Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Báo cáo " Pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động, an sinh xã hội của một số nước trên thế giới " docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.38 KB, 3 trang )



Th«ng tin
70 t¹p chÝ luËt häc sè 2/2008






ây dựng một xã hội bình đẳng giới là
một phần quan trọng trong chiến lược
phát triển nhằm bảo đảm để tất cả mọi người,
cả phụ nữ và nam giới thoát khỏi bất công,
nâng cao chất lượng sống. Đây là nhiệm vụ
khó khăn và phức tạp không phải của riêng
quốc gia nào. Nhằm có thêm thông tin để
phục vụ bạn đọc, chúng tôi cung cấp một số
nội dung pháp luật về bình đẳng giới trong
lĩnh vực lao động và an sinh xã hội của một
số nước trên thế giới
(1)
về các vấn đề sau đây:
1. Bình đẳng trong tuyển dụng lao động
và việc làm
Pháp luật của các nước đều ghi nhận sự
bình đẳng về lao động, việc làm giữa phụ nữ
và nam giới (Hàn Quốc, Trung Quốc, Lào,
Kyggyzstan, Na Uy, Kosovo, Thuỵ Điển ).
Cơ hội tuyển dụng lao động được dành
cho cả nam và nữ. Người sử dụng lao động


phải áp dụng những tiêu chí tuyển dụng lao
động ngang bằng nhau cho cả nam và nữ
(Albania, Phần Lan, Kosovo), không được
tăng thêm tiêu chuẩn tuyển dụng đối với phụ
nữ (Trung Quốc), hành vi phân biệt, đối xử
trên cơ sở giới khi tuyển dụng, trả lương, đề
bạt là vi phạm pháp luật (Phần Lan, Bosnia
và Herzegovina ). Tại Na Uy và Kosovo,
trong quảng cáo, giới thiệu tuyển lao động
không được gây ấn tượng rằng người sử
dụng lao động mong muốn hoặc thích một
trong hai giới cho vị trí cần tuyển; quảng
cáo, giới thiệu tuyển lao động không chứa
đựng từ, ngữ hoặc cách diễn đạt có thể gây
phân biệt, đối xử về giới. Người ứng cử vào
vị trí cần tuyển có quyền yêu cầu người sử
dụng lao động trả lời bằng văn bản nêu rõ
trình độ học vấn, kinh nghiệm và những
bằng cấp khác cần có cho vị trí tuyển dụng
mà một người khác giới có và đã trúng tuyển
vào vị trí đó (Thuỵ Điển).
Trong việc sa thải, pháp luật các nước
quy định phải bảo đảm công bằng giữa lao
động nam và lao động nữ. Hành vi phân biệt
đối xử trên cơ sở giới khi cắt giảm hoặc chấm
dứt hợp đồng lao động, tạm thời nghỉ việc, sa
thải bị pháp luật nghiêm cấm (Kosovo,
Kyggyzstan, Bosnia và Herzegovina, Albania ).
Tại Trung Quốc, pháp luật quy định không
được buộc thôi việc hoặc huỷ bỏ hợp đồng vì

lí do kết hôn, mang thai, sinh đẻ của người
phụ nữ.
2. Bình đẳng trong học nghề và đào tạo
Pháp luật Kosovo, Phần Lan, Bosnia và
Herzegovina, Na Uy đều có quy định người
sử dụng lao động phải đảm bảo lao động
nam và nữ đều có cơ hội như nhau trong việc
học nghề, đào tạo chuyên môn và tham gia
các khoá học nâng cao trình độ, kĩ năng làm
việc. Người sử dụng lao động, cơ quan, tổ
chức đào tạo chuyên môn và cá nhân tham
gia các lớp tập huấn không được phân biệt,
đối xử trên cơ sở giới.
Tại Thuỵ Điển, người lao động không
được đề bạt hoặc không được cử đi đào tạo
X



