Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

nghiên cứu các biện pháp kích thích sinh sản ếch thái lan (rana rugulosa)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (390.43 KB, 47 trang )




TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN






TRẦN TRƯỜNG GIANG







NGHIÊN CỨU CÁC BIỆN PHÁP KÍCH THÍCH
SINH SẢN ẾCH THÁI LAN (Rana rugulosa)






LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH BỆNH HỌC THỦY SẢN










2006



Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Luận văn tốt nghiệp đại học chuyên ngành Bệnh học thủy sản:
Nghiên cứu các biện pháp kích thích sinh sản Ếch Thái Lan (Rana rugulosa)

Cán bộ hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
TS.Bùi Minh Tâm Trần Trường Giang
ThS.Nguyễn Văn Triều
ii

TÓM TẮT

Đề tài đã nghiên cứu quá trình thành thục của Ếch Thái Lan (Rana rugulosa) khi
nuôi bằng các loại thức ăn khác nhau. Sự biến đổi sức sinh sản tuyệt đối, sức sinh
sản tương đối; từ đó cho phép đánh giá mức độ thành thục của Ếch Thái Lan,
nguồn và lượng thức ăn phù hợp cho quá trình nuôi vỗ Ếch Thái Lan.
Đề tài đã nghiên cứu ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau khi nuôi vỗ đến
kết quả sinh sản của Ếch Thái Lan. Từ đó tím ra nguồn thức ăn thích hợp đem lại
hiệu quả sinh sản cao nhất.
Đề tài cũng tiến hành nghiên cứu việc sừ dụng kích dục tố LHR-Ha với các liều

lượng khác nhau khi cho Ếch Thái Lan sinh sản. Từ đó xác định liều lượng kích
dục tố thích hợp, tạo sự chủ động trong việc sản xuất giống Ếch Thái Lan.


















Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Luận văn tốt nghiệp đại học chuyên ngành Bệnh học thủy sản:
Nghiên cứu các biện pháp kích thích sinh sản Ếch Thái Lan (Rana rugulosa)

Cán bộ hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
TS.Bùi Minh Tâm Trần Trường Giang
ThS.Nguyễn Văn Triều
iii

MỤC LỤC

Trang
Chương 1: Giới thiệu 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục đích của đề tài 2
1.3 Nội dung của đề tài 3
Chương 2: Lược khảo tài liệu 4
2.1 Đặc điểm sinh học của Ếch Thái Lan 4
2.1.1 Phân loại 4
2.1.2 Hình thái 4
2.1.3 Phân bố 5
2.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng 5
2.1.5 Đặc điểm sinh trưởng 6
2.1.6 Đặc điểm sinh sản 6
2.2 Một số yếu tố tác động đến quá trinh sinh sản và đời sống của Ếch 8
2.3 Tình hình nuôi Ếch trong và ngoài nước 8
2.3.1 Tình hình nuôi Ếch trong nước 8
2.3.2 Tình hình nuôi Ếch ngoài nước 9
Chương 3: Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 10
3.1 Vật liệu nghiên cứu 10
3.2 Phương pháp nghiên cứu 10
3.2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 10
3.2.2 Đối tượng nghiên cứu 10
3.2.3 Nuôi vỗ Ếch bố mẹ 10
3.2.4 Chuẩn bị bể cho Ếch sinh sản 11
3.2.5 Chọn Ếch cho sinh sản 11
3.2.6 Bố trí thí nghiệm 12
3.2.7 Quản lý 13
3.3 Phương pháp thu thập, xử lý và tinh toán số liệu 13
3.3.1 Các số liệu cần thu thập 13
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Luận văn tốt nghiệp đại học chuyên ngành Bệnh học thủy sản:
Nghiên cứu các biện pháp kích thích sinh sản Ếch Thái Lan (Rana rugulosa)

Cán bộ hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
TS.Bùi Minh Tâm Trần Trường Giang
ThS.Nguyễn Văn Triều
iv

3.3.2 Công thức tính 14
3.3.3 Phân tích số liệu 15
Chương 4: Kết quả và thảo luận 16
4.1 Nghiên cứu sự ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau khi nuôi
vỗ đến kết quả sinh sản của Ếch 17
4.1.1 Kết quả nuôi vỗ 17
4.1.2 Kết quả sinh sản 18
4.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của kích dục tố LHR-Ha với các liều lượng
khác nhau đến kết quả sinh sản 21
4.2.1 Bố trí thí nghiệm 21
4.2.2 Kết quả sinh sản 22
Chương 5: Kết luận và đề xuất 25
5.1 Kết luận 25
5.2 Đề xuất 25
Tài liệu tham khảo 26
Phụ lục 27















Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Luận văn tốt nghiệp đại học chuyên ngành Bệnh học thủy sản:
Nghiên cứu các biện pháp kích thích sinh sản Ếch Thái Lan (Rana rugulosa)

Cán bộ hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
TS.Bùi Minh Tâm Trần Trường Giang
ThS.Nguyễn Văn Triều
v

DANH SÁCH BẢNG VÀ HÌNH
Trang
DANH SÁCH BẢNG
Bảng 4.1: Số liệu tăng trọng và FCR trong thí nghiệm nuôi vỗ 17
Bảng 4.2: Kết quả SS của Ếch khi nuôi vỗ bằng các loại thức ăn khác nhau 18
Bảng 4.3: Kết quả SS bằng kích dục tố LRH-A qua 2 đợt 22
DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1: Vòng đời phát triển của Ếch đồng 7
Hình 4.1.a: Ếch đực có 2 túi phát âm đậm ở dưới càm 16
Hình 4.1.b: Ếch đực (trái) và Ếch cái 16
Hình 4.2 : Ếch cái (trái) và Ếch đực sau khi giải phẫu 16
Hình 4.3.a: Ếch cái sau khi giải phẫu 16
Hình 4.3.b: Buồng trứng của Ếch cái 16

Hình 4.4.a: Ếch đực thành thục tốt có túi phát âm đậm, ôm lấy ngón tay 17
Hình 4.4.b: Buồng tinh của Ếch đực 17
Hình 4.5.a: Cách chích kích dục tố LRH-A cho Ếch 21
Hình 4.5.b: Ếch đực (trái) và Ếch cái đạt tiêu chuẩn chon lựa 21














Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Luận văn tốt nghiệp đại học chuyên ngành Bệnh học thủy sản:
Nghiên cứu các biện pháp kích thích sinh sản Ếch Thái Lan (Rana rugulosa)

Cán bộ hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
TS.Bùi Minh Tâm Trần Trường Giang
ThS.Nguyễn Văn Triều
vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ĐK: Đường kính.

