Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

(SKKN 2022) một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh khai thác hiệu quả thông tin sách giáo khoa sinh học 11 chương trình chuẩn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (624.51 KB, 23 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN HỌC SINH
KHAI THÁC HIỆU QUẢ THÔNG TIN SÁCH GIÁO KHOA
SINH HỌC 11 – CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN

Người thực hiện: Th.s Phạm Thị Hồng
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Sinh học

THANH HOÁ NĂM 2022


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ (CỤM TỪ) VIẾT TẮT...............................................................
1. MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài............................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu......................................................................................1
1.3. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................1
1.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................2
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.................................................2
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm........................................................3
2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.................................................................3
2.3. Các giải pháp đề xuất của sáng kiến...............................................................4
Giải pháp 1. Giao nhiệm vụ cho HS......................................................................4
Giải pháp 2. Yêu cầu HS đọc nội dung SGK.......................................................10
Giải pháp 3. Khai thác hiệu quả kênh hình trong SGK.......................................11


2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm............................................................12
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................................14
3.1. Kết luận........................................................................................................14
3.2. Kiến nghị.....................................................................................................14
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................
DANH MỤC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ
VÀ ĐẠT GIẢI GẦN NHẤT...................................................................................
PHỤ LỤC................................................................................................................


DANH MỤC TỪ (CỤM TỪ) VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5

Từ (cụm từ) viết tắt
THPT
SKKN
GV
HS
SGK

Từ (cụm từ) viết đầy đủ
Trung học phổ thông
Sáng kiến kinh nghiệm
Giáo viên
Học sinh

Sách giáo khoa


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Tơi rất thích câu nói của Thomas Carlyle – một triết gia nổi tiếng người
Scotland: “Chúng ta sẽ trở thành gì phụ thuộc vào điều chúng ta đọc sau khi tất
cả các thầy cô giáo đã xong việc với chúng ta. Trường học vĩ đại nhất chính là
sách vở.”
Thời đại thơng tin bùng nổ, chúng ta đã quen với việc xem Google là kho
tàng kiến thức vô hạn của nhân loại, seard bất cứ một từ hoặc cụm từ chìa khóa
nào ta cũng nhận được rất nhiều link tra cứu chỉ sau vài giây. Và học trò của
chúng ta cũng vậy, việc các em sở hữu cho mình một chiếc laptop hay
smartphone riêng bây giờ là phổ biến và một bộ phận không nhỏ học sinh đều có
thói quen seard mọi thứ từ Google, thậm chí một bài tốn với những cơng thức
loằng ngoằng, một đề văn nghị luận xã hội,… Trước đây, người thầy lên lớp một tay cầm phấn, một tay cầm sách, học trò đi học cũng một tay cầm sách, một
tay cầm bút. Không gian giáo dục và bối cảnh giáo dục chỉ gói gọn trong từng
đấy vật dụng. Chính vì vậy, SGK giống như kinh thánh, đóng vai trị vơ cùng
quan trọng trong q trình giáo dục. Những năm gần đây, ở một bộ phận học
sinh THPT, SGK khơng cịn q quan trọng, hay thậm chí, vai trị của SGK đang
ngày càng giảm dần, thậm chí có những em đi học cịn khơng biết đến bìa của
những cuốn SGK mình học.
“Việc đọc rất quan trọng. Nếu bạn biết cách đọc, cả thế giới sẽ mở ra cho
bạn.” Barack Obama đã từng nói và tơi nghĩ nó rất đúng. Văn hóa đọc đang bị
mai một trong giới trẻ từ việc lạm dụng “cơng nghệ seard” trên Google. Vì vậy,
thầy cơ nên khuyến khích các em đọc, tự đọc. Và khi cịn ngồi trên ghế nhà
trường thì SGK nên là những cuốn sách được các em ưu ái tự đọc đầu tiên.
Với bối cảnh giáo dục hiện nay, SGK không còn là ‘nguồn tài nguyên’
độc nhất mà người giáo viên và học sinh có thể khai thác nhưng nó vẫn là một
trong số những nguồn sẵn có với kiến thức chuẩn chỉnh để giáo viên tham khảo

về nội dung và hoạt động giáo dục. Và tôi luôn muốn dạy học trị của mình
“cách đọc” SGK hiệu quả nhất.
Với những trăn trở đó, tơi muốn chia sẻ cùng đồng nghiệp “Một số kinh
nghiệm hướng dẫn học sinh khai thác hiệu quả thơng tin sách giáo khoa
Sinh học 11 - Chương trình chuẩn”
1.2. Mục đích nghiên cứu
SKKN được viết với mục đích:
- Tạo hứng thú cho HS khi học môn Sinh học 11– chương trình chuẩn
THPT (vốn được coi là một mơn học khơ khan, khó hiểu). Rèn luyện cho các em
một phương pháp học tập tích cực và làm chủ tư duy logic.
- Xây dựng sáng kiến như một tài liệu tham khảo về đổi mới phương pháp
dạy học trong thực tế giảng dạy mơn Sinh học 11– chương trình chuẩn THPT.
Từ đó, chia sẻ với đồng nghiệp một vài kinh nghiệm nhỏ của bản thân trong quá
trình giảng dạy của mình.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1


