TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM
KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
BÀI TẬP NHĨM – MƠN QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHỦ ĐỀ :
VĂN HÓA QUỐC GIA NHẬT BẢN
VÀ THỰC TIỄN QUẢN TRỊ
Giảng viên: TS NGUYỄN HÙNG PHONG
Trợ giảng: Cô NGUYỄN KIM PHƯỚC
Nhóm 7 – Lớp MBA10B
1. Nguyễn Ngọc Quỳnh Anh
2. Trương Thị Nhật Huyền
3. Tơn Nữ Nhật Minh
4. Phạm Bích Thu
5. Nguyễn thị Thanh Thủy
TP.HCM Tháng 7/2012
Chủ đề 7: Văn hóa
Anh/chị hãy sử dụng các khía cạnh đo lường văn hóa quốc gia để nhận dạng các đặc
trưng chủ yếu về văn hóa của một quốc gia mà các anh/chị lựa chọn để phân tích. Trên
cơ sở đó hãy phân tích sự tác động của các đặc trưng này đến thực tiển quản trị của
quốc gia đó.
I. TỔNG QUAN VỀ NƯỚC NHẬT BẢN
Chim hạc – Biểu tượng của văn hóa Nhật
Vị trí địa lý: Nhật Bản nằm ở phía Đơng của châu Á, phía Tây của Thái Bình
Dương, do bốn quần đảo độc lập hợp thành. Bốn quần đảo đó là: quần đảo Kuril
(Nhật Bản gọi là quần đảo Chishima), quần đảo Nhật Bản, quần đảo Ryukyu, và
2
quần đảo Izu-Ogasawara. Những quốc gia và lãnh thổ lân cận ở vùng biển Nhật
Bản là Nga, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc; ở vùng biển Đông Hải là Trung Quốc,
Đài Loan; đi xa hơn về phía Nam là Philippines và quần đảo Bắc Mariana.
Diện tích: Trên đất liền: 377906,97 km² , rộng thứ 60 trên thế giới, lãnh hải: 3091
km².
Dân số: Nhật Bản là quốc gia có dân số lớn thứ 10 thế giới với ước tính khoảng
127,96 triệu người tính đến tháng 3 năm 2011. Vùng thủ đô Tokyo và một vài tỉnh
xung quanh là vùng đô thị lớn nhất thế giới với khoảng 30 triệu người sinh sống.
Nhật Bản cũng là một trong những nước có tuổi thọ dân số cao nhất thế giới,
trung bình là 81,25 tuổi cho năm 2006. Tuy nhiên, dân số Nhật đang lão hóa do
hậu quả của sự bùng nổ dân số sau Thế chiến thứ hai. Năm 2004, 19,5% dân số
Nhật trên 65 tuổi.
Địa hình: Khoảng 70%-80% diện tích Nhật Bản là núi, loại hình địa lý khơng
hợp cho nông nghiệp, công nghiệp và cư trú nhưng với nhiều cảnh đẹp, suối
khống nóng thu hút nhiều du khách ghé thăm.
Đỉnh núi cao nhất là núi Phú Sĩ – biểu tượng của Nhật Bản (cao 3776m). Nhật
Bản hiện có hơn 60 núi lửa đang hoạt động, vì vậy động đất thường xảy ra.
Đường bờ biển dài (khoảng 29750km), nhiều vũng, vịnh, biển có nhiều ngư
trường lớn, các thành phố lớn của Nhật tập trung chủ yếu ở đây, do đó dân cư
Nhật Bản tập trung đông ở các vùng ven biển. Theo thống kê, mật độ dân số của
Nhật Bản lớn thứ 30 trên thế giới: 339 người/km2 năm 2005.
3
Khí hậu: Khí hậu Nhật Bản có sự phân hố đa dạng theo chiều Bắc – Nam: phía
Bắc có khí hậu ơn đới gió mùa, cận nhiệt gió mùa ở phía Nam.
Các đảo Nhật Bản nằm trong vùng khí hậu ơn hịa. Ở hầu hết các miền của
Nhật Bản đều có 4 mùa rõ rệt. Mùa xuân và mùa thu là những mùa dễ chịu nhất
trong năm. Vào mùa đông tại Tokyo, trời lạnh vừa với độ ẩm thấp và đơi khi có
tuyết, trái với mùa hè có nhiệt độ và độ ẩm cao. Vì có mưa nhiều và khí hậu ơn
hịa nên trên khắp quần đảo Nhật Bản đều có những cánh rừng màu mỡ và cây cối
xanh tốt.
