Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

(SKKN 2022) một số giải pháp phát triển văn hóa đọc trong dạy học ngữ văn 11 nhằm phát huy năng lực tự học, tự chủ cho học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 27 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HỐ

TRƯỜNG THPT HỒNG LỆ KHA
===***===

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC
TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN 11 NHẰM PHÁT HUY
NĂNG LỰC TỰ HỌC, TỰ CHỦ CHO HỌC SINH

Tác giả: Nguyễn Thị Yên
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: Ngữ Văn

Thanh
Hoá,VIẾT
năm TẮT
2021 - 2022
CÁC TỪ


Chữ viết tắt
GD&ĐT
GV
HS
SGK
THPT
SKKN
GDPT
VHDG


VHVN

Viết đầy đủ
Giáo dục và đào tạo
Giáo viên
Học sinh
Sách giáo khoa
Trung học phổ thông
Sáng kiến kinh nghiệm
Giáo dục phổ thông
Văn học dân gian
Văn học Việt Nam

MỤC LỤC
1. Mở đầu.......................................................................................................................1


1.1. Lí do chọn đề tài.....................................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu .............................................................................................1
1.3. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................1
1.4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm...............................................................................2
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm...............................................................2
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm..............................,,,5
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.......................................................6
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân,
đồng
nghiệp

nhà

trường....................................................................................................18
3. Kết luận và kiến nghị...............................................................................................20
Tài liệu tham khảo.
Danh mục các đề tài SKKN đã được Hội đồng SKKN Ngành GD tỉnh đánh giá từ loại
C trở lên


1. Mở đầu.
1.1. Lí do chọn đề tài.
Trong thời đại phát triển của công nghệ thông tin như hiện nay, xu thế phát
triển tất yếu các xuất bản điện tử - tài liệu số cùng với việc sử dụng mạng Internet
ngày một rộng rãi, văn hóa đọc sẽ được tích hợp giữa văn hóa đọc truyền thống với
văn hóa nghe - nhìn. Nghĩa là việc đọc ngày nay khơng chỉ giữ ở phương thức đọc
truyền thống (sách in), mà còn chuyển sang phương thức đọc hiện đại (đọc trên các
phương tiện nghe nhìn, thiết bị điện tử máy tính, sách điện tử). Vì thế, việc phát
triển văn hóa đọc càng trở nên quan trọng và là vấn đề mang ý nghĩa chiến lược
của mọi quốc gia trong việc nâng cao dân trí, đặc biệt là sự phát triển văn hóa đọc
trong nhà trường phổ thơng. Phát triển văn hóa đọc của mỗi cá nhân trong cộng
đồng chính là nền tảng xây dựng một xã hội học tập.
Ngữ văn là môn học mang tính cơng cụ, tính thẩm mĩ - nhân văn, giúp học
sinh có phương tiện giao tiếp; làm cơ sở để học tập các môn học và hoạt động giáo
dục khác trong nhà trường. Môn Ngữ văn cũng là công cụ để giáo dục học sinh
những giá trị cao đẹp về văn hóa, văn học và ngơn ngữ dân tộc; phát triển ở học
sinh những cảm xúc lành mạnh, tình cảm nhân văn, lối sống nhân ái, vị tha. Hoạt
động này chỉ đạt hiệu quả khi học sinh biết phân tích, đánh giá nội dung và hình
thức biểu đạt của văn bản, có những tìm tịi sáng tạo về ngơn ngữ về cách viết. Học
sinh có cách nhìn, cách nghĩ về con người và cuộc sống theo cảm quan riêng, từ đó
biết vận dụng kiến thức tổng hợp để đọc hiểu tác phẩm văn học, tích hợp kiến thức
liên ngành. Từ đó, các em biết cách tạo lập được các kiểu văn bản; thể hiện khả
năng biểu đạt cảm xúc và ý tưởng bằng hình thức ngơn từ mang tính thẩm mĩ.

Trong nhà trường phổ thơng, văn hố đọc góp phần to lớn vào việc bồi dưỡng,
nâng cao kiến thức, hình thành và phát triển nhân cách con người. Thế nhưng, với
sự bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay, sự phát triển nhanh chóng của khoa
học cơng nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin (CNTT) và truyền thơng đang khiến
cho việc kiểm sốt chất lượng thơng tin trở nên khó khăn, hiện tượng nhiễu tin và
thơng tin rác là vấn nạn khó khắc phục dẫn đến văn hoá đọc vẫn phải đối mặt với
nhiều thách thức khơng nhỏ.
Xuất phát từ những lí do trên, tơi chọn, suy nghĩ và thực hiện đề tài Một số
giải pháp phát triển văn hóa đọc trong dạy học ngữ văn 11 nhằm phát huy năng
lực tự học, tự chủ cho học sinh làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Tìm hiểu về văn hóa đọc trong dạy học Ngữ văn 11ở trường THPT nhằm phát
triển năng lực tự học, tự chủ cho HS, qua đó khuyến khích và đẩy mạnh văn hóa
đọc trong học sinh từ đó nâng cao chất lượng dạy học theo định hướng phát triển
năng lực HS, phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mới được Bộ
GD&ĐT ban hành.
1


1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng: Phát triển văn hóa đọc trong dạy học ngữ văn nhằm phát huy
năng lực tự học, tự chủ cho học sinh 11 trường THPT Hoàng Lệ Kha, năm học
2021 - 2022.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Trong q trình thực hiện đề tài này, chúng tơi đã vận dụng và phối hợp nhiều
phương pháp trong đó có các phương pháp cơ bản sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đọc các tài liệu có liên quan đến văn hóa đọc
và tài liệu về phương pháp giảng dạy theo định hướng phát triển năng lực đặc biệt
năng lực tự học, tự chủ ở HS.
Phương pháp điều tra, quan sát: Thông qua việc dự giờ thăm lớp, qua thực tế

dạy học.
Phương pháp tổng kết và đúc rút kinh nghiệm: Tìm hiểu thực trạng văn hóa
đọc trong dạy - học của giáo viên và học sinh qua môn Ngữ văn cấp THPT.
- Phương pháp đàm thoại: Trao đổi với giáo viên trong nhóm Ngữ văn và HS
Trường THPT ….. về vấn đề văn hóa đọc của học sinh và trong dạy Ngữ theo định
hướng phát triển năng lực HS.
Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành thực nghiệm để kiểm nghiệm tính khả
thi và xác định tác dụng của các ý kiến đóng góp về vấn đề văn hóa đọc nhằm
hình thành và phát triển năng lực tự học, tự chur của HS để có những điều chỉnh
cho hợp lý hơn.
2. Nội dung.
2.1. Cơ sở lí luận.
- Văn hố đọc.
Văn hóa đọc: Theo Thạc sỹ Bùi Văn Vượng, thuật ngữ văn hóa đọc là “…đọc
sách có văn hóa, hay xây dựng một xã hội đọc sách phát triển”. Tiến sỹ Lê Văn
Viết nêu ý kiến: “…phải đọc ở mức độ, trình độ nhất định nào đó thì mới được coi
là văn hóa đọc”. Nhà thơ Mai Nam Thắng cho rằng, “Văn hóa đọc là thái độ ứng
xử của cá nhân và cộng đồng đối với việc đọc sách”. PGS.TS nhà ngôn ngữ học
Phạm Văn Tình cũng khẳng định: “Văn hóa đọc chính là thái độ, là cách ứng xử
của chúng ta đối với tri thức sách vở” . Một số tác giả quan niệm “…văn hóa đọc
là đọc sách văn học”…
Có thể nói, chưa có một định nghĩa đúng, đủ, cụ thể về văn hóa đọc. Tuy nhiên
có một điểm chung cho hầu hết các ý kiến về văn hóa đọc đó là: Hoạt động đọc
đơn thuần chưa phải là văn hóa đọc. Theo một nghĩa rộng hơn thì chỉ những hoạt
động đọc nào được thực hiện một cách văn hóa, đúng đắn, tốt đẹp, hiệu quả có sức
lan tỏa tới cộng đồng mới có thể được gọi là văn hóa đọc.
- Năng lực tự học, tự chủ
2



