Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Phân biệt công chức và viên chức. Hợp đồng làm việc của viên chức và phân loại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (321.02 KB, 13 trang )

KHOA LUẬT - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ :

Mơn : LUẬT HÀNH CHÍNH
Giảng viên hướng dẫn :
Họ và tên

: Châu Thùy Linh

Ngày sinh

: 13/09/2000

Lớp

: K13 Luật học

Mã số sinh viên

: 19032447

Đề bài : Phân biệt công chức và viên chức. Hợp đồng làm việc của viên chức
và phân loại.

Hà Nội, 2022.

1


MỤC LỤC :
MỞ ĐẦU : .............................................................................................................................. 3



I.

NỘI DUNG : ....................................................................................................................... 3

II.

Chương 1 : Phân biệt giữa công chức và viên chức. .............................................................. 3
1.

Sự giống nhau giữa công chức và viên chức : .............................................................. 3

2.

Sự khác nhau giữa công chức và viên chức : ............................................................... 4

Chương 2 : Hợp đồng làm việc của viên chức và phân loại. ................................................. 6
1.

Hợp đồng làm việc của viên chức: ................................................................................ 6

2.

Nội dung hợp đồng làm việc của viên chức : ............................................................... 7

3.

Phân loại hợp đồng làm việc của viên chức: ................................................................ 8

Chương 3 : Đề xuất sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức, viên chức. . 10

III.

KẾT LUẬN : .................................................................................................................... 13

TÀI LIỆU THAM KHẢO :........................................................................................................ 13

2


I.

MỞ ĐẦU :

Theo Liên Hợp quốc thì “Nguồn nhân lực là tất cả những kiến thức, kỹ năng,
kinh nghiệm, năng lực và tính sáng tạo của con người có quan hệ tới sự phát triển
của mỗi cá nhân và của đất nước”. Luật cán bộ, công chức và luật viên chức ra đời
đã tạo cơ sở pháp lí vững chắc cho việc xây dựng, phát triển đội ngũ nhân lực Việt
Nam theo kịp sự phát triển kinh tế-xã hội, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của nhân dân.
Để tìm hiểu rõ hơn về những vấn đề trong việc phân biệt và xác định công chức,
viên chức; hợp đồng làm việc của viên chức và những quy định về thẩm quyền bổ
nhiệm; thủ tục xử lý kỷ luật viên chức,… Em xin chọn đề tài trên làm đề tài bài
tiểu luận giữa kì của mình.

II.

NỘI DUNG :

Chương 1 : Phân biệt giữa công chức và viên chức.
1. Sự giống nhau giữa công chức và viên chức :
Giống nhau: Theo Luật Cán bộ, cơng chức thì cán bộ và cơng chức có những

tiêu chí chung là: Cơng dân Việt Nam; trong biên chế; hưởng lương từ ngân sách
nhà nước (trường hợp công chức làm việc trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn
vị sự nghiệp cơng lập thì tiền lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự
nghiệp công lập theo quy định của pháp luật); giữ một công vụ thường xuyên; làm
việc trong công sở; được phân định theo cấp hành chính (cán bộ ở trung ương, cấp
tỉnh, cấp huyện; cấp xã; công chức ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; cơng chức
cấp xã). Bên cạnh đó, giữa cán bộ và công chức được phân định rõ theo tiêu chí
riêng, gắn với nguồn gốc hình thành.

3


2. Sự khác nhau giữa công chức và viên chức :
Tiêu chí

Cơng chức

Viên chức

Theo Khoản 2 điều 4 Luật cán bộ Điều 2 Luật viên chức 2010,
công chức 2008, sửa đổi bổ sung sửa đổi bổ sung năm 2019.
2019: “Công chức là công dân “Viên chức là công dân Việt
Việt Nam, được tuyển dụng, bổ Nam được tuyển dụng theo vị
Khái niệm

nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức trí việc làm, làm việc tại đơn vị
danh tương ứng với vị trí việc sự nghiệp công lập theo chế độ
làm trong cơ quan của Đảng hợp đồng làm việc, hưởng
Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, lương từ quỹ lương của đơn vị
tổ chức chính trị - xã hội ở trung sự nghiệp công lập theo quy

ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong định của pháp luật”.
cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội
nhân dân mà không phải là sĩ
quan, quân nhân chuyên nghiệp,
công nhân quốc phịng; trong cơ
quan, đơn vị thuộc Cơng an nhân
dân mà không phải là sĩ quan, hạ
sĩ quan phục vụ theo chế độ
chuyên nghiệp, công nhân công
an, trong biên chế và hưởng
lương từ ngân sách nhà nước”.

Hình thức

Được tuyển dụng, bổ nhiệm vào Được tuyển dụng theo vị trí

tuyển dụng

ngạch, chức vụ, chức danh trong việc làm (thi tuyển hoặc xét

4


biên chế.

tuyển).

Chế độ làm

Không theo chế độ hợp đồng làm Làm việc theo chế độ hợp đồng


việc

việc và thực thi cơng vụ có tính làm việc và thực hiện nhiệm vụ
quyền lực nhà nước.

thuần túy mang tính chun
mơn.

Cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ
chức chính trị - xã hội ở trung

Đơn vị sự nghiệp công lập.

ương, cấp tỉnh, cấp huyện. Trong
cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội
Nơi công tác

(không phải sĩ quan, qn nhân
chun nghiệp, cơng nhân quốc
phịng). Trong cơ quan, đơn vị
thuộc Công an nhân dân (không
phải sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ
theo chế độ chuyên nghiệp, công
nhân cơng an).
Một phần từ ngân sách, cịn lại

Nguồn lương

Ngân sách nhà nước (theo ngạch


nghiệp công lập.

bậc).
Biên chế

là nguồn thu của đơn vị sự

Khơng cịn biên chế suốt đời

Trong biên chế.

nếu được tuyển dụng sau ngày
01/7/2020 trừ: Viên chức được
tuyển

dụng

trước

ngày

01/7/2020 đáp ứng điều kiện;

5


Cán bộ, công chức chuyển sang
làm viên chức; Người được
tuyển dụng làm viên chức làm

việc tại vùng có điều kiện kinh
tế, xã hội đặc biệt khó khăn.

Hình thức xử

Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc Khiển trách, cảnh cáo, cách

lý kỷ luật

lương, giáng chức, cách chức, chức, buộc thôi việc. (Điều 15
buộc thôi việc. (Điều 7 Nghị định Nghị định 112/2020/NĐCP).
112/2020/NĐ-CP).

Chương 2 : Hợp đồng làm việc của viên chức và phân loại.
1. Hợp đồng làm việc của viên chức:
Hợp đồng nói chung là sự thỏa thuận giữa các bên tham gia ký kết về việc xác
lập, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ. Hợp đồng làm việc của viên chức được
quy định tại khoản 5 điều 3 Luật viên chức 2010, theo đó, có thể thấy nội dung hợp
đồng ghi nhận sự thỏa thuận giữa hai bên về công việc, nhiệm vụ, vị trí việc làm,
địa điểm làm việc; quyền và nghĩa vụ của các bên; loại hợp đồng, thời hạn, điều
kiện chấm dứt hợp đồng; tiền lương, tiền thưởng, thời gian làm việc, thời gian nghỉ
ngơi, điều kiện làm việc, vấn đề bảo hộ lao động… Chế định hợp đồng làm việc
của viên chức cũng mang những điểm đặc thù, là cơ sở để đơn vị sự nghiệp công
lập và viên chức có thể đảm bảo quyền lợi hợp pháp của mình.

