Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tài liệu GIẢI ĐỂ MÔN NGHIỆP VỤ CHUYÊN NGÀNH THUẾ pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.37 KB, 3 trang )

GIẢI ĐỂ MÔN NGHIỆP VỤ CHUYÊN NGÀNH THUẾ
Câu 1: Qua nghiên cứu luật thuế TNCN, anh chị cho biết
1. Thế nào là cá nhân cư trú?
Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các đk sau đây:
a) Có mặt tại VN từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng
liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại VN;
b) Có nơi ở thường xuyên tại VN, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà
thuê để ở tại VN theo hợp đồng thuê có thời hạn.
2. Cách xác định thuế TNCN đối với thu nhập từ kinh doanh của cá nhân cư trú và
cá nhân không cư trú có một số điểm khác nhau:
Cá nhân cư trú Cá nhân không cư trú
TN chịu thuế từ KD = doanh thu - các khoản
CP hợp lý liên quan đến việc tạo ra TN chịu
thuế từ KD trong kỳ tính thuế + thu nhập
khác
Thuế đối với TN từ KD của cá nhân không
cư trú =doanh thu từ hoạt động sản xuất, KD
* thuế suất toàn phần
a) 1% đối với hoạt động KD hàng hoá;
b) 5% đối với hoạt động KD dịch vụ;
c) 2 % đối với hoạt động sản xuất, xây dựng,
vận tải và hoạt động KD khác
Được trừ các khoản chi phí hợp lý
liên quan đến việc tạo ra TN chịu thuế từ KD
trong kỳ tính thuế bao gồm:
a) Lương, tiền công, các khoản thù
lao và các CP khác trả cho người lao động;
b) CP nguyên liệu, nhiên liệu, vật
liệu, năng lượng, hàng hoá sử dụng vào sản
xuất, KD, CP dịch vụ mua ngoài;
c) CP khấu hao, duy tu, bảo dưỡng tài


sản cố định sử dụng vào sản xuất, KD;
d) Chi trả lãi tiền vay;
đ) CP quản lý;
e) Các khoản thuế, phí và lệ phí phải
nộp theo quy định của PLuật được tính vào
CP;
g) Các khoản CP khác liên quan đến việc tạo
ra TN
- Không được trừ các khoản chi phí
Thu nhập tính thuế = TN chịu thuế từ
KD – các khoản giảm trừ cho bản thân và
người phụ thuộc
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập
tính thuế * thuế suất theo biểu lũy tiến từng
phần
Không được trừ các khoản giảm trừ
cho bản thân và người phụ thuộc
Câu 2:
1. Các trường hợp Hoàn thuế GTGT?
1.1. Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn
thuế giá trị gia tăng nếu trong ba tháng liên tục trở lên có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa
được khấu trừ hết.
1.2. Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư đã đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp
thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, hoặc dự án tìm kiếm thăm dò và phát triển mỏ dầu
1
khí đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động, nếu thời gian đầu tư từ 01 năm trở lên
thì được hoàn thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho đầu tư theo từng năm. Trường
hợp, nếu số thuế GTGT luỹ kế của hàng hoá, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư từ 200
triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT.
1.3. Trường hợp cơ sở kinh doanh đã đăng ký nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp

khấu trừ có dự án đầu tư mới, đang trong giai đoạn đầu tư có số thuế giá trị gia tăng của hàng
hoá, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư mà chưa được khấu trừ hết và có số thuế còn lại từ
hai trăm triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng.
1.4. Cơ sở kinh doanh trong tháng có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu nếu có số thuế giá trị gia
tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ hai trăm triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia
tăng theo tháng.
1.5. Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn
thuế giá trị gia tăng khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất,
chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động có số thuế giá trị gia tăng nộp thừa hoặc số
thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết.
1.6. Cơ sở kinh doanh có quyết định hoàn thuế giá trị gia tăng của cơ quan có thẩm quyền theo
quy định của pháp luật và trường hợp hoàn thuế giá trị gia tăng theo điều ước quốc tế mà Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
1.7. Đối tượng được hưởng ưu đãi miễn trừ ngoại giao theo quy định của Pháp lệnh về Ưu đãi
miền trừ ngoại giao mua hàng hoá, dịch vụ tại Việt Nam để sử dụng được hoàn thuế GTGT
đã trả ghi trên hoá đơn GTGT hoặc trên chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán đã có thuế
GTGT
1.8. Hoàn thuế GTGT đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển
chính thức (ODA) không hoàn lại hoặc viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo:
1.9. Cơ sở kinh doanh có quyết định xử lý hoàn thuế của cơ quan có thẩm quyền theo quy
định của pháp luật.
2. Ý nghĩa của hoàn thuế GTGT
- Do thuế GTGT chỉ tính vào giá trị tăng thêm của HHDV qua các khâu sản xuất, lưu
thông, tiêu dùng, không tính vào phần giá trị đã chịu thuế GTGT ở các khâu trước, thuế đã nộp ở
các khâu trước được tính khấu trừ ở khâu sau, và nếu thuế GTGT hàng hoá dịch vụ mua vào lớn
hơn Thuế GTGT hàng hoá dịch vụ bán ra thì được hoàn thuế nên khuyến khích các tổ chức, cá
nhân bỏ vốn đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh.
- Việc hoàn thuế GTGT xuất khẩu do doanh nghiệp xuất khẩu HHDV không phải chịu
thuế GTGT ở khâu xuất khẩu (vì thuế suất 0%) và được hoàn toàn bộ số thuế đầu vào đã thu
ở khâu trước nên có tác dụng giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh

về giá HHDV xuất khẩu trên thị trường quốc tế, khuyến khích xuất khẩu.
- Để được hoàn thuế GTGT, DN phải kê khai thuế theo phương pháp khấu trừ, thực
hiện đầy đủ chế độ hoá đơn, chứng từ. Từ đó thúc đẩy thực hiện chế độ hạch toán kế toán; sử
dụng hoá đơn, chứng từ và thanh toán qua ngân hàng vì việc tính thuế đầu ra, khấu trừ thuế
GTGT đầu vào quy định rõ phải căn cứ trên hoá đơn mua vào, bán ra; hàng hoá xuất khẩu và
trên 20 triệu mua bán phải thanh toán qua ngân hàng, tăng cường chống thất thu thuế, nâng
cao hiệu quả công tác quản lý thuế, tăng thu cho NSNN.
Câu 4:
Điều 37. Ấn định thuế đối với người nộp thuế nộp thuế theo phương pháp kê khai
trong trường hợp vi phạm pháp luật về thuế
1. Người nộp thuế nộp thuế theo phương pháp kê khai bị ấn định thuế trong các
trường hợp sau đây:
a) Không đăng ký thuế;
2
b) Không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau mười ngày, kể từ ngày hết thời
hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế;
c) Không khai thuế, không nộp bổ sung hồ sơ thuế theo yêu cầu của cơ quan thuế
hoặc khai thuế không chính xác, trung thực, đầy đủ về căn cứ tính thuế;
d) Không phản ánh hoặc phản ánh không đầy đủ, trung thực, chính xác số liệu trên sổ
kế toán để xác định nghĩa vụ thuế;
đ) Không xuất trình sổ kế toán, hoá đơn, chứng từ và các tài liệu cần thiết liên quan
đến việc xác định số thuế phải nộp trong thời hạn quy định;
e) Mua, bán, trao đổi và hạch toán giá trị hàng hoá, dịch vụ không theo giá trị giao
dịch thông thường trên thị trường;
g) Có dấu hiệu bỏ trốn hoặc phát tán tài sản để không thực hiện nghĩa vụ thuế.
Câu 3:
1. Xác định chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi được trừ khi tính thu nhập chịu thuế?
“Phần chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới; chi tiếp tân, khánh
tiết, hội nghị; chi hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí, chiết khấu thanh toán; chi báo biếu, báo
tặng của cơ quan báo chí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh vượt quá

10% tổng số chi được trừ; đối với doanh nghiệp thành lập mới là phần chi vượt quá 15%
trong ba năm đầu, kể từ khi được thành lập. Tổng số chi được trừ không bao gồm các khoản
chi khống chế quy định tại điểm này; đối với hoạt động thương mại, tổng số chi được trừ
không bao gồm giá mua của hàng hoá bán ra;
Mức giới hạn 15% trong 3 năm đầu chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp mới thành lập
được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh kể từ ngày 01/01/2009, không áp dụng đối với
doanh nghiệp được thành lập mới do hợp nhất, chia, tách, sáp nhập, chuyển đổi hình thức
doanh nghiệp, chuyển đổi sở hữu.”
Do DN kinh doanh thương mại nên không tính giá vốn vào tổng số chi được trừ, DN đã hoạt
động được 6 năm nên phần chi phí quảng cáo , tiếp thị, khuyến mãi được trừ không quá 10%
tổng chi phí được trừ. Phần chi phí trả lãi vay vốn tương ứng phần vốn điều lệ còn thiếu ko
được tính vào tổng chi phí được trừ.
Vậy CP quảng cáo , tiếp thị, khuyến mãi được trừ khi tính TNCT là
(25.000-15.000-2.000-200)* 10% = 780 triệu đồng
2. Xác định số thuế TNDN phải nộp
Chi phí Quảng cáo, tiếp thị khuyến mãi không được trừ: 2.000-780 = 1.220 triệu đồng
Tổng chi phí hợp lý được trừ: 25.000 – 1.220 -200 = 23.580 triệu đồng
Thu nhập chịu thuế là = Dthu – CP hợp lý + thu nhập khác = 36.000 – 23.580 + 300 = 12.720
triệu đồng
Không có miễn giảm thuế nên thuế TNDN là 12.720 * 25% = 3.180 triệu đồng.
3

×