Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Tài liệu Tiểu luận: Phân tích hoạt động ngành thép của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (928.59 KB, 29 trang )

------
Tiểu luận
Phân tích hoạt động
ngành thép của Công
ty Cổ phần Tập đoàn
Hoa Sen


1
MỤC LỤC
I.
I. Phân tích ngành thép :
1. Tổng quan về ngành thép:
1.1.Lịch sử hình thành:
Có thể nói ngành thép Việt Nam còn khá non trẻ, bắt đầu được xây dựng từ đầu những
năm 1960. Từ năm 1990 đến nay ngành thép Việt Nam có nhiều đổi mới và tăng trưởng
mạnh. Sự ra đời của Tổng Công ty thép Việt Nam năm 1990 đã góp phần quan trọng vào
sự bình ổn và phát triển của ngành. Năm 1996 là năm đánh dấu sự chuyển mình của ngành
thép với sự ra đời của 4 công ty liên doanh sản xuất thép là: liên doanh thép Việt Nhật
(Vinakyoei), Việt Úc (Vinausteel), Việt Hàn (VPS) và Việt Nam – Singapore (Nasteel) với
tổng công suất khoảng 840.000 tấn/năm. Từ 2002 - 2005 nhiều doanh nghiệp tư nhân và
doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài được thành lập, ngành thép Việt Nam thực sự phát
triển mạnh mẽ với tổng công suất lên tới trên 6 triệu tấn/năm.
2
1.2 Nguyên liệu ngành :Đầu vào cho ngành thép là quặng sắt và thép phế. Ở Việt Nam
phần lớn sử dụng thép phế để sản xuất phôi và hoàn toàn là phôi vuông để làm thép xây
dựng. Phôi vuông sản xuất trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu cán thép,
50% còn lại là từ nguồn nhập khẩu. Mặc dù tự sản xuất khoảng 20% thép dẹt, nhưng chưa
có doanh nghiệp nào ở Việt Nam sản xuất được phôi dẹt mà phải nhập khẩu từ bên ngoài.
Nguồn nhập khẩu thép, phôi thép các loại và thép phế của Việt Nam hiện giờ là từ Trung
Quốc (là chủ yếu) và một số nước khác trên thế giới như Mỹ, Nhật, Nga v.v. Như vậy có


thể thấy ngành thép Việt Nam chịu ảnh hưởng rất nhiều từ biến động về phôi và thép trên
thế giới. Giá thép trong nước có xu hướng biến động cùng chiều với giá phôi trên thế giới.
1.3. Trình độ công nghệ, trang thiết bị:Ngành thép Việt Nam hiện nay có năng lực sản
xuất thực tế khoảng 2,6 triệu tấn thép cán/năm (thép xây dựng); 0,5 - 0,6 triệu tấn phôi thép
bằng lò điện (phôi thép vuông và cả thỏi đúc cỡ nhỏ). Về trình độ công nghệ, trang thiết bị
có thể chia ra 4 mức sau:
• Loại tương đối hiện đại: Gồm các dây chuyền cán liên tục của 2 Công ty liên doanh
VINA KYOEI, VPS và một số dây chuyền cán thép mới sẽ xây dựng sau năm
2000.
• Loại trung bình: Bao gồm các dây chuyền cán bán liên tục như Vinausteel,
NatSteelvina, Tây Đô, Nhà Bè, Biên Hòa, Thủ Đức (SSC) Gia Sàng, Lưu Xá
(TISCO) và các công ty cổ phần, công ty tư nhân (Vinatafong, Nam Đô, Hải
Phòng v.v...).
3
• Loại lạc hậu: Bao gồm các dây chuyền cán thủ công mini của các nhà máy Nhà
Bè, Thủ Đức, Tân Thuận, Thép Đà Nẵng, Thép miền Trung và các cơ sở khác
ngoài Tổng công ty thép Việt Nam.
• Loại rất lạc hậu: Gồm các dây chuyền cán mini có công suất nhỏ (<20000T/n) và
các máy cán của các hộ gia đình, làng nghề.
1.4. Chất lượng và cơ cấu sản phẩm: Chất lượng sản phẩm thép cán xây dựng của Tổng
công ty thép Việt Nam và khối liên doanh nhìn chung không thua kém sản phẩm nhập
khẩu. Sản phẩm của các cơ sở sản xuất nhỏ (<20000 T/n), đặc biệt là các cơ sở có khâu
luyện thép thủ công chất lượng kém, không đạt yêu cầu.
Hiện nay ngành thép Việt Nam mới chỉ sản xuất được các loại thép tròn trơn, tròn vằn ( 10
- 40mm, thép dây cuộn ( 6 - (10 và thép hình cỡ nhỏ, cỡ vừa (gọi chung là sản phẩm dài)
phục vụ cho xây dựng và gia công, sản xuất ống hàn, tôn mạ, hình uốn nguội, cắt xẻ... từ
sản phẩm dẹt nhập khẩu. Các sản phẩm dài sản xuất trong nước cũng phần lớn được cán từ
phôi thép nhập khẩu, khả năng tự sản xuất phôi thép trong nước còn nhỏ bé, chỉ đáp ứng
được khoảng 28%, còn lại 72% nhu cầu phôi thép cho các nhà máy cần phải nhập khẩu từ
bên ngoài.

