Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng của một số nước trên thế giới và kinh nghiệm đối với việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (444.92 KB, 25 trang )

84

Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng của một số nước
trên thế giới và kinh nghiệm đối với Việt Nam



Ngô Thị Út Quyên


Trường Đại học Quốc gia Hà Nội; Khoa Luật
Chuyên ngành: Luật Quốc tế; Mã số: 60 38 60
Người hướng dẫn: TS. GVC. Nguyễn Lan Nguyên
Năm bảo vệ: 2012


Abstract. Tìm hiểu, nghiên cứu và đánh giá các quy định pháp luật quốc tế và quốc gia về bảo vệ
người tiêu dùng. Nghiên cứu các quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của một số
quốc gia trên thế giới, đồng thời rút ra kinh nghiệm và kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp luật
Việt Nam về vấn đề này. Đề xuất cơ chế thực thi các quy định pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng ở
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Keywords: Luật kinh tế; Luật Quốc tế; Người tiêu dùng; Việt Nam; Bảo vệ quyền lợi

Content.

MỞ ĐẦU
Quan hệ kinh tế chủ yếu trong xã hội, bên cạnh quan hệ giữa các nhà sản xuất với nhau, là quan hệ
giữa người tiêu dùng và nhà sản xuất, là lực lượng hết sức đông đảo. Nhưng vì chưa nhận thức đầy đủ các
quyền và trách nhiệm của mình, không có đầy đủ kiến thức về mọi mặt và thường hành động riêng lẻ nên
trong mối quan hệ giữa họ và nhà sản xuất kinh doanh, người tiêu dùng thường đứng ở thế yếu và chịu nhiều


thiệt thòi. Bên cạnh đó, người tiêu dùng còn có nguy cơ sử dụng hàng hoá, dịch vụ thiếu độ an toàn đặc biệt là
đối với hàng hoá, dịch vụ thiết yếu và hàng hoá, dịch vụ có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ con người. Điều
này thực sự đã kìm hãm sự phát triển của xã hội. Chính vì vậy, nhiều nước trên thế giới đã thấy sự cần thiết
của việc bảo vệ người tiêu dùng, có chính sách tôn trọng các quyền của người tiêu dùng và các biện pháp
chống lại sự lạm dụng của những nhà sản xuất, kinh doanh.
Ở Việt Nam, chính sách bảo vệ người tiêu dùng cũng đã được quan tâm, đặc biệt là sau khi Pháp lệnh
Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng năm 1999 ra đời. Với quy định pháp luật đó bước đầu đã tạo được hành
lang pháp lý cho việc bảo vệ người tiêu dùng, các quyền của người tiêu dùng được ghi nhận, các tổ chức bảo
vệ người tiêu dùng được thành lập. Nhưng do nhiều nguyên nhân mà các quy định trên đã ngày càng bộc lộ
85

nhiều hạn chế như: quy định còn chung chung, chưa thực sự đảm bảo cơ chế cho việc thực thi các quyền của
người tiêu dùng… Do đó, yêu cầu cấp thiết hiện nay là cần xây dựng, ban hành và bảo đảm thực hiện các quy
định pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên, do xu hướng chung của thế giới là toàn cầu
hoá, hội nhập kinh tế quốc tế trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội nên không nằm ngoài xu thế đó,
việc ban hành các quy định pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng của Việt Nam cũng như vấn đề thực thi các
quy định pháp luật đó phải có sự phù hợp với quy định của pháp luật quốc tế và cần học hỏi kinh nghiệm của
nước ngoài.
Vì vậy, với yêu cầu trên tác giả đã chọn đề tài cho luận văn là: “Pháp luật về bảo vệ ngƣời tiêu dùng
của một số nƣớc trên thế giới và kinh nghiệm đối với Việt Nam”
1. Tính cấp thiết và điểm mới của đề tài
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Việc nghiên cứu pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng là vấn đề cần thiết bởi:
- Các quy định trước đây của Việt Nam về vấn đề này đã trở lên lỗi thời, không còn phù hợp với thực tiễn.
- Hiện nay, vấn đề bảo vệ người tiêu dùng là vấn đề cấp bách không chỉ tại Việt Nam mà trên toàn
thế giới.
- Thực trạng ngày càng tăng các hàng hoá, dịch vụ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của
người tiêu dùng.
- Việc thực thi các quy định về bảo vệ người tiêu dùng còn chỉ nằm trên giấy tờ, chưa thực sự triển
khai có hiệu quả trên thực tế.

- Yêu cầu các quy định của pháp luật quốc gia phải phù hợp với quy định của pháp luật quốc tế.
Chính vì những nguyên nhân trên mà việc nghiên cứu pháp luật bảo vệ người tiêu dùng là một vấn đề
cấp thiết.
1.2. Điểm mới của đề tài
Luận văn là công trình nghiên cứu một cách có hệ thống về vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng,
nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam và thực thi có hiệu quả các quy định đó. Do đó, luận
văn có những đóng góp khoa học mới sau:
- Tổng hợp những nội dung về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Liên hợp quốc và các quốc gia
trên toàn thế giới.
- Chỉ ra những ưu điểm và nhược điểm của các quy định của các nước trên thế giới về bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng, từ đó rút ra kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc xây dựng và hoàn thiện các quy định
pháp luật về vấn đề này.
- Chỉ ra được những hạn chế của pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, trên cơ sở
nghiên cứu một số vụ việc điểm hình gây ra nhiều bức xúc trong thời gian qua.
- Đề xuất hướng hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và cơ chế thực
86

thi có hiệu quả.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.1. Tình hình nghiêm cứu trên thế giới
Vấn đề bảo vệ người tiêu dùng hay trách nhiệm sản phẩm của doanh nghiệp luôn được coi là vấn đề
quan tâm của các nhà nghiên cứu trên thế giới. Hầu như năm nào, các bài nghiên cứu về bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng liên quan đến trách nhiệm sản phẩm của doanh nghiệp cũng được đăng tải. Trong số đó,
nhiều bài nghiên cứu đề cập tới chế độ trách nhiệm sản phẩm ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Hoa
Kỳ, Anh Quốc, Nhật Bản. Sau đây là một số bài viết, công trình nghiên cứu về vấn đề này:
- Bài viết “The Japanese Products Liability Law (Pháp luật trách nhiệm sản phẩm của Nhật Bản)” của
Jason F.Cohen (nghiên cứu sinh Đại học Fordham – Hoa Kỳ) đăng trên tạp chí “Fordham International Law
Journal, November 1997” đã làm rõ cơ sở chính sách và những đặc điểm cơ bản của chế độ trách nhiệm sản
phẩm ở Nhật Bản.
- Bài viết “The future of products liability in America (Tương lai của pháp luật trách nhiệm sản phẩm ở

Hoa Kỳ)” của ba luật sư của Hoa Kỳ là Gary Wilson, Vincent Moccio và Daniel O.Fallon đăng trên tạp chí
William Mitchell Law Review (năm 2000) đã bàn về chế độ trách nhiệm sản phẩm ở Hoa Kỳ hiện tại, những
tồn tại, bất cập và đề xuất một số hướng cải cách đổi mới.
- “Products Liability – Why the EU does not need the restatement (third) (Chế định trách nhiệm sản
phẩm – Vì sao Cộng đồng Châu Âu không cần theo mô hình của Hoa Kỳ)” của Giáo sư Rebekah Rollo (Đại
học Maryland - Đức) trong bài viết đăng trên tạp chí “Brooklyn Law Review, Spring, 2004” đã nghiên cứu
chế độ trách nhiệm sản phẩm theo quy định của Cộng đồng Châu Âu (EU) và tác động của những thay đổi
trong chính sách trách nhiệm sản phẩm của Hoa Kỳ tới chính sách tương tự của Cộng đồng Châu Âu.
- Công trình “The Evolution of Products Liability Law (Quá trình phát triển của pháp luật về trách
nhiệm sản phẩm)” của Giáo sư Luật David G.Owen (Đại học South Carolina – Hoa Kỳ) đăng trên tạp chí
“The Review of Litigation (Symposium 2007)” đã nghiên cứu khá tỉ mỉ quá trình phát sinh, phát triển của chế
độ trách nhiệm sản phẩm ở Hoa Kỳ, nguồn gốc, những ý tưởng cơ bản của chế độ trách nhiệm ấy.
- “Products Liability in the United Kingdom (Chế định trách nhiệm sản phẩm ở Vương quốc Anh)”
Giáo sư Jane Stapteton (Đại học quốc gia Australia), đăng trên tạp chí “Texax International Law Journal,
Winter 1999” đã đề cập khá chi tiết về nguồn gốc, chức năng và các đặc điểm cơ bản trong chế định trách
nhiệm sản phẩm ở Anh quốc. Trong năm 2000, cũng chính giáo sư Jane Stapleton đã đăng bài viết “Products
Liability, an Anglo – Australia Perspective (Chế định trách nhiệm sản phẩm - từ cách nhìn của châu Úc)” trên
tạp chí “Washburn Law Joural, Spring, 2000” trong đó ông làm rõ quan niện của Úc về chế độ trách nhiệm
sản phẩm.
- Chuyên khảo “Products liability” của giáo sư D.Cray, trường đại ọc Carleton, Otawa, Canada, đã xem
xét vấn đề trách nhiệm sản phẩm trong pháp luật của các quốc gia dưới cách nhìn luật học so sánh.
87

