Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

(SKKN 2022) Vận dụng mô hình lớp học đảo ngược vào dạy học bài Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn nhằm phát triển năng lực cho học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.44 MB, 33 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT THƯỜNG XN 2

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

VẬN DỤNG MƠ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC
VÀO DẠY HỌC BÀI “PHỎNG VẤN VÀ TRẢ LỜI PHỎNG
VẤN – LUYỆN TẬP PHỎNG VẤN VÀ TRẢ LỜI PHỎNG VẤN”
NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH

Người thực hiện:
Nguyễn Thị Thu
Chức vụ:
Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: Ngữ văn


THANH HỐ: NĂM 2022

MỤC LỤC
Trang
1.Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài……………………………………………………….........1
1.2. Mục đích nghiên cứu......................................................................................1
1.3. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................2
2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí
luận....................................................................................................2
2.2. Thực trạng của vấn đề....................................................................................6


2.3. Giải pháp được đề xuất để giải quyết vấn
đề..................................................8
2.3.1.Rà soát điều kiện để tiến hành dạy học theo mơ hình lớp học đảo ngược...8
2.3.2.Tổ chức dạy học bài “Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn – Luyện tập phỏng
vấn và trả lời phỏng vấn” theo mơ hình lớp học đảo ngược.................................9
2.3.3. Tổ chức đánh giá kết quả học tập của học sinh.........................................14
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm............................................................14
3. Kết luận, kiến nghị................................................................................16
Tài liệu tham khảo...............................................................................................18
Phụ lục


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
GV: Giáo viên
HS: Học sinh
PPDH: Phương pháp dạy học
THPT: Trung học phổ thông
LHĐN: Lớp học đảo ngược


1.Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Hiện nay, việc đổi mới về phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá trở
thành vấn đề cấp thiết trong giáo dục. Mỗi giáo viên chắc chắn đều ý thức được
việc cần thiết phải thay đổi chính mình, thay đổi trong cách thức tổ chức giờ
học, cách kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Trong bối cảnh cuộc cách mạng cơng nghệ lần thứ 4 đang diễn ra mạnh
mẽ thì việc dạy học vận dụng công nghệ thông tin nhằm thúc đẩy q trình học
tập bên ngồi lớp học là một xu thế đang phổ biến. Việc sử dụng mô hình lớp
học đảo ngược là một trong những hình thức dạy học mới được sử dụng trong

quá trình dạy học ở các môn học nhằm tận dụng lợi thế của công nghệ thông tin,
tạo hứng thú học tập, hướng tới phát triển năng lực cho học sinh.
Trong thời kì hiện đại, con người rất cần có kiến thức và kĩ năng phỏng
vấn và trả lời phỏng vấn để đặt câu hỏi, để trò chuyện, để tuyển dụng hay xin
việc. Sự am hiểu, thành thạo về phỏng vấn và trả lời phỏng vấn không chỉ giúp
học sinh nâng cao tầm hiểu biết, khả năng giao tiếp mà cịn giúp ích cho các em
rất nhiều trong tương lai không xa khi đi du học hoặc tìm kiếm việc làm. Quen
với hoạt động phỏng vấn và trả lời phỏng vấn là sự chuẩn bị cần thiết cho học
sinh khi bước vào đời. Đó cũng là mục tiêu cần đạt được khi dạy học bài “Phỏng
vấn và trả lời phỏng vấn- Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn” (Ngữ văn
11). Bài Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn được dạy 2 tiết, trong đó 1 tiết lí thuyết,
1 tiết luyện tập. Với thời lượng này, trên lớp giáo viên khó thể khai thác hết mục
đích, yêu cầu, ý nghĩa của bài học. Nhiệm vụ đặt ra với giáo viên trong giảng
dạy là cần lựa chọn phương pháp, hình thức dạy học phù hợp để học sinh vừa
tiếp thu được kiến thức vừa được thực hành đồng thời có hứng thú, say mê học
tập. Hơn nữa, cần phải có thời gian dài chuẩn bị từ phía giáo viên và học sinh thì
bài học mới đảm bảo chất lượng, mới tạo nên sức hấp dẫn, mới rèn luyện được
nhiều năng lực, phẩm chất người học...
Xuất phát từ những lý do nêu trên, tôi lựa chọn xây dựng đề tài: Vận
dụng mơ hình lớp học đảo ngược vào dạy học bài “Phỏng vấn và trả lời
phỏng vấn – Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn” nhằm phát triển
năng lực cho học sinh.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài nhằm mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học, đa dạng
hóa hình thức dạy học mà vấn đề trọng tâm là chuyển giao nhiệm vụ học tập cho
học sinh, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và phát huy được các kĩ
năng phong phú trong cuộc sống để học sinh có thể ứng phó với những tình
huống phức tạp của cuộc sống. Xây dựng đề tài này, chúng tôi hướng tới mục



tiêu thay đổi phương pháp dạy học truyền thống bằng phương pháp dạy học
hiện đại, tăng cường hoạt động trải nghiệm và khả năng thực hành của học sinh,
phát triển một cách toàn diện năng lực của người học, biến những tiết học nặng
về lý thuyết khô khan trở thành một quá trình học tập sinh động, gắn liền với
thực tiễn.
Phương pháp trên phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh, phát huy
năng lực thực hành nhằm thực hiện ngun lí giáo dục: “học đi đơi với hành, lí
luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường gắn liền với gia đình và xã hội”.
Thơng qua đó, học sinh phát hiện vấn đề, giải quyết vấn đề, thuyết trình và bảo
vệ sản phẩm trước tập thể, các em có cơ hội khẳng định bản thân, tự tin, tự giác,
có trách nhiệm cao đối với tập thể…góp phần đào tạo những người lao động
phát triển toàn diện, những cơng dân hữu ích cho xã hội.
Nghiên cứu đề tài này giúp tôi tiếp cận và nắm vững hơn đề án đổi mới
phương pháp dạy học của Bộ Giáo Dục và Đào tạo. Từ đó nâng cao chất lượng
giảng dạy và có những định hướng phát triển năng lực cho HS.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Trong phạm vi đề tài, tôi tập trung nghiên cứu về vấn đề: vận dụng mơ
hình lớp học đảo ngược vào dạy học bài “Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn- Luyện
tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn” (Tiết 58-59 theo PPCT).
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện sáng kiến kinh nghiệm, tôi đã sử dụng những phương pháp
nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết:
+Lựa chọn, thu thập, phân tích, tổng hợp các tài liệu về vấn đề đổi mới
phương pháp dạy học, về mơ hình lớp học đảo ngược
+ Phân tích đặc điểm bài “Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn” để vận dụng
dạy học theo mơ hình lớp học đảo ngược phù hợp và hiệu quả
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Điều tra thực trạng vận dụng mơ hình lớp học đảo ngược trong dạy học
văn ở trường THPT Thường Xuân 2.

+ Phương pháp so sánh: So sánh điểm khác nhau giữa lớp học truyền
thống và lớp học đảo ngược.
+ Điều tra những điều kiện để thực hiện mơ hình lớp học đảo ngược tại
trường THPT Thường Xuân 2.
+ Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Dạy học thực nghiệm, đánh giá
hiệu quả việc sử dụng mơ hình lớp học đảo ngược khi dạy học bài “Phỏng vấn
và trả lời phỏng vấn – Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn”.
2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận
2.1.1. Vài nét khái quát về dạy học theo mơ hình lớp học đảo ngược
Dạy học theo mơ hình lớp học đảo ngược là một trong những phương
pháp dạy học được quan tâm trong thời gian gần đây. Việc sử dụng mơ hình dạy
học này vừa tạo được sự chủ động, hứng thú cho người học, vừa góp phần đổi


mới phương pháp dạy học, nâng cao hiệu quả học tập, giúp rèn luyện phát triển
tư duy cũng như các kĩ năng cho người học [6].
Mơ hình lớp học đảo ngược khai thác triệt để những ưu điểm của Công
nghệ thơng tin và góp phần giải quyết được những hạn chế của mơ hình dạy học
truyền thống.
Bảng so sánh tổ chức lớp học truyền thống và lớp học đảo ngược
Lớp học
Giáo viên
Học sinh
Lớp học truyền thống
GV hướng dẫn
HS lắng nghe, ghi chép
GV đánh giá
HS làm theo hướng dẫn
HS làm bài tập về nhà

