1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Mở đầu bản “Tuyên ngôn độc lập” của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng
Hịa, Chủ tịch Hồ Chí Minh có nhắc đến những câu nói trong bản “Tun ngơn
độc lập” năm 1776 của nước Mĩ “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình
đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền khơng ai có thể xâm phạm được, trong
những quyền ấy, có quyền được sống, quyền được tự do và quyền mưu cầu hạnh
phúc”. Có thể nói quyền sống, tự do, hạnh phúc là những quyền cơ bản của con
người đã được cả thế giới cơng nhận. Trong đó hạnh phúc là mưu cầu tất yếu, là
đích đến đối với mọi người, mọi xã hội và mọi thời đại. Bởi vậy, vào năm 2013,
Liên Hợp Quốc đã quyết định lấy ngày 20/3 hàng năm là ngày Quốc tế Hạnh
phúc và kêu gọi các quốc gia cần coi hạnh phúc là thước đo cho sự tiến bộ xã
hội. Ở Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 2589/QĐ-TTg ngày
26/12/2013 phê duyệt đề án “Tổ chức các hoạt động nhân ngày Quốc tế Hạnh
phúc 20/3 hàng năm”. Điều đó thể hiện mục tiêu và quyết tâm xây dựng xã hội
hạnh phúc của Đảng và Nhà nước ta.
Trong lĩnh vực giáo dục, từ năm 2017 TS.KimGwangJo, Giám đốc
UNESCO khu vực tại Bangkok (Thái Lan) đã nghiên cứu và xây dựng dự án mơ
hình “Trường học hạnh phúc” nhằm kêu gọi sự thay đổi cơ bản hệ thống giáo
duc các quốc gia theo hướng đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Ở Việt Nam, tháng 4/2018, mơ hình “Trường học hạnh phúc” được thí điểm ở
một số trường học ở Huế và đến nay đang được triển khai tại các trường học trên
cả nước. Ngày 22/4/2019 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Quang Nhạ
chủ trì lễ phát động “Triển khai kế hoạch nâng cao ứng xử sư phạm, đạo đức
nhà giáo vì một trường học hạnh phúc”. Bắt đầu từ năm học 2019, Bộ Giáo dục
và Đào tạo đã phát động phong trào “Trường học hạnh phúc” (giai đoạn 2019 –
2021) trong toàn ngành Giáo dục. Trên kênh truyền hình quốc gia VTV7 phát
sóng chương trình “Thầy cơ chúng ta đã thay đổi”, “Hiệu trưởng thay đổi vì
một trường học hạnh phúc” đã lan tỏa và được nhiều người hưởng ứng. Hiện
nay Trường học hạnh phúc đã trở thành nhu cầu, mong muốn của nhiều giáo
viên, học sinh, phụ huynh và nhiều nhà trường trên phạm vi cả nước. Tất cả các
nhà trường đều đang nỗ lực trong việc xây dựng mối quan hệ trong lớp học,
quan tâm nhiều hơn đến cảm xúc học trị, xây dựng mơi trường học tập an tồn,
u thương, tơn trọng, hợp tác để góp phần xây dựng trường học hạnh phúc.
Đến thời điểm này, khái niệm Trường học hạnh phúc, Lớp học hạnh phúc
không phải là mới nhưng làm thế nào để xây dựng được Trường học hạnh phúc,
Lớp học hạnh phúc thì mới chỉ là bước đầu. Xây dựng Trường học hạnh phúc là
giấc mơ lớn và nó sẽ được xây dựng từ những viên gạch nhỏ. Đó là từ sự thay
đổi của giáo viên, mỗi giáo viên thay đổi để mình hạnh phúc và lan tỏa hạnh
phúc cho học sinh thì sẽ có những tiết học hạnh phúc, lớp học hạnh phúc và
trường học hạnh phúc.
Bản thân tôi, hơn 15 năm trong nghề, trước khi xem chương trình “Thầy
cơ chúng ta đã thay đổi” tôi đã nghĩ những biện pháp giáo dục và dạy học mình
1
áp dụng cho học sinh là đúng. Thế nhưng sau khi xem chương trình, tơi đã rất
băn khoăn, trăn trở và thấy mình phải thay đổi, phải lắng nghe và quan tâm
nhiều hơn đến cảm xúc của học trò. Bắt đầu từ năm học 2019 – 2020 khi đang là
giáo viên trường THPT Triệu Sơn 3 tôi đã tiến hành xây dựng tiết sinh hoạt cuối
tuần hạnh phúc được thể hiện trong SKKN “Một số giải pháp đổi mới tiết sinh
hoạt cuối tuần bằng mơ hình tiết học hạnh phúc ở lớp 11E35 – Trường THPT
Triệu Sơn 3”. Từ năm 2020 – 2021 khi chuyển về trường THPT Triệu Sơn 2 tơi
vẫn tiếp tục trên hành trình thay đổi, tìm kiếm giải pháp đổi mới giảng dạy, giáo
dục nhằm mang lại hạnh phúc cho học sinh. Năm học 2021 – 2022, tôi đã tiến
hành đồng bộ các giải pháp, không chỉ là tiết sinh hoạt cuối tuần mà sinh hoạt 15
phút đầu giờ, trong các tiết học và cả ngoài không gian lớp học với mong muốn
học sinh của tôi được hạnh phúc. Kết quả sau một năm thử nghiệm ở lớp chủ
nhiệm 11A3K52, tôi thấy đã đạt được những hiệu quả rõ rệt. Học sinh lớp tơi
thích thú khi được đến trường, đến lớp. Lớp học trở thành gia đình thứ hai của
các em. Mỗi ngày đến trường đối với các em, đối với cô giáo chủ nhiệm là một
ngày vui, một ngày hạnh phúc, một ngày ý nghĩa. Khơng những thế, thành tích
học tập và xếp hạng thi đua của lớp có những tiến bộ vượt bậc. Vì những lí do
trên, tơi chọn đề tài “Một số giải pháp xây dựng Lớp học hạnh phúc ở lớp
11A3K52 - Trường THPT Triệu Sơn 2” làm sáng kiến kinh nghiệm của mình
trong năm học 2021 – 2022.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Xây dựng lớp học hạnh phúc. Lớp học là nơi học sinh được u thương,
an tồn, tơn trọng, được hiểu và có giá trị. Là nơi các em muốn đến và mỗi ngày
đến lớp, đến trường là một ngày vui.
- Tạo mối quan hệ gần gũi, thân thiết giữa học sinh – học sinh, học sinh –
giáo viên. Lớp học thành một tập thể đồn kết, vững mạnh.
- Hình thành và phát triển kĩ năng sống cho học sinh. Các em biết yêu
thương, chia sẻ, nhân ái, năng động và sáng tạo. Góp phần bồi dưỡng những
cơng dân có ích cho xã hội.
- Xây dựng tập thể có tính kỉ luật tích cực, hạn chế những hành vi vi phạm
đạo đức, nội quy của trường, lớp.
- Những cảm xúc tích cực giúp các em tiếp thu kiến thức, học tập sôi nổi,
vui vẻ, hiệu quả.
- Xây dựng lớp học hạnh phúc là nền tảng, cơ sở để tạo nên trường học
hạnh phúc.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu thực trạng tâm lí học sinh và các giải pháp xây dựng
lớp học hạnh phúc ở lớp 11A3K52 – Trường THPT Triệu Sơn 2.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: các văn bản tài liệu và khái niệm liên
quan đến đề tài.
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin
2
- Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp thống kê và xử lí số liệu.
- Phương pháp so sánh
1.5. Điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
Sáng kiến kinh nghiệm được phát triển từ đề tài: “Một số giải pháp đổi
mới tiết sinh hoạt cuối tuần bằng mơ hình tiết học hạnh phúc ở lớp 11E35 –
Trường THPT Triệu Sơn 3” được thực hiện trong năm học 2019 – 2020. Tuy
nhiên, trong SKKN này, tôi không chỉ xây dựng Tiết sinh hoạt cuối tuần hạnh
phúc mà tôi tiến hành đồng bộ các giải pháp để xây dựng Lớp học hạnh phúc.
Đó là từ sự thay đổi của giáo viên đến những biện pháp xây dựng lớp học theo
mơ hình lớp học hạnh phúc, sự phối hợp với phụ huynh học sinh, giáo viên bộ
mơn, các đồn thể trong nhà trường và lồng ghép dạy học bộ môn.
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Hạnh phúc là điều mà hàng ngàn đời nay con người mong muốn đạt được.
