Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

(SKKN 2022) HƯỚNG dẫn HS THPT cẩm THUỶ 3 sử DỤNG kỹ THUẬT QUY đổi TRONG bài tập CHẤT béo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.96 MB, 24 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT CẨM THUỶ 3

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

HƯỚNG DẪN HS THPT CẨM THUỶ 3 SỬ DỤNG KỸ THUẬT
QUY ĐỔI TRONG BÀI TẬP CHẤT BÉO

Người thực hiện: Phạm Thị Hoàn
Chức vụ
: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (mơn): Hố Học

THANH HỐ NĂM 2022


MỤC LỤC
Nội dung
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:...........................................................................................
2.
Mục
đích
nghiên
cứu:......................................................................................
3.
Đối
tượng
nghiên
cứu:....................................................................................
4. Phương pháp nghiên cứu:...............................................................................


5.
Những
điểm
mới
của
SKKN...........................................................................
B - NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cở sở lý
luận .................................................................................................
2. Thực trạng của vấn đề:...................................................................................
3. Giải pháp thực hiện:
4. Hiệu quả của SKKN
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:...................................................................
1. Kết luận:.........................................................................................................
2. Kiến nghị:......................................................................................................
D.Tài liệu tham khảo

Trang
1
2
2
2
2
3
4
4
15
17
19



Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2021 - 2022

A. MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Hoá học là một trong những nhánh của khoa học tự nhiên, Hố học đơi
khi được gọi là “khoa học trung tâm” vì nó là cầu nối của các ngành khoa học tự
nhiên khác như Toán học, Vật lý học, Địa chất học và Sinh học. Đam mê nghiên
cứu khoa học tự nhiên đòi hỏi người học phải nỗ lực cố gắng rất nhiều, ngoài sự
hỗ trợ đầy tâm huyết của người thầy, người học cần phải tự học và tự nghiên
cứu. Đối với việc tự học và tự nghiên cứu thì tài liệu là yếu tố vô cùng quan
trọng. Tuy nhiên đối với HS vùng sâu vùng xa thì việc nghiên cứu tài liệu để
phục vụ kỹ năng tự học sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Vì thế bản thân là một giáo
viên tơi luôn không ngừng tự học và tự nghiên cứu để làm mới những trang
giáo án những cách xử lý ngắn gọn giúp HS tiếp cận dần với những phương
pháp mới hiện đại cho em thêm chút tự tin trên con đường chinh phục tri thức.
Năm 2015 là năm bắt đầu Bộ giáo dục và đào tạo đổi mới chương trình thi
đại học sang thi THPTQG. Thay đổi từ cách thức ra đề đến khâu chấm bài đòi
hỏi người học cũng phải thay đổi cách học để phù hợp hơn với xu thế. Với
phương châm dùng mọi cách thức để tìm ra đáp án đúng và nhanh nhất. Phong
cách “Tư duy - suy nghĩ - thực hành” vận dụng cụ thể trên từng dạng bài toán
nhằm cung cấp những kiến thức về môn học để phục vụ nhu cầu nghiên cứu tìm
hiểu cũng như học tập và hồn thành các kỳ thi quan trọng. Là một giáo viên
yêu nghề mến trẻ tôi cũng không ngừng làm mới tư duy của bản thân mong
muốn HS có cái nhìn mới đầy thiện cảm với bộ mơn Hố học giúp các em thêm
nhiều cẩm nang hữu ích để các em rèn luyện phát triển các kỹ năng và thoả mãn
mong muốn chinh phục kỳ thi THPTQG.
Kỳ thi THPTQG những năm gần đây với số câu hỏi vận dụng và vận dụng
cao đã chiếm tỉ lệ nhiều hơn nhằm phân loại HS rõ nét. Để đạt được điểm 8, 9,
10 đối với HS Miền Núi sẽ trở nên khó khăn hơn. Trước những băn khoăn lo

lắng và mong muốn đạt điểm cao của các em HS Miền Núi Cộng thêm một số
đề tài nghiên cứu đạt giải C cấp tỉnh (CO2 vào d d kiềm, Muối Nhôm vào d d
kiềm và Bài tập đồ thị tạo nhiều kết tủa) đã được HS hưởng ứng tích cực, đó như
là một động lực giúp tơi cố gắng trau rồi kiến thức mới và khó nhiều hơn nữa để
truyền tải cho HS, ln cố gắng tích lũy từ kinh nghiệm bản thân, học hỏi qua
Internet, qua sách tham khảo, đồng nghiệp với mong muốn góp phần vào việc
đổi mới và hoàn thiện phương pháp giảng dạy cũng như nhằm củng cố và làm
phong phú thêm vốn kiến thức của mình, mong muốn giúp HS có thêm tài liệu
chất lượng tốt giúp cho việc ôn luyện hiệu quả và đạt điểm cao trong kỳ thi sắp
tới, tôi lựa chọn đề tài: “HƯỚNG DẪN HS THPT CẨM THUỶ 3 SỬ DỤNG
KỸ THUẬT QUY ĐỔI TRONG BÀI TẬP CHẤT BÉO”.

1


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2021 - 2022

II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan hóa học có nội dung
liên quan đến bài tập chất béo nhằm:
- Giúp cho việc kiểm tra, đánh giá khả năng vận dụng kiến thức lý thuyết đã học
cách quy đổi đơn giản hố.Từ đó tạo niềm say mê, hứng thú và tự tin đối với
môn học, nâng cao chất lượng học tập của học sinh.
- Kiểm tra khả năng liên hệ giữa cách quy đổi với kiến thức lý thuyết thực tế.
- Khẳng định được tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học trong
giảng dạy. Giúp học sinh lĩnh hội và vận dụng kiến thức một cách nhuần nhuyễn
hơn. Tăng khả năng tư duy của học sinh. Nâng cao kết quả thi của học sinh trong
các kì thi.
- Giúp HS có được kết quả chính xác và tiết kiệm được thời gian hơn trong bài
tập chất béo

- Giúp HS tự tin hơn trên con đường lĩnh hội tri thức, nâng cao niềm đam mê tự
học tự nghiên cứu
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
- Bài tập chương Este - Lipit: Hoá học lớp 12
- Các đề luyện thi THPT QG mơn Hố học
- Học sinh khối 12 ơn thi Đại học
- GV nhóm Hóa trường THPT Cẩm Thủy III
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra đánh giá tính hiệu quả của đề tài.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Nghiên cứu kĩ lý thuyết trong sách giáo khoa, chuẩn kiến thức kĩ năng.
- Phân tích và hệ thống hóa các tài liệu có liên quan đến đề tài trong các sách,
internet và nhiều tài liệu khác.
-Tìm hiểu hứng thú học mơn hóa của học sinh.
- Nghiên cứu khả năng tiếp thu của học sinh để có những cách trình bày thật dễ
hiểu, phù hợp với từng đối tượng học sinh.
- Đưa đề tài đến với học sinh thơng qua q trình giảng dạy và kiểm tra, đánh
giá.
- So sánh giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.
- Thu thập ý kiến phản hồi từ học sinh và đồng nghiệp, rút kinh nghiệm để sữa
chữa, bổ sung và hoàn thiện hơn.
V. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA SKKN:
- Chia thành hai dạng bài tập sử dụng kỹ thuật quy đổi cố định giúp HS không
bị phân tán khi gặp dạng bài tập chất béo
- Bám sát lý thuyết cơ bản, tinh gọn lý thuyết, vận dụng củng cố các dạng bài
tập đã học
- Hệ thống bài tập phù hợp với từng đối tượng học sinh.
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. CƠ SƠ LÍ LUẬN:
2



Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2021 - 2022

Hóa học là môn khoa học tự nhiên rất đa dạng phong phú về hệ thống bài
tập. Trong quá trình dạy và học mơn Hóa học, khi học sinh thấy được cách giải
bài tập tinh gọn mà vẫn gắn liền với lý thuyết đã học sẽ khiến HS thích thú hơn.
Tuy nhiên, nhiều dạng bài tập mới lạ và phức tạp mà dẫu HS có kiến thức lý
thuyết, kỹ năng tư duy tốt nhưng nếu không áp dụng các kỹ thuật mới và hiện
đại sẽ khơng tìm ra được kết quả hoặc có tìm ra cũng mất khá nhiều thời gian.
Đứng trước những khó khăn đó khiến hs hoang mang lúng túng.
Những năm gần đây các đề thi THPTQG đều có bài tập về chất béo (Đề
thi THPTQG 2021, các đề minh hoạ năm 2021, đề minh hoạ của Bộ giáo dục &
đào tạo năm 2022…) Vì thế một số tài liệu tham khảo trên mạng Internet cũng
có đề cập nhưng chưa nhiều và chưa thành dạng cụ thể gây khó khăn cho HS khi
gặp dạng BT này.
Dựa trên cơ sở đó tôi đã chia bài tập chất béo thành hai dạng cụ thể và cách quy
đổi chung cố định giúp HS thuận tiện khi xử lý bài tập:
Dạng 1: Bài tập hỗn hợp chất béo
Dạng 2: Bài tập hỗn hợp chất béo với axit tự do
2. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Sử dụng kỹ thuật quy đổi trong bài tập chất béo có vai trò quan trọng:
Về kiến thức:
- Là một trong những phương pháp nhanh gọn mà vẫn không làm mất đi nét đặc
trưng riêng biệt của bộ mơn Hố học.
- Đào sâu, mở rộng kiến thức đã học một cách sinh động, phong phú mà không
làm nặng nề khối lượng kiến thức của học sinh.
- Thông qua các bài tập liên quan, học sinh hiểu kĩ hơn về tính chất hóa học,
củng cố kiến thức lý thuyết một cách thường xuyên.
Về kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng nhớ và tính tốn nhanh, chính xác.
- Rèn luyện và phát triển năng lực nhận thức, phát hiện và giải thích từ lý
thuyết...
- Rèn luyện và phát triển các kĩ năng tư duy như phân tích, tổng hợp, so sánh,
đối chiếu…
- Rèn luyện kỹ năng tự học tự nghiên cứu những điểm mới và khó
Về giáo dục đạo đức tư tưởng:
- Rèn luyện tính kiên nhẫn, trung thực, chính xác, khoa học và sáng tạo.
- Giúp học sinh kích thích trí tị mị, óc quan sát làm tăng hứng thú học tập môn
học.
- Phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh và hình thành phương pháp học tập
hợp lý.
- Giúp HS tự tin hơn trên con đường lĩnh hội tri thức và đam mê hơn với môn
học
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SKKN
3


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2021 - 2022

1. THỰC TRẠNG:
Trường THPT Cẩm Thủy 3 là một trường thuộc huyện miền núi, phần lớn
học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã vùng cao có nền kinh tế
khó khăn, việc học tập của các em học sinh chưa được quan tâm nhiều ở gia
đình và các trường cấp 2 nhiều trường khơng có GV đúng chuyên môn, GV dạy
nhiều trường do thừa thiếu cục bộ. Nên đa số học sinh bị rỗng mơn Hóa dẫn đến
các em khơng có sự u thích và đam mê đối với mơn học, từ đó học sinh chưa
có ý thức tự học, chưa có điều kiện để tự nghiên cứu... Vì thế mà kiến thức của
học sinh về Hóa học là rất yếu.
Hiện nay, trong giảng dạy Hóa học ở phổ thông, đã chú ý đến việc đánh

giá kiến thức Hóa học đồng thời đánh giá kĩ năng tự học, kĩ năng làm việc khoa
học, kĩ năng thực hành,kỹ năng vận dụng các vấn đề mới và khó… Tuy nhiên,
cịn ít các nội dung liên quan đến kỹ thuật mới hiện đại khiến hs trở nên mơ hồ
khó hiểu.
Để làm tốt bài tập về chất béo nếu học sinh chỉ nhớ kiến thức và vận dụng
linh hoạt các phương pháp giải Hố thơng thường là chưa đủ, mà địi hỏi HS
phải luôn cập nhật các vấn đề mới và khó. Trong khi bài tập trong SGK khơng
nhiều khơng đủ dạng và không cụ thể. Tuy nhiên trong các đề thi THPTQG, đề
khảo sát, đề minh họa của các trường THPT trong những năm gần đây đều có
bài tập về chất béo khiến HS hoang mang, gây khó khăn cho HS trên con đường
lĩnh hội kiến thức.
Ở trường THPT Cẩm Thuỷ 3 số HS lựa chọn học theo mơn Hố học đang
ngày càng ít đi, đã có nhiều em khơng thích học mơn này và cho đây là mơn học
khó, mơn học khơ khan, có nhiều điểm mới - khó - hiện đại đòi hỏi HS phải tư
duy logic từ kiến thức lý thuyết đã học để vận dụng vào bài làm đến cả kỹ năng
cập nhật những phần mới chứ không phải chỉ đơn thuần chỉ là kỹ năng ghi nhớ.
Từ những thực trạng trên tôi thấy việc viết sáng kiến kinh nghiệm trên là
rất cần thiết cho giáo viên Hóa học bậc THPT trong q trình giảng dạy, kiểm
tra, đánh giá. đồng thời cho học sinh ôn luyện thi THPTQG.
2. NGUYÊN NHÂN CỦA THỰC TRẠNG:
- Các em chưa tìm thấy hứng thú trong quá trình học.
- Do điều kiện cơ sở vật chất chưa đảm bảo nên chưa có nhiều tài liệu, mạng
Internet để tự học tự nghiên cứu.
- Năng lực vận dụng kiến thức cơ bản vào thực tiễn vào bài tập của học sinh còn
yếu.
- Kỹ năng tự học còn yếu kém
III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
3.1. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ THỰC HIỆN:
+ Trong quá trình giảng dạy nhằm tạo hứng thú học tập, kích thích tính tị mị và
kỹ năng tự học của học sinh bằng các hình thức sau:

 Sử dụng những chuyên đề riêng về bài tập chất béo
 Lồng ghép, đan xen vào các bài tập cách quy đổi khi làm bài tập để tạo cho
HS hứng thú muốn tìm hiểu khám phá.
4


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2021 - 2022

 Trình chiếu qua PowerPoint và liên hệ thực tế đời sống với những hóa chất có
liên quan trong chất béo để làm phong phú tiết học.
+ Kiểm tra việc hiểu bài, vận dụng kiến thức đã học của học sinh thông qua các
câu hỏi và bài tập trắc nghiệm củng cố có nội dung.
3.2. TỔ CHỨC THỰC HIỆN NỘI DUNG:
3.2.1. Tổ chức triển khai thực hiện:
Tôi đã triển khai thực hiện các nội dung như sau:
Đưa ra các vấn đề lý thuyết căn bản để HS có thể giải quyết được dạng bài tập
này.
Xác định loại câu hỏi, bài tập có nội dung liên quan để đánh giá năng lực học
sinh.
Biên soạn, xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan có nội dung liên
quan đến đề tài.
Đưa đề tài đến học sinh thơng qua q trình giảng dạy và kiểm tra, đánh giá.
Thu thập tất cả các ý kiến phản hồi, tổng hợp, rút kinh nghiệm.
3.2.2: Nội dung của đề tài:
3.2.2.1: Dạng 1: Bài toán chất béo hoặc hỗn hợp chất béo (Triglixerit)
Ta thường gặp bài toán trong các trường hợp sau :
- Đốt chất béo hoặc hỗn hợp chất béo
- Cho chất béo hoặc hỗn hợp chất béo tác dụng với dung dịch kiềm
- Cho chất béo hoặc hỗn hợp chất béo tác dụng với dung dịch Br2
1. Thiết lập cách quy đổi:

- Trước tiên cần Giúp HS tái hiện lại những kiến thức lý thuyết đã học:
+ Các loại chất béo thường gặp, trạng thái, tên gọi của các chất béo và M của
các chất béo
(C15H31COO)3C3H5: Tri Panmitin, CB no - trạng thái rắn, M = 806 đvC
C17H35COO)3C3H5: Tri Sterin, CB no - trạng thái rắn,
M = 890 đvC
C17H33COO)3C3H5: Tri Olein, CB không no - trạng thái lỏng, M = 884 đvC
C17H31COO)3C3H5: Tri Panmitin CB no - trạng thái rắn, M = 878 đvC
+ Cách chuyển đổi từ CB no thành không no và ngược lại, các loại CB đó có
mặt trong các thực phẩm nào (CB no: mỡ động vật, CB không no: dầu thực vật)
- GV nêu vấn đề:
Nếu ta chuyển các chất béo trên thành chất béo no nhỏ nhất thì:
(C15H31COO)3C3H5 = (C15H31COO)3C3H5
(C17H35COO)3C3H5 = (C15H31COO)3C3H5 + 2CH2 (1)
(C17H33COO)3C3H5 = (C15H31COO)3C3H5 + 2CH2 –H2
(2)
(C17H31COO)3C3H5 = (C15H31COO)3C3H5 + 2CH2 –2H2 (3)
Từ cách thiết lập trên, khi gặp bài tập chất béo ta quy đổi thành:
(CB no nhỏ nhất, CH2 ,H2)
(C15H31COO)3C3H5 (x); CH2 (y); H2 (-z)
Lưu ý :
-Từ PT 1, 2, 3 H2 mất đi khi có chất béo không no Nên đặt số mol H 2 là âm (z)
5


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2021 - 2022

- Vì cách thiết lập quy đổi là tương đối nên một số bài tập khi giải cho thêm giá
trị y là âm
(Khi gặp các vấn đề như vậy vẫn tính tốn bình thường và tìm kết quả cuối cùng

-tránh HS băn khoăn khi giải bài tập )
- Nếu bài toán cho biết trong chất béo chỉ chứa gốc axit C 17: axit steric
C17H35COOH, axit Oleic C17H33COOH, axit linoleic C17H31COOH…..
Ta quy đổi thành: (C17H35COO)3C3H5 và H2. (Khơng cịn nhóm CH2 - do khơng
có sự chênh lệch về số ngun tử C )
- Nếu bài toán cho rõ tỉ lệ mol các muối tạo thành khi xà phịng hố chất
béo thì
(nChất béo = (nMuối : 3))
Và có thể liên hệ để tính mol của nhóm CH2 và H2 để làm giảm ẩn trên bài toán
2. Phương pháp giải:
* . Bài tập đốt cháy chất béo:
Quy đổi hỗn hợp thành
CO
toàn C: 51x +y =
15H31COO)3C3H5 (x) + O2
2
KhiCgiải
bài tập cần sử dụng linh hoạt
các
phương Bảo
pháp:
H2O
Bảo toàn H: 49x+y-z =
2 (y)
- BảoCH
toàn
nguyên tố C
Bảo toàn e: 290 x +6y-z = 4nO
2 (-z)
- BảoHtoàn

nguyên tố H
- Bảo toàn nguyên tố O
- Bảo toàn electron
(PT bảo toàn e, GV hướng dẫn HS xác định số oxh của các nguyên tố C, H, O
trên mỗi chất trước và sau phản ứng để đưa ra PT)
86dụng với dung dịch kiềm:
*. Bài tập chất béo tác

2

51

+1

-2

C15H31COO)3C3H5 = C51 H98 O6 (x)
+4
C15H31COO)3C3H5 (x)
C15H31COONa (3x)
CO2
-2
CH2 y
+ NaOH 3x
CH2 (y ) 4n + C3H5(OH)3
CH2
y
+
O
290x

+6y-z= O
2
+1
-2
H2 -z
H
x
2 (-z)
H2
-z
Hm2O
mC H COONa  mCH 
H
mmuối =
98
*. Bài tập chất béo tác dụng với H2 hoặc
dung dịch Br2
57
C15H31COO)3C3H5 x
C15H31COO)3C3H5 x+ 4
Nếu Chất béo C17H35COO)3C3H5 = C57 H110 O6 (x )
CO2
CH2
y
+ H2
z = nH pu
∑ n
= 57 * = 316 x
H2 e (-) -z
CH2 (y)

2

15

31

2

2

2

C15H31COO)3C3H5 x
CH2 y
H2 -z

C15H31COO)3C3H5 (x)
+ Br2:

CH2
H2
Br2

y
-z

z = nBr pu
2

3. Bài tập vận dụng:

Câu 1. (Đề MH lần I – 2017 Bộ GD &ĐT ) Đốt cháy hoàn toàn a gam
triglixerit X cần vừa đủ 4,83 mol O2, thu được 3,42 mol CO2 và 3,18 mol H2O.
6