Theo Chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể: “Năng lực là thuộc tính cá
nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và q trình học tập, rèn
luyện cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc
tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... Thực hiện thành công một loại
hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể”.
Như vậy, Năng lực tự chủ và tự học là tự làm được những việc của mình ở
nhà và ở trường theo sự phân cơng, hướng dẫn. Biết chủ động, tích cực thực hiện
những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống; khơng đồng tình
với những hành vi sống dựa dẫm, ỷ lại.
Biểu hiện của Năng lực tự chủ và tự học trong môn Ngữ văn trườngTHPT.
Cấu trúc năng lực tự chủ của học sinh trong dạy học Ngữ văn gồm các năng
lực thành phần: “Tự lực; Tự khẳng định và bảo vệ quyền, nhu cầu chính đáng; Tự
kiểm sốt tình cảm, thái độ, hành vi của mình; Tự định hướng; Tự học, tự hồn
thiện”.
Chương trình giáo dục phổ thơng 2018 đã nêu ra biểu hiện của Năng lực tự
chủ và tự học được thể hiện dưới bảng sau:
Năng lực

Cấp trung học phổ thông

Tự lực

Biết giúp đỡ người sống ỷ lại vươn lên để có lối sống tự lực.

Tự khẳng định Biết khẳng định và bảo vệ quyền, nhu cầu cá nhân phù hợp với

bảo
vệ đạo đức và pháp luật.
quyền, nhu cầu
chính đáng

Tự kiểm sốt
tình cảm, thái
độ, hành vi của
mình

- Đánh giá được những ưu điểm và hạn chế về tình cảm, cảm
xúc của bản thân; tự tin, lạc quan.
- Biết tự điều chỉnh tình cảm, thái độ, hành vi của bản thân; ln
bình tĩnh và có cách cư xử đúng.
- Sẵn sàng đón nhận và quyết tâm vượt qua thử thách trong học
tập và đời sống.
- Biết tránh các tệ nạn xã hội.

Tự định hướng - Nhận thức được cá tính và giá trị sống của bản thân.
nghề nghiệp
- Nắm được những thơng tin chính về thị trường lao động, về
yêu cầu và triển vọng của các ngành nghề.
- Xác định được hướng phát triển phù hợp sau trung học phổ
thông; lập được kế hoạch, lựa chọn học các môn học phù hợp
với định hướng nghề nghiệp của bản thân.
Tự học, tự hoàn - Xác định được nhiệm vụ học tập dựa trên kết quả đã đạt được;
thiện
biết đặt mục tiêu học tập chi tiết, cụ thể, khắc phục những hạn
3


chế.
- Đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập; hình thành cách
học riêng của bản thân; tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn được
nguồn tài liệu phù hợp với mục đích, nhiệm vụ học tập khác

nhau; ghi chép thơng tin bằng các hình thức phù hợp, thuận lợi
cho việc ghi nhớ, sử dụng, bổ sung khi cần thiết.
- Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản
thân trong quá trình học tập; suy ngẫm cách học của mình, rút
kinh nghiệm để có thể vận dụng vào các tình huống khác; biết tự
điều chỉnh cách học.
- Biết thường xuyên tu dưỡng theo mục tiêu phấn đấu cá nhân và
các giá trị công dân.
Bảng thống kê biểu hiện của Năng lực tự chủ và tự học
(trích trong CT GDPT 2018)
Như vậy, từ những quan điểm về tự học ở trên, chúng ta có thể xác định được
tự chủ, tự học luôn gắn liền với hoạt động tích cực, chủ động của từng chủ thể học
sinh mà chúng ta có thể gọi là “tự mình”, có nghĩa là các em phải tự mình phát
hiện kiến thức, tự mình nắm bắt kiến thức và tự mình vận dụng kiến thức. Điều đó
khơng chỉ có giá trị đối với bản thân các em mà còn giá trị đối với xã hội, đối với
nhân loại. Ngoài ra, năng lực tự chủ, tự học đối với học sinh 11 THPT Hồng Lệ
Kha cịn tạo ra sự biến đổi về mặt nhận thức, đem lại một ý nghĩa lớn hơn là hình
thành thói quen tự học với những suy nghĩ tìm tịi để đặt vấn đề, tự giải quyết vấn
đề. Đó là những hoạt động có tác dụng rèn luyện, phát triển tư duy logic đồng thời
cũng là một dấu hiệu biểu đạt mức độ của sự phát triển trí tuệ.
Văn hóa đọc trong mơn Ngữ văn 11 Trường THPT Hồng Lệ Kha.
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Đảng về đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo đã nêu quan điểm: “Tập trung dạy cách học, cách nghĩ,
khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ
năng, phát triển năng lực". Việc đổi mới hình thức hình thức tổ chức và phương
pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học có ý nghĩa thiết thực
góp phần phát triển văn hóa đọc trong nhà trường đồng thời giúp học sinh rèn
luyện năng lực tự học và học tập suốt đời.
Với môn Ngữ văn, để thực hiện văn hóa đọc trong học tập, nên khuyến
khích học sinh đọc sách báo mở rộng để cập nhật thông tin trong hồ sơ học tập, vở

học tập.
Có thể thấy, văn hóa đọc khơng phải là một khái niệm mới nhưng nội hàm
của nó rất rộng, các quan niệm khác nhau về văn hóa đọc đã góp phần trong việc
nhận dạng đầy đủ hơn bản chất của văn hóa đọc. Khi đề cập đến nó mỗi tác giả có
một cách hiểu riêng tùy thuộc vào góc độ tiếp cận. Trong đề tài tác giả tiếp cận văn
4