Hạnh phúc là mục tiêu sống, mục tiêu hành động của bất cứ cá nhân nào trong
cuộc đời này. Ngày nay khi khoa học kĩ thuật phát triển, đời sống con người
được nâng cao thì nhu cầu hạnh phúc ngày càng được tăng lên. Vào đầu thập
niên thứ 2 của thế XXI, Liên Hợp Quốc kêu gọi các quốc gia cần coi hạnh phúc
là mục tiêu cơ bản của con người, là thước đo chính xác cho sự tiến bộ xã hội.
Hạnh phúc là một từ vay mượn từ tiếng Hán với hai thành tố có giá trị đẳng lập:
hạnh có nghĩa gốc là may mắn, phúc có nghĩa gốc là tốt lành. Hạnh phúc có
nghĩa là may mắn, tốt lành. Còn theo Từ điển Bách khoa “Hạnh phúc là một
trạng thái cảm xúc của con người khi được thỏa mãn nhu cầu nào đó mang tính
trừu tượng. Hạnh phúc là một cảm xúc bậc cao, được cho rằng chỉ có ở lồi
người, nó mang tính nhân bản sâu sắc và thường chịu tác động của lí trí”.
Đối với ngành Giáo dục, hạnh phúc có một vai trị quan trọng. Vì mục
tiêu của giáo dục là đào tạo con người cho xã hội. Giáo dục đào tạo được những
con người hạnh phúc, biết trân trọng hạnh phúc và truyền cảm hứng hạnh phúc
cho người khác thì sẽ có một xã hội hạnh phúc. Để làm được điều đó, thế giới
nói chung và Việt Nam nói riêng đã và đang xây dựng mơ hình Trường học
hạnh phúc. Mơ hình Trường học hạnh phúc lấy cảm hứng từ mơ hình Happy
School của UNESCO (Tổ chức Giáo dục khoa học và văn hóa của Liên hợp
quốc). Theo đó, UNESCO xác định 22 tiêu chí để tạo ra những gì họ xem là
Trường học hạnh phúc. 22 tiêu chí này xoay quanh 3 chữ P. Chữ P đầu tiên là
People (con người), gồm các tiêu chí: tình bạn và các mối quan hệ trong cộng
đồng nhà trường, thái độ tích cực của giáo viên, tôn trọng sự đa dạng và khác
biệt của các cá nhân, sự tích cực và hợp tác giữa các thành viên trong nhà
trường, điều kiện làm việc của giáo viên, kỹ năng và năng lực của giáo viên.
Chữ P thứ 2 là Process (Hệ thống), bao gồm các yếu tố như: khối lượng công
việc hợp lý và công bằng, tinh thần hợp tác và làm việc nhóm, phương pháp
giảng dạy và học tập hấp dẫn, học tập tự do, sáng tạo. Chữ P thứ ba là Place
3
(Môi trường), bao gồm các yếu tố như: môi trường học tập thân thiện, an tồn,
khơng gian xanh…[4].
Bàn đến khái niệm Trường học hạnh phúc, ở Việt Nam hiện nay khái
niệm này cịn chưa thống nhất, chưa có một cơng trình nào nghiên cứu, chủ yếu
dựa trên phát biểu của các chuyên gia, nhà giáo dục. Có một số tác giả đã đưa ra
định nghĩa về trường học hạnh phúc. Trong số đó phải kể đến Bộ trưởng Bộ
GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ. Ngày 22 - 4 - 2019, Bộ GD - ĐT đã tổ chức lễ phát
động Triển khai Kế hoạch nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà
giáo vì một trường học hạnh phúc, tại đây, Bộ trưởng Bộ GD - ĐT Phùng Xuân
Nhạ đã nêu ra 3 yếu tố cốt lõi trong một trường học hạnh phúc, đó là: u
thương, an tồn và tơn trọng. Theo ơng, đây cũng chính là nhu cầu tự thân, là
động lực để các thành viên trong nhà trường phấn đấu thực hiện. Còn theo Giáo
sư Hà Vĩnh Thọ (Nguyên Giám đốc Trung tâm Tổng hạnh phúc Quốc gia
Bhutan) đã nói: “Có thể hiểu, THHP là nơi khơng có bạo lực học đường, khơng
có hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo, khơng có những hành xử xúc phạm danh
dự, nhân phẩm, tính mạng nhà giáo và học sinh. THHP là nơi để thầy cơ và các
em học sinh có cơ hội gần gũi, giao tiếp với nhau thông qua sự sẻ chia, thấu
cảm và yêu thương; cũng là mái nhà chung, ở đó mỗi ngày đến trường là một
niềm hạnh phúc. Đôi khi hạnh phúc cũng chỉ là những việc làm hữu ích thầm
lặng, những niềm vui nho nhỏ, những nụ cười, những ánh mắt thân thương”[2].
Mới đây, theo nghiên cứu của nhóm tác giả PGS TS Trần Thị Lệ Thu – Trường
ĐHSP Hà Nội, TS Phan Mai Hương – Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, PGS TS
Trần Thành Nam – ĐHQG Hà Nội thì Trường học hạnh phúc gồm 5 tiêu chí :
“Trường học hạnh phúc là nơi học sinh, thầy cô, cán bộ và nhân viên của nhà
trường được u thương, được tơn trọng, được an tồn, được hiểu, được có giá
trị” [6]. Như vậy so với quan niệm trước đó thì Trường học hạnh phúc đến thời
điểm này thêm 2 yếu tố mới là: được hiểu và được có giá trị.
Về tiêu chí xây dựng Trường học hạnh phúc, theo TS Nguyễn Ngọc Ân,
Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam, trong các buổi tập huấn chuyên đề
“Thay đổi vì một trường học hạnh phúc”, đã chia sẻ những điều cốt lõi trong các
tiêu chí như sau:
Tiêu chí u thương: Đó là sự quan tâm. Thầy, cơ quan tâm đến đồng
nghiệp, quan tâm đến học trị và học sinh quan tâm đến nhau. Nếu thiếu sự quan
tâm, chỉ làm việc theo trách nhiệm, thờ ơ, vô cảm thì chúng ta khơng hạnh phúc
được. Đó cịn là sự chia sẻ, tin tưởng lẫn nhau, Hỗ trợ về tinh thần bằng sự chia
sẻ và hỗ trợ về vật chất bằng sự giúp đỡ. Và là sự bao dung, khơng ai có thể
hồn hảo, khơng ai tránh khỏi sai lầm nhưng khi đã có sự bao dung thì mọi việc
sẽ được nhìn nhận rất nhẹ nhàng.
Tiêu chí an tồn: Trong trường học phải an toàn về thể chất và tinh thần.
Giáo viên và học sinh phải được bảo vệ, khơng có sự xúc phạm về thể xác và
tinh thần mỗi khi đến trường cũng như là về nhà.
4
Tiêu chí tơn trọng: Cần tơn trọng sự khác biệt bởi chính sự khác biệt ấy
mới tạo nên sự đa dạng về văn hóa và đổi mới. Tơn trọng sự khác biệt, trước hết
là không áp đặt, đem giá trị của một vài cá nhân, áp đặt cho cái chung.
Tiêu chí được hiểu: Là thái độ, hành vi của Ban giám hiệu với giáo viên,
giáo viên với đồng nghiệp, giáo viên với học sinh: Hiểu và thơng cảm hồn
cảnh, khó khăn của nhau trên cơ sở đó ban giám hiệu và giáo viên quan tâm,
giúp đỡ tạo điều kiện tốt cho giáo viên thể hiện hết khả năng trong công việc.
Khi có sự chia sẻ, thấu hiểu thì tập thể giáo viên sẽ chung vai gánh vác với ban
giám hiệu trong mọi công việc. Đối với học sinh, giúp cho học sinh cảm thấy
được hiểu là: Luôn lắng nghe học sinh, tạo điều kiện cho học sinh diễn đạt ý
nghĩ và bộc lộ cảm xúc.
Tiêu chí được có giá trị: Ban giám hiệu luôn phải tạo ra động lực cho giáo
viên khi làm việc, làm cho giáo viên hạnh phúc với cơng việc của mình và thích
việc mình đang làm, cơng nhận sự cống hiến của họ, từ đó giáo viên mới có
nhiệt huyết để giảm áp lực trong cơng việc. Đối với học sinh: Là thái độ, hành vi
của giáo viên để học sinh thấy có giá trị, biểu hiện cụ thể: Tạo điều kiện cho học
sinh bộc lộ khả năng của mình, hưởng ứng các ý tưởng hợp lý của học sinh...
[3].