Như vậy, hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng, trách nhiệm sản phẩm là một trong những công cụ
pháp lý quan trọng để bảo vệ người tiêu dùng trong nền kinh tế thị trường. Nhưng do điều kiện của mỗi quốc
gia mà việc áp dụng chế định này còn khác nhau, nhất là về phạm vi của chế định và cơ chế đảm bảo thực thi
chế định trách nhiệm sản phẩm của doanh nghiệp.
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc
Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng đã được đề cập đến từ rất lâu và đã có rất nhiều công trình khoa
học nghiên cứu về vấn đề này trên thế giới. Tại Việt Nam nó cũng đã được ghi nhận trong Pháp lệnh bảo vệ

quyền lợi của người tiêu dùng năm 1999, Luật bảo vệ người tiêu dùng năm 2010 thay thế Pháp lệnh bảo vệ
người tiêu dùng năm 1999 và nhiều văn bản pháp luật khác nhau như: Bộ luật dân sự 2005, Pháp lệnh chất
lượng hàng hoá 1999 (được thay thế bàng Luật chất lượng sảm phẩm hàng hoá 2007), Luật cạnh tranh 2004,
Luật thương mại 2005, Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm 2003 và các Nghị định hướng dẫn thi hành….
Bên cạnh đó, phải kể tới là các bài viết trên nhiều tạp chí chuyên nghành luật như Tạp chí Nghiên cứu lập
pháp, tạp chí Nhà nước và Pháp luật, tạp chí Dân chủ và Pháp luật, tạp chí Luật học, tuy nhiên số lượng vẫn
còn chưa nhiều.
Không những thế, liên quan đến vấn đề bảo vệ người tiêu dùng, Viện Khoa học Pháp lý – Bộ Tư pháp
đã phối hợp với Dự án Hỗ trợ cải cách pháp luật của Canada tại Việt Nam (dự án Lerap) tổ chức Hội thảo “Cơ
chế pháp lý bảo vệ người tiêu dùng: thực tiễn Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế” (tổ chức tại Khách sạn Melia
trong 03 ngày từ ngày 14/8/2007 đến ngày 16/8/2007) với sự tham gia của gần 70 đại biểu là đại diện các cơ
quan bảo vệ người tiêu dùng (Cục quản lý cạnh tranh – Bộ Thương mại, Cục quản lý thị trường – Bộ Thương
mại, Cục an toàn vệ sinh thực phẩm – Bộ Y tế…), đại diện Bộ Tư pháp, Tòa Dân sự - Tòa án nhân dân Tối
cao, Tòa Dân sự - Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, đại diện Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng
Việt Nam, đại diện Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng một số tỉnh, thành phố, các chuyên gia pháp lý,
đại diện phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, đại diện một số hiệp hội doanh nghiệp, đại diện của
một số doanh nghiệp, các cơ quan truyền thông, báo chí, một số chuyên gia của Canada. Với hơn 10 bài tham
luận tại Hội thảo, các đại biểu đã nêu rõ những khoảng trống pháp lý trong công tác bảo vệ người tiêu dùng ở
Việt Nam hiện nay, trong đó có khoảng trống về chế định trách nhiệm sản phẩm của doanh nghiệp. Nhiều ý
kiến tham luận tại Hội thảo đã đề xuất việc hoàn thiện chế định trách nhiệm sản phẩm ở Việt Nam.
Trên cơ sở đó, năm 2010, Viện Khoa học Pháp lý – Bộ Tư pháp đã xây dựng Đề tài nghiên cứu “Trách nhiệm
sản phẩm của doanh nghiệp – công cụ pháp lý bảo vệ người tiêu dùng”. Có thể nói đây là một Đề tài nghiên
cứu tiếp cận rất sâu về bản chất, đặc điểm của chế định trách nhiệm sản phẩm. Đề tài đã luận giải mô hình chế
định trách nhiệm sản phẩm của doanh ghiệp và từ đó có các đề xuất hoàn thiện pháp luật về bảo vệ người tiêu
dùng trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay.
Tuy nhiên, kể từ khi Luật bảo vệ người tiêu dùng năm 2010 (có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 07 năm
2011) ra đời, mặc dù đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo vệ người tiêu dùng được tốt hơn so với
88

trước đây, nhưng tình trạng xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng, khó khăn trong việc áp dụng luật vẫn là

vấn đề rất phức tạp. Bên cạnh đó, các quy định vẫn còn chưa bắt kịp với sự phát triển của xã hội và còn chưa
phù hợp với xu hướng chung của thế giới trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Chính vì vậy, việc
nghiên cứu các quy định về trách nhiệm sản phẩm của các nước trên thế giới, các kinh nghiệm xây dựng Luật
bảo vệ người tiêu dùng để hoàn thiện pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng cũng như phương thức thực thi
pháp luật là vấn đề cần thiết.
3. Mục đích, nhiệm vụ và đối tƣợng nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu của luận văn
Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ các vấn đề lý luận về chế định trách nhiệm sản phẩm của
một số nước trên thế giới để bảo vệ người tiêu dùng. Từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm để hoàn thiện và nâng
cao hiệu quả thực thi các quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam, qua đó góp phần bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, kịp thời xử lý những nhà sản xuất hàng hóa và cung cấp dịch
vụ kém chất lượng, góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ của luận văn
- Tìm hiểu, nghiên cứu và đánh giá các quy định pháp luật quốc tế và quốc gia về bảo vệ người tiêu dùng
- Rút ra kinh nghiệm và kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp luật Việt Nam về vấn đề này
- Đề xuất cơ chế thực thi các quy định pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay.
3.3. Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn.
- Hệ thống các quy định pháp lý của quốc tế về bảo vệ người tiêu dùng.
- Các quy đinh của pháp luật một số quốc gia trên thế giới về bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
- Quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ người tiêu dùng, những hạn chế còn tồn tại, phương
hướng hoàn thiện và cơ chế để thực thi có hiệu quả những quy đinh đó.
4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu đề tài: “Pháp luật về bảo vệ ngƣời tiêu dùng của một số nƣớc trên thế giới và kinh
nghiệm đối với Việt Nam” giúp chúng ta có thể:
- Hệ thống hóa các điều ước quốc tế của Liên hợp quốc, các nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc
về bảo vệ người tiêu dùng;
- Có được một số thông tin tổng quan về kết quả nghiên cứu pháp luật của một số quốc gia về bảo vệ
người tiêu dùng;
- Hiểu rõ hơn các nguyên lý, quan điểm của một số học giả trên thế giới về bảo vệ người tiêu dùng;

- Đưa ra các khuyến nghị nhằm xây dựng, hoàn thiện cũng như việc thực thi các quy định pháp luật về
bảo vệ người tiêu dùng.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
89

Trong quá trình nghiên cứu đề tài tác giả sử dụng những phương pháp sau:
- Phương pháp luận biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mac – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về
nhà nước và pháp luật.
- Phương pháp tổng hợp
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: trong luận văn này tác giả tìm hiểu nghiên cứu các quy định của pháp
luật một số quốc gia trên thế giới về bảo vệ người tiêu dùng. Từ đó có sự so sánh, đối chiếu với nhau để tìm ra
các quy định mới và phát triển.
- Phương pháp phân tích các quy phạm của pháp luật quốc tế cũng như các quốc gia khác về bảo vệ
người tiêu dùng.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo. Luận văn được triển khai theo 3 chương:
Chương 1. Cơ sở pháp luật quốc tế về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Chương 2. Các quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của một số quốc gia trên thế giới
Chương 3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng ở Việt Nam

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƢỜI TIÊU DÙNG
Trong chương này tác giả nghiên cứu hai mục lớn đó là: 1.1. Các quy định của Liên hợp quốc về bảo
vệ người tiêu dùng và 1.2. Tổ chức quốc tế người tiêu dùng (Consumers International – CI).
Tại mục 1.1. Các quy định của Liên hợp quốc về bảo vệ người tiêu dùng được quy định trong Bản
hướng dẫn bảo vệ người tiêu dùng của Liên hợp quốc năm 1999. Đây là một tài liệu cơ bản và toàn diện về
bảo vệ người tiêu dùng. Bản hướng dẫn này giúp ích cho các chính phủ, đặc biệt là các nước đang phát triển,
trong việc hoạch định các chính sách và luật pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Bản hướng dẫn đã được
gửi cho các chính phủ thành viên Liên hợp quốc, trong đó có chính phủ Việt Nam. Theo đó, nội dung cơ bản

của hướng dẫn của Liên hợp quốc về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng gồm:
- Mục tiêu của Bản hướng dẫn là: giúp các nước thực hiện và duy trì đầy đủ việc bảo vệ người dân của
mình với tư cách là người tiêu dùng; tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức sản xuất và phân phối đáp ứng
được những nhu cầu và nguyện vọng của người tiêu dùng; khuyến khích việc nâng cao phẩm chất đạo đức cho
những người sản xuất, phân phối hàng hóa và dịch vụ cho người tiêu dùng; giúp các nước hạn chế những thủ
đoạn lạm dụng của các doanh nghiệp tầm cỡ quốc gia và quốc tế gây thiệt hại cho người tiêu dùng; tạo thuận
lợi cho sự phát triển các hội người tiêu dùng độc lập; đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ người
tiêu dùng; khuyến khích sự phát triển của cơ chế thị trường, tạo điều kiện cho người tiêu dùng có nhiều sự lựa
chọn hơn với giá cả thấp hơn và khuyến khích tiêu dùng bền vững.
90

- Các nguyên tắc chung gồm: bảo vệ người tiêu dùng tránh những mối nguy hại về sức khỏe và an
toàn; ủng hộ và bảo vệ các quyền lợi kinh tế của người tiêu dùng; thông tin đầy đủ cho người tiêu dùng để họ
có thể lựa chọn sáng suốt theo nguyện vọng và nhu cầu cá nhân; giáo dục người tiêu dùng, bao gồm giáo dục
về các tác động về mặt kinh tế, xã hội và môi trường đối với sự lựa chọn của người tiêu dùng; thực hiện việc
đền bù một cách hữu hiệu cho người tiêu dùng; cho phép tự do thành lập các nhóm hay các tổ chức người tiêu
dùng thích hợp và tạo điều kiện cho các tổ chức đó trình bày quan điểm của mình trong các quá trình ra quyết
định có ảnh hưởng đến họ và thúc đẩy tiêu dùng bền vững.
- Các hướng dẫn về:
+ An toàn sản phẩm: Bản hướng dẫn yêu cầu các nước cần phê chuẩn hoặc khuyến khích việc phê chuẩn các
biện pháp thích hợp bao gồm những hệ thống pháp lý, những quy định về an toàn, các tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc
tế, các tiêu chuẩn tự nguyện và lưu trữ hồ sơ an toàn để đảm bảo rằng các sản phẩm phải an toàn cho sử dụng theo
mục đích, hoặc bình thường có thể dự đoán trước được. + Thúc đẩy và bảo vệ những quyền lợi kinh tế của
người tiêu dùng. Bản hướng dẫn đã nêu rõ việc yêu cầu các quốc gia khi hoạch định các chính sách phải đảm bảo cho
người tiêu dùng được hưởng lợi nhiều nhất từ các nguồn lực kinh tế của họ. Những chính sách này phải cố gắng để
hoàn thiện phương thức phân phối, thực hiện buôn bán ngay thẳng, tiếp thị có đầy đủ thông tin, bảo vệ có hiệu quả
chống lại những thủ đoạn có thể phương hại đến quyền lợi kinh tế và sự lựa chọn của người tiêu dùng trên thị trường.
Thêm vào đó, các nước cần cố gắng ngăn chặn những thủ đoạn gây tổn hại đến quyền lợi kinh tế của người tiêu
dùng, bằng cách bảo đảm các nhà sản xuất, nhà phân phối và những người có liên quan đến việc cung cấp hàng hóa
và dịch vụ phải tuân theo những luật pháp đã định và các tiêu chuẩn bắt buộc. Các nước phải làm theo sự cam kết của