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2021 - 2022

Mặt khác, cho a gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được b gam
muối. Giá trị của b là
A. 53,16.
B. 57,12.
C. 60,36.
D. 54,84.
Hướng dẫn giải :
Quy đổi hỗn hợp và sơ đồ PU
(C15H31COO)3C3H5 x
+O2 :4,83
CO2 : 3,42 mol
CH2
y
H2O : 3,18
H2
-z
+NaOH
C15H31COONa 3x
CH2
y + C3H5(OH)3
H2
-z
x

Muối
Từ dữ kiện bài ra ta có các PT:
BT Oxi:
6x + 4,83.2 = 3,42.2 + 3,18
(1)
BT Cacbon:
51x + y = 3,42
(2)
BT Hidro :
96x + 2y -z = 3,18.2
(3)
Giải hệ 1,2,3
x = 0,06 , y = 0,36 , z= 0,12
Thay x,y,z vào
m muối = 278 . 0,18 + 14 . 0,36 -2.0,12 = 54,84 g .
Đáp án D
(Có thể hướng dẫn HS chỉ dùng PT Bảo tồn O rồi dùng BT khối lượng để tính)
Câu 2. Xà phịng hóa hồn tồn a gam hỗn hợp E gồm các triglixerit bằng dung
dịch NaOH, thu được glixerol và m gam hỗn hợp X gồm các muối của axit oleic
và stearic. Hiđro hóa hồn tồn a gam E, thu được 71,20 gam hỗn hợp chất Y.
Mặt khác, a gam E tác dụng vừa đủ với 0,12 mol Br2. Giá trị của m là
A. 73,20.
B. 70,96.
C. 72,40.
D. 73,80.
Hướng dẫn giải:
Quy đổi hỗn hợp và sơ đồ PU

(C17H35COO)3C3H5: x mol
H2

-z

+ NaOH: 3 x
+ H2

C17H35COONa :3 +C3H5(OH)3
H2
:- z
x
Muối
(C17 H35COO)3C3H5 x: 71,2 g

+ Br2: 0,12
Từ dữ kiện bài ra ta có:
z = 0,12
x= 0,08

( nH  nBr )
2

2

m = 306 .3.0,08 – 2.0,12 = 73,2 g. Đáp án A
Câu 3. (Đề KS THPTQG lần I - Sở GD & ĐT Thanh Hoá 2022)
Cho 34,46 gam hỗn hợp các triglixerit X tác dụng hoàn toàn với 0,1 mol H 2 thu
được a mol hỗn hợp Y. Đốt cháy hoàn toàn a mol Y thu được CO 2 và 2,09 mol
H2O. Mặt khác, cho a mol Y tác dụng với dung dịch KOH (vừa đủ), thu được
7



Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2021 - 2022

dung dịch chứa m gam muối. Biết a mol Y tác dụng được tối đa với 0,05 mol Br 2
trong dung dịch. Giá trị của m là
A. 37,70.
B. 37,50.
C. 35,78.
D. 35,58.
Hướng dẫn giải: Quy đổi hỗn hợp và sơ đồ PU
(C15H31COO)3C3H5: x mol + H2 : 0,1 (C15H31COO)3C3H5 : x
CH2
y
CH2:
y
+ O2
CO2
H2
-z
H2
-t
H2O :2,09
Y : a mol
34,46 g
+ KOH
+ Br 2 : 0,05
C15H31COOK : 3 x
CH2
:y
H2 :
: -t

m g Muối
Từ dữ kiện bài ra ta có: t =0,05 (Y PU được với d d Br2 nên trong Y vẫn còn H2)
z = 0,1 + 0,05 =0,15
BT nguyên tố H trong Y: 98 x + 2y – 0,05.2 = 2,09 .2 (1)
Tổng khối lượng X:
806 x + 14 y – 0,15 .2 = 34,46 (2)
Giải hệ 1,2
x= 0,04 , y = 0,18
m = 294*3*0,04 + 14*0,18-2*0,05 = 37,7 g . Đáp án A
Câu 4. Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp E chứa hai triglixerit X và Y trong dung
dịch NaOH (đun nóng, vừa đủ), thu được 3 muối C 15H31COONa, C17H33COONa,
C17H35COONa với tỉ lệ mol tương ứng 2,5: 1,75: 1 và 6,44 gam glixerol. Mặt
khác đốt cháy hoàn toàn 47,488 gam E cần vừa đủ a mol khí O2. Giá trị của a là
A. 4,254.
B. 4,296.
C. 4,100.
D. 5,370.
Hướng dẫn giải : Quy đổi hỗn hợp và sơ đồ PU
(C15H31COO)3C3H5 : 1,75 x
C15H31COONa :2,5 x
CH2 :(1,75x.2 + x.2)=5,5x + NaOH C17H33COONa :1,75 x +C3H5(OH)3
H2 : -1,75 x
C17H33COONa : x
1,75 x
+ O2 y mol
X
CO2 :
H2O :
Nếu 47,488g X + O2 : a mol
Từ dữ kiện bài ra ta có :

nCB 

nM 2,5 x  1, 75x  x

 1, 75 x
3
3

Mặt khác : 1,75 x .92 = 6,44
x = 0,04
m X = 806 .1,75.0,04 + 14.5,5.0,04 – 2.1,75.0,04 = 59,36 g
BT nguyên tố Oxi :
y = 5,37 mol
8


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2021 - 2022

Vậy : 59,36 g X cần đốt bởi 5,37 mol O2
47,488 g cần đốt bởi a mol O2

a = 4,296 mol .Đáp án B

Câu 5. Hỗn hợp X gồm 2 triglixerit A và B (M A < MB; tỉ lệ số mol tương ứng là
2: 3). Đun nóng m gam hỗn hợp X với dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung
dịch chứa glixerol và hỗn hợp gồm x gam natri oleat, y gam natri linoleat và z
gam natri panmitat, m gam hỗn hợp X tác dụng tối đa với 18,24 gam brom. Đốt
m gam hỗn hợp X thu được 73,128 gam CO2 và 26,784 gam H2O.
Giá trị của y + z là
A. 22,146.