II.NHỮNG YẾU TỐ CẤU THÀNH VĂN HĨA NHẬT BẢN
II.1. Ngơn ngữ
Nhật Bản là một trong những nước có thành phần dân tộc thuần nhất với hơn
99% dân số là người Nhật, số ít ỏi cịn lại là người Ainu (một tộc người cổ xưa nhất
ở Nhật Bản, chủ yếu sống ở Hokkaido), người Triều Tiên (phần lớn di cư sang
trong chiến tranh thế giới lần hai), người Trung Quốc và một số ít các cư dân từ
nước khác đến cư trú tập trung theo khu vực riêng. Có lẽ đây là một quốc gia duy
nhất ở phương Đơng có sự đồng nhất gần như tuyệt đối về dân tộc và ngơn ngữ.
Trên một góc độ nào đó đây là điểm mạnh của Nhật bản, nó là yếu tố quan trọng
tạo ra sức mạnh đoàn kết và tinh thần dân tộc cao. Vì vậy Nhật bản khơng tiềm ẩn
các mâu thuẫn sắc tộc và ngơn ngữ. Nếu xét ở góc độ khái qt hóa thì văn hóa
Nhật là nền văn hóa tự bản thân mang tính thống nhất cao.
Ngơn ngữ có nhiều mặt hạn chế ( như rất ít các nguyên âm, phụ âm luôn đặt
trước nguyên âm, một tỉ trọng lớn từ ngữ gốc ngoại nhập được thể hiện dưới dạng
chữ Kanji và chữ Katakana ) góp phần khiến người Nhật Bản rất cẩn trọng khi phát
biểu, thể hiện chính kiến, và thường thông qua thái độ ngầm định, những yếu tố phi
ngôn ngữ, sự nỗ lực thể hiện của bản thân để điền vào chỗ trống của ngôn từ. Bởi
vậy để hiểu họ thường phải kết hợp nghe họ nói, quan sát những gì họ thể hiện và
thấu hiểu tính cách của họ.
II.2. Tơn giáo
Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên có từ thời nguyên thủy với 3 nền văn hó tiêu biểu
Jomon, Yayoi và Kofun. Người Nhật thờ thần thánh, đáng chú ý là tục thờ thần Mặt
trời. Phát triển thêm một bước, tín ngưỡng bản địa được bảo trợ chính thức của giai
cấp thống trị và trở thành một tơn giáo có tổ chức chính thống, đó là Shinto (Thần
đạo). Phật giáo được du nhập vào Nhật bản từ Trung quốc, đến thế kỷ thứ 6 thì Phật
giáo được xem là quốc giáo. Phật giáo đóng góp vai trị to lớn trong văn hóa, kinh
tế Nhật bản, tuy nhiên bên cạnh đó Thần đạo vẫn cịn chi phối nhiều trong đời sống
4
Nhật bản và có sự kết hợp hài hịa giữa Thần đạo và Phật giáo. Bên cạnh Phật giáo,
Khổng giáo cũng được du nhập vào Nhật bản, tuy nhiên người Nhật có sự chọn lọc
cho phù hợp với nếp sống và lối suy nghĩ của người Nhật. Sự phối hợp của Khổng
giáo, Phật giáo, Thần đạo là nền tảng cho tinh thần Võ sĩ đạo của Nhật bản.
II.3. Hệ tư tưởng chính trị, kinh tế
Người Nhật có lịng tự tơn dân tộc rất cao vì sự thuần nhất trong chủng tộc của
họ. Với vị trí địa lý tách biệt nên người Nhật có thái độ rất dè dặt với văn hóa bên
ngồi, họ có lợi thế tiếp thu một cách có chọn lọc các nền văn hóa khác để tạo nên
một nền văn hóa riêng biệt đậm chất dân tộc nhưng cũng không kém phần tiên tiến
trên thế giới. Nhật bản chủ động mở cửa trong việc tiếp thu những yếu tố tiến bộ
trong các nền văn hóa nước ngồi như Trung quốc, phương Tây, hiện đại hóa
những giá trị truyền thống mang bản sắc dân tộc. Tuy là một nước châu Á, mang
bản sắc của văn hóa thuần nơng, nhưng Nhật bản đã vượt qua những mặt hạn chế
do tính chất nơng nghiệp, nơng thơn bước vào một nền cơng nghiệp tiên tiến, hiện
đại.