mình đối với “Các nguyên tắc và quy tắc công bằng, nhất trí của nhiều bên và các điều lệ về kiểm soát các thủ đoạn
hạn chế buôn bán” do Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua trong Nghị quyết 35/63 ngày 5 tháng 12 năm 1980.
Bản hướng dẫn cũng yêu cầu các nước cần phê chuẩn hoặc duy trì các chính sách làm rõ trách nhiệm của nhà sản
xuất phải đảm bảo hàng hóa đáp ứng được nhu cầu hợp lý về độ bền, công dụng và độ tin cậy, phù hợp với mục đích
sử dụng, và người bán phải biết được những yêu cầu này đã được đáp ứng hay chưa. Về vấn đề hợp đồng giao kết
giữa người tiêu dùng và nhà sản xuất, Bản hướng dẫn cũng yêu cầu có các quy định để bảo vệ người tiêu dùng tránh
những gian lận trong hợp đồng, như hợp đồng do một bên quy định tiêu chuẩn, hợp đồng bỏ ra ngoài những quyền
cơ bản và những điều kiện giao nhận không sòng phẳng của người bán. Việc xúc tiến thương mại và việc thực hiện
buôn bán phải tuân theo các nguyên tắc đối xử công bằng với người tiêu dùng và hợp pháp.
+ Các tiêu chuẩn về an toàn và chất lượng của sản phẩm và dịch vụ. Để đảm bảo cho sản phẩm và dịch
vụ được lưu thông trên thị trường cũng như xuất khẩu vào các nước được thuận lợi thì tùy từng vào điều kiện
của mỗi nước cần xây dựng hoặc xúc tiến việc soạn thảo và thực hiện các tiêu chuẩn theo hình thức tự nguyện
hoặc các hình thức khác, ở cấp độ quốc gia và quốc tế về an toàn và chất lượng của hàng hóa và dịch vụ, và
phải công bố công khai những tiêu chuẩn đó. Những quy định và tiêu chuẩn quốc gia về an toàn và chất lượng
sản phẩm này cần phải được thường xuyên xem xét để khi có điều kiện, đảm bảo cho những quy định và tiêu
91

chuẩn đó phù hợp với những tiêu chuẩn chung đã được quốc tế công nhận. Đối với những nước do điều kiện
kinh tế mà phải áp dụng những tiêu chuẩn thấp hơn những tiêu chuẩn phổ biến được quốc tế công nhận, thì
phải cố gắng nâng cao những tiêu chuẩn đó càng sớm càng tốt. Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn và chất
lượng của sản phẩm và dịch vụ các nước cần khuyến khích và đảm bảo các phương tiện để kiểm nghiệm và
xác nhận độ an toàn, chất lượng của hàng hóa và dịch vụ thiết yếu của người tiêu dùng.
+ Các phương tiện phân phối hàng tiêu dùng thiết yếu. khi tiến hành phân phối hàng tiêu dùng thiết yếu,
các nước cũng chú ý xem xét hai vấn đề sau: Thứ nhất, phê chuẩn hoặc duy trì các chính sách để đảm bảo sự phân
phối hiệu quả hàng hóa và dịch vụ cho người tiêu dùng; ở nơi thích hợp, cần xem xét các chính sách đặc biệt để
đảm bảo việc phân phối những hàng hóa và dịch vụ thiết yếu ở những nơi việc phân phối gặp khó khăn, đặc biệt
đối với các khu vực nông thôn. Thứ hai, khuyến khích việc thành lập các hợp tác xã tiêu thụ và các hoạt động
thương mại có liên quan, cũng như thông tin về các hoạt động đó, đặc biệt ở các vùng nông thôn.
+ Các biện pháp giúp người tiêu dùng được bồi thường. Bản hướng dẫn yêu cầu các nước cần thiết lập hoặc
duy trì những biện pháp hành chính và/hoặc pháp chế để giúp người tiêu dùng hoặc, nếu phù hợp, các tổ chức liên

quan có thể nhận bồi thường thông qua các thủ tục chính thức hoặc không chính thức một cách nhanh chóng, công
bằng, không tốn kém, thuận tiện và đặc biệt chú ý tới nhu cầu của người tiêu dùng có thu nhập thấp. Về phía các
doanh nghiệp, khuyến khích các doanh nghiệp giải quyết thắc mắc của người tiêu dùng một cách sòng phẳng, nhanh
chóng và bình thường; nên thiết lập các cơ chế tự nguyện, bao gồm những dịch vụ tư vấn và các phương thức khiếu
nại không chính thức để giúp đỡ người tiêu dùng. Về phía người tiêu dùng, các nước cần phổ biến tới người tiêu
dùng các thông tin về việc bồi thường và các hình thức giải quyết tranh chấp.
+ Các chương trình giáo dục và thông tin. Các nước cần phát triển hoặc khuyến khích các chương trình
thông tin và giáo dục cho người tiêu dùng, bao gồm thông tin về tác động đối với môi trường của sự lựa chọn
của người tiêu dùng và hành vi và các tác dụng có thể có, bao gồm các lợi ích và chi phí, của những thay đổi
trong tiêu dùng, có lưu ý đến truyền thống văn hóa của những đối tượng được giáo dục. Các chương trình
thông tin và giáo dục người tiêu dùng phải bao quát các khía cạnh quan trọng về bảo vệ người tiêu dùng như:
sức khỏe, dinh dưỡng, ngăn cản bệnh loãng xương, thực phẩm bị pha trộn; tác hại của sản phẩm; ghi nhãn sản
phẩm; pháp luật có liên quan; làm thế nào để được bồi thường, các cơ quan và tổ chức bảo vệ người tiêu dùng;
thông tin về cân đo, giá cả, chất lượng, điều kiện mua bán và việc cung ứng các nhu cầu cơ bản; bảo vệ môi
trường; sử dụng hợp lý vật liệu, năng lượng, nguồn nước.
+ Thúc đẩy tiêu dùng bền vững các nước cần thúc đẩy sự phát triển và thực hiện các chính sách tiêu
dùng bền vững và phải thống nhất chính sách này với các chính sách công khác. Việc hoạch định chính sách
của chính phủ nên được tiến hành với sự tham vấn của doanh nghiệp, người tiêu dùng, các tổ chức môi trường
và các tổ chức có liên quan khác. Doanh nghiệp có trách nhiệm thúc đẩy tiêu dùng bền vững thông qua việc
thiết kể, sản xuất và phân phối hàng hóa và dịch vụ. Người tiêu dùng và các tổ chức môi trường có trách
nhiệm thúc đẩy sự tham gia tranh luận về của công chúng đối với vấn đề tiêu dùng bền vững và hợp tác với
92

chính phủ và doanh nghiệp về vấn đề tiêu dùng bền vững.
+ Các biện pháp liên quan tới các lĩnh vực cụ thể đó là ba lĩnh vực: về thực phẩn, về nước, và về dược phẩm
- Hợp tác quốc tế. Bao gồm nội dung: hợp tác và khuyến khích sự hợp tác trong việc áp dụng các
chính sách bảo vệ người tiêu dùng nhằm đạt được những kết quả lớn hơn trong phạm vi những nguồn lực hiện
có. Thêm vào đó, nhằm tạo điều kiện cho các nước nhập khẩu khác tự bảo vệ có hiệu quả tránh những hậu quả
tai hại của các sản phẩm, các nước cần phát triển hoặc củng cố các mạng lưới thông tin có liên quan tới các
sản phẩm đã và đang bị cấm, thu hồi hoặc thu hẹp phạm vi lưu hành. Bên cạnh đó, các nước cần có những

hành động để đảm bảo rằng chất lượng sản phẩm và những thông tin liên quan tới các sản phẩm đó không
thay đổi trong các nước trên thế giới để có thể gây tác hại cho người tiêu dùng.
Tại mục 1.2. Tổ chức quốc tế người tiêu dùng (Consumers International – CI) bao gồm hai nội dung
đó là: tìm hiểu lịch sử hình thành và các lĩnh vực hoạt động chủ yếu.
Về lịch sử hình thành Tổ chức quốc tế người tiêu dùng bắt đầu từ những năm 1950 khi một số nước
phát triển thành lập các hội người tiêu dùng và đặc biệt là từ năm 1960, khi một tổ chức người tiêu dùng có
tầm hoạt động quốc tế được thành lập. Tên gọi ban đầu là Liên hiệp các tổ chức người tiêu dùng quốc tế
(International Organisation of Consumer Unions – gọi tắt là IOCU). Năm 1994, Đại hội thể giới Quốc tế
người tiêu dùng họp ở Montpellier (Pháp) quyết định đổi tên tổ chức thành Quốc tế người tiêu dùng
(Consumers International, gọi tắt là CI).
Về những lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Tổ chức quốc tế người tiêu dùng bao gồm:
- Công tác tiêu chuẩn hóa. Ủy ban tư vấn về chính sách đối với người tiêu dùng bên cạnh Tổ chức
Tiêu chuấn hóa quốc tế (ISO) COPOLCO đã hoạt động trong nhiếu năm, góp phần đưa lợi ích người tiều
dùng vào các chính sách tiêu chuẩn hóa của ISO, tham gia các cuộc họp về tiêu chuẩn. Trong 20 năm, CI đã
có ảnh hưởng chủ yếu trong các tiêu chuẩn về an toàn cho xe ô tô cho thấy các nhà chế tạo ô tô đã có nhiều
cải tiến làm cho ô tô được an toàn hơn. Quốc tế người tiêu dùng đại diện cho người tiêu dùng trong nhiều ủy
ban tiêu chuẩn hóa quốc tế như Tổ chức Tiêu chuấn hóa quốc tế ISO, Ủy ban kỹ thuật điện quốc tế (IEC), Ủy
ban Tiêu chuẩn hóa thực phẩm (CODEX)…
- Chính sách về lương thực, thực phẩm. CI đã hoạt động tích cực cho việc dán nhãn sản phẩm lương
thực, thực phẩm nhằm cung cấp những thông tin đầy đủ và trung thực cho người tiêu dùng. CI cũng thành
công trong việc không cho phép quy định mức độ dư lượng tối đa của một số chất độc, gây ô nhiễm thực
phẩm như dư lượng thuốc trừ dịch hại, thuốc thú y được phép có trong thực phẩm vì điều này sẽ gây nên
những tác hại lớn cho sức khỏe người tiêu dùng. CI đã cố gắng đề nghị các Ủy ban Codex quốc gia phải có
đại diện của người tiêu dùng. Đại diện của người tiêu dùng ngày nay được coi như một khâu thiết yêu không
thể thiếu trong việc soạn thảo và ban hành các tiêu chuẩn về thực phẩm. Đề nghị Liên hợp quốc ban hành một
danh mục các sản phẩm bị cấm.
- Xây dựng luật bảo vệ người tiêu dùng mẫu. Dùng Bản hướng dẫn bảo vệ người tiêu dùng của Liên
93

hợp quốc làm điểm xuất phát, Quốc tế người tiêu dùng đã phát triển một bản luật bảo vệ người tiêu dùng mẫu

