Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Xây dựng mô hình đại học đổi mới nhằm thích ứng với cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (Nghiên cứu trường hợp Đại học Quốc gia Hà Nội)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.28 MB, 88 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN HỮU THÀNH CHUNG

XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐẠI HỌC ĐỔI MỚI NHẰM
THÍCH ỨNG VỚI CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP
LẦN THỨ TƢ (NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI)

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH:
QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Hà Nội – 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN HỮU THÀNH CHUNG

XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐẠI HỌC ĐỔI MỚI NHẰM
THÍCH ỨNG VỚI CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP
LẦN THỨ TƢ (NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI)

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Quản lý khoa học và Công nghệ
Mã số: 834 041 201


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Trần Văn Hải

Hà Nội-2018


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................... 1
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................................... 2
DANH MỤC CÁC HÌNH...................................................................................................... 3
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 4
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................... 4
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................................................................ 5
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................... 8
3.1. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................... 8
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................................. 8
4. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................................... 8
4.1. Phạm vi nghiên cứu về thời gian ................................................................................ 8
4.2. Phạm vi nghiên cứu về không gian ............................................................................. 8
5. Đối tƣợng nghiên cứu và mẫu khảo sát ............................................................................. 8
5.1. Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................................................. 8
5.2. Mẫu khảo sát ............................................................................................................... 8
6. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................................ 8
7. Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................................................ 9
8. Cách tiếp cận, phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................ 9
8.1. Cách tiếp cận ............................................................................................................... 9
8.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................................ 9
9. Kết cấu của Luận văn......................................................................................................... 9
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔ HÌNH ĐẠI HỌC ĐỔI MỚI .............................. 10
1.1. Sự phát triển của các mô hình đại học .......................................................................... 10
1.2. Nghiên cứu và triển khai các mức độ sẵn sàng của công nghệ trong mô hình đại học

đổi mới ................................................................................................................................. 11
1.3. Hoạt động đổi mới trong trƣờng đại học ..................................................................... 17
1.4. Các tiêu chí đánh giá trƣờng đại học nghiên cứu ......................................................... 21
1.5. Hệ sinh thái đổi mới ...................................................................................................... 23
1.5.1. Xây dựng ba trụ cột ............................................................................................... 23
1.5.2. Thực hiện hai chính sách ....................................................................................... 25
1.5.3. Kết hợp chính sách đổi mới ................................................................................... 27
Tiểu kết Chƣơng 1. .............................................................................................................. 29
CHƢƠNG 2.THỰC TRẠNG ĐẠI HỌC ĐỔI MỚI TRÊN THẾ GIỚI .............................. 30
2.1. Trung Quốc ................................................................................................................... 30
2.1.1. Đào tạo đổi mới ..................................................................................................... 31
2.1.2. Giáo dục đại chúng và khai phóng......................................................................... 33
2.1.3. Tăng cƣờng đầu tƣ, nhân rộng và xây dựng hệ sinh thái ....................................... 34
2.2. Singapore ...................................................................................................................... 36
2.2.1. Động lực của đổi mới............................................................................................. 37
2.2.2. Giáo dục suốt đời ................................................................................................... 38
2.2.3. Mở rộng cơ hội học tập khai phóng và liên ngành ................................................ 39
2.3. Nga ................................................................................................................................ 40
2.3.1. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các trƣờng đại học .......................................... 40
2.3.2. Các đặc trƣng của mô hình đại học 4.0 ở Nga ....................................................... 42
2.3.3. Áp dụng kinh nghiệm Hoa Kỳ ............................................................................... 43
Tiểu kết Chƣơng 2. .............................................................................................................. 45


CHƢƠNG 3. ÁP DỤNG MÔ HÌNH ĐẠI HỌC ĐỔI MỚI NHẰM THÍCH ỨNG VỚI
CMCN 4.0 Ở ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ................................................................... 46
3.1. Kết quả xây dựng đại học định hƣớng nghiên cứu của ĐHQGHN .............................. 46
3.1.1. Các giá trị và đặc trƣng đại học nghiên cứu của ĐHQGHN ................................. 47
3.1.3. Kết quả đánh giá mức độ phù hợp chuẩn đại học nghiên cứu của trƣờng đại học và
viện nghiên cứu thành viên thuộc ĐHQGHN .................................................................. 53

3.1.4. Nhận xét về Bộ tiêu chí đại học nghiên cứu của ĐHQGHN ................................. 56
3.2. Áp dụng xây dựng mô hình đại học đổi mới ................................................................ 58
3.2.1. Các đặc trƣng của đại học định hƣớng đổi mới (Innovation – driven University) 58
3.2.2. Đo lƣờng và đối sánh mức độ thích ứng của trƣờng đại học đối với CMCN 4.0 .. 72
Tiểu kết Chƣơng 3 ............................................................................................................... 76
KẾT LUẬN.......................................................................................................................... 79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 81


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CCHIE

The Carnegie Classification of Institutions of
Higher Education

CMCN 4.0

Cách mạng Công nghiệp lần thứ tƣ

ĐHQGHN

Đại học Quốc gia Hà Nội

IP

Intellectual Property – Quyền sở hữu trí tuệ

KH&CN

Khoa học và Công nghệ


QS

Quacquelline Simons

R&D

Nghiên cứu và triển khai

TCĐHNC

Tiêu chí đại học nghiên cứu

TRL

Technology Readiness Level

WEF

World Economic Forum

1


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1

So sánh các tham số công nghệ và kinh doanh của hai chính sách
công nghệ đẩy và thị trƣờng kéo


