TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
MƠN HỌC: CHỦ NGHĨA XÃ HỢI KHOA HỌC
TIỂU LUẬN
NỘI DUNG SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VÀ VIỆC THỰC
HIỆN SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN TRONG CÁCH MẠNG
CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ
GVHD: TS. Ngũn Thị Qút
SVTH:
MSSV
Trần Tơ Lê Hồng
21142099
Lê Võ Gia Nghi
21124379
Nguyễn Quang Huy
21142532
Nguyễn Hậu Phương
21142154
Hồng Đình Qn
21142581
Nguyễn Kỳ Quang
21142579
Nguyễn Hữu Hạnh
21142093
Mã lớp học: LLCT120405_21_2_03CLC
Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 26 năm 2022
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
Điểm: ……………………………..
KÝ TÊN
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời nhằm mục đích để nghiên cứu, làm rõ sứ mệnh
lịch sử của giai cấp công nhân, luận chứng những điều kiện, những con đường để giai cấp
cơng nhân hồn thành sứ mệnh lịch sử đó của mình. Ngồi ra, chủ nghĩa xã hội khoa học
cịn chỉ ra những luận cứ chính trị- xã hội rõ ràng, trực tiếp nhất để chứng minh, khẳng
định sự thay thế tất cả yếu tố cần thiết của chủ nghĩa tư bản bằng chủ nghĩa xã hội. Trong
công cuộc chuyển biến hình thái xã hội mang tính lịch sử này, giai cấp cơng nhân chính là
người nắm vai trị chủ chốt. Sứ mệnh lịch sử vĩ đại của giai cấp công nhân được chủ nghĩa
xã hội khoa học khẳng định: họ chính là giai cấp duy nhất có khả năng lãnh đạo các tầng
lớp nhân dân lao động bị áp bức, bóc lột trong cuộc đấu tranh từng bước xố bỏ chủ nghĩa
tư bản và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội[1].
Trước sự khủng hoảng và sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu từ đầu
những năm 90 của thế kỉ trước, nhiều người đã tỏa ra sự lưỡng lự và hoài nghi về sứ
mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Các thế lực chống cộng có cơ hội mới để phủ nhận
sứ mệnh lịch sử của giai cấp cơng nhân, vai trị lãnh đạo của Đảng Cộng sản và chủ nghĩa
xã hội. Đến tận những năm gần đây, các thế lực chống đối trong và ngồi nước vẫn khơng
ngừng xun tạc, đưa ra những luận điệu thiếu căn cứ, nhằm đánh lừa dư luận, làm giảm
lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Chúng sử dụng các phương tiện truyền thông, các trang mạng xã hội để thực hiện nhiều
chiến dịch tuyên truyền, hòng muốn làm lung lay lòng tin trong nhân dân, bác bỏ sứ mệnh
lịch sử và bản chất cách mạng thuộc về giai cấp công nhân của Đảng Cộng sản Việt
Nam[1].
Trong bối cảnh đó, việc làm sáng tỏ và nhận thức một cách đúng đắn hơn về giai cấp
cơng nhân, về vai trị sứ mệnh lịch sử của giai cấp cơng nhân khơng chỉ có ý nghĩa lý luận
sâu sắc, mà cịn có ý nghĩa thực tiễn hết sức to lớn.Trong giai đoạn mới hiện nay, công
cuộc công nghiệp hố, hiện đại hố đang diễn ra trên tồn thế giới, đang ở trong thời kì
quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Xã hội loài
4
người cịn đang có nhiều biến động, tiêu cực,… thì vấn đề làm sáng tỏ sứ mệnh lịch sử
của giai cấp công nhân được đặt ra trở nên một cách cấp thiết hơn bao giờ hết, cả trên hai
phương diện lý luận và thực tiễn[1].
Trong thời đại 4.0 thì sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân càng được khẳng định
rõ hơn. Trước hết là chất lượng của giai cấp công nhân, sự tác động của cách mạng công
nghiệp 4.0 làm thay đổi tư duy, chuyên môn kỹ thuật từ đó địi hỏi cơng dân khơng ngừng
học tập để đáp ứng được nhu cầu dây chuyền sản xuất hiện đại. Về số lượng giai cấp công
nhân, cách mạng công nghiệp 4.0 đe doạ đến những lao động có kĩ năng lao động kém
hiệu quả được thay thế bằng các máy móc hiện đại, địi hỏi người lao động phải thay đổi
từ chưa biết đến biết và nâng cao hơn. Từ đó khơng chỉ làm thay đổi địa vị kinh tế - xã hội
của giai cấp công nhân mà đem lại nguồn kinh tế khủng lồ cho đất nước. từ đó sứ mệnh
lịch sử của giai cấp cơng nhân khơng thể chuyển vào tay một giai cấp hay tầng lớp xã hội
nào khác. Khơng những vậy, cách mạng 4.0 cịn tạo ra những điều kiện, tiền đề vật chất
để giai cấp cơng nhân, thơng qua đội tiền phong của mình là Đảng Cộng sản, thúc đẩy
nhanh quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử xóa bỏ chủ nghĩa tư bản, xây dựng thành công
chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản trên phạm vi tồn thế giới.
Xuất phát từ lí do trên, em đã chọn đề tài: Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp
công nhân và việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong cách mạng
công nghiệp lần thứ tư làm đề tài tiểu luận kết thúc học phần.
2. Mục đích nghiên cứu.
Làm sáng tỏ khái niệm về giai cấp cơng nhân, tìm hiều về nội dung sứ mệnh lịch sử
của giai cấp công nhân và việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong
cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
3. Phương pháp nghiên cứu.
Vận dụng những phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu chuyên ngành chủ
nghĩa xã hội khoa học vào việc phân tích nội dung khái niệm giai cấp công nhân và sứ
mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, đặc biệt là đối với giai cấp công nhân Việt Nam
trong cuộc cách mạng 4.0 và trong sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế ngày nay.
PHẦN NỘI DUNG
5
PHẦN 1: GIAI CẤP CÔNG NHÂN VÀ SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI
CẤP CƠNG NHÂN
1.1. Khái niệm giai cấp cơng nhân.
C.Mác và Ph.Anghen đã sử dụng nhiều thuật ngữ khác nhau để chỉ giai cấp công
nhân như giai cấp vô sản, giai cấp vô sản hiện đại, giai cấp công nhân hiện đại, giai cấp
cơng nhân đại cơng nghiệp... đó là những cụm từ đồng nghĩa để chỉ giai cấp công nhâncon đẻ của nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa, giai cấp đại biểu cho lực lượng sản xuất
tiên tiến, cho phương thức sản xuất hiện đại. Ngoài ra ,các ơng cịn dùng những thuật ngữ
có nội dung nhà thơ để chỉ các loại công nhân trong các ngành sản xuất khác nhau, trong
những giai đoạn phát triển khác nhau của cơng nghiệp, cơng nhân khống sản, cơng nhân
công trường thủ công, công nhân công xưởng, công nhân nông nghiệp…
Dù diễn
đạt bằng những thuật ngữ khác nhau, song giai cấp công nhân đượccác nhà kinh điển xác
định theo hai phương diện cơ bản[3, Tr.27].
1.1.1. Giai cấp công nhân trên phương diện kinh tế - xã hội:
Là sản phẩm và là chủ thể của nền sản xuất đại công nghiệp , giai cấp công nhân là
những người lao động trực tiếp hay gián tiếp vận hành các công cụ sản xuất có tính chất
cơng nghiệp ngày càng hiện đại và xã hội hóa cao. Họ lao động bằng những phương thức
công nghiệp ngày càng hiện đại với những đặc điểm nổi bật: sản suất bằng máy móc, lao
động có tính chất xã hội hóa, năng xuất lao động cao và tạo ra nhiều của cải , vật chất cho
xã hội mới. Mơ tả q trình phát triển của giai cấp công nhân, C.Mác và Ph.Anghen đã
chỉ rõ: trong công trường thủ công và trong nghề thủ công, người công nhân sử dụng
cơng cụ của mình cịn trong cơng xưởng thì người cơng nhân phải phục vụ máy móc.Theo
C.Mác và Ph.Anghen, công nhân công nghiệp công xưởng là bộ phận tiêu biểu cho giai
cấp công nhân hiện đại[2].
