Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VIÊN CHỨC PHÂN BIỆT VIÊN CHỨC VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG, CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ VIÊN CHỨC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.34 KB, 12 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
* * *
BÁO CÁO MÔN LUẬT HÀNH CHÍNH 3
CHUYÊN ĐỀ 13:
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VIÊN CHỨC
PHÂN BIỆT VIÊN CHỨC VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG, CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ VIÊN CHỨC
Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Lan Hương 1. Lương Thu Huyền S1200251
2. Ngô Thị Huệ Chi S1200303
3. Lương Minh Hiền S1200313
4. Lê Thị Tố Khang S1200319
Tháng 9/2014
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VIÊN CHỨC
1. Viên chức là ai?
Theo điều 2 Luật Viên chức 2010 qui định: Viên chức là công dân Việt
Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập
theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương cuả đơn vị sự nghiệp
công lập theo quy định của pháp luật.
Theo đó, viên chức được hiểu là những người được tuyển dụng theo hợp
đồng làm việc, được bổ nhiệm vào một chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý
(trừ các chức vụ quy định là công chức). Viên chức là người thực hiện các công
việc hoặc nhiệm vụ có yêu cầu về năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ trong
các đơn vị sự nghiệp công lập, không trực tiếp tham gia vào công tác quản lý nhà
nước như: bác sĩ, giáo viên, giảng viên đại học, kế toán thuộc các lĩnh vực: giáo
dục, đào tạo, y tế, khoa học, công nghệ, văn hóa, thể dục thể thao, du lịch, lao động
- thương binh và xã hội, thông tin - truyền thông, tài nguyên môi trường, dịch vụ
Đây là lực lượng đông đảo, góp phần vào việc thực hiện các chính sách kinh
tế, xã hội mà nhà nước đề ra.
2. Viên chức quản lý là ai?


Theo khoản 1 điều 3 Luật Viên chức 2010 qui định: Viên chức quản lý là
người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, chịu trách nhiệm điều hành,
tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong đơn vị sự nghiệp công lập
nhưng không phải là công chức và được hưởng phụ cấp chức vụ quản lý.
3. Hoạt động nghề nghiệp của viên chức?
Theo điều 4 Luật viên chức 2010 qui định: Hoạt động nghề nghiệp của
viên chức là việc thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ có yêu cầu về trình độ, năng
lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định
của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- 2 -
4. Các nguyên tắc trong hoạt động nghề nghiệp của viên chức ?
Theo điều 4 Luật viên chức 2010 qui định: Các nguyên tắc trong hoạt
động nghề nghiệp của viên chức bao gồm:
1. Tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật trong quá trình
thực hiện hoạt động nghề nghiệp.
2. Tận tụy phục vụ nhân dân.
3. Tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề
nghiệp và quy tắc ứng xử.
4. Chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền và của nhân dân.
5. Vị trí việc làm?
Theo điều 7 Luật viên chức 2010 qui định:
1. Vị trí việc làm là công việc hoặc nhiệm vụ gắn với chức danh nghề
nghiệp hoặc chức vụ quản lý tương ứng, là căn cứ xác định số lượng người làm
việc, cơ cấu viên chức để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức
trong đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Chính phủ quy định nguyên tắc, phương pháp xác định vị trí việc làm,
thẩm quyền, trình tự, thủ tục quyết định số lượng vị trí việc làm trong đơn vị sự
nghiệp công lập.
6. Chức danh nghề nghiệp?

Theo điều 8 Luật viên chức 2010 qui định:
1. Chức danh nghề nghiệp là tên gọi thể hiện trình độ và năng lực chuyên
môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp.
2. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan
quy định hệ thống danh mục, tiêu chuẩn và mã số chức danh nghề nghiệp.
7. Phân loại viên chức ?
Theo điều 3 Nghị định 29/2012/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản
lý viên chức qui định:
1. Theo vị trí việc làm, viên chức được phân loại như sau:
- 3 -
a) Viên chức quản lý bao gồm những người quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật Viên
chức;
b) Viên chức không giữ chức vụ quản lý bao gồm những người chỉ thực hiện
chuyên môn nghiệp vụ theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp công
lập.
- 4 -
2. Theo chức danh nghề nghiệp, viên chức được phân loại trong từng lĩnh
vực hoạt động nghề nghiệp với các cấp độ từ cao xuống thấp như sau:
a) Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng I;
b) Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng II;
c) Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng III;
d) Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng IV.
II. PHÂN BIỆT VIÊN CHỨC VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG, CÁN BỘ,
CÔNG CHỨC
1. Phân biệt viên chức với người lao động:
Khoản 1 Điều 3 Bộ Luật Lao động 2012 Khái niệm Người lao động là
người đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động,
được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động.
Theo điều 2 Luật Viên chức 2010 thì Viên chức là công dân Việt Nam
được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo

chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương cuả đơn vị sự nghiệp công
lập theo quy định của pháp luật.
Nhìn chung, viên chức và người lao động về cơ bản đều giống nhau, vì
viên chức làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý,
điều hành của người sử dụng lao động, Viên chức cũng có các quyền của người lao
động.
Điểm khác biệt thứ nhất là ở độ tuổi lao động:
+ Đối với Viên chức yêu cầu phải từ đủ 18 tuổi trở lên ngoại trừ một số
lĩnh vực theo quy định của pháp luật thì mới được dự tuyển.
(Khoản 1 Điều 22 Luật Viên chức 2010)
+ Đối với người lao động, người đủ 15 tuổi có khả năng lao động thì có
thể ký hợp đồng lao động với người sử dụng lao động.
(Khoản 1 Điều 3 Bộ Luật Lao động 2012)
Điểm khác biệt thứ hai:
- Viên chức bắt buộc phải là công dân Việt Nam
(điều 2 Luật Viên chức 2010 )
- 5 -
- Người lao động có thể là người nước ngoài.
(Khoản 1 Điều 3 Bộ Luật Lao động 2012 )
Ngoài các quyền và nghĩa vụ chung của người lao động, Viên chức còn
có các quyền (Điều 11 đến Điều 15 Luật Viên chức 2010) và phải thực hiện các
nghĩa vụ khác (Điều 16 đến Điều 19 Luật Viên chức 2010) theo pháp luật quy
định.
- 6 -
2. Phân biệt viên chức với công chức:
Phân biệt Viên chức Công chức
Khái niệm Viên chức là công dân Việt
nam được tuyển dụng theo vị
trí việc làm, làm việc tại đơn
vị sự nghiệp công lập theo chế

độ hợp đồng làm việc, hưởng
lương từ quỹ lương của đơn vị
sự nghiệp công lập theo quy
định của pháp luật
(Điều 2 Luật Viên chức
2010)
Công chức là công dân
Việt Nam, được tuyển
dụng, bổ nhiệm vào ngạch,
chức vụ, chức danh trong
cơ quan của Đảng Cộng
sản Việt Nam, Nhà nước,
tổ chức chính trị - xã hội ở
trung ương, cấp tỉnh, cấp
huyện; trong cơ quan, đơn
vị thuộc Quân đội nhân
dân mà không phải là sĩ
quan, quân nhân chuyên
nghiệp, công nhân quốc
phòng; trong cơ quan, đơn
vị thuộc Công an nhân dân
mà không phải là sĩ quan,
hạ sĩ quan chuyên nghiệp
và trong bộ máy lãnh đạo,
quản lý của đơn vị sự
nghiệp công lập của Đảng
Cộng sản Việt Nam, Nhà
nước, tổ chức chính trị - xã
hội (sau đây gọi chung là
đơn vị sự nghiệp công

lập), trong biên chế và
hưởng lương từ ngân sách
nhà nước; đối với công
chức trong bộ máy lãnh
đạo, quản lý của đơn vị sự
nghiệp công lập thì lương
được bảo đảm từ quỹ
lương của đơn vị sự
nghiệp công lập theo quy
định của pháp luật
(Khoản 2, Điều 4 Luật
- 7 -
Cán bộ, công chức 2008)
Chế độ làm việc
Không phân thành ngạch mà
phân thành hạng viên chức
(phân thành 04 hạng khác
nhau) và làm việc theo chế độ
hợp đồng làm việc. Viên chức
được đơn phương chấm dứt
hợp đồng hoặc đơn vị sự
nghiệp công lập được đơn
phương chấm dứt hợp đồng
làm việc với viên chức theo
các trường hợp được quy định
trong Luật Viên chức.
(Điều 2, 28, 29 Luật Viên
chức 2010, Điều 3 Nghị định
29/2012/NĐ-CP)
Được tuyển dụng, bổ