Bảng 3.1

Các tiêu chuẩn, tiêu chí, chuẩn đối sánh quốc tế, chỉ tiêu kế hoạch
và trọng số của ĐHQGHN

Bảng 3.2

Kết quả đánh giá theo chuẩn trƣờng đại học nghiên cứu nhóm 200
châu Á của một số đơn vị đào tạo thuộc ĐHQGHN. Số liệu năm
2017

Bảng 3.3

Các năng lực và kỹ năng cơ bản của nguồn nhân lực 4.0

Bảng 3.4

Các công nghệ và ngành nghề nền tảng và mức độ tích hợp của
các công nghệ đó trong các dòng sản phẩm của cuộc CMCN 4.0.
Các dấu (×) và màu sắc đánh dấu các công nghệ đƣợc sử dụng
vào các dòng sản phẩm đột phá đến năm 2025

Bảng 3.5

Bộ tiêu chí đối sánh mức độ thích ứng mô hình đại học 4.0 – đại
học định hƣớng đổi mới

2



DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1

Sự phát triển của các mô hình đại học tƣơng ứng với mức độ gia
tăng giá trị

Hình 1.2

TRL theo mô tả lớp vỏ quả hạch

Hình 1.3

Các quá trình trong chuỗi các mức độ sẵn sàng công nghệ TRL

Hình 1.4

Mô tả các mức độ sẵn sàng công nghệ trong mối quan hệ với
chức năng, nhiệm vụ của các loại hình tổ chức KH&CN và
nguồn tài trợ

Hình 1.5

Mức độ hoàn thiện công nghệ theo tiếp cận chuyển giao tri thức
và công nghệ

Hình 1.6

Đặc điểm của các nhóm mức độ sẵn sàng công nghệ

Hình 1.7


Thung lũng chết – Rào cản về mức độ sẵn sàng đầu tƣ của nhà
nƣớc, các trƣờng đại học doanh nghiệp

Hình 1.8

Thung lũng chết và khoảng trống của hoạt động đổi mới

Hình 1.9

Dòng vốn đầu tƣ cho các hoạt động đổi mới trung vùng thung
lũng chết trong mối tƣơng quan với các giai đoạn phát triển công
nghệ và các nhà đầu tƣ tƣơng ứng

Hình 1.10

Ba trụ cột đầu tƣ cho hoạt động đổi mới từ khu vực công (cho
phát triển công nghệ) và từ khu vực doanh nghiệp (cho phát triển
và sản xuất sản phẩm)

Hình 1.11

Thách thức đầu tƣ từ thung lũng chết đƣợc hạn chế thông qua
thực hiện chính sách công nghệ đẩy – kéo (Khoảng cách hai bờ
thung lũng hẹp lại và độ sâu cũng giảm đi, cơ hội đầu tƣ tăng
lên)

Hình 1.12

Chu trình đổi mới push-pull trong mối tƣơng quan với thung

lũng chết

Hình 2.1

Các dự án khởi nghiệp về công nghệ kỹ thuật ở Trƣờng Đại học
Nam Kinh, Trung Quốc
3


Hình 2.2

Các dự án khởi nghiệp về công nghiệp văn hóa và sáng tạo ở
Trƣờng Đại học Nam Kinh, Trung Quốc

Hình 2.3

Động lực đổi mới sáng tại của Singapore

Hình 2.4

Hệ sinh thái đổi mới của NUS

Hình 2.5

Các đặc trƣng cơ bản trong mô hình đại học của Nga

Hình 3.1

Mô hình “5 trong 1” với một (1) Chuẩn đầu ra với nhiều kỹ năng
mới của công dân 4.0 và năm (5) thành tố của quá trình đào tạo


Hình 3.2

Đặc điểm nghiên cứu trong đại học định hƣớng đổi mới

Hình 3.3

Mô hình “4 trong 1” – cánh tay nối dài đến hoạt động đổi mới
thông qua tái cấu trúc hệ thống tổ chức của trƣờng đại học

Hình 3.4

Mô hình “3 trong 1” kết nối Trƣờng đại học - Doanh nghiệp Chính phủ

Hình 3.5

Mô hình “543” cho đại học định hƣớng đổi mới

4


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Theo chức năng truyền thống, cùng với nhiệm vụ đào tạo - truyền thụ
kiến thức, các trƣờng đại học còn triển khai nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản
(basic research) - sáng tạo ra các tri thức mới. Các tri thức mới đấy sẽ đƣợc
chuyển giao đến các cơ sở nghiên cứu và triển khai (R&D) hoặc nghiên cứu
ứng dụng phục vụ thực tiễn.
Trong chuỗi 9 bƣớc nghiên cứu và phát triển mức độ sẵn sàng về công
nghệ (Technology Readiness Level - TRL), sự khác biệt và khoảng cách giữa