Trong tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản”, các ông nhấn mạnh : “ ... các
giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong cùng với sựu phát triển của đại côngnghiệp, cịn
giai cấp vơ sản lại là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp và công nhân cũng là
một phát minh của thời đại mới, giống như máy móc vậy... cơng nhân Anh là đứa con đầu
lịng của nền công nghiệp hiện đại” [2].
1.1.2. Giai cấp công nhân trên phương diện chính trị - xã hội.
6
Từ lịch sử phát triển của chủ nghĩa tư bản, giai cấp cơng nhân cịn là sản phẩm của
xã hội ,của quá trình phát triển tư bản chủ nghĩa, một xã hội có điều kiệntồn tại dựa trên
cơ sở chế độ làm thuê. Trong quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, giai cấp vô sản là giai
cấp những công nhân làm thuê hiện đại, vì mất các tư liệu sản xuất của bản thân, nên buộc
phải bán sức lao đơng của mình để sống”[3, Tr.28]. C.Mác và Ph.Anghen chỉ rõ, đó là giai
cấp của những người lao động khơng có sở hữu tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội .Họ
phải bán sức lao đọng cho nhà tư bản và bị nhà tư bản bóc lột giá trị thặng dư. Đối diện
với nhà tư bản, công nhân là những người lao động tự do, với nghãi là tự do bán sức lao
động của mình để kiếmsống. Chính điều này khiến cho giai cấp công nhân trở thành giai
cấp đối kháng với giai cáp tư sản . “Những công nhân ấy, buộc phải bán mình để kiếm ăn
từng bữa một , là một hàng hóa,tức là một món hàng đem bán như bất cứ món hàng nào
khác, vì thế, họ phải chịu hết mọi sự may rủi của cạnh tranh, mọi sự lên xuống của thị
trường”.
Mâu thuẫn cơ bản của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa là mâu thuẫn giữa lực
lượng sản xuất xã hội ngày càng rộng lớn với quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dựa trên
chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Mâu thuẫn cơ bản này thể hiện về mặt
xã hội là mâu thuẫn về lợi ích giữa giai cấp công nhân và giai cấp vô sản. lao động sống
của công nhân là nguồn gốc của giá trị thặng dư và sự giàu có của giai cấp tư sản cũng
chủ yếu nhờ vào việc bóc lột được ngày càng nhiều hơn giá trị thặng dư
[3, Tr.28].
Mâu thuẫn đó cho thấy tính chất đối kháng khơng thể điều hịa giữa giai cấp cơng
nhân(giai cấp vơ sản) với giai cấp tư sản trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa về
trong chế độ tư bản chủ nghĩa.
Từ phân tích trên theo chủ nghĩa Mác Lênin giai cấp cơng nhân là một tập đồn xã
hội, hình thành và phát triển cùng với quá trình phát triển của nền công nghiệp hiện đại,
họ lao động bằng phương thức ngày càng hiện đại và gắn liền với quá trình sản xuất vật
chất hiện đại, đại biểu cho phương thức sản xuất mang tính xã hội ngày càng cao. Họ là
người làm th. Do khơng có tư liệu sản xuất, buộc phải bán sức lao động để kiếm sống
và bị giai cấp tư sản bóc lột giá trị thặng dư, vì vậy lợi ích cơ bản của họ đối lập với lợi
ích cơ bản của giai cấp tư sản. Đó là giai cấp sứ mệnh phủ định chế độ tư bản chủ nghĩa,
7
xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới.
[3,
Tr.29-30]
1.2. Sứ mệnh lịch sử của gia cấp công nhân.
1.2.1. Nội dung sứ mệnh lịch sử của gia cấp công nhân.
Ph. Ăngghen viết: “Thực hiện sự nghiệp giải phóng thế giới ấy, – đó là sứ mệnh lịch
sử của giai cấp vô sản hiện đại”. V.I. Lênin cũng chỉ rõ: “Điểm chủ yếu trong học thuyết
của Mác là ở chỗ nó làm sáng rõ vai trị lịch sử thế giới của giai cấp vơ sản là người xây
dựng xã hội xã hội chủ nghĩa”[4].
Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là nhiệm vụ mà giai cấp cơng nhân
cần hồn thành với tư cách là đội tiên phong, lực lượng lãnh đạo cách mạng, xác lập hình
thái kinh tế và xã hội cộng sản chủ nghĩa.[3, Tr.30-31]
Theo chủ nghĩa Mác - Lê-nin, sứ mệnh lịch sử chung của giai cấp công nhân là tổ
chức và lãnh đạo nhân dân lao động đấu tranh xóa bỏ chế độ bóc lột, xóa bỏ chủ nghĩa tư
bản, giải phóng giai cấp cơng nhân và giải phóng giai cấp cơng nhân thơng qua đảng tiên
phong. Nhân dân lao động thốt khỏi mọi áp bức, bóc lột, nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng
xã hội cộng sản văn minh.
1.2.2. Nội dung cụ thể sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
Nội dung sứ mệnh lịch sử của gia cấp công nhân được biểu hiện rõ như sau:
Nội dung kinh tế: Giai cấp công nhân, là chủ thể của quá trình sản xuất vật chất, sản
xuất ngày càng nhiều của cải cho xã hội thông qua phương thức sản xuất xã hội hoá cao,
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Như vậy đã tạo ra những tiền đề vật chất - kỹ
thuật cho sự ra đời của hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa. Ở các nước xã hội chủ
nghĩa, giai cấp công nhân nâng cao năng suất lao động thông qua q trình cơng nghiệp
hóa và thực hiện "tổ chức xã hội lao động mới", thực hiện các nguyên tắc sở hữu, quản lý
và phân phối hoạt động, tiến bộ và công bằng xã hội theo nhu cầu của sản xuất. sự phát
triển. Nội dung kinh tế là nhân tố cơ bản, quan trọng nhất khẳng định sự cần thiết của sứ
mệnh lịch sử của giai cấp công nhân đối với sự phát triển của nền văn minh nhân loại.
Việc thực hiện đầy đủ và thành công nội dung kinh tế này cũng là điều kiện vật chất cho
sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội đối với chủ nghĩa tư bản
[1].
Nội dung chính trị - xã hội: Giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh
đạo của Đảng Cộng sản đã tiến hành một cuộc cách mạng chính trị lật đổ chế độ tư bản
chủ nghĩa vì các mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, như cơng bằng, bình đẳng, dân chủ… và
8
tập trung nhất là việc xác lập chế độ chính trị - xã hội mới do giai cấp công nhân lãnh đạo
- chế độ xã hội chủ nghĩa để tạo ra tiền đề chính trị cho xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa
và nhà nước của giai cấp công nhân. Nhà nước pháp quyền của giai cấp công nhân và
nhân dân lao động ra đời là công cụ hữu hiệu để lãnh đạo chính trị, quản lý kinh tế, xã
hội. Trên cơ sở đó, cải tạo quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa và xây dựng một kiểu quan
hệ sản xuất mới xã hội hoá, đáp ứng nhu cầu phát triển của lực lượng sản xuất và tiến bộ
xã hội.[5]
Nội dung văn hóa, tư tưởng: Giai cấp cơng nhân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng
sản đã tiến hành Cách mạng Văn hóa, đã xác lập một hệ giá trị và lối sống mới theo quan
điểm của giai cấp công nhân thay thế cho hệ giá trị và lối sống của giai cấp tư sản, tài sản
và “hệ tư tưởng truyền thống”, nhằm mang lại cho mọi người một cuộc sống công bằng,
dân chủ, tạo điều kiện để phát triển tự do và toàn diện trong một xã hội văn minh. Trong
xã hội đó, quyền tự do của mọi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của mọi người.
