Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

(SKKN 2022) phương pháp rèn luyện kỹ năng làm bài nghị luận văn học về chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm truyện ngắn cho học sinh THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (727.94 KB, 28 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT THỌ XUÂN 5

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG LÀM BÀI VĂN
NGHỊ LUẬN VĂN HỌC VỀ CHI TIẾT NGHỆ THUẬT TIÊU BIỂU
TRONG TÁC PHẨM TRUYỆN NGẮN CHO HỌC SINH THPT

Người thực hiện: Lê Thị Hoa
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (mơn): Ngữ Văn

MỤC LỤC
MỤCHỐ,
LỤC NĂM 2022
THANH


MỤC LỤC
Trang
1 PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................
1
1.1 Lí do chọn đề tài ………….………………………………..……...............
1
1.2 Mục đích nghiên cứu ………….…………………………..……................
1
1.3 Đối tượng nghiên cứu………….…………………………………..............
1
1.4 Phương pháp nghiên cứu………….……………………………................


1
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ……………………...............
2
2.1 Cơ sở lý luận của đề tài …………………………………………...............
2
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm………….
2
2.2.1 Đối với giáo viên .......................................................................................
2
2.2.2 Đối với học sinh.........................................................................................
3
2.3. Cách thức thực hiện………………………………………………………
4
2.3.1 Rèn luyện cho học sinh kỹ năng phân tích đề, phát hiện và khai thác
4
những chi tiết tiêu biểu trong tác phẩm truyện ngắn ....................................
2.3.2 Rèn luyện cho học sinh kỹ năng lập dàn ý bài văn nghị luận văn học
về chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm truyện ngắn.........................
5
2.3.2.1 Lập dàn ý dạng đề: Phân tích/Cảm nhận ý nghĩa của một chi tiết nghệ
thuật tiêu biểu trong tác phẩm truyện ngắn..........................................................
5
2.3.2.2 Lập dàn ý dạng đề: Phân tích/Cảm nhận/So sánh hai chi tiết nghệ thuật
nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm truyện ngắn.............................................
6
2.3.2.3 Lập dàn ý dạng đề: Nghị luận về ý kiến bàn về chi tiết nghệ thuật tiêu
biểu trong tác phẩm truyện ngắn..........................................................................
11
2.3.2.4 Lập dàn ý dạng đề: Qua một hoặc một số tác phẩm để làm rõ một nhận
định về chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm truyện ngắn (dành cho bồi dưỡng

học sinh Giỏi).......................................................................................................
13
2.3.3 Rèn luyện cho học sinh kỹ năng vận dụng những kiến thức lý luận
về chi tiết nghệ thuật trong khi làm bài nghị luận văn học............................
15
2.3.4 Hướng dẫn học sinh nghiên cứu, học tập các đoạn văn bình giảng
đặc sắc về chi tiết nghệ thuật và cách ghi nội dung hiệu quả.........................
16
2.4 Hiệu quả áp dụng đề tài …………………………….......……..................
18
18
2.4.1 Hiệu quả đối với hoạt động giáo dục học sinh …………......................
2.4.1.1 Kết quả nhận thức của học sinh qua khảo sát khách quan......................
18
18
2.4.1.2 Kết quả về chất lượng kiểm tra, đánh giá ………………………….......
19
2.4.2 Hiệu quả đối với bản thân, đồng nghiệp, nhà trường ……..................
19
3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT..................................................
19
3.1 Kết luận………………………………………………………………........
20
3.2 Kiến nghị, đề xuất…………………………………………………….......
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SKKN ĐÃ ĐƯỢC XẾP LOẠI TỪ C TRỞ
LÊN
PHỤ LỤC



1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài
Trong những năm qua, bên cạnh việc thực hiện một cách đồng bộ đổi mới nội
dung, chương trình, sách giáo khoa, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học nói chung,
trong đó có đổi mới phương pháp dạy mơn Ngữ văn ln được các nhà khoa học giáo
dục đầu ngành của nước ta quan tâm, nghiên cứu và tìm cách cải tiến.
Thực hiện nghiêm túc tinh thần Nghị quyết số 29 - NQ/TW ngày 04/11/2013 của
Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đặc biệt chú trọng “đổi
mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo” [4], đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương
pháp dạy học, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, xem đây là một
nhiệm vụ bức thiết, trọng tâm xuyên suốt cả quá trình đổi mới.
Để đáp ứng những yêu cầu đổi mới về phương pháp, đáp ứng tốt hơn chuẩn kiến
thức và kỹ năng quy định thì việc làm phong phú, sinh động, khắc sâu tác phẩm văn
học là việc làm vơ cùng quan trọng. Vì vậy chúng tơi đã tiến hành tìm hiểu, nghiên
cứu, xây dựng sáng kiến kinh nghiệm: “Phương pháp rèn luyện kỹ năng làm bài
nghị luận văn học về chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm truyện ngắn cho
học sinh THPT” nhằm đáp ứng được nhu cầu thực tế trong quá trình giảng dạy thể
loại truyện ngắn ở trường THPT, giúp học sinh có phương pháp, kĩ năng chủ động giải
quyết các dạng đề phù hợp với thực tiễn.
1.2 Mục đích nghiên cứu
Giúp giáo viên nhận thấy phương pháp rèn luyện kỹ năng làm bài nghị luận văn
học về chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm truyện ngắn cho học sinh là hợp lý
và cần thiết trong giảng dạy môn Ngữ Văn, đặc biệt là các tác phẩm văn chương trong
nhà trường.
Giúp học sinh đạt hiệu quả trong học Ngữ Văn: Nắm bắt kiến thức đồng thời hình
thành phương pháp làm bài văn nghị luận, phát huy tính tự học, sự sáng tạo và khơi
dậy niềm say mê trong quá trình học học tập cho học sinh.
1.3 Đối tượng nghiên cứu.
Phương pháp rèn luyện kỹ năng làm bài nghị luận văn học về chi tiết nghệ thuật
tiêu biểu trong tác phẩm truyện ngắn cho học sinh trong giờ đọc văn và kinh nghiệm ở

những tiết dạy cụ thể, áp dụng cho một đối tượng cụ thể là học sinh Trường THPT
Thọ Xuân 5 – Huyện Thọ Xuân – Tỉnh Thanh Hóa.
1.4 Phương pháp nghiên cứu.
Trong q trình thực hiện đề tài, chúng tôi vận dụng các phương pháp nghiên cứu
sau:
- Phương pháp khảo sát: Khảo sát lấy ý kiến 368 học sinh Trường THPT Thọ Xuân 5.
Khảo sát các đề thi Tốt nghiệp THPT và đề thi học sinh giỏi.
- Phương pháp phân tích - tổng hợp lý thuyết có liên quan đến thực tiễn: Nghiên
cứu các tác phẩm truyện ngắn trong chương trình Ngữ văn THPT.
- Phương pháp thu thập tài liệu: Thu thập những tài liệu nghiên cứu về chi tiết
nghệ thuật truyện ngắn.
- Phương pháp quan sát - tìm hiểu: Dự một số tiết dạy tác phẩm truyện ngắn.
1


- Phương pháp thống kê: Áp dụng kiến thức toán học để tổng hợp, tính tỉ lệ phần
trăm.
- Phương pháp thực nghiệm: Chúng tôi tiến hành thực nghiệm phương pháp ở lớp
12C3 và 12C5 - Trường THPT Thọ Xuân 5 – Huyện Thọ Xuân – Tỉnh Thanh Hóa.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 Cơ sở lí luận của đề tài
Mơn Ngữ văn trong chương trình THPT là một trong những mơn học bắt buộc, có
vai trị rất quan trọng trong q trình đổi mới, có ý nghĩa sâu sắc đối với đời sống và sự
phát triển tư duy của con người. Đây cũng là mơn học có vai trị quan trọng trong việc
giáo dục học sinh những giá trị cao đẹp về văn hóa, văn học, ngơn ngữ dân tộc và phát
triển những cảm xúc lành mạnh, tình cảm nhân văn, lối sống nhân ái, vị tha,... trong tâm
hồn mỗi học sinh. Các tác phẩm truyện ngắn trong chương trình THPT chiếm số lượng
nhiều hơn cấp THCS. Khi tiếp cận thể loại truyện ngắn, ngồi việc phân tích nhân vật,
cốt truyện, kết cấu, ngơn ngữ, tình huống… chúng ta cịn có thể tiếp cận từ chi tiết nghệ
thuật đắt giá để làm nổi bật được giá trị của tác phẩm.