ĐBSCL: Đồng bằng Sông cứu long.
SSS: Sức sinh sản.
ĐHCT: Đại học Cần Thơ.
HSTT: Hệ số thành thục.
W: khối lượng.
FCR: Hệ số thức ăn.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Luận văn tốt nghiệp đại học chuyên ngành Bệnh học thủy sản:
Nghiên cứu các biện pháp kích thích sinh sản Ếch Thái Lan (Rana rugulosa)
Cán bộ hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
Bùi Minh Tâm Trần Trường Giang
Nguyễn Văn Triều

1

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là một trong những vùng đồng bằng
quan trọng của nước ta. Không chỉ có nhiệm vụ chiến lược là “vựa lúa của cả
nước” mà ĐBSCL còn là một vùng có ngành Thủy sản rất phát triển. Trong
những năm gần đây, cùng với sự phát triển của thủy sản cả nước thì ngành
thủy sản của ĐBSCL cũng đã có sự đóng góp quan trọng đáng kể vào thành
tích chung đó.
ĐBSCL có diện tích 3,9 triệu ha, trong đó diện tích nước ngọt chiếm hơn
600.000 ha. Đây là vùng có địa thế tương đối bằng phẳng, hệ thống sông
ngòi chằng chịt và khí hậu ôn hòa với hai mùa mưa nắng rõ rệt. Nuôi cá nước
ngọt đã và đang chiếm vị trí quan trọng tại đây như nghề nuôi cá tra, cá basa,
tôm càng xanh, cá lóc, cá rô đồng, cá sặc rằn (Nguyễn Văn Long, 2004) .

Bên cạnh một số loài cá nước ngọt có giá trị kinh tế như trên thì hiện nay một
số hộ nông dân có xu hướng chuyển sang nuôi các loài thủy đặc sản như
lươn, ếch, rắn ri voi, ba ba,… Trong đó, ếch đang là đối tượng được quan
tâm nghiên cứu và sản xuất nhiều nhất.
Ếch không những là thực phẩm ngon, bổ được nhiều người ưa thích mà còn
là đối tượng hữu ích trong nông nghiệp như tiêu diệt côn trùng, sâu bọ. Ngoài
ra nó còn góp phần quan trọng vào các thí nghiệm về thần kinh và sinh lý học
(Nguyễn Hữu Đảng, 2004).
Tại Việt Nam, ếch được nuôi vào đầu những năm 60 với giống ếch bò Nam
Mỹ (Rana catesbeiana) nhập từ Cuba. Tuy nhiên, việc nuôi loài ếch này đem
lại hiệu quả không cao (Trần Kiên, 1996).
Sau đó, Miền Bắc lại bắt đầu nuôi ếch theo quy mô hộ gia đình với giống ếch
đồng Việt Nam (Rana tigrina) và mô hình này cũng cho kết quả ban đầu. Từ
đó, ngày càng có nhiều hộ gia đình nuôi ếch đồng trong vườn, bể, ruộng
(Trần Kiên, 1996). Tuy nhiên, hiệu quả của mô hình này chưa cao vì chưa
chủ động được nguồn giống, ếch đồng thuần dưỡng rất khó nên không ăn
được thức ăn viên và tỉ lệ sống của chúng chưa cao.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Luận văn tốt nghiệp đại học chuyên ngành Bệnh học thủy sản:
Nghiên cứu các biện pháp kích thích sinh sản Ếch Thái Lan (Rana rugulosa)
Cán bộ hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
Bùi Minh Tâm Trần Trường Giang
Nguyễn Văn Triều

2

Năm 2001 – 2002 đã có một số hộ ở Thành phố Hồ Chí Minh, An Giang,
Đồng Tháp nhập ếch Thái Lan (Rana rugulosa) về nuôi. Những kết quả ban
đầu cho thấy đây là đối tượng có tiềm năng và có thể phát triển nuôi theo quy
mô công nghiệp trong tương lai. (Lê Thanh Hùng, 2004)

So với ếch đồng Việt Nam thì ếch Thái Lan có nhiều ưu điểm hơn nên được
người dân lựa chọn để nuôi, ếch Thái vì đã được thuần dưỡng nên ăn được
thức ăn viên công nghiệp, khả năng tăng trọng nhanh (sau 4 -5 tháng nuôi đạt
300 – 400 g/con), ít sợ bóng người hơn (Putsate et al., 1996).
Trước nhu cầu thịt ếch ngày càng cao, mô hình nuôi ếch đồng chưa đem lại
hiệu quả như mong đợi thì việc nuôi thâm canh ếch Thái Lan đang là vấn đề
được quan tâm nhiều nhất hiện nay. Muốn phát triển việc nuôi đối tượng này
thì nguồn con giống đang là vấn đề rất cần được nghiên cứu và cần quan tâm
nhiều hơn nữa. Trong khoảng thời gian qua, cũng đã có nhiều công trình, đề
tài nghiên cứu về đặc điểm sinh học cũng như sinh sản của ếch Thái Lan,
nhưng các số liệu cụ thể thì vẫn chưa được công bố.
Góp phần thúc đẩy phát triển nghề nuôi thủy đặc sản nói chung và nghề nuôi
ếch Thái nói riêng, nhằm tăng hiệu quả kinh tế cho người nông dân, tạo sự đa
dạng đối tượng nuôi cho các nông hộ; đề tài “Nghiên cứu các biện pháp
kích thích sinh sản ếch Thái Lan (Rana rugulosa)” được thực hiện. Hi
vọng kết quả của đề tài này sẽ giúp ích cho nghề nuôi ếch Thái Lan.
1.2 Mục tiêu của đề tài
Đề tài được thực hiện nhằm nghiên cứu quá trình thành thục và sinh sản của
ếch Thái Lan khi nuôi vỗ bằng các loại thức ăn và khi sử dụng kích dục tố
LRH-A với các liều lượng khác nhau; nhằm tạo nguồn con giống chủ động
phục vụ cho việc đưa vào nuôi thâm canh đối tượng này.
So sánh các kết quả sinh sản của Ếch Thái Lan với các kết quả của Ếch đồng
hay Ếch Thái Lan của các tác giả khác, từ đó đưa ra những nhận định về tiềm
năng và phương pháp sản xuất giống tốt nhất.



Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Luận văn tốt nghiệp đại học chuyên ngành Bệnh học thủy sản:
Nghiên cứu các biện pháp kích thích sinh sản Ếch Thái Lan (Rana rugulosa)

Cán bộ hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
Bùi Minh Tâm Trần Trường Giang
Nguyễn Văn Triều

3

1.3 Nội dung của đề tài
Dựa vào mục tiêu trên, đề tài tiến hành các nội dung chủ yếu sau:
• Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau khi nuôi vỗ
thành thục đến kết quả sinh sản của Ếch.
• Nghiên cứu ảnh hưởng của kích dục tố LRH-A với các liều lượng
khác nhau đến kết quả sinh sản của Ếch.

















Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Luận văn tốt nghiệp đại học chuyên ngành Bệnh học thủy sản:
Nghiên cứu các biện pháp kích thích sinh sản Ếch Thái Lan (Rana rugulosa)
Cán bộ hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
Bùi Minh Tâm Trần Trường Giang
Nguyễn Văn Triều

4

CHƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm sinh học của ếch Thái Lan
2.1.1 Phân loại
Theo tài liệu của Lê Thanh Hùng (2004) và Trần Kiên, Nguyễn Thái Tự
(1992); thì ếch Thái Lan được phân loại như sau:
Ngành: Chordata
Ngành phụ: Craniae
Bộ: Anura
Bộ phụ: Phaneroglosa
Họ: Ranidae
Giống: Rana
Loài: Rana rugulosa
2.1.2 Hình thái
Về cơ bản thì ếch Thái Lan có hình thái cấu tạo tương tự như ếch đồng Việt
Nam, tuy nhiên có thể phân biệt hai loài này như sau: Ếch Thái Lan có màu
sắc nhạt hơn, kích thước lớn hơn so với ếch đồng, trên vành miệng của ếch
Thái có viền xanh nhạt còn ếch đồng thì không có.
Ếch Thái Lan có mình ngắn và không phân cách với đầu. Chiều dài trung
bình 7 – 13 cm, nặng từ 100 -300 gam. Chân trước có 4 ngón rời nhau, chân
sau dài và khỏe, có 5 ngón dính liền nhau bằng màng mỏng có tác dụng như
một chân bơi trong nước. Ở gốc ngón thứ nhất của chi trước con đực có chai

sinh dục – đây thực ra là một mấu lồi có tác dụng ôm chặt và kích thích con
cái trong mùa sinh sản (Trần Kiên, 1996).
Da là một bộ phận đặc biệt và có vai trò quan trọng đối với đời sống của ếch.
Vì chúng là loài lưỡng cư nên da giữ chức năng hô hấp trong nước hoặc môi
trường ẩm ướt, còn phổi chỉ giúp ếch thở khi lên cạn sống. Dưới da ếch có
rất nhiều túi bạch huyết, là nơi cung cấp nước làm cho da luôn ẩm ướt. Sự hô
hấp qua da đôi khi còn quan trọng hơn sự hô hấp ở phổi. Ví dụ: Ở loài ếch
xanh trong quá trình hô hấp thì có 51% oxy qua da (phổi là 49%), còn bài tiết
CO
2
qua da là 86% (phổi chỉ có 14%). Đối với ếch chỉ cần mất khoảng 15 –
30% lượng nước cơ thể thì ếch sẽ chết (Lê Thanh Hùng, 2004).
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Luận văn tốt nghiệp đại học chuyên ngành Bệnh học thủy sản:
Nghiên cứu các biện pháp kích thích sinh sản Ếch Thái Lan (Rana rugulosa)
Cán bộ hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
Bùi Minh Tâm Trần Trường Giang
Nguyễn Văn Triều

5

Hệ xương của ếch vẫn chưa thật hoàn chỉnh đối với đời sống trên cạn. Chi
tuy đã phát triển nhưng vẫn chưa đủ sức nâng cơ thể khỏi mặt đất. Sọ có
khớp nối với đốt sống cổ đầu tiên, song cử động vẫn còn hạn chế.
Hệ cơ của ếch đã có những biến đổi quan trọng, đã hình thành những bó cơ
riêng biệt và khỏe. Ngoài ra tính phân đốt của cơ thể giảm đi rõ rệt, chỉ còn
vài cơ ngực và cơ lưng (Trần Kiên, 1996)
2.1.3 Phân bố
Ếch thuộc nhóm động vật – nhóm động vật có xương sống đầu tiên sống trên
cạn mặc dù chúng còn giữ được nhiều đặc điểm sống dưới nước.

Trên Thế giới hiện có khoảng 2000 loài ếch nhái (Phạm Trang và Phạm Báu,
1999). Trong đó, họ Ếch là một trong những họ lớn nhất của lớp ếch nhái
gồm có 46 giống và 555 loài (Lê Thanh Hùng, 2004).
Ếch Thái Lan sinh sống chủ yếu tập trung tại bản địa, được nuôi theo qui mô
hộ gia đình và trang trại. Hiện nay cũng đã có nhiều quốc gia trong đó có
Việt Nam nhập loài ếch này về nuôi, từ đó mở rộng vùng phân bố của chúng.
Sự phân bố địa lý của Lớp lưỡng thê khá hẹp so với những nhóm động vật có
xương sống khác. Đa số các loài sống ở vùng nhiệt đới có nhiệt độ và độ ẩm
cao quanh năm. Chỉ một số sống ở vùng ôn đới. Thiếu hẳn ở các địa cực; chỉ
một số loài chịu được nồng độ muối thấp. Điều này chứng tỏ rằng lưỡng thê
không có khả năng chịu đựng môi trường khô ráo, nhiệt độ thấp (Trần Kiên
và Nguyễn Thái Tự, 1992).
2.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng
Ếch có khe miệng rộng và khoang miệng lớn, vì thế chúng có thể nuốt con
mồi có kích cỡ lớn. Lưỡi có hệ cơ riêng nên có thể cử động được, phần trước
lưỡi dính vào thềm miệng và phần sau hướng về phía trong họng, do đó
chúng dễ dàng phóng lưỡi đớp con mồi. Các tuyến nhờn trong xoang miệng
có tác dụng làm trơn thức ăn. Răng ếch nhỏ, hình nón có tác dụng giữ con
mồi (Bùi Minh Tâm, 1999).
Thực quản ngắn, không phân biệt với dạ dày, thành thực quản có nhiều tuyến
nhờn và tuyến vị tiết acid, men pepsin. Dạ dày ếch có hệ cơ khỏe và các
tuyến tiêu hoá. Ruột cuộn lại thành nhiều vòng, không phân biệt ruột trước
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Luận văn tốt nghiệp đại học chuyên ngành Bệnh học thủy sản:
Nghiên cứu các biện pháp kích thích sinh sản Ếch Thái Lan (Rana rugulosa)
Cán bộ hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
Bùi Minh Tâm Trần Trường Giang
Nguyễn Văn Triều