Ở các nước tư bản trước đây, tùy theo điều kiện lịch sử cụ thể, giai cấp công nhân phải
tham gia hoặc lãnh đạo cuộc cách mạng dân chủ tư sản, cách mạng dân tộc dân chủ nhân
dân, và cuối cùng phải tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, cải tạo xã hội cũ, xây dựng
thành công. một xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Trong giai đoạn cách
mạng xã hội chủ nghĩa, giai cấp công nhân lãnh đạo nhân dân lao động xây dựng thành
công chủ nghĩa xã hội trên đất nước mình và làm hết mình vì phong trào cách mạng của
giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên thế giới. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp cơng
nhân chỉ được hồn thành khi chủ nghĩa cộng sản được thiết lập trên phạm vi tồn thế
giới.[1]
Có thể nói nội dung của sứ mệnh lịch sử của giai cấp cơng nhân bao gồm bốn sự
nghiệp. Đó là sự nghiệp giải phóng giai cấp; sự nghiệp giải phóng xã hội, dân tộc; sự
nghiệp giải phóng người lao động; và sư nghiệp giải phóng con người. Đây chính là nấc
thang phát triển của các hình thái kinh tế xã hội.
1.3. Đặc điểm sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
1.3.1. Điều kiện để một giai cấp đảm nhiệm sứ mệnh lịch sử.
Khi được lịch sử lựa chọn là giai cấp đảm nhận sứ mệnh lịch sử của thời đại thì giai
cấp ấy cần phải có các điều kiện của một giai cấp lãnh đạo cách mạng nhất định. Nhìn lại
tổng quan các giai cấp đã đảm nhận sứ mệnh lịch sử của thời đại (giai cấp phong kiến,
9
giai cấp tư sản, giai cấp công nhân), chúng ta thấy các giai cấp này đều hội đủ những điều
kiện cơ bản sau đây:
Thứ nhất, các giai cấp này đều phải là giai cấp có lợi ích mâu thuẫn với giai cấp
thống trị đương thời, bởi lẽ có mâu thuẫn thì mới có đấu tranh và tính chất của mâu thuẫn
ấy phải là mâu thuẫn đối kháng thì giai cấp đó mới lãnh đạo được phong trào cách mạng
và cách mạng mới có thể diễn ra và thành cơng[6].
Thứ hai, giai cấp chấp nhận sứ mệnh lịch sử của thời đại phải là giai cấp có hệ tư
tưởng, độc lập và tiến bộ. Để tạo ra một hệ tư tưởng riêng biệt và độc lập, không phải tất
cả các giai cấp đều bình đẳng. Hơn nữa, hệ tư tưởng của một giai cấp bao giờ cũng bắt
nguồn từ lợi ích của giai cấp đó, nếu nó tiến bộ và phù hợp thì nó được. Xưa nay trong xã
hội, trí thức là những người có khả năng làm nên họ. tạo ra hệ tư tưởng, giai cấp lơi cuốn,
vận động trí thức đi theo phong trào cách mạng của mình, trí thức sáng tạo ra tư tưởng
độc đáo của mình và xây dựng, xây dựng dựa trên thái độ, tư tưởng của giai cấp đó. Trí
thức chưa bao giờ tạo ra hệ tư tưởng của riêng mình bởi vì trí thức khơng nó phải là một
giai cấp thuần nhất và lợi ích của họ luôn đi sau lợi ích của giai cấp khác (giai cấp thống
trị hoặc giai cấp tiến bộ mới nổi). Và về mặt lịch sử, giai cấp địa chủ, giai cấp tư sản cũng
như giai cấp công nhân đều vận động trí thức và trở thành giai cấp gánh vác sứ mệnh lịch
sử của thời đại[6].
Thứ ba, giai cấp đảm đương sứ mệnh lịch sử của thời đại phải là giai cấp có lợi ích
cơ bản thống nhất với lợi ích của các giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội đương thời. Đây
là cơ sở của lớp. vận động lãnh đạo cách mạng thu hút, tập hợp lực lượng cho phong trào
cách mạng. Giai cấp phong kiến, trước đây là một bộ phận của địa chủ, địa chủ tiên tiến
trong thời kỳ xã hội, sở hữu nô lệ với tư cách là một bộ phận tiên tiến của xã hội. Lợi ích
cơ bản thống nhất với lợi ích của đại bộ phận người lao động trong xã hội ngày nay. Vì họ
muốn lật đổ chủ nơ, giải phóng nơ lệ và những người lao động khác, giải phóng sức lao
động của họ để đáp ứng nhu cầu phục vụ cho phương thức sản xuất mới, phù hợp với hầu
hết các tầng lớp xã hội thời bấy giờ.Tuy nhiên, giai cấp địa chủ và tư sản chỉ có một
quyền lợi ban đầu gắn liền với nhân dân lao động là nhằm lật đổ giai cấp thống trị, nhưng
khi lên cầm quyền thì quyền lợi của họ đã thay đổi hẳn và đi ngược lại với quyền lợi của
người lao động[6].
10
Thứ tư, giai cấp đảm nhận sứ mệnh lịch sử của thời đại phải là giai cấp có chính
đảng riêng, độc lập lãnh đạo phong trào cách mạng. Đảng là tổ chức chính trị tiên phong
của cách mạng, là tổ chức lãnh đạo mọi hoạt động của phong trào cách mạng. Đảng vừa
là nhân tố đề ra các chủ trương, đường lối cho phong trào cách mạng, đồng thời còn là hạt
nhân đoàn kết, tập hợp lực lượng cho phong trào cách mạng. Chính vì vậy, để lãnh đạo
được phong trào cách mạng thì giai cấp lãnh đạo đó phải có chính đảng riêng, độc lập, và
chính đảng đó phải có một lý luận cách mạng tiến bộ dẫn lối, làm cơ sở để tìm ra con
đường cách mạng đúng đắn, dẫn dắt phong trào cách mạng đi tới thắng lợi[6].
Thứ năm, giai cấp đảm nhận sứ mệnh lịch sử của thời đại phải là giai cấp đại diện
cho một phương thức sản xuất mới tiến bộ hơn. Điều này đã được chứng minh khi lịch sử
lựa chọn giai cấp địa chủ, giai cấp tư sản, giai cấp công nhân đảm nhận sứ mệnh lịch sử
của thời đại chứ không phải giai cấp có mâu thuẫn gay gắt nhất, bị áp bức, bóc lột nặng nề
nhất. Giai cấp ấy có thể ra đời từ quan hệ sản xuất mới hoặc từ lực lượng sản xuất mới.
Như giai cấp địa chủ và giai cấp tư sản, họ đại diện cho một phương thức sản xuất mới
nhưng họ đều ra đời từ quan hệ sản xuất, họ đại diện cho một hình thức quan hệ sản xuất
mới tiến bộ hơn và họ làm cách mạng để đánh đổ kiểu quan hệ sản xuất cũ đã lạc hậu.
Chính vì lẽ đó mà cuộc cách mạng do địa chủ và tư sản lãnh đạo chỉ là sự thay đổi giai
cấp thống trị này bằng giai cấp thống trị khác. Đến giai cấp công nhân, họ là người đại
diện cho một phương thức sản xuất mới nhưng họ lại ra đời và là đại diện cho một lực
lượng sản xuất mới tiến bộ. Lực lượng sản xuất mới này đặt ra yêu cầu phải thay đổi kiểu
quan hệ sản xuất trong phương thức sản xuất cũ thì phương thức sản xuất mới của giai
cấp cơng nhân mới được thực hiện. Để lực lượng sản xuất mới mà giai cấp công nhân là
đại diện phát triển thì một u cầu đặt ra đó là phải xóa bỏ tư hữu - nguồn gốc của áp bức,
bóc lột bất cơng, nguồn gốc của giai cấp phải bị xóa bỏ. Chính vì lý do đó mà cuộc cách
mạng của giai cấp công nhân không phải là sự thay đổi giai cấp thống trị này bằng giai
cấp thống trị khác[6].
Chính từ nguồn gốc ra đời của giai cấp công nhân có sự khác biệt so với hai giai cấp
đã đảm nhận sứ mệnh lịch sử của thời đại trước đó, do vậy, sứ mệnh lịch sử của giai cấp
công nhân vừa mang tính phổ biến, vừa mang tính đặc thù riêng. Phổ biến ở tính quy luật
lựa chọn giai cấp lãnh đạo và các tiêu chí cần có của một giai cấp đảm nhận sứ mệnh lịch
11
sử của thời đại, nhưng đặc thù về nội dung, mục tiêu và tính chất của cuộc cách mạng
này[6].
