứng: 12D3 (năm học 2011 – 2012), 12E8 (năm học 2012 – 2013)
- Lớp thực nghiệm: 12D4 (năm học 2011 – 2012), 12E9 (năm học 2012 – 2013)
Các lớp được chọn tham gia nghiên cứu cho đề tài có nhiều điểm tương đồng
nhau về tỉ lệ học sinh, kết quả điểm trúng tuyển vào lớp 10, ý thức học tập của học
sinh đặc biệt là năng lực học tập và kết quả điểm kiểm tra môn Lịch sử trước khi
tác động.
II. THỰC TRẠNG
1. Thực trạng chung về tình hình giảng dạy, học tập môn Lịch sử hiện nay:
Đoàn kết và nâng cao tinh thần tự hào dân tộc nhằm tập hợp sức mạnh của lực
lượng toàn dân để tiến hành cách mạng đã được Đảng ta và đứng đầu là Chủ tịch
Hồ Chí Minh đề ra và vận dụng tốt trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc,
thống nhất đất nước. Để khơi gợi lòng tự hào dân tộc, Bác Hồ kính yêu ngay từ
năm 1942 đã viết bài kêu gọi “Nên biết sử ta" và bài diễn ca “Lịch sử nước ta”. Bài
diễn ca gồm 104 câu thơ lục bát, dễ thuộc, dễ hiểu, phù hợp với dân ta lúc đó với
3
trên 90% mù chữ, đã góp phần tạo nên sức mạnh thần kỳ: Dưới sự lãnh đạo của
Đảng, nhân dân ta đã phát huy tinh thần đoàn kết chống ngoại xâm.
Trong chương trình giáo dục học sinh bậc THPT, có thể nói Lịch sử là môn có
ưu thế nhất trong việc kết hợp dạy chữ và dạy người. Môn Lịch sử là môn hội tụ
của nhiều kiến thức khác như văn hoá, văn học, nghệ thuật, địa lý, chính trị, triết
học, đạo đức, lý tưởng Là một đất nước có hàng nghìn năm Lịch sử, ở một vị trí
địa lý, điều kiện, thể chế chính trị như hiện nay thì Việt Nam có nhiều đặc trưng
gắn với kiến thức Lịch sử, với bộ môn Lịch sử.
Thế nhưng, mấy năm gần đây thực trạng dạy và học Lịch sử trong trường phổ
thông đã gây ra sự bức xúc, nỗi lo âu của xã hội. Điều này không chỉ được phản
ánh qua điểm số các kỳ thi tốt nghiệp phổ thông và tuyển sinh vào đại học, cao

đẳng mà còn qua kết quả điều tra xã hội học, qua các sân chơi truyền hình và qua
dư luận xã hội.
Mặt hạn chế nặng nề nhất của giáo dục môn sử là đại bộ phận học sinh không
thích học môn sử, coi đây là môn phụ, là môn học của các sự kiện, năm tháng, môn
học của trí nhớ, khô khan, nhàm chán. Có rất nhiều nguyên nhân đưa đến sự nhận
thức không đúng tầm quan trọng của môn Lịch sử trong hệ thống giáo dục phổ
thông như: Lịch sử là môn khối C, học sinh học khối C gặp rất nhiều khó khăn
trong việc lựa chọn các trường để thi ĐH-CĐ; đa số phụ huynh cho rằng đây là
môn phụ nên coi nhẹ; phương pháp dạy học chưa phù hợp với đặc trưng của từng
nội dung và năng lực của học sinh; giáo viên còn nhiều hạn chế trong việc sử dụng
các phương tiện dạy học, các phương pháp dạy học theo hướng tích cực, hạn chế
trong việc sử dụng các đồ dụng trực quan vào trong quá trình dạy học… Tuy nhiên
trong những nguyên nhân trên, theo tôi nguyên nhân quan trọng nhất đưa đến tình
trạng chán học Lịch sử, coi nhẹ bộ môn Lịch sử đó là giáo viên còn hạn chế trong
4
việc lựa chọn phương pháp dạy học, chưa gây được sự hứng thú, lòng đam mê khi
học Lịch sử cho học sinh.
2. Thực trạng đối với giáo viên dạy môn Lịch sử.
Mặc dù trong những năm vừa qua, thực hiện chủ trương đổi mới phương pháp
dạy học của ngành, hầu hết các giáo viên đã có nhiều cố gắng trong việc đổi mới
phương pháp dạy học theo hướng tích cực, tích cực ứng dụng CNTT vào trong quá
trình giảng dạy, sử dụng các kênh hình, đặc biệt là sử dụng sơ đồ tư duy để dạy
Lịch sử… Tuy nhiên việc ứng dụng đó chưa được thường xuyên, liên tục, đôi khi
còn ứng dụng một cách đối phó. Một số giáo viên đã có ứng dụng sơ đồ tư duy vào
dạy, nhưng ở những nội dung cụ thể, vụn vặt, đơn giản quá chưa bao quát, phát huy
được sự lôgíc của bài học, của chương. Vì vậy kết quả học tập và giảng dạy môn
lịch sử chưa có chuyển biến nhiều, tuy học sinh có nắm được bài nhưng hiểu chưa
sâu sắc về sự kiện, các nhân vật lịch sử, kĩ năng tư duy chưa cao, chưa thấy được
mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử, học sinh học nhanh quên, hoặc nhầm lẫn giữa
các sự kiện tương tự nhau. Đặc biệt sau một thời gian không thường xuyên ôn tập

