Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

(SKKN 2022) Rèn luyện kiến thức, kĩ năng thực hành thông qua một số bài tập hình vẽ thí nghiệm nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh lớp 10 trường THPT Lang Chánh Chương 5 Halogen, SGK Hóa học 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (722.72 KB, 25 trang )

0


MỤC LỤC
Mục
I
1
2
3
4
II
1
2
3
4
III

Nội dung
MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
NỘI DUNG
Cơ sở lí luận
Thực trạng trước khi áp dụng SKKN
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vân đề
Hiệu quả của SKKN
KẾT LUẬN
Tài liệu tham khảo
Phụ lục



1

Trang
2
2
2
2
3
3
3
3
4
17
19
20


I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Nền giáo dục hiện nay đang có bước chuyển mình rõ rệt, từ chương trình
tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực người học. Đổi mới từ nội dung chương
trình, phương pháp dạy và học đến đổi mới hình thức kiểm tra, thi cử theo
hướng hiện đại. Như trong các đề thi tốt nghiệp THPT mơn Hóa học của những
năm gần đây có khá nhiều điểm đổi mới phù hợp với đặc trưng bộ mơn Hóa học,
trong đó có việc sử dụng những câu hỏi trắc nghiệm về hình vẽ thí nghiệm.
Những bài tập dạng này giúp học sinh phát triển khả năng quan sát thực tiễn,
thực hành thí nghiệm, suy luận, phân tích tổng hợp,… sẽ tạo điều kiện phát triển
tồn diện các kĩ năng cho học sinh.
Hóa học là một môn khoa học thực nghiệm, phương pháp giảng dạy chủ

yếu phải dựa vào thí nghiệm. Tuy nhiên, trên thực tế học sinh chúng ta rất ít
được thực hành thí nghiệm, vì thế các em học sinh khó mà hình dung về các bài
tập có sử dụng hình vẽ thí nghiệm. Mặt khác, trong các tiết học giáo viên thường
không chú trọng luyện tập về bài tập về hình vẽ thí nghiệm, chỉ tập trung cho lý
thuyết và bài tập tính tốn nhiều hơn. Do đó các em khá lúng túng mỗi khi gặp
những câu hỏi dạng này. Ngoài ra, số lượng bài tập dạng này cịn ít trong ngân
hàng câu hỏi, các sách tham khảo hoặc chưa được hệ thống lại rõ ràng từng dạng
cho học sinh và giáo viên dễ sử dụng trong dạy học.
Chính vì những lí do trên nên tôi đã chọn giải pháp “Rèn luyện kiến thức,
kĩ năng thực hành thông qua một số bài tập hình vẽ thí nghiệm nhằm tạo
hứng thú học tập cho học sinh lớp 10 trường THPT Lang Chánh" (Chương
5: Halogen, SGK Hóa học 10, Chương trình cơ bản) để nghiên cứu và áp
dụng. Giải pháp này là một tài liệu tham khảo hữu ích cho các em học sinh và
đồng nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu:
Xây dựng cách giải, tuyển chọn các bài tập t r ắ c n g h i ệ m hóa học có
liên quan đến hình vẽ thí nghiệm trong chương trình hóa học lớp 10 THPT
nhằm làm phong phú thêm hệ thống bài tập, góp phần đổi mới phương pháp dạy
học, từ đó giúp các em khắc phục các khó khăn và tự tin khi xử lí các câu hỏi và
dạng bài tập về hình vẽ thí nghiệm, nhằm nâng cao chất lượng dạy học hóa học,
rèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh lớp 10 và THPT.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Hệ thống kiến thức và bài tập trắc nghiệm sử dụng hình vẽ thí nghiệm
này có thể áp dụng được cho các đối tượng học sinh lớp 10, mỗi đối tượng đều
có các loại bài phù hợp để học sinh có thể hiểu. Tuy nhiên, phần lớn bài tập
trong giải pháp này đặc biệt dành cho học sinh sau này ôn thi tốt nghiệp THPT,
nhằm giúp các em đạt kết quả tốt trong các kì thi.
2



4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết để nghiên cứu SGK, các nguồn tài
liệu khác liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Nghiên cứu cơ sở, kỹ thuật xây dựng bài tập để từ đó xây dựng, tuyển
chọn hệ thống câu hỏi và bài tập trắc nghiệm cho đề tài.
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận:
Mơn hóa học là bộ mơn khoa học gắn liền với thực tiễn, đi cùng đời sống
của con người. Việc học tốt bộ mơn hóa học trong nhà trường sẽ giúp học sinh
hiểu được rõ về cuộc sống, những biến đổi vật chất trong cuộc sống hàng ngày.
Bài tập hóa học là một trong những phương tiện hữu ích nhất đối với việc dạy
của giáo viên cũng như quá trình học tập của học sinh. Ngoài việc rèn luyện kỹ
năng vận dụng, giải thích các hiện tượng, các q trình hóa học, giúp tính tốn
các đại lượng: khối lượng, thể tích, số mol… đào sâu và mở rộng kiến thức đã
học một cách sinh động. Giải tốn hóa học là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa hiện
tượng và bản chất hóa học với các kỹ năng về tốn học. Thơng qua giải bài tập
hóa học, giúp học sinh rèn luyện tính tích cực, trí thơng minh, sáng tạo, bồi
dưỡng hứng thú trong học tập. Đặc biệt, trong đó dạng bài tập về hình vẽ thí
nghiệm lại mang một đặc trưng riêng của bộ mơn hóa học, thể hiện rõ bản chất
và q trình diễn ra của các phản ứng hóa học. Các bài dạng này giúp cho các
em có thể hiểu được bản chất của sự biến đổi các chất, cách tổng hợp ra chúng
trong phịng thí nghiệm hay trong cơng nghiệp như thế nào và cần những dụng
cụ, hóa chất gì. Với loại bài tập này, tính đặc thù bộ mơn Hóa Học được thể
hiện rất rõ.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng:
Thực tế học sinh chúng ta rất ít được thực hành thí nghiệm, vì thế các em
học sinh khó mà hình dung về các bài tập có sử dụng hình vẽ thí nghiệm. Mặt
khác, trong các tiết học giáo viên thường không chú trọng luyện tập về bài tập
về hình vẽ thí nghiệm, chỉ tập trung cho lý thuyết và bài tập tính tốn nhiều hơn.
Do đó các em khá lúng túng mỗi khi gặp những câu hỏi dạng này. Ngoài ra, số