Theo từ điển thuật ngữ văn học, truyện ngắn là “tác phẩm tự sự cỡ nhỏ”, “yếu tố
quan trọng bậc nhất của truyện ngắn là những chi tiết cô đúc, có dung lượng lớn và
lối hành văn nhiều ẩn ý, tạo cho tác phẩm những chiều sâu chưa nói hết” [3]. Khi
sáng tác truyện ngắn, nhà văn phải dồn nén hiện thực và tư tưởng vào trong những chi
tiết nghệ thuật có dung lượng ý nghĩa lớn lao như “bàn tay xiết lại thành nắm đấm”
(Hemingway)[2]. Vì vậy, các tác giả đều đã rất dụng công để xây dựng nên những chi
tiết nghệ thuật để qua đó bộc lộ tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Một số tác phẩm
truyện ngắn nên tiếp cận từ hướng này: Chí Phèo (Nam Cao), Hai đứa trẻ (Thạch
Lam), Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài), Vợ nhặt (Kim Lân)...
Chi tiết nghệ thuật là “các tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và
tư tưởng” [3]. Chi tiết nghệ thuật “là những biểu hiện cụ thể, lắm khi nhỏ nhặt, nhưng
lại cho thấy tính cách nhân vật và diễn biến quan hệ của chúng, đồng thời cũng biểu
hiện sự quan sát và nghệ thuật kể chuyện của tác giả” [5]. Khi tìm hiểu các chi tiết
nghệ thuật, địi hỏi người đọc phải lựa chọn được những chi tiết tiêu biểu, phân tích làm
sáng tỏ ý nghĩa của nó trong việc thể hiện hình tượng, chủ đề tác phẩm và tư tưởng của
nhà văn. Hơn nữa, trong truyện ngắn các chi tiết nghệ thuật có quan hệ chặt chẽ với
nhau, cho nên khi phân tích chúng ta phải đặt chi tiết đang tìm hiểu trong mối liên hệ
khăng khít với các chi tiết khác, trong chỉnh thể nghệ thuật toàn vẹn của tác phẩm.
2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1 Đối với giáo viên
Trong thực tế, chương trình THCS và THPT hiện nay chưa có đơn vị kiến thức
nào hướng dẫn cụ thể học sinh phương pháp làm bài văn nghị luận về chi tiết nghệ
thuật trong tác phẩm truyện ngắn. Nguồn tài liệu để nghiên cứu và giảng dạy về chi
tiết nghệ thuật cho học sinh cịn hạn chế. Khơng phải tất cả các giáo viên đều chú ý
đến công việc này trong quá trình giảng dạy nhất là giáo viên chưa ơn tập thi Tốt
nghiệp, Đại học, bồi dưỡng học sinh giỏi. Một số giáo viên chỉ chú ý đến phương
pháp bình giảng, cung cấp kiến thức về kiểu bài hơn phương pháp thực hành, chưa
2



đưa ra một phương pháp mang tính hệ thống để học sinh có thể tiến hành cảm nhận
hết chiều sâu và vai trị của chi tiết đó đối với việc thể hiện chủ đề tư tưởng, giá trị
thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện, khẳng định tài năng bản lĩnh của người nghệ sĩ...
để học sinh thấy hết tầm quan trọng của các chi tiết trong tác phẩm truyện ngắn. Một
số giáo viên chưa tự tìm ra cho mình một phương pháp riêng phù hợp với đối tượng
học sinh khi dạy làm văn giải quyết các đề liên quan đến chi tiết, mà quá phụ thuộc
vào các giáo án tham khảo.
2.2.2 Đối với học sinh
Chúng tôi đã tiến hành cuộc khảo sát ngẫu nhiên 368 học sinh THPT Thọ Xuân 5
(Phiếu khảo sát ở phần PHỤ LỤC 1) và có bảng kết quả như sau:
STT
1

2

3

Câu hỏi

SL

%

A. Khơng

52

14.1

B. Có


75

20.4

C. Có học nhưng khơng nhớ phương pháp

241

65.5

A. Khó

323

87.8

B. Bình thường

30

8.2

C. Đề hay

15

4.0

A. Giáo viên hướng dẫn cụ thể từng bài


362

98.4

B. Giáo viên hướng dẫn phương pháp làm bài

315

85.6

C. Tìm hiểu ở tài liệu tham khảo

56

15.2

Em có biết phương pháp làm dạng đề văn nghị luận về chi tiết
nghệ thuật trong tác phẩm truyện ngắn không?

Suy nghĩ của em khi gặp dạng để về chi tiết nghệ thuật trong
tác phẩm truyện ngắn?

Cách nào giúp em giải quyết các đề văn về chi tiết nghệ
thuật? (Chọn nhiều đáp án)

Bảng 1. Kết quả khảo sát học sinh
Qua kết quả khảo sát, chúng tôi nhận thấy vẫn còn tồn tại một số hạn chế như:
- Phương pháp tự học cịn yếu, chưa tập trung tìm hiểu sâu bài học. Học sinh có
biểu hiện tâm lý chán học văn, thiếu cảm hứng, không đam mê với mơn học.

- Một số học sinh cịn ngại đọc các tác phẩm truyện ngắn. Việc nắm vững trọng
tâm bài học, khám phá được cái hay, cái độc đáo của tác phẩm, cách tiếp cận tác phẩm
theo thể loại và cách cảm thụ riêng của học sinh cịn nhiều khó khăn.
- Khi tìm hiểu, phân tích các văn bản truyện ngắn học sinh thường chú trọng các
yếu tố: cốt truyện, nhân vật, tình huống... mà khơng tìm hiểu các chi tiết đắt giá trong
tác phẩm.
- Kỹ năng phân tích đề, lập dàn ý ở một số học sinh còn hạn chế.
3


Từ những nhận thức trên và từ kinh nghiệm của bản thân tôi nhận thấy, trong giảng
dạy môn Ngữ văn nếu giáo viên biết thực hiện, vận dụng hiệu quả phương pháp rèn
kỹ năng làm bài nghị luận văn học về chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm
truyện ngắn cho học sinh; kết hợp nhiều phương pháp dạy học, nhiều nguồn thơng tin
và kết hợp với các ví dụ thực tiễn trong bài giảng để gây hứng thú cho học sinh là điều
rất quan trọng, quyết định lớn đến chất lượng dạy và học của bộ môn.
2.3. Cách thức thực hiện
2.3.1 Rèn luyện cho học sinh kỹ năng phân tích đề, phát hiện và khai thác những
chi tiết tiêu biểu trong tác phẩm truyện ngắn
- Để rèn luyện kĩ năng phân tích đề, giáo viên cần phân tích cho học sinh:
+ Ý thức được tầm quan trọng của q trình phân tích đề. Học sinh cần phải đọc
kỹ yêu cầu của đề bài, gạch chân những từ ngữ khóa để xác định vấn đề cần nghị luận,
thao tác lập luận và giới hạn kiến thức sẽ sử dụng.
+ Hướng dẫn học sinh tìm ý bằng cách đặt câu hỏi nhằm soi sáng đối tượng dưới
nhiều khía cạnh, xem xét kỹ vấn đề cần tìm hiểu, đúng với yêu cầu của thể loại và biết
cách trả lời câu hỏi đó.
- Việc rèn kỹ năng phát hiện những chi tiết nghệ thuật đắt giá trong tác phẩm
truyện ngắn cho học sinh có vai trị vơ cùng quan trọng. Nói về chi tiết nghệ thuật
giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh đã từng khẳng định: “Ở truyện ngắn, mỗi chi tiết đều có
vị trí quan trọng như mỗi chữ trong bài thơ tứ tuyệt. Trong đó những chi tiết đóng vai

trị đặc biệt như những nhãn tự trong thơ vậy” [2]. Trong quá trình dạy học, giáo viên
cần định hướng cho học sinh:
+ Xác định chủ đề của tác phẩm, tìm hiểu chi tiết, hình thành kĩ năng phát hiện
những chi tiết nghệ thuật đắt giá, cách khai thác những chi tiết nghệ thuật khi chuẩn bị
bài ở nhà.
+ Hướng dẫn học sinh sau khi đọc xong tác phẩm ghi lại những cảm xúc đầu tiên
về những chi tiết nghệ thuật gây ấn tượng mạnh đối với bản thân, viết lại những từ,
những câu còn băn khoăn, chưa hiểu, chưa lý giải được sau khi đọc.
- Trong quá trình đọc - hiểu các tác phẩm truyện ngắn, giáo viên cần:
+ Định hướng để học sinh bước vào thế giới những tín hiệu nghệ thuật và gợi mở
cách thức bình giá cái hay, cái thú vị của những chi tiết bằng việc tổ chức, thiết kế hệ
thống câu hỏi.
+ Gợi ý cho học sinh khai thác, phát hiện các chi tiết đắt giá có ý nghĩa quan trọng
trong tác phẩm truyện ngắn. Ví dụ các chi tiết nghệ thuật: Tiếng sáo đêm xuân, giọt nước
mắt của A Phủ (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài); Bát cháo hành của Thị Nở, giọt nước mắt
của Chí Phèo, cái lị gạch bỏ khơng (Chí Phèo - Nam Cao)…Phương pháp khai thác chi
tiết nghệ thuật dựa trên các phương diện như vị trí, tần suất xuất hiện chi tiết, tác động
của chi tiết tới nhân vật, cốt truyện…
+ Gợi ý cho học sinh kỹ năng liên hệ, so sánh, đối chiếu những chi tiết trong
cùng một tác phẩm hoặc với những chi tiết ở các tác phẩm khác nhau, lý giải những
điểm tương đồng và khác biệt và khám phá thêm những tầng ý nghĩa ẩn sâu trong
từng chi tiết nghệ thuật.
+ Yêu cầu học sinh hệ thống lại các chi tiết đắt giá của tác phẩm theo sơ đồ tư
duy, bằng hình vẽ... Nhằm giúp học sinh khắc sâu hơn những chi tiết quan trọng sau
khi học xong một truyện ngắn.
4