Trường học hạnh phúc được xây dựng từ những tiết học hạnh phúc, lớp học
hạnh phúc. Về cơ bản lớp học hạnh phúc được xây dựng trên những tiêu chí của
trường học hạnh phúc. Trường học mà các thầy cô, học sinh và các lớp học vui
vẻ, hạnh phúc thì trường đó sẽ được hạnh phúc. Nói như TS. Nguyễn Tùng Lâm
(Chủ tịch hội tâm lí giáo dục Hà Nội): “Chúng ta cần xây dựng những lớp học
hạnh phúc, trường học hạnh phúc để giáo viên và học sinh đều cảm thấy thoải
mái, vui vẻ, hứng thú trong dạy – học”.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Nhà tâm lí học nổi tiếng người Mĩ Abraham Maslow từng khẳng định
“Nhà trường tồn tại để thỏa mãn nhu cầu cá nhân người học chứ không phải để
mang lại cho họ sự sợ hãi”. Chúng ta đang trên hành trình xây dựng Trường học
hạnh phúc, trường học sẽ là nơi mà mọi người được u thương, an tồn, tơn
trọng, được hiểu và được có giá trị. Thế nhưng trong thực tế giáo dục vẫn cịn
tồn tại những mặt trái. Đó là thực trạng một cô giáo ở trường THCS tại Hà Nội
bắt học sinh lớp 9 quỳ gối trước lớp. Tháng 11/ 2018 một giáo viên ở Quảng
Bình yêu cầu 23 bạn cùng lớp tát vào má em nói tục, mỗi em 10 cái. Một giáo
viên dạy lớp 2 ở Hà Nội lại yêu cầu học sinh tát vào bạn gây ồn ào trong lớp 50
cái, đến cái thứ 20 học sinh bật khóc vì đau đớn thì cơ mới cho dừng lại. Đó chỉ
là một số ví dụ tiêu biểu. Trường học mà vẫn cịn tồn tại những thực tế đó thì
liệu trường học có phải là nơi u thương, an tồn, liệu mỗi ngày đến trường với
học sinh có phải là một ngày vui?
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, Sở GD &ĐT đã tiến hành Khảo sát về một
số vấn đề học sinh đang gặp phải trong học tập được thực hiện từ ngày
20/12/2018 đến ngày 10/01/2019 và công bố kết quả tại Hội nghị định hướng
nghiệp vụ công tác xã hội trong trường học chiều 17/01/2019. Sở đã tiến hành
khảo sát tại 150 cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố gồm 74 trường THPT, 34
5
trường THCS, 8 trường tiểu học và 34 cơ sở giáo dục khác (gồm trường mầm
non, tư thục, trung cấp, cao đẳng). Kết quả là: 7,8% học sinh bỏ học; 21,1% học
sinh có nguy cơ bỏ học; 31% học sinh có nguy cơ bị căng thẳng, stress. Đáng
nói, có đến 53,8% học sinh khơng có động lực học tập [7]. Đây là một hồi
chuông cảnh tỉnh cũng như sự thúc dục ngành giáo dục phải đổi mới, phải quan
tâm đến cảm xúc của học sinh để các em muốn đến trường, muốn được học và
sáng tạo.
Perter Kline – Giáo sư của Đại học Baylor cho rằng: “Hãy nên nhớ: Học
tập thật sự hiệu quả khi nó thực sự là sự vui thích”. Điều đó có nghĩa là cảm xúc
có vai trị quan trọng, chi phối đến q trình học tập của học sinh. Giáo sư
Joseph A Durlak (Mỹ) cũng đã phân tích dựa trên 213 nghiên cứu liên quan tới
270.000 học sinh. Khảo sát này cũng chỉ ra khi được trang bị kiến thức, kỹ năng
phát triển cảm xúc xã hội, khoảng 27% học sinh cải thiện thành tích học tập; hơn
57% chinh phục được các cấp độ kỹ năng; khoảng 24% cải thiện hành vi xã hội,
có mức độ phiền muộn thấp hơn; 23% có cải thiện thái độ và hơn 22% cho thấy
ít có vấn đề về hạnh kiểm hơn. Không chỉ tác động trước mắt, việc phát triển kỹ
năng, cảm xúc xã hội cịn ảnh hưởng tích cực đến cuộc sống trưởng thành của
trẻ. Theo dữ liệu khảo sát trong gần 20 năm của Dự án Fast Track, các nhà
nghiên cứu nhận thấy trẻ mẫu giáo đạt điểm năng lực xã hội cao hơn sẽ có khả
năng lấy được bằng đại học cao hơn; nhiều khả năng lấy bằng tốt nghiệp trung
học và có cơng việc ở tuổi 25 hơn. Mới đây, tổ chức McGraw Hill cũng thực
hiện khảo sát với hơn 700 nhà giáo dục, phụ huynh... và cho thấy trên 96% số
người tham gia đồng ý việc phát triển cảm xúc xã hội ở trường học là rất quan
trọng [8].
Hưởng ứng phong trào xây dựng “Trường học hạnh phúc” do Bộ Giáo
dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa phát động, từ năm học 2020
– 2021, 2021 - 2022, Trường THPT Triệu Sơn 2 phát động phong trào xây
dựng: Tiết học hạnh phúc, Lớp học hạnh phúc, Trường học hạnh phúc và kêu
gọi Thầy cơ thay đổi vì trường học hạnh phúc. Phong trào được cán bộ, giáo
viên, phụ huynh và học sinh hưởng ứng nhiệt tình. Năm học 2020 – 2021 tôi
được giao chủ nhiệm lớp 10A3K52. Đây là lớp khối C, số nữ là 29/44 học sinh,
chiếm 66%. Phần lớn các em ngoan, chăm chỉ học tập. Tuy nhiên, do đặc điểm
học sinh khối C và chất lượng đầu vào của lớp khối C hiện nay thấp nên các em
học tập thụ động, số lượng học sinh phát biểu, xây dựng bài ít, các hoạt động
phong trào của lớp, của trường các em chưa tự chủ, nhiệt tình, hăng hái tham
gia. Đến cuối năm lớp 10, tuy đã có những tiến bộ nhưng các em vẫn chưa thật
sự sôi nổi, năng động và sáng tạo. Tinh thần tự giác, đoàn kết, yêu thương giữa
các thành viên trong lớp học chưa cao. Đến đầu năm lớp 11, tôi đã tiến hành một
cuộc khảo sát bằng phiếu. Kết quả thu được như sau:
Lưu ý: Nội dung phiếu điều tra được trình bày ở phụ lục 1. Phiếu điều tra
không yêu cầu ghi tên người được điều tra để đảm bảo tính khách quan.
6
Bảng 1
Lớp
Sĩ số
Cảm nhận của em khi học ở lớp, trường
Hạnh phúc
11A3K52
Bình thường
Khơng hạnh
phúc
44
Số
lượng
%
Số
lượng
%
Số
lượng
%
15
34,1
26
59,1
03
6,8
Bảng 2
Lớp
Sĩ số
Em có muốn xây dựng Lớp học hạnh phúc khơng?
Có
11A3K52
44
Khơng
Số lượng
%
Số lượng
%
35
79,5
09
20,5
Bảng 3
Bảng xếp loại học lực, hạnh kiểm lớp 10A3K52
Lớp
Sĩ
số
10A3
K52
44
Học lực
Giỏi
%
Khá
%
TB
%
Yếu
01
2,3
29
65,9
14
31,8
0
Lớp
Sĩ số
10A3
K52
44
%
Kém
%
0
Hạnh kiểm
Tốt
%
Khá
%
TB
%
Yếu
%
39
88,4
05
11,6
0
0
0
0
Kết quả khảo sát này cũng chính là động lực để tơi thay đổi phương pháp
giảng dạy và giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm. Đầu năm học 2021 – 2022, tôi đã
quyết định xây dựng lớp 11A3K52 trở thành Lớp học hạnh phúc. Qua một năm
học, tơi thấy đã có được nhiều thay đổi thú vị. Bản thân tôi – Giáo viên chủ
nhiệm thoải mái, hạnh phúc mỗi khi đến lớp. Học sinh của lớp tôi vui vẻ, rạng
rỡ, lớp học đoàn kết và kết quả học tập, rèn luyện của các em đươc tăng lên rõ
rệt.
2.3. Các giải pháp được áp dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Giáo viên chủ nhiệm là người truyền lửa hạnh phúc cho học sinh
William A.Wrard – nhà giáo dục người Mĩ từng nói: “Người thầy trung
bình chỉ biết nói, người thầy giỏi biết giải thích, người thầy xuất chúng biết
minh họa, người thầy vĩ đại biết truyền cảm hứng”. Là giáo viên, ngoài việc
7
truyền thụ kiến thức cho học sinh thì việc lan truyền cảm hứng, khơi dậy ở các
em niềm đam mê, sự sáng tạo là điều rất quan trọng. Đặc biệt là giáo viên chủ
nhiệm, được coi là người cha, người mẹ thứ hai của các em, là người không chỉ
giảng dạy mà quản lí nề nếp, học tập, hướng nghiệp...; là cầu nối giữa nhà
trường và phụ huynh trong việc giáo dục học sinh. Giáo viên chủ nhiệm có
nhiều thời gian gần gũi và có ảnh hưởng nhiều đến học sinh. Tác phong, đạo
đức, lối sống và cảm hứng của giáo viên sẽ tác động tích cực đến đạo đức, lối
sống của các em. Vì vậy, tơi đã quyết định thay đổi theo tinh thần của chương
trình “Thầy cơ chúng ta đã thay đổi” để truyền cảm hứng tích cực đến cho học
sinh. Bởi lẽ, tôi quan niệm: một giáo viên chủ nhiệm hạnh phúc sẽ tạo ra một
lớp học hạnh phúc.