B. 21,168.
C. 20,268.
D. 23,124.
Hướng dẫn giải: Quy đổi hỗn hợp và sơ đồ PU
+ NaOH :3a
C17H33COONa a1(x g)
(C15H31COO)3C3H5 a
C 17H31COONa b1(yg) +
C3H5(OH)3
CH2
b
+ Br2 : 0,114 mol C15H31COONa c1 (z g)
H2
3a mol
+ O2
CO2 : 1,662 mol
H2O : 1,488 mol
Từ dữ kiện bài ra ta có: c = 0,114
Bảo tồn C: 51a + b = 1,662
(1)
Bảo toàn H: 98a +2b-2*0,114=1,488*2 (2)
Giải hệ 1,2
a = 0,03, b= 0,132
Tiếp theo sử dụng dữ kiện PU với NaOH
Ta có :
a1 +b1+c1 = 3a = 0,09 (1)
a1+2b1 = 0,114
(2) ( BT H2)
2a1+2b1 = 0,132
(3) (BT nhóm CH2)

a1 = 0,018 , b1 = 0,048 , c1 = 0,024
y+z= 0,048*302 + 0,024*278 = 21,168 g. Đáp án B
Dạng 2: Bài toán hỗn hợp chất béo với axit tự do
Ta thường gặp bài toán trong các trường hợp:
- Đốt cháy hỗn hợp chất béo với axit tự do
- Cho hỗn hợp chất béo và axit tự do tác dụng với dung dịch kiềm
- Cho hỗn hợp chất béo và axit tự do tác dụng với dung dịch Br2
1.Thiết lập cách quy đổi:
Trước tiên định hướng HS ôn tập về các axit béo thường gặp,công thức, tên và
M (Phân tử khối) của các axit đó (Điều này giúp HS linh hoạt hơn khi xử lí bài
tập )
Axit Panmitic : C15H31COOH M = 256 đvC
Axit Oleic
: C17H33COOH M = 282 đvC
Axit Steric
: C17H35COOH M = 284 đvC
Sau đó nêu vấn đề:
Nếu ta chuyển chất béo thành chất béo nhỏ nhất thì:
9


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2021 - 2022

(C15H31COO)3C3H5 = (C15H31COO)3C3H5
(C17H35COO)3C3H5 = (C15H31COO)3C3H5 +2CH2
C17H33COO)3C3H5 = (C15H31COO)3C3H5 + 2CH2 –H2
(C17H31COO)3C3H5 = (C15H31COO)3C3H5 + 2CH2 –2H2
Và chuyển chất béo nhỏ nhất thành axit béo nhỏ nhất thì:
(C15H31COO)3C3H5 = 3C15H31COOH +C3H2
Do vậy khi gặp bài tập hỗn hợp chất béo và axit tự do ta thường quy đổi thành

C15H31COOH (x), CH2 (y), H2 (-z) C3H2 (t)
2. Phương pháp giải:
* Bài toán 1: Đốt cháy hỗn hợp chất béo và axit tự do (X)
C15H31COOH x
CH2
y
+ O2
CO2
Bảo toàn C: nCO  16x  y  3t
H2
-z
H2O
Bảo toàn H: 2nH O  32x  2 y  2 z  2t
C3H2
t
Bảo toàn e:92x + 6y -2z +14t =4 nO
Tương tự dạng 1 nhấn mạnh HS sử dụng linh hoạt phương pháp bảo toàn
nguyên tố C,H,O và phương pháp bảo tồn e
PT bảo tồn e, GV có thể hướng dẫn HS xác định số oxh của các nguyên tố C,
H, O trên mỗi chất trước và sau phản ứng để đưa ra PT
Nếu quy hỗn hợp thành: C17H35COOH (x), CH2 (y), H2 (-z), C3H2 (t)
Thì PT bảo tồn e: 100x + 6y-2z+14t =4 nO
* Bài tốn 2: hỗn hợp chất béo và axit tự do (X) + tác dụng dd NaOH (KOH)
C15H31COOH x
C15H31COONa x
CH2
y
+ NaOH x
CH2
y

H2
-z
H2
-z
+
C3H5(OH)3
C3H2
t
Muối
t
* Bài toán 3: hỗn hợp chất béo và axit tự do (X) + H2 hoặc Br
C15H31COOH x
C15H31COOH x
CH2
y
+ H2
CH2
y
z=
H2
-z
C3H2
t
C3H2
t
Phản ứng với d d Br2
z = nBr PU
Lưu ý:
- H2 mất đi khi có chất béo khơng no Nên đặt số mol H2 là âm (-z)
- Vì cách thiết lập quy đổi là tương đối nên một số bài tập khi giải cho thêm giá

trị y là âm (-y) (Khi gặp các vấn đề như vậy vẫn tính tốn bình thường và tìm
kết quả cuối cùng - tránh HS băn khoăn khi giải bài tập)
- Nếu bài toán cho biết trong chất béo chỉ chứa gốc axit C 17: axit steric
C17H35COOH, axit Oleic C17H33COOH, axit linoleic C17H31COOH…..
Khi quy đổi khơng cịn nhóm CH2 (do khơng có sự chênh lệch về số ngun tử
C)
2

2

2

2

2

10


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2021 - 2022

- Nếu bài toán cho rõ tỉ lệ mol ban đầu ta viết lại chất ban đầu sau đó mới quy
đổi để dễ dàng liên hệ với tỉ lệ mol.
Và có thể liên hệ để tính mol của nhóm CH 2 và H2 để làm giảm ẩn trên bài
tốn
- Sau khi tính được các chất trong quy đổi, một số bài toán yêu cầu thiết lập CT
của CB hoặc của axit béo để tính khối lượng từng chất, ta cần có mối liên hệ về
mol để lập CT
VD: CT axit béo cần tìm: (C15H31COOH) (CH2)a ( -H2)b ]: x mol
CT Chất béo cần tìm: [(C15H31COO)3C3H5 (CH2)c(-H2)d ]: y mol

Liên hệ từ mol x, y đã biết để XĐ CT của các chất trong bài để tính khối hoặc
tính % lượng mỗi chất
3. Bài tập vận dụng:
Câu 1: (Đề TN THPT QG – 2021) Hỗn hợp E gồm axit oleic, axit panmitic và
triglixerit X (tỉ lệ mol tương ứng là 3: 2: 1). Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần vừa
đủ 4,0 mol O2, thu được CO2 và H2O. Mặt khác, cho m gam E tác dụng hết với
lượng dư dung dịch NaOH đun nóng, thu được sản phẩm hữu cơ gồm glixerol và
47,08 gam hỗn hợp hai muối. Phần trăm khối lượng của X trong E là
A. 38,72%.
B. 37,25%. C. 37,99%. D. 39,43%.
Hướng dẫn giải:
Cách quy đổi và sơ đồ phương trình
C17H33COOH 3x
C15H31COOH 8x + O2: 4 mol
CO2
C15H31COOH 2x
CH2
2y
H2O
(RCOO)3C3H5 x
H2
-y
+ NaOH: 8x
C3H2
x
C15H31COONa 8x
E
Quy đổi thành
CH2 2y +
C3H5(OH)3:x

