Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Trình bày nhận thức của bản thân về Tội phạm ẩn.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.33 KB, 9 trang )

Trình bày nhận thức của bản thân về Tội phạm ẩn.
A. Phần mở đầu
“Tội phạm rõ” hay “tội phạm ẩn” là những thuật ngữ thuộc chuyên ngành tội
phạm học. Trong lí luận cũng như thực tiễn phịng ngừa tội phạm, việc xác định tội
phạm rõ, tội phạm ẩn có ý nghĩa vơ cùng quan trọng. Để có cái nhìn khách quan và
tương đối tồn diện về thực trạng của tình hình tội phạm, trước hết cần phải đồng
thời dựa vào số liệu về tội phạm rõ và số liệu về tội phạm ẩn. Sở dĩ phải có sự kết
hợp này vì khơng phải mọi tội phạm xảy ra trên thực tế đều bị phát hiện và xử lí về
hình sự. Có khá nhiều tội phạm xảy ra trên thực tế nhưng do nhiều nguyên nhân
khác nhau nên không bị phát hiện và do vậy khơng bị xử lí về hình sự. Vì vậy, việc
nhận thức đúng và thống nhất về tội phạm rõ, tội phạm ẩn có ý nghĩa vơ cùng quan
trọng trong công tác thống kê tội phạm cũng như đánh giá được ở mức độ tương
đối về thực trạng tội phạm ẩn, từ đó giúp cho cơ quan có thẩm quyền có được cái
nhìn tương đối tồn diện về tình hình tội phạm, trên cơ sở đó xây dựng được biện
pháp phòng ngừa tội phạm sát với thực tế1.

1 TS. Dương Tuyết Miên, Bàn về tội phạm rõ, tội phạm ẩn trong tội phạm học. tạp chí luật học số 3/2010


B. Phần nội dung
I. Nhận thức chung về tội phạm ẩn
1. Khái niệm và đặc điểm của tội phạm ẩn
Tội phạm ẩn là một trong hai phần của tình hình tội phạm bên cạnh khái
niệm tội phạm rõ. Hai mặt của tội phạm này cung cấp lượng thông tin cần thiết để
có cơ sở khoa học đầy đủ, trên cơ sở đó đưa ra dự báo tình hình tội phạm. Nghiên
cứu về thực trạng của tình hình tội phạm khơng chỉ dựa vào con số về tội phạm rõ
mà còn phải dựa vào việc đánh giá về tội phạm ẩn bởi vì số liệu tội phạm rõ chỉ
phản ánh được phần nào tình hình tội phạm.
Thuật ngữ “tội phạm ẩn” do Adolphe Quetelet - nhà toán học, xã hội học của
Bỉ đưa ra lần đầu tiên vào năm 1830 (Adolphe Quetelet còn là nhà sáng lập ra khoa
học thống kê hiện đại), đây cũng chính là thời điểm mà thuật ngữ “dark figure of


crime” ra đời.2
Trên thực tế hiện nay, tùy vào phương diện tiếp cận mà khái niệm tội phạm
ẩn được định nghĩa theo những cách khác nhau. Có quan điểm cho rằng: “Tội phạm
ẩn là toàn bộ các tội phạm cụ thể thực tế đã xảy ra và số lượng người thực hiện các
tội phạm đó chưa bị phát hiện và xử lí về hình sự, vì vậy nó khơng có trong thống
kê hình sự”3 . Cũng có quan điểm cho rằng “Tội phạm ẩn là số lượng tội phạm đã
được thực hiện nhưng chưa bị phát hiện vì lí do nào đó” 4. Theo PGS.TS. Phạm Văn
Tỉnh, “phần ẩn của tình hình tội phạm là tổng thể các hành vi phạm tội đã xảy ra
trên thực tế, song không được phát hiện, không bị xử lý theo quy định của pháp luật
hình sự hoặc khơng có trong thống kê hình sự ” 5. GS.TS. Nguyễn Xuân Yêm cho
rằng, “tội phạm ẩn là khái niệm chỉ một phần trong tổng thể các tội phạm đã xảy ra
2 “The Dark Figure of British Crime”, Tạp chí City Journal, Spring 2009, Nguồn: http:// www. berlinski.com/node/116
3 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình tội phạm học, Nxb. CAND, Hà Nội, 2003, tr. 98.
4 Khoa luật - Đại học quốc gia Hà Nội, Giáo trình tội phạm học, Nxb. Đại học quốc gia, Hà Nội, 1999, tr. 78.
5


trong một khoảng thời gian và trên một địa bàn nhất định mà chưa được các cơ
quan bảo vệ pháp luật phát hiện về sự kiện nói chung hoặc chưa nhận biết được sự
kiện, hành vi đã phát hiện là tội phạm”6,…
Từ những quan điểm trên có thể thấy, nhìn chung, “tội phạm ẩn (hay phần
ẩn của tình hình tội phạm) là số lượng tội phạm đã thực hiện trên thực tế nhưng
không được phát hiện, không bị xử lý theo quy định của pháp luật hình sự hoặc
khơng có trong thống kê hình sự chính thức”. Như vậy, có thể thấy rõ các quan
niệm về tội phạm ẩn của tội phạm học đã nhấn mạnh tới hai đặc tính là: (1) Chưa
được xử lý; (2) Khơng có trong thống kê hình sự chính thức. Những tội phạm xảy
ra trên thực tế nhưng chưa bị phát hiện và xử lý có thể xuất phát từ các nguyên do:
(1) Tội phạm không được phát hiện; (2) Tội phạm bị phát hiện nhưng không được
tố giác, báo cáo, xử lý;
2. Phân loại tội phạm ẩn