6


và ruột giữa, nhưng ruột sau (trực tràng) phân biệt rõ hơn và là nơi chứa phân
(Trần Kiên, 1996).
Ếch là loài bắt mồi thụ động và ăn mồi sống. Chúng thường ngồi quan sát
con mồi di chuyển rồi phóng lưỡi đớp con mồi. Đối với ếch Thái còn có đặc
điểm quan trọng nữa là do được thuần dưỡng nên chúng ăn được thức ăn
công nghiệp, đây là điểm quan trọng để có thể nuôi chúng với qui mô thâm
canh. Hàm lượng protein trong thức ăn thay đổi tùy theo giai đoạn (dao động
trong khoảng 25% cho giai đoạn ếch thương phẩm và 40% cho giai đoạn ếch
con) (Putsatee and Veerote, 1996).
2.1.5 Đặc điểm sinh trưởng
Vòng đời của ếch Thái Lan có thể chia thành bốn giai đoạn: trứng, nòng nọc,
ếch con và ếch trưởng thành.
Đến mùa sinh sản, ếch đực - cái thành thục và bắt cặp đẻ trứng trong môi
trường nước. Trứng dính vào nhau thành từng mảng nhờ màng nhầy của
trứng. Sau khi nở, nòng nọc sống hoàn toàn trong nước và thở bằng mang.
Khi nòng nọc biến thái thành ếch con thì thở bằng da, phổi và vừa sống nước
vừa sống cạn (Bùi Minh Tâm, 1999).
Sau khi nở 3 ngày thì bắt đầu cho nòng nọc ăn (3 ngày đầu dinh dưỡng bằng
noãn hoàng), thức ăn chủ yếu của nòng nọc là động vật phù du, cá bột các
loại. Từ giai đoạn ếch con đến ếch trưởng thành thì cho ăn thức ăn công
nghiệp. Ngoài ra đặc điểm quan trọng ở loài này cần được quan tâm là tính
ăn lẫn nhau từ lúc nhỏ cho đến lớn (Lê Thanh Hùng, 2004).
Trứng ếch Thái nở sau khi đẻ 18 – 38 giờ. Thời gian biến thái của nòng nọc
là 28 – 36 ngày sẽ thành ếch con. Và thời gian nuôi thành phẩm khoảng 4 – 5
tháng, lúc này trọng lượng ếch khoảng 300 – 400 g/con (Hương Cát, 2005).
2.1.6 Đặc điểm sinh sản
Tương tự ếch đồng, ếch Thái Lan cũng thường sinh sản vào đầu mùa mưa, có
khả năng sinh sản 2 – 3 lứa/năm. Đến mùa sinh sản, con đực sẽ phát ra tiếng
kêu báo hiệu và con đực nào kêu lớn tiếng sẽ được con cái tìm đến ghép đôi.

Thời điểm bắt cặp và đẻ trứng kéo dài từ nửa đêm đến lúc gần sáng.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Luận văn tốt nghiệp đại học chuyên ngành Bệnh học thủy sản:
Nghiên cứu các biện pháp kích thích sinh sản Ếch Thái Lan (Rana rugulosa)
Cán bộ hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
Bùi Minh Tâm Trần Trường Giang
Nguyễn Văn Triều

7

Ếch đực trên 1 năm tuổi thì mới có khả năng tham gia sinh sản, đối với con
cái là 6 – 8 tháng tuổi. Cách phân biệt đực, cái như sau: Ếch đực có hai túi
phát âm ở dưới càm, có chai sinh dục ở gốc ngón chi trước còn con cái không
có, con đực có kích thước và khối lượng nhỏ hơn con cái (Bùi Minh Tâm,
1999).
Ếch đẻ trứng trong nước và thụ tinh ngoài, tùy theo kích cỡ con cái mà số
lượng trứng đẻ ra khác nhau (dao động 3000 – 6000 trứng/lần sinh sản).
Theo Lê Thanh Hùng (2004), số lượng trứng sinh sản trung bình của ếch
đồng là 860 trứng (tỉ lệ nở 80%), còn ếch Thái Lan là 1200 trứng (tỉ lệ nở
100%).
Trứng ếch phân cắt kiểu không hoàn toàn và không đều. Trứng ếch gồm có
hai mặt, mặt màu đen hướng lên trên gọi là cực động vật, còn mặt màu trắng
quay xuống là cực thực vật (Lê Thanh Hùng, 2004).
Vòng đời phát triển của ếch đồng Việt Nam từ giai đoạn nòng nọc đến
trưởng thành như sau:

Hình 2.1: Vòng đời phát triển của Ếch đồng.
Thời gian biến thái khoảng 40 –50 ngày (Trần Kiên, 1996)

Ếch bố mẹ

Trứng

Nòng nọc
mang ngoài
Nòng
nọc
mang
trong
Nòng nọc hai
chân sau
Nòng nọc hai
chân trước

Ếch con
Ếch
trưởng
thành
(7 – 8 giờ)
(2 – 6 ngày)
(8 - 11 ngày)
(4 - 8 ngày) (4 - 8 ngày)
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Luận văn tốt nghiệp đại học chuyên ngành Bệnh học thủy sản:
Nghiên cứu các biện pháp kích thích sinh sản Ếch Thái Lan (Rana rugulosa)
Cán bộ hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
Bùi Minh Tâm Trần Trường Giang
Nguyễn Văn Triều