1.3.2 Đặc điểm sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân xuất phát từ những tiền đề kinh tế-xã hội
của sản xuất mang tính xã hội hóa với hai biểu hiện nổi bật là:
Thứ nhất, xã hội hóa sản xuất làm xuất hiện những tiền đềvật chất, thúc đẩy sự phát
triển của xã hội, thúc đẩy sự vận động của mâu thuẫn cơ bản trong lòng phương thức sản
xuất tư bản chủ nghĩa. Sự xung đột giữa tính chất xã hội hóa của lực lượng sản xuất với
tính chất chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất là nội dung kinh tế-vật
chất của mâu thuẫn cơ bản đó trong chủ nghĩa tư bản[3, Tr.32].
Thứ hai, quá trình sản xuất mang tính xã hội hóa đã sản sinh ra giai cấp cơng nhân
và rèn luyện nó thành chủ thể thực hiện sứ mệnh lịch sử. Do mâu thuẫn về lợi ích cơ bản
khơng thể điều hịa giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản, nên mâu thuẫn này trở thành
động lực chính cho cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội hiện đại[3, Tr.32].
Thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là sự nghiệp cách mạng của bản
thân giai cấp công nhân cùng với đơng đảo quần chúng và mang lại lợi ích cho đa số. Đây
là một cuộc cách mạng của đại đa số mưu lợi ích cho tuyệt đại đa số, nhờ việc hướng tới
xây dựng một xã hội mới dựa trên chế độ công hữu những tư liệu sản xuất chủ yếu của xã
hội. Sự thống nhất cơ bản về lợi ích của giai cấp công nhân với lợi ích của nhân dân lao
động tạo ra điều kiện để đặc điểm quan trọng này về sứ mệnh lịch sử giai cấp công nhân
được thực hiện[3, Tr.32].
Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân không phải là thay thế chế độ sở hữu tư
nhân này bằng một chế độ sở hữu tư nhân khác mà là xóa bỏ triệt để chế độ tư hữu về tư
liệu sản xuất. Đối tượng xóa bỏ ở đây là sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa là nguồn gốc
sinh ra những áp bức, bóc lột, bất cơng trong xã hội hiện đại. Sự xóa bỏ này hoàn toàn bị
quy định một cách khách quan từ trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
[3,
Tr.33].
Việc giai cấp công nhân giành lấy quyền lực thống trị xã hội là tiền đề để cải
tạo toàn diện, sâu sắc và triệt để xã hội cũ và xây dựng thành công xã hội mới với mục
tiêu cao nhất là giải phóng con người[3, Tr.33].
12
PHẦN 2: VIỆC THỰC HIỆN SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG
NHÂN TRONG CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ.
2.1. Khái quát về cách mạng công nghiệp 4.0.
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư được gọi là Công nghiệp 4.0. Công nghiệp 4.0
tập trung vào công nghệ kỹ thuật số từ những thập kỷ gần đây lên một cấp độ hoàn toàn
mới với sự trợ giúp của kết nối thông qua internet vạn vật, truy cập dữ liệu thời gian thực
và giới thiệu các hệ thống vật lý không gian mạng. Công nghiệp 4.0 cung cấp một cách
tiếp cận liên kết và tồn diện hơn cho sản xuất. Nó kết nối vật lý với kỹ thuật số và cho
phép cộng tác và truy cập tốt hơn giữa các bộ phận, đối tác, nhà cung cấp, sản phẩm và
con người. Công nghiệp 4.0 trao quyền cho các chủ doanh nghiệp kiểm sốt và hiểu rõ
hơn mọi khía cạnh hoạt động của họ và cho phép họ tận dụng dữ liệu tức thời để tăng
năng suất, cải thiện quy trình và thúc đẩy tăng trưởng.
Công nghiệp 4.0 cho phép các nhà máy thông minh, sản phẩm thông minh và chuỗi
cung ứng cũng thông minh, và làm cho các hệ thống sản xuất và dịch vụ trở nên linh hoạt
và đáp ứng khách hàng hơn. Các thuộc tính của hệ thống sản xuất và dịch vụ với Công
nghiệp 4.0 đã được nêu bật. Những lợi ích mà Cơng nghiệp 4.0 mang lại cho các doanh
nghiệp đã được thảo luận. Trong tương lai, cơng nghiệp 4.0 dự kiến sẽ cịn phát triển
mạnh mẽ hơn nữa và do đó các doanh nghiệp cần sẵn sàng để chuẩn bị cho một sự đổi
mình liên tục thể cập nhật các xu hướng hiện đại sắp tới [7].
Thứ nhất mạng lưới kết nối rộng khắp về con người, máy móc và “vạn vật” về mặt
thực tế vật lý và mô phỏng (kết nối vạn vật).
Thứ hai xử lý các dữ liệu thông qua các công cụ và hệ thống giúp tăng giá trị của
thông tin nhằm nâng cao năng suất và tính linh hoạt (chuyển đổi số).
Thứ ba tăng chất lượng và cải thiện tốc độ đưa ra thị trường của sản phẩm nhờ các
thử nghiệm ảo trước khi tiến hành sản xuất thực tế.
Thứ tư kế hoạch hóa, sản xuất, lắp ráp và bảo dưỡng dựa trên phân tích dữ liệu với
sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo [8].
2.2. Thực trạng của công nhân Việt Nam hiện nay.
13
2.2.1. Đặc điểm của công nhân Việt Nam.
“Giai cấp công nhân là một tập đồn xã hội ổn định, hình thành và phát triển cùng
với quá trình phát triển nền công nghiệp hiện đại với nhịp độ phát triển của lực lượng sản
xuất có tính chất xã hội hóa ngày càng cao; là lực lượng lao động cơ bản tiên tiến trong
các quy trình cơng nghệ, dịch vụ cơng nghiệp, trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào quá
trình sản xuất, tái sản xuất ra của cải vật chất và cải tạo các quan hệ xã hội; đại biểu cho
lực lượng sản xuất và phương thức sản xuất tiên tiến trong thời đại nay” [9].
Giai cấp công nhân Việt Nam là một bộ phận của giai cấp công nhân quốc tế nên có
những đặc điểm chung của cơng nhân quốc tế; ngồi ra, giai cấp cơng nhân Việt Nam ra
đời và phát triển trong điều kiện cụ thể của dân tộc Việt Nam nên có những đặc điểm
riêng, ảnh hưởng đến việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam:
Mặc dù ra đời muộn, số lượng ít, trình độ nghề nghiệp thấp chưa bằng giai cấp cơng
nhân thế giới, cịn mang nhiều tàn dư của tâm lý và tập quán nông dân, song giai cấp cơng
nhân Việt Nam đã nhanh chóng vươn lên đảm đương vai trò lãnh đạo cách mạng Việt
Nam, thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình là giải phóng dân tộc để giành độc lập dân tộc
và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Giai cấp công nhân Việt Nam tiếp thu và kế thừa truyền thống yêu nước, đấu tranh
bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc. Giai cấp công nhân khi ra đời vừa chịu nỗi nhục
mất nước, vừa bị áp bức bóc lột của giai cấp tư sản đế quốc nên họ có tinh thần cách
mạng kiên cường, triệt để, sớm nhận thức được mối quan hệ giữa sự nghiệp giải phóng
dân tộc và sự nghiệp giải phóng giai cấp, giữa chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế.
Đảng Cộng sản đã đem yếu tố tự giác vào phong trào cơng nhân, làm cho phong trào
cơng nhân có một bước một bước phát triển nhảy vọt về chất. Giai cấp công nhân, dưới sự
lãnh đạo của Đảng, trở thành lực lượng chính trị độc lập, giành được quyền lãnh đạo cuộc
đấu tranh cách mạng của nhân dân Việt.
Ngoài những đặc điểm nói trên, thể hiện những ưu điểm của giai cấp công nhân Việt
Nam, cho đến nay giai cấp cơng nhân Việt Nam cịn có những hạn chế cần phải khắc
phục: Số lượng cịn ít, trình độ văn hố, chuyên môn và nghiệp vụ cũng như khoa học kĩ
thuật còn thấp; tư tưởng bảo thủ, chủ quan, cách làm ăn tuỳ tiện, manh mún của người sản
xuất nhỏ còn ảnh hưởng khá nặng nề.