Nội dung mơn sinh học 11 – Chương trình chuẩn.
Hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS trong thực tiễn dạy học
của bản thân và quá trình xây dựng sáng kiến.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành tốt sáng kiến tôi đã sử dụng kết hợp một số phương pháp
sau:
- Nghiên cứu phân tích, tổng hợp tài liệu: Nghiên cứu tài liệu lí luận
dạy học mơn sinh học, tài liệu về tâm lí học, lơgic học có liên quan đến đề tài để
làm cơ sở định hướng cho quá trình nghiên cứu. Nghiên cứu các tài liệu có liên
quan đến chương trình tồn cấp học nói chung và sinh học 11 nói riêng đồng
thời tham khảo qua Internet và các tài liệu chuyên ngành.
- Phương pháp phỏng vấn, điều tra: Chủ yếu là vấn đáp trực tiếp đại

diện HS tất cả các lớp trong khối học để có những thay đổi hợp lý, sau đó là sử
dụng phiếu điều tra về mức độ hứng thú môn học của tất cả HS lớp phụ trách.
Phương pháp này rất hiệu quả vì HS được nói lên ý kiến chủ quan và những
mong muốn của mình.
- Phương pháp quan sát sư phạm: Tôi trực tiếp tiếp cận đối tượng
nghiên cứu của đề tài bằng giác quan của mình (quan sát sư phạm trực tiếp) và
tiếp cận gián tiếp thông qua các đoạn phim, các ảnh chụp (quan sát sư phạm
bằng máy)
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Bằng việc xử lý kết quả phiếu
điều tra đo độ hứng thú với môn học ở 2 thời điểm khác nhau rồi so sánh, nhận
định tính hiệu quả của việc có hay khơng áp dụng các phương pháp trong sáng
kiến.
Đó là những phương pháp cơ bản, ngồi ra tơi cũng vận dụng một số
phương pháp khác để có một SKKN hồn chỉnh.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
Việc làm sao để khai thác SGK hiệu quả không hề mới trong thực tiễn
giáo dục hiện nay. Có rất nhiều sáng kiến kinh nghiệm đề cập đến việc hướng
dẫn cho HS khai thác kênh hình, kênh chữ từ đồng nghiệp, nhưng mỗi thầy cơ sẽ
có những kinh nghiệm riêng hiệu quả của mình.
Sáng kiến cung cấp một số giải pháp hướng dẫn HS khai thác thông tin
trong SGK hiệu quả, hi vọng sẽ là một kênh tham khảo cho quý đồng nghiệp
cũng như tích lũy kinh nghiệm dạy học cho bản thân.

2


2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
* Cơ sở lý luận
- Căn cứ theo CV590/SGD&ĐT – QLĐT & GDTX ngày 21/3/2022 của

Giám đốc Sở Giáo dục & Đào tạo Thanh Hóa V/v Tổng kết công tác đúc rút
SKKN năm học 2020 – 2021 và hướng dẫn nộp hồ sơ SKKN năm học 2021 2022.
- Sứ mệnh của SGK trong giai đoạn giáo dục hiện nay:
Nghị quyết Đại hội XII chỉ rõ: “Chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu
từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người
học”. Như vậy, hiện nay dạy học đã chuyển hóa từ xu hướng tiếp cận theo nội
dung sang tiếp cận theo phát triển năng lực học tập. Ở trường THPT, SGK được
xem là đối tượng của hoạt động dạy học. Căn cứ vào chủ thể hoạt động khác
nhau mà SGK được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau: GV sử dụng vào
mục đích dạy học gắn với nhiệm vụ soạn bài, sử dụng trong quá trình giảng dạy;
HS sử dụng vào mục đích học tập, chuẩn bị bài mới, sử dụng học trên lớp, tự
học và ôn bài ở nhà, làm phương tiện kiểm tra, đánh giá. Trong bối cảnh giáo
dục hiện nay, SGK cần được tiếp cận theo hướng phát triển năng lực. Nghĩa là
người dạy phải biết khai thác tối ưu các nguồn thông tin có trong SGK, đặc biệt
là GV phải hình dung được cơ chế sư phạm của mỗi bài được thể hiện trong nội
dung và hình thức SGK; trên cơ sở đó định hướng HS khai thác SGK một cách
hiệu quả nhất, nghĩa là sử dụng SGK như một điểm tựa về kiến thức và định
hướng học tập. Bên cạnh đó, người học có thể chủ động khai thác thơng tin SGK
hoặc khai thác có định hướng của người dạy để đạt 3 mức độ nhận thức: biết,
hiểu và vận dụng, nhờ vậy SGK mới phát huy hết sứ mệnh tri thức của mình.
* Cơ sở thực tiễn
- Thực tiễn tại trường THPT Chu Văn An – Thành phố Sầm Sơn – Thanh
Hóa về mức độ tiếp thu kiến thức, mức độ tư duy và u thích mơn học, hứng
thú của học sinh khi học môn học Sinh học 11 năm học 2020 – 2021 và 2021 2022; cơ sở vật chất của nhà trường phục vụ cho việc dạy và học.
- Nội dung bộ mơn sinh học 11 – Chương trình chuẩn THPT trong
SGK:
Phần IV. Sinh học cơ thể với 4 chương
Chương I. Chuyển hóa vật chất và năng lượng.
Chương II. Cảm ứng.
Chương III. Sinh trưởng và phát triển.

Chương IV. Sinh sản.
2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
Những năm gần đây, trường THPT Chu Văn An với hơn 40 lớp thuộc 3
khối học với hơn 1700 học sinh. Tất cả các lớp đều học ban Cơ bản nhưng có
định hướng môn khối xét tuyển đại học hay tốt nghiệp từ đầu năm lớp 10 nên
hầu hết các em đều không tập trung học đều ở các môn.