H2 -y +H2O : 5x
Muối
Từ dữ kiện bài ra ta có:
278. 8x + 14.2y-2.y = 47,08
(1)
PT khối lượng muối
nO
92.8x + 6.2y-2.y + 14x = 4
= 4.4
(2)
PT bảo toàn e
Giải hệ 1,2
x = 0,02 , y = 0,1
Vậy mE = 47,08 + 92.0,02 + 18.5.0,02-40.8.0,02 = 44,32 g (BT khối lượng)
mX = 44,32 - (282.3.0,02 +256.2.0,02) = 17,16 g
%(X) = 38,72 % . Đáp án A
Câu 2: (Đề MH THPT QG 2022-Bộ GD&ĐT) Hỗn hợp X gồm triglixerit Y và
axit béo Z. Cho m g X phản ứng hoàn toàn với d d NaOH dư thu được sản phẩm
hữu cơ gồm hai muối có cùng số nguyên tử Cacbon và 2,76 g Glixerol. Nếu đốt
cháy hết m g X thì cần vừa đủ 3,445 mol CO 2 thu được 2,43 mol CO2 và 2,29 mol
H2O. Khối lượng của Y trong m g X là
A. 26,34
B. 26,70
C. 26,52
D. 24,90
Hướng dẫn giải Quy đổi hỗn hợp và sơ đồ phương trình:
2

11



Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2021 - 2022

C15H31COOH x + NaOH C15H31COONa
CH2
y
CH 2 + C3H5(OH)3
H2
-z
H2
+ H2O
C3H2 0,03
+ O2 : 3,445
CO2 : 2,43
Quy đổi thành
H2O : 2,29

(RCOO)3C3H5 (Y) 0,03
0,03 RCOO H (Z) 0,04

X
Từ dữ kiện bài ra ta có:
BT Oxi:
x= 0,13
BT Cacbon: 16x + y + 3.0,03 = 2,43
y = 0,26
BT Hidro: 32x + 2y -2z +0,03.2 = 2,29.2
z = 0,08
mX = 37,9 g
Từ mol tìm được có thể suy luận:

- Số nguyên tử C trong muối 18 (y=2x) nên có thêm 2 nhóm CH2
- Trong Z có 2 lk trong gốc h-c (z =2 ) nên Y no
CT Z: C17H31COOH 0,04 CT Y: (C17H35COO)3C3H5: 0,03
m Y = 26,7 g. Đáp án B
(GV có thể hướng dẫn sd cơng thức: (k-1). nx = nCO  nH O để tìm CT)
Câu 3. (Đề TN THPT QG – 2020) Hỗn hợp E gồm axit panmitic, axit stearic và
triglixerit X. Cho m gam E tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu
được 58,96 gam hỗn hợp hai muối. Nếu đốt cháy hết m gam E thì cần vừa đủ 5,1
mol O2, thu được H2O và 3,56 mol CO2. Khối lượng của X trong m gam E là
A. 32,24 gam
B. 25,60 gam
C. 33,36 gam
D. 34,48 gam
Hướng dẫn giải: Quy đổi hỗn hợp và sơ đồ phương trình :
C15H31COONa
C15H31COOH a
C15H31COOH x + NaOH CH2
+ C3H5(OH)3
C17H35COOH b
CH2
y
+H2O
(RCOO)3C3H5 0,04
C3H2
z + O2: 5,1
CO2 : 3,56
H2O : 16x+y+z
E
Quy đổi thành
Theo dữ kiện bài ra ta có:

nH O  16x  y  z
Bảo toàn H:
Bảo toàn O:
2x + 5,1 .2 = 3,56 .2 + 16x + y+z (1)
Bảo toàn C:
16x + y +3z = 3,56
(2)
Khối lượng muối:
278x + 14y = 58,96
(3)
Giải hệ 1,2,3
x = 0,2 , y = 0,24 , z =0,04
2

2

2

X có dạng :  (C15 H 31COO)3 (CH 2 )t  C3H5 : 0,04
Ta có :
2b + 0,04.t = 0,24 ( 1)

a + b = 0,08
(2)


t = 4 thoả mãn. Vậy m X = 34,48 g. Đáp án D
Câu 4. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp E gồm triglixerit và axit béo tự do
cần vừa đủ 32,592 lít O2 (đktc), sau phản ứng thu được 23,184 lít khí CO 2 (đktc)
12



Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2021 - 2022

và 17,10 gam H2O. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 24,12 gam E bằng NaOH
vừa đủ, thu được 25,08 gam một muối của axit béo. Phần trăm khối lượng
triglixerit có trong hỗn hợp E là
A. 83,02%. B. 82,46%. C. 81,90%. D.
78,93%.
Hướng dẫn giải: Quy đổi hỗn hợp và sơ đồ phương trình :
C15H31COONa
RCOOH
a
C15H31COOH x + NaOH CH2
+ C3H5(OH)3
CH2
y
H2
+H2O
(RCOO)3C3H5 0,015
H2
-z + O2 : 1,455
CO2 : 1,035
E
C3H2
t
H2O : 0,95
Từ dữ kiện bài ra ta có:
Bảo tồn O: x= 0,055
Bảo tồn C: 16.0,055 + y + 3t = 1,035

(1)
Bảo toàn H: 32.0,055 + 2y-2z + 2t = 0,95.2 (2)
Bảo toàn khối lượng: mX = 16,08
24,12 16, 06

Ta có tỉ lệ: 25, 08 mM

m Muối = 16,72
Khối lượng muối: 278 .0,055 + 13y -2z = 16,72 (3)
Giải hệ 1,2,3
y = 0,11, z = 0,055, t = 0,015
Vậy a = 0,01
CT Muối RCOONa. MMuối = 304
C17H33COONa
X: (C17H33COO)3C3H5 : 0,015
% X = 82,46%. Đáp án B
Câu 5. Hỗn hợp X gồm axit oleic và triglixerit Y. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X
cần vừa đủ 5,3 mol O2, thu được CO2 và 63 gam H2O. Mặt khác, cho X tác dụng
vừa đủ với dung dịch NaOH, đun nóng, thu được glixerol và hỗn hợp gồm natri
oleat và natri stearat. Số nguyên tử H trong Y là
A. 110.
B. 104.
C. 106.
D. 108.
Hướng dẫn giải:
Quy đổi hỗn hợp và sơ đồ phương trình
+ O2 :5,3
C17H33COOH a
C17H35COOH a+3b
(RCOO)3C3H5 b

H2
-x
C3H2
b
+ NaOH
X

Quy đổi thành

Từ dữ kiện bài ra ta có:
a+ b = 0,1
(1)
Bảo tồn C: = 18(a+3b)+3b = 18a + 57 b
Bảo toàn O: 2(a+3b)+ 5,3.2 = 2.(18a+57b) + 3,5 (2)
Giải hệ 1,2
a = 0,05, b = 0,05
7 – 0,05.34 = 5,3
13

CO2 :18(a+3b)+3b
H2O: 3,5
C17H33COONa
C17H35COONa
H2


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2021 - 2022

Số nguyên tử H trong Y = 5,3: 0,05 =106. Đáp án C
2.3.2.2.3: Bài tập tự luyện:

Câu 1. Hỗn hợp X gồm triglixerit Y và axit béo Z. Cho m gam X phản ứng hoàn
toàn với dung dịch NaOH dư, thu được sản phẩm hữu cơ gồm một muối và 1,84
gam glixerol. Nếu đốt cháy hết m gam X thì cần vừa đủ 2,57 mol O 2, thu được
1,86 mol CO2 và 1,62 mol H2O. Khối lượng của Z trong m gam X là
A. 5,60 gam.