đặc trƣng nghiên cứu của các trƣờng đại học nghiên cứu truyền thống và
doanh nghiệp là rất lớn, tạo nên cái gọi là thung lũng chết (the Valley of
Death), ngăn cản quá trình thƣơng mại hoá các sản phẩm khoa học và công
nghệ của nhà trƣờng.
Giải pháp thƣờng đƣợc đƣa ra là kết nối trƣờng đại học và doanh
nghiệp. Tuy nhiên, đối với các nƣớc phát triển, thực hiện giải pháp đó cũng
không phải dễ dàng. Ở nƣớc ta, nền sản xuất công nghiệp về cơ bản chƣa phát
triển. Các doanh nghiệp chủ yếu thuộc loại nhỏ và vừa, đầu tƣ phát triển sản
phẩm còn ít mà thậm chí chỉ quan tâm đến làm dịch vụ. Đặc biệt, các doanh
nghiệp khoa học và công nghệ còn rất hạn chế. Do đó, việc chuyển giao tri
thức và công nghệ càng khó khăn.
Trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tƣ (CMCN 4.0), các trƣờng
đại học đang có xu hƣớng chuyển từ định hƣớng nghiên cứu (Research
Oriented University) sang định hƣớng đổi mới và khởi nghiệp (Innovation
Driven or Entrepreneurial University). Theo đó, việc vốn hoá tri thức của các
trƣờng đại học trở nên cấp bách và hoạt động khởi nghiệp trở thành mục tiêu
quan trọng. Các trƣờng đại học đang tích cực xây dựng hệ sinh thái khởi
nghiệp có khả năng hiện thực hoá cả 9 mức độ sẵn sàng về công nghệ để phát
triển sản phẩm KH&CN ngay trong khuôn viên nhà trƣờng. Cùng với việc
4


đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị xây dựng các phòng thí nghiệm, các không
gian sáng tạo, vƣờn ƣơm, doanh nghiệp spin-off . Ngày 04/05/2017, Thủ
tƣớng chính phủ Việt Nam đã ban hành chỉ thị số 16/CT-TTg về việc “Tăng
cƣờng năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4”. Trong đó
nêu rõ nhiệm vụ “nâng cao năng lực nghiên cứu, giảng dạy trong các cơ sở
giáo dục đại học; tăng cƣờng giáo dục những kỹ năng, kiến thức cơ bản, tƣ
duy sáng tạo, khả năng thích nghi với những yêu cầu của cuộc Cách mạng
Công nghiệp lần thứ 4” (Thủ tƣớng Chính phủ, 2017). Thêm vào đó, ngày

30/10/2017, Thủ tƣớng chính phủ còn ban hành quyết định số 1665/QĐ-TTg
về việc “Phê duyệt Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm
2025” nhằm mục tiêu “thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của học sinh, sinh viên
và trang bị các kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên
trong thời gian học tập tại các nhà trƣờng. Tạo môi trƣờng thuận lợi để hỗ trợ
học sinh, sinh viên hình thành và hiện thực hóa các ý tƣởng, dự án khởi
nghiệp, góp phần tạo việc làm cho học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp”
(Thủ tƣớng Chính phủ, 2017)
Luận văn này đặt vấn đề nghiên cứu việc Xây dựng mô hình đại học đổi
mới nhằm thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (Nghiên cứu
trường hợp Đại học Quốc gia Hà Nội). Trong quá trình triển khai, Đại học
Quốc gia Hà Nội đƣợc chọn làm trƣờng hợp nghiên cứu vì đây là một đại học
nghiên cứu hàng đầu của cả nƣớc, luôn tiên phong trong đổi mới quản trị đại
học và đang có chỉ số xếp hạng quốc tế tốt.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Cuộc CMCN 4.0 là một sự kiện quan trọng, ảnh hƣởng đến toàn bộ xã
hội, nền kinh tế, văn hóa trên toàn thế giới. Đã có nhiều nghiên cứu về cuộc
cách mạng này, nhƣng cuộc CMCN 4.0 chỉ thực sự đƣợc chú ý trong những
năm gần đây thông qua các nghiên cứu sau:

5


- Evgeny Kuznetsov, Alexandra Engovatova, Georgy Laptev, Kendrick
White (2016), Russia Direct: From University 1.0 to 4.0
Trong công trình này, các tác giả đề cập đến nỗ lực trở nên cạnh tranh
hơn trên toàn cầu của các trƣờng đại học Nga. Họ đang cố gắng xây dựng lại
hệ thống của mình nhƣ trung tâm của sự đổi mới và vốn hóa tri thức. Vấn đề
quan trọng nhất đang đƣợc đặt ra là các trƣờng đại học Nga đang xem xét lại
về mối liên hệ giữa giảng dạy và nghiên cứu. Hai chức năng này bị tách ra

quá lâu, phát triển không đồng bộ dẫn tới việc không thể thƣơng mại hóa các
thành tựu mới trong học tập, hoặc truyền cảm hứng cho sinh viên nghiên cứu.
Để có đƣợc sự thay đổi cụ thể, các trƣờng đại học Nga nhấn mạnh việc mở
văn phòng chuyển giao công nghệ chính thức trong mỗi trƣờng đại học, nhằm
khuyến khích mối quan hệ giữa các doanh nghiệp với trƣờng đại học.
- Karen Elizabeth Gulbrandsen (2009), Bridging the Valley of Death:
the Rhetoric of Technology Transfer
Công trình nghiên cứu này đề cập đến khái niệm thung lũng chết (the
Valley of Death), một ẩn dụ thƣờng đƣợc sử dụng để mô tả khoảng cách giữa
nghiên cứu trong các trƣờng đại học và sự thƣơng mại hóa của các nghiên cứu
đó. Bằng các phân tích của mình, tác giả đƣa ra một khuôn khổ nhằm đo
lƣờng giá trị và khả năng thành công của công nghệ. Nội hàm của vấn đề này
luôn luôn đƣợc tranh luận để có thể đƣợc đến độ chính xác cao nhất và triển
khai thực hiện hiệu quả nhất.
- Nancy W. Gleason (2018), Higher Education in the Era of the Forth
Industrial Revolution, Springer Nature Singapore Pte Ltd.
Cuốn sách này đề cập đến xu thế chuyển đổi của giáo dục đại học, nêu
lên sự quan trọng của các khoa học liên ngành. Trong đó, những ngƣời nghiên
cứu, ngƣời học trong mọi lứa tuổi luôn phải đối mặt với những thách thức của
nền kinh tế 4.0 và quá trình tự động hóa đòi hỏi phải có nhiều sự sáng tạo.
Trong cộng đồng toàn cầu này, tất cả chúng ta có thể học hỏi lẫn nhau. Các
6