Lớp học đảo ngược
GV chia sẻ bài giảng, tài HS thảo luận những nội
liệu, video... cho học sinh dung đã học được trên
nghiên cứu tại nhà
lớp
GV hướng dẫn và tổ HS nhận được sự hỗ trợ
chức thảo luận trên lớp
khi cần thiết
Những ưu điểm của mơ hình lớp học đảo ngược:
- Với học sinh
+ Mơ hình này phù hợp với sự phát triển tư duy của học sinh
+Giúp học sinh chủ động trong học tập
+Sử dụng hiệu quả thời gian ở nhà và trên lớp
+ Nâng cao các năng lực cho người học như năng lực phát hiện và giải
quyết vấn đề, năng lực tự học...và rèn các kĩ năng cho người học (kĩ năng sử
dụng Công nghệ thông tin, kĩ năng nghiên cứu tài liệu...)
- Với giáo viên:
+ Khai thác thế mạnh của mơ hình để tổ chức dạy học hiệu quả
+ Tăng thời gian, không gian giao tiếp, làm việc với học sinh
+ Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học; hệ thống bài giảng, học liệu
được sử dụng khoa học, hiệu quả hơn
+ Phù hợp với hoạt động dạy học trong tình hình đặc biệt (chẳng hạn như
tác động của dịch covid 19) [6].
Theo mơ hình lớp học đảo ngược, học sinh xem các bài giảng ở nhà qua
mạng hoặc học trực tuyến qua các ứng dụng dạy học trực tuyến. Giờ học ở lớp
sẽ dành cho các hoạt động hợp tác giúp củng cố thêm các khái niệm đã tìm hiểu
và thực hành. Học sinh sẽ chủ động trong việc tìm hiểu, nghiên cứu lý thuyết
hơn, các em có thể tiếp cận video bất kỳ lúc nào, có thể dừng bài giảng lại, ghi
chú và xem lại nếu cần (điều này là không thể nếu nghe giáo viên giảng dạy trên
lớp). Điều này giúp việc học tập hiệu quả hơn, giúp người học tự tin hơn.

Lớp học đảo ngược khiến việc giảng dạy phải lấy người học làm trung tâm. Thời
gian ở lớp được dành để khám phá các chủ đề sâu hơn và tạo ra những cơ hội
học tập thú vị. Những video giáo dục trực tuyến được thiết kế để truyền tải nội
dung tập trung vào lý thuyết. Ngoài ra, nội dung của lớp học đảo ngược có thể


xây dựng ở nhiều hình thức khác nhau (thậm chí có thể sử dụng nội dung của
đơn vị cung cấp phía ngồi) [10].
Lớp học đảo ngược cho phép giáo viên dành thời gian nhiều hơn với từng
cá nhân học sinh chưa hiểu kỹ bài giảng. Và tại lớp học, học sinh có thể chủ
động làm chủ các cuộc thảo luận.
Với lớp học đảo ngược, việc tìm hiểu kiến thức được định hướng bởi
người thầy (thơng qua những giáo trình eLearning đã được giáo viên chuẩn bị
trước cùng thông tin do học sinh tự tìm kiếm), nhiệm vụ của học sinh là tự học
kiến thức mới này và làm bài tập mức thấp ở nhà. Sau đó vào lớp các em được
giáo viên tổ chức các hoạt động để tương tác và chia sẻ lẫn nhau. Các bài tập
bậc cao cũng được thực hiện tại lớp dưới sự hỗ trợ của giáo viên và các bạn
cùng nhóm [10].
2.1.2. Dạy học mơn Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực
2.1.2.1. Yêu cầu về năng lực của học sinh THPT
Theo Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, dạy học trong nhà
trường phổ thơng cần hình thành và phát triển cho HS những năng lực cốt lõi
sau:
Những năng lực chung được hình thành, phát triển thông qua tất cả các
môn học và hoạt động giáo dục: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và
hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Những năng lực đặc thù được hình thành, phát triển chủ yếu thơng qua
một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định: Năng lực ngơn ngữ, năng lực
tính tốn, năng lực khoa học, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực
thẩm mĩ, năng lực thể chất [5].

2.1.2.2. Yêu cầu về năng lực mơn Ngữ văn
Mơn Ngữ văn sẽ hình thành và phát triển hai năng lực quan trọng cho HS
THPT: năng lực thẩm mĩ và năng lực ngôn ngữ. Ở môn Ngữ văn, năng lực thẩm
mĩ gồm hai năng lực nối tiếp nhau trong quá trình tiếp xúc với vẻ đẹp của tác
phẩm văn chương và tiếng Việt: năng lực khám phá cái đẹp và năng lực thưởng
thức cái đẹp. Năng lực ngôn ngữ của học sinh trung học phổ thông gồm ba năng
lực chủ yếu sau đây: năng lực làm chủ ngôn ngữ (tiếng Việt); năng lực sử dụng
ngôn ngữ (tiếng Việt) để giao tiếp; năng lực sử dụng ngôn ngữ (tiếng Việt) để
tạo lập văn bản. Năng lực thẩm mĩ và năng lực ngôn ngữ không tách rời nhau,
mà có mối quan hệ gắn bó, tương hỗ để cùng phát triển qua môn Ngữ văn [8].
2.1.2.3. Những năng lực của học sinh có thể phát triển với mơ hình lớp
học đảo ngược
- Năng lực tự học:
Mơ hình lớp học đảo ngược giúp học sinh tự xác định được mục tiêu học
tập. Học sinh tự xác định nhiệm vụ học tập dựa trên kết quả đã đạt được. Đặt
mục tiêu học tập chi tiết, cụ thể, khắc phục được những khía cạnh cịn yếu kém.
Mơ hình lớp học đảo ngược giúp HS tự lập kế hoạch và thực hiện cách học. HS
có khả năng tự đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học, hình thành cách học
tập riêng của bản thân, tự tìm nguồn tài liệu phù hợp với mục đích, nhiệm vụ


học tập khác nhau. HS thành thạo sử dụng thư viện, chọn các tài liệu liên quan
với từng chủ đề học tập, tự ghi chép thông tin đọc được bằng các hình thức phù
hợp, thuận lợi cho việc ghi nhớ, sử dụng, bổ sung khi cần thiết.
Với mơ hình LHĐN học sinh tự đánh giá và điều chỉnh được việc học của
mình. HS tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân
trong q trình học tập, tự suy ngẫm cách học của mình để rút kinh nghiệm sau
đó áp dụng vào các tình huống khác, tự điều chỉnh cách học để tiện cho việc
đánh giá.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác

Năng lực giao tiếp và hợp tác là một trong những năng lực quan trọng của
con người trong xã hội hiện nay. Hành động xây dựng ý tưởng để chia sẻ thông
tin hoặc lập luận để thuyết phục người khác là một phần quan trọng trong học
tập. Ý tưởng được đưa ra trao đổi và chịu sự phản biện cẩn thận thì chúng
thường được sàng lọc và cải tiến. Trong quá trình này, học sinh làm sâu sắc thêm
các kĩ năng của mình thông qua sự phản biện và theo logic của người khác.
Với mơ hình LHĐN, HS phải hồn thành nhiệm vụ trước buổi học theo
nhóm, bên cạnh đó thời gian trên lớp cũng sẽ được dùng cho HS thảo luận theo
nhóm, dùng để trình bày sự tìm hiểu của mình. Vì vậy phương pháp này góp
phần phát triển cho HS năng lực giao tiếp và hợp tác. Cụ thể với việc thảo luận
theo nhóm HS biết giao tiếp và hợp tác với nhau trên nhiều phương diện như:
HS nêu được quan điểm của mình, nghe được quan điểm của bạn. Thảo luận
theo nhóm cho phép một cá nhân nhỏ lẻ vượt qua chính mình để đạt kết quả cao
và kéo các thành viên khác cùng tham gia. Thảo luận giúp HS dùng khả năng
của mình tạo nên sức mạnh tập thể, đem lại kết quả tốt mà một cá nhân không
làm được hoặc làm được nhưng tính hiệu quả khơng cao. HS sẽ hào hứng hơn
khi có sự đóng góp của mình vào thành quả chung. Từ đó vốn hiểu biết, kinh
nghiệm xã hội của học sinh thêm phong phú, kĩ năng giao tiếp.
Học tập theo mơ hình LHĐN, HS có kĩ năng giao tiếp tương tác: HS biết
trình bày ý kiến một cách rõ ràng, biết lắng nghe và biết thừa nhận ý kiến của
người khác, biết ngắt lời một cách hợp lí, biết phản đối một cách lịch sự và đáp
lại lời phản đối.
Mơ hình LHĐN giúp HS có kĩ năng xây dựng niềm tin: Đây là kĩ năng
tránh đi sự mặc cảm, nhất là với HS gặp khó khăn về học tập. Mơ hình cịn giúp
HS xây dựng phẩm chất cá nhân như mạnh dạn, tự tin, tự lực…, giúp các em ý
thức về bản thân mình, giúp các em có khả năng nhận biết và thể hiện tình cảm
với những người xung quanh, với sự vật, hiện tượng quanh mình. Đặc biệt mơ
hình cịn giúp các em hình thành một số kĩ năng sống như tơn trọng, hợp tác,
thân thiện và chia sẻ.
- Năng lực sáng tạo:

Năng lực sáng tạo là khả năng thực hiện những điều chưa biết, tạo ra
những cái mới, đồng thời cũng là khả năng giải quyết được các tình huống học
tập, vận dụng linh hoạt các hoàn cảnh cụ thể dựa trên những kiến thức đã biết.
Năng lực sáng tạo không phải yếu tố bẩm sinh mà được hình thành trong quá


trình học tập và hoạt động của HS. Năng lực sáng tạo của mỗi HS gắn với kĩ
năng, kĩ xảo và vốn hiểu biết mà học sinh có được. Chính vì vậy, trong quá trình
dạy học, việc hình thành và phát triển năng lực sáng tạo cho HS là việc làm cần
thiết.
Với mơ hình LHĐN khi GV đưa ra u cầu mới, chưa được học, HS vẫn
có thể tự phân tích, tự tìm được cách giải quyết. Mơ hình thúc đẩy HS sau khi
học xong một bài hay một chương sẽ biết tự phân tích, so sánh với các bài học
trước để khái quát hóa, đưa ra được mỗi liên hệ giữa các bài, các chương. Mơ
hình LHĐN cịn giúp HS mạnh dạn đề xuất nhưng cái mới không theo những
quy tắc đã có, biết cách biện hộ, bảo vệ luận điểm mà mình đưa ra và bác bỏ các
quan điểm khơng đúng. Đặc biệt mơ hình giúp HS học hỏi từ nhiều nguồn khác
nhau, học từ bạn, học từ thầy và kết hợp các phương tiện thông tin, khoa học kĩ
thuật hiện đại trong quá trình học tập. Từ đó biết vận dụng và cải tiến những
điều học được để hoàn thiện tri thức.
- Năng lực số:
Như chúng ta đã biết, trong thời đại phát triển như vũ bão của công nghệ
thông tin, năng lực số rất cần thiết cho cuộc sống, học tập, làm việc và giao tiếp
trong mơi trường số. Có thể nói, năng lực số được xem là yếu tố sống cịn để đạt
đến thành cơng trong học tập và phát triển sự nghiệp trong tương lai.
Khi sử dụng mơ hình LHĐN, học sinh được phát triển năng lực số: học
sinh biết cách sử dụng các thiết bị và phần mềm phục vụ cho học tập; biết khai
thác thông tin và dữ liệu trên các không gian mạng; biết giao tiếp và hợp tác
trong môi trường số và sáng tạo nội dung số...
- Năng lực ngôn ngữ:

Mơ hình LHĐN giúp HS cùng trao đổi, chia sẻ, phối hợp với nhau trong
các hoạt động học tập thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ học tập diễn ra
trong mỗi giờ học. Việc trao đổi, thảo luận sẽ giúp học sinh nâng cao năng lực
sử dụng Tiếng Việt. Học sinh sẽ biết cách dùng tiếng Việt để bày tỏ những mong
muốn, suy nghĩ của mình và tạo lập các văn bản. Hơn nữa, việc học sinh thường
xuyên tương tác sẽ giúp các em chủ động, tự tin trong việc trình bày ý kiến của
mình cũng như nhận xét về người khác. HS thể hiện những suy nghĩ, cảm nhận
của cá nhân về vấn đề đặt ra, lắng nghe những ý kiến trao đổi, thảo luận của các
bạn trong nhóm và tự mình điều chỉnh tri thức.Thơng qua việc thảo luận theo
nhóm, theo cặp,…hoặc hình thức thảo luận chung cả lớp HS được giải thích,
thuyết phục, đánh giá các ý tưởng, giải pháp trong sự giao tiếp, giao lưu lẫn
nhau.
Sau khi thảo luận, học sinh phải thống nhất ý kiến và trình bày, giới thiệu
kết quả thảo luận trước tập thể. Việc làm này giúp học sinh vừa nâng cao năng
lực sử dụng tiếng Việt vừa tăng sự tự tin khi trình bày trước nhiều người.
2.2. Thực trạng của vấn đề
Như đã phân tích ở trên, việc sử dụng mơ hình lớp học đảo ngược nhằm
phát triển năng lực cho học sinh thật sự cần thiết và đem lại hiệu quả cao trong
dạy học một số bài thuộc bộ môn Ngữ văn ở thời điểm hiện nay. Thế nhưng,


việc vận dụng hình thức dạy học này trong thực tế không phải lúc nào cũng thực
hiện được và đạt hiệu quả.
Việc vận hành lớp học đảo ngược sẽ làm tăng thêm lượng cơng việc cho
giáo viên, bởi nó địi hỏi sự tích hợp rất cẩn thận để lớp học được duy trì và phát
triển. Các nhiệm vụ như ghi âm và đóng gói và đăng tải các bài giảng đều là
những công việc cần thời gian và kỹ năng chưa kể đến việc việc giáo viên giới
thiệu các hoạt động trong lớp học liên quan đến bộ môn trong video như thế nào
để thúc đẩy học sinh tham gia và chuẩn bị trước khi học.
Sử dụng mơ hình lớp học đảo ngược địi hỏi sự tích cực hợp tác của học

sinh. Hơn nữa, học sinh cần có máy tính, điện thoại thơng minh và internet tại
nhà.
Mặc dù cịn tồn tại những vấn đề trên, mơ hình lớp học này vẫn là một
cách tiếp cận hiệu quả, trực quan nhằm cải thiện thành tích của học sinh và thúc
đẩy học sinh chủ động trong học tập.
Trong dạy học môn Ngữ văn ở trường THPT Thường Xuân 2, giáo viên
chủ yếu vẫn sử dụng mơ hình lớp học truyền thống (Low thinking): Giáo viên
soạn bài ở nhà, tổ chức dạy học trên lớp theo số tiết ở phân phối chương trình,
sau đó giao bài tập về nhà cho học sinh. Cịn học sinh tiếp thu kiến thức, làm bài
tập giáo viên giao. Đây cũng là hình thức dạy học phổ biến hiện nay đang được
sử dụng ở trường phổ thông. Tuy nhiên, với đặc thù từng bài học thì giáo viên có
thể linh hoạt lựa chọn phương pháp, hình thức dạy học cho phù hợp. Vận dụng
mơ hình lớp học đảo ngược vào dạy học môn Ngữ văn hướng tới phát triển các
năng lực cho học sinh như năng lực sáng tạo, năng lực số, năng lực ngôn
ngữ...đang là một phương pháp dạy học tích cực được các thầy/ cơ hướng đến.
Tuy nhiên, không phải nội dung nào chúng ta cũng sử dụng phương pháp lớp
học đảo ngược. Những nội dung địi hỏi học sinh cần có nhiều thời gian nghiên
cứu và chuẩn bị trước sẽ phù hợp hơn với mô hình này.
Bài “Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn – Luyện tập Phỏng vấn và trả lời
phỏng vấn” được dạy học trong 2 tiết (theo chương trình giáo dục nhà trường đã
được Sở giáo dục phê duyệt). Nếu theo hình thức dạy học truyền thống như lâu
nay vẫn làm thì tiết 1học sinh tiếp thu kiến thức về phỏng vấn và trả lời phỏng
vấn; tiết 2, học sinh thảo luận, làm việc nhóm để thực hành phỏng vấn và trả lời
phỏng vấn. Như vậy, học sinh không đủ thời gian để xây dựng các cuộc phỏng
vấn và tiến hành cuộc phỏng vấn và trả lời phỏng vấn trên lớp mà việc học mới
chủ yếu dừng lại ở tiếp thu kiến thức. Trong khi đó mục tiêu quan trọng đặt ra
trong bài học là học sinh biết hoạt động phỏng vấn và có thể tiến hành được một
số cuộc phỏng vấn và trả lời phỏng vấn đơn giản. Nếu giáo viên không tổ chức
cho học sinh tiến hành phỏng vấn và trả lời phỏng vấn trên lớp thì khơng thể
đánh giá được mức độ đạt được về kiến thức, kĩ năng, thái độ của học sinh cũng

như làm cho bài học trở nên nhàm chán, nặng về lí thuyết. Hơn nữa, nếu nhiệm
vụ này được giao về nhà sau tiết học cho học sinh thì quá trình làm bài tập cũng
sẽ rất khó khăn. Sự tương tác mặt đối mặt khi tiến hành phỏng vấn và trả lời
phỏng vấn của học sinh với nhau cũng không tiến hành được.