nhiệm vào ngạch, chức vụ,
chức danh, trong biên chế.
(Khoản 2, Điều 4 Luật
Cán bộ, công chức 2008)
Tuyển dụng
Việc tuyển dụng phải căn cứ
vào nhu cầu công việc, vị trí
việc làm, tiêu chuẩn chức
danh nghề nghiệp và quỹ tiền
lương của đơn vị sự nghiệp
công lập. Đối với viên chức
thì đối với một số lĩnh vực
hoạt động văn hóa, nghệ thuật,
thể dục, thể thao tuổi dự tuyển
có thể thấp hơn theo quy định
của pháp luật, đồng thời phải
có sự đồng ý bằng văn bản
của người đại diện theo pháp
luật.
(Điều 22 Luật viên chức
2010)
Việc tuyển dụng phải căn
cứ yêu cầu nhiệm vụ, vị trí
việc làm và chỉ tiêu biên
chế. Về điều kiện tham gia
dự tuyển thì bắt buộc phải
từ đủ 18 tuổi trở lên.
(Điều 35 Luật Cán bộ,
công chức 2008)
- 8 -

Cơ quan, đơn vị
nơi công chức,
viên chức làm
việc
Làm việc tại các đơn vị sự
nghiệp công lập như các lĩnh
vực y tế, giáo dục, khoa học,
văn hóa, thể thao….
(Điều 2 Luật Viên chức
2010)
Làm việc trong cơ quan
của Đảng Cộng sản Việt
Nam, Nhà nước, tổ chức
chính trị - xã hội ở trung
ương, cấp tỉnh, cấp huyện;
trong cơ quan, đơn vị
thuộc Quân đội nhân dân;
trong cơ quan, đơn vị
thuộc Công an nhân dân
và trong bộ máy lãnh đạo,
quản lý của đơn vị sự
nghiệp công lập của Đảng
Cộng sản Việt Nam, Nhà
nước, tổ chức chính trị - xã
hội.
(Khoản 2, Điều 4 Luật
Cán bộ, công chức 2008)
Nguồn chi trả
lương cho công
chức và viên chức

Làm việc theo chế độ hợp
đồng làm việc và hưởng lương
từ quỹ lương của đơn vị sự
nghiệp công lập.
(Điều 2 Luật Viên chức
2010)
Hưởng lương từ ngân sách
Nhà nước hoặc từ quỹ
lương của đơn vị sự
nghiệp công lập (đối với
những người trong bộ máy
lãnh đạo, quản lý của đơn
vị sự nghiệp công lập).
(Khoản 2, Điều 4 Luật
Cán bộ, công chức 2008)
Các hình thức kỷ
luật
Hình thức kỷ luật bao gồm:
Khiển trách, cảnh cáo, cách
chức và buộc thôi việc (không
có hình thức hạ bậc lương,
giáng chức).
(Điều 52 Luật viên chức
2010)
Vi phạm kỷ luật, tùy theo
tính chất, mức độ vi phạm
phải chịu một trong những
hình thức kỷ luật sau:
Khiển trách, cảnh cáo, hạ
bậc lương, giáng chức;

cách chức và buộc thôi
việc
(Điều 79 Luật cán bộ
công chức 2008)
3. Phân biệt viên chức với cán bộ:
- 9 -
Phân biệt Viên chức Cán bộ
Khái niệm
Viên chức là công dân Việt
nam được tuyển dụng theo vị
trí việc làm, làm việc tại đơn
vị sự nghiệp công lập theo chế
độ hợp đồng làm việc, hưởng
lương từ quỹ lương của đơn vị
sự nghiệp công lập theo quy
định của pháp luật
(Điều 2 Luật Viên chức
2010)
Cán bộ là công dân Việt
Nam, được bầu cử, phê
duyệt, bổ nhiệm, giữ chức
vụ, chức danh theo nhiệm
kỳ trong cơ quan của Đảng
cộng sản Việt Nam, Nhà
nước, tổ chức chính trị - xã
hội ở trung ương, ở tỉnh,
thành phố trực thuộc trung
ương (sau đây gọi chung
cấp tỉnh) ở quận, huyện,
thị xã, thành phố thuộc