hoặc học các nội dung mới thì học sinh không còn nắm vững được các kiến thức đã
học trước đó, hoặc không biết vận dụng các kiến thức đã học vào bài học mới.
2. Thực trạng đối với học sinh
Trong những năm vừa qua, việc học tập các môn thuộc khối C của học sinh phổ
thông nói chung, của học sinh trường THPT Triệu Sơn 3 nói riêng chưa được chú
ý, đầu tư nhiều. Do xu thế của xã hội, do tâm lí của học sinh vì vậy học sinh lười
học, không học bài cũ, không tích cực chủ động nghiên cứu sách giáo khoa chuẩn
bị bài, xây dựng bài mới, nhiều khi học một cách đối phó, không sâu nên nhanh
quên, chưa thấy được mối quan hệ biện chứng giữa các sự kiện lịch sử Từ thực
trạng trên thiết nghĩ việc vận dụng sơ đồ tư duy vào quá trình dạy : Bài 20. CUỘC
KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP KẾT THÚC (1953 – 1954), sẽ tạo
5
được hứng thú, ham mê học tập cho học sinh và chắc chắn kết quả học tập Lịch sử
của học sinh sẽ được nâng lên.
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Đối với lớp đối chứng:
- Tôi thiết kế giáo án bình thường, có sử dụng tranh ảnh và phim tư liệu, nhưng
không sử dụng sơ đồ tư duy.
- Tôi thiết kế theo phân phối chương trình tách các mục của Bài 20 thành 2 tiết,
trong đó:
+ Tiết 32 gồm nội dung các phần:
I - Âm mưu của Pháp – Mĩ ở Đông Dương: Kế hoạch Nava.
II – Cuộc tấn công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954 và chiến dịch
Điện Biên Phủ 1954.
1. Cuộc tấn công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954.
2. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.
+ Tiết 33 gồm nội dung các phần:
III – Hiệp định Giơ nevơ năm 1954 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa
bình ở Đông Dương.
2. Hiệp định Giơnevơ

IV – Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp ( 1945 – 1954)
1. Nguyên nhân thắng lợi
2. Ý nghĩa lịch sử
- Về phương tiện dạy học:
+ Lược đồ hình thái chiến trường trong Đông – Xuân 1953 – 1954
+ Lược đồ diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ (1954)
6
+ Tranh ảnh về chiến thắng Điện Biên Phủ; tranh ảnh về Hội nghị Giơnevơ
năm 1954 về Đông Dương; phim tư liệu về chiến thắng Điện Biên Phủ; Hội nghị
Giơnevơ.
2. Lớp thực nghiệm:
* Tôi vẫn thực hiện bài dạy trong 2 tiết nhưng không tách riêng thành từng mục
mà làm theo một chủ để lớn, sau đó trong từng tiết tôi hướng dẫn học sinh tìm hiểu
từng nội dung cụ thể trong chủ đề đó. (Cụ thể xem phần IV. Biện pháp thực hiện)
* Tôi thiết kế các sơ đồ tư duy:
- Đối với giáo viên cần phải chuẩn bị: Để phục vụ bài dạy, tôi thiết kế 4 sơ đồ
tư duy, cụ thể:
7
Sơ đồ 1: Sử dụng cho học sinh điền các thông tin theo yêu cầu câu hỏi.


