Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Kỹ năng chuyên sâu của thẩm phán trong giải quyết vụ, việc dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.19 KB, 5 trang )

HỌC VIỆN TƯ PHÁP
KHOA ĐÀO TẠO CHUNG NGUỒN

CHUYÊN ĐỀ:
KỸ NĂNG CHUYÊN SÂU CỦA THẨM PHÁN TRONG GIẢI QUYẾT VỤ,
VIỆC DÂN SỰ

Học viên:
Ngày sinh:
Số báo danh:
Lớp: ĐTC

Hà Nội, tháng ... năm 2022

1


I.

2


ĐỀ BÀI
Bài 1: Anh/Chị hãy xác định tính hợp pháp của quan hệ hôn nhân trong giải
quyết vụ án ly hôn.
BÀI LÀM
Trước tiên, chúng ta cần phải nêu rõ các trường hợp được công nhận là hôn
nhân hợp pháp theo quy định của Pháp luật Việt Nam. Cụ thể như sau:
- Phải đảm bảo điều kiện kết hôn được quy định tại Điều 81 Luật hơn nhân và
gia đình, bao gồm:
+ Nam từ đủ 20 tuổi trở lên và nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.


+ Việc kết hôn do nam, nữ tự nguyện quyết định.
+ Không bị mất năng lực hành vi dân sự.
+ Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn. Bao gồm:
Kết hôn giả tạo, ly hôn gỉa tạo; Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết
hôn; Người đang có vợ, có chồng mà kết hơn hoặc chung sống như vợ chồng với
người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hơn hoặc chung sống như vợ
chồng với người đang có chồng, có vợ; Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa
những người cùng dịng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;
giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha
chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con
riêng của chồng;
- Phải đăng ký kết hôn và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo
quy định pháp luật.
- Hôn nhân nhiều vợ nhiều chồng được công nhận là hợp pháp. Trong những
trường hợp sau:
+ Trường hợp kết hôn trước khi Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 có hiệu
lực từ ngày 13/01/1960. Bởi, bắt đầu khi xuất hiện luật này thì mới có quy định về
trường hợp kết hôn mà vi phạm nguyên tắc một vợ một chồng thì được coi là khơng
hợp pháp. Tuy nhiên, trong thực tiễn áp dụng Nghị quyết 76/CP năm 1977 thì Luật hơn
nhân và gia đình năm 1959 được áp dụng từ ngày 25/3/1977, cho nên những quan hệ

3


hôn nhân nhiều vợ, nhiều chồng được xác lập trước ngày 25/3/1977 vẫn được công
nhận là hợp pháp.
+ Trường hợp bộ đội, cán bộ có vợ, có chồng ở miền Nam tập kết ra miền Bắc,
lấy vợ, chồng khác. Theo Thơng tư số 60/TATC ngày 22/2/1978 của Tồ án nhân dân
tối cao thì nay nếu người vợ hoặc người chồng ở miền Nam vẫn khơng có quan hệ hơn
nhân mới và muốn duy trì quan hệ hơn nhân trước đây thì cơng nhận cả hơn nhân mới

và hơn nhân trước đây. Tuy nhiên, Thông tư này chỉ được áp dụng trong khoảng thời
gian từ sau ngày ký hiệp định Giơ – ne – vơ đến ngày Quốc hội nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam tuyên bố thống nhất đất nước và Luật hơn nhân và gia đình 1959
về nguyên tắc được áp dụng.
Khi thụ lý giải quyết vụ án ly hơn, Thẩm phán ngồi việc cần xem xét đến điều
kiện khởi kiện và thụ lý vụ án nói chung thì cần phải xác định rõ được những đặc thù
của vụ án về hơn nhân và gia đình. Trong đó, vấn đề quan trọng nhất cần xác định là
quan hệ pháp luật tranh chấp.
Hiện nay, có rất nhiều trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng
nhưng không đăng ký kết hôn hoặc trường hợp nam, nữ có đăng ký kết hơn nhưng
việc đăng ký kết hơn tại thời điểm nam, nữ không đáp ứng được một trog các điều kiện
kết hôn theo quy định của pháp luật. Những trường hợp này khi nộp đơn khởi kiện ra
toà án yêu cầu giải quyết tranh chấp về ly hơn thì chắc chắn sẽ khơng được Thẩm phán
thụ lý, bởi lẽ mối quan hệ hôn nhân này không hợp pháp vậy nên không thể giải quyết
ly hôn theo đúng quy định của pháp luật mà Thẩm phán sẽ thụ lý vụ án tranh chấp về
quyền nuôi con, chia tài sản của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không
đăng ký kết hôn hoặc khi huỷ kết hôn trái pháp luật. Thực tế, việc thụ lý và giải quyết
đối với những vụ án như trên không quá khó khăn khi việc xác định tính hợp pháp hay
khơng hợp pháp của quan hệ hôn nhân khá dễ dàng, Thẩm phán có thể căn cứ vào
những tài liệu, chứng cứ mà các đương sự cung cấp để nhanh chóng đưa ra quyết định
thụ lý vụ án ly hôn hay khơng.
Tuy nhiên, hiện trạng xét xử tại Tồ án vẫn cịn gặp một số tồn tại, khó khăn
trong việc áp dụng luật đối với những vụ án có những tình tiết phức tạp, ví dụ đối với
một số vụ án ly hơn mà hơn nhân nhiều vợ nhiều chồng. “Ơng A sống chung với bà B
trước ngày 03/01/1987 nhưng không đăng ký kết hơn. Ơng A sống chung với bà B đến

4


năm 1995 thì ơng A đi nơi khác sinh sống và đăng ký kết hơn với bà C. Ơng A với bà C

sống với nhau đến hiện tại.” Trong mối quan hệ như thế này, Thẩm phán phải xác định
rõ được từng mối quan hệ giữa ông A với bà B và bà C, mối quan hệ nào mới là hôn
nhân hợp pháp. Bởi lẽ, việc xác định rõ quan hệ pháp luật trong trường hợp này sẽ dẫn
đến việc xác định được những quan hệ tranh chấp khác, ví dụ như tài sản chung trong
thời kỳ hôn nhân, những người thuộc hàng thừa kế,… Để xác định được có hay khơng
tính hợp pháp của quan hệ hơn nhân trong trường hợp này thì ngồi việc phải xem xét
kỹ đến những tài liệu bao gồm giấy đăng ký kết hôn, giấy khai sinh, sổ hộ khẩu,.. thì
Thẩm phán cần phải xem xét đến thực tế chung sống vợ chồng của những người trên
như thế nào qua lời khai của các đương sự, những người có liên quan và người làm
chứng là hàng xóm, anh em, bạn bè,…
Q trình này vơ cùng quan trọng để Thẩm phán có thể đưa ra quyết định chính
xác cho việc thụ lý vụ án, xác định đúng quan hệ tranh chấp dẫn đến xác định đúng
phạm vi xét xử và việc áp dụng pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án sau này.

5



×