nghiên cứu điển hình trong cuốn sách này đƣa ra những ví dụ quan trọng về
cách một số quốc gia đang làm việc ở cấp chính sách và trong trƣờng đại học
để điều chỉnh môi trƣờng học tập để chuẩn bị cho tƣơng lai.
- Nguyễn Đắc Hƣng (2017), Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư
và vấn đề đặt ra với giáo dục Việt Nam, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tƣ đang thể hiện một tầm vóc vĩ

đại trong việc thay đổi thế giới. Trƣớc bối cảnh biến đổi mạnh mẽ của kỷ
nguyên công nghiệp thông minh và công nghệ hiện đại, yêu cầu đổi mới giáo
dục và đào tạo để thích ứng với thời đại mới càng trở nên cấp thiết. Nhiều
quốc gia ngày càng nhận thức rằng xã hội muốn tiến bộ thì phải dựa vào sức
mạnh của tri thức, bắt nguồn từ việc khai thác tiềm năng sáng tạo vô tận của
con ngƣời. Thêm vào đó, cần so sánh chƣơng trình giáo dục của nƣớc ra với
các nƣớc có nền giáo dục tiên tiến để nâng cao chất lƣợng đào tạo ở nƣớc ta.
- Nguyễn Chí Hải, Nguyễn Hồng Nga (2015), Một số đặc điểm của đại
học nghiên cứu – kinh nghiệm quốc tế cần áp dụng tại Việt Nam, Tạp chí
khoa học Đại học sƣ phạm TPHCM.
Gần đây, Nguyễn Hữu Đức đang cùng nhóm nghiên cứu triển khai đề
tài cấp Quốc gia về “Nghiên cứu mô hình trường đại học đáp ứng cách mạng
công nghiệp 4.0”. Công trình này tập trung nghiên cứu các đặc trƣng cơ bản
của mô hình trƣờng đại học đáp ứng với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ
4, xây dựng đƣợc bộ tiêu chuẩn mô hình “đại học 4.0” theo tiếp cận đảm bảo
chất lƣợng giáo dục, xây dựng đƣợc bộ chỉ số đối sánh và công cụ đánh giá
theo tiếp cận kiểm định chất lƣợng giáo dục cho mô hình “đại học 4.0” và thí
điểm đánh giá mô hình “đại học 4.0” tại 1-2 cơ sở giáo dục đại học và đề xuất
giải pháp phát triển mô hình “đại học 4.0” tại Việt Nam. Tại Việt Nam, việc
hình thành mối liên kết giữa các trƣờng đại học và doanh nghiệp còn hạn chế,
dẫn tới việc nghiên cứu trong trƣờng đại học không mang lại hiệu quả cao,
hoặc không đƣợc ứng dụng. Mô hình đại học đổi mới có thể khắc phục hạn
7


chế này. Hiện tại, tác giả chƣa tìm thấy tài liệu nào về xây dựng mô hình đại
học đổi mới trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0. Vì vậy, nội dung tác phẩm sẽ đề
cập đến vấn đề xây dựng mô hình đại học đổi mới và khắc phục thung lũng
chết.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Chứng minh mô hình đại học đổi mới là mô hình đại học thích ứng với
cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về mô hình đại học đổi mới;
- Phân tích thực trạng đại học đổi mới trên thế giới;
- Đề xuất áp dụng mô hình đại học đổi mới nhằm thích ứng với CMCN
4.0 vào đại học tại Việt Nam.
4. Phạm vi nghiên cứu
4.1. Phạm vi nghiên cứu về thời gian
5 năm trở lại đây (2013-2018) – khi cuộc CMCN 4.0 bắt đầu có ảnh
hƣởng tới nhiều lĩnh vực ở Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu về không gian
Mô hình đại học đổi mới ở Đại học Quốc gia Hà Nội.
5. Đối tƣợng nghiên cứu và mẫu khảo sát
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Mô hình đại học đổi mới để thích ứng với cuộc CMCN 4.0.
5.2. Mẫu khảo sát
Các trƣờng đại học thành viên, viện nghiên cứu thành viên và khoa trực
thuộc của Đại học Quốc gia Hà Nội (Đại học Công nghệ, Đại học Khoa học
Tự nhiên, Khoa Y dƣợc – Đại học Quốc gia Hà Nội,…)
6. Câu hỏi nghiên cứu
Xây dựng mô hình đại học đổi mới nhƣ thế nào để thích ứng với cuộc
CMCN 4.0 cho các trƣờng đại học ở Việt Nam?
8