II.4. Thói quen và cách ứng xử
Do tính chất địa lý, Nhật bản là các đảo cũng đem lại cho người Nhật tâm lý
“đảo quốc” (shimakuni), khiến họ vừa hiếu khách, vừa dè dặt trong giao tiếp, quan
hệ với người khác, vừa tự tôn dân tộc, vừa tự ti, mặc cảm, có thái độ bài ngoại,…
Người Nhật ln vừa muốn nhìn ra thế giới, học hỏi, du nhập những giá trị văn hoá
và tiếp thu những thành tựu mới của thế giới vừa rất bảo thủ và thu mình trong việc
tiếp thu cái mới, chẳng hạn như các cuộc cải cách trong lịch sử Nhật Bản như Taika
(năm 645), cải cách Minh Trị (1868) đều diễn ra sự đấu tranh gay gắt giữa thế lực
thủ cựu và tư tưởng mới…
Đồng thời điều kiện địa lý, thiên nhiên vừa đẹp vừa khắc nghiệt, tạo ra một tâm
hồn Nhật Bản có nét chung là yêu cái đẹp, theo đuồi sự hồn thiện khơng ngừng,
tạo ra sự tương phản có tính dữ dội trong tính cách người Nhật.
II.5. Thẫm mỹ
Bất kỳ ai lần đầu đến thăm Nhật Bản là ngạc nhiên và thán phục về óc thẩm mỹ
của người Nhật, từ cách trang trí nhà cửa sắp, xếp đồ đạc trong gia đình hay cách
bài trí bữa cơm đều khiến cho mọi người có cảm giác tiếp cận một sự tinh tế, một
óc thẩm mỹ cao. Nhưng óc thẩm mỹ của người Nhật không chỉ biểu hiện qua các
hiện tượng bên ngồi mà cịn qua lối suy nghĩ và cung cách làm việc của họ hàng
ngày, hay nói rộng ra là nhân sinh quan của họ. Người dân Nhật Bản ngồi mục
đích lợi nhuận thì họ cịn muốn đạt được một mục tiêu khác không kém phần quan
5
trọng – đó là cảm giác thoải mái khi hồn thành mỹ mãn một công việc dù là rất
nhỏ. Họ ln tìm kiếm cái đẹp trong cơng việc của mình, người Nhật nổi tiếng là
người làm việc cần mẫn, xem công việc của công ty như là công việc của mình,
ln tận tâm tận sức, nhiều khi họ làm việc khơng phải vì lợi ích cá nhân của mình,
họ xem công việc của họ không những là “hoạt động kinh tế” mà còn là “hoạt động
thẩm mỹ”.
II.6. Giáo dục:
Về mặt giáo dục, Nhật Bản là một trong số các quốc gia phát triển trên thế giới
với tỷ lệ người mù chữ thực tế bằng không và 72,5% số học sinh theo học lên đến
bậc đại học, cao đẳng và trung cấp, một con số ngang hàng với Mỹ và vượt trội một
số nước châu Âu. Điều này đã tạo cơ sở cho sự phát triển kinh tế và công nghiệp
của đất nước Nhật Bản trong thời kỳ hiện đại. Hệ thống giáo dục Nhật Bản hiện
hành đã được thiết lập ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai vào giữa những năm
1947 và 1950, lấy hệ thống của Mỹ làm kiểu mẫu. Nó bao gồm 9 năm giáo dục bắt
buộc (6 năm tiểu học và 3 năm trung học cơ sở), tiếp theo đó là 3 năm trung học
phổ thơng khơng bắt buộc và 4 năm đại học. Đã có những động thái nhằm hiện đại
hố chương trình giảng dạy. Tỷ lệ thanh niên cả nam lẫn nữ tiếp tục học lên trung
học phổ thông và bậc đại học sau khi đã kết thúc chương trình giáo dục bắt buộc đã
gia tăng.
Triết lý giáo dục của Nhật bản là hướng tới sự phát triển hài hòa của trẻ em về
mọi mặt từ trái tim, trí tuệ, tinh thần, tình cảm, thái độ, hệ thống giá trị, đào tạo nên
những con người biết nhận thức đúng sai, tự mình tìm ra chân lý và bảo vệ chân lý
đó.