Đầu tiên, tôi là người hạnh phúc và truyền cảm hứng, lan tỏa niềm vui,
hạnh phúc cho học sinh. “Mỗi giáo viên phải là người truyền cảm hứng hành
động , người thắp lửa chứ không phải đổ đầy. Cách tốt nhất để mạng lại hạnh
phúc cho người khác là chính mình hạnh phúc” (TS Trần Khánh Ngọc, ĐHSP
Hà Nội, Thành viên sáng lập chương trình Dạy học tích cực). Vì vậy, khi đến lớp
tơi ln tự tin, vui vẻ. Vào buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ hoặc đầu các tiết học
tôi luôn tươi cười, thoải mái và yêu cầu học sinh của mình cũng thế. Hãy vui,
cười để chào đón thầy cơ. Cả hai thoải mái thì tiết học mới vui vẻ, hạnh phúc và
hiệu quả.
Mặt khác, tôi luôn thân thiện, gần gũi với học sinh. Tôi chủ động trong
việc tiếp cận học sinh, để các em không cịn cảm thấy xa lạ và khoảng cách với
cơ giáo chủ nhiệm. Tôi thường xuyên gặp riêng học sinh để trao đổi, nhất là
những học sinh có hồn cảnh gia đình đặc biệt, học sinh vi phạm nề nếp, học
sinh học tập chưa tốt. Tơi đóng vai trị như một người bạn, sẵn sàng chia sẻ với
các em, có thể trực tiếp trên lớp hoặc qua tin nhắn, Zalo, Facebook. Tơi tìm hiểu
ngun nhân, chỉ ra cho các em cách khắc phục để các em vượt qua khó khăn và
vươn lên. Ngoài những giờ học, trong những giờ ra chơi hay sau buổi học cơ trị
lại có những khoảng thời gian ngồi bên nhau để tâm sự, trò chuyện. Những lúc
như thế sẽ giúp tơi hiểu học trị của mình hơn. Thấu hiểu tính cách, hồn cảnh
của các em sẽ thuận tiện cho việc dạy học, giáo dục học sinh. Đồng thời, tình
cảm cơ trị gần gũi, thân thiết. Các em coi tơi như người mẹ thứ hai của mình để
sẻ chia. Có một giáo viên chủ nhiệm tâm lí (nhất là học sinh khối C) là điều
hạnh phúc đối với các em. Các em muốn được đến lớp, đến trường và bản thân
tôi cũng thấy vui vẻ, hạnh phúc.
Đồng thời, đối với giáo viên chủ nhiệm điều hết sức quan trọng là phải
biết kiềm chế cảm xúc. Bởi vì, giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp quản lí,
giáo dục đạo đức học sinh, chịu trách nhiệm trước nhà trường về nề nếp của học
sinh, của lớp. Hơn nữa, khơng phải lúc nào các em cũng ngoan ngỗn, chấp
hành đúng nội quy. Những trường hợp học sinh vi phạm hoặc có hành vi ứng xử
khơng tốt bản thân tơi cũng có lúc nóng giận nhưng tơi tự dặn lịng mình là phải
kiềm chế và nhanh chóng chuyển hóa cảm xúc để khơng ảnh hưởng đến mình và
các em học sinh khác. Tôi luôn tâm niệm coi học sinh như con và các em đang ở
độ tuổi mới lớn không tránh khỏi những nông nổi, vụng về nên hãy khoan dung,
8
độ lượng, cho các em cơ hội để thay đổi, các em sẽ thấm, ngấm nhiều, lâu hơn,
còn quát nạt hoặc hình phạt chỉ mang lại hiệu quả tức thời. Tôi thấy làm như vậy
bản thân thoải mái và học sinh nể phục cơ nhiều hơn.
Ngồi ra, để khích lệ học sinh, tơi ln có mặt, tham gia và hưởng ứng
nhiệt tình các hoạt động của các em. Tơi đóng vai trò là người bạn, là đạo diễn,
là huấn luyện viên trong các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao của
các em. Nhân dịp 20/11, nhà trường tổ chức cuộc thi vẽ báo bảng và thuyết trình
với chủ đề “Tôn sư trọng đạo”, tôi cùng các em lên kế hoạch vẽ bảng, duyệt bài
thuyết trình, tham gia quay video. Chào mừng ngày thành lập Đoàn thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh 26/3, Đồn trường tổ chức hội thi kéo co, hình ảnh cơ
giáo chủ nhiệm hị hét, chạy theo chiều kéo của các em đã tiếp thêm năng lượng
cho các em rất nhiều. Trong những lần nhà trường tổ chức văn nghệ, tôi tham
gia tập luyện cùng các em. Khi các em lên sân khấu biểu diễn, tơi đồng hành
cùng các em ngay bên cánh gà, cịn nếu không cũng là những cái vẫy tay ở dưới
sân khấu để cổ động, kêu gọi cổ động. Kể cả những buổi lao động tập thể, tôi
không phải là một cô giáo đứng để chỉ đạo nữa mà tôi xắn tay vào lao động cùng
các em. Những lúc hô hào, hị hét hết mình cùng học sinh tơi thấy vui, hạnh
phúc và thấy mình trẻ lại. Học sinh lớp tơi thích thú, tự hào vì các em được cơ
chủ nhiệm quan tâm, yêu thương.
2.3.2. Xây dựng tập thể biết yêu thương, đoàn kết, vững mạnh
Muốn xây dựng được một lớp học hạnh phúc thì lớp đó phải có được
những nền tảng bước đầu. Đó là các thành viên phải biết quan tâm, yêu thương,
gắn kết với nhau như các thành viên trong một gia đình. Lớp đó có các học sinh
ln có sự cố gắng vươn lên trong học tập, rèn luyện, giúp nhau cùng tiến bộ. Là
nơi các em được thầy cô yêu thương, tôn trọng và các em q mến, kính trọng
thầy cơ, bạn bè, mái trường. Lớp học là nơi có những trải nghiệm thú vị , là nơi
lưu giữ những kỉ niệm đẹp của tuổi học trị. Để đạt được điều đó, tơi đã tiến
hành những giải pháp cụ thể.
Một là, muốn nuôi dưỡng, nảy sinh những cảm xúc tích cực, vui vẻ thì
khơng gian lớp học phải ln sạch sẽ, thống mát. Tơi u cầu các em trực nhật
phải làm sạch, xếp bàn ghế gọn gàng, ngăn nắp. Các em không được vứt rác, túi
đựng đồ ăn ra lớp. Hàng tuần cả lớp sẽ tổng dọn vệ sinh, lau chùi bàn ghế, quạt,
cửa. Tôi cho trồng chậu cây xanh ở đầu lớp và chậu cây trên bàn giáo viên vừa
là thẩm mĩ, vừa để lớp xanh, mát hơn.
Hai là, xây dựng tập thể lớp yêu thương, đồn kết. Đây là điều khơng hề
đơn giản. Vì tâm lí lứa tuổi, các em đang ở tuổi trưởng thành, muốn thể hiện cái
tơi, tiếng nói, cá tính của mình. Hơn nữa, một lớp khối C nhiều nữ, những hiện
tượng như: đánh nhau, bỏ học, bỏ tiết, nghiện game ít xảy ra, còn những chuyện
như: xích mích, ghen tị trong học hành, yêu đương lại diễn ra nhiều. Vì vậy để
ơn hịa được, trước tiên tơi chọn lớp trưởng là học sinh nam, em có bản lĩnh, có
tiếng nói và biết quán xuyến mọi việc. Trong lớp tôi cho các em ngồi xen kẽ
nam, nữ, một số bạn cá tính thậm chí ương bướng ngồi với những em hiền lành,
ít nói để dung hịa. Khi phát hiện trong lớp có những hiểu lầm, tơi gặp gỡ riêng
từng em để nghe các em chia sẻ, tìm hiểu nguyên nhân và khuyên răn các em
9
hợp tình, hợp lí. Với những vấn đề lớn hơn như chia bè phái, a rua lẫn nhau để
ảnh hưởng đến lớp học, tinh thần tập thể, tôi cho họp lớp, lấy phiếu kín, sau đó
mới đưa ra giải pháp. Tơi xác định mình phải là vị bao cơng, phải giải quyết
đúng mực, khéo léo, hợp tình, hợp lí để các em tin tưởng nghe theo. Ngoài ra để
củng cố mối đoàn kết, yêu thương lẫn nhau giữa học sinh với học sinh, giáo viên
với học sinh ngoài những buổi học trên lớp, những cuộc trị chuyện của cơ trị,
tơi tăng cường cho các em những buổi sinh hoạt tập thể ngồi khơng gian lớp
học. Đó là:
Tổ chức đi thăm hỏi, động viên kịp thời những bạn trong lớp ốm đau,
thăm hỏi các gia đình có bố mẹ ốm đau, bệnh tật để động viên và gắn kết các
thành viên trong lớp.
