Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Tài liệu Tiểu luận "Phân tích hoạt động quảng cáo của bột giặt Omo để thấy được cặp phạm trù Nội dung hình thức" pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.59 KB, 19 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Xã hội ngày càng phát triển,chất lượng cuộc sống khiến cho mọi thứ
hàng hóa cũng phải thay đổi từ nội dung dẫn đến việc thay đổi hình thức.
Người tiêu dùng ngoài việc muốn sử dụng sản phẩm có nội dung chất lượng
tốt cũng muốn sản phẩm có hình thức bên ngoài đẹp lạ mắt,nên hình thức
liên tục thay đổi để thúc đẩy nội dung phát triển.
Một bộ quần áo sạch sẽ luôn mang lại tâm lý thật thoải mái cho chúng
ta mỗi khi giao tiếp,làm việc hay cả giải trí,tập luyện thể thao. Bột giặt cũng
ra đời vì nhu cầu làm sạch quần áo cho mọi người. Trong nước ta có khá
nhiều hãng bột giặt uy tín như Omo, Tide, Viso….. Trong số này,Omo là
hãng bột giặt đứng đầu với chất lượng tốt và hoạt động quảng bá thương
hiệu,thu hút khách hàng với những chương trình tiếp thị hiệu quả.Nội dung
của hoạt động quảng cáo sản phẩm là những ưu việt của Omo về tính an toàn
và độ sạch khi giặt…. , cùng với hình thức quảng cáo bắt mắt,bao bì đẹp
bền…. Omo đã đến gần hơn với mỗi gia đình.
Sau đây chúng em sẽ vận dụng cặp phạm trù “ Nội dung – Hình thức” để
đánh giá hoạt động này.Bài tiểu luận của chúng em sẽ được chia làm 3 phần:
Phần I: Lý luận của triết học mác về cặp phạm trù “Nội dung – Hình
thức”
Phần II: Phân tích hoạt động quảng cáo của bột giặt Omo để thấy được
cặp phạm trù này
Phần III: Một số giải pháp cho hoạt động quảng cáo các sản phẩm trên
thị trường
Do đây là lần đầu tiên viết tiểu luận nên sẽ không tránh khỏi những
sai sót. Chúng em mong thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến cho chúng em.
NỘI DUNG
Phần I: Lý luận của Triết học Mác về cặp phạm trù "Nội dung - hình
thức"
1. Khái niệm về phạm trù:
Phạm trù trong chủ nghĩa duy vật biện chứng là những khái niệm chung
nhất, phản ánh những mặt những thuộc tính, những mối liên hệ cơ bản và


phổ biến nhất của toàn bộ thế giới hiện thực.
2. Khái niệm Nội dung và hình thức
Nội dung là tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố, những quá trình
tạo nên sự vật. Còn hình thức là phương thức tồn tại và phát triển của sự vật,
là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố đó.
VD: Nội dung của hoạt động quảng cáo là tổng hợp tất cả những yếu
tố vật chất như con người, đặc điểm sản phẩm cần quảng cáo…….Còn hình
thức của hoạt động quảng cáo là những kịch bản,nhân viên tiếp thị,phương
tiện truyền thông…….. sử dụng
Bất cứ sự vật nào cũng có hình thức bề ngoài của nó. Song phép biện
chứng duy vật chú ý chủ yếu đến hình thức bên trong của sự vật, nghĩa là cơ
cấu bên trong của nội dung.
Thí dụ, nội dung của hoạt động quảng cáo Omo là sự phản ánh những
mặt,yếu tố,quá trình tạo ra sản phẩm, còn hình thức bên trong của hoạt động
quảng cáo đó là thể loại, những phương tiện được sử dụng trong hoạt động
quảng cáo như công nghệ 3D ,tranh vẽ … Ngoài ra,hoạt động quảng cáo
còn có hình thức bề ngoài như những video clip,phông lớn, áp phích, băng
zôn,bao bì sản phẩm…
Trong cặp phạm trù nội dung và hình thức, phép biện chứng duy vật
chủ yếu muốn nói đến hình thức bên trong gắn liền với nội dung, là cơ cấu
của nội dung chứ không muốn nói đến hình thức bề ngoài của sự vật.
2. Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức
a. Sự thống nhất giữa nội dung và hình thức
Vì nội dung là những mặt, những yếu tố, những quá trình tạo nên sự
vật, còn hình thức là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các
yếu tố của nội dung. Nên nội dung và hình thức luôn gắn bó chặt chẽ với
nhau trong một thể thống nhất. Không có hình thức nào tồn tại thuần tuý
không chứa đựng nội dung, ngược lại cũng không có nội dung nào lại không
tồn tạitrong một hình thức xác định. Nội dung nào có hình thức đó.
Nội dung và hình thức không tồn tại tách rời nhau, nhưng không phải