II.7. Phong tục tập quán:
Cùng với sự thay đổi về số người trong gia đình, nếp sống hiện nay của người
Nhật Bản khác ngày trước do việc dùng các máy móc gia dụng, do sự phổ biến các
loại thực phẩm ăn liền và đông lạnh, các loại quần áo may sẵn và các phương tiện
hàng ngày khác. Những tiện nghi này đã giải phóng người phụ nữ khỏi các ràng
buộc về gia chánh, cho phép mọi người có dư thời giờ tham gia vào các hoạt động
giải trí, giáo dục và văn hóa. Các tiến bộ về công bằng xã hội cũng làm mất đi tính
kỳ thị về giai cấp, về q trình gia đình, và đại đa số người Nhật Bản thuộc giai cấp
trung lưu, căn cứ vào lợi tức của họ.
Ngày nay mặc dù Nhật Bản đã là một quốc gia tân tiến nhưng trong xã hội
Nhật, vai trò và các liên hệ nam nữ đã được ấn định rõ ràng.Thời xưa, Nhật Bản
6
theo chế độ mẫu hệ, người phụ nữ có vai trò lớn hơn nam giới. Từ khi thời kỳ
samurai phát triển, người đàn ơng lại chiếm vai trị độc tơn. Dù rằng tinh thần giải
phóng phụ nữ đã được du nhập vào Nhật Bản từ cuối thế kỷ 19 nhưng hiện nay
trong đời sống công cộng, người phụ nữ vẫn ở vị thế thấp hơn nam giới và bên
ngoài xã hội, người nam vẫn giữ vai trò lớn hơn một chút. Theo căn bản, người nữ
vẫn là người của "bên trong" (uchi no) và người nam vẫn là người của "bên ngoài"
(soto no). Phạm vi của người phụ nữ là gia đình và các cơng việc liên hệ, trong khi
người chồng là người đi kiếm sống và đưa hết tiền lương về cho người vợ. Thời
xưa, người phụ nữ trên 25 tuổi mà chưa có chồng thường bị nam giới coi như "có
khuyết điểm nào đó". Nhưng nay Nhật Bản lại là nước có phụ nữ lấy chồng rất
muộn, thậm chí là sống độc thân mà khơng có chồng (Nhật Bản hiện nay là nước
có phụ nữ lấy chồng rất ít và tỉ lệ sinh thấp nhất Châu Á). Tại các công ty, nhà máy,
cửa hàng... người phụ nữ thường được thuê mướn để chào đón các khách mới đến.
Ngày nay, vị thế của người phụ nữ đã được nâng lên nhiều trong xã hội, nhất là tư
duy của lớp thanh niên trẻ - những người thường khơng có quan niêm phân biệt và
suy nghĩ bảo thủ, cổ hủ.
Một số thành tựu văn hóa nổi tiếng của Nhật bản:
- Kimono,
- Trà Đạo,
- Mơn vật Sumo,
- Xếp hình giấy Origami
- Món ăn Sushi ...
III. CÁC KHÍA CẠNH ĐẶC TRƯNG CỦA VĂN HÓA NHẬT BẢN VÀ TÁC
ĐỘNG VÀO THỰC TIỄN QUẢN TRỊ
Để nghiên cứu khác biệt văn hóa, các nhà nghiên cứu thường đưa ra các khía cạnh để
kháiqt hóa những khác biệt. Hofstede nổi tiếng hơn cả trong lĩnh vực này nhờ các khía
cạnh văn hóa ơng tìm ra sau khi nghiên cứu hơn 100.000 bản trả lời câu hỏi của nhân
viên IBM tồn cầu trong đầu thập niên 70. Ơng khái quát hóa các khác biệt văn
hóa giữa các nước bằng các khía cạnh văn hóa (dimensions) gồm khoảng cách quyền
lực, chủ nghĩa cá nhân, né tránh bất ổn và nam tính
III.1. Các khía cạnh văn hóa quốc gia: Theo nghiên cứu của Hofstede (1993, trích bởi
Nguyễn Hùng Phong) văn hóa của một quốc gia được đo lường bởi 4 khía cạnh:
Khoảng cách quyền lực: Khía cạnh này đo lường mức độ mà người có quyền
lực thấp trong tổ chức chấp nhận sự khơng bình đẳng trong hệ thống tổ chức.
Những quốc gia có điểm khoảng cách quyền lực lớn sẽ chấp nhận và kéo dài sự
bất bình đẳng giữa người và người, ở đó nhân dân phục tùng lãnh đạo, nhân viên
7
phục tùng xếp, học sinh nghe lời thầy cô,... Sự phân chia đẳng cấp rất rõ ràng,
việc một người ở đẳng cấp thấp chuyển lên đẳng cấp cao rất khó.
