Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Cốt lỗi của tư tưởng chiến tranh nhân dân ở đại việt thông qua các cuộc kháng chiến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.2 KB, 19 trang )

MỞ ĐẦU
Lịch sử quốc gia dân tộc Việt Nam từ khi ra đời tới nay là lịch sử dựng nước và
giữ nước gắn bó với nhau. Dựng nước ln ln gắn chặt với giữ nước, trong đó dựng
nước là yếu tố cơ bản. Phải xây dựng được đất nước hùng mạnh về mọi mặt mới có
điều kiện, khả năng chiến thắng các thế lực thù địch và phải giữ được nước mới có
điều kiện để xây dựng đất nước. Trong q trình hình thành và phát triển, truyền
thống đó có ảnh hưởng sâu sắc đến hệ tư tưởng và các thành quả tinh thần và vật chất
của nhân dân ta.
Do đó, việc tìm hiểu các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc ta có
vai trị quan trọng trong quá trình học và để nắm vững hơn những kiến thức mà môn
Lịch sử tư tưởng Việt Nam muốn truyền tải.


NỘI DUNG
1. Cuộc kháng chiến chống quân Tống.
Lợi dụng việc vua Đinh Tiên Hoàng và con trai Đinh Liễn bị sát hại, nội bộ
triều đình nhà Đinh rối ren, triều đình nhà Tống quyết định đem quân xâm lược Đại
Cồ Việt. Để thực hiện mưu đồ này, nhà Tống tổ chức điều tướng, động sĩ, thành lập
các đạo quân, phong Hầu Nhân Bảo làm Giao Châu lộ thủy lục kế độ chuyển vận sứ
đảm nhiệm chỉ huy tiền quân; Tôn Toàn Hưng chức Lục lộ binh mã bộ thư chỉ huy
quân bộ và Lưu Trừng chỉ huy đạo thủy quân. Kiêu ngạo vì có “qn hùng, tướng
mạnh”, vua tơi nhà Tống hy vọng có thể đánh úp quân, dân Đại Cồ Việt bằng những
địn tiến cơng bất ngờ, dồn dập, khiến đối phương khơng kịp trở tay và từ đó giành
thắng lợi một cách dễ dàng cho cuộc Nam chinh. Năm 981, quân Tống tiến hành xâm
lược Đại Cồ Việt theo đường bộ và đường thủy đánh vào thành Đại La, phát triển về
Hoa Lư: đạo tiền quân bộ của Hầu Nhân Bảo đánh theo đường Ung Châu - Ngân Sơn
- Đại La; đạo quân bộ thứ hai do Tôn Toàn Hưng chỉ huy tiến đánh theo hướng Ung
Châu - Lạng Sơn - Đại La và đạo thủy quân của Lưu Trừng xuất phát sau, theo đường
sông Bạch Đằng (Quảng Châu - Bạch Đằng - Đại La) sau đó hội quân cùng đạo quân
bộ đánh chiếm Đại La và Hoa Lư.
Trước họa xâm lăng của nhà Tống và do vua Đinh Tồn cịn nhỏ (06 tuổi)


khơng thể gánh vác việc nước, Thái hậu Dương Vân Nga cử Thập đạo tướng quân Lê
Hoàn làm Tổng chỉ huy, chuẩn bị kháng chiến. Mùa Thu năm 980, trong buổi hội triều
bàn kế chống giặc, được trọng thần danh tướng tiến cử, quân sĩ đồng tình ủng hộ, văn
võ bá quan trong triều suy tơn, Thái hậu Dương Vân Nga vì vận nước, gác việc nhà,
lấy áo Long cổn dâng cho Lê Hoàn và mời ông lên ngôi. Sau khi lên ngôi, một mặt Lê
Hồn tiếp tục củng cố triều chính, khẩn trương chuẩn bị kháng chiến; mặt khác, cử
người đi sứ sang nhà Tống dâng biểu xin tập vị cho Đinh Tồn, dị xem thế lực quân


giặc và tìm kế hỗn binh. Bất chấp những nỗ lực ngoại giao của Triều đình nhà Lê,
nhà Tống vẫn quyết tâm thơn tính Đại Cồ Việt. Với tài thao lược của mình, Vua Lê
Hồn cùng Bộ Chỉ huy kháng chiến tổ chức, động viên quân và dân cả nước đoàn kết,
tạo sức mạnh tổng hợp, đánh bại cuộc xâm lược của giặc Tống. Cuộc kháng chiến
chống Tống thể hiện tinh thần đồn kết “vua tơi đồng lịng” của triều Lê và nghệ thuật
bày binh, bố trận, tổ chức đánh giặc tài tình của Bộ Chỉ huy kháng chiến.
Trước hết, thực hiện “tĩnh vi dân, động vi binh”, tổ chức, động viên toàn dân
tham gia đánh giặc. Sau khi dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước, Đinh Tiên
Hoàng đã thiết lập chế độ trung ương tập quyền, chia cả nước thành 10 đạo (mỗi đạo
tương đương với một tỉnh ngày nay). Cùng với đó, nhà vua cịn định ra quy chế thập
đạo quân: “Đinh Tiên Hoàng, năm thứ 5 (974), định ngạch quân 10 đạo, mỗi đạo 10
quân, mỗi quân 10 lữ, mỗi lữ 10 tốt, mỗi tốt 10 ngũ, mỗi ngũ 10 người”, theo đó, cả
nước có 10 đạo qn. Nếu tính theo quy chế trên thì nước ta khi đó có đến 100 vạn
quân, nhưng thực chất đây là một quy chế tổ chức quân sự (thập đạo quân) được định
sẵn để có thể động viên tối đa nguồn nhân lực của đất nước, sung vào đội quân của
triều đình và quân của các địa phương sẵn sàng đánh giặc, giữ nước. Kế thừa di sản
quý báu của triều Đinh cùng kinh nghiệm trận mạc của một vị tướng, Vua Lê Đại
Hành điểm dân làm lính, lấy người khỏe mạnh sung vào quân Túc vệ. Đồng thời,
xuống chiếu cho các đạo nhanh chóng xây dựng đội dân binh, có nhiệm vụ dẹp phản
loạn, cướp bóc, bảo vệ người dân, tham gia chặn đánh, đẩy lui quân giặc khi chúng
xâm phạm non sông, bờ cõi. Nếu quân giặc đông, thế giặc mạnh, quân của các đạo