3


Sử dụng phiếu điều tra (phụ lục 1) đo độ hứng thú với môn học trên 168
HS ở 4 lớp 11A1, 11A2, 11A4, 11A14 ở tuần đầu tiên của học kì I năm học
2021 – 2022 với 4 mức độ: Khơng hứng thú, bình thường, hứng thú và rất hứng
thú. Sau khi thu thập số liệu và xử lý tôi có bảng sau:
Sĩ Khơng hứng thú Bình thường Hứng thú Rất hứng thú
Lớp
số
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
11A1
42
15
35,7
20

47,6
4
9,6
3
7,1
11A2
41
18
43,9
16
39,0
3
7,3
4
9,8
12A4
43
15
34,9
15
34,9
8
18,6
5
11,6
11A14 42
15
35,7
19
45,2

3
7,2
5
11,9
Như vậy, số lượng HS thấy hứng thú và rất hứng thú với môn học là thấp
(35/168 khoảng 21%), đa số xem việc học môn này là nghĩa vụ thay vì niềm u
thích, hứng khởi thật sự.
Để các em có niềm đam mê, hứng thú và học tốt môn học này là một
thách thức đối với các thầy cơ giáo trực tiếp giảng dạy nói chung và cá nhân tơi
nói riêng. Vì vậy, u cầu được đặt ra là trong mỗi bài dạy, mỗi tiết học, mỗi
phần học giáo viên cần tìm ra các giải pháp tạo hứng thú cho học sinh, để học
sinh không học đối phó, học vẹt mà vì đam mê và u thích thực sự.
2.3. Các giải pháp đề xuất của sáng kiến.
Giải pháp 1. Giao nhiệm vụ cho HS
Những nhiệm vụ cụ thể được giao cho HS phải bám sát nội dung trọng
tâm trong SGK theo từng chương, bài. Những nhiệm vụ đó có thể được giao cho
HS vào bất cứ hoạt động nào của bài: vào bài, hoạt động nhận thức bài mới,
củng cố, đánh giá,…
Nhiệm vụ giao cho HS có thể là giải thích một khái niệm, tóm tắt nội
dung một mục trong bài hoặc cả bài, cũng có thể là một chương, một phần;…
với các hình thức khác nhau như: làm sơ đồ tư duy, làm slide bài giảng, làm ô
chữ củng cố hoặc làm báo cáo tiểu luận,…
a. Xây dựng slide bài giảng:
Đây là một giải pháp không mới nhưng rất ít được áp dụng ở trường tơi.
Nhưng trong 2 năm học vừa qua, tôi đã lên kế hoạch từ trước, chọn lọc những
bài học phù hợp với từng đối tượng HS ở từng lớp mình dạy, mạnh dạn giao
nhiệm vụ này cho các em ngay từ tuần đầu tiên của năm học.
Cách thức tiến hành: Tôi chia lớp thành 4 nhóm học tập, mỗi nhóm được
giao 1 bài học, các em sẽ cùng nhau thảo luận và chuẩn bị trọn vẹn một bài
powerpoint gồm các slide như một bài giảng. Việc chuẩn bị bài giảng được các

em chủ động hoàn toàn, GV chỉ hỗ trợ về mặt kiến thức và kỹ năng soạn giảng,
đồng thời nhắc nhở và theo dõi tiến trình chuẩn bị của mỗi nhóm. Các bài giảng
được tôi lựa chọn đa phần thuộc phần kiến thức lý thuyết với 2 mức độ chính là
biết và hiểu. Sau khi chuẩn bị đầy đủ bài giảng thì đại diện nhóm sẽ trình bày tại
lớp như một tiết học thực thụ.
Cuối giờ, GV sẽ chốt lại các kiến thức trọng tâm và nhận xét để các em
rút kinh nghiệm cho những bài giảng sau.
4


Với giải pháp này, các em HS rất hứng thú, chủ động thu nhận kiến thức
và rèn luyện được nhiều kỹ năng và năng lực như kỹ năng làm việc nhóm, logic
kiến thức, kỹ năng làm powerpoint,…
Ví dụ 1: Chương trình Sinh học 11 được tơi lựa chọn một số tiết để HS
chuẩn bị slide bài giảng như sau:
Tiết 3. Bài 3. Thốt hơi nước. (Nhóm học tập thứ nhất)
Tiết 16. Bài 17. Hơ hấp ở động vật (Nhóm học tập thứ hai)
Tiết 42. Bài 41. Sinh sản vơ tính ở thực vật (Nhóm học tập thứ ba).
Tiết 49. Bài 47. Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người.
Một số slide minh họa một nhóm HS lớp 11A4 trong năm học 2021 –
2022 vừa qua:
II. SINH ĐẺ CÓ KẾ HOẠCH Ở NGƯỜI
2. Các biện pháp tránh thai

NĂM HỌC: 2021- 2022

- Tính ngày trứng rụng

cơvàcác
Chào

bạn
mừng
4
vớibàigiảng
của
nhóm
đến

- Sử dụng bao cao su
- Dùng thuốc uống tránh thai
- Đặt dụng cụ tử cung
- Thắt ống dẫn trứng
- Thắt ống dẫn tinh


Thuốc tránh thai hàng ngày

Tuổi vị thành niên cần hiểu biết sức khỏe
sinh sản để có một tình u đẹp!

Cảm
ơncơvàcác
bạn
đã
chúýlắng
nghe
!!!