Chủ nghĩa cá nhân: Khía cạnh văn hóa này liên quan đến mức độ mà một xã hội
chấp nhận chủ nghĩa cá nhân, hay yêu cầu mọi người phải sống vì tập thể. Một
quốc gia có điểm cao về chủ nghĩa cá nhân có nghĩa là mỗi cá nhân và các quyền
cá nhân được tôn trọng. Trong xã hội đề cao chủ nghĩa cá nhân, mối liên hệ giữa
các cá nhân thường lỏng lẻo: mỗi người chỉ chăm lo cho cuộc sống của mình và
của gia đình gần gũi nhất với mình; mỗi người có thể lựa chọn tham gia một cộng
đồng nào đó, nhưng cũng có thể thoải mái từ bỏ - nếu thích. Ngược lại, tại các
quốc gia có điểm thấp về chủ nghĩa cá nhân, con người từ khi sinh ra đã buộc
phải hòa nhập vào một cộng đồng rộng lớn hơn, thường là tập hợp của các gia
đình (với cơ, chú, bác và ơng bà ...). Cộng đồng này sẽ bảo vệ họ những khi khó
khăn, nhưng đổi lại họ phải trung thành với cộng đồng mà không được quyền thắc
mắc. Trong cộng đồng như thế, thành viên của nó thường phải theo đuổi cái gọi là
trách nhiệm với cộng đồng (thể diện dòng họ, thể diện hàng xóm láng giềng,...)
Né tránh bất ổn: Khía cạnh này thể hiện mức độ con người cảm thấy bị đe dọa
bởi sự khơng chắc chắn, do đó họ cần niềm tin và các định chế để né tránh nó.
Một quốc gia có điểm số cao về né tránh bất ổn sẽ không sẵn sàng chấp nhận
những điều mới lạ, những thay đổi mà họ chưa từng trải nghiệm. Kết quả là
những xã hội như thế thường sống bằng truyền thống, bằng các luật định và suy
nghĩ do người xưa để lại. Các tư tưởng mới thường khó khăn khi xâm nhập vào
quốc gia có điểm số né tránh bất ổn cao. Ngược lại một quốc gia có điểm số thấp
về né tránh bất ổn sẽ không quan tâm lắm đến rủi ro và những điều không lường
trước được. Họ sẵn sàng chấp nhận thay đổi và thử nghiệm. Trong xã hội như thế,
các giá trị được coi là truyền thống sẽ thay đổi thường xun, và ít gị bó bởi các
luật định trước đó.
Nam tính: Những tiêu chuẩn cho khía cạnh nam tính là sự quyết đốn, tơn trọng
người thành đạt, giàu có. Đánh giá con người dựa vào tiền tài, địa vị. Những tiêu
chuẩn nữ tính bao gồm những quan tâm về y tế, giáo dục, môi trường, giúp đỡ
người nghèo khổ, hướng đến công bằng xã hội. Ở những nơi đó giá trị truyền
thống là lòng nhân đạo và chất lượng cuộc sống.
III.2. Các đặc trưng văn hóa chủ yếu của Nhật bản thể hiện qua các khía cạnh văn
hóa và tác động của nó đến thực tiễn quản trị
8
Trong một nghiên cứu năm 2003 của Hofstede, các khía cạnh văn hóa của quốc gia
Nhật được đo lường như sau:
Japan
PD
UA
IND
MAS
54
92
46
95
o Chỉ số khoảng cách quyền lực: PD = 54, đây là mức trung bình
o Chỉ số né tránh bất ổn: UA = 92, đây là mức cao
o Chỉ số chủ nghĩa cá nhân: IND = 46, đây là mức thấp, chủ nghĩa tập thể
o Chỉ số nam tính: MAS = 95, đây là mức cao
Dựa trên các khía cạnh văn hóa thể hiện trên đây chúng ta có thể nhận dạng được
các đặc trưng văn hóa chủ yếu của Nhật bản:
III.2.1. Khoảng cách quyền lực
Ở mức điểm là 54, Nhật là một quốc gia có xã hội phân cấp nhẹ nhàng, người
Nhật ln ý thức được vị trí thứ bậc của họ trong xã hội và hành động tương xứng. Điều
này dễ dàng thấy được ở xã hội Nhật là mội xã hội đẳng cấp theo tinh thần Võ sĩ đạo: Võ
sĩ - Trí thức - Cơng Nơng - Thương nhân với tư tưởng đề cao Lễ - Tín - Nghĩa - Trí Nhân. Cho đến nay có nhiều thay đổi, nhưng tinh thần đó vẫn biểu hiện rất mạnh trong
các mối quan hệ xã hội và các tổ chức của Nhật Bản thể hiện: - Tôn ti trật tự " Công ty
mẹ và con ". Hội sở và chi nhánh - Quan hệ cấp trên cấp dưới " Lớp trước và lớp sau"
Khách hàng và người bán hàng. Tuy nhiên sự phân cấp trong xã hội Nhật bản khơng
giống như các nước Châu Á khác vì ở hệ thống giáo dục của Nhật bản từ đầu đã nhận
định mọi người sinh ra là như nhau, một người muốn đạt được thành cơng thì phải làm
việc chăm chỉ chứ khơng theo lề thói “con ơng cháu cha” như các nước khác. Vì yếu tố
đó mà khoảng cách quyền lực của Nhật bản chỉ ở mức trên trung bình.