hóa đọc dưới góc độ cá nhân là tổng thể các năng lực của chủ thể hướng tới việc
tiếp nhận và sử dụng thông tin trong tài liệu bao gồm các năng lực định hướng
người đọc (nhu cầu đọc, hứng thú đọc), năng lực lĩnh hội tài liệu (kỹ năng đọc) và
thái độ ứng xử văn hóa với tài liệu.
2.2.
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Nhà văn M.Gooki từng nói: “Sách mở ra trước mắt tơi những chân trời mới”.
Vì thế đọc sách vẫn ln được khẳng định là một nhu cầu thiết yếu với những thế
mạnh riêng của chính nó, một cách thưởng thức văn hóa sang trọng và có chiều
sâu; là phương cách tốt nhất để làm giàu có vốn liếng ngơn từ của con người.
Những thuộc tính đi liền với việc đọc là suy nghĩ, suy ngẫm, tra cứu, tìm tịi... là cơ
sở hữu ích cho việc nâng cao tri thức, hiểu biết, tạo dựng những vỉa tầng sâu sắc
trong toàn bộ hệ thống kiến thức, nhận thức của mỗi con người.Không thể hình
dung nếu một ai đó trong suốt cuộc đời mình khơng coi trọng việc đọc mà có thể
có được một trữ lượng thông tin, kiến thức lớn. Khối lượng kiến thức thu thập
được từ việc đọc chính là một thước đo đánh giá tầm vóc tri thức của mỗi người.
Sách là con đường lớn nhất để con người tiếp cận thơng tin, văn hóa và tri
thức. Thời đại cơng nghệ thơng tin phát triển hiện nay, ngồi sách, con người cịn
tiếp thu thơng tin qua các phương tiện thơng tin như: truyền hình, phim ảnh,
Internet... Văn hóa đọc vì thế có những bước thay đổi rõ rệt.
Với học sinh trong nhà trường, việc đọc sách vẫn là một công việc bắt buộc,
thường xuyên mà nếu thiếu nó học sinh rất khó để hiểu bài một cách đầy đủ và

chuyên sâu hơn về kiến thức. Tuy nhiên văn hoá đọc của học sinh tại trường THPT
nói riêng và học sinh lớp 11 nói chung chưa thực sự chủ động và say mê.
Các phương tiện nghe nhìn hiện nay có nhiều hấp dẫn hơn so với sách, và nó
đang dần lấn át văn hóa đọc ttrong học sinh. Nếu trước đây, đọc sách là một thú
vui, một thói quen của rất nhiều người thì ngày nay thói quen ấy đang có nguy cơ
bị mất dần đi. Với học sinh hiện nay, hầu như các em rất ít đọc sách, bởi lẽ các em
đã có kênh thơng tin qua kênh hình, kênh ảnh, video…trên các trang mạng internet.
Ngày nay văn hoá nghe nhìn ngày càng lấn lướt văn hố đọc. Học sinh đã lạm
dụng các phương tiện nghe nhìn nên ít động não, lười suy nghĩ…,văn hố nghe
nhìn vẫn cứ ngày càng trở nên phổ cập hơn và hấp dẫn hơn. Vì thế cần phải nâng
cao năng lực văn hoá đọc trong nhà trường để học sinh có thể cảm thụ tác phẩm
văn chương một cách tích cực nhất, mỗi lần đọc là một sự khám phá mới về nội
dung và hình thức của tác phẩm văn chương.
Học sinh ngày nay ít chịu đọc sách đã gây ra những ảnh hưởng lớn đến sự
phát triển con người và ổn định trật tự xã hội. Học sinh không muốn đọc sách đặc
biệt là các tác phẩm văn chương việc học tập và giảng dạy cũng trở nên khó khăn,
sự hiểu biết khơng có chiều sâu, viết sai chính tả, phát âm sai, ngơn ngữ nói khơng
được rèn luyện, giao tiếp sẽ hạn chế.
5


Không đọc sách làm cho tâm hồn học sinh trở nên khô héo, thiếu cảm xúc và
những rung động chân thành với những số phận, cuộc đời nhân vật trong tác phẩm
văn chương cho đến cuộc sống xung quanh mình. Khơng đọc sách thì văn hố ứng
xử của học sinh cũng không được nâng cao mà trở nên cộc cằn, thơ lỗ, dung tục,
thiếu tơn trọng thầy cơ, có những phản ứng tiêu cực với bạn bè. Vì thế việc nâng
cao văn hoá đọc cho học sinh 11 Trường THPT Hoàng Lệ Kha là yêu cầu bức thiết.
Trong suốt 20 năm đứng trên bục giảng, việc giúp học sinh đọc những tác phẩm
văn chương đối với tôi chưa bao giờ là thứ yếu, luôn là niềm đam mê và trở thành
một trong những kĩ năng cần thiết nhất để chinh phục cái hay, cái đẹp của tác phẩm

văn chương.
2.3.
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Giải pháp thứ nhất: Nâng cao nhận thức của học sinh về việc phát
triển văn hóa đọc.
Để nâng cao ý thức trách nhiệm của học sinh về văn hóa đọc cần phải đẩy
mạnh giáo dục, trang bị các kiến thức, kỹ năng đọc, thể loại đọc... Bên cạnh đó,
tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy trong Nhà trường, gắn yêu cầu đọc đối
với từng học sinh. Để làm được điều này, GV cần khuyến khích học sinh đọc sách
thơng qua việc kết hợp một cách hợp lí giữa kiểm tra lí thuyết và kiểm tra thực
hành trong các bài kiểm tra; yêu cầu vận dụng kiến thức liên môn vào thực tiễn;
tăng cường ra các câu hỏi mở, gắn với từng nội dung trong bài học để học sinh
được bày tỏ chính kiến của mình về các vấn đề liên quan đến tác phẩm văn học:
thời đại, hoàn cảnh, sự tác động của xã hội tới nhân vật…
Khi học những tác phẩm thuộc giai đoạn văn học Việt Nam 1930 – 1945
(chương trình Ngữ văn lớp 11), GV cần gợi ý, hướng dẫn học sinh tìm đọc các tư
liệu liên quan từ bối cảnh lịch sử, để tìm hiểu, khám phá nội dung từng bài học.
Đọc hiểu các tác phẩm văn học giai đoạn 1930 – 1945 học sinh tìm hiểu tư liệu đọc
về thời đại, hoàn cảnh lịch sử để thấy rằng: Bối cảnh xã hội Việt Nam những năm
đầu thế kỉ 20 dưới ách thống trị của thực dân Pháp, phát xít Nhật cùng với sự bóc
lột của cường hào, địa chủ đã gây ra nhiều nỗi thống khổ cho nhân dân. Với tấm
lòng đồng cảm sâu sắc, các nhà văn hiện thực đã dựng lên bao cảnh đời, bao số
phận đau thương của nhiều tầng lớp nhân dân trong xã hội cũ. Họ thấu hiểu những
nỗi đau tận cùng, nhận thấy những kết cục bi thảm mà xã hội dành cho những con
người khốn khổ. Có thể nói, tư tưởng “nghệ thuật vị nhân sinh” đã ăn sâu vào
những nhà văn thuộc trào lưu văn học này.
Như vậy, việc xác định đúng giọng điệu, cách ngắt nhịp và nhịp điệu câu văn
giúp GV có thể hướng dẫn HS đọc diễn cảm để tìm ra con đường thâm nhập vào
thế giới nghệ thuật của nhà văn. Đọc diễn cảm với tất cả sự rung động từ đáy lịng
mình để cảm nhận được tầng sâu ý nghĩa nghệ thuật cịn ẩn chứa trong tác phẩm.