Cơ trị đến thăm nhà những bạn ở xa nhất là những bạn học sinh dân tộc,
vùng núi ở Như Thanh, những em học sinh khuyết tật để các em hiểu, đồng cảm
và biết chia sẻ với nhau trong cuộc sống.
Xây dựng những nhóm học sinh hỗ trợ những bạn có hồn cảnh khó khăn.
Những nhóm này thường là những em học sinh gần nhà nhau. Nếu các em gặp
khó khăn thì những bạn cịn lại sẽ đến chia sẻ bằng vật chất, tinh thần, cơng sức
lao động. Ví dụ: em Đinh Thị Hồng, mẹ mất do bệnh hiểm nghèo, một mình bố
vừa làm ruộng, vừa phụ hồ để ni ba chị em ăn học. Hằng ngày ngồi việc đi
học, là chị cả, Hồng phải quán xuyến mọi việc nhà. Vì vậy, trong những ngày
mùa, các bạn ở gần sẽ đến để làm việc giúp Hồng. Em Nguyễn Thị Lệ, khơng có
bố, mẹ đi làm ăn trong miền Nam, em ở với ơng ngoại nhưng ơng đã mất năm
ngối. Dịp tết vừa rồi do covid 19 mẹ em không về được, các bạn trong lớp thay
phiên nhau đến nhà Lệ. Em Tâm ở Xuân Du, do nhà trồng được hoa đào đã xin
bố mẹ tặng bạn một cây để cho nhà bạn có khơng khí tết. Với những sự chia sẻ
như vậy, tơi thấy học sinh của mình ngày càng hiểu chuyện, trưởng thành hơn
rất nhiều. Các em biết quý trọng bạn bè, chia sẻ khó khăn với bạn, biết đồn kết
để giúp nhau cùng tiến bộ.
Ba là, tơn trọng sự khác biệt của nhau. Các em đang ở tuổi trưởng thành
sẽ có những cá tính, sở thích, gu thẩm mĩ... khác nhau. Mỗi khi bạn có những
biểu hiện sai lệch, thái quá, tôi yêu cầu các em không được chê bai, giễu cợt và
phải biết cách góp ý riêng với bạn. Bản thân tôi cũng luôn tâm niệm là phải tôn
trọng học sinh, không bắt buộc các em làm theo ý của giáo viên. Tơi ln
khuyến khích các em thể hiện tài năng, cá tính, sở trường của bản thân. Một lớp
học mà các em được thoải mái, được sáng tạo, được thể hiện thì lớp học đó sẽ
vui vẻ, năng động. Nếu các em có những biểu hiện lệch lạc về ăn mặc, về lối
sống, về đạo đức...tơi gặp gỡ riêng các em, nghe các em nói và khun răn hợp
lí để các em có hướng điều chỉnh phù hợp.
Bốn là, lớp có phong trào học tập tốt và khơng khí học tập sơi nổi. Một
khi lớp học vui vẻ thì sẽ truyền cảm hứng học tập cho học sinh. Bởi lẽ,“Biết mà
học khơng bằng thích mà học, thích mà học khơng bằng vui say mà học”(Khổng
Tử). Muốn vậy, ngay từ đầu năm học tôi đã khởi xướng các phong trào học tập.
Đó là xây dựng những nhóm học tập. Những nhóm học tập bao gồm:
10
Nhóm theo bộ mơn: những em học tốt kết hợp với các em học chưa tốt
trong mơn đó để hỗ trợ nhau.
Nhóm của những học sinh gần nhà nhau. Nhóm này sẽ bao gồm các em
học sinh ở trong cùng thôn hoặc xã. Các em vừa hỗ trợ nhau trong cơng việc gia
đình, vừa giúp nhau trong học tập.
Trong năm học vừa rồi, do dịch bệnh Covid phức tạp, có những thời điểm
học sinh phải nghỉ học, bên cạnh việc học online theo thời khóa biểu của nhà
trường, tơi cịn cho học sinh hình thành các nhóm học tập qua zoom để giáo viên
hỗ trợ học sinh và học sinh hỗ trợ lẫn nhau.
Để khích lệ và kích thích hiệu quả của các nhóm học tập, cuối kì và cuối
năm học, sau khi có kết quả học tập của học sinh, giáo viên sẽ trao quà cho
nhóm đạt hiệu quả tốt nhất. Hiệu quả thể hiện ở những em học tốt là đạt kết quả
cao và những em học chưa tốt thì đã có sự tiến bộ rõ rệt so với học kì trước, năm
học trước.
2.3.3. Sử dụng biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực
Lớp học hạnh phúc được xây dựng trên nền tảng của sự yêu thương, thân
thiện, vui vẻ. Bên cạnh đó cần có sự tơn trọng, an tồn, thấu hiểu lẫn nhau. Hạnh
phúc đó cần phải được đặt trong khn khổ, có nề nếp, kỉ luật. Muốn vậy, phải
xây dựng các biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực. Giáo dục kỉ luật tích cực đó là
“Không phải là một động từ, mà là một danh từ, tính từ” (TS Nguyễn Ngọc
Ân). Kỉ luật khơng nghiêng về thực hiện các hình phạt mà là tạo ra một lớp học
bằng những học sinh có nề nếp, có ý thức kỉ luật. Nhiều học sinh không vi phạm
nề nếp, nội quy trường, lớp thì sẽ khơng có những sai phạm, không phải dùng
những biện pháp kỉ luật. Muốn làm được điều đó, tơi đã tiến hành những giải
pháp sau:
Thứ nhất là xây dựng nội quy lớp học. Trên cơ sở nội quy của nhà trường,
tôi cho tiến hành xây dựng nội quy lớp học phù hợp với đặc điểm, tình hình
trong lớp. Nội quy lớp sẽ do cả lớp họp, tổ chức xây dựng vào đầu năm học và
thực hiện trong cả năm. Tôi cho các em được tự xây dựng nội quy để các em
thấy mình có trách nhiệm với tập thể, được coi trọng, được có giá trị. Và cũng là
để các em tự răn mình khơng vi phạm. Nếu có bị vi phạm cũng tự giác thực hiện
vì quy định là do chính mình đề ra. Trong nội quy lớp tôi định hướng cho các
em không phạt bằng vật chất, không thực hiện luôn những hình phạt quá nặng
mà tiến hành từng bước để giáo dục.
Tơi hướng dẫn các em chia lỗi thành 2 hình thức phạt. Các lỗi nhẹ như: đi
học muộn, quên đồng phục, phù hiệu, nói chuyện riêng trong giờ học, trực nhật
bẩn...nếu vi phạm nhiều lần cùng một lỗi hoặc các lỗi khác nhau thì mức phạt sẽ
là:
- Lần 1: Bị nhắc nhở, ghi lên bảng
- Lần 2: Phạt trực nhật
- Lần 3: Phạt lao động, dọn dẹp, chăm sóc khn viên cây của lớp được
phân công
- Lần 4: Thông báo về gia đình, mời phụ huynh lên gặp giáo viên
11
Đối với các lỗi nặng hơn như: Thường xuyên nghỉ học khơng lí do, bỏ
tiết, sử dụng điện thoại trong giờ học khi thầy cô không cho phép, vi phạm quy
chế thi, vi phạm an tồn giao thơng, làm hỏng tài sản của nhà trường, đánh nhau,
có lời lẽ xúc phạm thầy cơ, bạn bè ...thì các hình thức xử phạt đó là:
- Lần 1: Phạt lao động
- Lần 2: Thơng báo về gia đình, mời phụ huynh lên gặp giáo viên
- Lần 3: Đưa lên hội đồng kỉ luật của nhà trường
Trên thực tế, đây là những hình thức kỉ luật các em tự đưa ra, các em cũng
có vi phạm. Tuy nhiên, chủ yếu là những lỗi nhẹ nên chỉ cảnh cáo trước lớp,
phạt trực nhật và có một số em bị phạt lao động. Đối với những lỗi nặng do đặc
điểm lớp khối C, số lượng nữ nhiều các em hầu như không vi phạm. Nếu các em
vi phạm các lỗi thì đều tự giác thực hiện các hình thức kỉ luật, bởi vì đó là những
hình thức do chính các em đưa ra.