lượng bài tập dạng này cịn ít trong ngân hàng câu hỏi, các sách tham khảo hoặc
chưa được hệ thống lại rõ ràng từng dạng cho học sinh và giáo viên dễ sử dụng
trong dạy học.
Từ năm 2007, Bộ Giáo dục và đào tạo đã quyết định chuyển đổi hình thức
thi mơn Hóa học từ tự luận sang trắc nghiệm. Để đáp ứng yêu cầu này, trên thị
trường đã xuất hiện rất nhiều sách viết về bài tập trắc nghiệm, nhưng chủ yếu
vẫn là các sách viết các vấn đề theo chương trình học THPT với những kiến thức
trọng tâm về lý thuyết và bài tập tính tốn. Các loại bài tập này có ưu điểm giúp
cho học sinh có được lý thuyết vững chắc và cách tính tốn Hóa học, nhưng
3


chưa cho thấy được vấn đề thực nghiệm. Các bài tập đó chủ yếu dùng lời để mơ
tả, trong khi số lượng bài tập sử dụng hình vẽ để mơ tả hiện tượng, cách tiến
hành, kết quả,… là rất ít.
Mà với việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực và hướng
học sinh làm quen nhiều hơn với hiện tượng thực nghiệm thì việc cho các em
tiếp xúc với các loại bài tập về hình vẽ thí nghiệm là rất quan trọng. Vì vậy, việc
xây dựng, tuyển chọn bài tập trắc nghiệm khách quan về hình vẽ thí nghiệm và
đưa thêm loại bài tập này vào các tiết học, tiết luyện tập, ôn tập là việc làm rất
cần thiết hiện nay.
3. Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề:
3.1. Các giải pháp thực hiện:
Rèn luyện kĩ năng cho học sinh giải bài tập trắc nghiệm về hình vẽ thí
nghiệm thơng qua nhiều cách thức khác nhau. Giáo viên có thể:
1. Nêu rõ các nguyên tắc chọn và lấy hóa chất phù hợp, các nguyên tắc tiến
hành phản ứng, cũng như các nguyên tắc thu sản phẩm tạo ra.
2. Nêu rõ và cho học sinh quan sát bằng thí nghiệm thật hoặc bằng video
quay sẵn để học sinh biết cách tiến hành, hiện tượng các quá trình xảy ra và bản
chất hóa học của một số phản ứng quan trọng hay gặp trong các bài tập.

3. Nêu và áp dụng các phương pháp giải bài tập về hình vẽ thí nghiệm
trong các tiết học.
4. Giao bài tập về hình vẽ thí nghiệm cho học sinh và giáo viên sẽ hướng
dẫn giải trong các tiết luyện tập và tiết ơn tập.
5. Tăng cường các bài tập về hình vẽ thí nghiệm trong các đề kiểm tra và
thi thử tốt nghiệp THPT để học sinh rèn luyện thêm.
3.2. Các biện pháp thực hiện:
Để thực hiện được mục đích này giáo viên có thể dùng nhiều cách thức
khác nhau như: bằng thí nghiệm thực tế làm trên lớp hoặc phịng thí nghiệm để
học sinh quan sát về cách tiến hành, hiện tượng hóa học, trình tự phản ứng; có
thể bằng các đoạn video có sẵn; bằng hình ảnh minh họa; dùng bằng lời để giải
thích;… và bằng hệ thống bài tập liên quan, thông qua giảng dạy trực tiếp hoặc
dùng phương tiện máy chiếu,…Tuỳ theo từng điều kiện, hoàn cảnh của mỗi nhà
trường, khả năng truyền đạt của mỗi giáo viên, khả năng tiếp thu của từng đối
tượng học sinh mà mỗi giáo viên có thể vận dụng một cách linh hoạt vấn đề này
nhằm đạt được hiệu quả cao nhất về rèn luyện kĩ năng cho học sinh giải bài tập
trắc nghiệm về hình vẽ thí nghiệm .
3.3. Thiết kế nội dung bài tập hình vẽ thí nghiệm:
* Những lưu ý chung khi giải bài tập về hình vẽ thí nghiệm.
+ Về dụng cụ và hóa chất
Trong bất kì hình vẽ nào ở SGK cần chú ý một số điểm sau:
4


- Hóa chất sử dụng là những chất gì? Hóa chất có tác dụng gì?
- Dụng cụ lắp đặt: Nằm nghiêng hay ngang? Vai trị của nó trong bộ thí
nghiệm? Phản ứng xảy ra trong dụng cụ chứa hóa chất là gì?
- Điều kiện phản ứng: đặc, lỗng, rắn, có cần đun nóng hay khơng?
- Thu khí bằng cách nào...
+ Hệ thống bài tập sử dụng hình vẽ từ sách giáo khoa