SƠ ĐỒ KHÁI QUÁT NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÀI 20.
Lưu ý: Với sơ đồ 1 tôi thiết kế thành 2 bản:
- Một bản kích thước khổ A0 dùng cho học sinh lên bảng làm.
- Một bản kích thước khổ A4 dùng cho học sinh chuẩn bị dưới lớp.
8
Cuộc kháng
chiến chống
Pháp kết thúc

(1953-1954)
1
2
3
4
5
Sơ đồ 2. Sử dụng để chuẩn kiến thức sau khi học sinh đã hoàn thành nội dung sơ
đồ 1.



SƠ ĐỒ KHÁI QUÁT NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÀI 20.
Lưu ý: Với sơ đồ 2 tôi thiết kế thành 1 bản kích thước khổ A0 dùng cho học sinh
đối chiếu với phần làm trên bảng.
9
Cuộc kháng
chiến chống
Pháp kết thúc
(1953-1954)
1.Kế hoạch
Nava
2. Cuộc tấn
công chiến lược
Đông-Xuân
1953 - 1954
4. Hiệp định
Giơnevơ
5. Nguyên nhân
thắng lợi, ý
nghĩa lịch sử.

3. Chiến dịch
ĐBP
Sơ đồ 3: Sử dụng cho học sinh điền các thông tin theo yêu cầu câu hỏi.


SƠ ĐỒ CHI TIẾT NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÀI 20.
10
1.Kế hoạch Nava
2. Cuộc tấn công
chiến lược Đông-
Xuân 1953 -
1954
3. Hiệp định
Giơnevơ
4.Nguyên nhân
thắng lợi, ý
nghĩa lịch sử.
1
2
3
4
5
7
8
9
10
14
15
16
17

18
19
20
3. Chiến dich
Điện Biên Phủ
1954
6
21
22
23
11
12
13
24
25
26
Cuộc
kháng
chiến
chống
Pháp kết
thúc
(1953-
1954)
Lưu ý: - Sơ đồ này tôi tách mục theo phân phối chương trình và yêu cầu học sinh
hoàn thành các nội dung theo từng tiết học (Cụ thể xem phần IV. Biện pháp thực
hiện).
- Với sơ đồ 1 tôi thiết kế thành 2 bản:
+ Một bản kích thước khổ A0 dùng cho học sinh lên bảng làm.
+ Một bản kích thước khổ A4 dùng cho học sinh chuẩn bị dưới lớp.

11
1.Kế hoạch Nava
Hoàn cảnh
Nội dung
Nhận xét
2 .Cuộc tấn công
chiến lược Đông-
Xuân 1953 - 1954
Chủ trương
Diễn biến
Ý nghĩa:
Cuộc kháng
chiến toàn
quốc chống
thực dân
Pháp kết
thúc
( 1953 –
1954)
- Pháp thiệt hại lớn về người và của sau 8 năm.
- 7/5/1953: Pháp cử Nava làm Tổng chỉ huy quân
Pháp ở ĐD Kế hoạch Nava ra đời.
- Bước 1: giữ thế phòng ngự ở BB để bình định
miền Trung và Nam ĐD.
- Bước 2: chuyển ll ra Bắc, thực hiện cuộc tấn công
chiến lược.
Kế hoạch Nava là sự cố gắng cuối cùng của người
Pháp nhằm “kết thúc chiến tranh trong danh dự”.
Mở cuộc tấn vào các hướng chiến lược quan trọng
mà địch sơ hở buộc địch phải phân tán ll đối phó

với ta và để tiêu hao sinh lực địch…
- 10/12/1953: ta tấn công Lai Châu uy hiếp ĐBP 
ĐBP trở thành nơi tập trung quân đông thứ 2.
- 12/1953: mở cuộc tấn công địch ở trung Lào uy
hiếp Xê-nô Xê-nô trở thành nơi tập trung quân
đông thứ 3.
- 1/1954: tiến công địch ở Thượng Lào, uy hiếp
Phong-xa-lì, Phong-xa-lì là nơi tập trung quân
đông thứ 4.
- 2/1954:Ta tiến công địch ở Tây Nguyên, uy hiếp
Plaaycu, Plaaycu thành nơi tập trung quân đông
thứ 5.
Kế hoạch Nava bước đầu bị phá sản.
12
- Xây dựng ĐBP thành tập đoàn mạnh nhất ĐD
gồm 49 cứ điểm bố trí thành 3 phân khu: phân
khu Bắc, trung tâm và khu phía Nam
4 .Hiệp định
Giơnevơ
5 .Nguyên nhân
thắng lợi, ý
nghĩa lịch sử.
3. Chiến dịch
ĐBP
Nội dung
Ý nghĩa
Nguyên nhân, ý
nghĩa lịch sử của
cuộc KCC Pháp.
Kết quả, ý