7. Giả thuyết nghiên cứu
- Đổi mới định hƣớng đào tạo phù hợp với đặc điểm ngành nghề và kỹ
năng trong thời đại 4.0

- Đổi mới định hƣớng nghiên cứu từ hàn lâm sang đổi mới , phát triển
các mức độ sẵn sàng của công nghệ, sở hữu trí tuệ có khả năng chuyển giao.
- Xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp khắc phục nút thắt do Thung lũng
chết tạo ra.
8. Cách tiếp cận, phƣơng pháp nghiên cứu
8.1. Cách tiếp cận
Hệ thống: Tìm hiểu hệ thống đại học đổi mới tại các quốc gia phát triển
để ứng dụng vào môi trƣờng Việt Nam
8.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu: tài liệu sơ cấp và thứ cấp
- Phƣơng pháp phỏng vấn sâu:
+ Đối tƣợng chuyên gia/nhà khoa học: cơ sở khoa học của tính hợp lý
trong việc áp dụng mô hình đại học đổi mới tại Việt Nam
+ Đối tƣợng quản lý tại Đại học Quốc gia Hà Nội: chiến lƣợc phát triển
của cơ sở giáo dục đại học, thách thức trong việc áp dụng mô hình đại học đổi
mới.
9. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của Luận văn đƣợc chia thành 3 chƣơng:
- Chƣơng 1. Cơ sở lý luận về mô hình đại học đổi mới
- Chƣơng 2. Thực trạng đại học đổi mới trên thế giới
- Chƣơng 3. Áp dụng mô hình đại học đổi mới nhằm thích ứng với
CMCN 4.0 vào đại học tại Việt Nam

9


CHƢƠNG 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔ HÌNH ĐẠI HỌC ĐỔI MỚI
1.1. Sự phát triển của các mô hình đại học

Trong lịch sử phát triển, đại học thế giới luôn thích ứng với các bối cảnh
kinh tế xã hội và trong nhiều trƣờng hợp đã tham gia dẫn dắt sự phát triển của
các cuộc cách mạng công nghiệp.
Sự phát triển từ đại học 1.0 đến 4.0 thƣờng đƣợc phân chia tùy theo mục
tiêu và phƣơng thức tạo ra giá trị gia tăng của đại học đó. Theo Engovatova
và Kuznetsov (Kuznetsov,2016), Đại học 1.0 thực hiện chức năng truyền thụ
kiến thức thức, bồi dƣỡng nhân tài và đào tạo chuyên gia. Đại học 2.0 thực
hiện cả hai chức năng đào tạo và nghiên cứu, góp phần tạo ra tri thức mới
thông qua nghiên cứu và có thể triển khai dịch vụ tƣ vấn cho cộng đồng. Ở
mức độ này, đại học có thể phát triển một số công nghệ theo đặt hàng của
doanh nghiệp. Mặc dù, đại học chƣa thực thi đƣợc hoạt động sở hữu trí tuệ,
nhƣng có thể thƣơng mại hóa tri thức thông qua hoạt động nghiên cứu và phát
triển (R&D) (Kuznetsov,2016). Cùng với hoạt động đào tạo và nghiên cứu,
đại học 3.0 thực hiện chức năng chuyển giao công nghệ. Ở đó, sở hữu trí tuệ
đƣợc quản lý hiệu quả. Công nghệ đƣợc thƣơng mại hóa. Văn hóa khởi
nghiệp bằng công nghệ đƣợc thiết lập. Đại học 3.0 có thể đáp ứng nhanh yêu
cầu của doanh nghiệp trong việc đào tạo chuyên gia hoặc nghiên cứu cung
cấp các giải pháp công nghệ mới mà doanh nghiệp quan tâm. Đại học 3.0 là
đại học sáng nghiệp (Entrepreneurial University) (Kuznetsov,2016).

10


Hình 1.1: Sự phát triển của các mô hình đại học tƣơng ứng với mức độ
gia tăng giá trị (Kuznetsov, 2016)
Đại học 4.0 hoạt động nhƣ là một nơi cung cấp tri thức của tƣơng lai; trở
thành ngƣời dẫn dắt sự phát triển công nghiệp công nghệ cao và thực thi việc
vốn hóa nguồn tài sản tri thức và công nghệ của mình. Theo quan điểm của
tác giả, khái niệm đại học đổi mới là: đại học 3.0 (mang tinh thần khởi
nghiệp) đƣợc trang bị công nghệ thông minh (Web 3.0, IoT…)

Xu thế phát triển đại học với tinh thần đổi mới và sáng nghiệp thể hiện
rất nổi bật. Đại học đổi mới gồm các đặc trƣng riêng, tạo nên sự khác biệt với
đại học thông thƣờng.
1.2. Nghiên cứu và triển khai các mức độ sẵn sàng của công nghệ trong
mô hình đại học đổi mới
Khả năng ứng dụng và chuyển giao công nghệ vào thực tiễn không chỉ
phụ thuộc việc nắm bắt các qui luật tự nhiên, các nguyên lý khoa học mà còn
phụ thuộc vào khả năng thiết kế ý tƣởng công nghệ, phát triển thử nghiệm
trong phòng thí nghiệm, thử nghiệm ở qui mô nhỏ, chế tạo và kiểm tra trong
môi trƣờng thử nghiệm, hoàn thiện sản phẩm và vận hành trong môi trƣờng
thực. Điều này có nghĩa là khả năng ứng dụng và chuyển giao kết quả nghiên
cứu rất phụ thuộc và mức độ sẵn sàng công nghệ (Technology Readiness
Level – TRL).
11


Khái niệm mức độ sẵn sàng của công nghệ đƣợc sử dụng rất hữu ích để
xác địch mức độ hoàn thiện của các công nghệ đặc thù, cung cấp một sự hiểu
biết chung và định vị trạng thái của công nghệ đó trong toàn bộ chuỗi đổi mới
. Bằng cách đánh giá một dự án công nghệ theo các tham số của mỗi mức
TRL, ngƣời ta có thể chỉ ra mức độ sẵn sàng về công nghệ và tiến trình, hiện
trạng của dự án.