1.5 Đánh giá chung:
Những năm qua, tuy ngành thép đã được đầu tư đáng kể và có bước phát triển tương đối
khá mạnh (cả quốc doanh và tư nhân), đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao, có tiềm lực
tăng gấp hàng chục lần so với năm 1990 và đạt sản lượng trên 1 triệu tấn/năm, song vẫn
còn trong tình trạng kém phát triển so với các nước trong khu vực và thế giới, thể hiện ở
các mặt:
• Trang thiết bị có qui mô nhỏ, phổ biến thuộc thế hệ cũ, lạc hậu, trình độ công nghệ
và mức độ tự động hóa thấp. Chất lượng sản phẩm còn hạn chế (nhất là khu vực tư
nhân), chỉ có 2 dây chuyền cán liên tục tương đối hiện đại thuộc khối liên doanh.
• Cơ cấu mặt hàng sản xuất hẹp, đơn điệu (mới cán được các sản phẩm dài, cỡ nhỏ
và vừa với mác thép phổ biến là các bon thấp).
• Năng lực sản xuất phôi thép quá nhỏ bé, các nhà máy và cơ sở cán thép còn phụ
thuộc nhiều vào phôi thép nhập khẩu. Toàn bộ sản phẩm cán dẹt trong nước chưa
sản xuất được, phải nhập khẩu.
• Chi phí sản xuất còn cao, năng suất lao động thấp, số lượng lao động quá đông,
giá thành không ổn định (do lệ thuộc phôi thép nhập khẩu) nên tính cạnh tranh
chưa cao. Khả năng xuất khẩu sản phẩm thép còn rất hạn chế.
4
Nhìn một cách tổng quát, ngành thép Việt Nam vẫn ở trong tình trạng sản xuất nhỏ, phân
tán, nặng về gia công chế biến từ phôi và bán thành phẩm nhập khẩu. Trình độ công nghệ
thấp, chưa có nhiều thiết bị hiện đại tự động hóa cao, cần phải đầu tư cải tạo phát triển,
thay thế dần các thiết bị cũ, lạc hậu, mới có thể bảo đản tính cạnh tranh trong thời gian tới.
2. Tình hình ngành thép :
Với tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2007 là 8,4%, năm 2008 dự báo là trên 8% và
nguồn vốn FDI đổ vào Việt Nam tăng thì dự báo sản xuất thép vẫn tăng trưởng mạnh.
Theo quy hoạch phát triển ngành thép đến 2010 đã được Chính phủ phê duyệt thì
ngành thép phải trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm của ngành
kinh tế, góp phần quan trọng vào sự nghiệp hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước với
tốc độ tăng trưởng bình quân từ 10 - 15%/năm.
Theo dự báo của Bộ Công thương và Tổng Công ty Thép Việt Nam, nhu cầu tiêu