Bên cạnh đó, trong nội quy lớp học, ngồi các hình phạt đưa ra sẽ là các
phần thưởng. Nếu trong tuần hoặc trong học kì, năm học các em đạt được những
thành tích nổi bật thì các lỗi sẽ được bỏ qua. Ví dụ: Trong tuần nếu các em được
điểm miệng 9, 10, hoàn thành tốt trực nhật, lao động thì tương đương sẽ được
xóa một lỗi nhẹ. Trong học kì, năm học, nếu các em đạt được những thành tích
về học tập như: học sinh giỏi toàn diện, học sinh giỏi cấp trường, cấp tỉnh các
mơn văn hóa, thể dục thể thao, tham gia và đạt giải các hoạt đơng văn hóa, văn
nghệ, thể dục thể thao do nhà trường tổ chức thì sẽ được xóa 1 – 2 lỗi nặng hoặc
3 – 5 lỗi nhẹ. Tôi thấy biện pháp này rất hiệu quả. Một mặt vừa ngăn chặn các
em vi phạm quy định về nề nếp, mặt khác vừa khích lệ được các em cố gắng, nỗ
lực trong học tập, rèn luyện và rèn luyện ý chí phấn đấu ở học sinh.
Thứ hai là phát hiện, giải quyết tận gốc hành vi,vi phạm ở học sinh. Nếu
phát hiện học sinh vi phạm từ lần thứ 2 trở đi như thường xuyên nghỉ học vơ lí
do, đi muộn, ngủ gật trong giờ học...tơi gặp riêng các em để tìm hiểu nguyên
nhân, thân thiện với các em để các em thấy gần gũi và sẵn sàng sẻ chia. Sau khi
đã biết nguyên nhân, tôi định hướng cho các em cách khắc phục. Ví dụ: em
Qch Văn Tùng là bí thư chi đồn, em ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập và là
thành viên đội tuyển học sinh giỏi mơn Địa lí lớp 11. Thế nhưng đến cuối học kì
1 em học sa sút hẳn, ngồi trong lớp hay ngủ gật, thường xuyên dùng trộm điện
thoại, nghỉ học vơ lí do. Tơi gọi riêng em ra để tâm sự nhưng em vẫn chưa dám
nói thật với cô. Sau những buổi học tôi đã đi theo em rất nhiều lần, đến tận quán
điện tử để tìm hiểu. Thấy tôi, mặc dù biết rõ em chơi điện tử nhưng không la
mắng, không chửi bới mà vẫn ân cần theo sau em để khuyên bảo, em đã chủ
động khai thật với cơ giáo. Tơi cịn nhớ rất rõ câu nói đầu tiên của em là “Đến
hơm nay, em khơng thể để trong lòng được nữa, em ân hận, rối bời lắm cơ ơi”.
Sau đó, em khai là: do bị bạn bè lôi kéo chơi điện tử trên mạng, lúc đầu em
thắng nhưng sau đó bị thua nhiều. Em đã lấy tiền bố mẹ cho nộp học, vay tiền
các bạn và vay cả lãi ở ngoài để chơi điện tử. Tổng số nợ lên đến 17 triệu. Em
không biết phải làm sao. Lúc đó em đã khóc. Tơi đã khun bảo em và hứa sẽ
giúp em giải quyết nhưng em không được phép tái sai lầm. Tôi gặp riêng bố mẹ
em, nói rõ vấn đề. Lúc đầu nghe tin, bố mẹ em rất sốc nhưng sau khi tôi phân
12
tích, mặc dù hồn cảnh gia đình khó khăn nhưng bố mẹ đã đứng ra vay tiền để
trả nợ cho em. Cịn về phần tiền nộp học, tơi cho em nợ và nghỉ hè tơi sẽ giúp
em tìm việc làm thêm để em có tiền nộp học cho cơ giáo. Sau đó, tơi u cầu em
viết bản cam kết hứa với bố mẹ và cô sẽ thay đổi. Kết quả là đến cuối năm học
em thay đổi hẳn và kết quả học tập tiến bộ. Em được quay trở lại đội tuyển Địa
lí và hứa hẹn sẽ đạt kết quả cao trong kì thi học sinh giỏi lớp 12.
Thứ ba là khuyến khích, động viên kịp thời học sinh tiến bộ. Tôi kêu gọi
phụ huynh xây dựng quỹ khuyến học của lớp. Những gia đình có điều kiện, tơi
kêu gọi ủng hộ thêm. Ngồi ra tơi cịn kêu gọi ủng hộ từ giáo viên bộ môn. Quỹ
sẽ dùng để thưởng cho những học sinh đạt thành tích học tập nổi bật như: học
sinh giỏi toàn diện, học sinh giỏi cấp tỉnh, học sinh giỏi cấp trường. Thưởng cho
các em có hồn cảnh khó khăn vượt khó, vươn lên. Ngồi ra, tơi cịn khen
thưởng cho các em có sự tiến bộ trong học tập và rèn luyện, những em có sự
thay đổi từ chưa tốt trở nên tốt. Tôi tiến hành khen thưởng từ sự tiến bộ nhỏ nhất
của học sinh để các em thấy mình có giá trị, được hiểu, được tôn trọng. Nhiều
em đã thay đổi và tiến bộ từ sự khen thưởng ấy.
2.3.4. Xây dựng nội dung sinh hoạt 15 phút đầu giờ và tiết sinh hoạt
cuối tuần bằng mơ hình tiết học hạnh phúc
Một là, xây dựng nội dung sinh hoạt 15 phút đầu giờ
Trong những năm học trước, Đoàn thanh niên đưa ra các nội dung sinh
hoạt 15 phút đầu giờ như sau:
Thứ 2: Chào cờ toàn trường
Thứ 3,5: Chữa bài tập
Thứ 4,6: Hát bài hát về Đoàn, Đảng, Bác Hồ...
Thứ 7: Dọn bồn hoa lớp được phân công
Tuy nhiên, trong hai năm học 2020 – 2021, 2021 – 2022, do tình hình
dịch bệnh Covid 19 phức tạp, vì vậy đồn thanh niên đã giao cho từng lớp chủ
động nội dung sinh hoạt 15 phút đầu giờ cho phù hợp. Vì vậy, tơi đã cùng ban
cán sự lớp xây dựng nội dung sinh hoạt 15 phút đầu giờ linh hoạt, phù hợp với
hoàn cảnh thực tế và hiệu quả nhất. Phương châm của tôi là trong 15 phút đầu
giờ phải tạo ra khơng khí thật thoải mái, sảng khoái để các em chuẩn bị tinh thần
bước vào các tiết học. Nội dung sinh hoạt có thể linh hoạt tùy theo tình hình
thực tế nhất là diễn biến phức tạp của dịch Covid 19. Về cơ bản tôi đã cho xây
dựng nội dung sinh hoạt 15 phút đầu giờ như sau:
Thứ 2: Chào cờ
Thứ 3, 5: mở những bài hát về thầy cơ, mái trường, về Đồn...hoặc các em
tự hát.
Thứ 4, 6: Xem, nghe những câu chuyện về Bác, về tuổi học trò, về những
tấm gương vượt khó...
Thứ 7: Thơng tin tình hình dịch bệnh Covid 19 và biện pháp phòng chống
dịch bệnh.
13
Mỗi tuần, một tổ sẽ thực hiện. Một tháng các tổ thay nhau đảm nhiệm tổ
chức sinh hoạt 15 phút. Ban cán sự lớp và ban chấp hành chi đoàn sẽ phối hợp
với các tổ lên kế hoạch, lựa chọn nội dung sinh hoạt phù hợp, hấp dẫn, ý nghĩa,
thiết thực nhất. Cuối tháng sẽ bình bầu tổ thực hiện tốt nhất và sẽ được nhận
quà. Tôi thấy các em tham gia rất nhiệt tình. Các em cùng nhau lên kế hoạch, lựa
chọn nội dung nên các em hiểu nhau hơn và tăng cường mối đoàn kết giữa các
bạn trong tổ.
Hai là, xây dựng tiết sinh hoạt cuối tuần bằng mơ hình tiết học hạnh
phúc
Mơ hình tiết sinh hoạt cuối tuần hạnh phúc tôi đã thực hiện từ năm học
2019 – 2020 và đã thể hiện trong sáng kiến kinh nghiệm “Một số giải pháp đổi
mới tiết sinh hoạt cuối tuần bằng mơ hình Tiết học hạnh phúc ở lớp 11E35 –
Trường THPT Triệu Sơn 3”, tôi đã xây dựng nội dung sinh hoạt cuối tuần như
sau:
Hoạt động 1: Khởi động (5 Phút)
Hát tập thể bài hát về quê hương, đất nước, Bác Hồ, thầy cô, mái trường.