Đây là bài học của phân môn Làm văn mang tính thực hành cao. Nếu học
sinh khơng được giáo viên hướng dẫn chuẩn bị kĩ ở nhà thì khó đạt được mục
tiêu bài học. Nếu như tổ chức hoạt động dạy học như thơng thường thì học sinh
chỉ được xem những đoạn phỏng vấn trên tivi, trên mạng internet...hoặc các em
sẽ đóng vai bị động trên lớp để phỏng vấn và trả lời phỏng vấn khi chưa được
chuẩn bị kĩ càng.
Kiến thức và kĩ năng về phỏng vấn và trả lời phỏng vấn rất cần thiết với
học sinh THPT nhưng bài học lại thuộc phân môn Làm văn với kiến thức khơ
khan và khó. Hơn nữa, nội dung bài học thường khơng được đưa vào đề thi học
kì nên học sinh thường học với tâm lí xem nhẹ hoặc đối phó. Yêu cầu đặt ra với
giáo viên khi dạy bài này là cần tìm được hình thức dạy học, phương pháp dạy
học phù hợp để tạo được hứng thú cho học sinh, giúp việc học tập đạt hiệu quả
cao hơn.
Từ thực trạng trên tôi nhận thấy, với bài học “Phỏng vấn và trả lời phỏng
vấn- Luyện tập Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn” nếu sử dụng mơ hình lớp học
đảo ngược cùng với việc ứng dụng công nghệ thông tin sẽ giải quyết được
những vấn đề trên.
2.3. Giải pháp được đề xuất để giải quyết vấn đề
2.3.1. Rà soát điều kiện để tiến hành dạy học theo mơ hình lớp học đảo ngược
2.3.1.1. Điều kiện để thực hiện
Để sử dụng mơ hình lớp học đảo ngược có hiệu quả thì địi hỏi giáo viên
phải thành thạo về cơng nghệ thơng tin và vững về phương pháp. Mơ hình này
địi hỏi GV phải là nhà sư phạm chuyên nghiệp so với lớp học truyền thống. GV
liên tục quan sát HS, cung cấp cho các em những phản hồi thích hợp vào đúng

thời điểm cần thiết, đánh giá kết quả làm việc của HS. GV kết nối mỗi thành
viên trong lớp để nâng cao việc học tập.
Điều kiện cần có đối với học sinh là có các thiết bị phục vụ học tập. Cụ
thể, đó là điện thoại thơng minh hoặc máy tính có kết nối internet. Đây được
xem là trở ngại đầu tiên và là trở ngại lớn nhất đối với HS bởi vì khơng phải tất
cả gia đình các em đều có cơ sở hạ tầng về truyền thơng đồng đều. Nhiều HS
khó khăn khơng có máy tính, điện thoại thông minh và mạng internet để lấy bài
giảng của GV.
Căn cứ vào điều kiện nêu trên, tôi nhận thấy bản thân có thể tiến hành dạy
bài “Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn- Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn”
theo mơ hình lớp học đảo ngược tại lớp 11 B3, trường THPT Thường Xuân 2.
Do tình hình dịch covid có diễn biến phức tạp trong đợt cuối năm 2021
nên nhà trường đã có chuẩn bị phương án sẵn sàng chuyển từ học trực tiếp sang
học trực tuyến. Nhà trường đã chỉ đạo cho giáo viên chủ nhiệm rà sốt thơng tin
học sinh về điều kiện để dạy học trực tuyến. Kết quả, có 89 % học sinh tồn
trường có đủ điều kiện để học trực tuyến (có điện thoại hoặc máy tính có kết nối
mang). Trong đó, riêng học sinh lớp 11 B3 có 42/43 học sinh có đủ điều kiện
(chiếm 97,7%). Một học sinh khơng có thiết bị học trực tuyến được giáo viên
định hướng có thể sang học cùng bạn gần nhà.


2.3.1.2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
a. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo viên phải xác định mục tiêu của bài học, bao gồm những kiến thức
chuẩn nào của môn sẽ đạt được trong bài học sắp dạy, nhằm gắn kết, liên hệ các
kiến thức của các bộ mơn khác với mơn Ngữ văn với mục đích mở rộng kiến
thức. Phải tính đến đặc trưng bộ mơn Ngữ văn trong giờ thực hành Làm văn là
hướng dẫn học sinh làm sáng tỏ lí thuyết đã học và vận dụng lí thuyết để thực
hành. Nghĩa là học sinh thuần thục từ “biết” đến “làm”;
- Giáo viên phải lập bảng mô tả các mức độ đánh giá của bài học với 4

mức Nhận biết -Thông hiểu -Vận dụng thấp - Vận dụng cao theo trục dọc và
trục ngang để làm cơ sở đánh giá năng lực học sinh;
- Giáo viên phải xác định được ý nghĩa của bài học trước khi tổ chức dạy
học theo mơ hình lớp học đảo ngược;
Giáo viên phải chuẩn bị học liệu, thiết bị dạy học, cụ thể:
+ Máy tính, máy chiếu..
+ Video về các nội dung, vấn đề liên quan.
+ Giáo án word, giáo án điện tử, video bài giảng.
+ Bản kế hoạch phân công, tổ chức nhiệm vụ cho học sinh.
+ Phiếu học tập để học sinh thảo luận nhóm.
- Giáo viên phải hướng dẫn trước cho học sinh chuẩn bị bài ở nhà. Cho
học sinh tự chọn đề tài để thảo luận nhóm, chuẩn bị bài phỏng vấn và trả lời
phỏng vấn để trình bày trước lớp.
b. Chuẩn bị của học sinh
- Chuẩn bị điện thoại thơng minh hoặc máy tính có kết nối mạng internet
- Thực hiện các nhiệm vụ mà giáo viên giao
- Chuẩn bị tài liệu báo cáo theo các nhóm.
2.3.2. Tổ chức dạy học bài “Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn - Luyện tập
phỏng vấn và trả lời phỏng vấn” theo mơ hình lớp học đảo ngược
2.3.2.1. Trước giờ học trên lớp: Soạn bài giảng, tìm tài liệu và gửi bài giảng,
tài liệu cho học sinh
Với mô hình lớp học đảo ngược thì việc chuẩn bị trước giờ lên lớp là rất
quan trọng. Có thể nói, đây là khâu quyết định đến thành công của bài học. Để
thực hiện được mơ hình này, giáo viên và học sinh cần thực hiện một số hoạt
động sau:
* Hoạt động của giáo viên
- Soạn bài, tạo video và đưa bài giảng lên hệ thống quản lí học tập trực
tuyến của lớp. Bài giảng cần gửi cho học sinh trước 1 tuần để các em học tập,
nghiên cứu.
- Yêu cầu học sinh vào tìm hiểu bài. Với 2 tiết học trên, tôi chỉ xây dựng

video để cung cấp kiến thức về phỏng vấn và trả lời phỏng vấn (tiết 1).
- Gửi tài liệu tham khảo trước cho học sinh. Chẳng hạn, tơi tìm trên báo,
trên mạng những bài viết về u cầu, kĩ năng cần có khi thực hiện phỏng vấn và


