nghiên cứu - trao đổi
tạp chí luật học số 1/2009 35
TS. Nguyễn Quang Tuyến *
1. C s lớ lun xõy dng khỏi nim
bi thng khi Nh nc thu hi t
trong Lut t ai nm 2003
Khỏi nim bi thng (trong Lut t
ai nm 1993 v Ngh nh ca Chớnh ph
s 22/1998/N-CP ngy 24/4/1998 khỏi
nim ny c cp vi tờn gi l n bự)
c Lut t ai nm 2003 xõy dng da
trờn nhng c s lớ lun ch yu sau õy:
Th nht, vn bi thng khi Nh
nc thu hi t c t ra da trờn c s
quyn s hu v ti sn ca cụng dõn c
phỏp lut bo h. Hin phỏp nm 1946 ghi
nhn v bo h quyn s hu t nhõn v ti
sn: Quyn s hu v ti sn ca cụng dõn
Vit Nam c bo m (iu 12). Quyn
ny tip tc c khng nh ti Hin phỏp
nm 1992: Cụng dõn cú quyn s hu v
thu nhp hp phỏp, ca ci dnh, nh ,
tu liu sinh hot, tu liu sn xut, vn v ti
sn khỏc trong doanh nghip Nh nc
bo h quyn s hu hp phỏp v quyn
tha k ca cụng dõn (iu 58). Hn na,
Hin phỏp nm 1992 cũn quy nh: Ti sn
hp phỏp ca cỏ nhõn, t chc khụng b
quc hu hoỏ. Trong trng hp tht cn
thit vỡ lớ do quc phũng, an ninh v vỡ li
ớch quc gia, Nh nc trung mua hoc
trng dng cú bi thng ti sn ca cỏ
nhõn hoc t chc theo thi giỏ th
trng (iu 23).
Nh vy, quyn s hu v ti sn hp
phỏp ca mi cỏ nhõn v t chc c Hin
phỏp ghi nhn v bo h. Khi Nh nc thu
hi t s dng vo mc ớch quc
phũng, an ninh, li ớch quc gia, li ớch cụng
cng thỡ ton b ti sn hp phỏp gn lin
vi t b thu hi ca ngi ang s dng
t (SD) u phi c bi thng theo
giỏ th trng ti thi im thu hi t.
Th hai, Nh nc ta l nh nc do
nhõn dõn lao ng thit lp nờn, i din cho
ý chớ, nguyn vng v li ớch ca nhõn dõn
nờn khi Nh nc thu hi t ca ngi dõn
s dng vo bt k mc ớch gỡ (cho dự l
s dng vo mc ớch quc phũng, an ninh,
li ớch quc gia, li ớch cụng cng v phỏt
trin kinh t) m lm phng hi n quyn
v li ớch hp phỏp ca h thỡ Nh nc phi
cú bn phn v ngha v bi thng.
Th ba, xột v phng din lớ lun, thit
hi v li ớch ca ngi SD l hu qu phỏt
sinh trc tip t hnh vi thu hi t ca nh
nc. Hn na, trong iu kin nh nc
phỏp quyn, mi ch th trong xó hi bao
gm Nh nc, cụng dõn, cỏc t chc kinh
t, t chc chớnh tr-xó hi u bỡnh ng
* Ging viờn chớnh Khoa phỏp lut kinh t
Trng i hc Lut H Ni
nghiên cứu - trao đổi
36
tạp chí luật học số
1
/200
9
trc phỏp lut. Nc ta ang tng bc xõy
dng xó hi dõn s vn minh v hin i ni
m ú quyn li hp phỏp ca mi thnh
viờn trong xó hi phi c lut phỏp tụn
trng v bo v. Do vy, khi Nh nc thu
hi t m lm phng hi n li ớch hp
phỏp ca ngi SD thỡ Nh nc phi cú
trỏch nhim bi thng thit hi cho h.