không đánh được thì có nhiệm vụ chặn giặc, làm chậm bước tiến, không cho chúng
tiến sát kinh thành để chờ quân của triều đình đến đánh. Ngồi ra, nhà vua cịn động
viên các làng xây dựng đội dân binh của làng là những người khỏe mạnh hằng ngày
vẫn làm việc đồng áng, sống cùng gia đình, đến phiên họ là những người làm nhiệm
vụ canh gác, bảo vệ làng, khi có giặc thì tham gia đánh giặc, giữ nước. Những việc
làm đó đã chứng minh khả năng trị quốc, tài thao lược của Lê Đại Hành: “Vua chống


quân Tống, bình nước Chiêm, chốn hoa hạ và man di đều hãi sợ”; “Nói về trị nước thì
vua để ý đến việc thường dùng của dân, dốc lòng về quốc chính, trọng nơng nghiệp,
cẩn thận về biên phịng, quy định pháp lệnh tuyển dân làm lính, đổi đặt châu phủ, chia
đặt các phiên trấn, kể cũng cố gắng chăm chỉ lắm”.
Như vậy, ngay từ thời Đinh, Tiền Lê, Đại Cồ Việt đã có đội qn chính quy và
ln được nhà vua quan tâm xây dựng, gồm: quân cấm vệ, quân vương hầu và dân
binh (quân gửi trong dân). Chính việc gửi quân trong dân đã giúp triều đình giảm
được gánh nặng, không phải sử dụng ngân khố để chăm lo cho qn sĩ, nhưng vẫn
bảo đảm ln có một đội quân hùng mạnh, sẵn sàng ứng phó với các đợt tiến công bất
ngờ của giặc, đủ sức đập tan đội quân xâm lược, bè lũ cướp nước đông hơn, mạnh
hơn ta nhiều lần.
Thứ hai, lựa chọn và xây dựng những khu vực quyết chiến với giặc chắc, hiểm,
có thế đánh, thế giữ. Sớm phát hiện mưu đồ xâm lược của nhà Tống, vua tôi nhà Tiền
Lê đã không bị động ngồi chờ giặc đến để đánh mà vạch ra kế hoạch cụ thể, tổ chức
chặn đánh quân giặc ngay từ ngồi biên ải, trên các trục đường, khơng cho chúng hội
quân, hợp vây, chi viện, hỗ trợ cho nhau. Tổ chức lựa chọn và xây dựng những khu
vực quyết chiến với giặc vững chắc, hiểm hóc, có thể bài binh, bố trận và giấu binh.
Theo đó, vua Lê Đại Hành đã trực tiếp đi thị sát, nắm tình hình, xác định địa hình, địa
thế, những khu vực có giá trị về quân sự trên các trục đường thủy, đường bộ mà quân
giặc dự kiến sẽ đi qua để xây dựng các khu vực quyết chiến với giặc. Nơi được chọn
là khu vực có các vật cản thiên nhiên, có chính diện, chiều sâu, thế đánh, thế giữ, tiện
cơ động, chi viện, di chuyển linh hoạt và phát huy được sức mạnh tổng hợp của các

lực lượng, phương tiện. Đó là: (1) Khu vực Bình Lỗ (ở cuối dãy Tam Đảo, thuộc Đa
Phúc, Sóc Sơn, Hà Nội ngày nay). Đây là doi đất cao, có thế hiểm yếu với hình dạng
giống như một chiếc móng ngựa, chỗ rộng nhất lên đến trên 700 m, hơn 2/3 chu vi
được bao bọc bởi dịng sơng Cà Lồ tạo thành con hào thiên nhiên khó vượt qua, phía
sau là rừng rậm thuận lợi cho việc mai phục. Tại đây, Vua Lê Đại Hành đã cho xây


dựng hệ thống cơng sự phịng thủ - một tịa thành, là chỗ dựa vững chắc để quân và
dân ta chặn đánh đạo tiền quân của giặc. (2) Khu vực Tây Kết (Việt Yên, Bắc Giang),
là khu vực rộng lớn nằm về phía Nam cánh đồng Tây Kết, có địa thế hiểm yếu, thuận
lợi cho việc bố trí quân triều đình và lực lượng dân binh, đủ sức tiêu diệt lớn quân
giặc tại đây.(3) Sông Bạch Đằng. “Sông Bạch Đằng có tên gọi nữa là sơng Vân Cừ,
rộng hơn 02 dặm, ở đó có nhiều núi cao ngất, nhiều ngành sơng đổ lại, sóng cồn man
mác giáp tận chân trời, cây cối um tùm che lấp bờ bến, thực là một nơi hiểm yếu về
đường biển”. Biết được địa thế hiểm yếu của sông Bạch Đằng, kế thừa và vận dụng
sáng tạo kinh nghiệm đánh quân Nam Hán của Ngô Quyền, Vua Lê Đại Hành đã cho
xây dựng một trận địa cọc kiên cố nhằm ngăn chặn đạo thủy quân của giặc từ biển
tiến vào, đồng thời bố trí quân thủy, bộ, bí mật mai phục trên sơng và hai bên bờ sông
để chặn đánh giặc.
Thứ ba, chọn đúng đối tượng, tổ chức lực lượng hợp lý trên các hướng, khu
vực quyết chiến với giặc. Để đánh bại mưu đồ sử dụng đạo tiền quân đánh úp quân,
dân Đại Cồ Việt, như “sét đánh không kịp bịt tai” và cái thế vẹn tồn “xơ bẻ cành khơ
gỗ mục, khơng phải lo tốn một mũi tên” cùng kế hoạch hội quân, hợp vây đánh chiếm
Đại La và Hoa Lư của nhà Tống, vua tôi nhà Lê đã lựa chọn đội tiền quân của giặc do
Hầu Nhân Bảo chỉ huy là đối tượng quyết chiến. Đây là đạo quân do viên tướng có kỷ
luật, nhiều tham vọng, liều lĩnh, hiếu chiến và có quyết tâm thực hiện kế hoạch của
Tống triều chỉ huy. Nếu đánh tan đạo tiền quân này, giết chết chủ tướng, sẽ nhanh
chóng làm suy sụp tinh thần chiến đấu của quân giặc và tác động đến toàn cục cuộc
xâm lăng. Theo đó, trên hướng Ngân Sơn - Đại La, nhà Vua tự mình làm tướng, trực
tiếp chỉ huy đội quân triều đình, dân binh và thổ binh, tổ chức bố phịng chặt chẽ,