Hình 1.2: TRL mô tả theo mô hình lớp vỏ quả hạch (Thompson, 2015).
Mức độ sẵn sàng của công nghệ đƣợc chia thành 9 mức. Mức TRL 1 là
mức độ sẵn sàng thấp nhất, và mức TRL 9 là mức độ sẵn sàng cao nhất.
Theo sơ đồ lớp vỏ quả hạch (nutshell) (Thompson, 2015), các mức TRL
đƣợc trình bày trên hình 1.1. Theo đó, các mức độ sẵn sàng của công nghệ là:
- TRL 1: Phát hiện các nguyên lý cơ bản
- TRL 2: Định hình khái niệm công nghệ

- TRL 3: Kiểm chứng mức độ khả thi của công nghệ
- TRL 4: Thử nghiệm công nghệ trong phòng thí nghiệm
- TRL 5: Thử nghiệm công nghệ trong môi trƣờng thích hợp
- TRL 6: Trình diễn công nghệ trong môi trƣờng thích hợp
- TRL 7: Mô hình trình diễn trong môi trƣờng thực
- TRL 8: Hệ thống đƣợc hoàn thiện và kiểm định
12


- TRL 9: Hệ thống hoàn chỉnh đƣợc thƣơng mại hóa
Qui trình nghiên cứu phát triển các mức độ sẵn sàng của công nghệ 9
TRL đƣợc trình bày ở hình 1.2, đƣợc Việt hóa và trình bày dƣới đây.
Trong chuỗi phát triển đổi mới này:
- TRL 1: Mức độ sẵn sàng công nghệ thấp nhất. Ở mức này, các nghiên cứu
khoa học cơ bản mới là chủ yếu, các nghiên cứu ứng dụng và phát triển mới
chỉ đƣợc manh nha.
- TRL 2: Sau khi các nguyên lý cơ bản đƣợc phát hiện, các nghiên cứu định
hƣớng ứng dụng mới đƣợc hình thành.
- TRL 3: Các nghiên cứu và phát triển ý tƣởng công nghệ bắt đầu đƣợc triển
khai.
- TRL 4: Các cấu phần, mô đun công nghệ đƣợc thiết kế, lắp đặt và thử
nghiệm trong phòng thí nghiệm.
- TRL 5: Các mô đun công nghệ cơ bản, tách rời đƣợc tích hợp và kiểm tra
trong môi trƣờng thử nghiệm.
- TRL 6: Mẫu thử đầu tiên đƣợc chế tạo và kiểm tra trong môi trƣờng thử
nghiệm.
- TRL 7: Mẫu chế tạo thử lần hai đƣợc trình diễn trong môi trƣờng hoạt động
thực tế. Ở mức độ này, quá trình kiểm tra, mô phỏng có thể đƣợc áp dụng.
- TRL 8: Công nghệ đƣợc tích hợp trong sản phẩm hoàn chỉnh và thử nghiệm
trong điều kiện thực tế.

- TRL 9: Công nghệ đƣợc tích hợp trong sản phẩm thƣơng mại hóa cuối cùng.

13


Hình 1.3: Các quá trình trong chuỗi các mức độ sẵn sàng công nghệ TRL
(Thompson, 2015).
Nhƣ vậy, các mức độ sẵn sàng của công nghệ có vai trò rất quan trọng.
Chúng rất tiện ích trong việc xác định trạng thái, mức độ phát triển của một
công nghệ cụ thể. Từ đó, cho phép đƣa ra các quyết định liên quan đến
chuyển giao công nghệ. Đó là thƣớc đo khả năng chuyển giao công nghệ. Tuy
nhiên, khi sử dụng tiếp cận TRL cũng có một số hạn chế nhƣ:
- Các trở ngại khi hoàn thiện công nghệ chƣa đƣợc tính đến. Trạng thái
của công nghệ khi sản xuất thử có thể quay trở lại mức TRL khác nếu có vấn
đề phát sinh ở bất kỳ giai đoạn nào.
- Phƣơng pháp tiếp cận công nghệ hoàn thiện khá đơn giản: Mức TRL
cao rất khó áp dụng để phát triển phần cấu tạo sản phẩm.
- Chỉ tập trung vào phát triển sản phẩm. Sự sẵn sàng của sự đổi mới để
tiếp cận thị trƣờng, hoặc sẵn sàng của tổ chức để thực hiện đổi mới không
đƣợc tính đến trong quy trình TRL.

14


- Bối cảnh cụ thể về quy mô của TRL: Trạng thái công nghệ cần sử dụng
phải đƣợc lựa chọn cẩn thận dựa trên nhu cầu của tổ chức.
Trong một cách diễn đạt khác, quy trình 9 TRL đƣợc mô tả trong mối
liên hệ với chức năng, nhiệm vụ của các loại hình tổ chức KH&CN nhƣ trên
hình 1.3. Theo đó, ba mức TRL đầu tiên thực chất là hoạt động sáng tạo tri
thức mới, các nghiên cứu cơ bản thực hiện tại các phòng thí nghiệm của các

trƣờng đại học. Trong giai đoạn này, trƣờng đại học phải tìm kiếm các khoản
tài trợ và cơ hội hợp tác nghiên cứu.