tỉnh (sau đây gọi chung
cấp huyện), trong biên chế
và hưởng lương từ ngân
sách nhà nước (Khoản 1
Điều 4 Luật Cán bộ, công
chức 2008)
Chế độ làm việc
Không phân thành ngạch mà
phân thành hạng viên chức
(phân thành 04 hạng khác
nhau) và làm việc theo chế độ
hợp đồng làm việc. Viên chức
được đơn phương chấm dứt
hợp đồng hoặc đơn vị sự
nghiệp công lập được đơn
phương chấm dứt hợp đồng
làm việc với viên chức theo
các trường hợp được quy định
trong Luật Viên chức.
(Điều 2, 28, 29 Luật Viên
chức 2010, Điều 3 Nghị định
29/2012/NĐ-CP)
Được bầu cử, phê duyệt,
bổ nhiệm, giữ chức vụ,
chức danh theo nhiệm kỳ
trong cơ quan của Đảng
cộng sản Việt Nam, Nhà
nước, tổ chức chính trị - xã
hội ở trung ương, ở tỉnh,
thành phố trực thuộc trung

ương (sau đây gọi chung
cấp tỉnh) ở quận, huyện,
thị xã, thành phố thuộc
tỉnh(sau đây gọi chung cấp
huyện), trong biên chế và
hưởng lương từ ngân sách
nhà nước
(Khoản 1 Điều 4 Luật
Cán bộ, công chức 2008)
Tuyển dụng Việc tuyển dụng phải căn cứ Đối với cán bộ không thực
- 10 -
vào nhu cầu công việc, vị trí
việc làm, tiêu chuẩn chức
danh nghề nghiệp và quỹ tiền
lương của đơn vị sự nghiệp
công lập. Đối với viên chức
thì đối với một số lĩnh vực
hoạt động văn hóa, nghệ thuật,
thể dục, thể thao tuổi dự tuyển
có thể thấp hơn theo quy định
của pháp luật, đồng thời phải
có sự đồng ý bằng văn bản của
người đại diện theo pháp luật.
(Điều 22 Luật viên chức
2010)
hiện tuyển dụng mà được
bầu cử, phê duyệt, bổ
nhiệm, giữ chức vụ, chức
danh theo nhiệm kỳ
(Khoản 1 Điều 4 Luật

Cán bộ, công chức 2008)
Cơ quan, đơn vị
nơi công chức,
viên chức làm
việc
Làm việc tại các đơn vị sự
nghiệp công lập như các lĩnh
vực y tế, giáo dục, khoa học,
văn hóa, thể thao….
(Điều 2 Luật viên chức 2010)
Làm việc trong cơ quan
của Đảng cộng sản Việt
Nam, Nhà nước, tổ chức
chính trị - xã hội ở trung
ương, ở tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương (sau
đây gọi chung cấp tỉnh) ở
quận, huyện, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh (sau đây
gọi chung cấp huyện).
(Khoản 1 Điều 4 Luật
Cán bộ, công chức 2008)
Nguồn chi trả
lương cho công
chức và viên chức
Làm việc theo chế độ hợp
đồng làm việc và hưởng lương
từ quỹ lương của đơn vị sự
nghiệp công lập.
(Điều 2 Luật viên chức 2010)

Hưởng lương từ ngân sách
Nhà nước
(Khoản 1 Điều 4 Luật
Cán bộ, công chức 2008)
Các hình thức kỷ
luật
Hình thức kỷ luật bao gồm:
Khiển trách, cảnh cáo, cách
chức và buộc thôi việc (không
có hình thức hạ bậc lương,
giáng chức).
(Điều 52 Luật viên chức
2010)
Tuỳ theo tính chất, mức độ
vi phạm phải chịu một
trong những hình thức kỷ
luật sau đây: Khiển trách,
cảnh cáo, cách chức, bãi
nhiệm, buộc thôi việc
(Điều 78 Luật cán bộ
- 11 -
công chức 2008)
- 12 -
III. CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ VIÊN CHỨC
1. Luật Cán bộ, công chức 2008;
2. Luật Viên chức năm 2010;
3. Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005 (mục 3) (sửa đổi, bổ sung
năm 2007 và 2012);
4. Nghị định 06/2010/NĐ-CP quy định những người là công chức;
5. Nghị định 55/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định về thành lập, tổ

chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập;
6. Nghị định 29/2012/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên
chức;
7. Nghị định 27/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật
viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức;
8. Thông tư số 15/2012/TT-BNVngày 25/12/2012 của Bộ Nội vụ hướng
dẫn về tuyển dụng, ký kết hợp đồng làm việc và đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng
đối với viên chức.
- 13 -

×