8


2.2 Một số yếu tố tác động đến quá trình sinh sản và đời sống của ếch
Ếch là loài tương đối đặc biệt, chúng vừa sống trên cạn vừa sống dưới nước.
Da ếch là một bộ phận quan trọng và có vai trò đặc biệt trong đời sống của
chúng. Vì vậy, theo Trần Kiên (1996) có 3 điều kiện cơ bản quyết định trong
đời sống của ếch mà người nuôi phải quan tâm là:
Có khí hậu nóng
Có độ ẩm không khí cao
Có vực nước ngọt (Trần Kiên, 1996).
Về sinh sản, ếch thường đẻ vào đầu mùa nưa, sau những trận mưa rào. Từ đó
cho thấy nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn không chỉ về mặt sinh sản mà còn đối
với đời sống của ếch. Ếch Thái Lan đẻ trứng khi nhiệt độ nước khoảng 25
0
C,
đầy đủ ánh sáng, có cây cỏ thủy sinh làm giá thể (Bùi Minh Tâm, 1999).
Môi trường thích hợp cho đời sống của ếch là pH trong khoảng 6,5 – 8,5;
nồng độ amonia không lớn hơn 0,02 mg/l và độ kiềm trong khoảng 100 –
150 mg/l. Nước của ao nuôi cần được thay mỗi ngày, chỉ thay nước trước khi
cho ăn, nước cấp vào là nước sạch (Lê Thanh Hùng, 2004).
Thêm một yếu tố ảnh hưởng quan trọng là vấn đề thức ăn, bởi vì ếch Thái đã
được thuần dưỡng nên ăn được thức ăn công nghiệp.
Theo Trần Kiên (1996) thì ếch có thể chịu được nhiệt độ thấp nhất là 8-9
0
C,
còn cao nhất là 40
0
C; độ muối chỉ cần đạt 1% cũng đủ giết chết ếch.
2.3 Tình hình nuôi ếch trong và ngoài nước
2.3.1 Tình hình nuôi ếch trong nước
Trước đây ở Việt Nam, người nông dân chỉ nuôi với qui mô nhỏ kinh tế hộ
gia đình, nguồn giống bắt ngoài tự nhiên, sử dụng thức ăn tại chỗ và đối

tượng nuôi là ếch đồng (Rana tigrina). Thực tế cho thấy mô hình này không
đem lại hiệu quả cao vì nguồn giống không ổn định, tỉ lệ sống thấp, không
chủ động thức ăn do chỉ ăn mồi sống mà không ăn thức ăn viên công nghiệp
(Trần Kiên, 1996).
Trong năm 2001 – 2002, một số hộ nuôi ở Thành phố Hồ Chí Minh, An
Giang, Đồng Tháp đã nhập ếch Thái Lan về nuôi. Kết quả ban đầu cho thấy
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Luận văn tốt nghiệp đại học chuyên ngành Bệnh học thủy sản:
Nghiên cứu các biện pháp kích thích sinh sản Ếch Thái Lan (Rana rugulosa)
Cán bộ hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
Bùi Minh Tâm Trần Trường Giang
Nguyễn Văn Triều

9

đây là đối tượng rất có tiềm năng, cho đến nay thì ngày càng có nhiều người
đầu tư vào việc nuôi ếch (Bùi Minh Tâm, 1999).
Trong lĩnh vực sản xuất giống, ngoài việc nhập trực tiếp nguồn giống từ Thái
về thì một vài sở ban ngành các tỉnh, sở, các trung tâm nghiên cứu đã bắt tay
vào nghiên cứu và cũng có một vài thành công bước đầu. Tuy nhiên vẫn
chưa có bất kỳ một số liệu cụ thể nào được trình bày, đề tài này được thực
hiện nhằm tổng kết các số liệu một cách khoa học hơn về quá trình sinh sản
nhân tạo đối tựợng mới này.
2.3.2 Tình hình nuôi ếch ngoài nước
Thái Lan đã bắt đầu nghề nuôi ếch với loài ếch Thái Lan (Rana rugulosa),
sau 4 – 5 tháng nuôi đạt 300 – 400 g/con. Ếch ăn chủ yếu là thức ăn công
nghiệp có hàm lượng protein thay đổi từ 25% cho giai đoạn ếch thương phẩm
và ở giai đoạn ếch con là 40% (Putsate and Veerote, 1995).
Ngoài ra, còn có loài Ếch bò Nam Mỹ (Rana catesbeiana) được nuôi nhiều
ở vùng Đông Bắc của Mexicô, phía Đông của Mỹ. Sau đó chúng được nhập

sang nuôi ở Đài Loan, người ta hi vọng chúng sẽ góp phần tiêu diệt sâu bọ và
côn trùng (Lê thanh Hùng, 2004).










Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Luận văn tốt nghiệp đại học chuyên ngành Bệnh học thủy sản:
Nghiên cứu các biện pháp kích thích sinh sản Ếch Thái Lan (Rana rugulosa)
Cán bộ hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
Bùi Minh Tâm Trần Trường Giang
Nguyễn Văn Triều

10

CHƯƠNG 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Vật liệu nghiên cứu
- Bể nuôi vỗ ếch bố mẹ (bể composite)
- Bể cho ếch sinh sản (bể cément 1x1x1 m) và bể composite
- Hệ thống cấp thoát nước
- Hệ thống bơm nước phun mưa
- Lưới che bề mặt các bể
- Kính hiển vi, kính nhìn nổi, que đo nhiệt độ

- Kích thích tố, ống tiêm
- Các trang thiết bị khác
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian địa điểm nghiên cứu: Từ ngày 10 tháng 09 năm 2005 đến tháng 6
năm 2006.
Địa điểm nghiên cứu: Trại cá thực nghiệm nước ngọt - Bộ môn Kĩ thuật nuôi
Thủy Sản – Khoa Thủy Sản - Trường Đại học Cần Thơ
3.2.2 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài thực hiện nhằm nghiên cứu việc thử nghiệm ảnh hưởng của các loại
thức ăn khi nuôi vỗ và kích dục tố LRH-A lên quá trình sinh sản của ếch
Thái Lan. Và theo dõi quá trình thành thục của ếch bố mẹ theo qui trình nuôi
vỗ, cho sinh sản đã định sẵn. Đồng thời theo dõi sự phát triển phôi và biến
thái của ếch.
3.2.3 Nuôi vỗ ếch bố mẹ
Ếch Thái Lan giống (trọng lượng bình quân là 3gam/con) sau khi được bắt về
thì được tiến hành nuôi theo thứ tự các quá trình như sau:
Nuôi thương phẩm: Thời gian nuôi là 4 tháng (tháng 9 đến tháng 12), sử
dụng thức ăn viên Cargill có hàm lượng Protein là 25%, cho ếch ăn theo
khẩu phần 3% trọng lượng thân/ngày và cho ăn 4 lần/ngày, thay nước trước
khi cho ăn. Sử dụng 4 bể composite 2 m
3
để nuôi 200 ếch con (50 con/bể).
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Luận văn tốt nghiệp đại học chuyên ngành Bệnh học thủy sản:
Nghiên cứu các biện pháp kích thích sinh sản Ếch Thái Lan (Rana rugulosa)
Cán bộ hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
Bùi Minh Tâm Trần Trường Giang
Nguyễn Văn Triều