14
Nguyên nhân là do nền công nghiệp nước ta chưa phát triển và thành phần đa số
xuất thân từ nông dân. Tuy vậy, những hạn chế trên không thuộc về bản chất nên giai cấp
cơng nhân Việt Nam vẫn có đủ khả năng và điều kiện để đảm đương sứ mệnh lịch sử của
mình đối với dân tộc [10].
2.2.2. Thực trạng của công nhân Việt Nam.
2.2.2.1. Về số lượng,cơ cấu.
Trong thời gian qua, số lượng cơng nhân Việt Nam có xu hướng tăng nhanh theo
quy mô nền kinh tế. Khởi đầu cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, đội ngũ cơng
nhân nước ta có khoảng 5 triệu người. Đến cuối năm 2005, số lượng công nhân trong các
doanh nghiệp và cơ sở kinh tế thuộc mọi thành phần kinh tế ở nước ta là 11,3 triệu người,
chiếm 13,5% dân số, 26,46% lực lượng lao động xã hội. Trong đó, 1,84 triệu công nhân
thuộc các doanh nghiệp nhà nước, 2,95 triệu trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước, 1,21
triệu trong các doanh nghiệp FDI, 5,29 triệu trong các cơ sở kinh tế cá thể. So với năm
1995, tổng số công nhân tăng 2,14 lần, trong đó doanh nghiệp nhà nước tăng 1,03 lần,
doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng 6,86 lần, doanh nghiệp FDI tăng 12,3 lần, các cơ sở
kinh tế cá thể tăng 1,63 lần. Hiện nay, cả nước có hơn 12,3 triệu công nhân trực tiếp làm
việc trong các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế.
Công nhân thuộc các doanh nghiệp nhà nước có xu hướng giảm do sự sắp xếp lại cơ
cấu. Năm 1986, có 14 nghìn doanh nghiệp với 3 triệu công nhân; năm 1995 tương ứng là
7.090 và 1,77 triệu; năm 2005 là 3.935 và 1,84 triệu; năm 2009 là 3.369 và 1,74 triệu.
Mặc dù đội ngũ công nhân trong doanh nghiệp nhà nước có xu hướng giảm, nhưng đây là
lực lượng nịng cốt của GCCN nước ta.
Cơng nhân thuộc các thành phần kinh tế ngoài nhà nước và các doanh nghiệp có vốn
FDI tăng mạnh do số lượng các doanh nghiệp này tăng nhanh. Năm 1991, khu vực doanh
nghiệp ngồi nhà nước mới có khoảng 1.230 doanh nghiệp, đến năm 1995 đã tăng lên
17.143 doanh nghiệp với hơn 430 nghìn cơng nhân. Năm 2009, con số này lên tới
238.932 với 5.266,5 nghìn cơng nhân, trong đó kinh tế tập thể 261,4 nghìn, kinh tế tư
nhân 571,6 nghìn; các loại khác 4.433,5 nghìn. Số lượng cơng nhân khu vực ngoài nhà
nước chủ yếu tăng ở các tỉnh, thành phố phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ như
Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phịng, Đồng Nai, Bình Dương, Đà Nẵng.
15
Trong khu vực có vốn FDI, đến cuối năm 2009, có 1.919,6 nghìn người đang làm
việc trong 6.546 doanh nghiệp. Tính đến hết năm 2011, cả nước có 283 khu công nghiệp,
khu chế xuất (KCN, KCX) được thành lập tại 58 tỉnh, thành phố, thu hút khoảng 1,6 triệu
lao động [11].
2.2.2.2. Chất lượng giai cấp cơng nhân.
Trình độ văn hóa và tay nghề của công nhân thấp đã ảnh hưởng không tốt đến việc
tiếp thu khoa học - kỹ thuật, đến năng suất lao động, chất lượng sản phẩm. Theo đánh giá
của Ngân hàng Thế giới về chất lượng lao động được tính theo thang điểm 10, thì chất
lượng lao động Việt Nam chỉ đạt 3,79 điểm, xếp thứ 11/12 nước Châu Á tham gia xếp
hạng của WB. Còn theo kết quả khảo sát của Tổ chức Lao động quốc tế, năng suất lao
động của công nhân Việt Nam thuộc vào nhóm thấp nhất của khu vực, chỉ bằng 1/5
Malaysia, 2/5 Thái Lan, 1/15 Singapore, 1/11 Nhật Bản, 1/10 Hàn Quốc. Trong số các
nước ASEAN, năng suất lao động của công nhân Việt Nam chỉ cao hơn Campuchia và
Lào.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, với tốc độ tăng năng suất lao động như hiện nay, thì
phải đến năm 2038 năng suất lao động của công nhân Việt Nam mới bắt kịp Philippines,
năm 2069 chúng ta mới bắt kịp được Thái Lan, do đó, chúng ta cần có đối sách để nâng
cao chất lượng nhân lực, góp phần nâng cao năng suất lao động trong quá trình cạnh tranh
thời hội nhập.
Nguồn lực lao động qua đào tạo của nước ta vừa thiếu lại vừa thừa, hệ quả là tỷ lệ
thất nghiệp của những người đã qua đào tạo ngày càng cao. Trong số gần 11 triệu người
lao động đã qua đào tạo có chứng chỉ, văn bằng hiện nay, thì trình độ đại học trở lên có
4,5 triệu người (chiếm 41%), trình độ cao đẳng có 1,6 triệu người (chiếm 15%), trình độ
trung cấp 2,9 triệu người (chiếm 27,11%), trình độ sơ cấp có 1,8 triệu người (chiếm
16,4%). Theo đó, trình độ đại học/cao đẳng/trung cấp/sơ cấp tương ứng theo tỷ lệ:
1/0,35/0,65/0,4. Điều này cảnh báo về sự mất cân đối trong cơ cấu lao động qua đào tạo
giữa các bậc ở nước ta [12].
2.2.2.3. Đời sống việc làm của công nhân lao động.
Việc làm cho người lao động. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều
chủ trương, giải pháp đầu tư phát triển sản xuất, giải quyết việc làm cho người lao động.
Tuy nhiên, do quy mơ nền kinh tế nhỏ, trình độ phát triển, sức cạnh tranh của nền kinh tế
16
nước ta còn yếu so với khu vực và thế giới nên tỷ lệ thất nghiệp còn ở mức cao. Theo số
liệu của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, năm 2009, cả nước có 83% số cơng nhân có
việc làm thường xun ổn định, cịn 12% việc làm khơng ổn định và 2,7% thường xuyên
thiếu việc làm. Chỉ có khoảng 21% doanh nghiệp ngồi nhà nước đóng bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế cho cơng nhân và trích nộp kinh phí cơng đồn.
Thu nhập của người lao động. Mức lương của người lao động hiện nay về cơ bản
không đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt tối thiểu của bản thân, chứ chưa nói đến việc tích
lũy hay chăm lo cho con cái... Nhà nước đã từng bước thực hiện lộ trình tăng lương tối
thiểu, thậm chí có quy định về mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm ở các
loại hình doanh nghiệp (Nghị định số 70/2011/NĐ-CP). Tuy nhiên, mức tăng thường
không theo kịp tốc độ tăng giá của thị trường. Chẳng hạn, năm 2010, tiền lương của người
lao động trong các loại hình doanh nghiệp tăng 10,3% so với năm 2009 nhưng chỉ số giá
sinh hoạt tăng 11,75%, nên việc tăng lương không có tác dụng nhiều trong việc cải thiện
đời sống cơng nhân, đặc biệt là công nhân ở các KCN, KCX. Trong khi đó, phần lớn các
chủ doanh nghiệp vẫn đang lấy mức lương tối thiểu để trả lương cho người lao động,
chưa thật sự quan tâm đến việc xây dựng thang, bảng lương. Ngồi ra, các chủ doanh
nghiệp cịn bớt một phần lương của người lao động chi cho các khoản phụ cấp như ăn
trưa, tiền hỗ trợ đi lại, thưởng...