Th t, nc ta ang trong quỏ trỡnh
chuyn i sang nn kinh t nhiu thnh
phn vn hnh theo c ch th trng nh
hng xó hi ch ngha (XHCN), hng ti
mc tiờu dõn giu, nc mnh, xó hi cụng
bng, dõn ch, vn minh trong iu kin chu
rt nhiu thỏch thc do quỏ trỡnh hi nhp
quc t em li. tranh th thi c, vt
qua thỏch thc ca xu th ton cu hoỏ v
kinh t, chỳng ta phi bit phỏt huy ni lc,
tinh thn on kt dõn tc v khi dy lũng
yờu nc, tớnh nng ng, sỏng to ca mi
ngi dõn úng gúp vo s nghip chn
hng t nc. iu ny ch cú th thc hin
c khi Nh nc bit tụn trng v bo h
nhng quyn li chớnh ỏng ca ngi dõn.
õy cng l lớ do dn n vic ra i ch
nh bi thng khi Nh nc thu hi t.
Th nm, vn bi thng khi Nh
nc thu hi t c xõy dng da trờn ch
s hu ton dõn v t ai, Nh nc
giao t cho t chc, h gia ỡnh, cỏ nhõn s
dng n nh, lõu di.
Thnh tu 20 nm thc hin cụng cuc
i mi t nc l kt qu ca quỏ trỡnh i
mi t duy m ht nhõn c bn l i mi t
duy v s hu ti sn. gii phúng mi
nng lc sn xut ca ngi lao ng, ng
ta ó xỏc nh i mi c ch qun lớ kinh t
trong nụng nghip l khõu t phỏ cho ton
b quỏ trỡnh ci cỏch kinh t; tng bc xỏc
lp a v lm ch ca h gia ỡnh, cỏ nhõn
i vi t ai thụng qua giao t s dng n
nh, lõu di v m rng cỏc quyn nng cho
ngi SD. Nh vy, k t õy quyn s
dng t ó tỏch khi quyn s hu t ai
c ch s hu t ai chuyn giao cho
ngi s dng t thc hin v tr thnh
mt loi quyn v ti sn thuc s hu ca
ngi s dng t hay núi cỏch khỏc,
quyn s hu t ai thuc v ton dõn do
Nh nc i din; cũn quyn s dng t
thuc s hu ca ngi s dng t.
(1)
Vi
vic giao quyn SD cho ngi lao ng
trờn c s ch s hu ton dõn v t ai
nhm duy trỡ s n nh v chớnh tr-xó hi
to tin cho phỏt trin kinh t, Vit Nam
v Trung Quc "gp nhau" im chung
ny v hai nc ó thc hin thnh cụng
cụng cuc ci cỏch kinh t m khụng gp
phi tht bi nh Liờn Xụ v cỏc nc
XHCN ụng u trc õy; Sỏng to ra
khỏi nim quyn s dng t c ngi
Vit Nam v ngi Trung Quc dng nh
ó to ra mt khỏi nim s hu kộp, mt
khỏi nim s hu a tng: t ai thuc s
hu ton dõn, song quyn s dng t li
thuc v cỏ nhõn hoc t chc.
(2)
Bng vic phỏp lut ghi nhn v bo h
quyn ca ngi SD thỡ dng nh ngi
SD nc ta l ngi s hu mt loi
quyn v ti sn ú l quyn SD; bi l,
ngi SD c phỏp lut trao cho cỏc
quyn nng liờn quan n quyn SD:
Quyn chuyn nhng, chuyn i, cho
thuờ, cho thuờ li, tng cho, tha k quyn
nghiªn cøu - trao ®æi
t¹p chÝ luËt häc sè 1/2009 37
SDĐ; quyền thế chấp, bảo lãnh, góp vốn
bằng quyền SDĐ. Như vậy, khi pháp luật đã
thừa nhận quyền SDĐ là loại quyền về tài
sản của người SDĐ thì khi Nhà nước thu hồi
đất (có nghĩa là người SDĐ bị mất quyền
SDĐ do hành vi thu hồi đất của Nhà nước),
Nhà nước phải bồi thường về đất và thiệt hại
về tài sản gắn liền với đất cho người SDĐ.
2. Về khái niệm bồi thường khi Nhà
nước thu hồi đất trong Luật đất đai năm 2003
Trong đời sống hàng ngày, “bồi thường”
là thuật ngữ được sử dụng trong trường hợp
một người có hành vi gây thiệt hại cho
người khác và họ phải có trách nhiệm bồi
thường cho người bị thiệt hại do hành vi
của mình gây ra. Theo Từ điển tiếng Việt
thông dụng: "Bồi thường” là “Đền bù những
tổn hại đã gây ra”.