Nhóm 4 – 11A4


Em Lê Mai Ngọc – lớp 11A4 đang trình bày bài giảng của nhóm mình
b. Làm tiểu luận
5


Với lối học thụ động, HS sẽ thu nhận kiến thức bài mới trên lớp trong q
trình học có sự truyền tải kiến thức của thầy. Vì vậy, SGK gần như chỉ là công
cụ hỗ trợ HS trả lời câu hỏi bằng cách đọc 1 câu có sẵn trong bài mà đơi khi HS
cịn khơng hiểu. Vì vậy, để tăng hứng thú và hiệu quả nhận thức bài mới, GV có
thể u cẩu HS đọc kĩ thơng tin SGK ở nhà và làm một tiểu luận nhỏ. Ban đầu
có thể HS sẽ làm một cách đối phó trả bài nhưng nếu duy trì hoạt động này sẽ
hình thành thói quen chuẩn bị bài mới hiệu quả.
Ví dụ 2: Ở bài 38. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển
ở động vật, SGK Sinh học 11 Cơ bản, GV có thể giao nhiệm vụ cho HS trước
khi vào bài mới: “Ai cao nhất thế giới?” và “Ai thấp nhất thế giới?”. Nội dung
này nên giao ở tiết trước để HS có thời gian tìm hiểu. Sau đó, GV sẽ lồng phần trình
bày của HS vào tiến trình lên lớp của mình thật khéo léo để tăng chất lượng giờ dạy.
Bài HS (nhóm 3 lớp 11A2):
Sultan Kosen, là một người Thổ Nhĩ Kỳ. Anh đã được tổ chức kỷ lục thế
giới Guinness xác nhận là người cao nhất thế giới hiện nay với chiều cao 2,51 m. Sở dĩ
Sultan Kosen có sự phát triển chiều cao quá mức như vậy là do anh mang một khối u làm ảnh
hưởng đến tuyến yên.
Kosen sinh ngày 10 tháng 12 năm 1982 tại Thổ Nhĩ Kỳ. Anh sống với cha mẹ và ba
anh chị em, ai trong gia đình anh cũng đều có chiều cao bình thường. Anh đã khơng thể tiếp
tục việc học vì chiều cao quá khổ của mình. Anh khơng thể tìm thấy quần áo vừa kích cỡ của
mình do anh sở hữu đôi bàn chân dài 44,5 inch (113 cm), chiều dài tay áo 38 inches
(97 cm) hoặc giày thuộc size ngoại cỡ...
Từ năm 2010, Kosen được điều trị bằng phương pháp "dao Gamma" (Gamma Knife)
cho khối u tuyến yên của mình tại trường Đại học Y khoa Virginia. Anh cũng được cung cấp
thuốc để kiểm soát việc tăng quá mức các hormone tăng trưởng. Tác dụng của cuộc điều trị

này mất hơn hai năm. Đến năm 2011, mức độ hormone của anh đã gần như bình thường trở
lại. Tháng 3 năm 2012 việc điều trị ngăn chặn sự phát triển của Kosen đã có hiệu quả, anh
đã ngừng phát triển chiều cao.
Ngày 13 Tháng 10 năm 2014, Kosen lần đầu tiên đến London để tham dự gặp gỡ,
giao lưu với các kỷ lục gia nhân Ngày kỷ lục thế giới do tổ chức kỷ lục thế giới Guinness tổ
chức. Tại đây, ông đã gặp Chandra Bahadur Dangi, người đàn ông được xác nhận là lùn
nhất thế giới.

Người cao nhất và người thấp nhất thế giới gặp nhau

6


Người đàn ông cao nhất thế giới và thấp nhất thế giới gặp mặt nhau lần đầu tiên nhân
dịp kỷ niệm ngày Kỷ lục Thế giới Guinness lần thứ 10 hàng năm tại London, Anh năm 2014.
Sultan Kosen hội ngộ cùng Chandra Bahadur Dangi, 74 tuổi, đến từ Nepal, có chiều cao 55
cm. Trước khi gặp ông Chandra, Kosen cho biết "rất quan tâm muốn xem ông ấy cao thế
nào" và đứng tới đâu chân mình.
Người đàn ơng cao nhất thế giới chia sẻ cuộc gặp với Chandra là một điều "kỳ diệu",
mặc dù anh thừa nhận phải cúi xuống khá thấp để chụp ảnh là hơi khó khăn.
"Tơi gặp vấn đề với đầu gối, và nếu đứng quá lâu, tôi sẽ thấy mệt", Kosen cho hay. "Tôi yêu
London và cuối cùng cũng gặp được ông Chandra. Dù ông ấy thấp, cịn tơi thì cao, chúng tơi
vẫn có chung cuộc chiến, đó là vượt qua khó khăn của cuộc sống. Khi nhìn vào mắt của ơng
Chandra, tơi có thể trơng thấy đây là một người tốt".
Cho tới nay, ông Chandra là người trưởng thành lùn nhất từng được tổ chức Kỷ lục
Guinness cơng nhận.