STT

Hình vẽ thí nghiệm

Tên hình

Trích nguồn

1

Các phương
pháp thu khí

Đề tuyển sinh cao
đẳng 2014

2

Điều chế axit
clohiđric

Hình 5.6, trang
104, SGK HH
10 CB

3

Điều chế khí
Cl2


Hình 5.3, trang
100, SGK HH
10 Cơ Bản

4

Clo tác dụng
với Na, Fe

Hình sưu tầm

5


STT

Hình vẽ thí nghiệm

Tên hình

Trích nguồn

5

Sơ đồ sản xuất
axit HCl trong
cơng nghiệp

6


Sơ đồ thử tính
tan của HCl

7

Phản ứng hóa Hình 5.9 trang
học của Al và 112, SGK HH 10
iot
CB

8

Thử tính tẩy
màu của clo

Hình 5.7, trang
104, SGK HH
10 CB

Hình 5.5, trang
102, SGK HH
10 Cơ bản

Hình 5.10, trang
120, SGK HH
10 CB

+ Một số lưu ý khi điều chế khí Clo (Cl2)
Bên cạnh những ứng dụng quan trọng trong nhiều lĩnh vực cuộc sống, khí
clo cịn được biết đến nhiều như là một chất độc vì vơ cùng gây hại như sau:

- Khí Clo tiềm ẩn của sự xuất hiện các bệnh về cổ họng, mũi và đường hô
hấp (đường thực quản gần phổi). Gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng trong giai
đoạn ngắn.
6


- Nếu anh hưởng của mật độ 250ppm cho 30 phút có thể gây tử vong cho
người lớn.
- Sự kích thích cao xuất hiện khí, khi hít khí clo vào có thể làm bỏng da và
mắt.
- Hậu quả của bệnh mãn tính sẽ phần nào gây chết người trong thời gian
dài.
- Đối với tác động lâu dài của khí Clo, sẽ làm cho con người bị già trước
tuổi, gây ra những vấn đề về phế quản, sự ăn mòn của răng, hay các bệnh liên
quan đến phổi như lao…
- Theo nghiên cứu, nếu phụ nữ mang thai sử dụng nước có chứa clo có
nguy cơ gây hiện tượng sảy thai và dị tật.
- Điều chế khí clo trong phịng thí nghiệm là vấn đề được rất nhiều người
quan tâm. Để điều chế khơng q khó khăn, tạo ra bằng cách cho axit clohiđric
đặc tác dụng với chất oxi hóa mạnh như mangan đioxit rắn (MnO 2) hoặc kali
penmanganat rắn (KMnO4)… và cần lưu ý những điều sau:
- Với MnO2 cần phải đun nóng, với KMnO4 có thể đun hoặc khơng.
- Khi khí clo thu được thường bị lẫn tạp chất là khí hiđro clorua và hơi
nước, do đó để loại bỏ tạp chất, cần dẫn khí clo lần lượt qua các bình rửa khí
chứa dung dịch NaCl (để giữ khí HCl) và chứa H2SO4 đặc để giữ hơi nước.
Cho HCl tác dụng với chất oxi hóa mạnh (thường gặp: MnO2, KMnO4,
K2Cr2O7, KClO3). Có các phương trình điều chế như sau:
MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O
2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 6H2O
+ Một số lưu ý khi điều chế khí hidroclorua (HCl)

Khi tiếp xúc trực tiếp với khí hidroclorua sẽ gây ảnh hưởng lớn đến các hệ
cơ quan hô hấp và hệ thống cơ quan thần kinh của con người. Cụ thể khí
hidroclorua gây ngứa phổi, ngứa da, làm tê liệt các chức năng ở hệ thống thần
kinh trung ương. Khi hít phải khí HCl sẽ gây ra tình trạng ho, nghẹt thờ, viêm
mũi, viêm họng và phần phía trên của hệ hơ hấp.
Khi tiếp xúc với nhiều HCl có thể bị nhiễm độc, gây ra các bệnh viêm dạ
dày, viêm phế quản mãn tính, bệnh viêm da và giảm thị giác. Do tác dụng kích
thích cục bộ, HCl sẽ gây bỏng, sưng tấy, tụ máu, trường hợp nặng có thể dẫn tới
phổi bị mọng nước. Tiếp xúc với khí HCl qua đường hơ hấp lâu ngày có thể gây
ra khàn giọng, phỏng và loét đường hô hấp, đau ngực và bệnh dị ứng phổi.
Khi tiếp xúc với một liều lượng cao sẽ gây ra tình trạng nơn mửa, dị ứng
phổi, tê liệt hệ tuần hoàn. Phần da tiếp xúc với HCl sẽ gây mẩn đỏ, nặng hơn là
bỏng da do hidroclorua có tính ăn mòn rất cao. Trong trường hợp nghiêm trọng
sẽ gây mù mắt thậm chí dẫn đến tử vong do nhiễm độc.
+ Cách thu khí:
7