cho khu vực Mỹ Latinh, Nam Thái Bình Dương và Châu Phi. Bản luật mẫu này đã được dùng làm cơ sở cho
những luật bảo vệ người tiêu dùng ở nhiếu nước, do các hội bảo vệ người tiêu dùng các nước và các Văn
phòng khu vực của Quốc tế người tiêu dùng để xướng và cổ vũ. Gần đây, nhiều nước ở Châu Phi và Mỹ
Latinh đã đưa luật mẫu về bảo vệ người tiêu dùng ra thảo luận.
- Thông tin và giáo dục người tiêu dùng. CI đã rất thành công trong việc thuyết phục các chính phủ
đưa chương trình giáo dục người tiêu dùng vào các trường học. Nhiều giáo viên trên toàn thế giới đã được tập
huấn về giáo dục ngời tiêu dùng qua các chương trình của CI. Trong những năm 1990, những chương trình
giáo dục người tiêu dùng đầy đủ đã được triển khai ở khu vực Mỹ Latinh và Nam Thái Bình Dương. Một
trong những cố gắng có ý nghĩa của CI trong năm 2001 là đã đưa được chương trình tư vấn và thông tin lên
mạng Internet. Hầu như tất cả các tổ chức thành viên đã tiếp cận Internet, một phần do sự giúp đỡ tài chính và
huấn luyện của các chương trình của CI, cho phép CI thiết lập được mạng lưới và xuất bản điện tử. Tháng 11
năm 2001, tạp chí Người tiêu dùng Thế giới (World Consumer) đã được xuất bản. Nhiều thông tin và hoạt
động của CI có thể tìm thấy trên trang Web của CI, có địa chỉ www.consumeromternational.org
- Thương mại. Từ năm 1997 đến 2000, CI đã thành công trong việc đưa một chương trình về chính
sách đối với người tiêu dùng và Hiệp định thương mại giữa Liên minh Châu Âu và 71 nước ở Châu Phi, vùng
Caribee và Thái Bình Dương (EU/ACP). CI đi đầu trong các hoạt động bảo vệ người tiêu dùng trong thời đại
thương mại điện tử, tích cực đóng góp vào Bản hướng dẫn bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử
của các nước phát triển OECD.
- Sức khỏe và thuốc chữa bệnh; CI cũng là một thành viên thiết lập IBFAN, một mạng lưới đấu tranh
chống việc quảng cáo các sản phẩm thay thế sữa mẹ. Kết quả công việc của CI/IBFAN là năm 1981, Liên hợp
quốc đã phê chuẩn Quy tắc quốc tế về tiếp thị các sản phẩm thay thế sữa mẹ.
- Bảo vệ môi trường. CI là một thành viên thiết lập và điều phối mạng lưới hành động vê thuốc trừ
dịch bệnh, có ảnh hưởng đến việc Liên hợp quốc phê chuẩn quy tắc về tiếp thị thuốc trừ dịch hại năm 1995.
CI cũng là đại diện tích cực của người tiêu dùng trong chương trình môi trường (UNEP) trong việc ban hành
nhiều quy tắc và công ước về bảo vệ môi trường, như Nghị định thư Montreal về các chất phá hủy tầng ô zôn,
công ước khung của Liên hợp quốc về thay đổi khí hậu và công ước của Liên hợp quốc về đa dạng sinh học.
Năm 1999, Bản hướng dẫn của Liên hợp quốc về Bảo vệ người tiêu dùng được bổ sung thêm nội dung bảo vệ
môi trường, một phần là do những nỗ lực của CI.
- Dịch vụ công cộng. Việc cung cấp các dịch vụ cơ bản như điện, nước, viễn thông… là vấn đề quan
tâm hàng đầu của người tiêu dùng. Quốc tế người tiêu dùng đã tiến hành nhiều nghiên cứu đề xuất chính sách,

tập huấn để người tiêu dùng có thể tham gia vào việc hoạch định chính sách và giám sát việc điều hành các
dịch vụ cơ bản, nhờ đó mà nâng cao được chất lượng, hạ giá cung ứng dịch vụ công cộng, làm cho việc cung
ứng được minh bạch và trung thực hơn.
94

- Trách nhiệm xã hội của nhà sản xuất, kinh doanh. Điều lệ của Quốc tế người tiêu dùng trong mục nói
về Thương mại toàn cầu đã nêu lên những vấn đề đối với nhà kinh doanh như đạo đức trong cư xử, cạnh
tranh, tiêu chuẩn sản phẩm, tiếp thị, ghi nhãn và cung cấp thông tin, bồi thường cho người tiêu dùng… Những
khuyến nghị về đầu tư trực tiếp của nước ngoài cũng được nêu lên một cách chi tiết trong bản báo cáo thường
niên năm 1997 có tiêu đề: “Người tiêu dùng mong muốn gì ở các quy định quốc tế về đầu tư trực tiếp” Quốc
tế người tiêu dùng đã phát triển nhiều chương trình huấn luyện, giúp đỡ về tài chính, kỹ thuật, thông tin, trao
đổi các chương trình và liên kết hành động, nhằm nâng cao hiểu biết và kỹ năng hoạt động của các nước thành
viên.
Như vậy, cùng với việc phát triển về kinh tế, vấn đề người tiêu dùng hiện nay không còn chỉ giới hạn
trong phạm vi một quốc gia mà đã trở thành vấn đề quan tâm của toàn thế giới. Ở nhiều nước, có những nhóm
người tiêu dùng hoạt động theo từng lĩnh vực. Quốc tế người tiêu dùng hiện nay là một tổ chức của người tiêu
dùng lớn nhất thế giới, hoạt động toàn diện, vì lợi ích của người tiêu dùng. Quốc tế người tiêu dùng đặc biệt
quan tâm đến người tiêu dùng nghèo, người tiêu dùng còn chịu thiệt thòi và người tiêu dùng ở các nước đang
phát triển trong đó có Việt Nam.

Chƣơng 2
CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƢỜI TIÊU DÙNG CỦA
MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI

Trong chương này tác giả nghiên cứu bốn mục lớn bao gồm: 2.1. Pháp luật bảo vệ người tiêu dùng của
Hoa Kỳ; 2.2. Pháp luật bảo vệ người tiêu dùng của Công đồng Châu Âu; 2.3. Pháp luật bảo vệ người tiêu
dùng của một số nước Châu Á; 2.4. Một số kinh nghiệm rút ra từ việc nghiện cứu pháp luật của một số quốc gia trên
thế giới về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Tại mục 2.1. Pháp luật bảo vệ người tiêu dùng của Hoa Kỳ, tác giả tập trung nghiên cứu các
quy định pháp luật về trách nhiệm sản phẩm trong pháp luật của Hoa Kỳ bao gồm các nội dung: về khuyết tật

của sản phẩm; chủ thể chịu trách nhiệm sản phẩm; các nguyên tắc áp dụng; hậu quả pháp lý do vi phạm trách
nhiệm sản phẩm; các trường hợp miễn trách nhiệm đối với nhà sản xuất; những vấn đề cần lưu ý đối với
người khởi kiện và trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Theo đó qua nghiên cứu Pháp luật bảo vệ người tiêu
dùng của Hoa Kỳ ta có thể rút ra nhận xét:
- Chế định pháp luật trách nhiệm sản phẩm của Hòa Kỳ là một trong những chế định thể hiện tính chặt
chẽ, nghiêm ngặt nhất với những quy định cụ thể, rạch ròi, đặc biệt là về mức bồi thường thiệt hại. Thực tiễn
xét xử cho thấy mức bồi thường này luôn là một lỗi ám ảnh cho các thương nhân.
- Pháp luật của Hoa Kỳ vẫn chưa thống nhất điều chỉnh chế định về trách nhiệm sản phẩm. Ở tầm liên
bang, đạo luật mẫu của Viện Luật Hoa Kỳ về trách nhiệm sản phẩm với các quy định khá cụ thể và viện dẫn,
95

tổng hợp các án lệ có liên quan đã trở thành văn bản có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp cho các chủ thể đó
nhận thức đúng đắn về quyền và nghĩa vụ của mình. Văn bản này đã góp phần định hướng cho việc xét xử các
vụ án liên quan đến vấn đề trách nhiệm sản phẩm. Bên cạnh đó, mỗi bang cũng đã ban hành đạo luật riêng về
trách nhiệm sản phẩm với những quy định có phần khác nhau.
- Pháp luật của Hoa Kỳ đã đưa ra được các nguyên tắc cụ thể cho việc áp dụng chế định trách nhiệm
sản phẩm, trong đó quan trọng nhất là nguyên tắc trách nhiệm nghiêm ngặt (xác định trách nhiệm bồi thường
của nhà sản xuất đối với thiệt hại do sản phẩm khuyết tật gây ra không phụ thuộc vào yếu tố lỗi). Bên cạnh đó,
pháp luật cũng đã xác định được mối quan hệ, nguyên tắc áp dụng giữa luật chung về trách nhiệm sản phẩm
và luật chuyên ngành, giữa luật liên bang và luật của các bang góp phần đồng nhất, đồng bộ hóa việc ban hành
và áp dụng luật.
- Qua quá trình phát triển của chế định trách nhiệm sản phẩm tại Hoa Kỳ đã hình thành nên những học
thuyết nền tảng cho chế định này và được luật hóa trong các văn bản pháp luật cụ thể. Chính vì sự thành công
này, cùng với pháp luật của Cộng đồng Châu Âu, pháp luật của Hoa Kỳ đã có sức ảnh hưởng và lan tỏa mạnh
mẽ đối với các quốc gia, khu vực khác trên thế giới.
Tại mục 2.2. Pháp luật bảo vệ người tiêu dùng của Công đồng Châu Âu, tác giả chỉ tập trung tìm hiểu,
phân tích Chỉ thị 85/374/EEC và Chỉ thị 1999/34/EC sửa đổi một số điều của Bản Chỉ thị 85/374/EEC. Trong
đó nghiên cứu nội dung chủ yếu gồm: các nguyên tắc; mục tiêu của các Chỉ thị; chủ thể chịu trách nhiệm pháp
lý; phạm vi sản phẩm (scope of products); sản phẩm khuyết tật (defective products); thiệt hại do các sản phẩm
khuyết tật gây ra; hậu quả pháp lý do vi phạm và giải quyết tranh chấp liên quan đến trách nhiệm sản phẩm.