vì thế mà lúc nào nội dung và hình thức cũng phù hợp với nhau. Không phải
một nội dung bao giờ cũng chỉ được thể hiện ra trong một hình thức nhất
định, và một hình thức luôn chỉ chứa một nội dung nhất định, mà một nội
dung trong quá trình phát triển có thể có nhiều hình thức thể hiện, ngược lại,
một hìnhhệ thức có thể thể hiện nhiều nội dung khác nhau.
Thí dụ, quá trình quảng cáo một sản phẩm của hãng omo có thể bao gồm
những yếu tố nội dung giống nhau như: con người, công cụ, vật liệu…
nhưng cách tổ chức, phân công trong quá trình Tiếp thị,quảng cáo có thể
khác nhau. Như vậy, nội dung quá trình quảng cáo được diễn ra dưới những
hình thức khác nhau. Hoặc cùng một hình thức tổ chức quảng cáo như nhau
nhưng được thực hiện trong những loại bột giặt khác nhau, thì sẽ cho thông
tin về các sản phẩm khác nhau. Vậy là một hình thức có thể chứa đựng nhiều
nội dung khác nhau.
b. Nội dung giữ vai trò quyết định đối với hình thức trong quá trình vận
động phát triển của sự vật
Vì khuynh hướng chủ đạo của nội dung là biến đổi, còn khuynh hướng
chủ đạo của hình thức là tương đối bền vững, chậm biến đổi hơn so với nội
dung. Dưới sự tác động lẫn nhau của những mặt trong sự vật, hoặc giữ các
sự vật, với nhau trước hết làm cho các yếu tố của nội dung biến đổi trước;
còn những mối liên kết giữa các yếu tố của nội dung, tức hình thức thì chưa
biến đổi ngay, vì vậy hình thức sẽ trở nên lạc hậu hơn so với nội dung và sẽ
trở thành nhân tố kìm hãm nội dung phát triển. Do xu hướng chung của sự
phát triển của sự vật, hình thức không thể kìm hãm mãi sự phát triển của nội
dung mà sẽ phải thay đổi cho phù hợp với nội dung mới.
Ví dụ, Chất lượng và công dụng của gói bột giặt là nội dung của hoạt
động quảng cáo sản phẩm tuy vậy mỗi khi có phát minh mới để khách hàng
kịp thời cập nhật và mua hàng thì lại phải có những hình thức quảng cáo mới
. Như vậy sự biến đổi của nội dung quy định sự biến đổi của hình thức.
c. Sự tác động trở lại của hình thức đối với nội dung
Hình thức do nội dung quyết định nhưng hình thức có tính độc lập

tương đối và tác động trở lại nội dung. Sự tác động của hình thức đến nội
dung thể hiện ở chỗ: Nếu phù hợp với nội dung thì hình thức sẽ tạo điều kiện
thuận lợi thúc đẩy nội dung phát triển; nếu không phù hợp với nội dung thì
hình thức sẽ ngăn cản, kìm hãm sự phát triển của nội dung.
Phần II: Thực tiễn áp dụng cặp phạm trù "Nội dung - hình
thức"trong vấn đề quảng cáo của OMO.
1.Quảng cáo là gì?
Quảng cáo là hình thức tuyên truyền, giới thiệu thông tin về sản phẩm,
dịch vụ, công ty hay ý tưởng, quảng cáo là hoạt động truyền thông phi trực
tiếp giữa người với người mà trong đó người muốn truyền thông phải trả tiền
cho các phương tiện truyền thông đại chúng để dưa thông tin đến thuyết
phục hay tác động đến người nhận thông tin
Quảng cáo là những nỗ lực nhằm tác động tới hành vi, thói quen mua hàng
của người tiêu dùng hay khách hàng bằng cách cung cấp những thông điệp
bán hàng theo cách thuyết phục về sản phẩm hay dịch vụ của người bán.
Trên thế giới, quảng cáo hiện nay đã phát triển tới những trình độ cao, tuy
nhiên ở Việt Nam - do còn nhiều hạn chế - nên đa số các sản phẩm
quảng cáo vẫn còn ở trình độ thấp. Các sản phẩm quảng cáo để có thể
đến với khách hàng tiềm năng cần phải được truyền tải qua cac hương
tiện truyền thông, như: báo in, tạp chí, đài phát thanh, truyền hình, báo
điện tử.
Thể loại
Quảng cáo thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như:
• Truyền hình
• Báo chí
• Internet
• Phát thanh
• Quảng cáo trực tuyến
• Quảng cáo qua bưu điện
• Quảng cáo trên các phương tiện vận chuyển

• Quảng cáo qua các trang vàng
• Quảng cáo trên tờ rơi, áp phích, pano hay băng-rôn
• Quảng cáo trên bao bì sản phẩm
• Quảng cáo qua gửi thư trực tiếp
• Quảng cáo truyền miệng
• Quảng cáo từ đèn LED