+ Hướng dẫn học sinh phân loại các chi tiết tiêu biểu sau khi học xong một giai
đoạn, so sánh đối chiếu giữa các chi tiết đó, lý giải điểm giống và khác nhau giữa các

chi tiết trong cùng một giai đoạn, xác định những chi tiết có ý nghĩa quan trọng trong
tác phẩm.
2.3.2 Rèn luyện cho học sinh kỹ năng lập dàn ý bài văn nghị luận văn học về chi
tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm truyện ngắn
Rèn kỹ năng lập dàn ý bài văn nghị luận về chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác
phẩm truyện ngắn có vai trị vơ cùng quan trọng. Nhà văn người Nga Đơt-tơi-ep-xki
từng nhấn mạnh vai trị của việc lập dàn ý: “Nếu tìm được một bản bố cục đạt thì
cơng việc sẽ nhanh như trượt trên băng” [2]. Vì vậy, khi hướng dẫn phương pháp làm
bài giáo viên cần chỉ rõ tầm quan trọng của việc lập dàn ý cho học sinh:
- Nghiên cứu kỹ đề bài để lĩnh hội yêu cầu của đề đã cho, bao quát được nội dung
chủ yếu, những luận điểm, luận cứ cần triển khai, phạm vi và mức độ nghị luận và có
thói quen bố trí bài văn cho khoa học.
- Giúp học sinh có những suy nghĩ, tìm tịi, nhận xét và đánh giá cụ thể nhằm bao
quát nội dung chủ yếu cần đạt được, mức độ giải quyết vấn đề nghị luận và đáp ứng
những yêu cầu đặt ra trong đề bài, tránh bài làm lan man, xa trọng tâm yêu cầu.
- Giúp học sinh có thời gian suy nghĩ và điều chỉnh lại hệ thống luận điểm, tránh
tình trạng bỏ sót những ý quan trọng hoặc thừa ý.
- Chủ động phân chia thời gian làm bài hợp lí, tránh bị rơi vào tình trạng “đầu voi
đi chuột” hoặc ngược lại.
2.3.2.1 Lập dàn ý dạng đề: Phân tích/Cảm nhận ý nghĩa của một chi tiết nghệ
thuật tiêu biểu trong tác phẩm truyện ngắn
Kiểu bài yêu cầu:
- Học sinh cần nắm vững tác phẩm, tái hiện lại được chính xác chi tiết
- Khả năng phân tích, cảm nhận tinh tế, sắc sảo.
* Một số đề bài minh họa
Đề 1: Phân tích ý nghĩa của chi tiết ngọn đèn con nơi hàng nước của chị Tí trong
truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam.
Đề 2: Cảm nhận của anh/chị về chi tiết âm thanh tiếng sáo gọi bạn tình trong
truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tơ Hồi.
* Cách thức thực hiện

Bước 1: Tìm hiểu đề
- Vấn đề cần nghị luận là gì?
- Các thao tác lập luận cần sử dụng là gì?
- Giới hạn kiến thức ( phạm vi dẫn chứng)?
Bước 2: Lập dàn ý
a. Mở bài:
Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và chi tiết cần phân tích/ cảm nhận.
b. Thân bài:
- Khái quát chung:
+ Khái niệm: Thế nào là chi tiết nghệ thuật?
+ Khái quát về tác phẩm: Hoàn cảnh sáng tác, giá trị của tác phẩm, ý tưởng của
tác giả khi sáng tác.
+ Khái quát về nhân vật: tính cách, số phận, cuộc đời (Khái quát viết ngắn gọn,
tập trung liên quan đến chi tiết)
5


- Tái hiện lại chi tiết xuất hiện trong tác phẩm.
- Phân tích/cảm nhận ý nghĩa của chi tiết trong tương quan với các phương diện
nghệ thuật khác: cốt truyện, tình huống, nhân vật... và tư tưởng chủ đề của truyện
ngắn đó. Đánh giá về tấm lịng và tài năng của nhà văn.
c. Kết bài: Khẳng định lại ý nghĩa của chi tiết.
Liên hệ mở rộng, nêu suy nghĩ của bản thân.
* Dàn ý ví dụ: Phân tích ý nghĩa của chi tiết ngọn đèn con nơi hàng nước của chị Tí
trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam.
Bước 1: Tìm hiểu đề
- Vấn đề cần nghị luận: Chi tiết ngọn đèn con nơi hàng nước của chị Tí.
- Thao tác lập luận: Phân tích, chứng minh, bình luận…
- Giới hạn kiến thức: Tác phẩm “Hai đứa trẻ” và tập trung chi tiết ngọn đèn con
nơi hàng nước của chị Tí.

Bước 2: Lập dàn ý
a. Mở bài: Giới thiệu tác giả Thạch Lam, tác phẩm “Hai đứa trẻ” và chi tiết chi
tiết ngọn đèn con nơi hàng nước của chị Tí.
b.Thân bài
- Khái quát chung:
+ Khái niệm: Chi tiết nghệ thuật là gì?
+ Khái qt về tác phẩm: Hồn cảnh sáng tác, giá trị của tác phẩm, ý tưởng nghệ
thuật của nhà văn Thạch Lam khi sáng tác.
- Tái hiện lại sự xuất hiện của chi tiết: Chi tiết ngọn đèn con nơi hàng nước của
chị Tí được xuất hiện nhiều lần trong tác phẩm. Ngọn đèn này chỉ le lói xuất hiện
trong bóng đêm bao trùm và chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ.
- Phân tích/cảm nhận ý nghĩa chi tiết ngọn đèn con nơi hàng nước của chị Tí:
+ Ánh sáng ngọn đèn con chị Tí trở đi trở lại nhiều lần và đi vào giấc ngủ của
Liên như một ám ảnh tâm lý.
+ Ánh sáng biểu trưng cho cuộc sống thực tại: mòn mỏi, lay lắt, quẩn quanh, nhỏ
nhoi đầy bế tắc, buồn chán của chị em Liên,…; cho kiếp người vô danh, vô nghĩa, sống
lam lũ, vật vờ,…trong cái đêm tối mênh mông của xã hội cũ.
+ Thể hiện niềm đồng cảm sâu sắc của Thạch Lam đối với số phận con người,
đặc biệt là số phận người nông dân trước cách mạng tháng Tám năm 1945. Đồng thời,
cho thấy tình cảm nhân đạo sâu sắc của Thạch Lam, nhà văn luôn tin tưởng vào khả
năng vươn dậy của nhân vật.
=> Đó là chi tiết nghệ thuật quan trọng thể hiện vẻ đẹp nhân vật, góp phần thể
hiện chủ đề tư tưởng và khẳng định tài năng bản lĩnh của người nghệ sĩ.
c. Kết bài
- Khẳng định lại đây là chi tiết nghệ thuật độc đáo.
- Liên hệ mở rộng vấn đề.
2.3.2.2. Lập dàn ý dạng đề: Phân tích/Cảm nhận/So sánh về hai chi tiết nghệ
thuật nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm truyện ngắn
Để làm được kiểu bài so sánh hai chi tiết nghệ thuật cần:
- Kỹ năng phân tích, cảm nhận và khơi dậy ở học sinh khả năng tinh nhạy trong

phát hiện vấn đề cần nghị luận về chi tiết nghệ thuật.
- Kỹ năng tư duy so sánh giữa hai chi tiết nghệ thuật tiêu biểu để chỉ ra sự tương
đồng và khác biệt.
6


- Khả năng cắt nghĩa, lý giải tại sao lại có sự tương đồng và khác biệt giữa các chi
tiết nghệ thuật.
a. Lập dàn ý dạng đề: Phân tích/Cảm nhận về hai chi tiết nghệ thuật trong một
tác phẩm truyện ngắn
*Một số đề bài minh họa
Đề 1: Trong truyện Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân tả nhân vật Tràng với hai lần gặp
nhân vật “thị”: Lần đầu, Tràng kéo xe thóc liên đồn lên tỉnh, Tràng chỉ hát mấy câu
vu vơ: “Muốn ăn cơm trắng mới giò/ Lại đây mà đẩy xe bị với anh nì”. Lần thứ hai,
“hắn cũng chưa nhận ra thị là ai. Hôm nay thị rách quá, áo quần tả tơi như tổ đỉa, thị
gầy sọp hẳn đi, trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ cịn thấy hai con mắt”. Sau đó,
chỉ mất “bốn bát bánh đúc”và một câu nói đùa “Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra
khn hàng lên xe rồi cùng về”, Tràng đã dẫn thị về nhà. (Kim Lân – SGK Ngữ văn
12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam)
Phân tích hình ảnh nhân vật Tràng trong hai lần miêu tả trên. Từ đó làm nổi bật
tấm lịng của nhà văn dành cho người nông dân.
Đề 2: Trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ nhà văn Tơ Hồi miêu tả không gian sống của
Mị ở nhà Pá Tra: “Ở cái buồng mị nằm kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng
bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng không biết là sương hay là nắng. Mị
nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thơi”
và trong đêm tình mùa xn, Mị nghe tiếng sáo gọi bạn tình: “Tai Mị văng vẳng tiếng
sáo gọi bạn đầu làng…Hơi rượu còn nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo
những cuộc chơi, những đám chơi”.
Cảm nhận của anh, chị về chi tiết “Cái buồng Mị nằm” và “tiếng sáo gọi bạn” trong
các đoạn trích trên. Từ đó, hãy làm nổi bật giá trị nhân đạo của tác phẩm.

* Cách thức thực hiện
Bước 1: Tìm hiểu đề
- Vấn đề cần nghị luận là gì?
- Các thao tác lập luận cần sử dụng là gì?
- Giới hạn kiến thức (phạm vi dẫn chứng)?
Bước 2: Lập dàn ý
a. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Giới thiệu các chi tiết cần phân tích
b. Thân bài:
- Khái quát chung
+ Tác phẩm: Hoàn cảnh sáng tác, giá trị của tác phẩm, ý tưởng của tác giả khi
sáng tác.
+ Nhân vật: tính cách, số phận, cuộc đời…(Yêu cầu viết khái quát ngắn gọn, tập
trung vào các chi tiết liên quan)
- Phân tích hai chi tiết nghệ thuật đề u cầu.
Chi tiết thứ nhất:
+ Vị trí, hồn cảnh dẫn đến chi tiết: Chi tiết nằm ở phần nào của truyện ngắn
(phần đầu, cuối, hay giữa truyện).Chi tiết xuất hiện trong hồn cảnh nào? Tóm lược
các chi tiết sự việc phần trước đó để dẫn đến chi tiết cần bàn luận.
+ Phân tích ý nghĩa của chi tiết này.
7