Qua nghiên cứu cho ta thấy:
- Cộng đồng Châu Âu đã chú ý đến việc điều chỉnh vấn đề trách nhiệm sản phẩm của nhà sản xuất từ
khá sớm. Chỉ thị về trách nhiệm sản phẩm năm 1985 là Chỉ thị quan trọng nhất của Cộng đồng Châu Âu. Chỉ
thị đã tạo ra một quan niệm, một nhận thức mới về trách nhiệm sản phẩm. Như đã trình bày ở phần trên, Chỉ
thị này đã được sửa đổi, bổ sung bởi Chỉ thị số 1999/34/EC với những nội dung mới, tiến bộ hơn. Có thể thấy,
việc quan tâm đến vấn đề điều chỉnh trách nhiệm sản phẩm đã giúp cho Cộng đồng Châu Âu tạo ra một môi
trường kinh doanh có tính trách nhiệm cao, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đúng kịp thời, hiệu quả. Hơn
nữa, với việc ban hành các quy phạm liên quan đến trách nhiệm sản phẩm ngay từ đầu thì sẽ mang lại một
hiệu quả tích cực đối với quá trình sửa đổi, bổ sung, cập nhật theo những yêu cầu mà thực tiễn áp dụng vào
Chỉ thị đặt ra.
- Các quy định của Công đồng Châu Âu về trách nhiệm sản phẩm khá đồng nhất và phù hợp, được các
nước thành viên nội luật hóa khá đầy đủ, góp phần tạo ra những sự thay đổi lớn và hài hòa hóa trong pháp luật
các nước thành viên về trách nhiệm sản phẩm. Các quy định của Cộng đồng Châu Âu được ban hành trong
Chỉ thị mang tính mềm dẻo, có khả năng xác định những định hướng cho các nước thành viên trong quá trình
xây dựng pháp luật quốc gia mình. Chính ưu điểm này đã làm cho hệ thống pháp luật của Cộng đồng Châu Âu
96

trở thành một hình mẫu đáng chú ý trong việc điều chỉnh quan hệ trách nhiệm sản phẩm.
- Các quy định của Cộng đồng Châu Âu về trách nhiệm sản phẩm khá cụ thể, rõ ràng. Cụ thể, những
nội dung quan trọng nhất trong chế định này như phạm vi chủ thể, khái niệm sản phẩm, vấn đề thời hạn, thời
hiệu được quy định khá chi tiết. Quan trọng hơn, các Chỉ thị của Cộng đồng Châu Âu đã có những phần
chung, rất mở để tạo điều kiện cho các nước thành viên quy định chi tiết như vấn đề mức bồi thường thiệt hại.
Do vậy, pháp luật của Cộng đồng Châu Âu vừa cụ thể, vừa linh hoạt phù hợp với những đặc điểm trong hoạt
động lập pháp của Cộng đồng Châu Âu. Đáng chú ý, các quy định pháp luật của Cộng đồng Châu Âu về giải
quyết tranh chấp liên quan đến trách nhiệm sản phẩm khá cụ thể và chi tiết. Quy định này tạo điều kiện cho
các nước thành viên giải quyết các vấn đề xung đột pháp luật, đồng thời tạo thuận lợi cho người bị thiệt hại dễ
dàng khởi kiện theo pháp luật về trách nhiệm sản phẩm của nhà sản xuất. Chính vì lý do này, pháp luật về bảo
vệ người tiêu dùng, trong đó có pháp luật về trách nhiệm sản phẩm ở Cộng đồng Châu Âu được coi là nghiêm
khắc và có khả năng thực thi nhất và hệ quả của nó là người tiêu dùng Châu Âu được bảo vệ rất hiệu quả.
- Pháp luật Cộng đồng Châu Âu về trách nhiệm sản phẩm đã đạt được thành công trong việc bảo vệ

người tiêu dùng. Ví dụ như, để bảo vệ người tiêu dùng một cách hiệu quả nhất không cho phép quy định khác
về trách nhiệm của nhà sản xuất đối với người bị thiệt hại thông qua một bảo lưu hợp đồng. Bên cạnh đó, nội
dung các Chỉ thị cũng không làm mất tính cân bằng xét ở yêu cầu bảo vệ nhà sản xuất và trật tự, môi trường
kinh doanh. Do đó, có thể đánh giá rằng các văn bản pháp quy điều chỉnh vấn đề trách nhiệm sản phẩm của
không quá nghiêng hay nặng về bảo vệ người tiêu dùng.
- Pháp luật Cộng đồng Châu Âu về trách nhiệm sản phẩm về một số nhược điểm còn tồn tại: (i) về chủ
thể chịu trách nhiệm về thiệt hại do sản phẩm khuyết tật gây ra, pháp luật của Cộng đồng Châu Âu chỉ dừng
lại là nhà sản xuất, nhà nhập khẩu mà chưa mở rộng đến các chủ thể khác như nhà phân phối, nhà cung
ứng…; (ii) về phạm vi sản phẩm khuyết tật: các quy định hiện nay chỉ dừng lại ở các động sản được sản xuất
theo quy trình công nghiệp, các sản phẩm nông nghiệp ban đầu (chưa qua chế biến), tức là dừng lại ở phạm vi
hàng hóa; (iii) thời hiệu khởi kiện của người tiêu dùng và thời hạn chịu trách nhiệm của nhà sản xuất hiện nay
còn chênh nhau khá lớn, chưa phù hợp với yêu cầu bảo vệ quyền lợi người bị hại cũng như của nhà sản xuất.
Tại mục 2.3. Pháp luật bảo vệ người tiêu dùng của một số nước Châu Á, tác giả chỉ nghiên cứu quy
định pháp luật của một số nước như: Nhật Bản, Malaysia, Trung Quốc, Philippin và Thái Lan. Theo đó thì
pháp luật của các quốc gia Châu Á kể trên đều có những quy định tương đối đặc thù về vấn đề bảo vệ người
tiêu dùng. Về hình thức, các nước đều đưa ra những quy định này vào thành một phần của đạo luật về bảo vệ
người tiêu dùng hoặc quy định trong một đạo luật riêng. Về nội dung, Philipines đã tạo ra sự khác biệt lớn
nhất vì không chỉ luật hóa các nguyên lý về trách nhiệm sản phẩm mà còn mở rộng chúng sang cả các sản
phâm dịch vụ. Đây là vấn đề mà cả quốc gia phát triển là Hoa Kỳ và Cộng đồng Châu Âu cho đến nay vẫn
chưa thực hiện. Trong khi đó, quy định về bảo vệ người tiêu dùng của Thái Lan tương đối chi tiết và đặc biệt,
thiệt hại được mở rộng đến cả những thiệt hại về tinh thần. Không những thế, pháp luật của Thái Lan không
97

sử dụng sản phẩm khuyết tật mà sử dụng khái niệm sản phẩm không an toàn. Qua đó ta thấy, pháp luật về bảo
vệ người tiêu dùng của một số nước Châu Á đã thể hiện sự tiếp cận tương đối đầy đủ với các quy định của
pháp luật của các nước phát triển, thể hiện yêu cầu đối với các doanh nghiệp trong việc nâng cao trách nhiệm
nghề nghiệp, trách nhiệm đối với xã hội.
Tại mục 2.4. Một số kinh nghiệm rút ra từ việc nghiện cứu pháp luật của một số quốc gia trên thế giới về bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng bao gồm các nội dung:
- Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng được hình thành và phát triển ở hầu hết các nước. Trong đó, Hoa

Kỳ là quốc gia có tính tiên phong trong việc hoàn thiện quy định này theo hướng cho phép quy kết trách
nhiệm đối với nhà sản xuất ngay cả khi nhà sản xuất không có lỗi trong việc gây ra khuyết tật của sản phẩm.
Việc quy định như thế đã nhanh chóng tạo cảm hứng cho các nhà lập pháp, người tiêu dùng, các Hội bảo vệ
người tiêu dùng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, lỗ lực của luật hóa các quy định này đối với nhà sản
xuất không hề đơn giản. Ở Châu Âu cũng phải mất khá nhiều thời gian, các quốc gia thành viên Cộng đồng
Châu Âu mới đạt được sự đồng thuận về sự cần thiết áp dụng quy tắc này trong thực tiễn pháp lý của mình. Sự
kiện đánh dấu là vào năm 1985, Cộng đồng Châu Âu đã ban hành được Chỉ thị 85/374/EEC và năm 1999 là
Chỉ thị 1999/34/EC.
- Nhìn chung các quốc gia xây dựng các quy định pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng không chỉ trong
một đạo luật riêng về bảo vệ người tiêu dùng mà còn ở Luật về trách nhiệm sản phẩm và các văn bản pháp
luật khác về như: vệ sinh an toàn sản phẩm, môi trường….
- Sự lựa chọn của các quốc gia và khu vực trong quá trình xây dựng và phát triển luôn chịu sự tác động
của các yếu tố kinh tế, địa lý hoặc các truyền thống pháp luật khác trên thế giới, thể hiện:
+ Sự chịu ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế, xã hội, địa lý: Pháp luật một mặt, luôn gắn liền với sự
phát triển của kinh tế, văn hóa, xã hội; mặt khác luôn phải đáp ứng nhu cầu của xã hội. Bởi vậy, pháp luật về
bảo vệ người tiêu dùng không nằm ngoài quy luật đó. Có thể dẫn chứng ra một số trường hợp như: Luật bảo
vệ người tiêu dùng của Indonesia được ban hành sau 20 năm tranh luận, như một phần của gói cải cách kinh tế
trong thỏa thuận với Quỹ tiền tệ quốc tế. Các Chỉ thị của EU về trách nhiệm sản phẩm để bảo vệ người tiêu
dùng đã được ban hành xuất phát từ nhu cầu hài hòa hóa các quy định của các thành viên Liên minh này; ….
+ Ảnh hưởng của các hệ thống pháp luật khác. Có thể thấy pháp luật về trách nhiệm sản phẩm – công
cụ pháp lý bảo vệ người tiêu dùng của Hoa Kỳ đã ảnh hưởng sâu sắc và lan rộng ra các khu vực và quốc gia
khác trên thế giới. Quy định này được hình thành và phổ biến trước tiên ở Hoa Kỳ sau dó được chấp nhận
rộng rãi ở các quốc gia công nghiệp phát triển khác như các quốc gia Châu Âu và Nhật Bản. Hiện nay, quy
định này cũng được quy định trong pháp luật của nhiều quốc gia đang phát triển trong đó có các quốc gia
thuộc khổi ASEAN như: Indonesia, Malaysia và Philipines. Mô hình xây dựng các quy định này dựa trên một
giả định về thực tế là người tiêu dùng luôn ở vị trí yếu thế so với nhà sản xuất, cung ứng sản phẩm trong việc
phòng ngừa, khắc phục, gánh chịu những rủi ro phát sinh từ quá trình tiêu dùng sản phẩm khi những rủi ro đó
98

có nguyên nhân trực tiếp từ tình trạng khuyết tật trong sản phẩm được tiêu dùng.

- Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng của một số quốc gia Châu Á tuy còn non trẻ nhưng cũng đạt
được những thành công nhất định. Các quốc gia trong khu vực này đã có sự cố gắng lớn trong việc quy định
chi tiết các vấn đề liên quan đến quy định này. Hơn nữa, có những quốc gia như Philipines và Indonesia áp
dụng quy định trách nhiệm không chỉ đối với sản phẩm là hàng hóa mà còn cả đối với sản phẩm là dịch vụ
hay như Thái Lan quy định thiệt hại được mở rộng đến cả thiệt hại về tinh thần. Trong xu hướng chung, việc
xây dựng và hoàn thiện quy định về bảo vệ người tiêu dùng trong tương lai theo hướng mở rộng phạm vi áp
dụng và chi tiết là điều hết sức cần thiết. Đây là điều có lẽ, các quốc gia Châu Á đã xác định được và đã đi
theo hướng này.