Ơng Kosen, đến từ Nepal, có chiều cao khiêm tốn là 55 cm

Ví dụ 3. Ở bài 19. Tuần hoàn máu, Sinh học 11, Cơ bản GV có thể giao

tìm hiểu trước nội dung bài mới cho HS thông qua tiểu luận: “Trái tim hoạt động
như thế nào?”.
Bài HS (nhóm 2 lớp 11A14):

7


Trái tim nằm dưới lồng xương sườn, bên trái xương ức và giữa phổi của bạn. Nhìn
bên ngồi trái tim, bạn có thể thấy trái tim được làm từ cơ bắp. Trong đó các cơ bắp mạnh
mẽ co bóp, bơm máu đến phần còn lại của cơ thể. Còn trên bề mặt của tim, có các động mạch
vành, cung cấp máu giàu oxy cho chính cơ tim. Trong đó các mạch máu chính đi vào tim là
tĩnh mạch chủ trên, tĩnh mạch chủ dưới và tĩnh mạch phổi. Khi đó động mạch phổi ra khỏi
tim và mang máu có oxy thấp đến phổi. Còn động mạch chủ mang máu giàu oxy đến phần
còn lại của cơ thể.
Ở bên trong, trái tim có bốn khoang, rỗng. Nó được chia thành bên trái và bên phải
bởi một bức tường cơ bắp được gọi là vách ngăn. Hai bên phải và trái của trái tim được chia
thành hai buồng trên cùng gọi là tâm nhĩ, nhận máu từ tĩnh mạch và hai buồng dưới cùng gọi
là tâm thất, bơm máu vào động mạch.
Tim hoạt động tự động:
Tâm nhĩ và tâm thất làm việc cùng nhau, co bóp và thư giãn để bơm máu ra khỏi tim.
Trong đó hệ thống điện của tim (hệ dẫn truyền tim) là nguồn năng lượng giúp thực hiện điều
này. Hệ dẫn truyền tim bao gồm:
 Xung bắt đầu trong một bó nhỏ của các tế bào chuyên biệt gọi là nút xoang nhĩ
nằm ở tâm nhĩ phải. Nút này được gọi là máy tạo nhịp tim tự nhiên. Trong đó các
hoạt động điện lan truyền qua các bức tường của tâm nhĩ và khiến chúng co lại.
Nút xoang nhĩ được Keith và Flack tìm ra năm 1907.
 Một cụm tế bào ở trung tâm của tim giữa tâm nhĩ và tâm thất, nút nhĩ thất giống
như một cổng làm chậm tín hiệu điện trước khi nó đi vào tâm thất. Sự chậm trễ
này cho thời gian tâm nhĩ để co bóp trước khi tâm thất hoạt động. Nút nhĩ
thất: Được Tawara tìm ra từ năm 1906.

 Bó His: Được His mô tả từ năm 1893, rộng 1 - 3 mm, nối tiếp với nút nhĩ thất, có
đường đi trong vách liên thất ngay dưới mặt phải của vách dài khoảng 20 mm, bó
His chia 2 nhánh phải và trái. Cấu tạo bó His gồm các sợi dẫn truyền nhanh đi
song song và có tế bào có tính tự động cao. Vì bó His và nút nhĩ thất nối tiếp với
nhau khơng có ranh giới rõ rệt, rất khó phân biệt về mặt tổ chức học nên được gọi
chung là bộ nối nhĩ thất.
 Mạng lưới His-Purkinje là một con đường của các sợi gửi xung lực đến các thành
cơ của tâm thất, khiến chúng co lại.
Tim hoạt động có tính chu kì:
Chu kỳ tim là hoạt động của tim từ đầu của một nhịp tim đến đầu của một nhịp tiếp
theo. Nó bao gồm hai giai đoạn: một giai đoạn trong đó cơ tim giãn và nạp máu, được gọi là
tâm trương, tiếp theo là một khoảng thời gian co thắt mạnh và bơm máu, được gọi là tâm thu.
Chu kì tim gồm 3 pha kế tiếp nhau: pha tâm nhĩ co, pha tâm thất co và pha dãn chung. Ở
người, tỉ lê chuẩn của 3 pha đó lần lượt là 0,1s : 0,3s : 0,4s. Như vậy, mỗi một chu kì tim ở
người tốn 0,8s và trong 1 phút có 75 nhịp. Các chu kì được lặp đi lặp lại như vậy tạo nên tính
chu kì trong hoạt động của tim.

8


c. Xây dựng ơ chữ kiến thức
GV có thể cung cấp từ chìa khóa và hướng dẫn HS tự xây dựng hoặc có
thể để HS tự xây dựng ơ chữ kiến thức, nên kết hợp với hoạt động nhóm vào
cuối bài để HS củng cố bài giảng. Trị chơi ơ chữ khơng xa lạ đối với HS và có
tác dụng rất tốt trong tạo hứng thú cho HS trong quá trình học nhưng thường do
GV chuẩn bị sẵn để HS hồn thành. Việc giao nhiệm vụ xây dựng ơ chữ cho HS
(có thể chỉ giao 1 nhóm, các nhóm khác trả lời) sẽ giúp HS chủ động thu nhận
và ghi nhớ kiến thức.
Ví dụ 4. Ở bài 15. Tiêu hóa ở động vật, SGK Sinh học 11 Cơ bản, GV có
thể giao nhiệm vụ cho HS xây dựng ơ chữ với từ chìa khóa: TIÊU HĨA

Bài HS chuẩn bị:
Bài nhóm 2 lớp 11A1
1
T U I
T I
Ê U H O A
2
Ô N G T I
Ê U H O A
3
P R Ô T Ê I
N
4
R U Ô T N O N
5
T H Ư C Q U A N
6
K H Ô N G B A O T I
Ê U H O A
7
N G O A I
B A O
Ơ chữ thứ 1. Có 10 chữ cái: Đây là một dạng cơ quan tiêu hóa, có một lỗ thơng
duy nhất ra bên ngồi.
Ơ chữ thứ 2. Có 10 chữ cái: Dạng cơ quan tiêu hóa có ở động vật có xương sống
và nhiều lồi động vật khơng xương sống.
Ơ chữ thứ 3. Có 7 chữ cái: Enzim pepsin trong dạ dày người tiêu hóa thức ăn
giàu chất gì?
Ơ chữ thứ 4. Có 7 chữ cái: Một bộ phận của ống tiêu hóa ở người, nối giữa dạ
dày và ruột già.