chặn đánh giặc tại thành Bình Lỗ, quyết không để cho chúng tiến đánh Đại La và Hoa
Lư. Theo sử cũ, tại thành Bình Lỗ đã diễn ra trận quyết chiến giữa quân ta với quân
giặc, quân ta giành thắng lợi, quân giặc buộc phải lui về Ninh Giang. Sau trận Bình
Lỗ, Vua Lê Đại Hành lại bố trí một trận địa mai phục trên sơng Đồ Lỗ, đạo tiền quân


của giặc đã mắc kế trá hàng của ta, cơ động từ Ninh Giang xuống và bị quân ta tiêu
diệt. Thắng lợi này phá sản mưu đồ của giặc là dùng đạo tiền quân bất ngờ đánh thốc
vào đại quân ta, đồng thời gây hoang mang, giảm nhuệ khí chiến đấu của đội quân
xâm lược Tống triều.
Trên sông Bạch Đằng, với địa thế hiểm yếu tự nhiên, Bộ Chỉ huy kháng
chiến đã bố trí ở đây khơng q nhiều qn sĩ mà vẫn có thể cầm giữ, ngăn cản bước
tiến của giặc. Thực tiễn, đạo thủy quân của nhà Tống do Lưu Trừng chỉ huy, sau khi
vượt qua vùng biển phía Đơng Bắc tiến vào sơng Bạch Đằng đã bị quân và dân ta tiến
công, quân giặc bị tổn thất nặng nề, nên không dám tiến quân theo kế hoạch, mà vội
vàng tháo chạy về nước.
Hướng Lạng Sơn - Đại La, đạo qn bộ của Tơn Tồn Hưng ở Hoa Bộ không
chịu xuất quân mà nằm đợi đạo thủy quân của Lưu Trừng sang hợp vây tiến đánh Đại
La và Hoa Lư, riêng đạo quân bộ do Trần Khâm Tộ chỉ huy đánh chiếm Đại La đã
đến khu vực Tây Kết. Khi nghe tin đạo tiền quân của Hầu Nhân Bảo và đạo thủy quân
của Lưu Trừng bị đánh tan tác, đạo qn của Tơn Tồn Hưng hoảng sợ, từ hậu quân
chuyển thành tiền quân rút chạy, quân của Trần Khâm Tộ ở Tây Kết bị cơ lập, khơng
có qn chi viện, ứng cứu. Chớp thời cơ “Vua đem các tướng đuổi đánh quân giặc,
quân của Trần Khâm Tộ thua to, chết quá nửa, thây chất đầy đồng, bắt được tướng là
Quách Quân Biện, Triệu Phụng Huân giải về Hoa Lư”. Cuộc tiến cơng, truy kích qn
giặc của vua tơi nhà Tiền Lê tại Tây Kết đã giáng đòn quyết định vào cuộc Nam chinh
của nhà Tống, đồng thời kết thúc hoàn toàn cuộc kháng chiến chống giặc, giữ nước.
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống xâm lược lần thứ nhất diễn ra cách
đây hơn một nghìn năm để lại nhiều bài học quý. Bài học phát huy sức mạnh tổng hợp
của tồn dân tộc, nịng cốt là sức mạnh của quân triều đình, dân binh, thổ binh; nghệ

thuật bố phòng, tổ chức xây dựng, sử dụng lực lượng đánh địch,… vẫn còn nguyên
giá trị, cần được nghiên cứu, vận dụng, phát triển sáng tạo trong xây dựng nền quốc


phịng tồn dân, thế trận quốc phịng tồn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, lực
lượng vũ trang, khu vực phịng thủ, góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc.
2. Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên.
2.1.

Cuộc kháng chiến lần thứ nhất năm 1258

Thế kỉ XIII, các bộ lạc du mục (Thát Đát, Tác Ta) bước vào giai đoạn thống
nhất, dần hình thành đế quốc Mơng Cổ. Ngay trong q trình thống nhất, Mơng Cổ đã
tổ chức các đạo quân xâm lược, không ngừng bành trướng lãnh thổ. Sau khi đánh
chiếm Đại Lí (Vân Nam, Trung Quốc), Mơng Cổ ráo riết sửa soạn xâm lược Đại Việt
nhằm chiếm đất đai, tạo bàn đạp và thế gọng kìm đánh lên Nam Tống.
Trước âm mưu xâm lược của Mông Cổ, quân dân nhà Trần đã tích cực chuẩn bị
kháng chiến. Vùng đất Vĩnh Phúc - với địa hình trải theo các triền sông lớn (sông Lô,
sông Hồng) - trở thành vị trí hết sức xung yếu, từ Vân Nam (Trung Quốc) có thể theo
ngả sơng Hồng, qua vùng đất này trước khi vào kinh đô Thăng Long cũng như tiến
sâu vào lãnh thổ Đại Việt. Vì thế, nhà Trần từ sớm đã chú ý phòng ngự, lệnh cho cả
nước khẩn trương chuẩn bị đánh giặc. Tháng 10 năm 1257, vua Trần Thái Tông
xuống chiếu cho các tướng điều quân thuỷ bộ lên miền biên giới tây bắc. Ngã ba Bạch
Hạc nhiều lần được Trần Quốc Tuấn chọn là nơi luyện tập thủy quân. Trần Nhật Duật
cũng cho đóng đại bản doanh tại Bạch Hạc, chỉ huy lực lượng quân đội, án ngữ vùng
Việt Trì.
Đầu năm 1258, khoảng 3 vạn qn Mơng Cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy,
theo lưu vực sơng Hồng phía tả ngạn và hữu ngạn sơng Thao tiến vào Đại Việt.
Đường tả ngạn qua vùng đất Hà Tuyên xuống Bạch Hạc (Việt Trì). Đường hữu ngạn
qua vùng đất Quy Hoá (Yên Bái, Vĩnh Phúc) cùng xuống Bạch Hạc. Hai đạo quân