Nhà ở của người lao động. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, hầu hết các tỉnh, thành
phố lớn, các KCN, KCX không xây nhà lưu trú cho công nhân. Số người lao động trong
các KCN khoảng 1,6 triệu người, trong đó, chỉ có 20% số người có chỗ ở ổn định. Đa số
người lao động ngoại tỉnh làm việc tại các KCN đều phải thuê nhà trọ, với điều kiện vệ
sinh, môi trường không bảo đảm [11].
2.2.2.4. Ý thức tâm trạng, chính trị.
Hiện nay, cơng nhân nước ta năng động trong cơng việc, nhanh chóng tiếp thu
những thành tựu khoa học cơng nghệ hiện đại và đã bắt đầu hình thành ý thức về giá trị
của bản thân thông qua lao động. Vị thế giữa công nhân lao động trong doanh nghiệp nhà
nước và doanh nghiệp ngồi nhà nước khơng cịn cách biệt nhiều. Tâm lý lấy lợi ích làm
động lực là nét mới đang dần trở thành phổ biến trong công nhân. Sự quan tâm hàng đầu
của công nhân là việc làm, thu nhập tương xứng với lao động. Mong muốn có được sức
17
khoẻ, đất nước ổn định và phát triển, an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội được bảo
đảm, dân chủ, công bằng xã hội được thực hiện, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuận
lợi, có đủ việc làm. Mong muốn được học tập, nâng cao trình độ học vấn, chun mơn,
được bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng.
Thực tế cho thấy giai cấp cơng nhân Việt Nam đang có những biến đổi căn bản về
chất. Tuy nhiên, so với những u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập
quốc tế thì giai cấp cơng nhân Việt Nam cịn khơng ít hạn chế, bất cập [11].
2.3. Việc thực hiện sứ mạng lịch sử của GCCN trong CMCN 4.0.
Việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp cơng nhân thế giới nói chung và giai cấp
cơng nhân Việt Nam nói riêng đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ và nhanh chóng hơn bao
giờ hết. Điều đó được thể hiện rõ qua sự hay đổi của các lĩnh vực như kinh tế, chính trị,
văn hóa-xã hội cũng như nhiều lĩnh vực khác.
2.3.1. Việc thực hiện sứ mạng lịch sử của GCCN trong lĩnh vực kinh tế.
C. Mác khẳng định, giai cấp công nhân là chủ thể của phương thức sản xuất công
nghiệp với các đặc tính: cơng cụ lao động là máy móc, năng suất lao động cao, lao động
có tính chất xã hội hóa cao và gợi mở nhiều giải pháp tích cực cho q trình phát triển xã
hội. Chính từ q trình sản xuất vật chất bằng phương thức cơng nghiệp, giai cấp công
nhân được xác định là giai cấp quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội hiện đại và
thơng qua đó, chuẩn bị những tiền đề vật chất cho xã hội tương lai[5].
Qua nhận định trên, ta thấy rõ ràng về vai trò của giai cấp cơng nhân trong lĩnh vực
kinh tế. Chính họ là giai cấp với số lượng đơng đảo, có vai trị qút định đến sản xuất vật
chất cho xã hội và hơn hết là họ còn tạo tiền đề vật chất cho xã hội tương lai. Những
người công nhân là nhân tố tiên phong trong sản xuất, họ tích lũy dần những kinh nghiệm,
tri thức, kỹ năng và không ngừng tiến bộ. Những điều đó chính là động lực cho việc thúc
đẩy kinh tế xã hội phát triển nhanh, mạnh mẽ. Nhiều người công nhân sau khi phát triển
đến một mức nhất định sẽ trở thành những người tiên phong dẫn đầu cho phương thức
sản xuất hiện đại, họ không những vẫn tiếp tục lao động mà còn lao động sáng tạo để tạo
ra nhiều những sản phẩm, những công cụ, những giải pháp để giải quyết các vấn đề trong
cuộc sống cũng như đưa xã hội phát triển hiện đại hơn từng ngày. Bản thân mỗi người
18
cơng nhân ở Việt Nam dù nhiều hay ít đều đã và đang mang lại những giá trị quan trọng
để từng bước đưa xã hội Việt Nam phát triển theo nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa.
Có thể lấy ví dụ về ơng Đinh Quang Bào, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Trách
nhiệm hũu hạn Sản xuất - Dịch vụ - Thương mại sản phẩm Da (Công ty Trách nhiệm hũu
hạn Ladoda), Chủ tịch Hội Da giầy Thành phố Hà Nội. Năm ông 12 tuổi đã mồ côi cả cha
lẫn mẹ và ông đã phải bươn trải cho cuộc sống bằng cách học và làm cơng nhân may da ở
Hà Nội. Sau đó vài năm thì cơng ty ơng làm đã giải thể, cuộc đời ông Bào vì thế rẽ sang
một hướng khác. Sau khi được bà con ở phố Hàng Điếu bầu làm Trưởng ban đại biểu
thanh niên, chàng trai trẻ Đinh Quang Bào đã xây dựng được tổ may quân nhu rồi tiến
dần lên mơ hình hợp tác xã. Đến năm 1963, ơng chuyển vào làm Nhà nước, rồi trở thành
cán bộ cốt cán trong ngành tiểu thủ cơng nghiệp Hà Nội. Chính mong muốn vực lại nghề
da mãnh liệt, nên sau khi nghỉ hưu, ông Bào đã khởi sự kinh doanh, từ đó thương hiệu
Ladoda ra đời và khơng ngừng phát triển, giúp giải quyết vấn đề việc làm của nhiều người
cũng như góp phần phát triển quê hương, đất nước. Trải qua nhiều khó khăn trắc trở, ơng
Bào đã đưa thương hiệu Ladoda không những được người tiêu dùng trong nước yêu mến
mà đã từng bước chinh phục cả thị trường quốc tế. Sản phẩm của công ty được sản xuất
theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2008 từ năm 2001 và 20 năm liên tục được người tiêu dùng
bình chọn là “Hàng Việt Nam chất lượng cao”... Trong nhiều năm qua, sản phẩm của công
ty cũng vinh dự được phục vụ Đại hội Đảng toàn quốc, Quốc hội, các hội nghị, hội thảo
quốc tế như ASEM5, AIPO, AIPA và hội nghị ASEAN 17 [13].
Từ câu chuyện trên, chúng ta thấy rõ, chính những người công nhân đã không ngừng
tiên phong để dần làm chủ nền kinh tế, loại bỏ sự độc quyền và khẳng định vai trò của là
giai cấp tiên tiến trong sự phát triển của xã hội.
Đặc biệt, trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, những bước tiến về kỹ thuật số và
sự kết nối vạn vật thông qua internet đang giúp nâng cao mạnh mẽ khả năng sáng tạo,
năng suất lao động, chất lượng của đội ngũ công nhân cũng như gắn kết chặt hơn giai cấp
công nhân. Hơn thế, với một thế giới đang dần trở nên “phẳng” hơn, việc tiếp thu tri thức
đang ngày một trở nên dễ dàng hơn, chính nhờ điều đó mà trình độ của giai cấp công
19
nhân đang được nâng cao nhanh chóng vì họ là giai cấp dễ tiếp thu cái mới. Kỹ năng và
tay nghề của người lao động ngày càng nâng cao, vị thế của người lao động cũng dần thay
đổi với những điều kiện làm việc đang dần tốt hơn. Tri thức khoa học và cơng nghệ có vai
trị lớn trong sản xuất đang tạo ra một thay đổi quan trọng: tư bản khả biến (v) tăng
nhanh, tư bản bất biến (c) giảm tương đối trong tỷ lệ cấu thành giá trị của hàng hóa. Từ đó
phá vỡ cơ chế chiếm hữu của giai cấp tư sản, vốn bắt nguồn từ độc quyền sở hữu tư liệu
sản xuất, độc quyền chiếm đoạt giá trị thặng dư[5]. Xã hội quá cũng từ đó mà được thúc
đẩy mạnh mẽ, đây chính là điểm quan trọng trong việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai
cấp công nhân ở Việt Nam hiện nay cũng như trên toàn thế giới.