Ngồi ra, Nhà trường cần đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền văn hóa đọc
tới đơng đảo bạn đọc. Cụ thể: Đa dạng hóa các hoạt động tuyên truyền như: Triển
6


lãm sách, báo, tạp chí; tổ chức hội nghị bạn đọc; thi đọc sách, thuyết trình, giới
thiệu về sách; phối hợp với các nhà xuất bản, nhà sách tặng sách và bán sách trợ
giá, giảm giá cho bạn đọc… Cần kết hợp với các công ty sách để tổ chức các hội
chợ sách, nhằm giới thiệu quảng bá về sách, đồng thời cần có những đợt khuyến
mãi, những chương trình bán sách giảm giá cho bạn đọc để khuyến khích mua
sách, tài liệu, duy trì và phát triển văn hố đọc.
2.3.2. Giải pháp thứ 2: Thành lập câu lạc bộ “Sách và hành động”.
Lấy ý tưởng từ tuần lễ Học tập suốt đời được triển khai thường niên tại các
nhà trường, chúng em thành lập câu lạc bộ Sách và hành động trong phạm vi nhà
trường để kêu gọi các bạn nâng cao văn hóa đọc sách vốn bị lãng quên bấy lâu nay.
Những thành viên ban đầu của câu lạc bộ là các bạn học sinh lớp 11B3 do Lê Thu
Mai (có điểm thi vào 10 cao nhất trường) làm chủ nhiệm. Nhiệm vụ của các thành
viên là đóng góp những cuốn sách mình có ở mọi lĩnh vực từ học tập các môn đến
kĩ năng sống, …, tập hợp thành tủ sách chung để cùng nhau chia sẻ tài liệu, hình
thành các nhóm học tập để giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong học tập. Câu lạc bộ mở
cửa vào chiều thứ bảy hàng tuần và sẵn lòng đón chào các bạn học sinh đến đọc
sách. Sau một tháng hoạt động, câu lạc bộ đã mở rộng thành viên đến từ nhiều chi
đoàn tại ....... Đến với sách là khoảng thời gian vô cùng quý giá khi chúng em tắt
điện thoại di động, hịa vào khơng khí học tập say mê, quên đi những vui buồn trên
thế giới YouTube. Và đặc biệt là phát huy được tính tự chủ, tự học trong mỗi bài
học của HS.

7



8


Một số hoạt động của câu lạc bộ Sách và hành động
2.3.3. Giải pháp thứ 3. Giáo viên có những định hướng cụ thể hướng dẫn
Đọc văn bản để Tự học.
Hướng dẫn Đọc để Tự học
Có rất nhiều tài liệu, sách, báo, đặc biệt là sách giáo khoa HS cần đọc để học.
Trong đó việc đọc trước sách giáo khoa sẽ tạo tiền đề cho việc tiếp thu kiến thức từ
việc dạy học của GV, nó giúp HS biết một cách khái quát về nội dung sắp được
học, phát hiện vấn đề từ đó có nhu cầu giải quyết vấn đề.
Tuy nhiên phần lớn HS chưa biết cách đọc nên không thể đảm bảo đọc là đã
học được. Trước hết GV cần giúp HS phân biệt được các mức độ đọc:
Mức không: nghĩa là HS chỉ thuần túy đọc và tin rằng sau đó lập tức sẽ hiểu
ra. HS chỉ chăm chú làm sao đọc thật nhanh cho xong tài liệu này.
Mức bề mặt: HS đọc với thái độ thụ động, chỉ quan tâm đến: bao quát nội
dung, các em đã đọc được bao nhiêu, tìm đúng được câu trả lời, học đúng nguyên
văn.
- Mức bề sâu: HS đọc với thái độ tích cực và quan tâm đến: nội dung trọng tâm,
hiểu nội dung đó nói gì? Từ nội dung này rút ra đươc gì? Nó có liên quan đến cái
gì? Những điểm chưa rõ cần đặt ra vấn đề?
Đọc để học phải là một q trình tích cực, Vậy làm cách nào để tận dụng cơ hội
cho HS học được nhiều qua việc đọc? Câu hỏi này có thể trả lời bằng việc GV cần
phải nêu yêu cầu và khuyến khích đọc bằng cách:
Đưa ra u cầu tìm kiếm một thông tin cụ thể từ cuốn sách đọc.
Đa dạng yêu cầu đối với các đối tượng học sinh khác nhau: thể hiện theo
nhiều mức độ: biết, hiểu, thậm chí là vận dụng nội dung đã đề cập.
.Có thể yêu cầu một số nhóm đọc một số tài liệu khác nhau và sẽ trình bày
trước tập thể lớp để trao đổi, bàn luận về một số vấn đề.
Muốn thu được hiệu quả từ việc đọc, GV ngoài việc nêu ra yêu cầu cũng cần phải

cho phép học sinh đọc với tốc độ của các em và rèn cho các em kĩ năng đọc:
Đọc khảo sát: đọc lướt cả tài liệu, chú ý nội dung và bố cục.
- Đặt câu hỏi: trước khi đọc mỗi phần nên đặt ra các câu hỏi: Mình đang đọc gì?
Cần rút ra điều gì ở phần này? Điều mới mẻ và thú vị ở đây?
- Đọc nghiền ngẫm tài liệu và cố gắng trả lời từng câu hỏi đã đặt ra ở trên.
Cuối mỗi phần cần dừng lại để nhấn mạnh, ghi lại những điểm chủ yếu nhất
hoặc những thắc mắc của người đọc.
Đọc xong cuốn sách hình dung lại tồn bộ bố cục, rút ra logic của tài liệu và
đưa ra những nhận xét của bản thân về cuốn tài liệu.
Tuy nhiên ý thức đọc để tự học của học sinh cũng rất quan trọng. Nhưng thực
tế cho thấy rằng các em khơng có nhu cầu đọc nên không chủ động tiếp cận kiến
9


thức. Để kích thích việc đọc một cách hiệu quả hơn tôi thường đặt ra thang điểm
trong kiểm tra thường xuyên cụ thể là 2/10 điểm tùy theo mức đọc của học sinh từ
1 đến 1,5 điểm đạt được khi các em đọc ở mức bề mặt và 0,5 cho đọc ở mức sâu.
Thang điểm này sẽ dần chuyển dịch tăng lên ở mức sâu sau thời gian rèn luyện kĩ
năng đọc ở học sinh.
Để phát huy hiệu quả Đọc để tự học, HS cần đọc tác phẩm ở nhà - đọc trong
khi soạn bài (đọc trước khi đến lớp).Trong SGK, cuối mỗi tác phẩm đều có phần
Hướng dẫn học bài. Dựa vào phần này GV có thể biên soạn lại các câu hỏi hoặc
chọn lọc vài câu hỏi tiêu biểu cho HS đọc và soạn bài ở nhà. Mục đích của loại bài
tập này là giúp HS bước đầu nắm được những nội dung chính của tác phẩm, trên
cơ sở đó rèn luyện kĩ năng phân tác phẩm. Ðể chuẩn bị cho việc học tác phẩm trên
lớp và để việc soạn bài ở nhà thậtsự có hiệu quả GV nên xây dựng câu hỏi về
những vấn đề sau:
Câu hỏi về bố cục tác phẩm.
Câu hỏi yêu cầu rút ra ý chính của từng đoạn.
Câu hỏi xoay quanh nhân vật chính của tác phẩm.