nhỏ này có nhiệm vụ đi trước thăm dò, dẫn đường. Theo sau là đạo quân khác do con


trai của Ngột Lương Hợp Thai là Aju (A Thuật) chỉ huy. Cuối cùng là đạo quân do
chính Ngột Lương Hợp Thai trực tiếp cầm đầu.
Tháng 1 năm 1258, hai đạo quân Mông Cổ đi trước cùng đến hội quân ở Bạch
Hạc. Sau đó chúng theo đường bộ, định tiến về Thăng Long qua ngả Bình Lệ Nguyên.
Tại Bình Lệ Ngun (huyện Bình Xun, Vĩnh Phúc), trên sơng Cà Lồ, vua Trần Thái
Tơng đã lập phịng tuyến chặn giặc. Bình Lệ Nguyên chính là trận đầu tiên quân dân
Đại Việt đối đầu trực diện với quân Mông Cổ. Tuy nhiên, địa hình Bình Lệ Nguyên
lại khá thuận lợi cho kị binh Mơng Cổ phát huy sở trường. Vì thế, trận địa của quân
dân nhà Trần bị lấn dần. Đạo quân của tướng Lê Tần (Lê Phụ Trần) được lệnh vừa
đánh vừa rút.
Trong các trận đánh quân Mông Cổ trên vùng đất Vĩnh Phúc, bên cạnh các đội
quân chính quy của triều đình, lực lượng dân binh của các thổ tù, chủ trại địa phương
đã góp phần khơng nhỏ trong việc cản bước quân giặc. Tiêu biểu là các đội quân của
Hà Bổng, Hà Đặc.
Tuy nhiên, trước sức mạnh của địch, nhận thấy khó giữ được Thăng Long, để
bảo tồn lực lượng, vua tôi nhà Trần quyết định rút lui khỏi kinh thành. Sau khi củng
cố lực lượng, ngày 29 tháng 1 năm 1258, quân Đại Việt từ sông Thiên Mạc mở đợt
phản công đánh địch tại bến Đông Bộ Đầu (bến sông Hồng cạnh kinh thành Thăng
Long). Quân Mông Cổ bị đánh bật khỏi kinh thành Thăng Long, rút chạy theo ngả
sông Hồng về Vân Nam.
Khi tàn quân Mông Cổ chạy qua đất Quy Hóa (miền tây Vĩnh Phúc, giáp với
Yên Bái), Hà Bổng đã tập hợp dân binh các làng tổ chức mai phục. Chiến thắng của
các trận phục kích ở Quy Hóa có ý nghĩa to lớn, góp phần khích lệ, cổ vũ tinh thần
chiến đấu của quân dân Đại Việt.


Ngày nay, vùng đất Bình Xun vẫn cịn lưu lại những tên gọi địa danh ghi dấu

trận chiến năm 1258. Tại đền thờ một bộ tướng của Hai Bà Trưng ở xã Sơn Lơi
(huyện Bình Xun) cịn đơi câu đối, trong đó có một vế nhắc lại chiến cơng trong
cuộc kháng chiến lần thứ nhất này: "Trần phá Nguyên binh vạn cổ anh linh lưu bất tử"
(Nhà Trần đánh quân Nguyên, anh linh ngàn năm bất diệt).
2.2.

Cuộc kháng chiến lần thứ hai năm 1285

Sau thất bại năm 1258, quân Mông Cổ vẫn nuôi dã tâm xâm lược Đại Việt.
Năm 1279, Mông Cổ tiêu diệt nhà Tống, Hốt Tất Liệt lên ngôi, thiết lập triều Nguyên.
Triều Nguyên nhiều lần cho sứ giả sang dụ dỗ, đe dọa vua tơi triều đình Đại Việt. Nhà
Trần đã khôn khéo đấu tranh, kéo dài thời gian hịa hỗn để chuẩn bị về mọi mặt.
Năm 1279, mượn cớ đánh Chiêm Thành, nhà Nguyên âm mưu đưa quân vào Đại Việt.
Năm 1282, quân Nguyên do Toa Đơ chỉ huy vượt biển đánh Chămpa, để từ đó đánh
lên Đại Việt từ phía nam. Cuối tháng 1 năm 1285, 50 vạn quân Nguyên (gồm cả cánh
quân đánh Chămpa năm 1282) từ hai hướng Vân Nam và Lạng Sơn vượt biên giới tấn
công Đại Việt.
Trong thời gian này, nhà Trần đã mở hội nghi Bình Than (1282) và Diên Hồng
(1285), phát động và cổ vũ tinh thần toàn quân, toàn dân tham gia đánh giặc.
Đạo quân Nguyên từ Vân Nam do Nạp Tốc Đạt Đinh thống lĩnh theo lưu vực
sông Chảy tiến xuống, bị quân ta do tướng Trần Nhật Duật chỉ huy chặn đánh ở Thu
Vật (Yên Bình). Song, do thế giặc mạnh và với phương châm chỉ đánh tiêu hao nhằm
cản bước tiến của địch để bảo toàn lực lượng, Trần Nhật Duật rút quân về Bạch Hạc.
Tại đây, ông tiếp tục thực hiện chiến thuật trên.
Chiếm được Thăng Long, nhưng quân Nguyên không tiêu diệt được bộ chỉ huy
cuộc kháng chiến, lại gặp nhiều khó khăn về lương thực, khí hậu. Ngược lại, quân đội
Đại Việt vẫn bảo toàn được lực lượng, tạo thời cơ để tổ chức cuộc phản công chiến


lược. Chiến thắng Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương đã buộc Thoát Hoan phải rút

quân khỏi kinh thành Thăng Long, theo hướng Lạng Sơn rút quân về nước. Trên
đường rút chạy, quân Nguyên tiếp tục bị quân ta chặn đánh, đến mức Thoát Hoan phải
chui vào ống đồng mới thoát chết.
Đạo quân do Nạt Tốc Lạt Đinh chỉ huy rút chạy về Vân Nam theo hướng sông
Lô, khi qua địa phận Phù Ninh, bị quân Hà Đặc đuổi đánh đến vùng Quảng Nạp (A
Lạp). Hà Đặc hi sinh, em Hà Đặc là Hà Chương nhân đêm tối, tiếp tục tập kích vào
trại giặc.
2.3.