2.3.2. Việc thực hiện sứ mạng lịch sử của GCCN trong lĩnh vực chính trị.
Giai cấp cơng nhân là lực lượng tiên phong đại diện cho xu hướng xã hội quá của
thời đại. Do đó, giai cấp công nhân cần đấu tranh chống lại chế độ tư bản, chống bất cơng
và bất bình đẳng trong xã hội. Ở các nước tư bản, giai cấp công nhân phải đấu tranh trực
tiếp và lâu dài để giàng chính quyền về tay giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Đối
với các nước xã hội chủ nghĩa, nơi Đảng Cộng sản cầm quyền, giai cấp công nhân cần
giải quyết thành công các nhiệm vụ thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, đặc biệt là nhiệm
vụ xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, thực hiện thành công mục tiêu cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa để đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững [3,Tr.39].
Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp
cơng nhân càng có nhiều điều kiện thuận lợi hơn. Trong thế kỷ XXI, việc tiếp cận thông
tin đã trở nên dễ dành hơn bao giờ hết, chỉ cần ngồi ở một chỗ với một thiết bị có kết nối
internet hoặc là xem các bản tin trên truyền hình thì mọi người có thể biết được rõ ràng
những thơng tin mà mình quan tâm. Chính điều này đã giúp cho việc đấu tranh chống lại
những bất công và bất bình đẳng ở các nước được thúc đẩy, mọi người đều có quyền tự do
ngơn luận nên việc lên án, tố cáo những điều bất cập trong xã hội. Bộ máy nhà nước ở các
quốc gia sẽ chịu sự giám sát chặc chẽ đến từ người dân và đặc biệt là các cơ quan ngôn
luận. Ở các nước tư bản, việc đấu tranh của giai câp công nhân để thực hiện sứ mệnh lịch
sử sẽ diễn ra càng mạnh mẽ hơn, quyền “dân chủ” của người dân ở các nước tư bản sẽ
càng vững chắc hơn. Đây là điều kiện thuận lợi để người dân ở các nước tư bản có thể
20
chia sẽ quyền lực với nhà nước, đây là bước tiến quan trọng để đi đến việc giai cấp công
nhân và nhân dân lao động làm chủ đất nước dưới sự quản lý của Đảng Cộng sản ở các
nước tư bản. Còn đối với các nước xã hội chủ nghĩa, việc người dân có thể dễ dàng giám
sát cơng việc của nhà nước qua các phương tiện công nghệ đã và đang góp phần làm
trong sạch và minh bạch bộ máy nhà nước. Đây là một trong những điều cần thiết để xây
dựng một Đảng Cộng sản vững mạnh, hướng gần hơn đến mục tiêu xây dựng nhà nước xã
hội chủ nghĩa trong tương lai.
Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là nhà nước của nhân dân, do
nhân dân và vì nhân dân. Các hoạt động của nhà nước điều minh bạch trước nhân dân,
nhân dân là người quyết định trong các vấn đề then chốt của đất nước và nhân dân có thể
giám sát các hoạt động của nhà nước. Lấy ví dụ về vấn đề quản lý và giám sát hoạt động
nhà nước của nhân dân, chúng ta có thể thấy rõ việc đó thơng qua quyền bầu cử của nhân
dân. Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo 04
nguyên tắc sau đây: Nguyên tắc bầu cử phổ thơng, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu
kín[14]. Trong các cuộc bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân, nhân dân được tham gia
với hình thức dân chủ gián tiếp bằng cách bầu ra đại biểu đại diện cho ý chí và nguyện
vọng của nhân dân. Kết quả của việc bầu cử đều được công khai để nhân dân có thể dễ
dàng giám sát, nhất là trong thời đại cách mạng cơng nghiệp 4.0 thì những thông tin này
lại càng dễ dàng được người dân nắm bắt và giám sát. Thông tin của các đại biểu được
nêu rõ trên các kênh thơng tin chính thống của nhà nước giúp người dân có thể chọn
những người đáng tin cậy, có năng lực và trách nhiệm để quản lý nhà nước đồng thời sử
dụng quyền làm chủ một cách hiệu quả nhất. Đây chính là một trong số những điều kiện
thúc đẩy việc thực hiện sứ mạng lịch sử của giai cấp công nhân ở Việt Nam trong thời
cách mạng công nghiệp 4.0, nơi mà mọi người tiếp cận thông tin một cách dễ dàng qua
môi trường mạng. Vì thế, cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0 đang tạo điều kiện thuận lợi
để tạo tiền đề chính trị vững chắc trong giai cấp công nhân nhằm hướng tới việc quá độ
lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và cũng như là các nước khác trên thế giới.
21
2.3.3. Việc thực hiện sứ mạng lịch sử của GCCN trong lĩnh vực văn hóa–xã hội.
Nội dung sứ mạng lịch sử của giai cấp công nhân trong lĩnh vực văn hóa - xã hội xoay
quanh vấn đề đấu tranh giữa hai ý thức hệ là chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản. Các
cuộc đấu tranh của giai cấp cơng nhân trên tồn thế giơi ở lĩnh vực văn hóa – xã hội có mục
tiêu là bảo vệ và phát triển các giá trị như lao động, sáng tạo, cơng bằng, dân chủ, bình
đẳng, tự do để chống lại chủ nghĩa tư bản [3, Tr.39] và nó vẫn đang diễn ra quyết liệt trong
thời đại của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay. Trong thời đại mà mọi việc đều
được đưa lên không gian mạng và việc tiếp cận nó trở nên q đơn giản thì việc đấu tranh
tư tưởng lại càng là vấn đề đáng quan tâm hơn bao giờ hết. Các trang thông tin xuyên tạc,
chống phá chế độ chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và cũng như trên toàn thế giới đã và đang
“tiêm vào đầu” của người dân, nhất là giai cấp công nhân những tư tưởng sai lệch với mục
đích ngăn chặn việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp cơng nhân nhằm phá hoại, xóa
bỏ triệt để chế độ chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Đây là thách thức rất lớn trên
con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và các nước chủ nghĩa xã hội khác trên
thế giới.
Để giải quyết hiệu quả vấn đề này, việc cần làm nhất chính là tuyên truyền, giáo dục,
củng cố tư tưởng về vai trị của giai cấp cơng nhân trong việc thực hiện sứ mệnh lịch sử và
giá trị của chế độ chủ nghĩa xã hội đối với sự phát triển của xã hội Việt Nam trong hiện tại
và tương lai để họ nhận thức rõ được những điều cần làm để phòng chống những ảnh hưởng
tiêu cực của các luận điểm xuyên tạc trên mơi trường mạng. Cùng với đó là kết hợp các
biện pháp để bắt và xử lý những cá nhân, tổ chức có hành vi xuyên tạc đường lối lãnh đạo
của Đảng, chống phá Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Chỉ khi giai cấp
công nhân có tư tưởng vững vàng về chế độ xã hội chủ nghĩa thì việc thực hiện sứ mệnh
lịch sử mới có thể được thực hiện một cách bền vững và mạnh mẽ.
Đối với giai cấp công nhân Việt Nam, việc thực hiện sứ mệnh lịch sử trên lĩnh vực văn
hóa khơng chỉ là đấu tranh mà cịn là bảo vệ là phát triển. Giai cấp công nhân Việt Nam cần
bảo vệ những truyền thống quý báu cùng với những giá trị tinh thần cũng như những giá trị
lịch sử mà ông cha ta đã để lại qua hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước. Cùng với đó,
chính giai cấp cơng nhân cũng cần góp phần sức lực của mình vào công cuộc hội nhập
22
củaViệt Nam với quốc tế, hòa nhập vào dòng chảy của thời đại nhưng vẫn gìn giữ và phát
huy nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc của đất nước chúng ta. Chỉ có như thế thì việc thực
hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân mới thật sự đạt được hiệu quả và tạo điều kiện
văn hóa vững chắc để đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
2.4 Giải pháp phát triển bền vững đối với công nhân Việt Nam trong cách mạng
4.0.