nghĩa.
Âm mưu
của Pháp.
Chủ trương
của ta.
Diễn biến
12/1953, BCT quyết định mở chiến dịch ĐBP –
trận quyết chiến chiến lược.
- Đợt 1 (1317/3): ta tiêu diệt cứ điểm Him
Lam và phân khu Bắc.
- Đợt 2(30/326/4): tấn công các cứ điểm trung
tâm A1, E1, D1,C1…
- Đơt 3(17/5): ta đồng loạt phản công phân
khu trung tâm và phía Nam  tập đoàn ĐBP bị
tiêu diệt.
- Loại 16.200địch, 62máy bay…
- Đập tan kế hoạch Na-va; giáng đòn quyết định
vào ý chí xâm lược của Pháp; Tạo điều kiện
thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao của ta…
GV hướng dẫn hs tìm hiểu nội dung SGK
Là văn bản pháp lí quốc tế công nhận các quyền
dân tộc cơ bản của 3 nước ĐD; đánh dấu thắng
lợi của cuộc KCC Pháp nhưng chưa trọn vẹn…
GV hướng dẫn hs tìm hiểu nội dung SGK
SƠ ĐỒ CHI TIẾT NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÀI 20.
Cuộc kháng
chiến toàn
quốc chống
thực dân
Pháp kết thúc

( 1953 –
1954)
13
Lưu ý: Sơ đồ 4 tôi thiết kế 02 bản, một bản trên khổ giấy A0 và 1 bản trên phần
mềm Powerpoin để trình chiếu cho học sinh đối chiếu, nhận xét kết quả làm việc
qua 2 tiết học của Bài 20.
- Đối với học sinh tôi yêu câu: Học bài cũ - Bài 19, chuẩn bị Bài 20: Chuẩn bị
một sơ đồ vào khổ giấy A4 gồm 4 ô; bút viết để hoàn thành sơ đồ theo yêu cầu của
giáo viên.

* Thiết kế câu hỏi để yêu cầu học sinh hoàn thành các sơ đồ như sau:
- Em hãy lập sơ đồ khái quát những nội dung chính của Bài 20?
- Em hãy lập sơ đồ về những nội dung chính của kế hoạch Nava?
- Em hãy lập sơ đồ về chủ trương của Đảng ta để đối phó với kế hoạch kế hoạch
Nava?
- Em hãy lập sơ đồ chi tiết về cuộc tấn công chiến lược trong Đông – Xuân 1953
– 1954 của ta?
- Em hãy lập sơ đồ chi tiết về chiến dịch Điện Biên Phủ?
- Em hãy lập sơ đồ chi tiết về Hiệp định Giơ ne vơ?
- Em hãy lập sơ đồ chi tiết về nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử cuộc kháng
chiến chống Pháp?
- Em hãy hệ thống khái quát các nội dung đã học trong bài 20 bằng sơ đồ?
IV. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Đối với lớp đối chứng
Tổ chức dạy học bình thường, không sử dụng sơ đồ tư duy:
1.1. Nêu mục tiêu bài học
* Kiến thức
- Âm mưu Pháp – Mĩ: nội dung kế hoạch Nava
- Diễn biến cuộc tiến công chiến lược Đông –Xuân 1953 – 1954, ý nghĩa đối
với cuộc kháng chiến