Cuộc kháng chiến lần thứ ba năm 1288

Mặc dù đã hai lần thất bại song quân Nguyên vẫn chưa từ bỏ ý đồ xâm lược
nước ta. Để chuẩn bị cho lần viễn chinh thứ ba này, Hốt Tất Liệt đã huy động hàng
chục vạn quân, chia làm 3 mũi tiến vào từ 3 phía: Vân Nam, Lạng Sơn, đạo quân thủy
do Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp vượt biển, qua Quảng Ninh ngược sông Bạch Đằng để vào
nội địa.
Ngả sông Hồng, đạo quân Mông Nguyên do Ái Lỗ (A Rục), A Tri và Mông
Khu Đai chỉ huy nhiều lần bị quân của Trần Nhật Duật chặn đánh. Trước thế mạnh
ban đầu của giặc, Trần Nhật Duật đã chủ động rút quân từ Tuyên Quang về lập phòng
tuyến chống địch tại Bạch Hạc. Ngày 11 tháng 12 năm 1287, sau những trận chiến
đấu quyết liệt tại Bạch Hạc, Trần Nhật Duật tiếp tục rút lui.
Cũng như hai lần trước, quân Nguyên tràn vào Thăng Long, song không tiêu
diệt được bộ chỉ huy cuộc kháng chiến, quân Nguyên hung hãn tấn cơng xuống Thiên
Trường. Do mất tồn bộ đồn thuyền lương ở Vân Đồn, Thoát Hoan lo thiếu lương
thực, sợ bị tiêu diệt, vội vã tính chuyên tháo chạy. Theo đúng dự tính của Trần Hưng
Đạo, quân dân Đại Việt đã tổ chức phục kích, đánh tan cánh quân thủy trên sông Bạch


Đằng. Hàng vạn quân Mông Nguyên bị tiêu diệt, bị bắt sống, (trong đó có các tướng
Ơ Mã Nhi, Phàn Tiếp, Tích Lệ Cơ) thu về hơn 400 chiến thuyền.

Chiến thắng Bạch Đằng đã đập tan mưu đồ xâm lược Đại Việt của quân Mông
Nguyên, bảo vệ vững chắc nền độc lập của Tổ quốc.
3. Cuộc kháng chiến chống quân Minh.
Nhà Minh có ý đồ xâm lược Đại Việt từ lâu. Việc Hồ Quý Ly chiếm đoạt ngôi
vua của nhà Trần là một cái cớ để nhà Minh tiến hành ý đồ đó. Tháng 4 năm Bính
Tuất ( 1406 ), nhà Minh sai Hoàng Quan và Hoàng Trung đem 10 vạn quân ở Quảng
Tây sang , mượn cớ đưa con cháu nhà Trần là Trần Thiêm Bình về làm vua. Qua một
số trận giao tranh nhỏ. Nhà Hồ thắng trận, quân Minh phải giao nộp Trần Thiêm Bình
mới được rút lui.
Cuối năm 1406 , quân Minh vượt Lạng Sơn đánh về Thăng Long . Đầu năm
1407 chúng vượt sông Hồng đánh vào thành Đa Bang . Ngày 20/1/1407 , thành Đa
Bang thất thủ , tuyến phòng ngự của ta bị phá vỡ , giặc tràn vào Thăng Long , cướp
bóc của cải , phá hoại cung điện , nhà cửa . Sau đó quân Minh rút về Hàm Tử ( Hưng
n ) .
Về phía nhà Hồ, dù có sự chuẩn bị về mặt quân sự trước đó, nhưng do quân
giặc đông, thế mạnh, đồng thời lúc này nhà Hồ không được lịng dân nên khơng đồn
kết được sức mạnh tổng thể của dân tộc, vì vậy Tướng Hồ Nguyên Trừng, Hồ Đỗ, Hồ
Xạ và một bộ phận nhân dân dù đã chiến đấu rất anh dũng, quyết liệt nhưng cuối cùng
cũng thất thủ ở Hàm Tử. Hồ Quý Ly và Hồ Hán Thương dẫn các tướng và quan lại
vượt biển trở về Tây Đơ Thanh Hóa ).
Tháng 5/1407, qn Minh tấn công Tây Đô. Hồ Quý Ly cùng quần thần chạy
vào Nghệ An. Cuối cùng, quân Minh bắt được vua quan nhà Hồ ở cửa biển Kỳ La,


Cao Vọng huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh). Như vậy cuối tháng 6/1407, cuộc kháng
chiến của quân nhà Hồ hoàn tồn thất bại, đất nước rơi vào ách đơ hộ của nhà Minh.
4. Cuộc kháng chiến chống quân Thanh.
Từ 1624 đến 1788 Việt Nam bị chia cắt làm hai miền khơng liên hê với nhau.
Tình hình kinh tế-chính trị Đàng Ngoài bị chững lại rồi từ những năm 40 của thế kỷ
XVIII trở đi thì chế độ phong kiến nhanh chống suy thối. Ở Đàng Trong, đất Gia