Chƣơng 3
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI
NGƢỜI TIÊU DÙNG CỦA VIỆT NAM
Trong chương này, tác giả nghiên cứu hai mục lớn: 3.1. Thực trạng pháp luật về bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng tại Việt Nam và 3.2. Giải pháp hoàn thiện và thực thi pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng của Việt Nam hiện nay.
Tại mục 3.1. thực trạng pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam, để nghiên cứu
một cách toàn diện và đưa ra được những giải pháp để hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng, tác giả đi vào phân tích thực trạng quy định của pháp luật Việt Nam cùng với tình hình thực
thi pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng tại Việt Nam trước và sau khi ban hành Luật Bảo vệ người tiêu dùng
năm 2010.
Về thực trạng vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Việt Nam trước khi ban hành Luật Bảo vệ
người tiêu dùng năm 2010 bao gồm hai nội dung:
Thứ nhất, thực trạng các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bao gồm những
hạn chế sau:
- Các quy định bảo vệ người tiêu dùng trong Pháp lệnh bảo vệ người tiêu dùng năm 1999 còn mang
tính tuyên ngôn, khó thực hiện. Pháp lệnh Bảo vệ người tiêu dùng mới chỉ dừng lại ở việc ghi nhận các quyền
của người tiêu dùng như một “tuyên ngôn” mà chưa có những cơ chế cụ thể để thực thi các quyền này. Chính
vì vậy, mà công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng còn gặp nhiều khó khăn;
- Quy định của Pháp lệnh bảo vệ người tiêu dùng năm 1999 chưa xây dựng được một cơ chế giải quyết
các khiếu nại, tranh chấp hữu hiệu để người tiêu dùng có thể tự bảo vệ mình;

- Quy định của Pháp lệnh bảo vệ người tiêu dùng năm 1999 chưa có những chế tài đặc thù, đủ sức răn
đe để xử lý các hành vi vi phạm pháp luật;
- Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong công tác bảo vệ người tiêu dùng chưa được
99

quy định một cách rõ ràng;
- Chưa có cơ chế hữu hiệu để các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng hoạt động một cách hiệu quả.
Thứ hai, tình hình thực thi các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tác giả tập
trung nghiên cứu: báo cáo Khảo sát Thực trạng xâm phạm quyền lợi Người tiêu dùng và thực tiễn bảo vệ
Người tiêu dùng ở Việt Nam do Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương) và Dự án MUTRAP III thực hiện
quyền lợi người tiêu dùng trong các lĩnh vực được khảo sát, các hành vi vi phạm chủ yếu là vi phạm quy định
về chất lượng, về ghi nhãn hàng hoá, về đo lường và hành vi kinh doanh hàng hoá; báo cáo của văn phòng
phía Nam của VINATAS tại thành phố Hồ Chí Minh về số liệu các khiếu nại của người tiều dùng trong 3 năm
2007, 2008 và 2009; kết quả điều tra xã hội học năm 2010 của Viện khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp về khiếu
kiện của người tiêu dùng và một số vụ việc điển hình đã xảy ra trên thực tế. Như vậy, vấn đề bảo vệ người
tiêu dùng trước khi Nhà nước ta ban hành Luật bảo vệ người tiêu dùng năm 2010 đã bộc lộ nhiều hạn chế,
khiến cho việc thực thi cũng như vấn đề đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng còn nhiều vướng mắc. Hiện
trạng trên đòi hỏi phải có cách tiếp cận mới trong lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng, trong đó có việc hoàn thiện
pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Về thực trạng pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam sau khi ban hành Luật bảo vệ
người tiêu dùng năm 2010 bao gồm hai nội dung:
Một là, thực trạng quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Trong phần
này tác giả nghiên cứu hai nội dung đó là: những điểm mới của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
của Việt Nam và những hạn chế của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Việt Nam hiện nay.
Trong đó, đề cập đến một số điểm mới của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2011 như:
- Quy định về vấn đề bảo vệ thông tin của người tiêu dùng. Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm
2010 đã đưa nguyên tắc bảo vệ thông tin của người tiêu dùng thành một trong những nguyên tắc cơ bản của Luật,
trong đó khẳng định: Người tiêu dùng được bảo đảm an toàn, bí mật thông tin của mình khi tham gia giao dịch, sử
dụng hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu. Trường hợp thu thập, sử dụng,
chuyển giao thông tin của người tiêu dùng thì tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có trách nhiệm: thông

báo rõ ràng, công khai trước khi thực hiện với người tiêu dùng về mục đích hoạt động thu thập, sử dụng thông tin
của người tiêu dùng; sử dụng thông tin phù hợp với mục đích đã thông báo với người tiêu dùng và phải được
người tiêu dùng đồng ý; bảo đảm an toàn, chính xác, đầy đủ khi thu thập, sử dụng, chuyển giao thông tin của người
tiêu dùng; tự mình hoặc có biện pháp để người tiêu dùng cập nhật, điều chỉnh thông tin khi phát hiện thấy thông tin
đó không chính xác; chỉ được chuyển giao thông tin của người tiêu dùng cho bên thứ ba khi có sự đồng ý của
người tiêu dùng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác
- Các hành vi bị cấm trong lĩnh vực Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Luật Bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng năm 2010 đã đưa ra các quy định chi tiết và đầy đủ về các hành vi bị cấm. Việc quy định cụ thể này
sẽ tạo cơ sở pháp lý cho người tiêu dùng được bảo vệ đầy đủ hơn, đồng thời ràng buộc chặt chẽ hơn các trách
100

nhiệm liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
- Quy định cụ thể về nghĩa vụ của người tiêu dùng. Theo đó, người tiêu dùng có nghĩa vụ đảm bảo và
tạo điều kiện cho công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được thực hiện một cách hiệu quả. Đặc biệt so
với Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 1999, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010
khẳng định nghĩa vụ của người tiêu dùng trong việc thông tin cho cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên
quan khi phát hiện hàng hóa, dịch vụ lưu hành trên thị trường không bảo đảm an toàn, gây thiệt hại hoặc đe
dọa gây thiệt hại đến tính mạng, sức khoẻ, tài sản của người tiêu dùng; hành vi của tổ chức, cá nhân kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng
- Về trách nhiệm của bên thứ ba với người tiêu dùng. Bên thứ ba ở đây có thể hiểu là những đơn vị
truyền thông quảng cáo về hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh tới người tiêu dùng. Cụ thể,
Luật quy định chi tiết trách nhiệm của bên thứ 3 về các vấn đề như: phải bảo đảm chính xác, đầy đủ thông tin
về hàng hóa, dịch vụ cung cấp; yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh cung cấp chứng cứ chứng minh tính xác
thực và đầy đủ của thông tin; chịu trách nhiệm liên đới trong trường hợp cung cấp thông tin không chính xác,
đầy đủ…. Luật có những quy định mới, tập trung vào vấn đề trách nhiệm bảo hành hàng hóa và thu hồi hàng
hóa có khuyết tật, bồi thường thiệt hại do khuyết tật của hàng hóa gây ra cho người tiêu dùng.
- Về hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, điều kiện giao dịch chung. Luật Bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng năm 2010 đã quy định khá đầy đủ việc đăng ký hợp đồng theo mẫu đối với những hàng hóa, dịch vụ
thiết yếu do Thủ tướng Chính phủ ban hành theo từng thời kỳ
- Về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đối với người tiêu dùng. Theo đó,

tổ chức, cá nhân kinh doanh phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ bảo hành đối với hàng hóa do mình cung cấp,
trong thời gian bảo hành phải cung cấp cho người tiêu dùng hàng hóa tương tự để sử dụng tạm thời hoặc có
hình thức giải quyết khác được người tiêu dùng chấp nhận, phải chịu chi phí về sửa chữa và vận chuyển hàng
hóa, linh kiện được bảo hành… Đối với hàng hóa có khuyết tật, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải thông báo
công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, tiến hành thu hồi và báo kết quả với cơ quan quản lý nhà
nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- Về vai trò của tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Luật cũng đã có thêm những
quy định mới nâng cao vai trò của tổ chức bảo vệ người tiêu dùng, góp phần xã hội hóa công tác bảo vệ người
tiêu dùng như: quy định quyền tự khởi kiện vì lợi ích công cộng của tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- Vấn đề giải quyết tranh chấp tại tòa án giữa người tiêu dùng và các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng
hóa, dịch vụ theo thủ tục đơn giản. Luật đã có quy định rất tiến bộ, đặc biệt phương thức giải quyết tranh chấp
tại tòa án. Theo đó, tòa án áp dụng thủ tục rút gọn để giải quyết vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng trong trường hợp vụ án dân sự đơn giản, cá nhân là người tiêu dùng khởi kiện; tổ chức, cá nhân trực tiếp
cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng bị khởi kiện; vụ án đơn giản, chứng cứ rõ ràng; giá trị giao
dịch dưới 100 triệu đồng. Quy định này giúp cho những tranh chấp nhỏ, đơn giản được giải quyết nhanh
101