Về nội dung: Chi tiết tái hiện sự việc/hành động nào của nhân vật? Qua đó, thể
hiện ý nghĩa gì?
Về nghệ thuật: Phân tích những thủ pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng để tái
hiện chi tiết? Ngôn ngữ, giọng điệu trần thuật…
+ Đánh giá về vai trò của chi tiết(Đối với việc hoàn thiện bức chân dung của một
nhân vật. Đối với diễn biến của cốt truyện.Góp phần gửi gắm tư tưởng, thái độ của

nhà văn)
Chi tiết thứ 2:
(Làm các bước tương tự như ở chi tiết thứ nhất)
c. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề
Liên hệ mở rộng, nêu suy nghĩ của bản thân.
* Dàn ý ví dụ: Trong truyện Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân tả nhân vật Tràng với hai lần
gặp nhân vật “thị”: Lần đầu, Tràng kéo xe thóc liên đồn lên tỉnh, Tràng chỉ hát mấy câu
vu vơ: “Muốn ăn cơm trắng mới giị/ Lại đây mà đẩy xe bị với anh nì”. Lần thứ hai,
“hắn cũng chưa nhận ra thị là ai. Hôm nay thị rách quá, áo quần tả tơi như tổ đỉa, thị
gầy sọp hẳn đi, trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt”. Sau đó,
chỉ mất “bốn bát bánh đúc”và một câu nói đùa “Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra
khuân hàng lên xe rồi cùng về”, Tràng đã dẫn thị về nhà. (Kim Lân – SGK Ngữ văn 12,
Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam)
Phân tích hình ảnh nhân vật Tràng trong hai lần miêu tả trên, từ đó làm nổi bật
tấm lòng của nhà văn dành cho người nơng dân [1].
Bước 1: Tìm hiểu đề
- Vấn đề cần nghị luận: Phân tích nhân vật Tràng trong hai lần miêu tả, từ đó làm
nổi bật tấm lịng của nhà văn dành cho người nông dân.
- Các thao tác lập luận cần sử dụng là gì: Phân tích, chứng minh, so sánh…
- Giới hạn kiến thức (phạm vi dẫn chứng): Hai chi tiết miêu tả nhân vật Tràng
với hai lần gặp nhân vật “thị” trích “Vợ nhặt” của Kim Lân.
Bước 2: Lập dàn ý
a. Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm
- Nêu vấn đề cần nghị luận: Hai lần nhà văn miêu tả nhân vật Tràng gặp nhân
vật thị trên tỉnh đã thể hiện tấm lòng nhân đạo mà ông đã dành cho người nông dân
Việt Nam.
b. Thân bài:
- Khái quát chung về truyện ngắn “Vợ nhặt”, nhân vật Tràng, hai lần nhà văn
miêu tả nhân vật Tràng gặp nhân vật thị trên tỉnh thuộc phần đầu của truyện.

- Phân tích hình ảnh nhân vật Tràng trong hai lần miêu tả:
+ Sơ lược về cảnh ngộ của Tràng: Tràng là một người nơng dân nghèo khổ, đơn
độc, có số phận và gia cảnh vô cùng đáng thương. Trong nạn đói năm 1945, Tràng và
mẹ già cũng bị cái đói dồn đuổi, bởi vậy anh hầu như khơng có khả năng để có thể lấy
vợ.
+ Nhân vật Tràng ở lần gặp gỡ thứ nhất:
++ Hoàn cảnh xuất hiện: Tràng kéo xe bị th lên tỉnh để kiếm sống. Vì mệt
q, nên anh cất lên câu hị. Khơng ngờ, đó là câu hò khiến cho nhân vật “thị” chú ý.
Sau câu hò vu vơ của Tràng, Tràng đã được một người đàn bà ton ton chạy ra đẩy xe
và tít mắt cười tình.
8


++ Ý nghĩa: Câu hò trở thành nhịp cầu nối, mở đầu cuộc gặp gỡ của hai con
người cùng khổ trong nạn đói 1945. Hành động chạy ra đẩy xe và tít mắt cười tình của
nhân vật “thị” tác động rất mạnh đến tâm lý của một người đàn ông trưởng thành vốn
phải sống đơn độc. Hành động đó của “thị” đã đem đến cho Tràng cảm giác và cảm
xúc hồn tồn mới mẻ, khác hẳn với câu bơng đùa hàng ngày cùng lũ trẻ con. Nó khơi
dậy cho Tràng một khát khao chân chính, mãnh liệt mà người trưởng thành nào cũng
có, đó là khát khao được chia sẻ yêu thương cùng một người khác giới.
+ Nhân vật Tràng ở lần gặp gỡ thứ 2:
++ Hoàn cảnh xuất hiện: Tràng vừa trả hàng xong, ngồi uống nước ở ngoài cổng
chợ thì người vợ nhặt xuất hiện với giọng nói sưng sỉa: –Điêu! Người thế mà
điêu! Rồi Tràng nhận ra sự thay đổi đến đáng thương trước ngoại hình của người vợ
nhặt.
++ Ý nghĩa: Điều tác động mạnh nhất đến Tràng chính là sự biến đổi bất ngờ đến
khơng hề nhận ra “thị”. Chỉ sau một thời gian ngắn ngủi, với sự tàn phá khủng khiếp
của cái đói, “thị” gần như biến đổi hồn tồn về nhân hình, nhân dạng. Từ một người
khỏe mạnh, “thị” đã biến thành kẻ đói rách, khổ sở: “quần áo tả tơi như tổ đỉa, thị gầy
rọp hẳn đi, trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt”.

Vốn là người nông dân hiền lành, lương thiện, sự thay đổi, biến dạng của “thị”
khơng thể khơng tác động vào lịng trắc ẩn nơi Tràng. Bởi vậy, Tràng đã rất nhanh
chóng đi đến quyết định cho “thị” ăn một bữa no rồi dẫn về nhà làm vợ. Thực chất đó
chính là hành động đầy tình người, dám đưa đơi bàn tay của mình để cưu mang những
người cùng cảnh ngộ. Bốn bát bánh đúc và câu nói đùa “Này nói đùa chứ có về với
tớ thì ra khn hàng lên xe rồi cùng về” của Tràng đã trở thành sự thật vì sau đó
người vợ nhặt theo Tràng về thật.
+ Những đặc sắc nghệ thuật: tạo tình huống “nhặt ” vợ rất éo le, bất ngờ và cảm
động; Tràng nhặt được vợ phù hợp với tâm lý và tình cảm của nhân vật khơng có sự
khiên cưỡng, chắp nối; ngơn ngữ đậm chất nơng dân và có sự gia cơng sáng tạo của
nhà văn.
- Nhận xét về tấm lòng của nhà văn dành cho người nông dân:
+ Qua hai lần gặp gỡ của nhân vật Tràng, Kim Lân thể hiện niềm cảm thơng sâu
sắc trước hồn cảnh bi đát của người nơng dân Việt Nam trong nạn đói khủng khiếp
năm 1945.
+ Nhà văn ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của của họ. Đó là khát vọng sống, đề cao tình
thương, tình nghĩa con người trong tận cùng khổ đau khi đối diện với đói, cái chết
đang rình rập.
+ Tác giả gửi gắm niềm tin vào người nơng dân. Chính khát vọng hạnh phúc gia
đình sẽ làm nên sức mạnh để con người hướng về tương lai.
c. Kết bài:
- Khẳng định lại giá trị, ý nghĩa từ hai lần gặp gỡ của nhân vật Tràng.
- Bài học cuộc sống được rút ra: lòng yêu thương, khát vọng sống hạnh phúc, xây
dựng tổ ấm gia đình…
b. Lập dàn ý dạng đề: Cảm nhận/So sánh hai chi tiết trong hai tác phẩm
truyện ngắn
*Một số đề bài minh họa
Đề 1: Cảm nhận của anh/chị về chi tiết bát cháo hành mà nhân vật Thị Nở mang
cho Chí Phèo (Chí Phèo- Nam Cao) và chi tiết “ấm nước đầy và nước hãy còn ấm”
9



mà nhân vật Từ dành sẵn cho Hộ (Đời thừa – Nam Cao). (Đề thi Đại học khối D năm
2010) [1].
Đề 2: Anh/Chị hãy so sánh chi tiết bóng tối và ánh sáng trong hai tác phẩm “Hai
đứa trẻ” của Thạch Lam và “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân.
* Cách thức thực hiện
Phân tích lần lượt từng đối tượng. Chỉ ra điểm giống, điểm khác nhau và lí giải
nguyên nhân.
a. Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và hai chi tiết được yêu cầu cảm
nhận.
b. Thân bài
- Phân tích chi tiết thứ nhất (sự xuất hiện, ý nghĩa)
- Phân tích chi tiết thứ hai (sự xuất hiện, ý nghĩa)
- So sánh: Sự tương đồng và khác biệt giữa hai chi tiết trên cả hai bình diện nội
dung và hình thức nghệ thuật.
- Lý giải sự khác biệt: Bối cảnh văn hóa xã hội, phong cách nhà văn; đặc trưng
của quá trình sáng tạo, đặc trưng thi pháp của thời kì văn học…
c. Kết bài: Đánh giá khái quát về đặc sắc riêng của hai chi tiết và sự sáng tạo của
hai tác giả.
* Dàn ý ví dụ: Anh/Chị hãy so sánh chi tiết bóng tối và ánh sáng trong hai
tác phẩm “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam và “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân.
Bước 1: Tìm hiểu đề
- Vấn đề cần nghị luận: So sánh chi tiết ánh sáng và bóng tối trong hai tác phẩm
“Hai đứa trẻ” và “Chữ người tử tù”
- Các thao tác lập luận cần sử dụng: phân tích, chứng minh, so sánh…
- Giới hạn kiến thức: Hai tác phẩm “Hai đứa trẻ” và “Chữ người tử tù”, đặc biệt
hai chi tiết ánh sáng và bóng tối.
Bước 2: Lập dàn ý
a. Mở bài: Giới thiệu khái quát về hai tác giả và hai tác phẩm truyện ngắn và hai chi

tiết được yêu cầu cảm nhận.
b. Thân bài
- Bóng tối và ánh sáng trong tác phẩm “Hai đứa trẻ”:
+ Bóng tối:
++ Bóng tối của thiên nhiên
++ Bóng tối của những kiếp người nơi phố huyện
=> Biểu tượng cho cuộc sống tù đọng, bế tắc của những thân phận leo lét nơi
phố huyện nghèo nàn.
+ Ánh sáng:
++ Ánh sáng nhân tạo
++ Ánh sáng thiên tạo
=> Biểu tượng cho tương lai tươi sáng, những vẻ đẹp trong tâm hồn người dân
phố huyện cùng chút hi vọng mong manh của họ vào cuộc sống tốt đẹp hơn.
- Bóng tối và ánh sáng trong tác phẩm “Chữ người tử tù”
+ Bóng tối: Đó là mơi trường nơi nhà lao bẩn thỉu, gian ác.
=> Biểu tượng cho sự tàn bạo, dơ bẩn của xã hội phong kiến suy đồi.
+ Ánh sáng: Ánh sáng của ngọn đuốc, thoi mực, tấm lụa...
10