14
- Chiến dịch ĐBP: âm mưu của Pháp, chủ trương của ta, diễn biến, kết quả và
ý nghĩa.
- Nội dung Hiệp định Giơnevơ và ý nghĩa lịch sử
- Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp
1946 - 1954
* Kỹ năng
- Rèn kỹ năng phân tích, khái quát, nhận xét rút ra ý nghĩa lịch sử của các sự
kiện
- Kỹ năng sử dụng lược đồ, bản đồ, tranh ảnh tư liệu lịch sử
1.2.Tổ chức thực hiện:
Thực hiện các hoạt động dạy học bình thường không sử dụng sơ đồ tư duy.
2. Đối với lớp thực nghiệm.
2.1. Nêu mục tiêu bài học
* Kiến thức
- Âm mưu Pháp – Mĩ: nội dung kế hoạch Nava
- Diễn biến cuộc tiến công chiến lược Đông –Xuân 1953 – 1954, ý nghĩa đối
với cuộc kháng chiến
- Chiến dịch ĐBP: âm mưu của Pháp, chủ trương của ta, diễn biến, kết quả và
ý nghĩa.
- Nội dung Hiệp định Giơnevơ và ý nghĩa lịch sử
- Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống P 1946 -
1954
* Kỹ năng
- Rèn kỹ năng phân tích, khái quát, nhận xét rút ra ý nghĩa lịch sử của các sự
kiện
- Kỹ năng sử dụng lược đồ, bản đồ, tranh ảnh tư liệu lịch sử, kĩ năng sử dụng
sơ đồ tư duy.
15
2.2. Kiểm tra việc chuẩn bị sơ đồ bài mới của học sinh.

Yêu cầu học sinh đặt lên bàn để giáo viên kiểm tra.
2.3 Tổ chức thực hiện.
2.3.1. Bài 20: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP KẾT THÚC
(1953 – 1954) – Tiết: 32
- Ở tiết này giáo viên yêu cầu học sinh nắm được kiến thức phần 1: Kế hoạch
Nava và phần 2: Chủ trương của Đảng đối phó với kế hoạch Nava, trong Sơ đồ 2.
- Giáo viên yêu cầu học sinh trên cơ sở chuẩn bị ở nhà lên bảng hoàn thành Sơ
đồ 1: Khái quát những nội dung chính của bài 20.
- Sau khi học sinh hoàn thành yêu cầu, giáo viên treo sơ đồ 2 về chuẩn kiến
thức khái quát những nội dung chính của bài 20, để đối chiếu với bài làm của mình.
- Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm gồm 4 bàn và giao nhiệm vụ cho
từng nhóm cụ thể như sau:
+ Nhóm 1: Yêu cầu lập sơ đồ chi tiết về nội dung của kế hoạch Nava.
+ Nhóm 2: Lập sơ đồ chi tiết về cuộc tấn công chiến lược trong Đông – Xuân
1953 – 1954.
+ Nhóm 3: Lập sơ đồ chi tiết về chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.
- Giáo viên phát mẫu sơ đồ trong giấy A4 cho từng nhóm, học sinh các nhóm
hoàn thành sơ đồ rồi lên bảng trình bày vào sơ đồ 3.
- Sau khi học sinh các nhóm trình bày xong, giáo viên treo sơ đồ 4 về chuẩn
kiến thức chi tiết những nội dung chính của bài 20 để học sinh đối chiếu. Trong đó
những nội dung nào trong sơ đồ chưa học giáo viên sẽ che những phần kiến thức đó
lại.
- Sau khi nhận xét, bổ sung công việc của học sinh từng nhóm giáo viên sẽ cung
cấp thêm tranh ảnh, phim tư liệu, khai thác lược đồ có liên quan trực tiếp đến nội
dung của từng phần.
16
2.3.2. Bài 20: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP KẾT THÚC
(1953 – 1954) – Tiết: 33
- Ở tiết này giáo viên yêu cầu học sinh nắm được kiến thức phần 3: Hiệp định
Giơnevơ và phần 2: Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử cuộc kháng chiến