chóng, thuận tiện cho người tiêu dùng.
- Bổ sung phương thức thương lượng để giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá
nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Theo đó, người tiêu dùng có quyền gửi yêu cầu đến tổ chức, cá nhân kinh
doanh hàng hoá, dịch vụ để thương lượng khi cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Tổ
chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có trách nhiệm tiếp nhận, tiến hành thương lượng với người tiêu
dùng trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu.
Pháp luật không can thiệp vào việc lựa chọn sử dụng phương thức này cũng như quá trình thương
lượng và thi hành kết quả thương lượng thành của các bên. Tuy nhiên, Luật bảo vệ người tiêu dùng năm 2010
quy định không được thương lượng, hoà giải trong trường hợp tranh chấp gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà
nước, lợi ích của nhiều người tiêu dùng, lợi ích công cộng
- Về việc miễn nghĩa vụ chứng minh lỗi và miễn tạm ứng án phí. Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng năm 2010 cũng đưa ra quy định miễn nghĩa vụ chứng minh lỗi và miễn tạm ứng án phí cho người tiêu
dùng khi tiến hành khởi kiện các tổ chức cá nhân vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Những hạn chế của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Việt Nam hiện nay bao gồm:
- Về quy định đăng ký hợp đồng mẫu. Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 và văn Bản
hướng dẫn thi hành quy định trước khi áp dụng hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung thuộc danh
mục hàng hóa, dịch vụ phải đăng ký theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, tổ chức, cá nhân kinh doanh
phải thực hiện việc đăng ký theo quy định của pháp luật. Theo đó, Bộ Công Thương có trách nhiệm tiếp nhận
trong trường hợp hợp đông theo mẫu và điều kiện giao dịch chung áp dụng trên phạm vi cả nước hoặc áp
dụng trên phạm vi từ hai tỉnh trở lên; Sở Công Thương chịu trách nhiệm tiếp nhận đăng ký trong trường hợp
hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung áp dụng trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Như vậy, các cơ quan này phải thành lập bộ phận chuyên trách để đảm nhiệm việc tiếp nhận, thẩm định hợp
đồng. Đây là công việc đòi hỏi phải có thời gian chuẩn bị từ thủ tục thành lập, xin kinh phí đến việc tuyển
dụng, đào tạo nhân lực. Theo như tình hình hiện nay, thì việc thực hiện từ phía doanh nghiệp, nhà sản xuất
kinh doanh cũng như cơ quan thẩm quyền có chức năng này còn nhiều vướng mắc hay chưa thể thực hiện
được như quy định.
- Việc thực thi quyền bảo mật thông tin của người tiêu dùng. Theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng năm 2010 và Nghị định hướng dẫn thi hành thì người tiêu dùng được bảo đảm an toàn, bí mật
thông tin của mình khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp cơ quan nhà nước có
thẩm quyền yêu cầu. Tuy nhiên, việc quy định như trên vẫn còn chưa đầy đủ vì giả sử xảy ra những trường
hợp đại loại như mạng Playstation của Sony không bảo mật được thông tin của khách hàng hay Apple “theo
dõi” khách hàng thì khiếu nại ai, kiện ai khi những công ty này đều không có mặt tại Việt Nam.
- Việc quy định về thủ tục rút gọn phiên tòa có lẽ cũng sẽ là một vướng mắc. Luật Bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng năm 2010 là luật nội dung, trong khi Bộ luật Tố tụng dân sự hiện hành cũng có dự thảo sửa
102

đổi (đang trình Quốc hội) là luật về hình thức đều không có quy định về vấn đề này. Như vậy, tòa án sẽ rất
khó có cơ sở để tiến hành xét xử theo thủ tục rút gọn vì thủ tục xét xử phải tuân theo luật về hình thức, tức Bộ
luật Tố tụng dân sự.
- Quy định về cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng chưa được rõ ràng. Ví dụ như vụ ly độc
Trung Quốc tràn ngập ở ta mà không xử lý được. Vì chỉ mỗi một cái ly đấy mà có đến ba Bộ cùng quản lý, rút
cuộc chẳng có trách nhiệm chình thuộc về ai.
- Về việc hỗ trợ kinh phí của Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ người tiêu dùng. Theo quy định pháp luật

về bảo vệ người tiêu dùng thì Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ người tiêu dùng để được nhà nước hỗ trợ kinh
phí khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ gắn với nhiệm vụ nhà nước về bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên, để được thực hiện nhiệm vụ gắn với nhiệm vụ của nhà nước thì phải
thỏa mãn đủ bốn điều kiện sau: được thành lập theo quy định của pháp luật; có tôn chỉ, mục đích hoạt động vì
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; có thời gian hoạt động tối thiểu là một (01) năm; có phạm vi hoạt động từ
cấp tỉnh trở lên. Quy định điều kiện như vậy cũng gây khó khăn cho các tổ chức xã hội khi muốn được giao
kinh phí hỗ trợ để bảo vệ người tiêu dùng. Bởi vì, kinh phí hoạt động của tổ chức xã hội đa phần là nguồn
kinh phí tự chủ nên nếu quy định phải có thời gian hoạt động tối thiểu là một năm thì trong khoảng thời gian
một năm đó hoạt động của tổ chức xã hội sẽ gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, pháp luật chỉ có các quy định
về nhiệm vụ nhà nước giao là những nhiệm vụ nào và thẩm quyền giao nhiệm vụ còn việc quy định về thủ tục,
cách thức, thông tin công bố từ đâu để được nhận hỗ trợ kinh phí pháp luật vẫn chưa có quy định cụ thể. Điều
này sẽ gây khó khăn cho các tổ chức xã hội nếu muốn thực hiện nhiệm vụ nhà nước giao để bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng.
Như vậy, các quy định pháp luật mới được ban hành của nước ta về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
tuy đã khắc phục được những hạn chế của các quy định pháp luật trước đây nhưng vẫn còn tồn tại một số
vướng mắc. Điều này đã khiến hoạt động bảo vệ người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn cũng như tình trạng xâm
phạm quyền lợi người tiêu dùng vẫn còn xảy ra ngày càng nhiều.
Hai là, tình hình thực thi các quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam.
Trong phần này tác giả tập trung phân tích và đưa ra nhận xét đánh giá một số vụ việc điển hình xảy ra kể từ
khi Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 có hiệu lực. Qua các vụ việc đã phân tích, ta thấy các
doanh nghiệp tuy đã có sự quan tâm đến người tiêu dùng nhưng cũng chỉ dừng lại ở mức độ nhất định, mà
chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình theo hợp đồng bảo hiểm cũng như theo các quy định của pháp luật
về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Tại mục 3.2. Giải pháp hoàn thiện và thực thi pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Việt
Nam hiện nay bao gồm hai nội dung đó là: phương hướng hoàn thiện và kiến nghị nhằm thực thi pháp luật về
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Việt Nam hiện nay.
Phương hướng hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bao gồm:
103

- Phải nhận thức sâu sắc vai trò, tầm quan trọng của bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, phải coi bảo vệ

quyền lợi người tiêu dùng là một công cụ đắc lực để phát triển kinh tế; hơn nữa, hoàn thiện pháp luật về bảo
vệ người tiêu dùng là vấn đề cần thiết trong tiến trình hội nhập quốc tế. Trên cơ sở đó, chúng ta có sự đầu tư
thích đáng cho xây dựng và hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Pháp luật về bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng cần phải có vị trí xứng đáng trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Hơn nữa, bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng chịu sự điều chỉnh của nhiều ngành luật khác nhau. Do đó, hoàn thiện cơ sở pháp lý không
phải chỉ là hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng mà còn bao gồm cả pháp luật dân sự; hình
sự; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; pháp luật tố tụng dân sự…Tức là việc hoàn thiện phải mang tính hệ thống
và tính thống nhất trong cả hệ thống pháp luật.
- Các quy định pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng phải khắc phục được những bất cập, hạn
chế còn tồn tại đã được đề cập như trên. Đó là, pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng phải có tính hệ
thống, tính thống nhất; cần phải quy định thêm những vấn đề chưa được pháp luật điều chỉnh; các quy định
phải rõ ràng, cụ thể; các quy định phải tương thích với các công ước quốc tế liên quan đến bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng, đặc biệt là Hướng dẫn của Liên Hợp quốc về bảo vệ người tiêu dùng, Đạo luật bảo vệ người
tiêu dùng 1987 và Công ước 02 tháng 10 năm 1973 về Luật áp dụng cho các sản phẩm trách nhiệm pháp lý.
Bởi vì, đây là những quy định xương sống của hệ thống pháp luật bảo vệ người tiêu dùng quốc tế. Hơn nữa,
các quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng phải hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho cả các chủ
thể tham gia và các chủ thể có liên quan khác chứ không được gây phiền hà cho họ.
- Cần tạo điều kiện cũng như đưa ra cơ chế cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân phối hợp với nhau trong
công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Bởi vì, vấn đề bảo vệ người tiêu dùng là vấn đề cần có sự tham gia
của toàn xã hội, người tiêu dùng trong hoạt động này là một chủ thể rất rộng, có thể là bất kỳ ai khi tham gia
sử dụng hàng hóa hay dịch vụ được cung cấp bởi nhà sản xuất. Do đó, để hoạt động bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng có hiệu quả thì cần có sự hợp sức của các cá nhân liên quan để không chỉ bảo vệ sức khỏe, tình
mạng, tài sản của người tiêu dùng mà còn hạn chế hành vi vi phạm.
Các kiến nghị nhằm thực thi pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Việt Nam hiện nay bao
gồm các nội dung về:
- Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Để giúp cho hoạt động của tổ chức xã hội
tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hiệu quả, nhà nước hàng năm nên dành một phần ngân sách để hỗ
trợ cho hoạt động của các tổ chức này. Tuy nhiên, các khoản hỗ trợ này không được ràng buộc các quyền và
nghĩa vụ của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ người tiêu dùng. Bên cạnh đó, nên rút ngắn việc quy định về thời
gian hoạt động và phạm vi hoạt động của tổ chức tham gia bảo vệ người tiêu dùng khi muốn tự mình tham gia

khởi kiện vụ án bảo vệ người tiêu dùng vì lợi ích công cộng và thực hiện các nhiệm vụ gắn với nhiệm vụ của
Nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- Cần nâng cao ý thức trách nhiệm, hiệu quả hoạt động của các cơ quan thực thi pháp luật. Đầu tiên,
104

cần phải tăng cường năng lực cho các cơ quan hành chính như Cục quản lý cạnh tranh, Cục An toàn vệ sinh
thực phẩm, Cục quản lý thị trường về các điều kiện như trình độ quản lý, ngân sách hoạt động, thẩm quyền
để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. cần phải nâng cao năng lực cho hệ thống tòa án nhân dân, hoàn thiện cơ
chế pháp lý giải quyết các tranh chấp liên quan đến vấn đề bảo vệ người tiêu dùng tại tòa án. Các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền về bảo vệ người tiêu dùng cần phối hợp đồng bộ với nhau và với các cơ quan có thẩm
quyền khác thường xuyên tiến hành các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổ chức cá
nhân kinh doanh, phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ người tiêu
dùng, nhất là các hành vi vi phạm an toàn chất lượng sản phẩm. Các cơ quan chức năng thường xuyên họp
báo, cung cấp thông tin cho báo chí, công bố rộng rãi và nhanh chóng các thông tin vi phạm pháp luật bảo vệ
người tiêu dùng, về chất lượng hàng hóa, tránh tình trạng bưng bít thông tin như vụ nước tương có chứa 3-
MCPD vượt tiêu chuẩn hàm lượng cho phép. Việc công khai và minh bạch thông tin sẽ tạo niềm tin cho người
tiêu dùng đồng thời tác động trực tiếp đến các nhà sản xuất.
- Cần nâng cao ý thức trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh. Để thực hiện được việc
đó trước hết, cần phải hoàn thiện khung pháp lý về trách nhiệm của nhà sản xuất đối với người tiêu dùng, xử
lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật của doanh nghiệp. Chỉ khi nào pháp luật hoàn thiện và nghiêm
minh thì nhà sản xuất, kinh doanh mới ý thức được tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng sản phẩm,
bảo vệ người tiêu dùng. Nhà sản xuất phải ý thức tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, nâng cao năng
lực sản xuất, nâng cao chất lượng các loại sản phẩm hàng hóa phục vụ tiêu dùng bằng các biện pháp như đầu
tư khoa học công nghệ hiện đại, cải tiến kỹ thuật nhằm giảm thiểu các loại rủi ro, khuyết tật của sản phẩm.
Nhà sản xuất phải tiến hành các biện pháp ngăn chặn, khắc phục kịp thời khi xảy ra các rủi ro cho người tiêu
dùng, thực hiện nghiêm túc trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sản phẩm có khuyết tật gây nên.
- Nâng cao ý thức tự bảo vệ của người tiêu dùng. Để làm được điều này, cần phải thực hiện một số biện
pháp như sau: tiến hành tuyên truyền, giáo dục pháp luật bảo vệ người tiêu dùng một các rộng rãi và có hiệu quả để
người tiêu dùng biết và thực hiện các quyền của mình, đặc biệt là quyền khiếu nại, khởi kiện yêu cầu bồi thường
thiệt hại; thực hiện phổ biến, giáo dục các kiến thức tiêu dùng; cung cấp, hướng dẫn thông tin về tiêu dùng an toàn