Hình 1.4: Mô tả các mức độ sẵn sàng công nghệ trong mối quan hệ với chức
năng, nhiệm vụ của các loại hình tổ chức KH&CN và nguồn tài trợ
(Mahidol University, 2016)
Giai đoạn phát triển công nghệ tập trung vào ba mức tiếp theo: TRL 4 –
mẫu thử quy mô phòng thí nghiệm; TRL 5: Mẫu thử trong môi trƣờng thích
hợp và TRL 6 – Mẫu thử hệ thống. Quá trình phát triển công nghệ đƣợc triển
khai tại các trung tâm đổi mới (Innovation Centers), cần phải có sự hợp tác
của nhiều đối tác và tài trợ của các nhà tài trợ thiên thần (Angel inventor), cựu
sinh viên... để hỗ trợ cho các hoạt động tiền ƣơm tạo.
Về bản chất, giai đoạn phát triển công nghệ thứ hai nêu trên đã manh nha
các yếu tố kinh doanh. Tuy nhiên, quá trình phát triển kinh doanh thực sự tập
15


trung vào ba mức sẵn sàng công nghệ cuối cùng: TRL 7 – Trình diễn mẫu thử
hệ thống; TRL 8 – chuẩn bị thƣơng mại hóa (kiểm định, đăng lý kinh doanh)
và TRL 9 – Thƣơng mại hóa sản phẩm cuối cùng. Giai đoạn phát triển công
nghệ và sản phẩm thƣơng mại này chủ yếu thực hiện tại các trung tâm ƣơm
tạo công nghệ (Innotech and Business Incubator) nhờ các nguồn tài trợ của
các nhà tài trợ thiên thần, đối tác khai thác bằng sở hữu trí tuệ, quỹ đầu tƣ
mạo hiểm và các nguồn tài trợ khác…
Lƣu ý rằng, cách mô tả này cho thấy rất rõ là: các sản phẩm thƣơng mại
hóa cuối cùng hoàn toàn có thể tiếp cận đến khách hàng, ngƣời dùng và do
các công ty khởi nghiệp thực hiện.

Hình 1.5: Mức độ hoàn thiện công nghệ theo tiếp cận chuyển giao tri thức và
công nghệ (Mahidol University, 2016)

Theo tiếp cận chuyển giao công nghệ, thang bậc của 9 TRL đƣợc mô tả
nhƣ trên hình 1.4. Rõ ràng là, theo tiếp cận này, nghiên cứu cơ bản, hàn lâm ở
các mô hình trƣờng đại học truyền thống với ba mức TRL đầu tiên chỉ có thể
chuyển giao đƣợc các dịch vụ tƣ vấn, dịch vụ nghiên cứu và đào tạo tiến sĩ.
Ba mức TRL tiếp theo phải đƣợc thực hiện thông qua hợp tác giữa trƣờng đại
16


học và doanh nghiệp. Kết quả nhận đƣợc trong giai đoạn này nhận đƣợc
thông qua thực hiện các dự án nghiên cứu và hình thành các sáng chế.
1.3. Hoạt động đổi mới trong trƣờng đại học
Phát triển một ý tƣởng từ khái niệm cơ bản đến sản phẩm hoàn chỉnh
có thể thƣơng mại hóa đƣợc là rất cần thiết, nhƣng đó là một hành trình rất
dài, rất phức tạp và khó khăn. Để vận hành đƣợc quá trình này và đi đến kết
quả, cần nhận diện, hiểu biết đầy đủ tình trạng các giai đoạn của của hành
trình đó và sử dụng các giải pháp và nguồn lực hợp lý.
Không phải bây giờ mà đã từ rất lâu, các doanh nghiệp luôn luôn phải
đối mặt với những thách thức khó khăn trong việc tìm kiếm những sản phẩm
và dịch vụ sáng tạo mới đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách hàng có yêu cầu về
công nghệ ngày càng cao. Tuy nhiên, nhƣ vừa nói ở trên, con đƣờng đi từ
khái niệm đến thị trƣờng bị ngăn cản bởi rất nhiều trở ngại. Nhiều doanh
nghiệp không vƣợt qua đƣợc giai đoạn chuyển tiếp này. Trong trƣờng hợp đó,
những ngƣời đổi mới tiên phong có thể vƣợt qua những khó khăn, nguy hiểm
trên đƣờng đi và tối đa hóa cơ hội thành công nếu ngay từ ban đầu họ đã có
hiểu biết tốt về quá trình đổi mới .
Vậy đổi mới (innovation) là gì? Hãy bắt đầu phân biệt khái niệm sáng
chế (invention) với đổi mới . Sáng chế là tạo ra một điều gì đó (phƣơng pháp,
giải pháp, quy trình, các cấu phần, linh kiện hoặc thiết bị) mới, độc đáo chƣa
chƣa từng biết tới trong lịch sử. Còn đổi mới là sử dụng các kết quả đã đƣợc
sáng chế (sẵn có từ trƣớc) để cải tiến hoặc/và tích hợp lại một cách thông

minh để hƣớng đến một sản phẩm thƣơng mại khả thi, có thể gia tăng đƣợc
giá trị. Đó là một hoạt động khôn ngoan trong giai đoạn phát triển mức độ sẵn
sàng công nghệ trung gian.
Các khó khăn và cản trở trong việc phát triển sản phẩm thƣơng mại hóa
thƣờng đƣợc mô tả ẩn dụ qua khái niệm đƣợc sử dụng rất phổ biến trong hoạt
động đổi mới . Đó là khái niệm “Thung lũng chết” (the Valley of Death).
17