Phải nắm vững tính chất vật lý ( tính tan và tỉ khối) để áp dụng phương
pháp thu khí đúng.
Thu theo phương pháp đẩy khơng khí:
- Khí khơng phản ứng với oxi của khơng khí.
- Nặng hơn hoặc nhẹ hơn khơng khí (CO 2, SO2, Cl2, H2, NH3...). Úp ống
thu? Ngửa ống thu?
Thu theo phương pháp đẩy nước:
- Khí ít tan trong nước ( như H 2, O2, CO2, N2, CH4, C2H4, C2H2...): thu theo
phương pháp đẩy nước
- Còn các khí tan nhiều trong nước (như khí HCl, khí NH 3, SO2...): khơng
thu được theo phương pháp đẩy nước. Ví dụ như: Ở 20 oC, 1 thể tích nước hịa
tan tới gần 500 thể tích khí HCl; 1 lít nước hịa tan tới 800 lít khí NH3…

+ Làm khơ khí
Ngun tắc chọn chất làm khô
- Giữ được nước và không có phản ứng với chất cần làm khơ.
- Các chất làm khô thường dùng: H2SO4 đặc, P2O5, CaO (vôi sống, mới
nung), CuSO4 (khan, màu trắng), CaCl2 (khan), NaOH, KOH (rắn hoặc dung
dịch đậm đặc).
- Các khí được làm khơ như: H 2, Cl2, HCl, HBr, HI, O2, SO2, H2S, N2, NH3,
CO2 , C2H4, C2H2...
Ví dụ:
- H2SO4 đặc (có tính axit, tính oxi hóa mạnh):
- Khơng làm khơ được khí NH3 (có tính bazơ),
- Khơng làm khơ được khí HBr, HI (có tính khử).
- H2SO4 đặc làm khơ được khí Cl2, O2, SO2, N2, CO2...
- CaO (vôi sống), NaOH, KOH (rắn) (có tính bazơ):
- Khơng làm khơ được khí CO2, SO2 (oxit axit), Cl2 (có phản ứng).
- Làm khơ được khí NH3, H2, O2, N2...
3.4. Các dạng bài tập cụ thể:
+ Các bài tập về điều chế
Hình (1) được sử dụng cho bài 1 và
bài 2

Hình 1

8


Bài tập 1. Quan sát hình (1)
a. Thí nghiệm trên dùng để điều chế chất gì?
b. Nêu điều kiện của NaCl và H2SO4. Viết phương trình hóa học xảy ra.
c. Nêu những tính chất có thể rút ra từ thí nghiệm trên.

Trả lời:
a. Điều chế axit clohiđric.
b. NaCl dạng rắn, H2SO4 đặc. (2 phản ứng ở 2 điều kiện nhiệt độ).
c. HCl là axit yếu hơn H2SO4 nên bị đẩy ra khỏi muối. Khí HCl dễ tan trong
nước tạo thành dung dịch axit clohiđric.
Bài tập 2. Quan sát hình (1): Tìm phát biểu chính xác về thí nghiệm trong
hình vẽ trên.
A. Sản phẩm sinh ra trong ống nghiệm chứa nước là dung dịch axit
clohiđric.
B. Thí nghiệm chứng tỏ hiđroclorua khơng tan trong nước.
C. Điều kiện của phản ứng là NaCl dạng rắn và dung dịch H 2SO4 nồng độ
loãng.
D. Để hạn chế khí thốt ra, có thể tẩm vào miếng bơng dung dịch H 2SO4
đặc.
Trả lời: A
Hình (2) được sử dụng cho bài tập 3, bài tập 4

Hình 2

Bài tập 3. Quan sát hình (2)
Dựa vào sơ đồ, xác định dung dịch X và chất rắn Y.
a. Vì sao lại bố trí dung dịch Z và dung dịch T. Xác định Z, T. Giải thích
trình tự bố trí.
b. Viết phương trình hóa học giải thích.
Trả lời:
a. Sơ đồ dùng để điều chế khí Cl 2. Rắn Y là MnO2 hoặc KMnO4; dung dịch
X là HCl đặc.
b. Hỗn hợp sinh ra ngồi Cl2 cịn có hơi nước và hiđroclorua. Hấp thụ hơi
nước ta dùng dung dịch H2SO4 đặc. Hấp thụ HCl ta dùng dung dịch muối (NaCl,
…).

9


- Giả sử dung dịch Z là H 2SO4 đặc thì H2O bị hấp thụ trước, tuy nhiên sau
khi qua dung dịch NaCl bão hòa HCl bị giữa lại nhưng do áp suất hơi bão hịa
nên sẽ có 1 lượng hơi nước trên bề mặt hấp thụ không hết. Do đó khí Cl 2 vẫn
cịn lẫn hơi nước.
- Do đó phải hấp thụ HCl trước, hấp thụ H 2O sau. Vậy dung dịch Z là dung
dịch muối (NaCl,…) và dung dịch T là H2SO4 đặc.
Bài tập 4. Hình (2) mơ tả q trình điều chế khí Cl 2. Khí Cl2 sinh ra thường
lẫn hơi nước và hiđro clorua. Để thu được khí Cl 2 khơ thì dung dịch (Z) và dung
dịch (T) lần lượt là:
A. NaOH và H2SO4 đặc.
B. H2SO4 đặc và NaCl.
C. H2SO4 đặc và AgNO3.
D. NaCl và H2SO4 đặc.
Trả lời: D
Hình (3) được sử dụng cho bài tập 5, bài tập 6

Hình 3

Bài tập 5. Quan sát hình (3)
a. Hình trên mơ tả qui trình sản xuất chất nào trong cơng nghiệp? Gọi tên
phương pháp. Viết phương trình hóa học xảy ra.
b.Xác định khí X, dung dịch Y1, dung dịch Y2.
c. Nguyên tắc nào trong sản xuất hóa học được sử dụng ở qui trình trên?
Ngun tắc đó được áp dụng ở tháp T 1, T2 hay T3? Nêu ý nghĩa của nguyên tắc
đó.
Trả lời:
a. Sản xuất axit clohiđric. Phương pháp tiếp xúc.