thụ thép tăng trưởng bình quân từ 2008 đến 2025 là 8%. Tuy nhiên, theo nhận định của các
chuyên gia trong ngành thì nhu cầu tiêu thụ thép cả nước trong năm 2008 sẽ tăng trưởng
không thấp hơn 20%. Theo số liệu thống kê của Hiệp hội thép Việt Nam, sản lượng sản
xuất trong nước chỉ mới đáp ứng được khoảng 40% - 50% nhu cầu tiêu thụ trong nước.
Về thép cán nóng mạ kẽm, hiện trong nước vẫn chưa có doanh nghiệp nào sản xuất
sản phẩm này, toàn bộ đều phải nhập khẩu. Về tôn mạ, hiện nay chỉ có một số ít Công ty
sản xuất được tôn lạnh như: Bluescope, Sunsteel, và Hoasen Group. Từ đó, dẫn đến cung
không đủ cầu và thực tế rằng Việt Nam đang phải nhập khẩu Tôn lạnh từ nước ngoài.
Về sản phẩm thép cán nguội, hiện tại cả nước chỉ có 2 nhà máy sản xuất thép cán
nguội là Công ty Thép tấm lá Phú Mỹ và nhà máy thép cán nguội tại Khu Công nghiệp
Sóng Thần II của Hoasen Group. Tổng sản lượng thép cán nguội của cả 2 Công ty là
520.000 tấn, chỉ mới đáp ứng được 40% nhu cầu trong nước, phần còn lại được các doanh
nghiệp trong nước nhập khẩu từ các quốc gia khác.
DỰ BÁO VỀ SẢN PHẨM THÉP LÁ CÁN NGUỘI
5
( Nguồn : Hiệp hội thép Việt Nam)
II. Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (Hoa Sen Group)
1. Lịch sử hình thành:
Năm 2001: thành lập công ty cổ phần Hoa Sen, tiền thân của Công ty tập Cổ phần
Tập đoàn Hoa Sen (Hoa Sen Group) hiện nay với ba chi nhánh phân phối – bán lẻ
trực thuộc.
Năm 2004:
Khai trương dây chuyền sản xuất tôn mạ màu I, công suất 45.000 tấn/năm, công
nghệ tiên tiến của Nhật Bản.
Khánh thành toà nhà trụ sở văn phòng tại Khu công nghiệp Sóng Thần II, Dĩ An,
Bình Dương.
Năm 2005: Khai trương dây chuyền sản xuất tôn mạ kẽm I, công suất
50.000tấn/năm, tại Khu công nghiệp Sóng Thần II
Năm 2006:
Khởi công xây dựng Nhà máy Thép cán nguội Hoa Sen, công suất 180.000

tấn/năm
Mở văn phòng đại diện tại tpHCM
Thành lập công ty Cổ phần Tôn Hoa Sen, công ty con đầu tiên của Hoa Sen Group
Năm 2007:
Đổi tên công ty cổ phần Hoa Sen thành công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen (Hoa
Sen Group)
Khánh thành nhà máy Thép cán nguội Hoa Sen, công suất 180.000 tấn/năm
Khai trương dây chuyền sản xuất tôn mạ kẽm II, công suất 50.000 tấn/năm
Thành lập công ty cổ phần vật liệu xây dựng Hoa Sen
Thành lập công ty cổ phần cơ khí và xây dựng Hoa Sen
Sáp nhập các công ty cổ phần Tôn Hoa Sen, công ty cổ phần vật liệu xây dựng
Hoa Sen, công ty cổ phần cơ khí và xây dựng Hoa Sen vào Hoa Sen Group, nâng
vốn điều lệ lên 570 tỷ đồng.
Năm 2008:
Thành lập công ty tiếp nhận cảng biển Hoa Sen – Gemadept
Khánh thành giai đoạn 1 nhà máy vật liệu xây dựng
Khánh thành nhà máy tôn mạ hợp kim nhôm kẽm
Niêm yết cổ phiếu HSG tại sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
2. Cơ cấu tổ chức:
6
7
3. Lĩnh vực hoạt động:
 Tôn – thép
Sản xuất thép cuộn cán nguội
Sản xuất tôn lạnh (tôn mạ hợp kim nhôm kẽm), tôn mạ kẽm, tôn lạnh phủ sơn, tôn kẽm
phủ sơn.
Sản xuất xà gồ thép, ống thép mạ kẽm, ống thép mạ các loại hợp kim khác.
 Vật liệu xây dựng
Sản xuất vật liệu xây dựng bằng nhựa: ống nhựa, tấm trần nhựa, hạt nhựa, ...
 Cảng biển và Logistic