Khái niệm thung lũng chết có nguồn gốc và đƣợc so sánh với thung
lũng tự nhiên dài và hẹp nằm giữa hai bang California và Nevada của Hoa
Kỳ. Đây là nơi có độ thấp nhất Bắc Mỹ với độ sâu 86 m dƣới mực nƣớc biển.
Các đoàn thám hiểm thâm nhập vào thung lũng đều chết vì một sức mạnh
thần bí. Một vài ngƣời chạy thoát nhƣng chẳng bao lâu họ cũng chết một cách
khó hiểu. Theo cách ẩn dụ đó, thung lũng chết về thƣơng mại hóa sản phẩm
có nghĩa là nơi không có lối thoát, ở đó nhiều ý tƣởng mới trải qua quá trình
đổi mới mà không tiến triển đƣợc. Có một số ý tƣởng có thể thành công,
thoát ra đƣợc khỏi thung lũng chết cũng phải mất tới 5-10 năm.
Thung lũng chết thƣờng liên quan đến giai đoạn phát triển đổi mới và
đƣợc mô tả khá rõ ràng dựa trên khái niệm về mức độ sẵn sàng công nghệ
(TRLs) đã trình bày trong phần 1.2 của chƣơng này.
Có thể nhắc lại các nội dung trên thông qua trình bày trên các hình 1.5
và 1.6. Các hoạt động nghiên cứu sáng tạo ở các trƣờng đại học thƣờng chỉ
tiếp cận với 3 mức TRL đầu tiên. Đây là giai đoạn chỉ đƣợc tài trợ chủ yếu từ
nguồn ngân sách nhà nƣớc. Chế tạo thử sản phẩm là một quá trình mất nhiều
thời gian và chi phí, cần đầu tƣ. Nghiên cứu cơ bản cần nhiều hơn nữa các
nghiên cứu phát triển và nguồn vốn để công nghệ có thể sử dụng đƣợc. Trong
lúc đó, nhóm khu vực tƣ nhân và các nhà đầu tƣ không mặn mà với các
nghiên cứu R&D này, vì hình hài sản phẩm chƣa rõ ràng nên độ rủi ro cao.
Các nhà sản xuất thƣờng đợi cho đến khi có sản phẩm đã đƣợc chứng minh

sau quá trình phát triển và thƣơng mại hóa công nghệ. Hơn thế nữa, ngƣời
tiêu dùng cũng chờ đợi để thấy sản phẩm trên thị trƣờng trƣớc khi họ cảm
thấy họ sẽ muốn mua. Vấn đề này nảy sinh bởi vì các công ty thƣờng quyết
định đầu tƣ vào hoạt động đổi mới bằng cách so sánh các lợi ích có thể có
với rủi ro đầu tƣ. Các doanh nghiệp khó có thể chia sẻ rủi ro này và chính
điều này đã tạo ra một rào cản lớn đối với sự phát triển và thƣơng mại hoá.
Vậy nên các nghiên cứu cơ bản rất khó thâm nhập vào thị trƣờng.
18


Hoạt động doanh nghiệp liên quan đến 2-3 mức độ TRL cuối cùng. Ở
giai đoạn này, hoạt động sản xuất luôn chịu hai thách thức lớn về chất lƣợng
sản phẩm và hiệu quả kinh doanh. Các sản phẩm mới đòi hỏi phải tốt hơn, có
hàm lƣợng công nghệ cao hơn và hiệu dụng hơn. Đồng thời, về khía cạnh
kinh doanh, các sản phẩm phải tiết kiệm về vật liệu, năng lƣợng, phải có giá
thành rẻ, tốc độ sản xuất nhanh và bền vững. Các đòi hỏi nhƣ vậy lại không
thể đáp ứng đƣợc từ các mức độ sẵn sàng công nghệ thấp.
Thung lũng chết liên quan đến các mức độ sẵn sàng công nghệ TRLs 47, bao gồm quá trình thử nghiệm trong phòng thí nghiệm, thử nghiệm trên
quy mô nhỏ, trình diễn khả năng và trình diễn trong môi trƣờng hoạt động
kinh tế. Về thực chất, đó là nội hàm của các hoạt động đổi mới (hình 1.5).

Hình 1.6: Đặc điểm của các nhóm mức độ sẵn sàng công nghệ
(Nguồn: />
19


Hình 1.7: Thung lũng chết – Rào cản về mức độ sẵn sàng đầu tƣ của
nhà nƣớc, các trƣờng đại học doanh nghiệp (Wince-Smith, 2017)

Hình 1.8: Thung lũng chết và khoảng trống của hoạt động đổi mới

(Nguồn: />Theo sơ đồ hình 1.7, thung lũng chết đƣợc xác định bắt đầu xuất hiện
tại thời điểm một ý tƣởng khái niệm cần phải đƣợc chuyển thành một sản
phẩm mẫu hoạt động để chứng minh rằng sản phẩm đó hoạt động, chi phí sản
xuất đƣợc đánh giá và các thiết bị và quy trình cần thiết cho sản xuất đƣợc
phác thảo. Thung lũng chết đƣợc vƣợt qua sau khi quá trình đầu tƣ cho sản
xuất thử nghiệm thành công.
20


×