(3)
Trong lĩnh vực pháp luật, trách nhiệm
bồi thường được đặt ra khi một chủ thể có
hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho
chủ thể khác trong xã hội. Trách nhiệm này
được nhiều ngành luật đề cập như: Trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
trong lĩnh vực pháp luật dân sự; trách
nhiệm bồi thường oan, sai do hành vi của
các cơ quan tố tụng gây ra trong lĩnh vực
pháp luật hình sự; trách nhiệm vật chất do
hành vi của người lao động gây ra trong
lĩnh vực pháp luật lao động v.v Và hiện
nay, trách nhiệm này cũng được đề cập
trong Dự thảo Luật bồi thường nhà nước
do Bộ tư pháp chủ trì soạn thảo.
Trong lĩnh vực pháp luật đất đai, thuật
ngữ bồi thường (hay đền bù) khi Nhà nước
thu hồi đất được đặt ra từ rất sớm. Nghị định
số 151/TTg ngày 14/01/1959 của Hội đồng
Chính phủ quy định Thể lệ tạm thời về trưng
dụng ruộng đất, tại Chương II đã đề cập việc
“Bồi thường cho người có ruộng đất bị trưng
dụng”. Tiếp đến Thông tư số 1792/TTg ngày
11/01/1970 của Thủ tướng Chính phủ về quy
định một số điểm tạm thời về bồi thường nhà
cửa, đất đai, cây cối lâu niên, các hoa mầu
cho nhân dân ở những vùng xây dựng kinh
tế mở rộng thành phố cũng đề cập vấn đề bồi
thường khi Nhà nước thu hồi đất. Đặc biệt,
sau khi Luật đất đai năm 1987 ra đời, Hội
đồng Bộ trưởng đã ban hành Quyết định số
186/HĐBT ngày 31/5/1990 quy định về đền
bù thiệt hại đất nông nghiệp, đất có rừng khi
chuyển sang sử dụng vào mục đích khác,
thuật ngữ “bồi thường” được thay thế bằng
thuật ngữ “đền bù”. Thuật ngữ này tiếp tục
được sử dụng trong Luật đất đai năm 1993,
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
đất đai năm 1998 và các Nghị định hướng
dẫn thi hành như: Nghị định của Chính phủ
số 90-CP ngày 17/8/1994 ban hành quy định
về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi
đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an
ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng;
Nghị định của Chính phủ số 22/1998/NĐ-CP
ngày 24/04/1998 về đền bù thiệt hại khi Nhà
nước thu hồi đất sử dụng vào mục đích quốc
phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công
cộng Tuy nhiên, khi Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật đất đai năm 2001 được
Quốc hội ban hành, thuật ngữ “bồi thường”
được sử dụng trở lại và tiếp tục xuất hiện
trong Luật đất đai năm 2003; Nghị định của
Chính phủ số 197/2004/NĐ-CP ngày
03/12/2004 quy định về bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất,
nghiªn cøu - trao ®æi
38
t¹p chÝ luËt häc sè
1
/200
9
Nghị định của Chính phủ số 84/2007/NĐ-CP
ngày 25/05/2007 quy định bổ sung về việc
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
(GCNQSDĐ), thu hồi đất, thực hiện quyền
SDĐ, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải
quyết khiếu nại về đất đai. Vậy giữa khái
niệm bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất và
khái niệm đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu
hồi đất có những điểm gì khác nhau? Khái
niệm “bồi thường” trong Luật đất đai năm
2003 có những điểm gì giống và khác nhau
so với khái niệm “bồi thường nhà nước”
trong Dự thảo Luật bồi thường nhà nước? Và
bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất có gì
khác với bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
trong pháp luật dân sự? Để trả lời những câu
hỏi này, người viết xin đi sâu tìm hiểu, so
sánh giữa khái niệm “bồi thường” với khái
niệm “đền bù thiệt hại” khi Nhà nước thu hồi
đất; khái niệm “bồi thường” khi Nhà nước
thu hồi đất với khái niệm “bồi thường nhà
nước”; khái niệm “bồi thường” trong pháp
luật đất đai với khái niệm “bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng” trong pháp luật dân sự
nhằm phân biệt rõ bản chất pháp lí của các
khái niệm này.