Kinh doanh cảng biển và dịch vụ logistic
 Bất động sản:
Kinh doanh bất động sản
Xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật
Sản xuất cấu kiện thép dùng trong xây dựng
8
4. Chiến lược kinh doanh của công ty (tựa đề này ko đúng cho lắm, mọi người
nghĩ ra jùm nha)
 Tầm nhìn
Trở thành một tập đoàn kinh tế đa ngành tại Việt Nam
 Sứ mệnh
Tạo ra giá trị cao nhất cho khách hàng và cổ đông
Đem lại một cuộc sống đầy đủ về vật chất, phong phú về tinh thần cho mỗi thành viên
Chia sẻ thành quả cho cộng đồng
Góp phần phát triển cho đất nước
 Giá trị cốt lõi
Tạo ra giá trị đích thực bằng nỗ lực lao động cần cù và sáng tạo
 Triết lý kinh doanh
Trung thực - Cộng đồng – Phát triển
 Định hướng phát triển
Tập trung nguồn lực vào lĩnh vực kinh doanh chủ yếu gồm tôn – thép, vật liệu xây
dựng, cảng biển, logistics, và bất động sản.
Phát triển năng lực cạnh tranh bền vững của quy trình sản xuất kinh doanh khép
kín để đảm bảo sản phẩm có chất lượng cao và giá thành thấp nhất trong lĩnh vực
kinh doanh tôn – thép, vật liệu xây dựng.
Khai thác tối đa lợi thế cạnh tranh vượt trội của hệ thống chi nhánh phân phối –
bán lẻ để giữ vững vị thế doanh nghiệp có thị phần lớn nhất Việt Nam trong lĩnh
vực tôn – thép.
Đa dạnh hoá sản phẩm kinh doanh, phấn đấu trở thành nhà sản xuất và phân phối
hàng đầu các sản phẩm vật liệu xây dựng cơ bản tại Việt Nam.

Xây dựng và phát triển thương hiệu mạnh và thân thiện.
Phát triển hệ thống chi nhánh bán lẻ lên 200 chi nhánh trên cả nước và 10 trung
tâm kinh doanh vật liệu xây dựng tổng hợp.
Hợp tác chiến lược với đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh trong việc đào
tạo và cung cấp nguồn nhân lực.
Với phương châm kinh doanh “Trung thực – Cộng đồng – Phát triển”, Hoa Sen
thật sự là đại gia đình với đội ngũ cộng sự năng động, chuyên nghiệp, làm cầu nối
với các đối tác trong và ngoài nước. Phương châm ấy không chỉ có giáo dục nhân
9
cách, mà còn là triết lý chỉ đạo xuyên suốt cho quá trình hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty.
Để chuẩn bị cho việc hình thành và phát triển lớn mạnh theo mục tiêu trở thành tập
đoàn kinh tế năng động, bền vững, tập trung chủ yếu trên các lĩnh vực: tôn – thép, vật
liệu XD, bất động sản, đầu tư tài chính, cảng biển và logistics, công ty
đã tiến hành thành lập công ty con đầu tiên mang tên Công ty cổ phần Tôn Hoa Sen
vào tháng 11 năm 2006, khai trương văn phòng đại diện tại TP.HCM vốn điều lệ 320
tỷ đồng và hoàn chỉnh hệ thống phân phối trực tiếp đến người tiêu dùng tại trên 70 chi
nhánh trải dài từ Bắc – Trung – Nam.
Đây được xem là một lợi thế quan trọng trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO.
Trong tương lai, Hoa Sen sẽ mở rộng và nâng cấp hệ thống này thành những “Trung
tâm thép hoặc Siêu thị VLXD” để đáp ứng tốt nhất nhu cầu xây dựng ngày càng cao
của khách hàng.. Và mở rộng thị trường xuất khẩu để đưa các sản phẩm mang thương
hiệu Hoa Sen khẳng định vị trí trên trường quốc tế.
Hiện nay, Hoa Sen Group là doanh nghiệp ngoài quốc doanh đầu tiên tại Việt Nam
đầu tư xây dựng Nhà máy thép cán nguội (công suất 180.000 tấn/năm) nhằm chủ động sản
xuất tôn có độ dày đáp ứng nhu cầu từng khách hàng trong thời gian ngắn nhất; 01 Nhà
máy Tôn mạ hợp kim nhôm kẽm công nghệ NOF (công suất 150.000 tấn/năm), 02 dây
chuyền tôn mạ màu (công suất 90.000 tấn/năm), 2 dây chuyền tôn mạ kẽm (công suất
100.000 tấn/năm) đáp ứng nhu cầu đa dạng về sản phẩm của thị trường.
Với những bước phát triển mạnh mẽ và sự đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế

cũng như xã hội của đất nước, Hoa Sen đã nhận được nhiều giải thưởng cao quý: Sao
Vàng Đất Việt năm 2005, Cúp vàng vì sự tiến bộ xã hội và phát triển bền vững năm
2006, Cúp vàng ISO năm 2006, Thương hiệu hàng đầu về XD - VLXD – nhà ở và
trang trí năm 2006, Hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2006 - 2007… Đây là sự khích
lệ để Hoa Sen tiếp tục gặt hái những thành công mới, trở thành một tập đoàn kinh tế
vững mạnh, có năng lực cạnh tranh cao, sẵn sàng chủ động bước vào hội nhập.
5. Kết quả kinh doanh năm 2009 của Hoa Sen Group:
10
Theo tin từ CTCP Tập đoàn Hoa Sen (HSG), lợi nhuận sau thuế quý IV năm 2009 ước đạt
154 tỷ đồng, trong đó tháng 12/2009 ước đạt 48 tỷ đồng.
Tại thời điểm quý IV năm 2008 do tình hình kinh tế đi xuống đã làm cho Hoa Sen gặp vô
vàn khó khăn. Các công trình xây dựng đình đốn, thị trường thu hẹp, nhu cầu giảm mạnh
đã buộc doanh nghiệp phải giảm mạnh giá bán, thậm chí chấp nhận bán dưới giá thành, tạo
ra sự cạnh tranh quyết liệt. Nhiều công trình đầu tư dở dang, do kinh tế suy thoái không
triển khai tiếp được vì thiếu vốn. Việc vay vốn ngân hàng thương mại không thực hiện
được do lãi suất quá cao và ngân hàng sợ rủi ro nên kiểm soát chặt chẽ việc cho các doanh
nghiệp thép vay vốn đầu tư. Tiêu thụ thép của các doanh nghiệp sản xuất thép trong những
tháng cuối năm 2008 và 2 tháng đầu năm năm 2009 giảm sút mạnh. Và Hoa Sen cũng
không ngoại lệ, quý IV, Hoa Sen đã lỗ hơn 116 tỷ đồng.
Bước vào năm 2009 ngành thép Việt Nam gặp khó khăn hơn năm 2008, cũng như nhiều
doanh nghiệp cùng ngành thì Hoa Sen còn tồn kho số lượng lớn các nguyên liệu như phôi
thép, thép phế, cuộn cán nóng với giá cao gấp 3 lần so với thời giá của 2009, nếu tiếp tục
sản xuất thì buộc phải bán dưới giá thành và chịu lỗ lớn (thép xây dựng từ mức giá bán xấp
xỉ 20 triệu đ/tấn ở thời điểm giữa năm 2008 đã giảm xuống còn 7 – 9 triệu đ/tấn trong
những tháng đầu năm 2009).
Ngay trong giai đoạn khó khăn nhất, nhờ chính sách hỗ trợ lãi suất đã giúp các doanh
nghiệp ngành thép được tiếp cận nguồn vốn rẻ để duy trì sản xuất, triển khai các công trình
đầu tư trong ngành thép, tạo điều kiện phát triển ổn định. Chính sách miễn giảm 50% thuế
VAT từ mức 10% xuống 5%, có hiệu lực từ 1/2/2009 đến hết 31/12/2009 cũng giúp các
doanh nghiệp có điều kiện giảm giá bán sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.

Trong khi đó, gói kích cầu trị giá khoảng 6 tỷ USD có tác động rất tốt đến sức tiêu thụ sản
phẩm thép, khiến thị trường thép trong nước mở rộng đáng kể. Nhiều dự án xây dựng hạ
tầng cơ sở, xây dựng nhà ở nông thôn, nhà ở cho công nhân khu công nghiệp, nhà ở cho
người thu nhập thấp và nhà ở cho sinh viên được tiếp thêm vốn đã được triển khai.
Vào thời điểm giá thép hạ, ban giám đốc Hoa Sen đã mạnh dạn nhập về một lượng
lớn phôi thép dự trữ. Và khi tác động của các chính sách hỗ trợ của chính phủ
được phát huy thì giá thép cũng như sản lượng tiêu thụ liên tục tăng. Nhờ đó đã
mang về cho Hoa Sen một khoảng lợi nhuận lớn. Với sự quyết đoán trong kinh
doanh của Ban lãnh đạo Tập đoàn Hoa Sen đã tạo nên một sự thành công vượt quá
mong đợi trong năm 2009
Đạt được kết quả kinh doanh tốt trong năm 2009 ta phải nói đến chiến lược kinh doanh
thành công cũng như sự uyển chuyển, nhạy bén của Ban Giám đốc công ty đã góp thành
11

×