Th«ng tin
t¹p chÝ luËt häc sè 3/2008 71

để chuẩn bị cho việc đề bạt có quyền đề nghị
người sử dụng lao động trả lời bằng văn bản
về tính chất, chương trình, nội dung đào tạo
và các tiêu chuẩn so sánh về chuyên môn,
kinh nghiệm mà một người khác giới đã
được được cử đi đào tạo hoặc đề bạt.
3. Bình đẳng trong trả lương và thu nhập
Pháp luật của hầu hết các nước đều ghi

nhận sự bình đẳng trong việc trả lương và
thu nhập của lao động nam và nữ. Phụ nữ và
nam giới làm cùng công việc như nhau thì
trả lương ngang nhau (Kosovo, Kyggyzstan,
Bosnia và Herzegovina, Phần Lan, Albania…).
Ở Trung Quốc, pháp luật ghi nhận nguyên
tắc “nam nữ cùng làm cùng hưởng”; nam nữ
bình đẳng về việc hưởng thụ đãi ngộ phúc
lợi và phân phối nhà ở; việc đề bạt, nâng bậc
lương, đánh giá chuyên môn cần phải tuân
theo nguyên tắc nam nữ bình đẳng, không
được kì thị đối với phụ nữ.
(2)

4. Bình đẳng về an toàn lao động và vệ
sinh lao động
Pháp luật Trung Quốc quy định bất cứ
đơn vị nào cũng phải căn cứ Luật bảo vệ sức
khoẻ và những đặc điểm của phụ nữ, không
được bố trí lao động nữ làm những công việc
không phù hợp với phụ nữ; cần đặc biệt giúp
đỡ người phụ nữ lúc hành kinh, mang thai,
sinh đẻ và cho con bú.
5. Bình đẳng về bảo hiểm xã hội
Pháp luật các nước đều ghi nhận mọi
công dân đều có quyền bình đẳng về bảo
hiểm xã hội và những phúc lợi xã hội khác
mà không tính đến yếu tố giới. Pháp luật
Trung Quốc quy định Nhà nước phát triển
chính sách bảo hiểm xã hội, cứu tế xã hội và

vệ sinh phòng bệnh để có điều kiện trợ giúp
về vật chất cho những phụ nữ già, bệnh tật
và mất khả năng lao động.
Trên cơ sở hài hòa giữa yêu cầu lao động
của trị trường và công việc gia đình, người
sử dụng lao động cần phải bố trí thời gian để
người lao động nữ có thể quay trở lại làm
việc ở công việc cũ trước khi người lao động
nữ nghỉ thai sản, nghỉ ốm theo chế độ hoặc
sau thời gian nghỉ việc vì công việc gia đình
hoặc nghỉ việc để tham gia các lớp đào tạo
nâng cao trình độ, kĩ thuật nghề nghiệp
(Kosovo). Bên cạnh đó pháp luật Kosovo
cũng có những quy định về vấn đề bảo hiểm
xã hội cho cả lao động ngắn hạn, lao động
thời vụ và lao động gia đình.
Tại Bosnia và Herzegovina, hành vi phân
biệt đối xử vì lí do mang thai, sinh đẻ hoặc
thực hiện quyền nghỉ đẻ như không cho
người lao động trở lại làm việc sau khi mang
thai, sinh đẻ hoặc không bố trí một công việc
có cùng mức lương như trước đây là hành
vi bị nghiêm cấm.
6. Về độ tuổi nghỉ hưu
Theo khảo sát của Tổ chức lao động thế
giới (ILO), độ tuổi nghỉ hưu của người lao
động ở mỗi nước là khác nhau, tuy nhiên, có
thể nhóm thành 3 nhóm sau đây:
- Nhóm thứ nhất: Độ tuổi nghỉ hưu của
nam giới và phụ nữ là như nhau (Đan Mạch,

Phần Lan, Ailen, Hà Lan, Tân Tây Lan, Na
Uy, Tây Ban Nha, Thuỵ Điển, Philippine,
Hàn Quốc );
- Nhóm thứ hai: Độ tuổi nghỉ hưu của nữ
giới sớm hơn nam giới (Úc, Áo, Canada,
Pháp, Aixơlen, Italia, Bồ Đào Nha, Thuỵ Sĩ,
Thổ Nhĩ Kì, Estonia, Hungary, Ba Lan,
Rumani, Slovenia, Ukraina );