Với đặc trưng văn hóa này có thể thấy được thực tiễn quản trị tại các công ty Nhật
dựa trên tinh thần “các thành viên của một công ty cũng được xem như là thành viên của
một gia đình” (Fredric và Jun, 2003). Người Nhật tin tưởng có một mối quan hệ chiều
dọc trong xã hội, các mối quan hệ giữa người và người dựa trên nền tảng của sự phân
cấp, mức độ thâm niên, nền tảng giáo dục và giới tính (Jun và Muto, 1995). Với các đặc
điểm này các nhà quản trị phải tạo mối quan hệ tốt với nhân viên cấp dưới, hiểu được
cấp dưới của mình, tạo một sự tin tưởng giữa nhân viên và cấp lãnh đạo. Khi cấp dưới
tin tưởng vào cấp trên họ sẽ tận tụy với cơng việc, gắn bó lâu dài với cơng ty. Đồng thời
nhà quản trị thiết lập một hệ thống khen thưởng, xử phạt khuyến khích nhân viên phấn
đấu lên các vị trí cấp cao. Cấp trên và cấp dưới cần có một khoảng cách nhất định nhưng
9
cấp dưới vẫn có quyền phát biểu ý kiến của mình một cách dân chủ và được trao quyền
trong một số cơng việc; việc đánh giá nhân viên ngồi dựa trên những quy định sẵn có
thì cũng linh hoạt theo những tiêu chí khơng chính thức. Chính sự quy củ, kỷ luật nhưng
mềm dẻo sẽ làm nên một nhà quản trị thành công ở Nhật Bản.
III.2.2. Chủ nghĩa tập thể
Trong xã hội Nhật bản, từ lâu theo nền kinh tế nơng nghiệp nên người Nhật đã có
thói quen do tính chất nơng nghiệp, nơng thơn tạo thành các nhóm làm việc. Qua sự biến
động của văn hóa nơng nghiệp sang văn hóa cơng nghiệp, tính chất làm việc theo nhóm
khơng mất đi mà còn được cũng cố tạo nên các đội nhóm làm việc tạo nên một tinh thần
tập thể cao (Mai Văn Chừ). Dựa trên thái độ ứng xử của người Nhật là ln chăm lo cho
gia đình, gắn bó với gia đình, các gia đình nhỏ tạo nên xã hội. Sự gắn bó này dựa trên
lịng trung thành, là một yếu tố đặc trưng của con người Nhật bản. Do đó, văn hóa của
Nhật nổi bật là văn hóa gia đình. Khía cạnh văn hóa này cịn được thể hiện ở điểm người
Nhật luôn trung thành và họ ln sợ mất mặt khi khơng hồn thành nhiệm vụ của mình ,
yếu tố này dẫn đến sự phục tùng công việc, những trách nhiệm đối với tập thể về các
quyết định và hành động cá nhân. Với mức độ 46, chủ nghĩa cá nhân khơng được
khuyến khích tại Nhật, mọi người đều hướng tới cách làm việc theo tập thể, các mối liên
hệ với đội nhóm cho họ một niềm tin về lòng trung thành, xem hoạt động, thành tựu của
một cá nhân như hoạt động, thành tựu của một tập thể.
Với đặc trưng văn hóa này, trong các doanh nghiệp yếu tố làm việc theo đội, nhóm
được đề cao. Sự thành công của một doanh nghiệp gắn liền với hiệu quả của làm việc
theo đội nhóm (Jun và Muto, 1995). Để thực hiện tốt công tác quản trị đối với khía cạnh
này, nhà quản trị phải tránh được các xung đột về quyền lợi, công việc giữa các nhóm.