b. Khí X là khí hiđroclorua. Dung dịch Y 1 là dung dịch axit HCl loãng.
Dung dịch Y2 là dung dịch axit HCl đặc.
c. Nguyên tắc ngược dòng. Sử dụng ở tháp T 2 và T3. Khí từ dưới bơm lên,
chất lỏng tưới từ trên xuống. Ý nghĩa: tăng diện tích tiếp xúc, phản ứng xảy ra
dễ hơn.
Bài tập 6: Trong hình vẽ , khí X, dung dịch Y1, dung dịch Y2 lần lượt là:
A. hiđro clorua, axit clohiđric đặc, axit clohiđric loãng.
10


B. hiđro clorua, axit clohiđric loãng, axit clohiđric đặc.
C. hiđro, nước, axit clohiđric.
D. clo, nước clo, axit clohiđric đặc.
Trả lời: B
Hình (4) được sử dụng cho bài tập 7, bài tập 8

Hình 4
Bài tập 7. Hình (4) chứng minh tính chất vật lí và hóa học của X.
a. X có thể là những khí gì?
b. Mơ tả thí nghiệm. Nêu hiện tượng quan sát được. Giải thích.
c. Tính chất nào đã được chứng minh ở thí nghiệm trên?
Trả lời:
a. X có thể là NH3 hoặc HCl.
b. Hiện tượng: nước từ từ kéo lên ống vuốt nhọn, sau đó phun mạnh thành
tia. Tia nước đổi màu: nếu là HCl thì có màu đỏ, nếu là NH3 thì có màu xanh.
Giải thích: HCl, NH3 tan tốt trong nước. Lượng nước hòa tan khí làm giảm
áp suất trong bình, sự chênh lệch áp suất trong và ngoài tạo lực kéo cột nước
phun liên tục. HCl tan vào nước tạo dung dịch axit HCl làm q tím hóa đỏ, NH 3
tan vào nước và tác dụng với nước tạo NH4+ và OH- làm quí tím hóa xanh.
c. Tính chất được chứng minh ở thí nghiệm là:

- NH3 tan tốt trong nước và có tính bazơ yếu.
- HCl tan tốt trong nước và tạo dung dịch có tính axit.
Bài tập 8. Hình (4) chứng minh tính chất vật lí và hóa học của X. Khí X có
thể là
A. O2 hoặc N2.
B. O2 hoặc NH3. C. N2 hoặc HCl. D. NH3 hoặc HCl.
Trả lời: D
11


Hình (5) được sử dụng cho bài tập 9, bài tập 10

Hình 5
Bài tập 9. Quan sát hình (5)
Hình (5) mơ tả thí nghiệm điều chế và thử tính chất của khí E (đơn chất).
a. Xác định dung dịch X, rắn Y, khí E.
b. Nêu hiện tượng quan sát được trong ống nghiệm. Viết phương trình hóa
học đã xảy ra và giải thích.
c. Rút ra kết luận về thí nghiệm.
Trả lời:
a. X là dung dịch HCl đặc, Y là MnO2 hoặc KMnO4, E là khí clo.
b. Trong ống nghiệm xuất hiện khí màu vàng. Mẫu q tím hóa đỏ rồi mất
màu.
HCl làm q tím hóa đỏ, HClO có tính oxi hóa mạnh đã tẩy màu của mẫu
giấy.
c. Kết luận: Clo ẩm có tính tẩy màu.
Bài tập 10. Hình (20) mơ tả thí nghiệm điều chế và thử tính tẩy màu của
khí E (đơn chất). Dung dịch X và rắn Y lần lượt là:
A.
MnO2 và HCl.

B. HCl và KMnO4.
C.
K2SO3 và HCl.
D. CaCO3 và H2SO4.
Trả lời: B
Hình (6) áp dụng cho bài tập 11, 12.

Hình 6

12


Bài tập 11. Quan sát hình (6)
Hình (6) mơ tả thí nghiệm phân biệt ion Halogenua.
Hãy viết các phương trình ion rút gọn và màu sắc kết tủa các phản ứng xảy
ra ở hình vẽ TN trên?
Trả lời:
Ag+ + F- → Không xảy ra.
Ag+ + Cl- → AgCl ↓ (trắng)
Ag+ + Br- → AgBr ↓ (vàng nhạt)
Ag+ + I- → AgI ↓ (vàng đậm)
Bài tập 12: Hóa chất nào sau đây có thể phân biệt được các dung dịch
đựng trong các lọ mất nhãn như sau: NaF, NaCl, NaBr, và NaI.
A. Na2SO4
B. Pb(NO3)2
C. BaCl2
D. AgNO3
3.5. Bài tập vận dụng:
Câu 1: Quan sát hình vẽ


Sau khi điều chế 3 khí X, Y, Z ta có thể thu bằng cách 1, 2, 3. Ba khí đó đó
lần lượt là:
A. CO2, H2, H2S. B. NH3, CO2, CH4. C. H2, SO2, HCl. D. CH4, HCl, NH3.
Câu 2: Cho biết bộ thí nghiệm điều chế Clo trong phịng thí nghiệm:

Hãy cho biết hóa chất đựng trong bình 1, 2, 3, 4 tương ứng lần lượt là:
A. dd HCl, MnO2 rắn, dd NaCl, dd H2SO4 đặc
B. dd NaCl, MnO2 rắn, dd HCl, dd H2SO4 đặc
C. dd HCl, dung dịch KMnO4, dd H2SO4 đặc, dd NaCl
D. dd H2SO4 đặc, dd KMnO4, dd HCl, dd NaCl

13


Câu 3: Cho hình vẽ mơ tả thí nghiệm điều chế khí Cl 2 từ MnO2 và dung
dịch HCl:

Khí Cl2 sinh ra thường lẫn hơi nước và hiđro clorua. Để thu được khí Cl 2
khơ thì bình (1) và bình (2) lần lượt đựng
A. dung dịch NaOH và dung dịch H2SO4 đặc.
B. dung dịch H2SO4 đặc và dung dịch NaCl.
C. dung dịch H2SO4 đặc và dung dịch AgNO3.
D. dung dịch NaCl và dung dịch H-2SO4 đặc.
Câu 4: Khí X trong thí nghiệm điều chế sau là:

A. Cl2 .
B. O2.
C. H2.
D. C2H2.
Câu 5: Hình vẽ mơ tả thí nghiệm điều chế khí clo trong phịng thí nghiệm:


14


Hóa chất trong bình 1 và bình 2 lần lượt là
A. dung dịch NaCl bão hòa và dung dịch H2SO4 đặc.
B. dung dịch H2SO4 đặc và dung dịch NaCl bão hòa.
C. nước cất và dung dịch H2SO4 đặc.
D. dung dịch NaCl bão hòa và dung dịch KOH đậm đặc.
Câu 6. Quan sát hình vẽ

Trong hình trên, khí X, dung dịch Y1, dung dịch Y2 lần lượt là:
A. hiđro clorua, axit clohiđric đặc, axit clohiđric loãng.
B. hiđro clorua, axit clohiđric loãng, axit clohiđric đặc.
C. hiđro, nước, axit clohiđric.
D. clo, nước clo, axit clohiđric đặc.
Câu 7: Cho Hình vẽ mơ tả sự điều chế Clo trong phịng Thí nghiệm như
sau:

Phát biểu nào sau đây khơng đúng:
A. Dung dịch H2SO4 đặc có vai trị hút nước, có thể thay H2SO4 bằng CaO.
B. Khí Clo thu được trong bình eclen là khí Clo khơ.
C. Có thể thay MnO2 bằng KMnO4 hoặc KClO3
D. Khơng thể thay dung dịch HCl đặc bằng dung dịch NaCl

15


Câu 8: Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ. Khí A trong bình có thể là khí
nào dưới đây?


A . CO2
B. SO2
C. HCl
D. H2S
Câu 9: Cho TN về tính tan của khi HCl như hình vẽ, Trong bình ban đầu
chứa khí HCl, trong nước có nhỏ thêm vài giọt quỳ tím. Hiện tượng xảy ra trong
bình khi cắm ống thủy tinh vào nước:
A. Nước phun vào bình và chuyển sang màu đỏ
B. Nước phun vào bình và chuyển sang màu xanh
C. Nước phun vào bình và vẫn có màu tím
D. Nước phun vào bình và chuyển thành khơng màu.

Câu 10: Hình vẽ dưới đây mơ tả thí nghiệm điều chế khí hiđro halogenua:

Hai hiđro halogenua (X) có thể điều chế theo sơ đồ trên là
A. HBr và HI. B. HCl và HBr.
C. HF và HCl.
D. HF và HI.
Chọn đáp án C
Trên là phương pháp sunfat điều chế hidro halogennua lợi dụng tính chất dễ
bay hơi của axit như HCl, HNO3.

16


Câu 11: Cho sơ đồ điều chế axit clohidric trong phịng thí nghiệm.

Phát biểu nào sau đây là đúng:
A. Khơng được sử dụng H2SO4 đặc vì nếu dùng H2SO4 đặc thì sản phẩm

tạo ra Cl2.
B. Do HCl là axit yếu nên phản ứng mới xảy ra.
C. Để thu được HCl người ta đun nóng dung dịch hỗn hợp NaCl và H 2SO4
lỗng.
D. Sơ đồ trên khơng thể dùng để điều chế HBr, HI và H2S.
Chọn đáp án D
Sơ đồ trên hình khơng dùng để điều chế HBr, HI và H 2S vì các khí này có
tính khử mạnh phản ứng với H2SO4 đặc, nóng (có tính oxi hóa mạnh).
Câu 12: Quan sát hình vẽ mơ tả thí nghiệm phân biệt ion Halogenua. Hóa
chất nào sau đây có thể phân biệt được các dung dịch đựng trong các lọ mất
nhãn như sau: NaF, NaCl, NaBr, và NaI.

A. Na2SO4
B. Pb(NO3)2
C. BaCl2
D. AgNO3
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường:
Với nội dung, phương pháp như đã trình bày ở trên, tôi đã áp dụng giảng
dạy những nội dung kiến thức và hệ thống bài tập trắc nghiệm về hình vẽ thí
nghiệm của chương Halogen, trong các tiết luyện tập, tiết phụ đạo cho học sinh
các lớp 10 tại trường THPT Lang Chánh từ năm học 2021-2022 tại 4 lớp là:
10A4, 10A5, 10A6, 10A7.