Th«ng tin
72 t¹p chÝ luËt häc sè 2/2008

- Nhóm thứ ba: Độ tuổi nghỉ hưu được
áp dụng cho từng đối tượng theo tính chất
công việc, tức là kết hợp với việc quy định
độ tuổi nghỉ hưu như nhau giữa phụ nữ và
nam giới hoặc nữ giới có thể nghỉ sớm hơn
nam giới tuỳ theo tính chất công việc cụ thể
(Bỉ, Đức, Hi Lạp, Italia, Lucxambua, Tây
Ban Nha ).
7. Bình đẳng giới về y tế
Pháp luật ở hầu hết các nước đều có quy
định cụ thể về việc bảo vệ sức khỏe cho phụ
nữ, bảo vệ quyền lợi về thân thể của người
phụ nữ được bình đẳng với nam giới (Trung
Quốc, Lào).
Luật bảo vệ quyền và lợi ích phụ nữ của
Trung Quốc đã dành một chương riêng quy
định về quyền lợi về thân thể của người phụ

nữ. Theo đó, người phụ nữ được tự do về
thân thể; không ai được xâm phạm quyền tự
do về thân thể, quyền sinh mệnh của phụ nữ.
Nghiêm cấm việc dìm chết, vứt bỏ, làm hại
những bé gái; cấm kì thị, ngược đãi người
phụ nữ sinh con gái và phụ nữ vô sinh;
nghiêm cấm lợi dụng mê tín, bạo lực làm hại
phụ nữ; nghiêm cấm ngược đãi, bỏ rơi bà
già; nghiêm cấm lừa bán, trói buộc phụ nữ,
nghiêm cấm việc mua những người phụ nữ
bị lừa bán, trói buộc Quyền về hình ảnh,
danh dự, nhân cách của phụ nữ được pháp
luật bảo vệ; không được sử dụng hình ảnh
của người phụ nữ trong quảng cáo, áp phích,
triển lãm, sách báo, tạp chí nếu chưa được
người đó đồng ý.
Tại Lào, người phụ nữ được chăm lo phát
triển cả về mặt thể chất lẫn tinh thần. Theo
quy định tại Điều 22 của Luật về sự phát triển
và bảo vệ phụ nữ của Lào, phụ nữ có quyền
được bảo vệ, khám sức khoẻ và tiêm chủng
theo quy chế như trẻ em nữ ở độ tuổi còn nhỏ,
thiếu niên và tuổi dậy thì, kể cả phụ nữ ở
vùng sâu vùng xa. Trong thời gian phụ nữ
sinh con cần có bác sĩ hoặc bà đỡ chăm sóc
theo điều kiện thực tế; nghiêm cấm cá nhân
hoặc tổ chức bắt buộc phụ nữ có thai sinh đẻ
trong rừng, nơi hoang vắng; cấm các hành
động bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em do việc
mê tín dị đoan của cá nhân hoặc vì lí do khác.

Trong thời gian vợ sinh con hoặc ốm đau,
chồng có quyền xin nghỉ việc theo chế độ để
trông nom chăm sóc sức khoẻ của vợ và con.
Tại Bosnia và Herzegovina, mọi người
có quyền bình đẳng đối với việc chăm sóc
sức khoẻ và tiếp cận các dịch vụ chăm sóc
sức khoẻ mà không tính đến yếu tố giới. Cơ
sở chăm sóc sức khoẻ phải thực hiện tất cả
những biện pháp cần thiết để ngăn chặn sự
phân biệt đối xử trên cơ sở giới trong việc
hưởng thụ các hình thức chăm sóc sức khoẻ.
Cơ quan có thẩm quyền phải thực hiện tất cả
các biện pháp cần thiết để bảo vệ và nâng
cao sức khoẻ sinh sản của phụ nữ.
Ở Na Uy, việc lạm dụng tình dục bị coi
là đối xử phân biệt trên cơ sở giới. Vì vậy,
người sử dụng lao động và người quản lí của
các tổ chức giáo dục sẽ có trách nhiệm ngăn
chặn hoặc tìm cách ngăn chặn lạm dụng tình
dục trong phạm vi trách nhiệm của mình.
(3)
LNG TH THU (sưu tầm)

(1).Xem: Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam - Ban soạn
thảo Dự án Luật bình đẳng giới, Một số vấn đề về Luật
bình đẳng giới (tài liệu tham khảo), Hà Nội, 2006.
(2). Điều 23, Điều 24 Luật bảo vệ quyền và lợi ích
của phụ nữ của Trung Quốc.
(3). Mục 8a Luật bình đẳng giới của Na Uy.

×