11

Nuôi vỗ thành thục: Sau khi nuôi được 4 tháng thì tiến hành chọn lựa ếch (cả
con đực và cái) tiếp tục nuôi vỗ để chuẩn bị cho thí nghiệm sinh sản, thức ăn
sử dụng vẫn là Cargill 25% protein, vẫn cho ăn ngày 3 lần, nuôi vỗ đực và
cái riêng biệt. Thời gian nuôi vỗ này khoảng 1 tháng.
Nuôi vỗ trước khi cho sinh sản: Mục đích của việc nuôi vỗ sinh sản là kích
thích quá trình phát triển tuyến sinh dục của ếch bố mẹ nhằm đem lại hiệu
quả sinh sản cao. Do vậy, điều quan trọng là cần phải giảm lượng thức ăn
cho ếch nhằm hạn chế sự tích lũy mỡ cũng như hiện tượng bụng mập khó
sinh sản. Thức ăn sử dụng vẫn là Cargill 25% protein nhưng cho ăn giảm
dần, cho ăn 2 lần/ngày. Sau đó 2 tuần thì giảm còn 1 lần/ngày. Thay nước
trước khi cho ăn.
Chọn ếch cho sinh sản: Thời gian cho ếch sinh sản là từ đầu tháng 3. Trước
khi chọn ếch thì không cho ếch ăn trong ngày hôm đó và hôm sau thì mới
chọn ếch.
3.2.4 Chuẩn bị bể cho ếch sinh sản
Bể sử dụng cho ếch sinh sản là bể cément 1x1x1m, có bố trí hệ thống phun
mưa nhân tạo, hệ thống cấp thoát nước, có lưới che bề mặt các bể để ngăn
ếch nhảy ra ngoài. Mực nước trong bể vừa ngập khoảng 20 cm, ngoài phần
có nước thì còn có phần khô để ếch nghỉ và phơi nắng. Bể sau khi được rửa
sạch thì khử trùng bằng vôi với liều lượng 1 kg/10m
2
bể và phơi bể khoảng 3
ngày. Sau đó rửa sạch lại và cấp nước vào bể, thả thêm lá dừa, rau muống
hoặc lục bình vào khoảng 2/3 diện tích bể để làm giá thể khi ếch sinh sản.
3.2.5 Chọn ếch cho sinh sản
Ếch bố mẹ sau quá trình nuôi vỗ thì được tuyển chọn theo các chỉ tiêu như
sau để cho sinh sản đem lại hiệu quả cao
Ếch đực: Trên một năm tuổi, chọn con khỏe mạnh, có túi phát âm sậm, khi

dùng hai ngón tay sờ vào ngực ếch đực thì nó dùng hai chi trước ôm chặt lấy
hai ngón tay, những con phát dục tốt sẽ phát ra tiếng kêu trước đó vài ngày.
Ếch cái: Khoảng 6 – 8 tháng tuổi, khi chọn ếch cái thì thao tác phải thật nhẹ
nhàng tránh làm dập trứng, chọn con cái có bụng to mềm (trước khi tuyển
chọn thì không cho ếch ăn ngày trước đó để dễ kiểm tra bụng), độ nhám ở
hai bên ngực ếch đều nhau.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Luận văn tốt nghiệp đại học chuyên ngành Bệnh học thủy sản:
Nghiên cứu các biện pháp kích thích sinh sản Ếch Thái Lan (Rana rugulosa)
Cán bộ hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
Bùi Minh Tâm Trần Trường Giang
Nguyễn Văn Triều

12

3.2.6 Bố trí thí nghiệm:
Bao gồm các thí nghiệm như sau:
Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại thức ăn khi nuôi vỗ
đến kết quả sinh sản của Ếch
Ếch Thái Lan sau khi được nuôi thương phẩm khoảng 4 tháng thì được chọn
lại; chọn những con đực và cái đồng cỡ và khỏe mạnh (trong lượng bình
quân của ếch đực là 175 gam, còn ếch cái là 220 gam).
Nuôi vỗ bằng 3 loại thức ăn là: thức ăn viên, cá tạp và ốc bươu. Bể nuôi vỗ là
bể cemént 1x1x1m; mật độ 3 cặp/bể. Mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần.
Tháng đầu tiên cho ăn 2 lần/ngày với khẩu phần 5% trọng lượng thân; sau đó
1 tháng thì giảm lượng và lần cho ăn xuống chỉ còn 2% trọng lượng thân và 1
lần/ngày. Sự cắt giảm thức ăn nhằm giúp Ếch mau thành thục, tránh hiện
tượng tích lũy mỡ làm cho Ếch khó sinh sản; thời gian nuôi giai đọan này
khoảng 1 tháng.
Trong suốt quá trình nuôi vỗ thí ngăn bể làm đôi nuôi vỗ Ếch đực và cái

riêng biệt; chi khi nào tiến hành cho sinh sản thì mới ghép cặp lại.
Thí nghiệm 2: Nghiên cứu sự ảnh hưởng của kích dục tố LRH-A với các
liều lượng khác nhau đến kết quả sinh sản của Ếch
Ếch Thái Lan sau khi được nuôi theo qui trình: nuôi thương phẩm, nuôi vỗ
thành thục, nuôi vỗ trước khi cho sinh sản bằng thức ăn viên thì chọn lựa
những con đồng cỡ khỏe mạnh để bố trí thí nghiệm với kích dục tố LRH-A.
Sau khi chọn ếch bố mẹ xong thì tiến hành bố trí vào bể cho sinh sản. Bể
được sử dụng là bể cemént 1x1x1m (sử dụng 12 bể cho 4 nghiệm thức với 3
lần lặp lại). Tỉ lệ đực:cái là 1:1 và bố trí 3 cặp/bể. Kích cỡ và trong lượng
Ếch bố mẹ được chọn lựa tương đối đồng đều (ếch cái khoảng 300 gam, ếch
đực khoảng 200 gam).
Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp hoàn toàn ngẫu nhiên.
Ếch đực sau khi được chọn thì cho vào bể ngay còn ếch cái thì nên chọn
trước và cho vào bể lúc trời tối (tránh làm ếch hoảng sợ).
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Luận văn tốt nghiệp đại học chuyên ngành Bệnh học thủy sản:
Nghiên cứu các biện pháp kích thích sinh sản Ếch Thái Lan (Rana rugulosa)
Cán bộ hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
Bùi Minh Tâm Trần Trường Giang
Nguyễn Văn Triều