2. Biểu hiện của mối quan hệ Nội dung – hình thức trong hoạt
động quảng cáo Omo
Có nhiều góc độ để đánh giá một hoạt dộng quảng cáo nhưng nét
chung của giá trị mà hoạt động quảng cáo đem lại là:
Giá trị hữu hình: Tổng thu nhập từ sản phẩm được quảng cáo có hình
thức trong hoạt quảng cáo ăn khớp với nội dung cao hơn thu nhập của sản
phẩm cùng loại nhưng có hình thức trong hoạt động quảng cáo không ăn
khớp với nội dung.
Giá trị vô hình: Đi với sản phẩm không thể tính bằng tiền hoặc con số
cụ thể mà qua con đường quảng cáo nhu cầu của người tiêu dùng muốn trả
giá cao hơn cho sản phẩm có hoạt động quảng cáo tốt hơn so với các sản
phẩm khác dù chúng đều có chất lượng tương đương nhau.
Sự nhận thức về chất lượng: Nhận thức tổng quát của người tiêu dùng
về chất lượng và hình ảnh đối với sản phẩm. Qua nhiều năm tiếp thị, xây
dựng thương hiệu qua các hoạt động quảng cáo và sản xuất theo chất lượng.
Công ty Unilever đã hướng người tiêu dùng đến chỗ nhận thức rằng tất cả
các dòng sản phẩm OMO đều có chất lượng tuyệt hảo. Những ngày đầu xâm
nhập vào thị trường Việt Nam, OMO đã mở đầu bằng những mẩu quảng cáo
nêu bật tính năng tẩy vượt trội của mình. TVC (television commercial –
Phim quảng cáo) đặc trưng nhất là phỏng vấn người tiêu dùng về những trải
nghiệm của họ khi dùng bột giặt OMO. Bên cạnh đó Unilever cũng sản xuất
ra OMO với chất lượng đúng hoặc thậm chí còn cao hơn cam kết. Kết quả
hầu hết người tiêu dùng đã nhớ nằm lòng thương hiệu OMO.

Từ đây có thể thấy,yếu tố Nội dung trong hoạt động quảng cáo có vai trò
chủ đạo,nội dung là bột giặt Omo có sức giặt tẩy mạnh mẽ đi còn hình thức
gồm các các hoạt động tiếp thị,quảng cáo.... phù hợp với nội dung cần trình
bày.Cho thấy mối quan hệ khăng khít giữa Nội dung – Hình thức. Nội dung –
Hình thức 0 bao giờ tách rời nhau.Vì nếu sự thật Omo không giặt tẩy tốt thì
dù hình thức quảng cáo có công phu và tốn kém,người tiêu dùng vẫn sẽ quên
lãng thậm chí tẩy chay sản phẩm nếu Nội dung quảng cáo sản phẩm lệch với
Hình thức quảng cáo sản phẩm.
Nhớ những ngày đầu tiên xâm nhập thị trường Việt Nam, Omo mở đầu bằng
những mẩu quảng cáo nêu bật tính năng giặt tẩy vượt trội của mình. TVC
đặc trưng nhất là phỏng vấn người tiêu dùng về những trải nghiệm của họ
khi dùng bột giặt Omo. Hình như Unilever rất kết hình thức này nên “tra
tấn” khán giả trong một thời gian dài làm họ ớn tới tận cổ nhưng kể ra cũng
khá “hiệu nghiệm”. Hầu hết người tiêu dùng đều nhớ nằm lòng nhãn hiệu
Omo. Khi nhãn hiệu Tide của kỳ phùng địch thủ P&G chính thức bước vào
thị trường thì cuộc đua giành vị trí trong tâm trí người tiêu dùng bắt đầu đến
hồi….gay cấn. Kết hợp với quảng bá trên truyền hình, báo chí…hai ông bột
giặt cùng bước vào màn cạnh tranh.
Omo lúc này tự định vị mình là trắng sạch với câu chủ đề: Omo – chuyên
gia giặt tẩy vết bẩn. Chiến lược định vị này rất thành công vì khi nghĩ đến
Omo. người ta nghĩ ngay đến đặc tính “trắng sạch”.
Ngoài chiến lược quảng cáo “dội bom” trên truyền hình, báo chí, Omo còn
kết hợp với hàng loạt hoạt động marketing khác để quảng bá thương hiệu.
Năm 2002 đánh dấu sự ra đời của một chương trình thành công của Omo,
được dân trong nghề đánh giá cao là chương trình “Omo áo trắng ngời sáng
tương lai”. Chương trình này vẫn được duy trì đế tận bây giờ vì nó vẫn tiếp
tục đem lại hiệu quả tiếp thị lớn.
Từ cuối năm 2005 chúng ta được chứng kiến một bước chuyển mình mới
của Omo với chiến lược Tiếp thị hướng về cộng đồng. OMO thực sự định vị
trên một tầm cao mới. Bà Nguyễn Thị Mai, brand manager của Omo cho

×