Câu hỏi yêu cầu liệt kê những biện pháp nghệ thuật chủ yếu được sử dụng
trong tác phẩm.
Chẳng hạn như khi dạy học tác phẩm Chí Phèo của Nam cao, GV yêu cầu học
sinh đọc với mức độ sâu để gợi hứng thú nhập cuộc cho HS khi cảm thụ tác phẩm.
HS căn cứ vào kết cấu của tác phẩm tự tìm ra cách đọc thích hợp với từng đoạn,
từng giọng điệu để có thể diễn tả được cảm xúc phong phú và đa dạng của truyện
ngắn. HS cần đọc ở mức độ sâu để có thể trả lời được các câu hỏi:
Câu hỏi 1: Cách vào truyện của Nam Cao độc đáo như thế nào? Ý nghĩa tiếng
chửi của Chí Phèo trong đoạn mở đầu?
Câu hỏi 2: Việc gặp Thị Nở có ý nghĩa như thế nào với cuộc đời Chí Phèo?
Những gì đã diễn ra trong tâm hồn Chí Phèo sau cuộc gặp gỡ đó?
Câu hỏi 3: Phân tích diễn biến tâm trạng của Chí Phèo sau khi bị Thị Nở từ
chối chung sống? Vì sao Chí Phèo có nhành động dữ dội, bất ngờ (uống rượu, xách
dao đi giết Bá Kiến rồi tự sát)?
Câu hỏi 4: Qua hình tượng Chí Phèo, hãy làm rõ nghệ thuật điển hình hóa
của Nam Cao?
Câu hỏi 5: Ngơn ngữ kể chuyện của tác giả và ngôn ngữ trong truyện có gì
đặc sắc?
Câu hỏi 6: Tư tưởng nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của Nam Cao qua truyện ngắn
này?
Đọc diễn cảm
Ðọc diễn cảm là cách thức sử dụng mọi sắc thái tình cảm của giọng đọc (ngữ
điệu): vui, buồn, mỉa mai, phê phán... cách nhấn trọng âm, ngắt giọng, độ nhanh
10


chậm, cao thấp của giọng đọc để miêu tả lại nội dung tác phẩm cũng như thái độ
của nhà văn với nhân vật. Ngữ điệu của người đọc không chỉ giúp người nghe hiểu
nhân vật nói gì mà cịn hình dung rõ nhân vật nói như thế nào. Đối với tác phẩm
văn học, hoạt động đọc càng đóng vai trị hết sức quan trọng. Vì thế, nó khơng thể

thiếu vắng trong q trình dạy học. Nhờ có hoạt động đọc mà giúp HS phá vỡ được
lớp ngôn ngữ ban đầu để đi sâu, khám phá những thông điệp thẩm mỹ được tác giả
gửi gắm vào nội dung và nghệ thuật tác phẩm.
Trong quá trình đọc, phải chú ý tới đọc đúng và đọc diễn cảm. Đọc đúng là
người đọc phải trung thành với tác phẩm, không sai về ngữ âm, ngữ pháp, chính tả,
đọc rõ ràng, trơi chảy từng câu, từng đoạn và cả tác phẩm. Đây là yêu cầu bắt buộc
đối với người đọc. Đọc diễn cảm: là kiểu đọc ở mức độ cao hơn so với đọc đúng.
Đọc diễn cảm là giọng đọc phải thật truyền cảm, làm cho câu chữ trong tác phẩm
được hiện lên thật sống động qua các sự vật, hình ảnh như nó vốn có trong cuộc
sống, đồng thời thể hiện được ý đồ nghệ thuật của tác giả gửi gắm vào trong từng
câu, chữ. Do đó, để đọc diễn cảm, trước hết người đọc phải am hiểu thật tường tận,
sâu sắc tác phẩm thì mới thật sự có cảm xúc, nhập tâm vào từng nhân vật. Có như
thế, người đọc mới làm cho câu chữ trở nên mềm mại, uyển chuyển, lên xuống
đúng theo giọng điệu, ngữ điệu mà tác giả muốn truyền tải, đồng thời còn tạo được
sự rung động trái tim người nghe, khiến mọi người đồng cảm với người đọc và tác
giả. Tuy nhiên, để đọc cho diễn cảm thì theo chúng tơi, GV cần nên đọc mẫu, sau
đó hướng dẫn và yêu cầu HS đọc lại nhằm lột tả cho được tư tưởng, tình cảm của
tác giả đã gửi gắm vào từng câu, chữ được thể hiện qua các nhân vật, những sự
kiện, sự việc trong tác phẩm. Điều quan trọng là bản thân HS phải thấu hiểu được
nội dung tác phẩm thì việc đọc diễn cảm mới tốt được.
Đọc diễn cảm thực chất là thể hiện sự cộng hưởng giữa tâm hồn, cảm xúc;
giữa hiểu biết của người đọc với tác phẩm thông qua hệ thống ngôn ngữ ở văn bản
chứ khơng phải là chuyển văn bản có sẵn thành một bản nhạc mà người đọc là ca
sĩ. Với các tác phẩm văn học dân dan ở thể loại thơ ca dân gian, GV cho học sinh
diễn sướng một số tác phẩm: hát dân ca, hò, vè...Với tác phẩm trữ tình (thơ trữ
tình), GV cho học sinh đọc dưới hình thức ngâm thơ. Khi đọc, hướng dẫn HS chú ý
và gạch dưới những hình ảnh, từ ngữ tiêu biểu, được lặp lại nhiều lần trong tác
phẩm, những thủ pháp nghệ thuật được sử dụng, cách gieo vần, ngắt nhịp... làm
tiền đề cho q trình phân tích tác phẩm. Với các đoạn đối thoại trong truyện ngắn,
tiểu thuyết người đọc phải lột tả tính cách từng nhân vật. Với các trích đoạn kịch,