a. Phân biệt giữa “bồi thường” khi Nhà
nước thu hồi đất với “đền bù thiệt hại” khi
Nhà nước thu hồi đất
- Sự giống nhau
Theo Luật đất đai năm 2003: "Bồi thường
khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước
trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện
tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi đất"
(khoản 6 Điều 4). Còn đối với khái niệm
“đền bù thiệt hại” khi Nhà nước thu hồi đất,
mặc dù pháp luật không đưa ra giải thích
chính thức về thuật ngữ này song theo Từ
điển tiếng Việt thì “Đền bù” là “Trả lại
tương xứng với giá trị hoặc công lao”,
(4)
chúng ta có thể hiểu đền bù thiệt hại khi Nhà
nước thu hồi đất là việc trả lại những thiệt
hại do việc thu hồi đất gây ra tương xứng với
giá trị hoặc công lao mà người SDĐ đã đầu
tư vào đất trong quá trình sử dụng. Như vậy,
giữa 2 thuật ngữ này có những điểm giống
nhau chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, bồi thường hoặc đền bù thiệt
hại đều là trách nhiệm của Nhà nước nhằm
bù đắp tổn thất về quyền và lợi ích hợp pháp
của người SDĐ. Trách nhiệm này được quy
định trong pháp luật đất đai.
Thứ hai, bồi thường hoặc đền bù thiệt
hại là hậu quả pháp lí trực tiếp do hành vi
thu hồi đất của Nhà nước gây ra. Điều này
có nghĩa là bồi thường hoặc đền bù thiệt hại
chỉ phát sinh sau khi có hành vi thu hồi đất
của Nhà nước.
Thứ ba, bồi thường hoặc đền bù thiệt
hại diễn ra trong mối quan hệ song phương
giữa một bên là Nhà nước (chủ thể có hành
vi thu hồi đất) với bên kia là người chịu tổn
hại về quyền và lợi ích hợp pháp do hành vi
thu hồi đất của Nhà nước gây ra (chủ SDĐ
bị thu hồi đất).
Thứ tư, căn cứ để xác định bồi thường
hoặc đền bù là diện tích đất thực tế bị thu
hồi; thiệt hại thực tế về tài sản, cây cối, hoa
màu trên đất và khung giá đất do Nhà nước
quy định.
Thứ năm, người SDĐ khi bị Nhà nước
thu hồi đất muốn được bồi thường hoặc
nghiªn cøu - trao ®æi
t¹p chÝ luËt häc sè 1/2009 39
đền bù phải thỏa mãn các điều kiện do
pháp luật quy định.
- Sự khác nhau
Bồi thường, đền bù khi Nhà nước thu hồi
đất là những thuật ngữ có nội hàm tương đối
đồng nhất. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm
giống nhau, giữa 2 thuật ngữ này còn có một
vài điểm khác biệt sau đây:
+ Nội hàm của thuật ngữ bồi thường bao
gồm 2 lĩnh vực: Bồi thường về đất và bồi
thường thiệt hại về tài sản trên đất. Vậy tại
sao pháp luật hiện hành lại quy định bồi
thường về đất; còn tài sản trên đất lại được
bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi
đất. Lí giải về vấn đề này, theo chúng tôi,
khi Nhà nước thu hồi đất có nghĩa là người
SDĐ phải chuyển giao quyền sử dụng đối
với mảnh đất bị thu hồi cho Nhà nước còn
bản thân mảnh đất đó không bị mất đi, nó
vẫn tồn tại dưới hình thái vật chất và nằm cố
định ở vị trí địa lí xác định. Trong khi đó, tài
sản trên mảnh đất sau khi bị thu hồi buộc
phải dỡ bỏ, di chuyển đi nơi khác. Điều này
có nghĩa là sự tồn tại dưới dạng hình thái vật
chất, ở ví trí địa lí của tài sản trên đất đã bị
thay đổi hoàn toàn sau khi Nhà nước thu hồi
đất. Hơn nữa, đối với đất đai, người SDĐ
không tạo ra giá trị ban đầu của đất đai (đất
không do con người tạo ra) mà họ chỉ tạo ra
giá trị tăng thêm của đất đai (do người SDĐ
đầu tư vào đất đai trong quá trình sử dụng).