trả lời phỏng vấn. Bên cạnh đó, tơi lựa chọn một số cuộc phỏng vấn phù hợp
trên truyền hình, trên báo để gửi cho học sinh tham khảo.
- Giao nhiệm vụ cho học sinh:
+ Đọc bài học trong sách giáo khoa
+ Vào lớp học trực tuyến để xem trước video bài giảng và các tài liệu
tham khảo
+ Tóm tắt các ý chính, ghi chép những nội dung quan trọng của bài giảng
online
+ Chia sẻ những ý kiến, câu hỏi lên mục thảo luận của lớp học trực tuyến
+ Giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm (mỗi nhóm là một tổ trên lớp): Sau khi
học xong bài học qua video, mỗi nhóm tìm hiểu một cuộc phỏng vấn mẫu (phân
tích cái hay, cái chưa hay, những điều cần học tập qua cuộc phỏng vấn...)
+GV hướng dẫn trước cho học sinh tìm hiểu bài ở nhà. Cho học sinh tự
chọn đề tài để thảo luận nhóm, chuẩn bị bài phỏng vấn và trả lời phỏng vấn để
trình bày trên lớp. Chẳng hạn, nhiệm vụ được giao trước ở nhà như sau: Các em
hãy nhập vai người phỏng vấn và trả lời phỏng vấn để tiến hành những cuộc
phỏng vấn (giả định): phỏng vấn người nổi tiếng (diễn viên, ca sĩ, cầu thủ bóng
đá, doanh nhân thành đạt, nhà văn, nhà thơ...), phỏng vấn thầy/ cô giáo, phỏng
vấn các bạn học sinh về những vấn đề đang được giới trẻ quan tâm.
GV chỉ gợi ý các chủ đề, còn việc lựa chọn là của học sinh
* Hoạt động của học sinh:
- Xem, nghiên cứu bài giảng, tài liệu ở nhà
- Hoàn thành các nhiệm vụ học tập được giao
- Học sinh trong lớp được chia thành 4 nhóm (theo 4 tổ). Mỗi nhóm học
sinh có một nhóm zalo hoặc Facebook riêng. Các thành viên trong nhóm có thể

lên kế hoạch, sắp xếp thời gian để trao đổi, thảo luận với nhau về nhiệm vụ học
tập qua khơng gian mạng. Các bạn trong nhóm thống nhất chủ đề của cuộc
phỏng vấn và trả lời phỏng vấn và phân công công việc cho các thành viên trong
nhóm.
Giáo viên định hướng cho học sinh trong việc phân chia nhiệm vụ trong
nhóm như sau:
Học sinh có năng lực học tập trung bình và yếu: tập hợp các bài phỏng
vấn và trả lời phỏng vấn trên báo, tivi; tham gia tìm kiếm thơng tin trên mạng
internet.
Học sinh có năng lực học tập khá: tham gia tìm kiếm thơng tin trên mạng
internet, tóm tắt các nội dung tìm kiếm được.
Học sinh có năng lực học tập tốt: Tập hợp, tóm tắt, chắt lọc và chỉnh sửa
các thơng tin tìm kiếm được.
Học sinh có năng lực ngơn ngữ tốt, tự tin trước đám đông: Tiến hành
phỏng vấn và trả lời phỏng vấn.
2.3.2.2. Tổ chức học tại lớp
Các bước tiến hành:


Bước 1: Khái quát kiến thức của bài học phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
và nhận xét đánh giá việc tự học của học sinh.
Học sinh đã được tiếp thu bài học ở nhà qua video và các tài liệu mà giáo
viên gửi trước. Vì vậy, trên lớp giáo viên chỉ dành khoảng 20 phút để đánh giá
việc tự học ở nhà qua các kênh tương tác, hệ thống lại kiến thức, kiểm tra mức
độ hiểu bài của học sinh và giải đáp thắc mắc cho học sinh.
GV kiểm tra kiến thức học sinh tự học được ở nhà bằng việc sử dụng hệ
thống các câu hỏi ngắn đã chuẩn bị trước và yêu cầu học sinh trả lời nhanh.
Bước 2: Thời gian còn lại của tiết 1, các em học sinh sẽ thảo luận để hoàn
thành sản phẩm: biên tập lại kết quả thảo luận nhóm (đã làm việc ở nhà), tiến
hành trao đổi, bàn bạc để đi đến thống nhất.

Các thành viên trong từng nhóm thực hiện nhiệm vụ: Xây dựng sản
phẩm. Sau khi tiết học kết thúc, học sinh vẫn còn thời gian chuẩn bị ở nhà nếu
chưa hồn thành. Học sinh thảo luận theo nhóm và đi đến thống nhất những vấn
đề sau:
- Xác định đối tượng phỏng vấn và trả lời phỏng vấn: Để cuộc phỏng vấn
thành cơng, người phỏng vấn cần tìm hiểu kĩ càng về người trả lời phỏng vấn ở
những phương diện: độ tuổi, nghề nghiệp, sở thích, sở trường,hồn cảnh gia
đình....
- Xác định hồn cảnh phóng vấn: phỏng vấn ở đâu? Người nghe là ai?...
- Xác định mục đích phỏng vấn: phỏng vấn để làm gì?
- Xác định chủ đề phỏng vấn. Nội dung này sẽ chi phối cách đặt câu hỏi
của người phỏng vấn và câu trả lời (dự kiến) của người trả lời phỏng vấn
- Xác định những yêu cầu đặt ra với người phỏng vấn và người trả lời
phỏng vấn:
+ Người phỏng vấn: Xây dựng hệ thống câu hỏi theo mục đích, chủ đề
phỏng vấn đã đặt ra từ trước; cách dẫn dắt cần khéo léo, tự nhiên; chuẩn bị tâm
lí, trang phục....
+ Người trả lời phỏng vấn: Dự kiến những câu trả lời. Người trả lời phỏng
vấn cần cung cấp thông tin trung thức, phù hợp với chủ đề phỏng vấn. Câu trả
lời cần rõ ràng, ngắn gọn và được trình bày hấp dẫn
- Biên tập cuộc phỏng vấn theo vai giả định
Đây là kịch bản của một cuộc phỏng vấn do học sinh của nhóm 1 thực hiện:
PHỎNG VẤN CA SĨ ANH THƠ
- Phóng viên (PV): Xin chào ca sĩ Anh Thơ. Rất hân hạnh được chào đón
chị! Cảm ơn chị đã có mặt trong chương trình “Nhịp cầu âm nhạc” ngày
hơm nay.
-Ca sĩ Anh Thơ (AT): Vâng, xin chào MC Phương Thảo, xin chào các
quý vị khan giả của chương trình “Nhịp cầu âm nhạc”.
- PV: Thưa chị, nhiều người bảo chị “ôm rơm”: hát nhạc nhẹ đúng là
“nhẹ”, catxe lại cao thì khơng làm, cứ “đâm đầu” vào nhạc đỏ - loại

nhạc mà phải đầu tư ghê gớm cả chất giọng lẫn sức lực. Chị nghĩ sao về
vấn đề này?


- AT: Nhạc trẻ đang là thứ âm nhạc thời thượng, mà thứ thời thượng bao
giờ cũng được “bốc” cao hơn, mình phải hiểu và chấp nhận điều đó.
Nhưng cịn nhạc đỏ - không “hot” nhưng sức sống bền lâu, đã trót u thì
phải chung thủy chứ.
- PV: Thế chị có từng nghĩ đến việc thi thoảng cũng phải “cải thiện” hay
đổi tơng đi một tí khơng?
- AT: Khơng! Nói thật là ban đầu mình cũng từng nghĩ đến nhưng tự thấy
khơng hợp, khơng tự tin. Vì vậy tơi nhất quyết không làm. Vả lại, ai bảo
nhạc đỏ lép vế nào? Tôi vẫn được mời đi diễn quanh năm.
- PV: Nhạc đỏ cũng kén người nghe. Người hâm mộ của chị phần lớn ở
tầng lớp trung niên, cổ vũ ít nồng nhiệt thì làm sao khởi lửa cho chị trong
quá trình diễn được?
- AT: Bạn nhầm rồi! Tầng lớp nào cũng có người thích người khơng.
Nhiều lần tơi đi diễn, có em bé 8-10 tuổi cũng ra ơm chân, khen tấm tắc.
Hát cho sinh viên nghe cũng rất thích, có những đêm diễn họ đội mưa
đứng nghe và cổ vũ rất nhiệt tình. Giới trẻ bây giờ khơng quay lưng với
nhạc đỏ đâu.
- PV: q ở Thanh Hóa, gia đình khơng có ai làm nghệ thuật. Vậy dun
cớ nào mà chị lại chồng kiếp nghệ sĩ lên mình?
- AT: Nghề chọn mình chứ mình khơng chọn nó. Hồi đi thi vào trường
Văn hóa nghệ thuật Thanh Hóa, tơi được hướng dẫn hát bài “Lá đỏ”.
Đấy là ca khúc nhạc đỏ đầu tiên tôi hát trong đời. Thế là cái nghiệp gắn
với nhạc đỏ đeo luôn từ đấy đến giờ.
- PV: Vừa làm ca sĩ, vừa làm giảng viên khoa thanh nhạc , nhạc viện Hà
Nội. Chị tự thấy làm thầy hay “làm thợ” khó hơn?
- AT: Khơng giống nhau và khó có thể nói cái nào khó hơn, cái nào dễ