17


Tôi đã tiến hành cho học sinh làm bài thực nghiệm vào ngày 23/2/2022 cho
4 lớp: 10A4, 10A5, 10A6, 10A7. Lực học của 10A4, 10A5, 10A6, 10A7 tương
đương;

- Nhóm 1 gồm 2 lớp 10A4 và 10A5 (tổng 83 HS): các em đã được học và
rèn luyện kĩ năng giải bài tập hình vẽ thí nghiệm trước đó.
- Nhóm 2 gồ 2 lớp 10A6 và 10A7 (tồng 81 HS): chưa được học và rèn
luyện kĩ năng giải bài tập hình vẽ thí nghiệm.
Hiệu quả đạt được của giải pháp trong năm học 2021-2022 đối với 4 lớp là:
10A4, 10A5, 10A6, 10A7 như sau (đề thực nghiệm ở phần phụ lục):
KẾT QUẢ THU ĐƯỢC
Số bài đạt được
Số bài đạt được
Số câu đạt được
của nhóm 1
của nhóm 2
0/10  2/10
10/83
28/81
3/10  4/10
17/83
30/81
5/10  6/10
26/83
17/81
7/10  8/10
30/83
6/81
Ngồi ra, học sinh lớp 10 của tơi đã làm tốt các bài tập có hình vẽ thí
nghiệm cửa chương này trong các đề kiểm tra, đề thi, cũng có thể áp dụng mở
rộng phương pháp vào các nội dung có hình vẽ thí nghiệm đề thi minh họa vào
đề thi thử, đề thi chính thức của Bộ giáo dục - đào tạo trong kì tốt nghiệp THPT
các năm, góp phần nâng cao kết quả thi mơn Hóa của học sinh ôn thi tốt
nghiệp THPT.

+ Hiệu quả dự tính sẽ đạt được trong năm học 2021-2022 này đối với 4 lớp
10A4, 10A5, 10A6, 10A7: Hiện tại các em học sinh 4 lớp này áp dụng rất tốt
các dạng bài tập về hình vẽ thí nghiệm khi làm bài tập liên quan trọng phần
chương đã và đang học. Tôi vẫn tiếp tục rèn luyện cho các em kĩ năng giải các
bài dạng này để các em đạt kết quả tốt nhất trong các nội dung tiếp theo.
+ Riêng bản thân tôi nhận thấy, bằng cách vận dụng các kiến thức tổng quát
và cách giải cụ thể vào các tiết học để giải các bài tập dạng này cho học sinh các
lớp tôi giảng dạy đã đạt được một số hiệu quả mong muốn như sau:
- Đã giúp học sinh nắm chắc kiến thức lý thuyết liên quan, biết vận dụng
tốt giữa kiến thức đã học vào giải quyết bài tập, phát triển tư duy sáng tạo, phân
tích, kỹ năng thực hành, kĩ năng tự học, làm việc theo nhóm.
- Đã góp phần nâng cao hứng thú học tập, chất lượng các bài kiểm tra của
học sinh, nhằm giúp cho học sinh có được các kiến thức và kĩ năng cần thiết để
giải các bài tập dạng mới này.
- Những lớp được áp dụng, rèn luyện cách giải các bài tập dạng này tơi
thấy học sinh thực hiện các thí nghiệm trong các tiết thực hành rất đúng cách, an
toàn.
+ Kinh nghiệm thực tiễn khi áp dụng giải pháp:
18


- Nên áp dụng rộng rãi các bài tập dạng này không chỉ lớp 10 mà cả những
lớp trên: lớp 11, 12 để các em vận dụng vào ôn thi tốt nghiệp THPT.
- Nắm được các nguyên tắc của phương pháp thì học sinh sẽ giải tốt bài tập
dạng này.
- Nắm được cách phân loại các dạng bài tập và đưa ra phương pháp giải
cho các dạng bài tập đó sẽ giúp học sinh làm bài tập được nhanh và chính xác
hơn.
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
Kết luận

Qua giải pháp này tơi đã giúp các em học sinh được tìm hiểu sâu hơn, chi
tiết hơn về cách giải bài tập hóa học về hình vẽ thí nghiệm.
Đồng thời tơi cũng đã xây dựng chi tiết và đưa ra hệ thống bài tập khá đầy
đủ cho mỗi dạng bài tập về hình vẽ thí nghiệm của chương này
Kiến nghị.
Để rèn luyện kĩ năng giải bài tập dạng hình vẽ thí nghiệm cho học sinh
THPT đạt kết quả tốt hơn tơi có một số kiến nghị sau:
- Đối với nhà trường: Tăng cường các hoạt động thực hành thí nghiệm, các
tiết kiểm tra thường xuyên và định kì nên tăng cường thêm bài tập hình vẽ thí
nghiệm vào đề.
- Đối với giáo viên: Phải có tâm huyết, nhiệt tình, kiên trì rèn luyện cho các
em học sinh các phương pháp giải bài tập dạng hình vẽ thí nghiệm, đồng thời
ln đổi mới phương pháp dạy học, luôn lấy học sinh là trung tâm, gắn nội dung
lí thuyết với thực hành thí nghiệm.
Do năng lực và thời gian có hạn, đề tài có thể chưa bao quát hết được các
phương pháp giải của các dạng, các ví dụ đưa ra trong đề tài có thể chưa thực sự
điển hình. Nhưng vì lợi ích thiết thực của dạng bài tập này trong công tác dạy
và học của giáo viên và học sinh nên tôi mạnh dạn viết ra đây giới thiệu đến các
quý đồng nghiệp và học sinh thân u.
Tơi rất mong sự đóng góp ý kiến bổ sung của các cấp lãnh đạo, của các bạn
đồng nghiệp để cho đề tài hoàn thiện hơn, để đề tài thực sự góp phần giúp cho
học sinh học tập đạt kết quả cao hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thanh Hóa, ngày 10 tháng 05 năm 2022
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
khơng sao chép nội dung của người khác.