Hoạt động 2: Tổng kết, đánh giá hoạt động trong tuần (10 phút)
Hoạt động 3: Xây dựng kế hoạch tuần tiếp theo (5 phút)
Hoạt động 4: Giáo viên chủ nhiệm nhận xét, đánh giá và triển khai kế
hoạch của nhà trường (5 phút)
Hoạt động 5: Tổ chức hoạt động tập thể (20 phút)
Nội dung hoạt động tập thể chia theo tuần như sau:
Tuần 1: Sinh hoạt theo chủ đề. Tôi lên kế hoạch về chủ đề cho từng tháng,
chủ đề bám sát kế hoạch năm học, những ngày lễ lớn của đất nước, gần gũi với
lứa tuổi và định hướng nghề nghiệp đối với các em. Chủ đề từng tháng là:
- Tháng 9: Tuổi trẻ với an tồn giao thơng
- Tháng 10: Phụ nữ Việt Nam
- Tháng 11: Tôn sư trọng đạo
- Tháng 12: Thanh niên xây dựng và bảo vệ đất nước
- Tháng 1: Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
- Tháng 2: Thanh niên với lí tưởng cách mạng
- Tháng 3: Tuổi trẻ với tình bạn, tình yêu
- Tháng 4: Nghề nghiệp của tôi trong tương lai
- Tháng 5: Thơ, nhạc về Bác
Tuần 2: Tổ chức sinh nhật cho học sinh có sinh nhật trong tháng.
Tuần 3: Tổ chức trị chơi
Tuần 4: Trao quà cho học sinh, tổ có thành tích xuất sắc, vươn lên trong
tháng.
Khi cho học sinh sinh hoạt cuối tuần theo mơ hình này, tơi thấy đạt được
hiệu quả rõ rệt. Tiết sinh hoạt cuối tuần không cịn nặng nề như trước nữa mà sơi
14
nổi, vui vẻ và ý nghĩa. Bên cạnh những nội dung cơ bản của tiết sinh hoạt thông
thường như: sơ kết hoạt động trong tuần, kế hoạch tuần tiếp theo thì tiết sinh
hoạt đã được đổi mới trong việc tổ chức trò chơi, nội dung thiết thực của các chủ
đề, các em được tổ chức sinh nhật. Đó là cơ hội để các em thể hiện mình, hiểu
nhau hơn và là những kỉ niệm đẹp của tuổi học trò.
2.3.5. Tăng cường phối hợp với phụ huynh học sinh, giáo viên bộ mơn
và các đồn thể trong nhà trường
Việc xây dựng Lớp học hạnh phúc cần có sự kết hợp đồng bộ. Trong đó,
tăng cường phối hợp với phụ huynh để giáo dục học sinh là vô cùng quan trọng.
Tôi thành lập nhóm zalo phụ huynh trong lớp để tiện cho việc trao đổi thông tin.
Hàng ngày, tôi thông báo lên nhóm học sinh nghỉ học để phụ huynh nắm bắt tình
hình. Thời khóa biểu, các thơng tin về lịch thi, thông tin về các hoạt động tập
thể...tôi cập nhật công khai và kịp thời để phụ huynh nắm bắt. Kết quả các kì thi
của các em tơi đều gửi kịp thời cho phụ huynh. Đối với những vấn đề tế nhị,
riêng tư như học sinh nghỉ học có lí do riêng, học sinh ham chơi, học sinh học
tập sa sút...tôi gọi điện hoặc gặp riêng phụ huynh để trao đổi.Trong những sự
kiện lớn của lớp như tổng kết học kì, năm học, những ngày lễ tôi đều mời đại
diện phụ huynh đến tham gia. Trong dịp lễ 20/11, phụ huynh trong lớp cùng với
học sinh tổ chức lễ tri ân cho các thầy cô giáo trong lớp. Sự gắn kết này làm cho
cả giáo viên, học sinh và phụ huynh đều thấy hạnh phúc.
Điều hết sức quan trọng trong xây dựng Lớp học hạnh phúc là sự phối kết
hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn. Để làm được điều đó, tơi
thành lập nhóm zalo giáo viên bộ môn của lớp để tăng cường trao đổi về các
biện pháp dạy học, giáo dục học sinh trong lớp. Tôi lắng nghe ý kiến của giáo
viên bộ môn để có kế hoạch điều chỉnh kịp thời hành vi, học tập của học sinh.
Trong các hoạt động tập thể, kỉ niệm các ngày lễ, những buổi tổng kết tôi đều
mời giáo viên bộ môn cùng tham gia. Giáo viên bộ mơn cũng có sự ủng hộ nhiệt
tình đối với giáo viên chủ nhiệm và lớp. Giáo viên bộ môn cùng giáo viên chủ
nhiệm thành lập quỹ thưởng cho học sinh đạt thành tích xuất sắc, học sinh có sự
tiến bộ và học sinh có hồn cảnh khó khăn biết vươn lên. Vì có sự kết hợp như
vậy nên học sinh đều có sự hứng khởi ở các mơn học, các em thấy mình được
u thương, tơn trọng nên rất vui và hạnh phúc.
Ngồi ra, tơi thường xun phối hợp với tổ trực ban để nắm bắt tình trạng
học sinh vi phạm nề nếp, nội quy nhà trường. Sau khi nắm bắt tình hình, tơi gặp
riêng học sinh để tìm biện pháp giáo dục kịp thời, hạn chế và tránh lặp lại những
vi phạm. Tơi cịn đấu mối với đồn thanh niên, đăng kí cho lớp tham gia đầy đủ
các hoạt động của Đoàn như: văn nghệ, thể dục thể thao, hoạt động ngồi giờ lên
lớp. Tơi cho lớp xung phong thêm các hoạt động giao lưu với bộ đội, các trường
trong huyện...Việc các em tham gia tích cực các hoạt động Đồn sẽ tạo cho các
em tính năng động, tự chủ, là cơ hội để các em phát triển năng khiếu bản thân.
2.3.6. Tích hợp dạy học bộ mơn
Là giáo viên chủ nhiệm, đồng thời cũng là giáo viên giảng dạy mơn văn,
tơi thấy mình có nhiều cơ hội để xây dựng lớp học hạnh phúc. Vì đặc thù mơn
văn thuận tiện cho việc tích hợp giáo dục đạo đức, khơi dậy ở các em những
15
cảm xúc tích cực, tình cảm tốt đẹp. Trong q trình dạy học tơi nỗ lực thay đổi,
sử dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực để khích lệ sự hứng khởi, yêu
thích và say mê học tập của học sinh. Trong phần khởi động của những tiết học
văn, để tạo tâm thế thoải mái cho các em tôi thường cho các em nghe nhạc, hát,
kịch...có liên quan đến tiết học. Tơi sử dụng phương pháp thảo luận nhóm để
tăng cường đoàn kết, phát huy hoạt động tập thể ở các em. Với những tác phẩm
có thể chuyển thể thành kịch, tơi cho học sinh đóng vai để tăng tính hấp dẫn của
bài học. Chẳng hạn, học tác phẩm “Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao, tơi chia
lớp thành 4 tổ, mỗi tổ sẽ đóng một trích đoạn. Học các trích đoạn kịch trong vở
“Vũ Như Tơ”, “Rơ-mê-ơ và Giu-li-ét”, tơi cho học sinh đóng kịch những trích
đoạn tiêu biểu. Trong những buổi tập kịch cùng nhau, các em có thời gian gắn
kết, hiểu nhau hơn. Những giờ phút diễn xuất trên sân khấu lớp học là những kỉ
niệm đẹp của tuổi học trò. Tiết học ngữ văn được sân khấu hóa sơi nổi, vui vẻ,
hứng khởi. Trong những tiết ôn tập, tôi cho các em ôn tập dưới dạng các trò chơi
liên quan đến kiến thức. Các em vừa được học, vừa được chơi, chơi mà vẫn học.
Ngoài ra, tơi cịn lồng ghép giáo dục kiến thức, kĩ năng sống cho các em thông
qua môn học. Chẳng hạn, dạy về chủ đề: Phong cách ngơn ngữ báo chí, tơi cho
học sinh xem những bài báo, phóng sự về gương người tốt, việc tốt, những tấm
gương điển hình vươn lên trong cuộc sống... để định hướng cho các em những
phẩm chất cần có của trẻ, ý chí, nghị lực và trách nhiệm của bản thân với chính
mình, gia đình và xã hội.