GV nên phân vai cho HS đọc tại lớp. Ðể gợi ý cách đọc cho HS trước khi đọc, GV
có thể nêu vài nhận xét vắn tắt về tính cách của từng nhân vật.
Chẳng hạn, với tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu,
GV có thể hướng dẫn HS đọc diễn cảm để gợi hứng thú nhập cuộc cho HS dựa trên
việc xác định đúng giọng điệu tác phẩm. GV hướng dẫn HS căn cứ vào kết cấu của
bài văn tế tự tìm ra cách đọc thích hợp với từng đoạn, từng giọng điệu để có thể
11


diễn tả được cảm xúc phong phú và đa dạng của bài văn. Mặt khác, khi đọc, chú ý
cách ngắt nhịp theo đúng các dấu câu tứ tự, song quan, cách cú, gối hạc, kết hợp
hài hòa các giọng điệu tùy theo từng đoạn, từng câu trong tác phẩm. Đọc diễn cảm
phải được thực hiện đan xen trong suốt giờ dạy học chứ không phải chỉ đọc một
lần duy nhất ở đầu giờ.
Đoạn Lung khởi cần đọc giọng trang trọng khi khẳng định cái chết bất tử của
những người nghĩa sĩ yêu nước. GV nên hướng dẫn HS xác định rõ giọng điệu của
từng câu văn.
Đọc diễn cảm đoạn Thích thực với giọng trầm lắng khi hồi tưởng quá khứ,
chuyển sang hào hứng sảng khối khi kể lại chiến cơng. Đây là một đoạn văn có
nhiều giọng điệu đan xen nhau, có giọng cảm thương kết hợp với giọng hùng
tráng, giọng căm hận kết hợp với giọng xót xa, nuối tiếc,…
Đoạn Ai vãn cần đọc với giọng điệu trầm buồn, sâu lắng khi nói về đức hi
sinh của những con người muốn được phục vụ lâu dài cho quê hương nhưng cuộc
đời lại vô cùng ngắn ngủi. Đau thương nhưng khơng hề bi lụy bởi những câu văn
khóc than cịn có giọng ca ngợi, cảm phục sự hi sinh vẻ vang của những nghĩa sĩ kế
tục truyền thống bất khuất của dân tộc. Người đọc cần thể hiện được giọng điệu tự
hào thành kính của tác giả khi khẳng định những người lính cịn mãi tiếp tục sự
nghiệp chiến đấu vẻ vang của họ để lại.
Đoạn Kết đọc với giọng thành kính trang nghiêm khi kết thúc bài văn tế,
Nguyễn Đình Chiểu trở về với tâm trạng của người đang sống để nói lên mối cảm

thương sâu nặng trong lịng mình và trong lịng nhân dân đương thời đối với các
nghĩa sĩ.
Như vậy, việc xác định đúng giọng điệu, cách ngắt nhịp và nhịp điệu câu văn
giúp GV có thể hướng dẫn HS đọc diễn cảm để tìm ra con đường thâm nhập vào
thế giới nghệ thuật của nhà văn. Đọc diễn cảm với tất cả sự rung động từ đáy lịng
mình để cảm nhận được tầng sâu ý nghĩa nghệ thuật còn ẩn chứa trong tác phẩm.
Đặc biệt, đối với một tác phẩm vốn dài và khó đọc vì có nhiều từ ngữ cổ, nhiều
điển cố như Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc thì việc đọc diễn cảm sẽ giúp kích thích
hứng thú tiếp nhận cho HS. Nếu GV đọc giọng Nam Bộ hoặc thu được băng ghi
giọng đọc của nghệ sĩ thì càng hấp dẫn hơn đối với HS. Mặt khác, việc đọc diễn
cảm sẽ giúp HS hiểu rõ hơn về cách sử dụng lối văn biền ngẫu theo lối phú luật
Đường của bài văn tế gắn với đặc trưng thể loại.
Đọc sáng tạo.
Theo PGS.TS. Nguyễn Viết Chữ trong cuốn Phương pháp dạy học tác phẩm
văn chương trong nhà trường thì: “Đọc sáng tạo được coi là một phương pháp đặc
biệt được sinh ra do chính đặc trưng bộ mơn. Nó là hệ thống những biện pháp khác
nhau hỗ trợ nhưng trung tâm vẫn là đọc. Phương pháp đọc sáng tạo được sử dụng
12


thường trực trong tiết học văn: từ lúc mới bắt đầu xem xét cho đến tận sau khi phân
tích tác phẩm văn chương – lúc mà tác phẩm đã được học sinh tiếp nhận sâu hơn”.
Đọc sáng tạo không chỉ là tập đọc hiểu theo nghĩa đơn giản mà còn thể hiện ở
nhiều biện pháp có tính phương pháp khác nhau của giáo viên và hoạt động khác
nhau của học sinh. Phương pháp này thông qua “việc đọc” hoặc “các hoạt động hỗ
trợ cho đọc”.
Khi đọc một tác phẩm là người đọc bước vào thế giới đặc thù của nghệ thuật.
Tiếp xúc với tác phẩm nghệ thuật, người đọc hiểu rằng nội dung, tư tưởng mà tác
giả phản ánh dẫu sao cũng không phải là cuộc sống hiện thực trực tiếp mà chỉ là
hiện thực được hư cấu qua sự chọn lọc, đúc rút, hư cấu từ hiện thực bên ngồi. Do

vậy người đọc có khả năng đi sâu vào thế giới của những tưởng tượng và sự đa
nghĩa của tác phẩm. “Việc đọc như một sự dấn thân vào một thế giới kì lạ chỉ tồn
tại trong vận động của hàng loạt những giả thiết, những giấc mơ và sự thức tỉnh
những hi vọng và mất mát”.
Đối tượng của quá trình đọc sáng tạo sẽ phát huy hiệu quả tối đa đối với học
sih khá, giỏi. Với những lớp có trình độ khá, giỏi, thay vì nêu những câu hỏi soạn
bài như giải pháp 1, có thể nêu những bài tập sáng tạo như: Yêu cầu HS đóng vai
người kể chuyện để sáng tạo lời nói, ý nghĩ nhân vật theo quan điểm của mình; yêu
cầu học sinh vẽ lại bức tranh dưới sự miêu tả của tác giả, hiểu biết, hình dung của
bản thân; ngâm một bài thơ hoặc hát một ca khúc đã phổ nhạc...
Khi dạy truyện lãng mạn Việt Nam 1930 – 1945, ngữ văn 11. GV hướng dẫn
HS đọc để tự học GV yêu cầu HS đặt mình vào vị trí nhân vật và hình dung thái
độ, phản ứng của mình trước các sự kiện. Chẳng hạn như: Nếu em là nhân vật A,
em sẽ hành động, phản ứng như thế nào trong hoàn cảnh đó? Nếu em là tác giả thì
em sẽ để cho nhân vật nói gì, suy nghĩ gì, hành động như thế nào trong hồn cảnh
đó? u cầu HS diễn tả lại hành động, tâm trạng nhân vật, vẽ lại bức tranh mà tác
giả đã miêu tả trong tác phẩm theo tưởng tượng của bản thân...Ví dụ: em hãy diễn
tả lại tâm trạng của Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao khi ăn bát
cháo hành của Thị Nở. Em hãy diễn tả lại hành động của ông Phán mọc sừng và
của Xuân tóc đỏ khi đưa tang hoặc khi hạ huyệt…Vẽ lại “Cảnh cho chữ” trong tác
phẩm Chữ ngươi tử tù của Nguyễn Tuân.
2.3.4. Giải pháp thứ 4: Đọc kết hợp với cơng nghệ thơng tin.
Tích hợp cơng nghệ thông tin làm cho bài dạy trở nên sinh động, hấp dẫn hơn,
tạo ra môi trường dạy học mang tính chất lượng cao, học sinh được khuyến khích
và tạo điều kiện chủ động tìm kiếm tri thức, tự rèn luyện bản thân.
Trong giảng dạy tác phẩm “Chữ người tử tù ” của Nguyễn Tuân tôi sử dụng
hiệu quả công nghệ thông tin như một phương tiện hỗ trợ trong quá trình giảng dạy
cụ thể:
Khi hướng dẫn học sinh đọc phần tiểu dẫn tôi chiếu tranh ảnh về tác giả
Nguyễn Tuân, các tác phẩm của Nguyễn Tuân giúp học sinh hiểu được chân dung,