để mỗi người tiêu dùng trở thành “người tiêu dùng thông minh” trong việc lựa chọn các loại sản phẩm, hàng hóa
an toàn chất lượng; phải đảm bảo quyền được tự do thành lập hội, tổ chức bảo vệ người tiêu dùng do chính người
tiêu dùng tự nguyện thành lập và hoạt động vì chính mục đích của người tiêu dùng.
Trên đây là một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật cũng như thực thi có hiệu quả
hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam. Những kiến nghị này mới chỉ là dừng lại ở việc
nghiên cứu về mặt lý luận. Để công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được thực hiện một cách nghiêm
túc, có hiệu quả đòi hỏi sự nỗ lực, cố gắng của các cơ quan chức năng, bản thân trách nhiệm của cả người tiêu
dùng và nhà sản xuất.

105

KẾT LUẬN
Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng là vấn đề quan trọng được quan tâm điều chỉnh ở các
nước trên thế giới, nhiều biện pháp pháp luật, kinh tế xã hội được thực thi để bảo vệ có hiệu quả quyền và lợi
ích hợp pháp người tiêu dùng. Hầu hết các nước trên thế giới đều đã có những quy định pháp luật rất chặt chẽ
để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Tại thời điểm này, trong bối cảnh hội nhập nền kinh tế quốc tế, vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đang
được coi là vấn đền ưu tiên trong chính sách, pháp luật và thực tiễn của Việt Nam. Người tiêu dùng ở nước ta đang
ngày càng được biết đến nhiều hơn các quyền và lợi ích của mình. Tuy nhiên, nếu đặt trong bối cảnh của phong trào
bảo vệ người tiêu dùng trên thế giới và ở các quốc gia khác thì hoạt động bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam vẫn
chưa thực sự rộng rãi và hiệu quả. Việt Nam cần đưa ra những biện pháp tích cực để thúc đẩy nghĩa vụ bảo vệ người
tiêu dùng của toàn xã hội. Nhìn lại những việc đã làm được, dường như hoạt động bảo vệ người tiêu dùng còn rất hạn
chế bởi lẽ hệ thống pháp luật về bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng ở nước ta tuy đã có những chuyển biến nhưng
vẫn còn nhiều bất cập và lợi ích của người tiêu dùng chưa được quan tâm một cách đúng mức, nhiều doanh nghiệp
cung cấp hàng hoá dịch vụ còn thờ ơ với quyền và lợi ích của người tiêu dùng, chính sách hỗ trợ để hoạt động của
các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng vẫn còn hạn chế. Những hành vi vi phạm quyền và lợi ích của người tiêu dùng
còn rất phổ biến và chưa được xử lí nghiêm minh, thiệt hại lớn nhất vẫn là người tiêu dùng phải gánh chịu. Do đó vấn
đề đặt ra là cần phải hoàn thiện hơn nữa pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, nhất là
vấn đề trách nhiệm của nhà sản xuất, kinh doanh hàng hóa, để có thể bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng một cách thiết
thực nhất, hạn chế được những hành vi vi phạm quyền và lợi ích của người tiêu dùng, nâng cao ý thức của các doanh

nghiệp sản xuất cung ứng hàng hoá dịch vụ. Trong nền kinh tế thị trường vai trò của người tiêu dùng vô cùng quan
trọng, vì vậy muốn thúc đẩy sản xuất phát triển hơn nữa, thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh hơn, thì cần bảo vệ
quyền và lợi ích của người tiêu dùng một cách hiệu quả và tốt nhất.

References.

Tiếng Việt
1. Nguyễn Thị Vân Anh (2010), “Thực trạng pháp luật Việt Nam về bảo vệ người quyền lợi người tiêu dùng”,
Tạp chí Luật học, (11), tr. 3-11.
2. Bộ Luật Dân sự Việt Nam 2005
3. Bộ Luật Hình sự Việt Nam 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009
4. Cục quản lý cạnh tranh – Bộ Thương mại (2006), Sổ tay công tác bảo vệ người tiêu dùng, NXB Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
5. Cục Quản lý cạnh tranh và Dự án MUTRAP III (2008), Báo cáo Khảo sát Thực trạng xâm phạm quyền lợi
Người tiêu dùng và thực tiễn bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam, Hà Nội
106

6. Vũ Duy Cương (2004), Trách nhiệm sản phẩm theo Bản chỉ thị 85/374/EEC và quy định pháp luật Việt
Nam, Luận văn thạc sỹ, ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh.
7. Nguyễn Văn Cương (2006), “Chế định trách nhiệm sản phẩm trong pháp luật Việt Nam”, Thông tin khoa
học pháp lý, (Số 04 - 05), tr.46-52.
8. Đại hội đồng Liên hợp quốc (09/5/1985), Nghị quyết số 39/948 “Các nguyên tắc chỉ đạo để bảo vệ người
tiêu dùng”
9. Phạm Phương Đông (2007), “Bảo đảm quyền của người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay – Thực trạng và
giải pháp”, Tạp chí Cộng sản (Số 125)
10. Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2001)
11. Nguyễn Thái Hoàng (2008), Pháp luật trách nhiệm sản phẩm và một số đề xuất xây dựng Luật trách
nhiệm sản phẩm tại Việt Nam, Khoá luận tốt nghiệp, Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội.
12. Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam văn phòng phía Nam (2008), “Báo cáo công tác bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng”, Tạp chí Bảo vệ người tiêu dùng, Hồ Chí Minh

13. Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 1989
14. Luật Bảo vệ người tiêu dùng năm 2010
15. Luật Bảo vệ người tiêu dùng Malaysia năm 1999
16. Luật bảo vệ người tiêu dùng của Philipines năm 1992.
17. Luật Cạnh tranh năm 2005
18. Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007
19. Luật Doanh nghiệp năm 2005
20. Luật Thương mại năm 2005
21. Luật Trách nhiệm sản phẩm của Nhật Bản năm 1994
22. Luật quản lý chất lượng sản phẩm Trung quốc năm 1993
23. Nghị định số 55/2008/NĐ-CP ngày 24 tháng 04 năm 2008 hướng dẫn thi hành Pháp lệnh bảo vệ người
tiêu dùng 1999
24. Nghị định số 69/2001/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2001 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều của Pháp lệnh vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 1999
25. Nghị định số 99/2011/NĐ-CP ngày 27 tháng 10 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010
26. Tăng Văn Nghĩa 2008, Bàn về trách nhiệm sản phẩm trong kinh doanh quốc tế, Tạp chí Nhà nước và Pháp
luật, (Số 02), tr. 41-49
27. Đỗ Thị Ngọc (2007), “Một số vấn đề pháp lý về bảo vệ người tiêu dùng qua các vụ việc phát sinh tại Việt Nam”,
Thông tin khoa học pháp lý ( Số 04-05)
28. Nguyễn Như Phát (2010), “Một số vấn đề lý luận xung quanh luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”, Tạp chí Nhà
107

nước và Pháp luật, ( Số 02), tr.28-34
29. Lê Hồng Hạnh, Trương Hồng Quang (2010), “Các nguyên lý cơ bản của chế định trách nhiệm sản phẩm
tại Hoa Kỳ và một số quốc gia trên thế giới”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật (Số 02), tr. 35-45, 62
30. Trần Quang Hồng và Trương Hồng Quang (2010), “Kinh nghiệm xây dựng pháp luật về trách nhiệm sản
phẩm của một số nước Asean”, Tạp chí luật học (Số 07), tr. 46-54, 76
31. Lương Văn Tuấn (2010), “Bảo vệ người tiêu dùng nhìn từ góc nhìn của luật sư”, Tạp chí Dân chủ và Pháp
luật, ( Số 03), tr. 2- 9

32. Nguyễn Thị Tường Vi (2009), Trách nhiệm sản phẩm theo pháp luật Cộng đồng Châu Âu và Việt Nam, Khoá luận
tốt nghiệp, ĐH Luật TP.Hồ Chí Minh
33. Viện Khoa học Pháp lý – Bộ Tư pháp (2010), Trách nhiệm sản phẩm của doanh nghiệp – công cục pháp
lý bảo vệ người tiêu dùng, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà Nội
34. Viện nghiên cứu nhà nước và pháp luật (1997), Tìm hiểu luật bảo vệ người tiêu dùng của các nước và vấn đề
bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam, NXB Lao Động, Hà Nội
35. www.tintuc.vnn.vn
36. www.hids.hochiminhcity.gov.vn
37. www.tuoitre.com.vn
38. www.thanhnien.com.vn
39. www.nguoitieudung.com.vn
40. www.vcad.gov.vn
41. www.nld.com.vn
42. www.vibonline.com.vn
43. www.vietnamnet.vn
44. www.vnexpress.net
45. www.wikipedia.com
46. www.hg.org
47. www.eur-lex.europa.eu
48. www.legal-dictionary.thefreedictionary.com
49. www.europa.eu
50. www.europa.eu
51. www.lawnet.lk
52. www.ts.nist.gov
53. www.tabunka.org
54. www.thongtinphapluatdansu.wordpress.com
55. www.afca.vn
108

56. www.yume.vn

57. www.lovells.com
58. www.vnmedia.vn
59. www.vietbao.vn
60. www.xaluan.com
Tiếng Anh
61. B.S.Markesinis and S.F.Deakin (1996), Tort Law (Third edition), Oxford
62. Bryan A. Garner (editor), (2004), Black's Law, West Group
63. First report on the application of Council directive on the approximation of laws, regulations and
administrative provisions of the member states concerning liability for defective products (85/374/EEC)
64. Report from the Commission on the Application of Directive 85/374 on Liability for Defective Products
of 31 January 2001
65. Third report on the application of Council Directive on the approximation of laws, regulations and
administrative provisions of the Member States concerning liability for defective products of 14 September
2006



×