=> Đây là chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối, của cái đẹp, cái cao thượng
đối với sự phàm tục dơ bẩn, của tinh thần bất khuất trước thái độ cam chịu nô lệ.
- So sánh:
+ Điểm tương đồng: Đều sử dụng ánh sáng và bóng tối như một nguyên tắc đối
lập. Bóng tối để nói về cái âm u, tù túng, xấu xa của các thế lực. Ánh sáng đều hướng con
người vươn đến những điều tốt đẹp.
+ Điểm khác biệt:
++ “Hai đứa trẻ”: Phản ánh thực trạng tăm tối, nghèo nàn nơi phố huyện. Với
Thạch Lam, bóng tối vừa mang ý nghĩa biểu trưng cho cuộc sống tù đọng, quẩn quanh
nơi phố huyện vừa được sử dụng như phơng nền chính nhằm làm nổi bật giá trị nhân

văn của tác phẩm.
++ “Chữ người tử tù”: Ca ngợi sự bất diệt của cái đẹp.
+ Về nghệ thuật: Ngôn ngữ trong Hai đứa trẻ giàu chất thơ, giàu nhạc điệu hình
ảnh cịn ngơn ngữ trong Chữ người tử tù góc cạnh, giàu tính tạo hình.
+ Lý giải điểm tương đồng khác biệt:
++ Tương đồng: Đều là những nhà văn lãng mạn, cùng sống trong hiện thực tăm
tối trước cách mạng tháng Tám năm 1945
++ Khác biệt: Với Nguyễn Tuân, cảm hứng thẩm mỹ của ông bắt nguồn từ cái
đẹp lớn lao, cái cao cả.Với Thạch Lam do chỉ chú ý đến những cái bình thường, giản
dị, nhỏ nhoi trong cuộc sống
c. Kết bài: Khẳng định lại vai trò quan trọng của chi tiết nghệ thuật, nêu suy nghĩ
về sự sáng tạo trong tác phẩm văn chương.
2.3.2.3 Lập dàn ý dạng đề: Nghị luận về ý kiến bàn về chi tiết nghệ thuật tiêu
biểu trong tác phẩm truyện ngắn
Kiểu bài yêu cầu:
- Nắm vững kiến thức về tác phẩm
- Có kĩ năng phân tích, bình giá tốt.
- Khả năng phân tích những ý kiến bàn về
* Một số đề bài minh họa:
Đề 1: Khi bàn về truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của Tơ Hồi có ý kiến cho rằng
“Mị cắt giây trói cứu A Phủ, Mị cũng đã cắt dây trói buộc cuộc đời mình với nhà Pá
Tra”. Anh (chị) hãy phân tích chi tiết Mị cắt giây trói cứu A Phủ để làm sáng tỏ ý kiến
trên.
Đề 2: Về cách kết thúc truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân, có ý kiến cho rằng
“Đó là một cái kết mở, tự nhiên và sáng”, lại có ý kiến cho rằng “Đó chưa phải là một
cái kết thực sự tự nhiên, gượng ép về nghệ thuật”. Anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ
của mình về ý kiến trên.
* Cách thức thực hiện
Bước 1: Tìm hiểu đề
- Vấn đề cần nghị luận là gì?

- Các thao tác lập luận cần sử dụng là gì?
- Giới hạn kiến thức (phạm vi dẫn chứng)?
Bước 2: Lập dàn ý
a. Mở bài: Giới thiệu dẫn dắt vấn đề, đưa ra được những ý kiến bàn về chi tiết.
b. Thân bài:
- Giới thiệu khái quát về tác giả và tác phẩm
11


- Giải thích ý kiến bàn về chi tiết
+ Ý kiến 1
+ Ý kiến 2
- Phân tích/ cảm nhận về những ý kiến về chi tiết.
+ Ý kiến thứ nhất: Dùng lý lẽ và dẫn chứng để phân tích bình luận ý kiến thứ
nhất.
+ Ý kiến thứ hai: Dùng lý lẽ và dẫn chứng để phân tích bình luận ý kiến thứ hai.
- Bàn luận mở rộng: Nhận xét, đánh giá về hai ý kiến đó
+ Hai ý kiến đó mâu thuẫn, đối lập với nhau hay bổ sung cho nhau.
+ Hai ý kiến đó có tác dụng như thế nào đối với người đọc.
c. Kết bài:
- Khẳng định lại ý kiến của bản thân.
- Đánh giá về ý nghĩa của chi tiết:
- Đánh giá về sự thành công của tác phẩm.
* Dàn ý ví dụ: Về cách kết thúc truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân, có ý kiến
cho rằng “Đó là một cái kết mở, tự nhiên và sáng”, lại có ý kiến cho “Đó chưa phải
là một cái kết thực sự tự nhiên, gượng ép về nghệ thuật”. Ý kiến của anh (chị)[1].
Bước 1: Tìm hiểu đề
- Vấn đề cần nghị luận: Trình bày suy nghĩ của mình về hai ý kiến bàn về chi tiết
kết thúc truyện. Có ý kiến cho rằng “Đó là cái kết mở, tự nhiên và sáng”, ý kiến khác
cho “Đó chưa phải là một cái kết thực sự tự nhiên, gượng ép về nghệ thuật”.

- Các thao tác lập luận cần sử dụng là giải thích, phân tích, chứng minh, bình
luận
- Giới hạn kiến thức: Chi tiết kết thúc tác phẩm “Vợ Nhặt”
Bước 2: Lập dàn ý
a. Mở bài: Dẫn dắt giới thiệu hai ý kiến bàn về tác phẩm “Vợ nhặt”
b. Thân bài:
- Khái quát về tác giả, tác phẩm:
- Giải thích ý kiến bàn về chi tiết.
+ Ý kiến 1 cho rằng kết thúc truyện ngắn “Vợ nhặt” là “cái kết mở, tự nhiên và
sáng”.
+ Ý kiến 2 cho rằng kết thúc truyện ngắn “Vợ nhặt” là cái kết chưa phải là “một
cái kết thực sự tự nhiên, gượng ép về nghệ thuật”.
- Phân tích cảm nhận về những ý kiến về chi tiết.
+ Phân tích, bình luận về ý kiến: “Đó là một cái kết mở, tự nhiên và sáng”
++ Đó là cách kết truyện tự nhiên phù hợp:
Kết thúc ấy có cơ sở từ thực tiễn đời sống. Câu chuyện có bối cảnh là nạn đói
khủng khiếp năm 1945. Những người dân sống trong hồn cảnh đó họ sẽ ý thức được
mình phải đứng lên đấu tranh tìm con đường cho mình. Họ sẽ tìm đến với cách mạng
như một điều tất yếu.
Sự hợp lí ở đây là họ chỉ mới bắt đầu nhận thức về cách mạng. Nhà văn không
kết thúc câu chuyện ở việc Tràng đi làm cách mạng rồi kêu gọi quần chúng nhân dân
cùng đứng lên đấu tranh. Nếu như vậy e rằng có phần gượng ép và ảo tưởng. Ở đây
mới dừng lại ở việc qua lời người vợ mà Tràng đã nhớ lại có lần anh đã nhìn thấy
đồn người đi phá kho thóc và được nghe nói họ là Việt Minh. Quá trình nhận thức ấy
được diễn tiến từ từ. Cách kết truyện như thế là phù hợp.
12


++ Đó cịn là cách kết truyện mở và sáng:
Truyện kết thúc nhưng đã mở ra cho người đọc nhiều suy ngẫm. Truyện khơng

nói cụ thể rõ ràng là cuộc sống của Tràng, bà cụ Tứ, người vợ nhặt sẽ đi đến đâu, cuộc
sống của họ tiếp theo sẽ như thế nào để gượng ép trói buộc suy nghĩ của bạn đọc thiên
về một hướng. Việc tạo ra kết thúc mở cũng khơi sâu sự tìm tịi khám phá một góc độ
của cuộc sống, của xã hội thay vì chỉ là đọc trên giấy và hiểu tác phẩm một cách đơn
thuần. Rõ ràng với ánh sáng “le lói ở cuối đường hầm” kia người đọc có quyền hiểu
và ngẫm theo nhiều cách.
Cách kết truyện của Kim Lân “sáng” khác văn học hiện thực phê phán trước
cách mạng. Kim Lân đã để cho những người nông dân hướng vào ánh sáng của tương
lai, của cách mạng “Trong óc Tràng bỗng hiện lên đám người đói và lá cờ đỏ bay
phấp phới”. Nhà văn đã để người dân nhận thức đúng về cách mạng, khơi lên tinh
thần đấu tranh. Thực tiễn lịch sử cách mạng Tháng tám 1945 đã thắng lợi thì con
người và đặc biệt là người nơng dân càng có thêm động lực niềm tin vào tương lai
tươi sáng. Đây là một cách kết truyện sáng mở ra cuộc sống tươi sáng cho con người.
+ Phân tích, bình luận về ý kiến: “Đó chưa phải là một cái kết thực sự tự nhiên”:
Những người nông dân ở đây chỉ là những con người nhỏ bé chưa hiểu gì về
cách mạng và họ chưa đủ khả năng để làm thay đổi cuộc sống của mình. Vì thế cho
rằng âm thanh của tiếng trống thúc thuế và hình ảnh lá cờ có phần gượng ép. Tất cả
những nhận thức về cách mạng của người nơng dân có thể đến bởi họ đang sống trong
những ngày sôi sục trong những ngày tiền khởi nghĩa của cuộc cách mạng tháng Tám.
- Bình luận mở rộng vấn đề:
+ Tác phẩm đã phản ánh rõ hiện thực cuộc sống của người nông dân trước cách
mạng tháng Tám năm 1945, mang dấu ấn của thi pháp thời đại, lối kết thúc có hậu đã
phản ánh đúng những đặc điểm của văn học cách mạng lúc bấy giờ.
+ So sánh với các tác phẩm trước đó và cùng thời:
++So sánh với các tác phẩm trước như “Tắt đèn”- Ngơ Tất Tố, “Chí Phèo”
Nam Cao…để thấy sự khác nhau trong cách kết thúc của văn học hiện thực phê phán
trước năm 1945 và văn học cách mạng sau 1945.
++So sánh với tác phẩm cùng thời như “Vợ chồng A Phủ”- Tơ Hồi để thấy
điểm tương đồng trong các tác phẩm sau 1945 đồng thời cũng thấy rõ đặc điểm thi
pháp của văn học sau 1945.