13


con người và số lượng các tác phẩm nhà văn để lại đánh dấu sự “lột xác” của nhà
văn trước và sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945.

Chân dung nhà văn Nguyễn Tuân

14


Một số tác phẩm của nhà văn Nguyễn Tuân
Khi giới thiệu nghệ thuật thư pháp, trước hết tôi giới thiệu về nguồn gốc của
nghệ thuật thư pháp. Nguồn gốc của thư pháp Việt Nam ảnh hưởng nhiều từ nghệ
thuật thư pháp của Trung Hoa. Khởi nguồn từ Trung Quốc và Ả Rập, nghệ thuật
15


thư pháp du nhập vào Việt Nam. Từ đó trở thành một bộ môn nghệ thuật cổ truyền
đến ngày nay.
Trước đó, vào đầu thế kỉ thứ 20, chữ Hán dần mất đi sự ảnh hưởng. Nó khơng
cịn được thịnh hành như trước nữa. Khi này chữ Hán, ông Đồ bất chợt trở nên trái
mùa, không được may mắn gặp thời. Những học giả theo Tây học thời điểm này
được đề cao hơn. Ở các triều đại trước, Việt Nam đã luôn đề cao học vấn, đề cao
người học, tri thức. Người Việt ln có ý thức coi chữ và việc học, thi cử có ý
nghĩa quan trọng. Bởi đó chính là phương thức để tạo nên những hiền tài tương lai
cho quốc gia. Với người xưa, trong tất cả các nghệ thuật thì thú “chơi chữ” được
mặc định là khó nhất. Và nó cũng là thú vui thanh cao nhất. Bởi người yêu chữ là
những người có tâm trong sáng, có cốt cách, có tâm hồn cao thượng. Cái đẹp của
chữ nghĩa ngồi đẹp về nét chữ, nó cịn thể hiện cái “hồn” của người viết. Rèn thư

pháp cũng là một hình thức để rèn nhân cách. Người mới luyện viết chữ thư
pháp sẽ qua cái đẹp của chữ mà rèn giũa tâm hồn. Còn người thưởng thức chữ thư
pháp sẽ qua nét chữ độc đáo của người viết. Để “thưởng” chữ, ngẫm nghĩ làm cho
đời sống tinh thần mình thêm phong phú hơn. Tiếp theo, tôi cho học sinh xem một
số bức tranh chữ để có thể hiểu hơn về giá trị của chữ Huấn Cao trong tác phẩm
được quản ngục xem là “vật báu trên đời”, cả đời quản ngục mơ ước, sẵn sàng vi
phạm luật pháp triều đình để biệt đãi Huấn Cao, thể hiện “tấm lịng biệt nhỡn liên
tài”, say mê cái đẹp, quý trọng người tài của quản ngục. Từ đó giúp học sinh hiểu
thêm về nghệ thuật thư pháp trở thành nét đẹp văn hoá của nhà nước phong kiến
được Nguyễn Tuân phục dậy trong tác phẩm qua tài năng của Huấn Cao.

Chữ Tâm

16


Chữ Tài
Khi dạy về tình huống truyện, tơi cho học sinh xem hình ảnh Huấn Cao cùng
những người bạn tù bị áp giải về nhà lao tỉnh Sơn. Tình huống truyện trong tác
phẩm Chữ người tử tù Nguyễn Tuân đã xây dựng được một tình huống truyện độc
đáo đó là hình tượng hai nhân vật Huấn Cao và Quản ngục, hai nhân vật này trên
bình diện xã hội là hai nhân vật hoàn toàn đối lập nhau. Một người là tên đại
nghịch cầm đầu để nổi loạn, nay bị bắt còn một người là viên quản ngục đại diện
cho trật tự xã hội đương thời (đại diện cho quyền lực tối tăm nhưng lại khao khát
ánh sáng và chữ nghĩa). Ấy vậy mà, họ đều là những người nghệ sĩ , trên bình diện
nghệ thuật họ là tri kỷ. Nguyễn Tuân đã tạo dựng lên một tình huống truyện độc
đáo, một cuộc gặp gỡ khác thường giữa hai con người khác thường. Tác dụng của
tình huống truyện trong việc thể hiện tính cách nhân vật và kịch tính của truyện:
Cuộc hội ngộ diễn ra giữa chốn ngục tù căng thẳng, đầy kịch tính. Điều này cho
thấy mối quan hệ éo le giữa những tâm hồn nghệ sĩ. Đồng thời, cho thấy giữa cái

đẹp, cái thiên lương với quyền lực độc ác, tối tăm cuối cùng cái thiên lương đã
thắng thế.anh tình huống độc đáo này đã giúp làm nổi bật trọn vẹn vẻ đẹp của hình
tượng Huấn Cao, đồng thời cũng làm sáng tỏ tấm lòng "biệt nhỡn liên tài" của viên
quản ngục. Từ đó mà chủ đề của tác phẩm cũng được thể hiện sâu sắc.

17


Hình ảnh Huấn Cao và những người bạn tù
Khi hướng dẫn học sinh đọc về cảnh tượng cho chữ, tôi chiếu hình ảnh Huấn
Cao, viên quản ngục và thầy thơ lại để giúp học sinh nhìn thấy tư thế của từng
nhân vật: Huấn Cao – tử tù – cổ đeo gông, chân vướng xiềng nhưng đĩnh đạc, quản
ngục “khúm núm”, thầy thơ lại “run run” phần nào cảm nhận được tư tưởng của
Nguyễn Tuân gửi gắm: trật tự nhà tù bị đảo lộn, cái đẹp chiến thắng cái ác, sức
mạnh cảm hoá của cái đẹp, những kẻ đại diện cho pháp luật triều đình đang phải
cúi đầu trước “Chữ” – tài năng, thiên lương, khí phách.