B. 5,64 gam. C. 11,20 gam.

D. 11,28 gam.

Câu 2: (Đề TN THPT QG – 2021) Hỗn hợp E gồm axit oleic, axit panmitic và
triglixerit X (tỉ lệ mol tương tứng là 1: 2: 4). Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần
vừa đủ 7,43 mol O2, thu được CO2 và H2O. Mặt khác, cho m gam E tác dụng hết
với lượng dư dung dịch NaOH đun nóng, thu được sản phẩm hữu cơ gồm
glixerol và 86 gam hỗn hợp hai muối. Phần trăm khối lượng của X trong E là
A. 81,21%.
B. 80,74%.
C. 81,66%.
D.
80,24%.
Câu 3: (Đề KS THPTQG lần 2: Quảng Xương 1-2022) Đốt cháy hoàn toàn
m gam một triglixerit X cần vừa đủ 0,77 mol O 2, sinh ra 0,5 mol H2O. Nếu thủy
phân hoàn toàn m gam X trong dung dịch KOH đun nóng thu được dung dịch
chứa 9,32 gam muối. Mặt khác a gam X làm mất màu vừa đủ 0,12 mol brom
trong dung dịch. Giá trị của a là
A. 25,68.
B. 34,24.
C. 17,12.
D. 51,36.
Câu 4: Câu 38: (Đề KS THPTQG lần 2: Thạch Thành 4 -2022) Hiđro hóa

hồn tồn m gam chất béo X gồm các triglixerit thì có 0,15 mol H 2 đã phản
ứng, thu được chất béo Y. Đốt cháy hoàn toàn Y cần dùng 9,15 mol O 2, thu
được H2O và 6,42 mol CO 2. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn m gam X trong
dung dịch KOH (dư), thu được a gam muối. Giá trị của a là
A. 104,36.
B. 109,74.
C. 103,98.
D.
110,04.
Câu 5. (Đề KS THPTQG lần 2: Tĩnh Gia 4 -2022) Cho m gam hỗn hợp X
gồm các triglixerit tác dụng với dung dịch NaOH (vừa đủ), thu được hỗn hợp
muối Y gồm C17HxCOONa, C17HyCOONa và C15H31COONa (có tỉ lệ mol tương
ứng là 3 : 2 : 1). Đốt cháy hoàn toàn Y cần vừa đủ 1,52 mol O 2, thu được
Na2CO3, H2O và 1,03 mol CO2. Giá trị của m là
A. 17,34.
B. 17,80.
C. 17,48.
D. 17,26.
Câu 6: Đề thi KS THPTQG từ Mega Book-Internet) Đốt cháy hoàn toàn hỗn
hợp gồm chất béo X (x mol) và chất béo Y (y mol) (M X > MY) thu được số mol
CO2 nhiều hơn số mol nước là 0,15. Mặt khác cùng lượng hỗn hợp trên tác dụng
tối đa với 0,07 mol Br2 trong dung dịch. Biết thủy phân hoàn toàn X hoặc Y đều
thu được muối của axit oleic và axit stearic. Tỷ lệ x : y có giá trị gần nhất với
giá trị nào sau đây?
A. 0,4.
B. 0,3.
C. 0,5.
D. 0,2.
14



Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2021 - 2022

Câu 7: Đề thi KS THPTQG 2021 từ Mega Book-Internet) Đốt cháy hoàn
toàn 21,40 gam triglixerit X thu được CO 2 và 22,50 gam H2O. Cho 25,68 gam X
tác dụng với dung dịch KOH vừa đủ, thu được glixerol và m gam muối. Mặt
khác 25,68 gam X tác dụng được tối đa với 0,09 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị
của m là
A. 27,96.
B. 23,30.
C. 30,72.
D. 24,60.
Câu 8: Đề thi KS THPTQG 2021 từ Mega Book-Internet) Hỗn hợp X gồm
axit oleic và triglixerit Y. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X cần vừa đủ 10,6 mol O 2,
thu được CO2 và 126 gam H2O. Mặt khác, cho 0,12 mol X tác dụng với dung
dịch NaOH vừa đủ, đun nóng, thu được glixerol và m gam hỗn hợp gồm natri
oleat và natri stearat. Giá trị của m là
A. 60,80.
B. 122,0.
C. 73,08.
D. 36,48.
Câu 9: Đề thi KS THPTQG 2022 từ Mega Book-Internet) Hỗn hợp E gồm
axit panmitic, axit stearic và triglixerit X. Cho m gam E tác dụng hoàn toàn với
dung dịch NaOH dư, thu được 88,44 gam hỗn hợp hai muối. Nếu đốt cháy hết m
gam E thì cần vừa đủ 7,65 mol O 2, thu được H2O và 5,34 mol CO2. Khối lượng
của X trong m gam E là
A. 48,36 gam.
B. 51,72 gam.
C. 53,40 gam. D. 50,04 gam.
Câu 10. (Đề thi KS THPTQG lần 3 - 2022 THPT Cẩm Thuỷ 3 Hỗn hợp X

gồm ba chất béo đều được tạo bởi glixerol và hai axit oleic và stearic. Đốt cháy
hoàn toàn 0,15 mol X cần dùng 12,075 mol O2, thu được CO2 và H2O. Xà phịng
hóa 132,9 gam X trên với dung dịch KOH vừa đủ, thu được m gam muối. Giá trị
của m là
A. 144,3.
B. 125,1.
C. 137,1.
D. 127,5.
2.4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
2.4.1: Đối với học sinh:
- Có cách giải chung cho tất cả các bài tập chất béo thành dạng cụ thể giúp
HS có định hướng và khơng bị phân tán khi gặp bài tập đồng thời giúp HS linh
hoạt các phương pháp Hoá học
- Học sinh thấy hứng thú hơn tự tin hơn khi học môn học.
- Học sinh vận dụng tốt hơn các kiến thức lý thuyết đã học để giải quyết
các vấn đề trong bài tập
- HS giải bài tập chất béo nhanh hơn tốn ít thời gian hơn
- Kích thích học sinh tìm tịi, tham khảo các tài liệu có trong sách giáo
khoa, các đề thi THPTQG các năm trước và các đề thi thử của năm 2019, 2020,
2021 trong sách bộ đề trắc nghiệm luyện thi THPTQG năm 2019, 2020, 2021
tập 1,2 của NXBGD và internet… có liên quan đến chất béo.
2.4.2. Đối với giáo viên:
15


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2021 - 2022

- Giúp các giáo viên đang quan tâm đến dạng bài tập chất béo tìm kiếm,
nghiên cứu tập hợp các dạng bài tập và tài liệu liên quan đỡ tốn nhiều thời gian
và công sức.