Ơ chữ thứ 5. Có 8 chữ cái: Một bộ phận của ống tiêu hóa, phình to thành diều ở
chim.
Ơ chữ thứ 6. Có 15 chữ cái: Bào quan rất quan trọng trong tiêu hóa nội bào, do
màng sinh chất biến dạng tạo thành.
Ô chữ thứ 7. Có 8 chữ cái: Hình thức tiêu hóa chung ở túi tiêu hóa và ống tiêu
hóa.
Bài nhóm 1 lớp 11A4
1
R U Ô T K H O A N G
2
D A M U I K H Ê
3
M I Ê N G
4
T I Ê U H O A N Ô I B A O
5
H C L
6
D A C O
7 T R U N G G I A Y
Ô chữ thứ 1. Có 10 chữ cái: Đại diện có túi tiêu hóa.

9


Ô chữ thứ 2. Có 8 chữ cái: Ngăn dạ dày chính thức của trâu, bị.
Ơ chữ thứ 3. Có 5 chữ cái: Bộ phận đầu tiên của ống tiêu hóa.
Ơ chữ thứ 4. Có 13 chữ cái: Hình thức tiêu hóa ở trùng roi.
Ơ chữ thứ 5. Có 3 chữ cái: Sự có mặt của axit này trong dạ dày giúp tiêu hóa
thức ăn.

Ơ chữ thứ 6. Có 4 chữ cái: Ngăn lớn nhất trong dạ dày của trâu, bị.
Ơ chữ thứ 7. Có 9 chữ cái: Một đại diện của nhóm động vật chưa có cơ quan
tiêu hóa.
Giải pháp 2. Yêu cầu HS đọc nội dung SGK.
Giải pháp này rất hiệu quả trong những tiết học có nhiều nội dung lý
thuyết cần khai thác. Những tiết học đó sẽ dễ khiến HS thấy nhàm chán, việc gọi
một em đọc một nội dung trong SGK sẽ khiến khơng khí lớp học trở nên sôi nổi
và hào hứng hơn. Một lưu ý nhỏ là trong khi một bạn đọc to thì GV cần quan sát
để nhắc nhở tất cả các bạn trong lớp theo dõi SGK nhằm đạt hiệu quả cao.
Hình ảnh minh họa:

Em Vũ Thị Hồng – Lớp 11A4 đang đọc nội dung SGK
Giải pháp 3. Khai thác hiệu quả kênh hình trong SGK
Sinh học là một mơn học thiên về khoa học thực nghiệm nhưng để tiến
hành thực nghiệm trong sinh học lại vô cùng phức tạp và khó khăn vì nhiều lý
do khác nhau như: chương trình giảng dạy, điều kiện cơ sở vật chất, thời gian tổ
chức, thời gian để có được kết quả,…Vì vậy, những thực nghiệm về sinh học
không dễ và cũng chỉ được áp dụng hạn chế ở một số tiết học mà chương trình
quy định. Vì vậy, việc sử dụng kênh hình trong SGK trong dạy học sinh học là
rất cần thiết bởi đó là hệ thống hình ảnh minh họa chuẩn chỉnh mà GV và HS
nên khai thác. Ngoài việc cung cấp kiến thức một cách dễ nhớ, kênh hình cịn
giúp HS phát triển óc tư duy trừu tượng, biết phân tích hình ảnh để lĩnh hội kiến
thức một cách khoa học. Một nghiên cứu cho thấy, HS chỉ nhớ được 30% nếu
10


chỉ nghe bằng tai, cịn nếu cả nghe lẫn nhìn thì HS có thể nhớ được 50%. Như
vậy, mục đích của sử dụng kênh hình là để “dẫn dụ” HS tập trung cao độ vào bài
giảng, từ đó đạt được hứng thú và hiệu quả cao trong tiếp cận kiến thức.
Khi sử dụng kênh hình, cần tuân thủ 3 nguyên tắc: sử dụng đúng lúc, sử

dụng đúng chỗ và sử dụng đủ cường độ.
Đó là các nguyên tắc bắt buộc để khai thác triệt để “cơng lực” của kênh
hình. Khi thiết kế bài giảng có sử dụng kênh hình, GV cần ưu tiên sử dụng
những kênh hình có sẵn trong SGK. Để tăng sự tập trung thì GV nên đưa vào
slide bài giảng và yêu cầu tất cả các em quan sát trên màn hình. Các kênh hình
trong SGK là những hình ảnh tĩnh, chúng ta có thể chuyển thành những hình ảnh
động với các hiệu ứng trong powerpoint. Lưu ý là cần tìm vị trí để giới thiệu
hình ảnh một cách hợp lý nhất, và nên thay đổi cách khai thác kênh hình để
khơng bị đơn điệu.
Chúng ta nhận thấy rằng: đa số kênh hình trong SGK gắn liền với một
lệnh nào đó để khai thác bài mới, GV thường chỉ sử dụng trong hoạt động nhận
thức bài mới. Cá nhân tôi thấy rằng, việc giúp HS ghi nhớ kiến thức một cách
chủ động bằng kênh hình rất dễ nên tôi thường đưa vào trong nội dung kiểm tra,
đánh giá như củng cố cuối bài hay các bài kiểm tra thường xuyên và nhận thấy
có những hiệu quả nhất định.
Ví dụ 5: trong đề kiểm tra thường xuyên sinh học 11 năm học 2021-2022,
tơi có đưa vào một số câu hỏi trắc nghiệm có sử dụng kênh hình như sau:

Câu 1. Hình ảnh bên minh họa cho loại xi náp nào?
A. Xi náp cơ – thần kinh.
B. Xi náp thần kinh – thần kinh.
C. Xi náp thần kinh – cơ.
D. Xi náp thần kinh – tuyến.