13

Sau đó tiến hành chích kích thích tố cho ếch theo từng nghiệm thức
Nghiệm thức đối chứng: Cho ếch sinh sản tự nhiên bằng cách kích thích
nước như điều kiện tự nhiên (phun mưa nhân tạo)
Nghiệm thức 1: Chích LRH-A liều lượng 0,04 mg/kg ếch cái; liều lượng
ếch đực bằng 2/3 liều ếch cái.
Nghiệm thức2: Chích LRH-A liều lượng 0,08 mg/kg ếch cái; liều lượng
ếch đực bằng 2/3 liều ếch cái

Nghiệm thức 3: Chích LRH-A liều lượng 0,12 mg/kg ếch cái; liều lượng
ếch đực bằng 2/3 liều ếch cái
Ghi chú: Mỗi lọ LRH-A (0,2 mg) sẽ phối hợp với 2 viên Motilium (10 mg).
Sau khi chích thì tiến hành phun mưa nhân tạo cho tất cả các bể tạo điều kiện
giống như tự nhiên để ếch dễ dàng sinh sản.
3.2.7 Quản lý
Sau khi chích thì dùng lưới che ngăn không cho ếch nhảy ra ngoài. Tắt bớt
đèn, hạn chế ánh sáng tạo điều kiện như lúc tối trời vì ếch thường đẻ vào ban
đêm, ít ánh sáng.
Theo dõi, quan sát các hiện tượng sau khi chích đến lúc ếch đẻ. Đến sáng
hôm sau thấy có trứng thì bắt ếch bố mẹ ra và tiến hành ấp trứng ngay trong
bể luôn, vẫn để nước phun mưa liên tục.
3.3 Phương pháp thu thập, xử lý và tính toán số liệu
3.3.1 Các số liệu cần thu thập
- Sức sinh sản thực tế, so sánh với sức sinh sản tuyệt đối, tương đối.
- Sự thay đổi trọng lượng thân trong quá trình nuôi vỗ
- Hệ số thành thục của Ếch
- Tỉ lệ thụ tinh, tỉ lệ nở của trứng ếch
- Quá trình phát triển phôi của trứng ếch
- Quá trình biến thái từ nòng nọc đến ếch con


Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Luận văn tốt nghiệp đại học chuyên ngành Bệnh học thủy sản:
Nghiên cứu các biện pháp kích thích sinh sản Ếch Thái Lan (Rana rugulosa)
Cán bộ hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
Bùi Minh Tâm Trần Trường Giang
Nguyễn Văn Triều

14


3.3.2 Công thức tính
Sức sinh sản thực tế (Sức SSTT)

Sức SSTT=
(trứng/g)

Sức sinh sản tuyệt đối (Sức SSTĐ)
Sức SSTĐ =
g
nG
(trứng)
Trong đó: G: khối lượng buồng trứng (g)
g : khối lượng mẫu lấy ra đếm (g)
n: số trứng có trong mẫu lấy ra đếm (trứng)
Sức sinh sản tương đối (Sức SSTgĐ)

Sức SSTgĐ =
(trứng/g)

Hệ số thành thục (HSTT)

HSTT =
Tỉ lệ thụ tinh = Số trứng thụ tinh / số trứng đẻ ra
Tỉ lệ nở = Số nòng nọc / Số trứng thụ tinh
Theo Trần Thị Thanh Hiền (2004), hệ số thức ăn (FCR), tăng trọng và tăng
trọng theo ngày (DWG) được tính như sau

FCR =
khối lượng thân

Số trứng trong buồng trứng
x 100
trọng lượng ếch cái

Số trứng đẻ ra
khối lượng thân
Khối lượng buồng trứng (tinh)
Khối lượng gia tăng
Khối lượng thức ăn sử dụng
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Luận văn tốt nghiệp đại học chuyên ngành Bệnh học thủy sản:
Nghiên cứu các biện pháp kích thích sinh sản Ếch Thái Lan (Rana rugulosa)
Cán bộ hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
Bùi Minh Tâm Trần Trường Giang
Nguyễn Văn Triều

15

Tăng trọng = Wt (g) – Wo (g)
Tăng trọng theo ngày (DWG) = Wt – Wo / t
Với: Wt là khối lượng trung bình ban đầu
Wo là khối lương trung bình cuối.
3.3.3 Phân tích số liệu
Các số liệu sau khi thu thập được đưa vào bảng phần mềm Excel để xử lí,
tính toán và so sánh kết quả.
Ngoài ra các số liệu còn được xử lý thống kê để so sánh bằng chương trình
Statistica, phép so sánh LSD, mức ý nghĩa p < 0,05.















Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Luận văn tốt nghiệp đại học chuyên ngành Bệnh học thủy sản:
Nghiên cứu các biện pháp kích thích sinh sản Ếch Thái Lan (Rana rugulosa)
Cán bộ hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
Bùi Minh Tâm Trần Trường Giang
Nguyễn Văn Triều

16

CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Hình 4.1: Ếch đực có 2 túi phát âm đậm ở dưới càm (vị trí của mũi kim), ôm
lấy tay khi ta sờ vào ngực của chúng (a) và Ếch đực (trái) và Ếch cái (b).

Hình 4.2: Ếch cái (bên trái) và Ếch đực sau khi giải phẫu.