hơn. Trước đây, tôi học cô giáo Hồ Mậu La- mặc dù hơn 70 tuổi nhưng
vẫn đốc học trò đến nơi, đến chốn. Có hơm 2 cơ trị “cày” đến gần 12 giờ
đêm mới nghỉ. Bây giờ làm thầy, có khi giận cịn quăng cả sách, lúc hết
nóng lại thấy hối hận. Lúc đó thấy thương và hiểu cơ giáo mình hơn.
Thấu hiểu cái quy luật: Cả đời làm thầy chưa chắc đã có được một học
trị thành danh. Cái phần trăm may mắn tuy ít ỏi nhưng đơi lúc nó lại chi
phối cả một đời nghệ sĩ.
- PV: Nói như vậy, chị cũng là một người may mắn?
- AT: Có thể, ở tỉnh ra nhưng trụ lại được Hà Nội, có một gia đình hạnh
phúc, được làm đúng nghề mình thích. Hiện tại tơi khơng mong gì hơn.
- PV: Trong quãng đời hoạt động nghệ thuật của mình, chắc chắn sẽ có
nhiều kỉ niệm. Chị có thể kể cho khán giả nghe một kỉ niệm đáng nhớ của
mình khơng?
- AT: Vâng, kỉ niệm thì nhiều lắm. Tơi có thể kể cho quý vị nghe một kỉ
niệm vui nho nhỏ thế này: Khi đang học ở nhạc viện, tôi được mời đi
diễn, khỏi phải nói khối chí đến mức nào. Tơi diện ngay áo dài màu tím
hoa cà, nhảy lên xe đạp của anh bạn đồng hương nhờ anh ấy đèo đi. Lúc


đi chẳng sao, lúc về đến đúng cổng trường thì tà áo mắc vào xích xe rách
cái “roẹt”. Catxe của tơi hơm ấy được 30 nghìn, cái áo dài 120 nghìn,
tiếc mất mấy hơm liền....
PV: Rất cảm ơn những chia sẻ của ca sĩ Anh Thơ! Chúc chị sức khỏe và
luôn giữ vững được nhiệt huyết, đam mê âm nhạc của mình.
Bước 3: Hồn thành sản phẩm, báo cáo trước lớp kết quả thảo luận.
Học sinh tiến hành giới thiệu sản phẩm, tự đánh giá sản phẩm của nhóm,
đánh giá sản phẩm của nhóm khác theo tiêu chí đưa ra
Hoạt động này sẽ được tiến hành trong tiết 2, tương ứng với tiết 59:
“Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn” trong phân phối chương trình.
GV tổ chức cho học sinh thực hành phỏng vấn và trả lời phỏng vấn ngay

tại lớp học. Mỗi nhóm sẽ cử 2 học sinh đại diện cho nhóm để trình bày sản phẩm
đã thảo luận và thống nhất. Lúc này, các em sẽ tiến hành cuộc phỏng vấn theo
những “vai giả định”. Lớp học lúc này sẽ biến thành trường quay, công ty, sân
khấu.... Hai học sinh trong mỗi nhóm được đóng vai thành MC dẫn chương
trình, phóng viên, biên tập viên, nhà tuyển dụng, ca sĩ, diễn viên, doanh nhân,
cầu thủ bóng đá.... Các thành viên cịn lại trong lớp sẽ đóng vai trị là khan giả.
Chẳng hạn, nhóm 1 cử 2 học sinh tiến hành cuộc phỏng vấn và trả lời
phỏng vấn theo kịch bản đã chuẩn bị ở trên. Một học sinh vào vai Phóng viên
của chương trình “Nhịp cầu âm nhạc”, một học sinh vào vai ca sĩ Anh Thơ.
Cuộc phỏng vấn diễn ran gay tại lớp học trong khoảng thời gian 10 phút.
Tùy vào đối tượng và hoàn cảnh phỏng vấn mà người phỏng vấn và
trả lời phỏng vấn sẽ có những câu hỏi, câu trả lời và thái độ phỏng vấn khác
nhau. Học sinh nhóm khác có thể tham khảo bài phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
trên để tiến hành hoạt động phỏng vấn. Có thể thấy, phỏng vấn và trả lời phỏng
vấn bằng phương pháp đóng vai giả định như trên được sử dụng đã đem đến
những hiệu quả dạy học tích cực: học sinh được khắc sâu kiến thức bài học,
được rèn luyện thực hành những kĩ năng phỏng vấn và trả lời phỏng vấn, gây
hứng thú và chú ý cho học sinh; hình thành kĩ năng giao tiếp cho học sinh; tạo
điều kiện để học sinh phát huy tính tích cực, sáng tạo....
2.3.2.3. Hoạt động trải nghiệm
Sau khi học xong trên lớp, các em có thể tiếp tục thực hiện hoạt động trải
nghiệm: Tiến hành những cuộc phỏng vấn với chủ đề: “Thường Xn 2 trong
tơi”. GV gợi ý: HS có thể tìm phỏng vấn các thầy/ cô giáo trong trường, bác bảo
vệ, anh/ chị học sinh lớp 12, những bạn học sinh có hồn cảnh khó khăn nhưng
có ý chí vươn lên trong học tập...
Hoạt động trải nghiệm này khác với hoạt động phỏng vấn và trả lời phỏng
vấn ở trên: Hoạt động phỏng vấn trên lớp là phỏng vấn theo vai giả định (học
sinh đóng vai) cịn phỏng vấn sau buổi học này là hoạt động phỏng vấn thật sự.
Trong đó, học sinh của lớp sẽ đóng vai trị là người phỏng vấn, còn người trả lời
phỏng vấn sẽ là học sinh lớp khác trong trường, thầy/ cơ giáo....

Các nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên sẽ thảo luận về chủ đề được
giao, xây dựng kế hoạch thực hiện. Các nhóm xác định việc cần làm, thời gian


dự kiến, phương pháp tiến hành. Học sinh hoàn thành sản phẩm (bài phỏng vấn
và trả lời phỏng vấn) trong thời gian 2 tuần. Học sinh làm việc ngoài giờ lên lớp.
Các nhóm sau khi đã lựa chọn đối tượng phỏng vấn thì sẽ dự trù câu hỏi
phỏng vấn, sưu tầm tranh, ảnh, tư liệu, video về các nội dung được phân cơng
Mỗi nhóm sẽ trình bày sản phẩm của mình: 4 video clip về phỏng vấn và
trả lời phỏng vấn. Sản phẩm được gửi đến tất cả các bạn trong lớp học ảo trên
không gian mạng đã xây dựng từ trước.
Trong quá trình thực hiện, giáo viên định hướng cho học sinh xây dựng kế
hoạch làm việc, giải đáp thắc mắc cho học sinh, giúp đỡ học sinh khi các em yêu
cầu.
Việc tiến hành hoạt động trải nghiệm giúp cho học sinh củng cố thêm kiến
thức về phỏng vấn và trả lời phỏng vấn và phát triển một số kĩ năng: kĩ năng làm
việc nhóm, kĩ năng đặt câu hỏi, kĩ năng thu thập thông tin, kĩ năng điều tra thực
tế, kĩ năng trình bày vấn đề, kĩ năng viết báo cáo...
2.3.3. Tổ chức đánh giá kết quả học tập của học sinh
Chủ thể đánh giá là giáo viên và các học sinh trong lớp. Hình thức đánh
giá học sinh theo mơ hình lớp học đảo ngược được căn cứ trên hai tiêu chí: đánh
giá sản phẩm và đánh giá quá trình
- Đánh giá sản phẩm: Đánh giá chất lượng những bài phỏng vấn và trả lời
phỏng vấn mà các nhóm đã xây dựng. Một số tiêu chí cụ thể có thể được đưa ra
để đánh giá như: nội dung phỏng vấn có phù hợp với đối tượng phỏng vấn;
những câu hỏi và câu trả lời phỏng vấn có phù hợp, có đầy đủ, có hay, có hấp
dẫn hay không; thái độ, tác phong của người phỏng vấn và trả lời phỏng vấn có
đạt yêu cầu; những ưu điểm nổi bật và những tồn tại cần khắc phục.
- Đánh giá q trình: Giáo viên có thể dựa trên các căn cứ sau để đánh giá
quá trình học tập của học sinh:

+ Thống kê của hệ thống về số lần đăng nhập, số bài viết của học sinh khi
tham gia học tập
+ Vở ghi quá trình tự học ở nhà
+ Chất lượng nội dung ý kiến mà học sinh tham gia góp ý, thảo luận
+ Báo cáo hoạt động của các nhóm trưởng về cơng tác làm việc nhóm.
Để có thể đánh giá chính xác, giáo viên cần phải thường xuyên theo dõi
hoạt động của học sinh và thống kê kết quả một cách cụ thể, chi tiết.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Việc sử dụng mơ hình lớp học đảo ngược với sự hỗ trợ của công nghệ
thông tin khi dạy học bài “Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn – Luyện tập phỏng
vấn và trả lời phỏng vấn” giúp cho hoạt động dạy học đạt được mục tiêu đề ra.
Tơi đã vận dụng mơ hình lớp học đảo ngược vào dạy bài “Phỏng vấn và trả lời
phỏng vấn – Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn” tại lớp 11 B3. Qua dạy
học thực nghiệm tôi đã nhận thấy hiệu quả của việc sử dụng mô hình LHĐN:
Học sinh tích cực, chủ động hơn trong giờ học, tiếp thu bài học tốt hơn. Tiết học
nhẹ nhàng, khơng cứng nhắc, khơng bị dập khn máy móc, khơng nặng về lí
thuyết hàn lâm. Các em học sinh thật sự hứng thú, say mê khi mình được trực


tiếp nhập vai thành những MC truyền hình, nhà tuyển dụng hay những người nổi
tiếng. Việc học sinh được thảo luận, được tranh luận, phản biện sẽ giúp các em
nâng cao khả năng giao tiếp, chủ động, tự tin hơn trong học tập và cuộc sống,
được phát huy trí tuệ, năng lực làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo. Đặc biệt, khi
được học tập theo mơ hình này, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin của học
sinh được tăng lên đáng kể. Các em đã biết sử dụng thiết bị điện tử để liên lạc,
trao đổi, thảo luận, tìm kiếm tài liệu, khai thác thông tin trên mạng internet và
tạo ra được các sản phẩm công nghệ như văn bản điện tử, video...
Sau khi dạy học thực nghiệm, tôi nhận thấy một số vấn đề sau:
Học sinh ở lớp đối chứng phần lớn khơng có sự chuẩn bị bài trước ở nhà.
Trên lớp, học sinh chủ yếu tiếp thu nội dung bài học từ phía giáo viên nên khơng

khí giờ học thiếu sôi nổi, học sinh học tập một cách thụ động. Trong khi đó, ở
lớp thực nghiệm, học sinh đã có sự chuẩn bị kĩ lưỡng từ trước ở nhà. Học sinh
học rất sôi nổi, chủ động, không khí lớp học như một tịa soạn báo, đài truyền
hình... Những nhiệm vụ được giao trước tiết học đều được học sinh giải nhanh
chóng, có hiệu quả chúng tỏ trách nhiệm cũng như hứng thú với bài học của học
sinh.
Để đối chiếu mức độ tiếp thu bài học của học sinh, tôi đã thiết kế một đề
kiểm tra nhỏ và tiến hành kiểm tra nhanh trong thời gian 10 phút (phụ lục 3).
Kết quả thu được như sau:
Bảng kết quả kiểm tra học sinh
Điểm số
Lớp

Sĩ số
0

1

2

3

4

5

6

7


8

9

10

43

0

0

0

0

0

9

12

13

6

3

0


42

0

0

0

1

5

16

11

8

1

0

0

11 B3
(TN)
11 B4
(ĐC)

Ở tiết “Luyện tập Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn”, tôi yêu cầu học sinh

vận dụng kiến thức đã học để xây dựng những cuộc phỏng vấn nhỏ ngay tại lớp.
Nhiệm vụ là 4 nhóm học sinh tiến hành 4 cuộc phỏng vấn về những vấn đề mà
học sinh quan tâm. Theo quan sát, đánh giá, kết quả thu được như sau:
Ở lớp đối chứng, do học sinh chưa chuẩn bị kĩ lưỡng trước ở nhà nên lên
lớp, học sinh lúng túng, không biết cách phân công công việc cho từng thành
viên nhóm. Vì vậy, học sinh khơng thể hồn thành tốt nhiệm vụ học tập. Trong
lớp, chỉ có 2 nhóm là hoàn thiện được bài phỏng vấn và trả lời phỏng vấn tuy


nhiên vẫn còn những hạn chế: Người phỏng vấn và trả lời phỏng vấn không tự
tin, cuộc phỏng vấn rời rạc, chưa tạo ra sự hấp dẫn với người theo dõi. Những
câu hỏi được chuẩn bị sơ sài. Câu trả lời chưa tập trung vào nội dung chính và
cách trả lời cịn máy móc. Cả người phỏng vấn và trả lời phỏng vấn đều chưa
được chuẩn bị kĩ, chưa thoát li được văn bản chuẩn bị sẵn nên điều hành cuộc
phỏng vấn cứng nhắc, thiếu sự linh hoạt. Có 2 nhóm trong lớp chưa hồn thành
bài phỏng vấn trong thời gian trên lớp.
Ở lớp thực nghiệm, do được chuẩn bị kĩ lưỡng, học sinh biết phân công
công việc khoa học cộng với sự hướng dẫn trước của giáo viên, cả 4 nhóm đều
hồn thành bài phỏng vấn và trả lời phỏng vấn:
Nhóm 1: Phỏng vấn ca sĩ Anh Thơ (phỏng vấn đóng vai giả định)
Nhóm 2: Phỏng vấn học sinh trong lớp về vấn đề: Tình bạn, tình yêu tuổi
học đường
Nhóm 3: Phỏng vấn cầu thủ bóng đá Quang Hải ((phỏng vấn đóng vai giả
định).
Nhóm 4: Phỏng vấn học sinh trong lớp về vấn đề: Lợi ích của việc học
mơn Ngữ văn
Các bài phỏng vấn đều đạt chất lượng từ khá trở lên. Khơng khí lớp học
rất thoải mái. Học sinh sôi nổi, hứng thú và tập trung cao. Các bạn đã hóa thân
thành những MC, phóng viên, người nổi tiếng để phỏng vấn và trả lời phỏng
vấn. Một số học sinh đã chứng tỏ năng khiếu đặc biệt của mình qua bài phỏng

vấn. Cả người phỏng vấn và trả lời phỏng vấn đều rất tự tin, chủ động. Cả hai đã
biết sử dụng yếu tố phi ngôn ngữ (ánh mắt, cử chỉ...) để hỗ trợ trong giao tiếp.
Câu hỏi phỏng vấn đầy đủ, chặt chẽ. Người phỏng vấn linh hoạt, mềm dẻo trong
cách hỏi. Người trả lời phỏng vấn trả lời đúng trọng tâm, biết dùng câu hỏi,
dùng từ ngữ đưa đẩy, trả lời câu hỏi một cách hóm hỉnh tạo nên sự hấp dẫn cho
các cuộc phỏng vấn.
Việc dạy học theo mơ hình lớp học đảo ngược thật sự phù hợp với bài học và
đem lại hiệu quả dạy học cao. Vận dụng mơ hình lớp học đảo ngược vào dạy bài
“Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn - Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn”
dựa trên cơ sở khoa học và được thực nghiệm sẽ là những định hướng để tôi
nghĩ tới những nguyên tắc, biện pháp dạy học theo mơ hình này trong dạy học
mơn Ngữ văn nói chung. Tơi hy vọng sáng kiến kinh nghiệm này sẽ góp một
phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn ở trường THPT
Thường Xn 2 và trong nhà trường phổ thơng nói chung.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
Dạy học bài “Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn – Luyện tập phỏng vấn và
trả lời phỏng vấn” theo mơ hình lớp học đảo ngược là hướng đi cần thiết để đáp
ứng với yêu cầu dạy học Ngữ văn theo hướng hình thành và phát triển năng lực.
Sử dụng mơ hình lớp học đảo ngược với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin sẽ
mở ra những cơ hội học tập linh hoạt, tích cực, hiệu quả cho người học. Việc
vận dụng mơ hình này vào dạy bài làm văn “Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn-


Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn” sẽ giúp học sinh được trải nghiệm
phong phú những hình thức học tập khác nhau, tăng hứng thú tiếp nhận và tăng
tính tích cực, chủ động của học sinh.
Khi dạy học bài “Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn – Luyện tập phỏng vấn
và trả lời phỏng vấn” theo mơ hình lớp học đảo ngược kiến thức, kĩ năng môn
Tiếng Việt, Văn học, Tập làm văn được kết hợp nhuần nhuyễn, hình thành 4 kĩ

năng nghe, nói, đọc, viết, từ đó hình thành cho học sinh năng lực số, năng lực
ngơn ngữ, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tự học....
Mặt khác, dạy học theo mơ hình lớp học đảo ngược còn giúp học sinh liên
kết kiến thức sách vở với kiến thức đời sống, kiến thức môn Ngữ văn với các
môn học thuộc lĩnh vực khác như Lịch sử, địa lí, âm nhạc, điện ảnh... nhằm giúp
học sinh có kiến thức và kĩ năng thực hành tồn diện, góp phần giáo dục kĩ năng
sống, hiểu biết xã hội....
3.2. Đề xuất, kiến nghị
- Đối với nhà trường: Cần tạo điều kiện về cơ sở vật chất và khơng gian
để học sinh có những hoạt động học tập phong phú.
- Đối với tổ chuyên môn:
+ Xây những giờ dạy thể nghiệm để đồng nghiệp đúc rút kinh nghiệm.
+ Đưa vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học vào nội dung các buổi
sinh hoạt chuyên môn để thảo luận.
- Với gia đình học sinh: Cần tạo điều kiện để học sinh có thiết bị học tập
và mơi trường học tập phù hợp.
- Với thời gian ngắn và khả năng có hạn của bản thân nên đề tài khó tránh
khỏi những thiếu sót. Vì vậy rất mong nhận được sự góp ý của các nhà giáo dục,
của đồng nghiệp để đề tài được hồn thiện và có tính khả thi hơn.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thường Xuân ngày 05 tháng 5 năm 2022
Tôi xin cam kết: sáng kiến kinh nghiệm
trên là do tôi viết, không coppy từ nguồn
tài liệu nào.
Người thực hiện
Nguyễn Thị Thu



TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (4/2017), Chương trình giáo dục phổ thơng tổng
thể, NXB Giáo dục.
[2]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (Chương trình ETEP) (2020), Học trực tuyến: tốc
độ phát triển nhanh mở ra kỉ nguyên đào tạo mới. Truy cập ngày 15/05/2020, từ
/>[3]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Đề án đổi mới chương trình và sách giáo
khoa, NXB Giáo dục.
[4]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục
phổ thông môn Ngữ văn, NXB Giáo dục
[5]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn Dạy học và kiểm tra,
đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh (môn
Ngữ văn, cấp THPT) , NXB Giáo dục.
[6]. Đỗ Tùng, Hồng Cơng Kiên (2020), Áp dụng mơ hình lớp học đảo ngược
trong dạy học trực tuyến tại trường Đại học Hùng Vương, Tạp chí khoa học và
cơng nghệ, Trường Đại học Hùng Vương.
[7]. Đỗ Ngọc Thống (2018), Phát triển năng lực giao tiếp và thẩm mỹ cho học
sinh, Giáo dục, Báo mới.
[8]. Đỗ Ngọc Thống (2018), Dạy học phát triển năng lực môn Ngữ văn THPT,
NXB Giáo dục.
[9]. “Giáo dục kĩ năng sống trong môn Ngữ văn ở trường Trung học phổ
thông”, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, năm 2010.
[10]. Lê Thị Phượng và Bùi Phương Anh (2017), Dạy học theo mơ hình lớp học
đảo ngược nhằm phát triển năng lực cho học sinh, Tạp chí Quản lí giáo dục,
Học viện Quản lí giáo dục.


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN

Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Thu
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên trường THPT Thường Xuân 2
STT
1

Tên đề tài SKKN
Nâng cao hiệu quả
giáo dục kĩ năng
sống cho học sinh
lớp chủ nhiệm tại
trường THPT
Thường Xuân 2.

Cấp đánh giá,
xếp loại
Sở Giáo dục
và Đào tạo
Thanh Hóa

Kết quả đánh
giá, xếp loại
C

Năm đánh giá,
xếp loại
2017


PHỤ LỤC
Phụ lục 1 : Bản báo cáo hoạt động của học sinh

BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG CỦA NHÓM 1
Tên sản phẩm: Phỏng vấn ca sĩ Anh Thơ
1. Danh sách nhóm và nhiệm vụ được giao
STT Họ và tên
Nhiệm vụ được giao
Ghi chú
1
Quang Thị Vân Anh
Nhóm trưởng:
Lập kế hoạch
Phân cơng nhiệm vụ
Điều hành nhóm
Duyệt bài
2
Hà Nguyệt Ánh
Thu thập tài liệu
Chuẩn bị những câu hỏi
phỏng vấn
3
Bùi Minh Duẩn
Thu thập tài liệu
Chuẩn bị những câu trả lời
phỏng vấn
4
Lương Khánh Tùng
Thu thập tài liệu
Chuẩn bị những câu trả lời
phỏng vấn
5
Lê Thị Dung

Thu thập tài liệu
Chuẩn bị những câu trả lời
phỏng vấn
6
Bùi Thị Huệ
Thu thập tài liệu
Chuẩn bị những câu trả lời
phỏng vấn
7
Nguyễn Diệu Linh
Biên tập cuộc phỏng vấn và
trả lời phỏng vấn
Đóng vai người dẫn chương
trình: thực hiện phỏng vấn
8
Hồ Thị Vân
Biên tập cuộc phỏng vấn và
trả lời phỏng vấn
Đóng vai ca sĩ Anh Thơ:
thực hiện trả lời phỏng vấn
2. Quá trình làm việc của nhóm
STT

Tên cơng việc

1
2

Phân cơng nhiệm vụ
Thu thập tài liệu


Người
phụ trách
Vân Anh
Cả nhóm

Đánh giá mức độ hồn
thành
9/10
8/10


3
4
5
6
7

Lập dàn ý chi tiết
Cả nhóm
Duyệt bài lần 1
Vân Anh
Chỉnh sửa, bổ sung,
Cả nhóm
Biên tập thành bài phỏng Cả nhóm
vấn
Duyệt lần cuối
Cả nhóm

3. Biên bản họp nhóm

Thời gian
Địa điểm
3/12
6/12

Online
Online

Thành
viên vắng
0
0

11/12

Tại lớp

0

8.5/10
9/10
8/10
9.5/10
10/10
Nội dung
Phân cơng nhiệm vụ
Thảo luận để thực hiện
nhiệm vụ
Hồn thiện và báo cáo sản
phẩm


4. Tự đánh giá:
* Ưu điểm:
- Hoạt động nhóm diễn ra sơi nổi. Các thành viên nhóm tích cực đưa ra ý
kiến của bản thân
- Thực hiện đúng thời hạn và nhiệm vụ được giao
* Nhược điểm:
- Nguồn tài liệu tìm được chưa phong phú
- Một số bạn còn rụt rè khi được giao nhiệm vụ
* Điểm tự đánh giá: 9/10 điểm


Phụ lục 2: Hình ảnh minh chứng cho hoạt động của học sinh:
1. Hình ảnh thảo luận nhóm, thống nhất nội dung công việc, giao nhiệm vụ
của học sinh trong tiết 1


×