Và để phát huy được hiệu quả làm việc nhóm, trong công tác quản trị cũng cần chú ý
đến việc phát triển các cá nhân bằng các chương trình huấn luyện, đào tạo. Bên cạnh đó
thúc đẩy, tạo động lực cạnh tranh giữa các nhóm. Triết lí kinh doanh trong doanh nghiệp
được hình thành ln trên cơ sở đề cao ý nghĩa cộng đồng và phù hợp với các chuẩn
mực xã hội, hướng tới những giá trị mà xã hội tôn vinh. Mọi người trong công ty đều
hiểu rằng “phương hướng kinh doanh của một xí nghiệp là vì lợi ích của mọi người chứ
khơng vì lợi ích cá nhân. Kinh doanh tốt có lợi cho xã hội, kinh doanh khơng tốt có hại
cho xã hội”, mỗi người có trách nhiệm và nghĩa vụ đối với công ty và họ sẽ được nhận
những giá trị tương xứng. Công tác quản trị trong nhiều cơng ty Nhật có chế độ th
mướn nhân viên suốt đời và trả lương theo chế độ thâm niên - chế độ làm việc này đem
10
lại nhiều ích lợi cho cả cơng ty và người lao động như với cơng ty, nó đem lại sự ổn định
về tổ chức nhân sự và thuận lợi trong đào tạo, làm người lao động yên tâm gắn bó trung
thành và làm việc hết mình cho sự phát triển của công ty.
III.2.3. Né tránh bất ổn
Nhật là một trong các nước có mức độ né tránh những điều khơng chắc chắn cao (92
điểm). Với một vị trí địa lý tự nhiên, Nhật bản là một quốc gia phải đối diện với nhiều
nguy cơ về thiên tai như động đất, sóng thần nên đã hình thành trong nét văn hóa của
dân tộc những tính chất qui tắc được đặt ra để mọi người tuân theo nhằm để tránh những
rủi ro nhất định. Từ nhỏ người Nhật bản đã được giáo dục ứng phó theo những qui tắc
chung, họ ln tn thủ theo những nghi lễ, những qui tắc chung.
Một nền văn hóa có tính kỷ luật cao tác động đến các yếu tố quản trị trong doanh
nghiệp như để thực hiện một dự án, người Nhật sẽ xem xét kỹ tất cả mọi khía cạnh nhằm
tránh những tổn thất do rủi ro cao nhất. Trong phong cách quản trị, nhà quản trị phải sử
dụng các phương pháp trao đổi với cấp dưới một cách rõ ràng, giải thích cụ thể để cấp
dưới hiểu rõ và tin tưởng, chấp nhận các kế hoạch của lãnh đạo vì tâm lý ngại thay đổi
của người Nhật.
III.2.4. Nam tính
Với mức điểm 95, Nhật được xem như một quốc gia có văn hóa nam tính cao. Văn hóa
nam tính khơng thể hiện ở khía cạnh giới tính mà nó thể hiện ở tính chất cạnh tranh và
thành tích. Ở xã hội Nhật bản với hệ thống phân bậc, phân cấp người đàn ơng có vai trị
đứng đầu trong gia đình, là người chủ gia đình, thể hiện tính quyết đốn. Yếu tố cạnh
tranh này xuất phát từ trong gia đình, giá trị thường được đánh giá qua sự thành công,
vật chất. Tuy nhiên, trong xã hội Nhật bản yếu tố nam tính khơng thể hiện ở một cá nhân
nào mà thường được thể hiện qua sự cạnh tranh của các nhóm. Ở trường học, trong hệ
thống giáo dục Nhật bản thường khuyến khích sự cạnh tranh giữa các đội, nhóm học tập,
chơi thể thao,... Một biểu hiện khác của văn hóa nam tính đó là tính nghiện cơng việc
của người Nhật, họ làm việc cật lực, chăm chỉ nhằm để đạt được thành tích cao. Văn hóa
nam tính chính là “đạo đức làm việc là sống để làm việc chứ không phải làm việc để
sống” (Fredric và Jun, 2003).