Định cịn dư địa khai hoang thu hút dân nghèo từ nhiều ngả tới, mãi những năm 70 trở
đi chế độ phong kiến và tập đoàn họ Nguyễn mới đi vào khủng hoảng trầm trọng. Có
thể nói từ 1624-1802 là thời kỳ chiến tranh nông dân nổ ra liên tiếp chống lại chế độ
phong kiến mục nát. Giặc Thanh xâm lược Việt Nam. Cuộc khởi nghĩa nông dân lớn
nhất thời kỳ này là khởi nghĩa Tây Sơn.
Đây là cuộc chiến tranh giai cấp quyết liệt nhất trong lịch sử chế độ phong kiến
Việt Nam. Ngay từ đầu, nghĩa quân đã lấy khẩu hiệu “lấy của nhà giàu chia cho dân
nghèo” để hiệu triệu và tập hợp quần chúng bị áp bức.
Từ căn cứ Tây Sơn, nghĩa quân tiến xuống đồng bằng giải phóng các làng xã,
các huyện lỵ. Bọn quan lại, cường hào, ác bá bị trừng trị. Của cải của chúng và lương
thực của cải trong kho nhà nước phong kiến bị tịch thu chia cho dân nghèo. Mọi thứ
thuế được tuyến bố bãi bỏ, nhữung người bị giam cầm trong nhà ngục được giải
phóng. Nhân dân các địa phương nơ nức tham gia khởi nghĩa, trong đó có cả các
thương nhân ở các thành thị. Một số nho sĩ tiến bộ, một số quan lại, thổ hào lớp dưới
đã sớm tham gia khởi nghĩa. Cuộc khởi nghĩa phát triển nhanh chóng với khí thế hết
sức mạnh mẽ.
Mùa thu năm 1773, nghĩa quân hạ thành Quy Nhơn rồi tiến ra chiếm Quảng
Ngãi, tiến vào giải phóng Phú n, Bình Thuận. Sau khi điều đình tạm hồ hỗn với
qn Trịnh ở mặt Bắc để tập trung diệt quân Nguyễn ở phía nam, liên tục các năm


1776, 1777, 1778, 1782, 1785, 5 lần quân Tây Sơn tiến công vào Gia Định. Cả 5 lần
quân Nguyễn đều thất bại, lực lượng bị tan rã phải chạy trốn ra các hải đảo sang sống
lưu vong bên đất Xiêm. Chính quyền họ Nguyễn cát cứ trên 200 năm bị đánh đổ.
Phong trào Tây Sơn đã giải phóng hầu hết đất Đàng Trong.
Sau khi đánh tan 5 vạn quân Xiêm can thiệp xâm lược, từ tháng 6/1786, quân
Tây Sơn chuyển hoạt động ra hướng Bắc. Trong vòng 10 ngày, quân Tây Sơn do
Nguyễn Huệ chỉ huy đã đánh tan 3 vạn quân Trịnh (mới vượt sông Gianh vào chiếm
Phú Xuân của họ Nguyễn), giải phóng tồn bộ đất Đàng Trong. Thừa thắng, Nguyễn
Huệ quyết định tiến quân ra Bắc.

Tình hình Bắc Hà lúc này đang rối loạn. Chính quyền Lê - Trịnh mục nát cực
độ. Binh lính thì đang tan rã, lưu manh hoá và nổi loạn. Quân Tây Sơn với hơn 1.000
chiến thuyền vượt biển đánh chiếm vùng Nam Định rồi tiến thẳng về giải phóng
Thăng Long ngày 21/7/1786. Như thế chỉ chưa đầy một tháng, bằng cuộc tiến công vũ
bão, quân Tây Sơn đã đập tan lực lượng quân sự của họ Trịnh, lật đổ chính quyền họ
Trịnh tồn tại gần 300 năm, giải phóng Đàng Ngồi.
Cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn là sự quật khởi của các tầng lớp nhân dân
bị áp bức đứng lên lật đổ các thế lực phong kiến thống trị suy tàn, phản dân, hại dân,
đảm nhiệm sứ mệnh của dân tộc khôi phục quốc gia thống nhất, đánh bại các đạo
quân xâm lược, bảo vệ nền độc lập của đất nước.
5. Cốt lỗi của tư tưởng chiến tranh nhân dân ở Đại Việt thông qua các
cuộc kháng chiến.
5.1.

Kháng chiến chống quân Tống.

Chiến tranh toàn dân thời kỳ mở nước là chiến tranh tồn dân tự phát nhằm
định hình dân tộc. Từ công cuộc giữ thành Cổ Loa của An Dương Vương đến các
cuộc khởi nghĩa chống ách đơ hộ, tồn dân được huy động để đánh giặc, thậm chí lực


lượng qn sự khơng được tổ chức hồn tồn chun biệt. Cách đánh phù hợp với
trang bị kim khí thơ sơ, rất gần với cách sử dụng công cụ lao động sản xuất thường
ngày của người dân. Về mục tiêu, việc giành lại độc lập là độc lập cho cả dân tộc, chứ
khơng gắn với lợi ích cụ thể của một cá nhân hay tập đoàn xã hội nào. Trong kháng
chiến, có người đứng ra dấy nghĩa, nhưng sự phân biệt quyền lực giữa bề trên với kẻ
dưới, hay sự phân biệt giữa lợi ích giai cấp với lợi ích dân tộc… đều rất mờ nhạt. Hơn
nữa, cuộc đấu tranh chống đồng hố ln chiếm vị trí ưu trội so với tiến hành đấu
tranh vũ trang.
5.2.


Kháng chiến chống quân Nguyên.

Thời Lý – Trần, cuộc chiến tranh toàn dân diễn ra trong điều kiện quốc gia độc
lập có chủ quyền, nhân dân vừa là chỗ dựa của triều đình, của quân đội, vừa trực tiếp
tham gia đánh giặc giữ nước, bảo vệ kinh thành. Nghệ thuật dựng binh là lấy dân làm
điểm tựa quan trọng. Cả nhà Lý và nhà Trần đều định chế độ binh dịch theo kiểu
"Ngụ binh ư nơng", qn lính thời bình chia phiên về sản xuất và khi có biến thì mọi
đinh tráng đều được chiếu sổ gọi ra phục vụ quân đội. Việc xây dựng lực lượng vũ
trang đều theo cách thức xây dựng nhiều thứ quân để huy động được nhân dân tham
gia trực tiếp chiến đấu: quân chủ lực của triều đình, quân các lộ (và quân của các
vương hầu), dân binh (hương binh các làng xã, thổ binh các bản, nguồn, động…). Lực
lượng được tổ chức hợp lý, phân công và phối hợp chặt chẽ giữa quân triều đình, quân
các lộ và dân binh, đồng thời huy động được nhân dân tham gia đúng thời cơ.
Sức dân cũng được huy động mạnh mẽ trong xây dựng thế trận và các tuyến
phòng thủ, nhân dân luôn sát cánh sẵn sàng chiến đấu cùng các thứ quân. Nhân dân cả
nước tự giác thực hiện kế thanh dã triệt nguồn lương thảo của giặc, làm hậu thuẫn cho
triều đình và trực tiếp tham gia đánh giặc tại chỗ… Đặc biệt, để huy động cao nhất
sức dân, các đời vua thời Lý – Trần đều chủ trương "khoan – giản – an – lạc", cơi nới
sức dân để làm "kế sâu rễ bền gốc".