TÁC GIẢ

Vi Công Dương
19


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trịnh Văn Biều (2010), Các phương pháp dạy học tích cực, ĐH Sư phạm
TpHCM.
2. Cao Cự Giác (2009), Bài tập lí thuyết và thực nghiệm Hóa học – tập 1 –
Hóa vơ cơ, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội.
3. Tô Xuân Giáp, Phương tiện dạy học, NXB Giáo Dục TP.HCM, 2001
4. Đề thi tốt nghiệp THPT các năm.
5. Sách giáo khoa Hóa học 10, thuộc chương trình chuẩn, NXB Giáo Dục
Việt Nam.
6. Đỗ Thị Bích Ngọc (2010), Luận văn thạc sĩ “Một số biện pháp nâng cao
chất lượng rèn luyện kiến thức – kĩ năng thí nghiệm trong chương trình hóa học
10 nâng cao cho học sinh theo hướng dạy học tích cực”.
7. Tham khảo một số nguồn từ Internet:
/> /> /> />%C3%AD+nghi%E1%BB
%87m&tbm=isch&tbo=u&source=univ&sa=X&ved=0ahUKEwjRweCrifLYAh
VPPrwKHYnZCMwQsAQIJA&biw=921&bih=422

20


PHỤ LỤC
ĐỀ THỰC NGHIỆM
Câu 1: Các chất khí điều chế trong phịng thí nghiệm thường được thu theo

phương pháp đẩy khơng khí (cách 1, cách 2) hoặc đầy nước (cách 3) như các hình
vẽ dưới đây:

Có thể dùng cách nào trong 3 cách trên để thu khí NH3 ?
A. Cách 1.
B. Cách 2.
C. Cách 3.
D. Cách 2 hoặc Cách 3.
Câu 2: Cho biết bộ thí nghiệm điều chế Clo trong phịng thí nghiệm:

Hãy cho biết hóa chất đựng trong mỗi bình tương ứng lần lượt là:
A. dd HCl, MnO2 rắn, dd NaCl, dd H2SO4 đặc
B. dd NaCl, MnO2 rắn, dd HCl, dd H2SO4 đặc
C. dd HCl, dung dịch KMnO4, dd H2SO4 đặc, dd NaCl
D. dd H2SO4 đặc, dd KMnO4, dd HCl, dd NaCl
Câu 3 : Khí X trong thí nghiệm điều chế sau là :

A. Cl2 .

B. O2.

C. H2.

21

D. C2H2.


Câu 4: Cho sơ đồ điều chế axit clohidric trong phịng thí nghiệm.


Phát biểu nào sau đây là đúng:
A. Khơng được sử dụng H2SO4 đặc vì nếu dùng H2SO4 đặc thì sản phẩm tạo ra
là Cl2.
B. Do HCl là axit yếu nên phản ứng mới xảy ra.
C. Để thu được HCl người ta đun nóng dung dịch hỗn hợp NaCl và H 2SO4
lỗng.
D. Sơ đồ trên khơng thể dùng để điều chế HBr, HI và H2S.
Câu 5: Cho Hình vẽ mơ tả sự điều chế Clo trong phịng Thí nghiệm như sau:

Phát biểu nào sau đây không đúng:
A. Không thể thay dung dịch HCl đặc bằng dung dịch NaCl bão hồ.
B. Khí clo thu được trong bình tam giác là khí clo khơ.
C. Có thể thay MnO2 bằng KMnO4 hoặc KClO3.
D. Có thể thay H2SO4 đặc bằng CaO và thay dung dịch NaCl bằng dung dịch
NaOH.
Câu 6: Cho TN về tính tan của khi HCl như hình vẽ, Trong bình ban đầu chứa
khí HCl, trong nước có nhỏ thêm vài giọt quỳ tím. Hiện tượng xảy ra trong bình khi
cắm ống thủy tinh vào nước:
A.

Nước phun vào bình và chuyển sang màu đỏ

B.

Nước phun vào bình và chuyển sang màu xanh

C.

Nước phun vào bình và vẫn có màu tím


D.

Nước phun vào bình và chuyển thành khơng màu.

Câu 7: Hình vẽ dưới đây mơ tả thí nghiệm điều chế khí hiđro halogenua:

22


Hai hiđro halogenua (X) có thể điều chế theo sơ đồ trên là

A. HBr và HI.

B. HCl và HBr. C. HF và HCl.

D. HF và HI.

Câu 8: Hình dưới đây mơ tả thí nghiệm điều chế và thử tính tẩy màu của khí E (đơn
chất). Dung dịch X và rắn Y lần lượt là:

A. MnO2 và HCl. B. HCl và KMnO4. C. K2SO3 và HCl. D. CaCO3 và H2SO4.
Câu 9: (Câu 55-minh họa 2017- 2018). Trong phịng thí nghiệm, khí X được điều chế
và thu vào bình tam giác bằng cách đẩy khơng khí như hình vẽ bên. Khí X là

A. H2.
B. C2H2.
C. NH3.
D. Cl2.
Câu 10: Quan sát hình vẽ mơ tả thí nghiệm phân biệt ion Halogenua. Hóa chất nào sau


đây có thể phân biệt được các dung dịch đựng trong các lọ mất nhãn như sau: NaF,
NaCl, NaBr, và NaI.

23


A. Na2SO4

B. Pb(NO3)2

C. BaCl2

24

D. AgNO3


×