Với đặc tính văn hóa này các nhà quản trị không nên lẫn lộn giữa những vấn đề cá
nhân và cơng việc, họ ln địi hỏi cao sự phấn đấu của nhân viên, sự hy sinh của các cá
nhân trong những ngày nghỉ, ngày lễ để hoàn thành công việc. Vấn đề quan trọng của
nhà quản trị để tránh những sai lầm cần phải nâng cao tính hiệu quả, nâng cao lòng tin
của nhân viên trong hoạt động nhóm. Mơi trường làm việc ở Nhật Bản địi hỏi sự nỗ lực,
11
cạnh tranh rất lớn, kỷ luật rất khắt khe. Bởi vì của cải vật chất, sự thành đạt của cá nhân
là các giá trị thống trị xã hội nên việc trả thù lao bằng vật chất được ưa thích. Các nhân
viên được khuyến khích là người ra quyết định độc lập, tự chịu trách nhiệm với việc
mình đã làm. Các nhà quản trị Nhật bản thường có những chương trình huấn luyện nhân
viên nghiêm khắc để nâng cao hiệu quả kể cả khi kết quả của cấp dưới đã tốt.
Ngoài ra các nhà quản trị không đẩy nhân viên vào tình trạng bị thách đố do khơng
theo kịp sự cải cách quản lí hay tiến bộ của khoa học cơng nghệ mà chủ động có kế
hoạch ngay từ đầu tuyển dụng và thường kì nâng cấp trình độ chun mơn nghiệp vụ
cho nhân viên. Các hình thức đào tạo rất đa dạng, chú trọng các hình thức đào tạo nội bộ
mang tính thực tiễn cao. Việc sử dụng người luân chuyển và đề bạt từ dưới lên cũng là
một hình thức giúp cho nhân viên hiểu rõ yêu cầu và đặc thù của từng vị trí để họ xác
định cách hiệp tác tốt với nhau, hiểu được qui trình chung và trách nhiệm về kết qua cuối
cùng, cũng như thuận lợi trong điều hành sau khi được đề bạt. Cách thức ấy cũng làm
cho các tầng lớp, thế hệ hiểu nhau, giúp đỡ nhau và cho mọi người cơ hội gắn mình vào
một lộ trình cơng danh rõ ràng trong doanh nghiệp.
Kết luận
Với những đăc trưng văn hóa thể hiện bởi những khía cạnh quyền lực, chủ nghĩa tập thể,
né tránh rủi ro, bất ổn và nam tính, các nhà quản trị phải nắm bắt được những tác động
của các yếu tố này đối với công tác quản trị trong doanh nghiệp Nhật bản. Thái độ của
nhà quản trị phải lịch sự, khiêm tốn đối với nhân viên. Đồng thời nhà quản trị phải hiểu
rõ thành công của doanh nghiệp chính là thành cơng của các đội nhóm. Yếu tố nam tính
là niềm tự hào của người Nhật, do đó kiên trì giúp đỡ nhân viên cấp dưới, tạo động lực
cạnh tranh và làm việc chăm chỉ. Với tính chất né tránh cao, để quyết định một vấn đề
thay đổi, nhà quản trị phải thuyết phục được nhân viên chấp nhận thay đổi và các thay
đổi này nên là các thay đổi ở mức thấp nhất có thể thì mới thành công.
Một trường hợp thực tiễn ở công ty Toyota với phương châm “mỗi người thực hiện
nhiệm vụ của mình đến mức tối đa có thể tạo ra sức mạnh tuyệt vời khi tập hợp lại với
nhau, và một chuỗi các năng lực như thế có thể tạo ra một chiếc nhẫn quyền lực”
(Montserrat,2010). Ban quản trị của công ty Toyota đã vận dụng khía cạnh chủ nghĩa tập
thể và khía cạnh nam tính để đưa ra phương châm làm việc trong doanh nghiệp. 14
nguyên tắc nền tảng của công ty dựa trên các khía cạnh văn hóa để tiếp cận hệ thống
quản lý và hệ thống sản xuất. Ví dụ như hệ thống sản xuất TPS (Toyota Product System)
là một hệ thống nổi tiếng với văn hóa cải tiến liên tục (cải tiến sản phẩm, dịch vụ và quy
12
trình). Đó là do tác động của chủ nghĩa tập thể, tính chất nam tính của văn hóa Nhật bản
đến thực tiễn quản trị tại Toyota.
13
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- PGS. TS Mai Ngọc Chừ, “Một số đặc điểm của văn hóa Nhật bản”
- TS Nguyễn Hùng Phong, “Đề cương bài giảng Quản trị kinh doanh quốc tế”
- Fredric S., Jun O. (2003), “Culture and conflict: Japanese managers and Thais
subordinates”, Culture and conflict, 187-210
- Jun J, Muto H. (1995), “The hidden dimensions of Japanese administration : Culture
and its impact, Public administration review
- Montserrat H. (2010), ”The Business of Culture: How culture affects management
around the world”, download tại
- Trang web: http:// www.geert-hofstede.com/hofstede_japan.html
14