chống Pháp, trong Sơ đồ 2.
- Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm, theo 2 dãy của lớp học và giao nhiệm vụ
cho từng nhóm cụ thể như sau:
+ Nhóm 1: Yêu cầu lập sơ đồ chi tiết về nội dung của Hiệp định Giơnevơ.
+ Nhóm 2: Lập sơ đồ chi tiết về nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử cuộc
kháng chiến chống Pháp.
- Giáo viên phát mẫu sơ đồ trong giấy A4 cho từng nhóm, học sinh các nhóm
hoàn thành sơ đồ rồi lên bảng trình bày vào sơ đồ 3.
- Sau khi học sinh các nhóm trình bày xong, giáo viên treo sơ đồ 4 về chuẩn
kiến thức chi tiết những nội dung chính của bài 20 để học sinh đối chiếu.
- Sau khi nhận xét, bổ sung công việc của học sinh từng nhóm giáo viên sẽ cung
cấp thêm tranh ảnh, phim tư liệu, khai thác lược đồ có liên quan trực tiếp đến nội
dung của từng phần.
- Giáo viên yêu cầu học sinh hệ thống khái quát các nội dung đã học trong bài 20
bằng sơ đồ.
- Yêu cầu học sinh cả lớp hoàn thành trong giấy A4, sau đó giáo viên thu chấm.
- Giáo viên trình chiếu Sơ đồ 4 trên phần mềm Powerpoin để cho học sinh đối
chiếu và nhận xét.
V. KIỂM NGHIỆM
1. Cơ sở kiểm nghiệm
Sử dụng kết quả các bài kiểm tra trước và sau khi tác động, cụ thể như sau:
1.1. Trước tác động
17
Tôi lấy kết quả điểm kiểm tra viết (15 phút lần 2) do nhóm chuyên môn ra đề và
chấm.
1.2. Sau tác động
Là kết quả bài bài thu hoạch cuối tiết 33, do nhóm chuyên môn chấm.
Lưu ý: Đề kiểm tra dùng để đánh giá hiệu quả của đề tài cho nhóm thực nghiệm
và nhóm đối chứng cả trước và sau tác động là giống nhau.
2. Kết quả kiểm nghiệm

Sau khi tổng hợp thông tin từ học sinh, tiến hành tổng hợp, phân tích, so sánh và
đối chiếu kết quả điểm kiểm tra của học sinh, cho thấy:
2.1. Về lí luận
- Đã tạo được hứng thú cho học sinh khi học tập môn Lịch sử.
- Đã nâng cao được kết quả học tập môn Lịch sử cho học sinh.
- Đã nâng cao được kĩ năng xây dựng sơ đồ tư duy cho học sinh.
- Đã thay đổi được thực trạng về đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực
trong môn Lịch sử
- Đã góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng phương tiện, công cụ đồ dùng dạy học.
- Có thể áp dụng dạy học cho nhiều bài, nhiều lớp khác nhau để tạo hứng thú và
nâng cao kết quả học tập cho học sinh.
2.2. Về thực tiễn
- Hiệu quả sử dụng phương pháp dạy học tích cực bằng sơ đồ tư duy trong dạy học
đã được nâng lên.
- Tiết học sôi nổi, học sinh hứng thú và chủ động khai thác kiến thức.
- 100% học sinh trong lớp đã thực hiện các nội dung theo yêu cầu câu hỏi.
- Kết quả học sinh đã hoàn thành kiến thức bằng sơ đồ chính xác, rõ trọng tâm.
- Rèn luyện, nâng cao được kĩ năng sử dụng sơ đồ tư duy cho học sinh.
2.3. Tổng hợp kết quả
2.3.1. Năm học 2011 – 2012
18
Bảng 1: Lớp thực nghiệm 12D3.
Số bài
Điểm
0 - 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Trước tác
động
45
sl 0 1 7 14 22 1 0 0 0
% 0,0 2,2 15,

6
31,
1
48,
9
2,2 0,0 0,0
0,0
Sau tác
động
45
sl 0 0 0 4 14 10 15 2 0
% 0,0 0,0 0,0 8,9 31,
1
22,
2
33,
4
4,4
0,0
Bảng 2: Lớp đối chứng 12D4.
Số bài
Điểm
0 - 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Trước tác
động
46
sl 0 1 6 14 23 2 0 0 0
% 0,0 2,2 13,
0
30,

4
50,
0
4,4 0,0 0,0
0,0
Sau tác
động
46
sl 0 0 0 13 15 16 2 0 0
% 0,0 0,0 0,0 28,
2
32,
6
34,
8
4,4 0,0
0,0
2.3.2. Năm học 2012 – 2013
Bảng 3: Lớp thực nghiệm 12E8.
Số bài
Điểm
0 - 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Trước tác
động
47
sl 0 2 7 12 23 2 1 0 0
% 0,0 4,3 14,
9
25,
5