18


Cảnh Huấn Cao cho chữ quản ngục
Thực tế dạy văn là học sinh lười đọc tác phẩm, nếu đọc thì không thể hiện
đúng tinh thần văn bản nên hạn chế trong tiếp cận kiến thức. Vì thế khi dạy phần
tìm hiểu bố cục của tác phẩm “ Hai đứa trẻ” tôi cho học sinh nghe bài đọc “ Hai
đứa trẻ” của ca sỹ Quách Mai Thy để tạo ấn tượng, khơng khí văn chương vào
tìm hiểu tác phẩm. Khi dạy về cảnh chị em Liên chờ tàu, tôi sẽ cho học sinh nghe
một đoạn ráp về: “Hai đứa trẻ” để học sinh dễ nhớ và dễ tìm hiểu đơn vị kiến thức.
Trong quá trình đọc mỗi một đơn vị kiến thức tôi sẽ chiếu sơ đồ tư duy về ý
giúp các em nắm bắt ý cơ bản. Thực tế nhiều giáo viên giảng bài rất kĩ, hay nhưng
lại không khái quát được các ý cơ bản cần phải nắm, dẫn đến tình trạng học sinh

khơng nắm được kiến thức trọng tâm và khi làm bài thì lan man khơng đọc được ý
nên kết quả không như mong muốn. Cụ thể các sơ đồ tư duy sau:

19


2.4.
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Kết quả nghiên cứu thu được do áp dụng biện pháp
Qua việc nghiên cứu đề tài và thực hiện tinh thần đổi mới phương pháp giáo
dục theo hướng thiết kế hoạt động khởi động qua phiếu học tập cho HS tôi đã đạt
được những kết quả như sau:
Đối với GV: Giúp cho bản thân GV tích cực nhiều hơn trong việc đầu tư
nghiên cứu chun mơn, PPDH tích cực, các kĩ thuật tổ chức hoạt động dạy học.
Đặc biệt nâng cao trình độ ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào dạy học, từ đó đã
góp phần nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ sư phạm cho GV.
Đối với HS: Học sinh nắm và hiểu nội dung bài nhanh hơn, phát huy được
tính tích cực, chủ động, sáng tạo, năng lực học văn của các em. Hình thành thói
quen tự nhìn nhận đánh giá, cảm nhận vấn đề văn học.
20


* Kết quả khảo sát cụ thể như sau:
Kết quả thực nghiệm
Kết quả

Số lượng

43


Điểm
giỏi
(9 - 10đ)
8

%

100

18.6%

60.4 %

20.9 %

%

Số lượng

43

3

20

15

5

%


100

6.97 %

46.5 %

34.8 %

11.6 %

Số HS
Lớp thực
nghiệm
11B3
Lớp đối
chứng
11B5

Điểm
khá
(7 - 8đ)
26

Điểm
TB
(5 - 6đ)
9

Điểm

yếu
(<5)

Bảng 2. Kết quả kiểm tra mức độ nhận thức của HS sau thực nghiệm.
Bảng 2 đã tổng hợp kết quả kiểm tra mức độ nhận thức của HS lớp thực
nghiệm và lớp đối chứng dựa trên thang điểm giỏi, khá, TB và yếu.
Kết quả thống kê trên được thể hiện dưới dạng biểu đồ như sau:
70
60
50
40
30
20
10
0

Giỏi

Khá

Trung bình

Lớp thực nghiệm

Yếu

Series 3

Biểu đồ 1. So sánh kết quả kiểm tra sau khi dạy thực nghiệm.


21


Biểu đồ 1 đã biểu thị sự so sánh kết quả kiểm tra lớp thực nghiệm và lớp đối
chứng sau khi dạy thực nghiệm. Kết quả thực nghiệm đã cho chúng tôi thấy sự
khác biệt giữa kết quả học tập của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Mức độ đạt
được kiến thức ở 2 lớp có sự chệnh lệch nhau rõ ràng. Ở lớp đối chứng, tỉ lệ HS đạt
điểm khá và giỏi chiếm 53.4 %; trong khi đó, ở lớp thực nghiệm tỉ lệ HS điểm khá
và giỏi chiếm 79 %, hơn 25.6 % so với lớp đối chứng. Điểm TB ở lớp đối chứng
chiếm tỉ lệ cao lên tới 34.8 % và có 11.6 HS đạt điểm yếu. Cịn lớp đối chứng số
HS đạt điểm yếu khơng có HS nào và số HS đạt điểm TB chiếm tỉ lệ ít trong tổng
số HS, chiếm 20.9 %. Như vậy, với kết quả đó có thể khẳng định: Phát triển văn
hóa đọc trong dạy học ngữ văn nhằm phát huy năng lực tự học, tự chủ cho học
sinh THPT đã đem lại hiệu quả và có tính khả thi.
3. Kết luận, kiến nghị.
3.1. Kết luận.
Trong đời sống và trong học tập mơn Ngữ văn nói riêng, việc phát triển văn
hóa đọc là việc làm vơ cùng cần thiết. Đọc sách nhiều đem lại cho con người nhiều
kiến thức quý báu, giúp con người hướng tới Chân – Thiện – Mĩ. Trong thời đại
ngày nay, thời đại mà công nghệ thơng tin đang ngày càng chiếm ưu thế thì việc
đọc sách ngày càng phải phát huy, phải giữ gìn, bởi đọc sách làm con người thông
thái sáng suốt hơn.
Phát triển văn hóa đọc giúp học sinh tự rèn luyện tính độc lập, tư duy và thói
quen tự học, tự chủ. Qua các tác phẩm mà các em đã đọc, sẽ hình thành cho các em
tình cảm đúng đắn, giúp các em hiểu thêm về đất nước, về con người, về cuộc
sống, từ đó giúp các em hình thành và phát triển nhân cách của mình.
Trong mơi trường giáo dục việc phát huy năng lực tự chủ, tự học thông qqua
văn hóa đọc là điều thật sự cần thiết đối với mỗi giáo viên trong công tác giảng dạy
cũng như với học sinh trong quá trình học tập, nghiên cứu.
3.2. Kiến nghị.

Muốn đảm bảo hiệu quả trong giảng dạy để nâng cao chất lượng trong các
môn học, đặc biệt là môn Ngữ văn giáo viên cần đổi mới phương pháp nhằm phát
huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Tuy nhiên giải pháp này đòi hỏi
sự chuẩn bị chu đáo của giáo viên và học sinh đặc biệt là cơ sở vật chất của nhà
trường phải đảm bảo. Vậy qua đây tôi mong nhà trường tiếp tục tạo điều kiện về cơ
sở vật chất phục vụ cho môn học như tranh ảnh, phòng học máy chiếu cần đảm bảo
về loa đài, ánh sáng để phục vụ việc chiếu những đoạn phim, nghe ráp phục vụ bài
học …
Việc đổi mới phương pháp Văn hoá đọc nhằm phát huy năng lực, tính tích
cực, chủ động, sáng tạo của học sinh đã được bản thân tôi áp dụng vào thực tiễn
giảng dạy và bước đầu thu được những kết quả đáng ghi nhận, tuy nhiên do những
hạn chế của bản thân nên vẫn cịn nhiều thiếu xót rất mong được các đồng nghiệp
22


×