Trong khi đó, tài sản trên đất lại hoàn toàn
do người SDĐ tạo ra hoặc được nhận thừa
kế, tặng cho hay nhận chuyển nhượng quyền
sở hữu. Vì vậy, quy định của pháp luật hiện
hành về bồi thường về đất và bồi thường
thiệt hại về tài sản trên đất là hợp lí.
Hơn nữa, người bị Nhà nước thu hồi đất
không chỉ được bồi thường mà còn được
hưởng các chính sách hỗ trợ, tái định cư của
Nhà nước.
+ Đối với thuật ngữ đền bù thiệt hại khi
Nhà nước thu hồi đất, nội hàm của thuật ngữ
này chỉ là việc Nhà nước đền bù thiệt hại do
hành vi thu hồi đất gây ra cho người SDĐ
mà không đi liền sau đó việc thực hiện các
chính sách hỗ trợ, tái định cư.
+ Thông thường khi đề cập thuật ngữ
đền bù khi Nhà nước thu hồi đất, người ta
hay nghĩ tới việc đền bù tương xứng giá trị
của diện tích đất bị thu hồi. Điều này có
nghĩa là phải đền bù 100% giá trị của mảnh
đất thu hồi. Trong khi đó, thuật ngữ bồi
thường lại cho thấy rằng Nhà nước chỉ bồi
thường những giá trị, thiệt hại hợp lí về đất
và tài sản trên đất cho người SDĐ khi bị Nhà
nước thu hồi đất.
b. Phân biệt giữa “bồi thường thiệt hại”
khi Nhà nước thu hồi đất với “bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng” trong pháp luật dân sự
Nghiên cứu, so sánh về bản chất của bồi
thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất
với bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
trong pháp luật dân sự có thể thấy giữa 2 loại
trách nhiệm bồi thường này có sự khác nhau
ở một số khía cạnh cơ bản sau đây:
Thứ nhất, về chủ thể bồi thường: Bồi
thường khi Nhà nước thu hồi đất là trách
nhiệm của Nhà nước. Ở đây Nhà nước vừa là
tổ chức chính trị, quyền lực vừa là người đại
diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai thực
hiện chức năng quản lí nhà nước đối với đất
đai. Trong khi đó, chủ thể của bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng có phạm vi rộng
nghiªn cøu - trao ®æi
40
t¹p chÝ luËt häc sè
1
/200
9
hơn, bao gồm bất cứ tổ chức, hộ gia đình, cá
nhân nào (không phân biệt đó là tổ chức, hộ
gia đình, cá nhân trong nước hay tổ chức, cá
nhân nước ngoài) có hành vi vi phạm pháp
luật dân sự gây thiệt hại cho người khác.
Thứ hai, về chủ thể được bồi thường:
Chủ thể được bồi thường khi Nhà nước thu
hồi đất là người SDĐ hợp pháp bị thu hồi
đất. Tức là người SDĐ được Nhà nước cấp
GCNQSDĐ hoặc có một trong những loại
giấy tờ về quyền SDĐ theo quy định tại
khoản 1, khoản 2 và khoản 5 Điều 50 của
Luật đất đai năm 2003 mà có đất đang sử
dụng bị Nhà nước thu hồi. Trong khi đó, chủ
thể được bồi thường trong chế định bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng là bất cứ tổ
chức, hộ gia đình, cá nhân nào có thiệt hại
do hành vi vi phạm ngoài hợp đồng của chủ
thể bồi thường gây ra.
Thứ ba, về nguyên tắc bồi thường: Nguyên
tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng áp
dụng trong pháp luật dân sự là nguyên tắc tự
nguyện thoả thuận giữa người có trách nhiệm
bồi thường và người được bồi thường. Chỉ
khi nào các bên không tự thoả thuận được với
nhau thì mới yêu cầu các cơ quan nhà nước
có thẩm quyền can thiệp giải quyết.
Trong khi đó, nguyên tắc bồi thường khi
Nhà nước thu hồi đất lại có nét khác biệt.
Việc bồi thường được thực hiện khi người
bị thu hồi đất thỏa mãn đầy đủ các điều kiện
về bồi thường do pháp luật quy định; giá
bồi thường căn cứ vào giá đất do uỷ ban
nhân dân cấp tỉnh quy định dựa trên nguyên
tắc, phương pháp và khung giá đất do Chính
phủ quy định và được công bố vào ngày
01/01 hàng năm.