c. Kết bài: Đánh giá chung về cách kết thúc truyện ngắn “Vợ nhặt”, khẳng định ý
kiến cá nhân về các kết truyện.
2.3.2.4. Lập dàn ý dạng đề: Qua một hoặc một số tác phẩm để làm rõ một nhận
định về chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm truyện ngắn (dành cho bồi dưỡng học
sinh Giỏi)
Kiểu bài này yêu cầu:
- Nắm vững kiến thức về tác phẩm.
- Có kĩ năng phân tích, bình giá tốt.
- Kỹ năng phân tích định hướng, phân tích chi tiết nghệ thuật đắt giá trong tác
phẩm truyện ngắn.
* Một số đề bài minh họa
Đề 1: Nhận xét về chi tiết nghệ thuật trong truyện ngắn, tác giả Bùi Việt Thắng
cho rằng:
“Một chi tiết đắt giá ngoài ý nghĩa là một chi tiết chân thực còn cần đạt tới ý
13


nghĩa tượng trưng, hàm chứa một cách nhìn, một cách đánh giá và năng lực tưởng
tượng của nhà văn về cuộc sống và con người.”(Bùi Việt Thắng, Truyện ngắn những
vấn đề lý thuyết và thực tiễn thể loại, NXB ĐHQG Hà Nội, 2011, tr 76)
Anh/Chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng hiểu biết về một số tác phẩm
truyện ngắn trong chương trình Ngữ văn 11, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.(Đề thi học
sinh giỏi tỉnh Hà Nam năm 2021 - 2022) [1].
Đề 2: Bàn về tác phẩm văn chương, có ý kiến cho rằng: “Chi tiết nhỏ làm nên nhà
văn lớn”.
Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy chọn và phân tích một tác phẩm văn
học đã học ở chương trình Ngữ văn THPT để làm rõ. (Đề thi học sinh giỏi tỉnh lớp 12
THPT tỉnh Hải Dương năm học 2012 - 2013) [1].
* Cách thức thực hiện
Bước 1: Tìm hiểu đề

- Vấn đề cần nghị luận là gì?
- Các thao tác lập luận cần sử dụng là gì?
- Giới hạn kiến thức ( phạm vi dẫn chứng).
Bước 2: Lập dàn ý
a. Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận, trích dẫn ý kiến/ nhận định, giới hạn
dẫn chứng.
b. Thân bài:
- Giải thích ý kiến/ nhận định, nêu lên vấn đề cần nghị luận.
- Bình luận: Vận dụng kiến thức lý luận văn học đã học để bàn luận.
- Chứng minh: Chọn những dẫn chứng tiêu biểu, đặc sắc để làm sáng tỏ vấn đề.
- Đánh giá: Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận.
Đưa ra phản đề (nếu có). Mở rộng, nâng cao vấn đề.
c. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề.
* Dàn ý ví dụ: Bàn về tác phẩm văn chương, có ý kiến cho rằng: “Chi tiết nhỏ
làm nên nhà văn lớn”.
Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy chọn và phân tích một tác phẩm
văn học đã học ở chương trình Ngữ văn THPT để làm rõ. (Đề thi học sinh giỏi tỉnh
lớp 12 THPT tỉnh Hải Dương năm học 2012 -2013) [1].
Bước 1. Tìm hiểu đề
- Vấn đề cần nghị luận: Làm sáng tỏ ý kiến: “Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn
lớn”.
- Các thao tác lập luận cần sử dụng: Giải thích, chứng minh, bình luận…
- Giới hạn kiến thức (phạm vi dẫn chứng): Chọn và phân tích một tác phẩm văn
học đã học ở chương trình Ngữ văn THPT để làm rõ.
Bước 2. Lập dàn ý
a. Mở bài
- Nét đặc biệt của truyện ngắn so với các thể loại tự sự khác là tuy hạn chế về
chiều dài tác phẩm nhưng độ sâu của nó lại thăm thẳm, không cùng.
- Dẫn dắt vào ý kiến/ nhận định (trích nguyên văn), giới hạn dẫn chứng.
b. Thân bài

- Giải thích:

14


+ Chi tiết (ở đây là chi tiết nghệ thuật) -> những hiện thực đời sống được nhà
văn tái hiện trong tác phẩm, là đơn vị cấu tạo nên tác phẩm, mang sức chứa lớn về nội
dung và nghệ thuật.
+ Những chi tiết được chọn lọc, gửi gắm mọi tư tưởng, tình cảm của nhà văn, là
sự dồn nén những điều mà nhà văn muốn nói.
+ Nhà văn lớn: nhà văn có nhiều đóng góp về giá trị nội dung, tư tưởng cũng
như nghệ thuật qua những sáng tác của mình.
- Bình luận:
+ Tầm vóc tư tưởng, tài năng nghệ thuật của nhà văn bộc lộ ngay trong chính cách
nhà văn lựa chọn và sử dụng chi tiết trong tác phẩm. (Dẫn chứng minh họa)
+ Một chi tiết dù nhỏ cũng là kết quả lựa chọn, sắp xếp và mô tả của nhà văn,
gắn với quá trình tư duy và sáng tạo nghệ thuật của nhà văn khi hình thành một tác
phẩm. Nó xuất hiện ở vị trí nào trong mạch vận động của tác phẩm; nó được thể hiện
ra sao hồn tồn phụ thuộc vào con mắt nhìn, khả năng thấu hiểu đời sống, thấu hiểu
con người của nhà văn.
+ Một chi tiết dù nhỏ song đặt trong mạch vận động của tác phẩm vẫn có vai trị
riêng của nó. Chi tiết giúp nhà văn thể hiện ý đồ, tư tưởng một cách thuyết phục, tạo
chiều sâu cho tác phẩm. Giúp bạn đọc giải mã các chi tiết trong tác phẩm (liên hệ với
ý kiến của Nguyễn Minh Châu coi chi tiết là lát cắt trên thân cây để thấy cả đời thảo
mộc). Một chi tiết dù nhỏ cũng có thể mang chứa thơng điệp giúp người đọc thâm
nhập vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm, nắm bắt thơng điệp của tác giả. Những chi
tiết đặc sắc cịn tạo hứng thú cho người đọc trong quá trình tiếp nhận tác phẩm
- Chứng minh:
+ Chọn được chi tiết tiêu biểu, chính xác, hợp lí
+ Lược thuật sự xuất hiện của chi tiết.

+ Phân tích ý nghĩa của chi tiết để làm nổi bật vai trị của nó trong việc thể hiện
ý đồ, tư tưởng của tác giả và tạo nên tính nghệ thuật của tác phẩm.
- Đánh giá, mở rộng:
+ Đó là nhận định đúng đắn bởi đã nêu lên những nét đặc trưng độc đáo của chi
tiết - một yếu tố quan trọng làm nên sức hấp dẫn của tác phẩm.
+ Đây cũng là một gợi ý cho bạn đọc về cách đánh giá, nhận diện những chi tiết
độc đáo, sáng tạo trong một tác phẩm đặc sắc; đặt ra thử thách đối với các tác giả khi
cầm bút sáng tác
+ Nhấn mạnh, đề cao sức mạnh của chi tiết khi xây dựng tác phẩm văn chương
“chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn”.
c. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề
2.3.3 Rèn cho học sinh kỹ năng vận dụng những kiến thức lý luận về chi tiết nghệ
thuật trong khi làm bài nghị luận văn học
- Trong quá trình dạy học, giáo viên cần giúp học sinh:
+ Nắm được các nội dung lý luận cơ bản như: chi tiết nghệ thuật truyện ngắn
(khái niệm truyện ngắn, chi tiết, chi tiết nghệ thuật; đặc điểm, vai trò của chi tiết nghệ
thuật), khám phá phát hiện những tầng nghĩa mới mẻ thú vị giàu sức thuyết phục của
tác phẩm và biết vận dụng trong từng dạng đề, dạng bài về chi tiết nghệ thuật.
+ Hướng dẫn học sinh biết cách chọn lọc những dẫn chứng lý luận về chi tiết
nghệ thuật tiêu biểu tạo nên những điểm nhấn góp phần nâng cao chất lượng bài viết.
15


+ Giúp học sinh hiểu sâu hơn tác phẩm (quá trình tiếp nhận văn bản) và viết văn
ở dạng đề lý luận văn học tốt hơn (quá trình tạo lập văn bản).
- Khi phân tích chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, giáo viên cần hướng dẫn học sinh:
+ Phương pháp làm các dạng đề nghị luận văn học về chi tiết nghệ thuật. Giúp
học sinh có những kiến thức cơ bản về lý luận văn học, chi tiết nghệ thuật cụ thể của
văn bản, nhận diện đúng các dạng đề, xác định đúng trọng tâm yêu cầu của đề.
+ Hướng dẫn học sinh làm bài bám vào kiến thức lý luận về chi tiết nghệ thuật.