6


• Về phía đơn vị sự nghiệp cơng lập, việc quản lý, sử dụng viên chức theo hợp
đồng làm việc cho phép đơn vị có thể tuyển chọn và thường xun duy trì

được đội ngũ những người làm việc có ý thức tổ chức kỷ luật, có năng lực
chun mơn tốt, bởi lẽ nếu viên chức trong thời gian thực hiện hợp đồng có
thời hạn khơng đáp ứng u cầu của cơng việc thì khi hết hạn hợp đồng,
người đứng đầu đơn vị sẽ không ký kết hợp đồng tiếp với người đó nữa.
• Về phía viên chức, viên chức cũng không bị ràng buộc mãi mãi với một đơn
vị cụ thể mà có thể lựa chọn cho mình nơi làm việc, vị trí việc làm, loại cơng
việc phù hợp với nhu cầu, khả năng của mình tương đối dễ dàng thông qua
việc chấm dứt hợp đồng làm việc ở đơn vị này để dự tuyển vào đơn vị khác.
2. Nội dung hợp đồng làm việc của viên chức :
- Điều 25 quy định về các loại hợp đồng làm việc :
+ Hợp đồng làm việc xác định thời hạn ;
+ Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn.
- Điều 26 quy định về nội dung và hình thức của hợp đồng làm việc. Hợp
đồng làm việc được ký kết bằng văn bản giữa người đứng đầu đơn vị sự
nghiệp công lập với người được tuyển dụng làm viên chức và được lập thành
ba bản, trong đó một bản giao cho viên chức.
Đối với các chức danh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật do cấp trên của
người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập bổ nhiệm thì trước khi ký kết hợp đồng
làm việc phải được sự đồng ý của cấp đó.
- Điều 27, quy định về chế độ tập sự là để những người trúng tuyển viên chức
mà chưa có kinh nghiệm làm việc liên quan đến nghiệp vụ chuyên môn từ 1

7


năm trở lên thì mới phải thực hiện chế độ thử việc; thời gian thử việc và phải
được quy định trong nội dung của hợp đồng làm việc.
- Điều 28 quy định về việc thay đổi nội dung, ký kết tiếp, tạm hoãn và chấm
dứt hợp đồng làm việc.
- Điều 29 quy định viên chức được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc

trong các trường hợp: không được bố trí theo đúng cơng việc, địa điểm làm
việc hoặc khơng được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong
hợp đồng làm việc; không được trả lương đầy đủ hoặc không được trả lương
đúng thời hạn theo hợp đồng làm việc; không đủ sức khỏe hoặc không đủ
điều kiện để tiếp tục thực hiện hợp đồng làm việc; được bẩu làm nhiệm vụ
chuyên trách ở các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội
hoặc được cấp có thẩm quyền điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ được quy
định là công chức theo quy định của pháp luật; viên chức nữ có thai phải
nghỉ việc theo chỉ định của cơ quan y tế có thẩm quyền.
- Đối với trường hợp có tranh chấp về hợp đồng làm việc, Luật Viên chức quy
định các tranh chấp này sẽ được giải quyết theo quy định của pháp luật về
lao động (Điều 30). Quan điểm có tính nguyên tắc, xuyên suốt các quy định
về giải quyết tranh chấp hợp đồng làm việc là phải đảm bảo hài hịa lợi ích
của viên chức và đơn vị sự nghiệp.
3. Phân loại hợp đồng làm việc của viên chức:
Hợp đồng làm việc của viên chức được quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật Cán
bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019. Theo đó, bao gồm:
Một là, hợp đồng làm việc xác định thời hạn.
• Về khái niệm: là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm
chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến
8


60 tháng. 2 Điều 385 Bộ luật dân sự năm 2015 3 TS. Bùi Thị Đào, Chế định
hợp đồng trong Luật viên chức, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 2, tháng
01/2015.
• Về trường hợp áp dụng: Hợp đồng làm việc xác định thời hạn áp dụng đối
với người được tuyển dụng làm viên chức kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2020,
trừ trường hợp quy định tại Điểm b và Điểm c khoản 2 Điều này. Đây là
điểm mới so với Luật viên chức năm 2010 và là sự thể chế hóa nội dung

Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ 6 Ban
Chấp hành Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và
quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị SNCL đã
đưa ra chủ trương: “Thực hiện chế độ hợp đồng viên chức có thời hạn đối
với những trường hợp tuyển dụng mới (trừ các đơn vị SNCL ở vùng sâu,
vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn)”. Đồng thời
cũng là cơ chế tạo tạo động lực làm việc cho đội ngũ viên chức, “tiến tới bỏ
chế độ biên chế suốt đời”.
Hai là, hợp đồng làm việc khơng xác định thời hạn.
• Về khái niệm: là hợp đồng mà trong đó hai bên khơng xác định thời hạn,
thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.
• Về trường hợp áp dụng: Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn áp
dụng đối với các trường hợp sau đây: Viên chức được tuyển dụng trước
ngày 01 tháng 7 năm 2020; Cán bộ, công chức chuyển sang làm viên chức
theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 58 của Luật này; Người được tuyển
dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt
khó khăn. Như vậy, đối với viên chức đã ký hợp đồng khơng xác định thời
hạn thì tiếp tục thực hiện hợp đồng không xác định thời hạn; trường hợp đã

9


ký hợp đồng xác định thời hạn thì sẽ được ký hợp đồng không xác định thời
hạn theo đúng quy định của Bộ luật Lao động.

Chương 3 : Đề xuất sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức,
viên chức.
Theo Bộ Nội vụ, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng
khẳng định mục tiêu: “Xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức,
nhất là cán bộ cấp chiến lược, người đứng đầu có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín,

ngang tầm nhiệm vụ”; “Tăng cường cơng khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình;
kiểm sốt quyền lực gắn với siết chặt kỷ cương, kỷ luật trong hoạt động của Nhà
nước và của cán bộ, công chức, viên chức. Tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh phòng
chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, tội phạm và tệ nạn xã hội.” ; “Hồn thiện
thể chế, quy định về cơng tác cán bộ, tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí, cơ chế đánh
giá cán bộ”. Triển khai các quan điểm nêu trên, trong thời gian vừa qua, Ban Chấp
hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành nhiều văn bản liên quan
đến công tác cán bộ. Đồng thời, hiện nay, các cơ quan tiếp tục soạn thảo, trình cấp
có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy định hiện hành để đáp ứng yêu cầu thực
tiễn.
Bộ Nội vụ nhấn mạnh, để kịp thời thể chế các chủ trương tại các văn kiện đã
được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng thông qua; chủ trương,
đường lối của Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII, Bộ Chính trị, Ban Bí
thư tại các văn bản mới ban hành, Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ
Quốc hội thì cần thiết kịp thời sửa đổi, bổ sung một số quy định về công tác cán
bộ.

10


Theo Bộ Nội vụ, dự thảo gồm 7 Điều, trong đó 6 Điều sửa đổi các Nghị định và
1 Điều thi hành :
Về nội dung chính của Nghị định, Bộ Nội vụ cho biết sửa đổi một số quy định
tại 06 Nghị định gồm:
• Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 90/2020/NĐ-CP ngày
13/8/2020 của Chính phủ về đánh giá cán bộ, cơng chức, viên chức.
• Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 112/2020/NĐ-CP ngày
18/9/2020 của Chính phủ về xử lý kỷ luật cán bộ, cơng chức, viên chức.
• Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày
25/9/2020 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.

• Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 138/2020/NĐ-CP ngày
27/11/2020 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cơng chức.
• Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 159/2020/NĐ-CP ngày
31/12/2020 của Chính phủ về quản lý người giữ chức danh, chức vụ và
người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
• Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 46/2010/NĐ-CP ngày
27/4/2010 của Chính phủ quy định về thôi việc và thủ tục nghỉ hưu đối
với cơng chức.
Bên cạnh đó, dự thảo cũng sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
112/2020/NĐ-CP của Chính phủ về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức. Cụ
thể, dự thảo sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 3 về "Các trường hợp chưa xem xét xử
lý kỷ luật" như sau:
Cán bộ, công chức, viên chức là nữ giới đang trong thời gian mang thai, nghỉ
thai sản, đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi hoặc cán bộ, công chức, viên chức là
nam giới (trong trường hợp vợ chết hoặc vì lý do khách quan, bất khả kháng khác)
11


đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường người có hành vi vi phạm yêu cầu
được xem xét xử lý kỷ luật.
Theo Bộ Nội vụ, bổ sung "trừ trường hợp theo yêu cầu của người bị xử lý kỷ
luật" là cần thiết, bởi vì trong nhiều trường hợp đối với người sinh con thứ 3 muốn
thực hiện việc xử lý kỷ luật ngay vì liên quan đến thời hạn 12 tháng sau khi có
quyết định xử lý kỷ luật.
Theo Quy định số 102/QĐ-TW về xử lý kỷ luật đảng viên quy định chưa xử lý
kỷ luật đối với trường hợp đang nghỉ thai sản (6 tháng), do đó việc sửa đổi quy
định này sẽ bảo đảm thống nhất trong q trình thực hiện.
Ngồi ra, cịn cải cách thủ tục hành chính trong xét nâng ngạch cơng chức : Dự
thảo cũng sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 138/2020/NĐ-CP của
Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức. Cụ thể, dự thảo bổ sung

quy định về "Xét nâng ngạch công chức" như sau:
Công chức đang giữ ngạch nhân viên hoặc tương đương, ngạch cán sự hoặc
tương đương được bố trí làm việc ở vị trí việc làm u cầu ngạch cơng chức tương
ứng ngạch cán sự hoặc tương đương, chuyên viên hoặc tương đương.
Lý do: Cải cách thủ tục hành chính, theo đó không tiếp tục quy định công chức
giữ ngạch nhân viên và cán sự phải dự thi nâng ngạch. Trường hợp được bố trí vào
vị trí việc làm yêu cầu ngạch cao hơn (cán sự hoặc chuyên viên) thì sau khi được
bố trí chỉ cần xét nâng ngạch (thay đổi vị trí việc làm trước, xét nâng ngạch sau).
Đối với trường hợp giữ ngạch chun viên, chun viên chính thì nếu cịn vị trí
việc làm u cầu ngạch cao hơn thì dự thi nâng ngạch; sau đó mới bổ nhiệm vào
ngạch (có vị trí việc làm ở ngạch cao hơn cịn trống, dự thi cạnh tranh, nếu đạt kết
quả thì mới thay đổi vị trí việc làm u cầu trình độ cao hơn tương ứng với ngạch
dự kiến bổ nhiệm.)
12


III.

KẾT LUẬN :

Luật Viên chức chức nói chung và các văn bản pháp luật trong lĩnh vực hành
chính đã góp phần giúp Nhà nước quản lý hiệu quả các hoạt động của cơ quan nhà
nước, cán bộ, công chức, viên chức và những người có thẩm quyền trong việc thực
hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Trên hết, Đảng và Nhà nước cần tiết tục rà soát,
kiểm tra, thanh tra đối với chất lượng các cá nhân trong bộ máy nhà nước đồng
thời hoàn thiện hệ thống pháp lý để nâng cao hiệu quả hoạt động hơn nữa.
Trên đây là những ý kiến, quan điểm của em về đề tài. Mặc dù đã có nhiều cố
gắng trong suốt q trình thực hiện đề tài, song vẫn không thể tránh khỏi những
hạn chế, thiếu sót. Em hy vọng thầy có thể đưa ra nhận xét, góp ý để bài tiểu luận
của em được hoàn thiện hơn! Em xin chân thành cảm ơn !


TÀI LIỆU THAM KHẢO :
1. Báo Điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, Đề xuất sửa đổi, bổ sung một số quy
định về cán bộ, công chức, viên chức, ( />2. Bộ luật dân sự năm 2015.
3. Luật cán bộ, công chức năm 2008.
4. Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật cán bộ, công chức và luật viên
chức năm 2019.
5. Luật viên chức năm 2010.

13



×