Thứ tư, vấn đề bồi thường khi Nhà nước
thu hồi đất chỉ đặt ra khi Nhà nước bằng
quyết định hành chính (quyết định thu hồi
đất) làm chấm dứt quyền SDĐ của tổ chức,
hộ gia đình, cá nhân đối với diện tích đất xác
định. Hậu quả thiệt hại do việc thu hồi đất
của Nhà nước gây ra chỉ có ý nghĩa trong
việc xác định mức độ bồi thường. Hơn nữa,
việc Nhà nước thu hồi đất là xuất phát từ nhu
cầu khách quan của xã hội đó là để sử dụng
vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích
quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển
kinh tế. Vì vậy, trong nhiều trường hợp việc
Nhà nước bồi thường cho người bị thu hồi
đất chưa hẳn đã phải do lỗi của mình gây ra
hoặc không phải do Nhà nước có hành vi vi
phạm pháp luật gây ra mà ở đây Nhà nước
thay mặt xã hội thực hiện nghĩa vụ bồi
thường cho người SDĐ (trách nhiệm xã hội
của Nhà nước trong việc bồi thường). Để
thực hiện trách nhiệm xã hội, Nhà nước
không chỉ bồi thường về đất, thiệt hại về tài
sản trên đất mà còn thực hiện việc hỗ trợ ổn
định đời sống, hỗ trợ di chuyển chỗ ở; giải
quyết vấn đề tái định cư; đào tạo chuyển đổi
nghề, bố trí việc làm mới cho người SDĐ.
Trong khi đó, việc bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng được đặt ra khi người có
trách nhiệm bồi thường có hành vi vi phạm
pháp luật dân sự gây thiệt hại cho người
khác. Việc bồi thường trong trường hợp này
được thực hiện dựa trên yếu tố lỗi và thiệt
hại thực tế xảy ra. Hơn nữa, người có trách
nhiệm bồi thường chịu trách nhiệm cá nhân
đối với người bị thiệt hại. Điều này có nghĩa
là họ chỉ có trách nhiệm bồi thường toàn bộ
thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
nghiªn cøu - trao ®æi
t¹p chÝ luËt häc sè 1/2009 41
Thứ năm, về tính chất bồi thường: Bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ thuần
túy mang tích chất dân sự giữa cá nhân, hộ
gia đình hoặc tổ chức với nhau. Trong khi
đó, bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất lại
hàm chứa cả tính chất hành chính và tính
chất dân sự: Tính chất hành chính của bồi
thường khi Nhà nước thu hồi đất thể hiện ở
việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra
quyết định hành chính (quyết định thu hồi
đất) làm chấm dứt quyền SDĐ của người sử
dụng đối với diện tích đất nhất định. Tính
chất dân sự của loại bồi thường này thể hiện
các thiệt hại thực tế của người SDĐ về tài
sản gắn liền với phần đất bị thu hồi được
Nhà nước bồi thường toàn bộ.
c. Phân biệt giữa “bồi thường thiệt hại”
khi Nhà nước thu hồi đất với khái niệm “bồi
thường nhà nước” trong Dự thảo Luật bồi
thường nhà nước
- Sự giống nhau
Bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu
hồi đất với bồi thường nhà nước trong Dự
thảo Luật bồi thường nhà nước có những
điểm giống nhau cơ bản sau đây:
Thứ nhất, Nhà nước là chủ thể có trách
nhiệm bồi thường cho người bị thu hồi đất
và cho cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do người
thi hành công vụ gây ra trong hoạt động
quản lí hành chính nhà nước, thi hành án và
tố tụng hình sự.
Thứ hai, bồi thường khi Nhà nước thu
hồi đất và bồi thường nhà nước trong Dự
thảo Luật bồi thường nhà nước đều là trách
nhiệm pháp lí được pháp luật quy định.
Thứ ba, khách thể của 2 loại bồi thường
này là những thiệt hại về quyền và lợi ích
hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hành vi
của Nhà nước (hoặc công chức, viên chức
nhà nước) gây ra.
Thứ tư, người SDĐ, tổ chức, cá nhân bị
thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra
trong hoạt động quản lí hành chính nhà
nước, thi hành án và tố tụng hình sự (sau đây
gọi chung là trách nhiệm bồi thường nhà
nước) phải thỏa mãn các điều kiện về bồi
thường do pháp luật quy định thì mới được
Nhà nước bồi thường.