- Giúp GV sử dụng hệ thống bài tập làm bài tập về chất béo trong đề
kiểm tra KS THPT QG bám sát đề Minh hoạ của Bộ GD & ĐT năm 2022
- Các giáo viên nhận định việc đưa các bài tập chất béo và một số phần
mới, lạ khó, cần phân dạng chi tiết, cụ thể là rất cần thiết và nên sử dụng trong
chương chình THPT thành tiết học hay chuyên đề.
2.4.3. Kết quả đối chứng:
Thực tế giảng dạy ở hai nhóm
Nhóm 1: Nhóm thực nghiệm: Mục tiêu ơn 8 + trong đề THPTQG
NHóm 2: Nhóm đối chứng
Cho thấy các nhóm HS được hướng dẫn và khơng hướng dẫn đề tài có sự khác
nhau rõ rệt.
Cụ thể là sau khi làm bài khảo sát trong lớp 12A1 THPT Cẩm Thuỷ 3 với 10
câu tự luyện về phần chất béo thì có kết quả như sau:
Lớp
12A1
Nhóm
thực
nghiệm
Nhóm
đối
chứng

Số
lượn
g
15

18

TT


Số HS
Số HS
Số HS làm
làm được
làm được
được 9
10
7-8

Số
lượng

2

3

Tỷ lệ

13.33 %

20 %

0

0

0

0


Số
lượng
Tỷ lệ

4

Số HS làm
được 5 -6
6

26,6 7%
0
0

40 %
0
0

Tỉ lệ số học sinh làm được câu vận dụng về bài tập chất béo ở nhóm dạy
mục tiêu 8 + (Nhóm thực nghiệm tại lớp 12A1) trong đề thi THPTQG tăng lên
rõ nét, các em khơng cịn sợ dạng bài tập mới lạ khó này mà trở nên tự tin đối
mặt với thử thách và u thích ở mơn học học hơn, số lượng HS đạt 8 + khi làm
bài KS trong đề thi THPTQG có gia tăng hơn.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. KẾT LUẬN:
Qua thời gian nghiên cứu vận dụng đề tài, tôi đã rút ra một số kinh nghiệm
sau:
- Giúp học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động tìm kiếm kiến thức thơng
qua lý thuyết để vận dụng vào bài tập, giúp kiến thức và kĩ năng của các em

được củng cố một cách vững chắc, kết quả học tập không ngừng được nâng cao.
16


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2021 - 2022

Học sinh đã thực sự chủ động, khơng cịn gượng ép, đã biết tự lĩnh hội tri thức
cho mình, từ đó tạo niềm say mê và hứng thú trong học tập môn hóa học.
- Sử dụng đề tài giúp học sinh chủ động tìm kiếm kiến thức, rèn luyện kĩ năng tự
học tự tìm kiếm các dạng bài tập liên qua trên mạng Internet, sách tham khảo, đề
thi THPT QG tham khảo của các trường
- Nội dung nêu trong đề tài có khả năng phát huy tốt năng lực tư duy độc lập của
học sinh, làm cho khơng khí học tập của học sinh hào hứng và sôi nổi hơn.
Dựa vào mục đích, nhiệm vụ của đề tài, tơi nhận thấy đề tài đã căn bản hoàn
thành được những vấn đề sau:
1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài.
2. Xây dựng được hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách qua có nội dung
liên quan đến nhiều đề thi minh họa, đề thi thử THPT QG của Bộ và các trường
THPT, phục vụ cho việc ôn luyện của HS 12
3. Kết quả thực nghiệm sư phạm: đề tài là cần thiết và có tính hiệu quả.
Học sinh cảm thấy hứng thú tự tin và u thích học mơn học hơn,giúp HS có kỹ
năng giải bài tập chất béo, giải nhanh hơn tốn ít thời gian hơn trong bài tập chất
béo.
3.2. KIẾN NGHỊ:
Qua q trình giảng dạy bộ mơn cũng như nghiên cứu đề tài tơi có một số
đề xuất sau:
1. Nhà trường cần tăng buổi sinh hoạt chuyên môn để GV cùng trao đổi
về những vấn đề mới, khó, thơng dụng trong các đề thi THPT QG.
2. Giáo viên nên đưa nhiều hơn và nội dung phong phú hơn các dạng bài
tập mới lạ khó vào q trình giảng dạy.

3. Giáo viên nên trình chiếu hình ảnh, liên hệ thực tế với những hóa chất
sử dụng trong bài nhằm tăng thêm sự chú ý và hứng thú học tập cho học sinh.
4. Nên tăng cường số lượng và chất lượng các bài tập gắn với kỹ năng tự
học tự nghiên cứu của HS trong kiểm tra, đánh giá.
5. Nên đấu mối giao lưu với các GV THCS trên địa bàn để cùng chia sẻ và
định hướng trong việc giảng dạy bộ môn nhằm cải thiện chất lượng đầu vào
THPT ở bộ mơn Hố học
6. Nên bổ sung mơn thi vào kỳ thi vượt cấp giúp HS THCS có nền tảng
vững chắc hơn ở môn học.
Trên đây mới chỉ là một số vấn đề ,một phương pháp giải trong muôn vàn
vấn đề và cách giải bài tập về chất béo. Mặc dù đã cố gắng trong quá trình thực
hiện đề tài, nhưng do vốn kinh nghiệm bản thân chưa nhiều nên chắc chắn cịn
nhiều thiếu sót, bản thân rất mong muốn nhận được sự thơng cảm, góp ý, chia sẻ
của q đồng nghiệp và bạn đọc để đề tài được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 05 năm 2022
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, khơng sao chép nội dung của người
17


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2021 - 2022

khác.
Người viết:

Phạm Thị Hoàn


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Sách giáo khoa, Sách bài tập Hóa học 12
NXB Giáo dục.
2. Sách giáo viên Hóa học 12
NXB Giáo dục.
3.Hướng dẫn giải nhanh bài tập chất béo - Nguyễn Khắc Ngọc - Nguồn Internet
4. Hướng dẫn giải nhanh bài tập chất béo - ths Nguyễn Phú Hoạt - Nguồn
Internet
5. Video: Giải BT chất béo GV Phạm Thanh Tùng - nguồn Internet
6.Video: Phương pháp giải bài tập chất béo -Vũ Khắc Ngọc - youtube nguồn
Internet.
7. Đề thi THPTQG các năm và đề minh họa các năm 2019, 2020, 2021, 2022
8. Bộ đề trắc nghiệm luyện thi THPTQG năm 2019, 2020, 2021 tập 1,2 NXB
Giáo dục
9.Đề thi KS THPT QG 2022 trên địa bàn Tỉnh Thanh Hoá
10.Đề thi KS bám sát cấu trúc đề minh hoạ 2022-Ths Lê Quang Nhựt -Nguồn
Internet

18


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2021 - 2022

19


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2021 - 2022


TƯ LIỆU BÀI DẠY

Báo cáo SKNK trước tổ -nhóm chun mơn


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2021 - 2022

Thảo luận trước tổ -nhóm CM


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2021 - 2022

Giờ dạy thử nghiệm tại lớp 12A1



×