11


Câu 2. Bộ phận nào trong hệ dẫn truyền
tim có vai trò phát xung điện tự động?
A. A. Nút nhĩ – thất.

B. Bó His.
C. Mạng Pckin.
D. Nút xoang nhĩ.

Câu 3. Giai đoạn 1 trong sinh sản hữu tính
ở gà trong hình bên là
A. A. Giảm phân tạo trứng và tinh trùng.
B. Thụ tinh tạo hợp tử.
C. Phát triển phôi.
D. Nguyên phân ở tế bào sinh dục chin.

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Theo tôi, việc áp dụng một số giải pháp khai thác hiệu quả SGK nói
chung mà đề tài đưa ra không phải là những sáng kiến mới, có thể các anh chị
đồng nghiệp đã áp dụng từ lâu và khá hiệu quả. Với tơi, đó chỉ là những kinh
nghiệm của bản thân trong quá trình giảng dạy thực tế mà tơi đã áp dụng. Mục
đích chính của sáng kiến không phải là những con điểm khá, giỏi của HS mà là
hứng thú trong học tập của các em, từ đó tìm thấy niềm đam mê trong học tập.
Mặc dù Sinh học rất gần gũi với thực tiễn, là môn học phản ánh rõ nhất hơi thở
của thế giới tự nhiên nhưng đại bộ phận HS chưa thích học hoặc học một cách
đối phó cho xong. Trong khn khổ SKKN này, tôi không so sánh sự khác biệt
về những học lực trước và sau khi áp dụng các giải pháp trên mà là sự thay đổi
trong hứng thú học tập môn học này trước và sau khi áp dụng các giải pháp trên
ở lớp đối chứng và lớp thực nghiệm.
Cũng với 4 lớp 11A1, 11A2, 11A4, 11A14 nhưng kết quả từ phiếu thăm
dò đo độ hứng thú của HS khi các em chuẩn bị kết thúc năm học (đo vào cuối
tháng 4/2022 – Phụ lục 2). Đó là phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Cụ thể như sau:
Lớp



số

Không hứng thú
SL

%

Bình thường
SL

%

Hứng thú

Rất hứng thú

SL

SL

%

%

12


11A1
42

7
16,7
7
16,7
12
28,5
16
38,1
11A2
41
5
12,2
8
19,5
15
36,6
13
31,7
12A4
43
8
18,6
11
25,6
8
18,6
16
37,2
11A14 42 2
4,8

10
23,8 15
35,7 15
35,7
Như vậy, từ 21% HS hứng thú, quan tâm đến mơn học thì sau hơn một
năm học áp dụng đề tài, số học sinh hứng thú, hào hứng với bài học có đã lên
65,5%.
Dù cịn nhiều yếu tố khách quan từ việc đánh giá của HS nhưng là người
trực tiếp giảng dạy các em tôi nhận thấy sự thay đổi trong hứng thú và thái độ
học tập của HS mình. Điều đó là những gì mong đợi trong khuôn khổ của sáng
kiến kinh nghiệm này.

13


3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Trên đây là những kinh nghiệm hướng dẫn HS khai thác SGK mà tôi đã
áp dụng trong 2 năm học vừa qua. Qua đó, tơi nhận thấy:
- Phần lớn HS đã có sự u thích nhất định đối với mơn học. Các em
khơng thấy nhàm chán vì lối rao giảng kiến thức cũ mà đã hứng thú hơn với bài
giảng, một số em cịn chủ động tiếp cận kiến thức bộ mơn.
Tuy nhiên, khi hướng dẫn HS khai thác SGK vào bài giảng, GV cần lưu ý
một số điểm sau:
- Cần linh hoạt khi áp dụng các giải pháp cho phù hợp với từng đối tượng HS.
- Cần chọn lọc kỹ kênh chữ, kênh hình trong SGK bám sát chuẩn kiến
thức kỹ năng và kế hoạch giáo dục nhà trường (thường có sự thay đổi theo định
hướng giáo dục mới). GV cần thiết kế bài giảng thật khéo léo và khoa học.
3.2. Kiến nghị.
- Đối với giáo viên chủ nhiệm:

Quan tâm hơn đến việc học của các em không chỉ là những môn theo khối
mà tất cả các môn. Thường xuyên trao đổi với các em để biết tâm tư nguyện
vọng từ đó có phản hồi với giáo viên trực tiếp giảng dạy.
- Đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy môn sinh học:
Trước hết phải tạo hứng thú dạy học cho bản thân và truyền thơng điệp đó
đến người học. Phải khơng ngừng tự học, tự bồi dưỡng để hiểu biết về công
nghệ thông tin, biết khai thác thông tin trên mạng Internet, có kĩ năng sử dụng
thành thạo các trang thiết bị dạy học hiện đại, đặc biệt phải biết phát huy các
tính năng của trang thiết bị hiện đại trong việc thiết kế bài dạy.
- Đối với nhà trường:
Cần quan tâm hơn về cơ sở vật chất như trang thiết bị, máy tính có nối
mạng, máy chiếu Projector...tại các phịng học đa năng, khuyến khích và động
viên giáo viên áp dụng công nghệ thông tin vào dạy học.
Thiết nghĩ, sau mỗi tiết học, điều theo HS chưa hẳn là những con điểm,
những note ghi nhớ hay chú thích mà là thái độ tích cực đối với việc học và sáng
tạo. Với bản thân tôi, tôi tin rằng đây sẽ là một giải pháp hay giúp bản thân tôi
và các đồng nghiệp có được những tiết dạy ý nghĩa. Khơng chỉ là môn sinh học
mà cá nhân tôi đã áp dụng cho việc giảng dạy môn công nghệ hay nghề làm
vườn – những môn tôi được phân công dạy. Do nhiều hạn chế, chắn hẳn đề tài
cịn nhiều thiếu sót, kính mong các thầy cô, anh chị đồng nghiệp sẽ bổ sung cho
người viết để hoàn thiện đề tài để sáng kiến này khơng chỉ dừng lại để văn bản
mà có giá trị thực tiễn cao hơn nữa.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 15 tháng 5 năm 2022
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, khơng sao chép nội dung của người khác.
Người viết

14



PHẠM THỊ HỒNG

15


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. />2. Luật giáo dục (đã sửa đổi bổ sung) – NXB Lao động - 2010
3. Từ điển giáo khoa sinh học – NXB GD Việt Nam –Trần Bá Hoành (chủ
biên), tái bản.


DANH MỤC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC
ĐÁNH GIÁ VÀ ĐẠT GIẢI GẦN NHẤT
STT
1

2

Tên đề tài
Một số phương pháp tạo hứng thú
cho học sinh khi học phần 2. Tạo
lập doanh nghiệp – cơng nghệ 10
Tích hợp văn học dân gian nhằm
nâng cao hiệu quả giờ dạy môn
sinh học ở trung học phổ thơng –
Chương trình chuẩn

Năm học


Xếp loại (cấp
tỉnh)

2015 - 2016

B

2019-2020

B



PHỤ LỤC 1
PHIẾU ĐIỀU TRA HỨNG THÚ MƠN HỌC
Mơn: Sinh học 11
Họ và tên:........................................................................Lớp: .............
Em hãy đưa ra những cảm nghĩ và nhận xét của em theo các tiêu chí dưới
đây. Với các ô trống, đánh dấu vào ô muốn chọn và để trống nếu khơng chọn:
I. Về tình hình chung của các tiết học
□ Rất trầm □ Trầm □ Bình thường □ Sơi nổi
II. Thái độ học tập chung của HS:
Nhìn chung thái độ học tập của HS trong tiết học là:
□ Lười học □ Bình thường □ Hăng say, tích cực
Chuyển mục IV nếu lựa chọn □ Hăng say, tích cực.
III. Ngun nhân:
1. Do GV bộ mơn:
- □ PPDH không phù hợp
- □ Chưa tâm huyết, quan tâm tới HS
- □ Không thường xuyên kiểm tra, rèn luyện HS.

2. Do bản thân:
- □ Cịn lười khơng muốn học
- □ Thích học nhưng chưa có phương pháp học hiệu quả
- □ Chưa xác định mục đích học tập rõ ràng, học khơng biết để làm gì.
- □ Khơng muốn học các mơn ngồi khối ơn.
3. Ngun nhân khác:
............................................................................................................................
............................................................................................................................
IV. Đánh giá chung về hứng thú của bản thân với môn học:
□ Khơng hứng thú □ Bình thường □ Hứng thú □ Rất hứng thú
V. Kiến nghị:
............................................................................................................................
............................................................................................................................


PHỤ LỤC 2
PHIẾU ĐIỀU TRA HỨNG THÚ MÔN HỌC SAU KHI ÁP DỤNG CÁC
GIẢI PHÁP CỦA SÁNG KIẾN
Môn: Sinh học 11
Họ và tên:........................................................................Lớp: .............
Em hãy đưa ra những cảm nghĩ và nhận xét của em theo các tiêu chí dưới
đây sau khi học những tiết học có hướng dẫn HS khai thác SGK. Với các ô
trống, đánh dấu vào ô muốn chọn và để trống nếu khơng chọn:
I. Về tình hình chung của các tiết học
□ Rất trầm □ Trầm □ Bình thường □ Sơi nổi
II. Thái độ học tập chung của HS:
Nhìn chung thái độ học tập của HS trong tiết học là:
□ Lười học □ Bình thường □ Hăng say, tích cực
Chuyển mục IV nếu lựa chọn □ Hăng say, tích cực.
III. Ngun nhân:

1. Do GV bộ mơn:
1. Do GV bộ môn:
- □ PPDH không phù hợp
- □ Chưa tâm huyết, quan tâm tới HS
- □ Không thường xuyên kiểm tra, rèn luyện HS.
2. Do bản thân:
- □ Cịn lười khơng muốn học
- □ Thích học nhưng chưa có phương pháp học hiệu quả
- □ Chưa xác định mục đích học tập rõ ràng, học khơng biết để làm gì.
- □ Khơng muốn học các mơn ngồi khối ôn.
4. Nguyên nhân khác:
............................................................................................................................
............................................................................................................................
IV. Đánh giá chung về hứng thú của bản thân với môn học:
□ Không hứng thú □ Bình thường □ Hứng thú □ Rất hứng thú.
V. Theo em, việc khai thác SGK như thế nào?
□ Không hiệu quả □ Bình thường □ Hiệu quả □ Rất hiệu quả.
VI. Kiến nghị:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................



×