- Sự khác nhau
Bên cạnh những điểm giống nhau cơ bản
trên đây thì bồi thường thiệt hại khi Nhà
nước thu hồi đất và bồi thường nhà nước
trong Dự thảo Luật bồi thường nhà nước có
một số điểm khác nhau chủ yếu sau đây:
Trách nhiệm bồi thường khi Nhà nước
thu hồi đất
Trách nhiệm bồi thường nhà nước trong
Dự thảo Luật bồi thường nhà nước
- Không do hành vi vi phạm pháp luật của
Nhà nước gây ra mà do yêu cầu khách quan của
xã hội.
- Do hành vi trái pháp luật, có lỗi của người
thi hành công vụ gây ra trong khi thi hành
công vụ.
- Đối tượng bồi thường: Tổ chức, hộ gia
đình, cá nhân SDĐ bị Nhà nước thu hồi đất.
- Đối tượng bồi thường: Tổ chức, cá nhân bị
thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra trong
hoạt động quản lí hành chính nhà nước, thi hành
án và tố tụng hình sự.
nghiªn cøu - trao ®æi
42
t¹p chÝ luËt häc sè
1
/200
9
- Phạm vi bồi thường: Bồi thường về đất và
bồi thường thiệt hại về tài sản gắn liền với diện
tích đất bị thu hồi.
Ngoài ra, người bị thu hồi đất còn được
hưởng các chính sách hỗ trợ, tái định cư do
pháp luật quy định.
- Phạm vi bồi thường: Bồi thường thiệt hại
về vật chất thực tế và thiệt hại về tinh thần.
- Nguyên tắc bồi thường: Bồi thường theo
khung giá đất do UBND cấp tỉnh quy định tại
thời điểm thu hồi đất.
- Nguyên tắc bồi thường: Việc bồi thường
thiệt hại được tiến hành trên cơ sở thương lượng
giữa cơ quan giải quyết bồi thường nhà nước với
người bị thiệt hại, thân nhân của người bị thiệt
hại hoặc đại diện hợp pháp của họ; nếu không
thương lượng được thì người bị thiệt hại, thân
nhân của người bị thiệt hại hoặc đại diện hợp
pháp của họ có quyền yêu cầu toà án giải quyết.
- Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường
khi Nhà nước thu hồi đất:
1. Có quyết định thu hồi đất của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền;
2. Diện tích đất thực tế bị thu hồi và thiệt hại
thực tế về tài sản gắn liền với đất bị thu hồi;
3. Người bị thu hồi đất có GCNQSDĐ hoặc
các loại giấy tờ hợp pháp về quyền SDĐ được
quy định tại khoản 1,2 và 5 Điều 50 của Luật
đất đai năm 2003.
- Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường
nhà nước:
1. Có thiệt hại xảy ra đối với cá nhân, tổ chức;
2. Chủ thể gây ra thiệt hại là người thi hành
công vụ;
3. Có hành vi trái pháp luật của người thi
hành công vụ do cơ quan giải quyết bồi thường
xác định hoặc theo bản án, quyết định đã có
hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền, trừ các trường hợp bị oan trong
hoạt động tố tụng hình sự;
4. Hành vi trái pháp luật được thực hiện
trong khi thi hành công vụ;
5. Người thi hành công vụ có lỗi vô ý hoặc
cố ý, trừ các trường hợp trách nhiệm bồi thường
nhà nước được xác định không căn cứ vào yếu
tố lỗi theo quy định của Luật này;
6. Có quan hệ nhân quả giữa hành vi gây ra
thiệt hại và thiệt hại xảy ra.
(1).Xem: Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình
Luật đất đai, Nxb. Tư pháp, Hà Nội - 2007, tr. 83.
(2).Xem: PGS.TS. Phạm Duy Nghĩa, Chuyên khảo
Luật kinh tế (Chương trình sau đại học), Nxb. Đại học
quốc gia Hà Nội - 2004, tr. 169.
(3).Xem: Nguyễn Như Ý (chủ biên): Từ điển tiếng
Việt thông dụng, Nxb. Giáo dục, Hà Nội 2001, tr. 79.
(4).Xem: Từ điển tiếng Việt thông dụng, Sđd, tr. 261.