Hình 4.3: Ếch cái sau khi giải phẫu (a) và Buồng trứng của Ếch cái (b).
4.1.a

4.1.b
4.2
4.3.a
4.3.b
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Luận văn tốt nghiệp đại học chuyên ngành Bệnh học thủy sản:
Nghiên cứu các biện pháp kích thích sinh sản Ếch Thái Lan (Rana rugulosa)
Cán bộ hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
Bùi Minh Tâm Trần Trường Giang
Nguyễn Văn Triều

17



Hình 4.4: Ếch đực thành thục tốt, có 2 túi phát âm đậm (vị trí mũi kim), ôm
lấy ngón tay khi sờ vào ngực chúng (a) và Buồng tinh của Ếch đực (b).
4.1 Nghiên cứu sự ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau khi nuôi vỗ
đến hiệu quả sinh sản của Ếch
4.1.1 Kết quả nuôi vỗ
Đàn Ếch sau khi được nuôi thương phẩm khoảng 4 tháng thì được chon lựa
để bố trí thí nghiệm nuôi vỗ với 3 nghiệm thức về thức ăn: thức ăn viên
23%protein, cá tạp, ốc bươu. Mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần và mật độ bố trí
là 3 cặp Ếch/bể.
Trong quá trình thí nghiệm nuôi vỗ thường xuyên kiểm tra độ tăng trọng
cũng như là mức độ thành thục của Ếch bằng cách nhận định cảm quan bên
ngoài và giải phẫu một số mẫu.
Sau quá trình thí nghiệm 2 tháng nuôi vỗ kết thúc thì tiến hành kiểm tra lần
cuối về khối lượng, các đặc điểm bên ngoài, mức độ thành thục của Ếch để
tiến hành ghép cặp lại cho Ếch sinh sản. Kết quả về tăng trọng, hệ số thức ăn

(FCR) trong quá trình nuôi vỗ được tổng hợp trong bảng sau




4.4.a 4.4.b
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Luận văn tốt nghiệp đại học chuyên ngành Bệnh học thủy sản:
Nghiên cứu các biện pháp kích thích sinh sản Ếch Thái Lan (Rana rugulosa)
Cán bộ hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
Bùi Minh Tâm Trần Trường Giang
Nguyễn Văn Triều

18

Bảng 4.1: Số liệu tăng trọng và FCR (trung bình) trong thí nghiệm nuôi vỗ
Nghiệm thức Giới Trọng lượng
ban đầu (g)
Tăng trọng
(g/ngày)
FCR Trọng lượng
kết thúc (g)
Đực 560
1,36
a

3,43 723,3 Thức ăn viên
23% protein
Cái 693,4
3,08

b

3,03 1063
Đực 560,7
1,62
a

2,52 755
Cá tạp
Cái 701
2,96
b

2,76 1056
Đực 561,3
1,18


a

3,33 708
Ốc bươu
Cái 695,7
2,72
b

2,99 1022,7
Lưu ý: Những giá trị cùng cột có cùng chữ cái là khác biệt không có ý nghĩa
thống kê (p > 0,05).
Qua Bảng 4.1 cho thấy sự tăng trọng của Ếch giữa các nghiệm thức thức ăn

là không có sự chênh lệch lớn lắm (độ sai lệch không có ý nghĩa thống kê ở
Ếch đực cũng như là Ếch cái). Kết quả tăng trọng cao nhất là ở các bể thức
ăn viên và chỉ số FCR ở nghiệm thức này cũng nhỏ nhất. Điều này cũng thật
dễ lý giải bởi vì Ếch Thái Lan đã được thuần dưỡng nên thức ăn viên là thức
ăn thích hợp của loài nên chúng sử dụng loại thức ăn này tốt nhất.
Ngoài ra Ếch là loài động vật ăn tạp thiên về động vật nên chúng cũng sử
dụng khá tốt các loại thức ăn có nguồn gốc từ động vật, chính vì thế mà ở 2
nghiệm thức còn lại: cá tạp và ốc bươu cũng cho kết quả tăng trọng và chỉ số
FCR xấp xỉ như ở nghiệm thức thức ăn viên.
Như vậy sau 2 tháng nuôi vỗ bằng các loại thức ăn khác nhau, Ếch đã có sự
thành thục khá rõ và khối lương Ếch cũng đạt chuẩn để cho sinh sản (Ếch
đực > 230g, Ếch cái > 340g; tuổi của Ếch > 9 tháng – tính từ giai đoạn nòng
nọc)

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Luận văn tốt nghiệp đại học chuyên ngành Bệnh học thủy sản:
Nghiên cứu các biện pháp kích thích sinh sản Ếch Thái Lan (Rana rugulosa)
Cán bộ hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
Bùi Minh Tâm Trần Trường Giang
Nguyễn Văn Triều

19

4.1.2 Kết quả sinh sản
Sau khi kiểm tra nhận thấy Ếch đã đủ khả năng tham gia sinh sản thì tiến
hành vệ sinh bể, cấp nước và bỏ lưới ngăn cách, ghép đôi Ếch lại cho sinh
sản. Kết quả sinh sản cụ thể được cho trong bảng dưới đây
Bảng 4.2: Kết quả sinh sản của Ếch khi nuôi vỗ bằng các loại thức ăn
Chỉ tiêu (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)
Thức ăn

viên
1063 723,3

7456,7
a

7,0
a

70
a

81,03 3/3
Cá tạp 1056 755
7733,3
a
7,32
a
71,7
a

81,47 3/3
Ốc bươu 1022,7 708
7056,7
a
6,9
a
67,23
a


77,37 3/3
Lưu ý: Những giá trị cùng cột có cùng chữ cái là khác biệt không có ý nghĩa
thống kê (p > 0,05).
Ghi chú:
(1): Trọng lượng Ếch cái (g)
(2): Trọng lượng Ếch đực (g)
(3): Số lượng trứng sinh sản (trứng)
(4): SSS thực tế (trứng/g Ếch cái)
(5): Tỉ lệ thụ tinh (%).
(6): Tỉ lệ nở (%).
(7): Số ếch cái sinh sản (con).
Qua Bảng 4.2 cho thấy sự chênh lệch về SSS thực tế giữa các nghiệm thức là
không lớn lắm (độ sai lệch không có ý nghĩa thống kê). Nghiệm thức có SSS
cao nhất là cá tạp (7,32 trứng/g Ếch cái), còn nghiệm thức có SSS thấp nhất
là ốc bươu (6,9 trứng/g Ếch cái). Còn nghiệm thức thức ăn viên 23% protein
thì cho SSS trung bình (7,0 trứng/g Ếch cái). Ngoài ra các chỉ tiêu còn lại
như tỉ lệ thụ tinh, tỉ lệ nở cũng theo quan hệ tỉ lệ thuận với SSS; tức là cao
nhất ở nghiệm thức cá tạp (71,7% trứng thụ tinh và 81,47% trứng nở), thấp
nhất vẫn là nghiệm thức ốc bươu (67,23% trứng thụ tinh và 77,37% trứng
nở), nghiệm thức cho kết quả trung bình vẫn là thức ăn viên.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

×