Về nghệ thuật dụng binh, chiến tranh toàn dân thời Lý – Trần được thể hiện rất
rõ qua việc vận hành thế trận phòng thủ, phòng ngự, tổ chức cho quân và dân thực
hành chiến đấu trên các tuyến phòng thủ nhiều tầng hoặc đánh địch rộng khắp. Việc
lập thế liên kết giữa kinh thành với các vùng phụ cận đã tạo được hậu phương chiến
lược cho chiến tranh toàn dân. Chính vì vậy, qn nhà Lý chiến đấu trên phịng tuyến
sơng Cầu ln an tâm ở phía sau đã có hậu phương cực mạnh là kinh thành Thăng
Long; cịn nhà Trần, tuy phải rút lui chiến lược, nhưng nhân dân đã tích cực góp phần
cùng qn triều đình tạo thế "Vườn khơng nhà trống", tạo thế chuyển hố dần lực

lượng để phản công chiến lược. Do vậy, nhân dân đã được huy động tối đa để phục vụ
chiến đấu trên phòng tuyến (thời Lý), cũng như trực tiếp và phối hợp nổi dậy giành lại
quyền làm chủ đất nước (thời Trần).
Cách đánh của chiến tranh toàn dân thời kỳ này đã được hình thành và phát
triển đa dạng: từ chủ động tiến công sang đất địch bằng nhiều hướng, nhiều mũi,
phòng thủ vững chắc trên phòng tuyến chuẩn bị sẵn và phản cơng truy kích địch rút
chạy ở thời Lý đến cách đánh chặn bước tiến nhanh kết hợp với chủ động rút lui bảo
toàn lực lượng, bỏ thuyền chiến đánh thuyền lương, chọn điểm đột phá trong phản
công chiến lược ở thời Trần. Tất cả các cách đánh ấy chỉ thực hiện thành công và đạt
hiệu quả tối ưu trên nền chiến tranh tồn dân. Chính vì dựa được vào dân – "chúng chí
thành thành", nơi nào có dân là giặc bị đánh – nên quân dân nước Việt thời Lý – Trần
đã hình thành được các cách đánh phịng ngự – phản cơng rất đa dạng: khi phịng thủ
phịng tuyến, đánh diệt viện thì "dĩ tịnh chế động"; khi chủ động tấn công trước vào
căn cứ địch thì dĩ động chế tịnh; trong đánh vận động, truy kích địch thì "dĩ động chế
động, dĩ đoản binh chế trường trận". Yếu tố nhân dân tham chiến trực tiếp đã làm cho
tất cả các cách đánh trong thế trận phịng ngự ấy đều nổi rõ tinh thần tích cực tiến
công và đánh giặc rộng khắp.


5.3.

Kháng chiến chống quân Minh.

Khởi nghĩa Lam Sơn kiến lập nhà Hậu Lê là cuộc khởi nghĩa vũ trang toàn dân
giành lại độc lập dân tộc, nhân dân và lực lượng vũ trang phối hợp trên nhiều lĩnh vực
khá toàn diện, tính chất dĩ dân và tính chất vi dân bộc lộ rõ ràng hơn và được kết hợp
khá sâu sắc. Trên thực tế, toàn bộ sự nghiệp Lam Sơn đã dựa vào dân để phát động
khởi nghĩa và nêu cao đại nghĩa, từ nhân dân mà xây dựng, phát triển lực lượng. Khi
cịn yếu thế, nghĩa qn ln được nhân dân nuôi dưỡng, đùm bọc, chở che. Khi đã
lớn mạnh, đủ sức đánh chiếm các thành, các vùng thì nhân dân hết lịng ủng hộ, nơ

nức đóng góp sức người, sức của và làm hậu thuẫn tinh thần to lớn. Sở dĩ có thể thực
hiện được điều đó là nhờ chính sách vi dân nhất quán của Lê Lợi – Nguyễn Trãi, với
tư tưởng chủ đạo "việc nhân nghĩa cốt ở an dân". Trên thực tế, nghĩa quân ở thời kỳ
gây dựng lực lượng đã thực hiện tốt vai trị một "đội qn cơng tác", sẻ chia gánh
nặng và cùng dân lo xây dựng hậu phương, căn cứ địa kháng chiến; khi đánh chiếm
kho lương của giặc đều chia cho dân để bồi dưỡng sức dân. Chính sách bình công ban
thưởng cả nước, miễn thuế cho dân sau chiến thắng, nhất là kế sách "ngoại giao
mềm"' để dân yên ổn làm ăn… đều thể hiện tinh thần vi dân sâu sắc.
Về nghệ thuật quân sự và phát triển cách đánh của chiến tranh giải phóng, tính
chất tồn dân được thể hiện rất đậm nét. Nghệ thuật mở đầu chiến tranh là vừa đánh,
vừa gây dựng lực lượng, nên cách đánh du kích là chủ yếu và theo đó, lực lượng vũ
trang thực sự đóng vai trị nịng cốt cho một cuộc chiến tranh đã manh nha dáng dấp
của kháng chiến "Trường kỳ, tồn dân, tồn diện". Chính vì dựa được vào dân, nên
nghĩa quân không những vượt qua thời kỳ nguy hiểm, mà cịn chuyển hố lực lượng,
xây dựng hậu phương, căn cứ địa kháng chiến vững mạnh, thực hiện được chủ trương
vừa kháng chiến, vừa kiến quốc.
Đặc biệt, khi nghĩa quân đã đủ lực lượng và thời cơ tiến ra Bắc vây thành Đông
Quan – mục tiêu cuối cùng của cuộc kháng chiến – thì đơng đảo nhân dân trong kinh
thành đã cùng nghĩa quân giăng "thiên la địa võng", thực hiện "mưu phạt tâm công",