Một lớp học hạnh phúc cần có những tiết học hạnh phúc. Xây dựng
những tiết học ngữ văn hạnh phúc cũng là những nỗ lực của tôi trong việc xây
dựng lớp hạnh phúc. Qua những nỗ lực thay đổi của mình, tơi thấy tiết học của
tơi sơi nổi, học sinh hứng khởi học tập và hiệu quả học tập môn văn tăng lên rõ
rệt.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
2.4.1. Cơ sở kiểm nghiệm
Kết quả điều tra cuối năm học 2021 – 2022 (nội dung phiếu điều tra được
trình bày ở phụ lục 1), sau khi đã thực hiện các giải pháp, thu được như sau:
Bảng 4
Lớp
Sĩ số
Cảm nhận về Lớp học hạnh phúc
Hạnh phúc
11A3K5
2
Bình thường
44
Khơng hạnh
phúc
Số lượng
%
Số
lượng
%
Số
lượng
%
39
88,6
05
11,4
0
0
16
Bảng 5
Lớp
Sĩ số
Em có muốn tiếp tục xây dựng Lớp học hạnh phúc
nữa khơng?
Có
11A3K52
44
Khơng
Số lượng
%
Số lượng
%
42
95,5
02
4,5
Bảng 6
Bảng xếp loại học lực, hạnh kiểm lớp 11A3K52
Lớp
Sĩ
số
11A3
K52
44
Lớp
Sĩ số
11A3
K52
44
Học lực
Giỏi
%
Khá
%
TB
%
Yếu
04
9,1
39
88,6
01
2,3
0
%
Kém %
0
Hạnh kiểm
Tốt
%
Khá
%
TB
%
Yếu
%
41
93,2
03
6,8
0
0
0
0
- So sánh bảng 1 và bảng 4 cho thấy : Trong cảm nhận về lớp học, số
lượng học sinh thấy hạnh phúc từ 15 học sinh lên 39 học sinh, tăng 54,5%. Số
lượng học sinh không hạnh phúc từ 03 em, sau khi thực hiện giải pháp khơng
cịn nữa.
- So sánh bảng 2 và bảng 5 cho thấy : Từ chỗ nhu cầu xây dựng Lớp học
hạnh phúc là 35 học sinh đầu lớp 11, sau khi thực hiện giải pháp 42 học sinh
(95,5%) muốn tiếp xây dựng lớp hạnh phúc ở lớp 12.
- So sánh bảng 3 và bảng 6 cho thấy : Kết quả xếp loại học lực và hạnh
kiểm của học sinh sau khi thực hiện giải pháp đạt được những tiến bộ rõ rệt.
Về học lực: số lượng học sinh giỏi từ 01 học sinh tăng lên 04 học sinh, số
lượng học sinh khá từ 29 học sinh tăng lên 39 học sinh, số lượng học sinh trung
bình từ 14 học sinh đến hết năm lớp 11 còn 01 học sinh.
Về hạnh kiểm: hạnh kiểm tốt từ 38 học sinh tăng lên 41 học sinh, hạnh
kiểm khá từ 05 học sinh giảm cịn 03 học sinh, khơng có học sinh hạnh kiểm
trung bình, yếu.
Ngồi ra, năm học 2020 – 2021, tập thể lớp xếp thứ 11 trong tổng số 22
lớp thi đua về về nề nếp, các hoạt động tập thể thì đến cuối năm học 2021 –
2022 lớp vươn lên xếp thứ 2 trong tổng số 21 lớp. Đây là kết quả rất đáng tự hào
ở các em.
17
2.4.2. Kết quả kiểm nghiệm
Sau một năm thực hiện các giải pháp xây dựng Lớp học hạnh phúc, qua
sự tổng hợp ở trên cho thấy lớp 11A3K52 đã đạt được những chuyển biến tích
cực và Lớp học hạnh phúc đã đạt được những thành công bước đầu.
Đầu tiên là kĩ năng sống của học sinh tiến bộ rõ rệt. Được sống, học tập
trong một lớp học hạnh phúc, các em đã biết bỏ qua những ích kỉ, hẹp hịi của
bản thân để biết u thương, đồn kết, cảm thơng, gắn bó với người khác. Đặc
biệt, các em đã biết chủ động trong việc gần gũi, sẻ chia với bạn bè, sẵn sàng
giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn. Trong lớp khơng có học sinh bị bỏ lại phía sau
về hồn cảnh gia đình, ý thức, học tập. Khơng chỉ có tình cảm bạn bè mà các em
biết tơn trọng, yêu mến thầy cô và biết bày tỏ bằng những tình cảm thân mật,
chân thành nhất.
Các em chủ động, năng động, tự tin, mạnh mẽ trong các hoạt động, các
buổi sinh hoạt tập thể, văn nghệ, thể dục thể thao. Các em thấy mình được u
thương, an tồn, thấu hiểu và được có giá trị. Vì vậy, Các em khơng ngần ngại
trong việc thể hiện năng khiếu, hiểu biết của mình.
Những hành vi vi phạm đạo đức khơng cịn nữa, số lượng học sinh vi
phạm nội quy nhà trường rất ít và chỉ có một số lỗi nhẹ. Đó là sự tiến bộ trong ý
thức chấp hành, trong đạo đức ở các em. Khơng bằng những lời nói đao to búa
lớn, những hình thức kỉ luật nặng nề mà bằng tình u thương, sự cảm thơng,
tơn trọng, các biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực, sự khen thưởng, khích lệ kịp
thời đã có những tác động tích cực. Các em thấm, ngấm và tự giác trong ý thức,
hành động. Lớp học đã trở thành một gia đình khi tất cả mọi người đối xử với
nhau bằng sự thấu hiểu. Khơng khí lớp học vui vẻ, hạnh phúc. Các thầy cơ và
các em đều muốn đến lớp.
Các em có được những trải nghiệm đáng quý. Những cuộc trò chuyện,
tâm sự, những khi cơ trị cùng nhau tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ,
thể dục thể thao, cùng nhau lao động; khi các em đến giúp đỡ bạn bè, những
buổi tập kịch, diễn xuất, tổ chức sinh nhật...sẽ là những kỉ niệm đẹp của tuổi học
trị mà khơng phải học sinh nào cũng được trải qua.
Xây dựng lớp học hạnh phúc sẽ có được những cơng dân hạnh phúc và
biêt truyền hạnh phúc cho người khác. Điều đó góp phần xây dựng những cơng
dân có ích, có lối sống trách nhiệm, tình thương cho xã hội.
Xây dựng lớp học hạnh phúc sẽ góp phần vào cơng cuộc xây dựng trường
học hạnh phúc. Nhiều lớp học hạnh phúc sẽ tạo nên trường học hạnh phúc.
Trường học hạnh phúc sẽ tạo nên tương lai cho xã hội hạnh phúc.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Với những giải pháp mà tôi đã sử dụng trong việc xây dựng Lớp học hạnh
phúc ở lớp 11A3K52, trường THPT Triệu Sơn 2, tôi nhận thấy đã mang lại
những hiệu quả rõ rệt. Đa số học sinh lớp tơi chủ nhiệm có những chuyển biến
tích cực về ý thức, đạo đức, lối sống, nhiều em đã có những kĩ năng sống tốt
18
hơn, kết quả học tập và rèn luyện của các em được cải thiện, nâng cao, các em ý
thức được trách nhiệm của mình với bản thân, gia đình và xã hội.
Với kết quả của đề tài này, tôi mong rằng các bạn đồng nghiệp quan tâm,
chia sẻ và đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm có thể áp dụng đề tài vào việc xây
dựng lớp học hạnh phúc để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh
và góp phần vào việc xây dựng Trường học hạnh phúc do Bộ Giáo dục và Đào
tạo phát động.
3.2. Kiến nghị
Với giáo viên: không ngừng học hỏi nâng cao chất lượng chuyên môn
nghiệp vụ, đổi mới các giải pháp giáo dục theo hướng tích cực. Đồng thời, hãy
thay đổi theo hướng tích cực, tiến bộ để bản thân được hạnh phúc và học trò
được hạnh phúc. Với giáo viên chủ nhiệm: dành nhiều thời gian, có sự đầu tư,
quan tâm nhiều hơn nữa đến học sinh để nâng cao hiệu quả của cơng tác chủ
nhiệm.
Đối với Đồn trường và Nhà trường: Có sự quan tâm nhiều hơn đến các
tiết sinh hoạt 15 phút đầu giờ, sinh hoạt cuối tuần. Tổ chức nhiều các hoạt động
trải nghiệm, kĩ năng sống, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, các đêm thơ, đêm
nhạc, sân khấu hóa các tác tác phẩm văn học ở quy mô lớn hơn lớp học ... để
học sinh có cơ hội được thể hiện năng khiếu, hiểu biết của bản thân. Điều đó
cũng góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục, kĩ năng sống cho học sinh trong nhà
trường.
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 25 tháng 5 năm 2022
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung của
người khác.
Mai Thị Bình
19