Hiện nay xã hội đang phát triển rất nhanh và phát triển bền vững được xem là
xu thế tất yếu để đảm bảo sự hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội đi đơi với bảo vệ mơi
trường. Trong tiến trình đó, cách mạng 4.0 được đánh giá sẽ là bước đi lịch sử cho sự phát
triển của cả thế giới tới con đường phát triển bền vững và giai cấp công nhân Việt Nam là
giai cấp tiên phong trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và là lực lượng đi đầu
trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, công bằng, văn minh. Khi đứng trước tác động to lớn của cuộc “Cách mạng công
nghiệp 4.0”,giai cấp công nhân hiện nay đang đứng trước những cơ hội và thách thức to
lớn. Trước thực trạng trên, để xây dựng một giai cấp cơng nhân lớn mạnh hơn, đương đại
hơn, thích ứng với công việc của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chúng ta cần
thực hiện một số giải pháp tốt, chẳng hạn như:
Thứ nhất, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho công nhân lao động, đặc biệt
là người lao động ở các khu công nghiệp, khu chế xuất và các xưởng. Từng bước thực
hiện chính sách tiền lương bảo đảm đời sống cho người lao động và có tích lũy từ tiền.
Các cơ quan chức năng và tổ chức cơng đồn cần tăng cường cơng tác kiểm tra, thanh tra
để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, xử lý nghiêm các
doanh nghiệp vi phạm quyền lợi của người lao động, bóc lột hoặc đưa ra những điều lệ
quá đáng đối với người lao động. Xây dựng, thực hiện và khuyến khích các chính sách
bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm nhân thọ,… chính sách cụ
thể giải quyết nhà ở cho người lao động để đảm bảo về công việc, đời sống. Khi phê
duyệt các khu công nghiệp, khu chế xuất, cần yêu cầu dành quỹ đất tương xứng để xây
dựng nhà ở và các cơng trình dịch vụ thiết ́u cho công nhân. Chú trọng chăm lo xây
dựng đời sống văn hóa, tinh thần, nhất là quan tâm tới các dịch vụ văn hóa, thể thao, chăm
23
sóc sức khỏe cho người lao động. Ví dụ cụ thể như tạo ra các hoạt động mang tính cạnh
tranh lành mạnh kèm phần quà; trợ cấp cho công nhân có hộ nghèo, cận nghèo; các cơng
ty, doanh nghiệp phải tuyệt đối đối xử công bằng với công nhân, tạo cảm giác hịa đồng
nhằm tránh những tranh chấp, thù ốn khơng đáng có; thực hiện tốt việc mua bảo hiểm
cho công nhân; thực hiện thường xuyên và nghiêm khắc việc kiểm tra để đảm bảo khơng
có tham ơ, lạm phát, bóc lột[16]
Thứ hai, chúng ta cần nâng cao chất lượng đào tạo nghề, phát triển đội ngũ cơng
nhân có trình độ cao, ngày càng làm chủ được khoa học - cơng nghệ, có ý thức kỷ luật, kỹ
năng lao động, tác phong công nghiệp. Cần kịp thời bổ sung, sửa đổi, xây dựng chính
sách đào tạo và tái đào tạo công nhân để phù hợp với thời thế hiện nay; tạo điều kiện cho
họ tự học tập nâng cao trình độ; điều chỉnh, bổ sung quy hoạch mạng lưới các cơ sở dạy
nghề gắn với các ngành, các vùng kinh tế trọng điểm. Khuyến khích các doanh nghiệp
thuộc mọi thành phần kinh tế dành kinh phí và thời gian thích đáng cho đào tạo, đào tạo
lại công nhân, đồng thời các trường và trung tâm dạy nghề cũng nên nắm bắt kịp tiến độ
phát triển của xã hội hiện nay mà đưa ra phương án dạy học, làm sao để những cơng nhân
trẻ khi ra trường có thể tự tin đi làm với những kiến thức vững chắc, hợp thời. Đổi mới hệ
thống giáo dục và đào tạo, cảm hóa thế hệ trẻ, hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học
và công nghệ; bồi dưỡng năng lực khoa học và cơng nghệ để có cơ chế thúc đẩy sự liên
kết giữa doanh nghiệp với các cơ sở giáo dục và đào tạo[16].
Thứ ba, tăng tỷ lệ tham gia của người lao động vào các tổ chức chính trị - xã hội
của doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện bảo vệ quyền lợi chính đáng, góp phần hình thành
tư tưởng, lập trường chính trị, tránh nhũng nhiễu. Các thế lực thù địch thực hiện các hoạt
động tiêu cực. Tăng cường vai trò của các cấp ủy Đảng, cơng đồn và các đồn thể nhân
dân trong công tác xây dựng tổ chức Đảng và phát triển Đảng viên trong các loại hình
doanh nghiệp, nhất là khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước[16].
Mặt khác, cũng cần xem lại thách thức của cuộc “Cách mạng cơng nghiệp 4.0”
hiện nay là gì để có kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mơ hình tăng
trưởng của cả hai nhóm. Điều chỉnh các thông số trung và dài hạn. Các kế hoạch phát
triển, đặc biệt là truyền thông, internet, thông tin,... Đồng thời cần nâng cao nhận thức về
24
“Cách mạng công nghiệp 4.0” của các nhà hoạch định chính sách như các cơng ty và ngân
hàng để thích ứng với các công ty và các khoản đầu tư có kế hoạch[15].
Về lâu dài, Việt Nam cần nhanh chóng chuyển từ lợi thế so sánh thấp sang lợi thế
so sánh cao hơn và đa dạng hóa lợi thế so sánh. Để làm được điều này, nhiều yếu tố phải
được kết hợp cùng một lúc, ví dụ như vị trí địa lý, quản lý thuận lợi, tài nguyên thiên
nhiên sẵn có và nguồn nhân lực dồi dào, trong đó nhân lực là chủ đạo. Trong thời gian
tới, các lĩnh vực này sẽ vẫn tiếp tục đóng vai trị quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân,
nhưng chúng ta cần đầu tư hơn nữa để ứng dụng công nghệ cao, tăng năng suất, chất
lượng, đổi mới giá trị gia tăng cao hơn, thúc đẩy hình thành các cụm cơng nghiệp. Nâng
cao năng lực hấp thụ cơng nghệ, khún khích đổi mới sáng tạo, thúc đẩy thiết lập các
cụm liên kết ngành; ưu tiên đầu tư công cho phát triển hạ tầng liên kết liên quan đến cải
thiện kết nối, mở rộng vùng phủ sóng, tăng tốc độ truy cập và hạ giá cước sử dụng
internet; phát triển thị trường vốn dài hạn và thúc đẩy sự phát triển của các quỹ đầu tư
mạo hiểm liên quan đến phát triển công nghệ và đổi mới[15].
Chủ động giải pháp theo đề xuất của nhà khoa học Trần Văn Tuyển và Nguyễn Đức
Tuyên, bên cạnh các giải pháp kinh tế - xã hội để có thể nắm bắt cơ hội, vượt qua thách
thức trước mắt Việt Nam cần chủ động chuẩn bị các giải pháp ứng phó như:
Trước hết, cần xác định hướng ưu tiên phát triển ngành công nghiệp công nghệ trong
trung và dài hạn của Việt Nam để bắt kịp xu hướng công nghệ mới của thế giới; đổi mới
xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ quốc gia sao cho phù hợp với xu hướng phát
triển của nghiên cứu liên ngành và đa ngành[15].
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vẫn được ưu tiên tập trung vào nâng cao trình
độ của cán bộ kỹ thuật, quản lý, quản lý công nghệ và quản trị doanh nghiệp; thực hiện
các biện pháp khún khích chuyển dịch lao động có tay nghề cao từ các viện nghiên cứu
và trường đại học sang khu vực doanh nghiệp; nâng cao chất lượng đào tạo trình độ cao
đẳng, đại học và dạy nghề, đảm bảo cung cấp đầu vào về lao động chất lượng cao cho
doanh nghiệp; đổi mới tư duy và phương thức quản lý nhà nước dựa trên kỹ thuật và công
nghệ cao, giảm bớt thủ tục hành chính cho doanh nghiệp, đảm bảo minh bạch trong hoạt
động của Nhà nước. Cần phải đầu tư đến ngưỡng và kiên quyết thực hiện đề án chính phủ
25