48,
9
4,3 2,1 0,0 0,0
Sau tác
động
47
sl 0 0 0 4 14 12 14 3 0
% 0,0 0,0 0,0 8,5 29,
8
25,
5
29,
4
6,4 0,0
Bảng 4: Lớp đối chứng 12E9.
Số bài
Điểm
0 - 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Trước tác
động
45
sl 0 2 6 13 21 2 1 0 0
% 0,0 4,4 13,
4
28,
9
46,
7
4,4 2,2 0,0 0,0
19

Sau tác
động
45
sl 0 0 0 13 15 14 2 1 0
% 0,0 0,0 0,0 28,
9
33,
4
31,
1
4,4 2,2 0,0
2.4. So sánh kết quả
2.4.1. Năm học 2011 – 2012
Bảng 5: Trước tác động
Lớp đối chứng (12D3) Lớp thực nghiệm (12D4)
Điểm trung bình 5,41 5,48
Chênh lệch điểm trung bình 0,07
Bảng 6: Sau tác động
Lớp đối chứng (12D3) Lớp thực nghiệm (12D4)
Điểm trung bình 6,15 6,93
Độ lệch chuẩn 0,83 0,64
Chênh lệch giá trị trung
bình chuẩn (SMD)
0,94
2.4.1. Năm học 2012 – 2013
Bảng 7: Trước tác động
Lớp đối chứng (12E8) Lớp thực nghiệm (12E9)
Điểm trung bình 5,41 5,48
Chênh lệch điểm trung bình 0,07
Bảng 8: Sau tác động

Lớp đối chứng (12E8) Lớp thực nghiệm (12E9)
Điểm trung bình 6,18 6,96
Độ lệch chuẩn 0,84 0,65
Chênh lệch giá trị trung
bình chuẩn (SMD)
0,93
Như thông tin trong các bảng 5 và bảng 7 đã chứng minh rằng, sự chênh lệch điểm
trung bình của các lớp thực nghiệm và các lớp đối chứng trước tác động ở năm học
2011 – 2012 và năm học 2012 – 2013 đều là 0,07> 0,05 là không có ý nghĩa, hai
lớp được coi là tương đương và không cần thực hiện phép kiểm chứng T-Test để
kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của các nhóm trước khi tác
động.
20
Từ bảng 6 và bảng 8 cho thấy, sau tác động sự chêch lệch giữa điểm trung bình
của các lớp thực nghiệm và các lớp đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết
quả điểm trung bình của các lớp thực nghiệm đều cao hơn điểm trung bình của các
lớp đối chứng là không phải ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động.
Theo bảng tiêu chí Cohen về tính chênh lệch giá trị trung bình chuẩn (SMD).
Trung bình
thực nghiệm
- Trung bình
đối chứng
SMD =
Độ lệch chuẩn
đối chứng

Từ công thức trên ta có: Năm học 2011 – 2012 SMD = 0,94 và năm học 2012 –
2013 SMD = 0,93. Kết quả về SMD của hai năm học đều nằm trong khoảng từ 0,80
đến 1,00 cho thấy mức độ ảnh hưởng của dạy học sử dụng sơ đồ tư duy đến kết quả
học tập của nhóm thực nghiệm Bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân

Pháp kết thúc (1953 – 1954) cho học sinh lớp 12 tại Trường trung học phổ thông
Triệu Sơn 3 là lớn.
Giả thuyết của đề tài: Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Bài 20: Cuộc kháng
chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 – 1954)cho học sinh lớp 10 tại
Trường trung học phổ thông Triệu Sơn 3 đã được kiểm chứng.
Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của lớp thực nghiệm 12D4 là điểm trung
bình = 6,93 và kết quả bài kiểm tra của lớp đối chứng 12D3 là điểm trung bình =
6,15. Độ chênh lệch điểm số giữa hai lớp là 0,78 (năm học 2011 – 2012). Lớp thực
nghiệm 12E9 là điểm trung bình = 6,96 và kết quả bài kiểm tra của lớp đối chứng
12E8 là điểm trung bình = 6,18. Độ chênh lệch điểm số giữa hai lớp cũng là 0,78
(năm học 2012 – 2013). Điều đó cho thấy điểm trung bình của các lớp đối chứng và
các lớp thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, các lớp được tác động có điểm trung
bình cao hơn các lớp đối chứng.
21
C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
I. KẾT LUẬN
Việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học ở Bài 20: CUỘC KHÁNG CHIẾN
CHỐNG THỰC DÂN PHÁP KẾT THÚC (1953 – 1954) – Lớp 12 tại Trường
trung học phổ thông Triệu Sơn 3 đã tạo được hứng thú và đã nâng cao được kết quả
học tập cho học sinh, phát huy được tính chủ động, tích cực trong lĩnh hội kiến
thức, trong học tập bộ môn Lịch sử của học sinh, góp phần đáng kể vào việc đổi
mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hiện nay nhất là trong môn Lịch sử,
đã góp phần nâng cao hiểu biết về Lịch sử cho học sinh trường Triệu Sơn 3.
Qua quá trình dạy học tôi thấy rằng việc sử dụng sơ đồ tư duy vào trong quá
trình dạy học, đặc biệt là trong môn Lịch sử rất thiết thực và hiệu quả, các giáo viên
có thể vận dụng được hầu hết trong các kiểu bài, các dạng bài lên lớp như: giáo
viên có thể sử dụng sơ đồ tư duy để kiểm tra bài cũ học sinh; sử dụng sơ đồ tư duy
trong giảng bài mới; sử dụng sơ đồ tư duy trong củng cố kiến thức bài; sử dụng để
ra bài tập về nhà; sử dụng để hỗ trợ tổng kết, ôn tập kiến thức…
Tuy nhiên để có thể sử dụng được sơ đồ tư duy vào trong quá trình dạy và học

giáo viên cần phải có sự đầu tư về công sức, về chuyên môn, về thời gian, về trí
tuệ. Bởi nội dung kiến thức của sơ đồ cần phải có cả sự khái quát lẫn chi tiết, nội
dung trình bày phải trọng tâm, chính xác, dễ hiểu nhưng phải ngắn gọn, không
rườm rà.
II. ĐỀ XUẤT
Để tạo hứng thú, chủ động lĩnh hội kiến thức và nâng cao kết quả học tập cho học
sinh thông qua sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học, theo tôi: Đối với giáo viên, phải
22
không ngừng tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trìnhđộ chuyên môn, để nâng cao
hiểu biết về công nghệ thông tin, để có kĩ năng sử dụng thành thạo sơ đồ tư duy.
Đối với các cấp lãnh đạo, cần phải quan tâm hơn nữa, khuyến khích và động viên
giáo viên kịp thời áp dụng phương pháp dạy học theo hướng tích cực.
Trên đây là một số kinh ngiệm của tôi trong quá trình sử dụng sơ đồ tư duy vào
dạy học môn Lịch sử tại trường THPT Triệu Sơn 3, đề tài sẽ không tránh khỏi thiếu
sót rất mong nhận được sự quan tâm, góp ý, chia sẻ của các bạn đồng nghiệp để tôi
hoàn chỉnh đề tài, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn Lịch sử.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hoá, ngày 25 tháng 05 năm 2013
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác
Lê Thị Diệp
23
TÀI LIỆU THAM KHẢO:

- Phương pháp dạy học Lịch sử Nhà xuất bản giáo dục 1996
- Đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử ở cấp THPT
Nhà xuất bản giáo dục 2004
- Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Lịch sử
Nhà xuất bản giáo dục 2009

- Dạy học, kiểm tra đánh giá theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Lịch sử
Bộ GD& ĐT năm 2010
- Dạy học theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Lịch sử 12
Nhà xuất bản ĐHSP 2010
- Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học môn Lịch sử
Nhà xuất bản ĐHSP 2010
- Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
Nhà xuất bản ĐHQG Hà Nội
24
MỤC LỤC
Trang
A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN 2
1. Giả thuyết của đề tài 2
2. Mục tiêu của đề tài 2
3. Phương pháp nghiên cứu của đề tài 2
4. Đối tượng nghiên cứu của đề tài 3
II THỰC TRẠNG 3
1. Thực trạng chung 3
2. Thực trạng đối với giáo viên 4
3. Thực trạng đối với học sinh 5
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 5
1. Đối với lớp đối chứng 5
2. Đối với lớp thực nghiệm 6
VI. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 10
1. Đối với lớp đối chứng 10
2. Tổ chức thực hiện 11
V. KIỂM NGHIỆM 13
1. Cơ sở kiểm nghiệm 13

2. Kết quả kiểm nghiệm 13
C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
I. Kết luận 17
25

×