các đội dân binh, thổ binh vừa ủng hộ hết mình, vừa trực tiếp tự vũ trang cùng nghĩa
quân diệt tan viện binh địch tại Chi Lăng, buộc Vương Thông ở Đông Quan phải đầu
hàng. Nghệ thuật kết thúc chiến tranh theo hướng thực hiện chính sách ứng xử nhân
văn với tù binh và gây lại hoà hiếu với nhà Minh cũng chỉ thành cơng khi được sự
đồng tình, sẻ chia của nhân dân, nhất là nhân dân Thăng Long đã từng phải chịu đựng
gian khổ, hy sinh hàng chục năm rịng dưới ách đơ hộ tàn bạo của qn Minh xâm
lược.
5.4.


Kháng chiến chống quân Thanh

Chiến tranh toàn dân bảo vệ đất nước thời Tây Sơn được phát triển từ cuộc khởi
nghĩa nông dân chống áp bức phong kiến thành cuộc chiến tranh tồn dân bảo vệ Tổ
quốc, trong đó lực lượng vũ trang làm nòng cốt. Đây thực sự đã là cuộc chiến tranh
của dân, bởi người lãnh đạo là thủ lĩnh nông dân, tôn chỉ là chống ách áp bức cường
quyền để cải thiện đời sống nhân dân, lực lượng khởi nghĩa chính là những nơng dân
mặc áo lính, là nhân dân nổi dậy chống thù trong (dưới danh nghĩa phù Lê) và chống
giặc ngoài (đánh tan các đạo quân xâm lược Xiêm, Mãn Thanh). Đây cũng là cuộc
chiến tranh tồn dân: dân tự nguyện đóng góp cả sức người và sức của, dân hậu thuẫn,
dân ủng hộ, ni dưỡng, dân trực tiếp cầm vũ khí phối hợp với nghĩa quân đánh giặc
trên mọi mặt trận.
Đặc biệt, cuộc chiến tranh tồn dân được bộc lộ ở nhiều khía cạnh: khi là cuộc
khởi nghĩa nơng dân thì nhằm mục đích lật đổ Trịnh – Nguyễn, thống nhất đất nước,
thống nhất dân tộc, xây nên chế độ mới theo tôn chỉ cơi nới sức dân; khi đánh quân
xâm lược Mãn Thanh thì "đánh cho để dài tóc, đánh cho để đen răng, đánh cho sử tri
Nam quốc sơn hà chi hữu chủ", vì độc lập dân tộc và sự tồn vong của nền văn hiến
nước Việt; sau chiến thắng, chính sách giao hảo với nhà Thanh và ban hành một số
chính sách mới nhằm khuyến dân của vua Quang Trung cũng chính là sự thể hiện
chính sách vì dân.


Về nghệ thuật quân sự, cuộc chiến tranh toàn dân trong thời kỳ này cũng có
những bước phát triển mới. Trước hết, để có thể dựa vào lịng dân nhằm bình
định Bắc Hà, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ đã coi trọng cuộc chiến thu phục nhân
tâm hơn là các đòn tiến cơng qn sự. Bởi lẽ, mặc dù ý chí "phá Trịnh, phục Lê" lúc
này đang cháy bỏng trong nhân dân và các nhân sĩ Bắc Hà, nhưng sự nghi ngại về một
thứ "giặc cỏ" (chỉ quân Tây Sơn) từ phía Nam ra chưa thể làm cho nhân dân Bắc Hà
chào đón đội quân Tây Sơn. Lần tiến quân ra Bắc để đại phá quân xâm lược Mãn
Thanh lại khác, Nguyễn Huệ đã đủ uy tín để lên ngơi Hồng đế, đặt hiệu Quang

Trung. Quang Trung vừa hành binh thần tốc, vừa phát triển lực lượng như vũ bão nhờ
nhân dân cả nước, nhất là nhân dân Bắc Hà, đã thuận theo và hết lòng ủng hộ. Đặc
biệt, trận "rồng lửa Thăng Long" quét sạch 20 vạn quân Thanh chỉ sau 5 ngày do quân
dân sở tại phối hợp chặt chẽ với đại quân Tây Sơn đã mang dáng dấp của nghệ
thuật tác chiến chiến lược: kết hợp giữa tổng tiến cơng của các binh đồn chủ lực với
nổi dậy rộng khắp của nhân dân, toàn dân đánh giặc.


KẾT LUẬN
Các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm thời xa xưa có vị trí đặc biệt trong
lịch sử chiến tranh chống giặc ngoại xâm cũng như lịch sử phát triển của dân tộc ta.
Dựa vào sự đánh giá đúng đắn tương quan thế và lực giữa ta với địch, tạo thời cơ chủ
động sáng tạo trong nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh kết hợp với tính chất chính nghĩa
của cuộc chiến tranh tự vệ, lòng nhân ái khoan dung của dân tộc ta thể hiện rõ rệt
trong giải quyết giữa đánh và đàm. Đánh cho quân địch thiệt hại nặng, đè bẹp ý chí
xâm lược của chúng thì chủ động thương lượng đuổi quân địch khỏi đất nước ta, kết
thúc chiến tranh, khôi phục nền độc lập, tự do của dân tộc.
Chính những tư tưởng cốt lõi của chiến tranh nhân dân thời xa xưa đã giúp chủ
tịch Hồ Chí Minh vận dụng vào các cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, bảo vệ độc
lập cho dân tộc. Việc nghiên cứu vấn đề này mang ý nghĩa vô cùng quan trọng và có
tính vận dụng cao trong mơn học.



×