Trong bài viết cần biết kết hợp dẫn chứng lý luận và phân tích, bình luận, đánh giá về
kiến thức đó gắn với nội dung của đề bài. Tránh tình trạng lập luận, lý luận là một
mảng cịn phân tích tác phẩm là một mảng. Tất cả phải được đan cài vào nhau nhằm
lý giải về một vấn đề của tác phẩm văn học. Tuy nhiên, khi làm bài học sinh không
nên đưa kiến thức lý luận về chi tiết nghệ thuật vào mà không phân tích hoặc viết
khơng gắn với nội dung đề bài.
+ Học sinh cần chọn những trích dẫn, nhận định đặc sắc về chi tiết nghệ thuật để
lập luận thêm vững chắc, sáng rõ và có sức thuyết phục hơn. Chẳng hạn: “Chi tiết
nhỏ làm nên nhà văn lớn” (Macxim Gorki) [2], “Chi tiết làm nên bụi vàng của tác
phẩm” (Pautôpxki) [2]…
2.3.4 Hướng dẫn học sinh nghiên cứu, học tập các đoạn bình giảng đặc sắc về chi
tiết nghệ thuật và cách ghi nội dung hiệu quả
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nghiên cứu, học tập các đoạn bình giảng đặc sắc về
chi tiết nghệ thuật trong quá trình chuẩn bị bài học và sau khi học xong tác phẩm bằng
cách:
+ Giáo viên cung cấp bản PDF của những cuốn sách hay, những đường link bài
viết tham khảo, đoạn văn đặc sắc về chi tiết nghệ thuật truyện ngắn của thầy giáo nổi
tiếng về chun mơn trên tồn quốc.
+ Học sinh tìm đọc, nghiên cứu, chỉ ra cái hay trong bài tham khảo, bình giảng
đó. Qua đó, giúp các em học tập cách phát hiện độc đáo, ngôn ngữ và kĩ thuật bình
của các thầy cơ giáo uy tín. Trong các giờ đọc văn, rèn luyện kĩ năng phân tích từ ngữ,
nâng cao khả năng cảm thụ và bình giá thơ văn. Bồi dưỡng tình u đối với bộ mơn,
cách tư duy sáng tạo và sự nhạy bén trong cảm thụ văn chương. Học sinh học được
các kĩ thuật bình giảng về chi tiết nghệ thuật, cách sử dụng từ ngữ, lập luận trong phân
tích, bình giảng thơng qua các tài liệu giáo viên cung cấp.
+ Thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở, rút kinh nghiệm về việc nghiên cứu, tìm hiểu
các chi tiết nghệ thuật trong truyện ngắn nói riêng và các tác phẩm văn chương nói
chung.
+ Hình thành ở các em thói quen tìm hiểu các tác phẩm văn chương - một kỹ năng
không thể không thực hiện thuần thục, sáng tạo với tất cả hiểu biết và rung cảm để có

thể tiếp nhận cũng như tạo lập văn bản, sử dụng từ ngữ tốt.
+ Rèn thói quen cảm nhận tác phẩm truyện ngắn dưới nhiều góc độ, khía cạnh
khác nhau; tập trung suy nghĩ, phát hiện những điều mới lạ bằng những cảm nhận của
riêng mình; cảm nhận các tác phẩm theo đặc trưng thể loại, đặc trưng thi pháp.
Ngồi ra, với sự phát triển của cơng nghệ thơng tin, giáo viên có thể lập nhóm
kín trên Facebook giống như một thư viện nhỏ, đăng những tài liệu hay cho học sinh
đọc, nghiên cứu. Ngoài ra, giáo viên có thể giới thiệu các trang học tập uy tín trên
mạng Internet, trên các kênh truyền hình cho học sinh. Giúp học sinh có nhiều kênh
thơng tin phục vụ cho quá trình tự học.
16


Hình 1: Nhóm Facebook và trang tài liệu học tập trên mạng xã hội [1].
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách ghi nội dung hiệu quả:
+ Đề ghi lại nội dung học tập hiệu quả khi học trực tuyến, giáo viên cần hướng
dẫn học sinh cách khai thác kiến thức hiệu quả, chủ động trong quá trình tự học. Học sinh
có tâm thế chủ động tiếp cận tác phẩm và ghi chú lại những suy nghĩ, ý tưởng của các em
về tác phẩm trong quá trình tự nghiên cứu, tìm hiểu văn bản. Các em có thể hệ thống các
chi tiết dưới dạng từ khóa, gạch đầu dịng ý chính, sơ đồ, chú thích… sao cho dễ tiếp thu
với bản thân. Vở ghi bài của các em sẽ thể hiện dấu ấn riêng, thể hiện quá trình tư duy
độc lập của các em.
+ Giáo viên cần khích lệ học sinh làm sổ tay văn học. Giáo viên hướng dẫn học
sinh cách chắt lọc những kiến thức cơ bản khi đọc tác phẩm, rèn thói quen gạch chân,
ghi lại những câu văn, đoạn văn hay của tác phẩm và những suy ngẫm của bản thân về
tác phẩm, những câu đoạn mà mình tâm đắc nhất vào sổ tay, trình bày theo sở thích,
cá tính của từng học sinh.

Hình 2: Trang sổ tay văn học của học sinh[1].
+ Với nhiệm vụ học tập yêu cầu sự động não, huy động ý tưởng như tìm ý để
viết bài văn, giáo viên hướng dẫn học sinh ghi chép tự do bằng cách chừa một khoảng

trắng trong vở và bắt đầu ghi lại bất kỳ ý tưởng nào nảy sinh ra trong đầu về nhiệm vụ
học tập, ghi lại tự do dưới dạng: từ ngữ, cụm từ, sơ đồ, hình vẽ... Nhằm mục đích huy
17


động ý tưởng nhiều nhất có thể, việc chọn lọc ý tưởng và chỉnh sửa diễn đạt sẽ thực
hiện khi học sinh đã chọn được những ý tưởng phù hợp, ưng ý nhất.
2.4 Hiệu quả của đề tài
2.4.1 Hiệu quả đối với hoạt động giáo dục học sinh
2.4.1.1 Kết quả nhận thức của học sinh qua khảo sát khách quan
Sau khi áp dụng thử phương pháp, kết quả điều tra khảo sát ngẫu nhiên 368 học
sinh THPT Thọ xuân 5 vào tháng 03/2022 như sau:
STT
Câu hỏi
Trước khi
Sau khi áp
áp dụng thử dụng thử
1

2

3

SL

%

SL

%


A. Khơng

52

14.1

0

0

B. Có

75

20.4

323

87.8

C. Có học nhưng khơng nhớ phương pháp

241

65.5

45

12.2


A. Khó

323

87.8

53

14.4

B. Bình thường

30

8.2

247

67.1

C. Đề hay

15

4.0

68

18.5


A. Giáo viên hướng dẫn cụ thể từng bài

362

98.4

235

63.6

B. Giáo viên hướng dẫn phương pháp làm bài

315

85.6

326

88.6

C. Tìm hiểu ở tài liệu tham khảo

56

15.2

156

42.4


Em có biết phương pháp làm dạng đề văn nghị
luận về chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm truyện
ngắn không?

Suy nghĩ của em khi gặp dạng để về chi tiết
nghệ thuật trong tác phẩm truyện ngắn?

Cách nào giúp em giải quyết các đề văn về chi
tiết nghệ thuật? (Chọn nhiều đáp án)

Bảng 2: So sánh đối chứng kết quả khảo sát học sinh sau khi áp dụng thử
phương pháp
Kết quả khảo sát sau thực nghiệm đã thể hiện rất rõ ràng hiệu quả của sáng kiến.
2.4.1.2 Kết quả về chất lượng kiểm tra, đánh giá
Kết quả thực hiện đề tài không chỉ được thể hiện ở số lượng học sinh hứng thú,
say mê mơn học mà cịn thể hiện ở kết quả bài kiểm tra, đánh giá.
(Đề bài và gợi ý làm bài ở phần PHỤ LỤC 2)
Kết quả:
Lớp – Sĩ số
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
Lớp
SS SL %
SL
%
SL %

SL %
SL %
12C5
44
1
2,3
8
18,2 29 65,9 6 13,6 0
0
(Đối chứng)

18


12C3
6
14,6 18 43,9 16 39
1
2,5
0
0
(Thực nghiệm) 41
Bảng 3: Kết quả chất lượng kiểm tra, đánh giá học sinh sau thử nghiệm phương
pháp
2.4.2 Hiệu quả đối với bản thân, đồng nghiệp, nhà trường
Đối với bản thân, tơi nhận thấy mình đã đúc rút được một sáng kiến hữu ích, góp
phần nâng cao chất lượng trong công tác giảng dạy môn Ngữ Văn ở trường THPT Thọ
Xuân 5.
Đối với đồng nghiệp trong nhà trường, đã có một số đồng chí sử dụng cách làm
của tôi. Từ những định hướng đổi mới phương pháp dạy học và thông qua việc dạy

học thử nghiệm, ứng dụng vào soạn giảng các bài học văn ở các khối lớp và sử dụng
trong các đợt hội giảng cấp trường. Các đồng chí dạy học theo phương pháp mới đều
đạt điểm cao trong các đợt hội giảng.
Đối với nhà trường, BGH đã cho thí điểm sáng kiến của tôi ở một số lớp học, đồng
thời tiếp tục rút kinh nghiệm và bổ sung để có thể áp dụng phổ biến hơn ở những năm
học sau.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
3.1 Kết luận
Từ những giải pháp đúc kết từ kinh nghiệm của bản thân và hiệu quả của đề tài, tôi
rút ra được một số kết luận như sau:
Thứ nhất, về việc đánh giá thực trạng đổi mới “Phương pháp rèn luyện kỹ
năng làm bài nghị luận văn học về chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm
truyện ngắn cho học sinh THPT”
Đổi mới phương pháp dạy học: “Phương pháp rèn luyện kỹ năng làm bài nghị
luận văn học về chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm truyện ngắn cho học sinh
THPT” chúng ta khơng nên áp dụng máy móc hay đối lập nó với phương pháp truyền
thống, các kiểu dạy học đã có sẵn trong nhà trường hiện nay.
Khi vận dụng dạy học theo “Phương pháp rèn luyện kỹ năng làm bài nghị luận
văn học về chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm truyện ngắn cho học sinh
THPT” đòi hỏi học sinh phải tích cực tự giác học tập, có sự chuẩn bị chu đáo theo sự
dẫn dắt của thầy cô. Giáo viên cần tạo nên các tình huống để dẫn dắt học sinh chủ động
tìm ra những tri thức mới, hình thành và phát triển các năng lực tích cực.
Áp dụng “Phương pháp rèn kỹ năng làm bài nghị luận văn học về chi tiết nghệ
thuật tiêu biểu trong tác phẩm truyện ngắn cho học sinh THPT” đã đem lại những kết
quả khả quan cho giờ đọc văn. Học sinh hứng thú hơn, chủ động tìm hiểu bài, lớp học
sơi nổi, học sinh làm việc theo nhóm, tích cực trong suốt giờ học. Từ đó, giúp học
sinh hình thành và phát triển các năng lực: năng lực thu thập thông tin liên quan đến
văn bản, năng lực đọc- hiểu văn bản theo đặc trưng loại thể, năng lực hợp tác, năng
lực phân tích, so sánh…Kết quả học tập của học sinh có nhiều tiến bộ, mang lại hiệu
quả cao trong giảng dạy.

Thứ hai, về các giải pháp đã thực hiện:
Để “rèn luyện kỹ năng làm bài nghị luận văn học về chi tiết nghệ thuật tiêu biểu
trong một tác phẩm truyện ngắn cho học sinh THPT” người giáo viên cần:
Thực sự chú trọng đầu tư về chuyên môn, coi mỗi giờ lên lớp là một tiết học bổ
ích, một niềm hạnh phúc của người giáo viên để truyền tải hết những kiến thức mà
mình có cho học sinh.
19


Phải tìm hiểu đối tượng học sinh của mình ở từng lớp, từng em, tạo mối dây liên
kết giữa giáo viên với học sinh, khơi dậy được tình yêu văn học với học trò, tạo hứng
thú hơn với việc học môn Văn. Giáo viên luôn kiểm tra, thúc giục sự chuẩn bị của học
sinh cho bài học trước mỗi giờ lên lớp.
Thứ ba, về kết quả áp dụng các giải pháp:
Khi tôi đã tiến hành dạy thực nghiệm theo phương pháp mới: “Phương pháp rèn
luyện kỹ năng làm bài nghị luận văn học về chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác
phẩm truyện ngắn cho học sinh THPT” tôi nhận thấy số lượng học sinh hăng hái phát
biểu nhiều hơn. Đại đa số các em hiểu rõ tác phẩm và cảm nhận sâu hơn, nhớ tác
phẩm kĩ hơn khi làm bài kiểm tra các em cũng có những rung động, sáng tạo riêng.
Tôi thấy các em đã phát huy được vai trị tự chủ, độc lập suy nghĩ, có năng lực trình
bày suy nghĩ cảm nhận của mình, năng lực hợp tác khi trao đổi thảo luận, năng lực
phân tích so sánh tổng hợp, năng lực giải quyết tình huống... các em đã có sự cảm thụ
tác phẩm văn chương được tốt hơn và thêm yêu mến môn học Ngữ văn.
Từ thực tế áp dụng, qua việc phân tích đánh giá các hoạt động ở trên lớp tôi nhận
thấy bên cạnh những kết quả đã đạt tơi cịn có những băn khoăn nhất định. Tơi thấy
mình cịn phải học nhiều hơn nữa ở sách vở, tri thức, bạn bè, đồng nghiệp để đổi mới
phương pháp dạy học môn Ngữ văn cho kịp với dạy học hiện đại.
3.2 Kiến nghị, đề xuất
Để thực hiện giờ dạy có hiệu quả, chúng tơi xin có một số đề xuất sau:
Đối với học sinh: Cần chuẩn bị kỹ trước khi học bài mới, tìm hiểu những thơng tin

ngồi văn bản có liên quan để hiểu sâu hơn các văn bản đó. Sau khi học các văn bản,
cần vận dụng bài học một cách hiệu quả, góp phần rèn luyện năng lực tự học cho bản
thân.
Đối với giáo viên: Cần tìm tịi, học hỏi, tích lũy kinh nghiệm cũng như các cách
dạy tạo hứng thú đối với học sinh, vận dụng những sáng kiến kinh nghiệm mà đồng
nghiệp đã dày cơng tìm tịi, tích lũy.
Đối với tổ chuyên môn: Thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn đi
vào những vấn đề cụ thể như trao đổi từng bài dạy, từng cách thức tổ chức hoạt động
dạy học … để trao đổi kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng môn Ngữ
văn.
Với những kết quả nghiên cứu ban đầu được thể hiện trong đề tài, chúng tơi hi
vọng sẽ đóng góp thêm một ý kiến nhỏ, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục của môn
Ngữ văn trong nhà trường phổ thông. Đề tài chắc chắn cịn rất nhiều thiếu sót, mong
được sự giúp đỡ, góp ý của q thầy cơ.
Cuối cùng, tơi xin chân thành cảm ơn BGH nhà trường cùng các đồng nghiệp đã
giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành đề tài này.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 25 tháng 5 năm 2022
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
khơng sao chép nội dung của người khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)

20


Lê Thị Hoa

21



TÀI LIỆU THAM KHẢO
–&&
[1].Tham khảo đề thi ở một số trang mạng: facebook.com/thuongthucsach,
hocnguvan.net.
[2]. Nhiều bài viết có liên quan đến vấn đề nghiên cứu trên trang Google.com.
[3]. Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, (2000), Lê Bá
Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi
[4]. Tài liệu: Nghị quyết số 29 -NQ/TW ngày 4/11/2013 của Hội nghị Ban Chấp
hành Trung ương Đảng lần thứ 8 khóa XI; Tài liệu hội nghị triển khai chương
trình giáo dục phổ thơng mới; Chương trình giáo dục phổ thơng mơn Ngữ văn.
[5]. Sách giáo khoa Ngữ văn 11, (tập 1, tập 2 – Nâng cao), NXB Giáo dục –
năm 2009.
[6]. Sách giáo khoa Ngữ văn 11, (tập 1, tập 2 – Ban cơ bản), NXB Giáo dục –
năm 2009.
[7]. Sách giáo viên Ngữ văn 11, tập 1, tập 2 – NXB Giáo dục – năm 2009.
[8]. Sách giáo khoa Ngữ văn 12 (Tập 1, tập 2 – Ban cơ bản), NXB Giáo dục
2008, Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên).
[9]. Thiết kế bài học Ngữ văn, lớp 12 (tập 1, tập 2 – Ban cơ bản), NXB Giáo
dục, 2008, Phan Trọng Luận (chủ biên).
[10]. Thiết kế dạy học Ngữ văn 12 (Tập 1, tập 2- Ban cơ bản), NXB Giáo dục
2008, Lưu Đức Hạnh (chủ biên).
[11]. Phân tích tác phẩm Ngữ Văn , lớp 12 – NXB Giáo dục 2008, Trần Nho
Thìn (chủ biên).
[12]. Dạy và học tích cực. Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học của NXB
Đại học Sư phạm 2010, dự án Việt – Bỉ.
[13]. Tài liệu Bồi dưỡng giáo viên về Đổi mới Phương pháp dạy học, Bộ Giáo
dục và Đào tạo, 2003.
[14]. Tài liệu Bồi dưỡng CBQL và Giáo viên về kiểm tra, đánh giá kết quả học

tập của học sinh theo định hướng năng lực, Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2014


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Lê Thị Hoa.
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên Trường THPT Thọ Xuân 5.

TT
1.

Tên đề tài SKKN

Kết quả
Cấp đánh
đánh giá
giá xếp loại
xếp loại
(Phòng, Sở,
(A, B,
Tỉnh...)
hoặc C)

Năm học
đánh giá xếp
loại

Sử dụng một số phương pháp

và kĩ thuật dạy học nhằm phát
Năm học 2012
huy tính tích cực của học sinh Sở Giáo dục
C
- 2013
qua bài “ Tại lầu Hoàng Hạc và Đào tạo
tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi
Quảng Lăng” (Hoàng Hạc lâu
tống Mạnh Hạo Nhiên chi
Quảng Lăng) - Lí Bạch (tiết
43, Ngữ Văn 10 – Ban cơ
bản)
2. Kinh nghiệm hướng dẫn học
sinh lớp chủ nhiệm nghiên Sở Giáo dục
Năm học 2018
cứu Khoa học – kĩ thuật về và Đào tạo
C
- 2019
lĩnh vực “Khoa học xã hội và
hành vi” đạt hiệu quả cao
3. Phương pháp xây dựng câu
hỏi nêu vấn đề và câu hỏi
định hướng phát triển năng Sở Giáo dục
Năm học 2019
lực cho học sinh trong giờ và Đào tạo
C
- 2020
dạy – học môn Ngữ Văn ở
Trường THPT
* Liệt kê tên đề tài theo thứ tự năm học, kể từ khi tác giả được tuyển dụng vào

Ngành cho đến thời điểm hiện tại.


×