Có nhiều cách phân loại tội phạm ẩn dựa trên những tiêu chí khác nhau.
Thơng thường, căn cứ vào nguyên nhân dẫn đến tội phạm ẩn mà được phân chia
làm ba loại bao gồm: Tội phạm ẩn khách quan, tội phạm ẩn chủ quan và tội phạm
ẩn thống kê.
Tội phạm ẩn khách quan là các tội phạm đã xảy ra trong thực tế, nhưng do
nguyên nhân khách quan các cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự khơng
có thơng tin về chúng, khơng phát hiện ra vụ phạm tội (ví dụ: nạn nhân đã bị giết
chết trong rừng và người phạm tội đã che giấu bằng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt và
khơng có người chứng kiến vụ việc; Nạn nhân bị trộm cắp 10.000.000 VNĐ nhưng
vì nạn nhân là người sở hữu số tiền lớn nên không để ý đến tài sản bị mất cắp nên
khơng biết để trình báo ).
Tội phạm ẩn chủ quan là trường hợp tội phạm đã xảy ra trên thực tế, các cơ
quan điều tra đã nhận được thông tin về vụ việc nhưng do các nguyên nhân khác
nhau mà hành vi phạm tội không được xem xét xử lý, thụ lí, xử lí hình sự và do đó
6 Nguyễn Xuân Yêm, Tội phạm học hiện đại và phòng ngừa tội phạm, NXB. Công an nhân dân, Hà Nội, 2001, tr. 93.


khơng có trong số liệu thống kê. Các ngun nhân này có thể là nguyên nhân từ các
cơ quan tiến hành tố tụng như có hành vi nhận hối lộ để khơng xử lý hình sự đối
với người phạm tội hoặc do nể nang, bao che không xử lý tội phạm… Ví dụ: cán bộ
điều tra đã được người dân báo về vụ phạm tội nhưng do nhận hối lộ của người
phạm tội nên cố ý làm giảm mức độ sai phạm của hành vi để xử lí hành chính.
Ngồi hai loại tội phạm ẩn trên, ở các diễn đàn khoa học cịn có ý kiến cho
rằng cịn có loại tội phạm ẩn thống kê - đây là trường hợp tội phạm đã bị phát hiện
và đưa ra xét xử về hình sự nhưng khơng có trong thống kê hình sự chính thức từ
các nguyên nhân như: kĩ thuật thống kê cịn hạn chế (ví dụ nếu trong vụ án, bị cáo
bị xét xử về nhiều tội thì thống kê ở nước ta hiện nay chỉ thống kê số liệu về tội
nặng nhất trong vụ án); do bệnh thành tích nên có địa phương khơng đưa một số vụ
án vào số liệu thống kê; do sai sót của cán bộ thống kê như trình độ chun mơn
hạn chế hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm nên thốn không đầy đủ,…

Phân loại tội phạm ẩn, tuy mới chỉ mang tính chất tương đối nhưng có ý
nghĩa to lớn trong việc xác định nguyên nhân ẩn của tội phạm một cách khoa học,
hệ thống. Qua đó, góp phần cho bức tranh về tình hình tội phạm được đầy đủ, tồn
diện và rõ nét hơn. Thơng qua đó sẽ giúp cho cơng tác điều tra về nguyên nhân dẫn
đến sự biến động của tình hình tội phạm chính xác hơn, từ đó làm cơ sở dự báo tình
hình tội phạm và đưa ra các biện pháp phịng ngừa có hiệu quả và chính xác nhất.
Một khi công tác dự báo đầy đủ, khách quan và tồn diện thì cơng tác phịng ngừa
tội phạm mới đạt hiệu quả tốt nhất.
3. Phương pháp xác định tội phạm ẩn
a) Phương pháp điều tra tự tường thuật (offender self – report surveys)
Điều tra tội phạm tự tường thuật là phương pháp để người phạm tội tự xác
nhận hành vi phạm tội của mình thơng qua các hình thức như bảng hỏi, phiếu hỏi,
…. Phương pháp này cần bảo đảm an toàn, đồng thời phải cam kết bảo vệ bí mật
danh tính của người tham gia tự tường thuật về tội phạm mà họ đã thực hiện đề
không phải lo lắng về việc bị bắt giữ và bị xử lý về hình sự do đã thực hiện tội


phạm. Đối tượng các nhà điều tra hướng tới thường là những người trẻ tuổi.
Phương pháp cũng mang lại hiệu quả cao và chỉ ra được tội phạm xảy ra trên thực
tế cao hơn rất nhiều số tội phạm có trong thống kê chính thức. Bên cạnh việc chỉ ra
được số lượng tội phạm ẩn, phương pháp này còn chỉ ra những vấn đề khác khơng
có được trong thống kê như những nhân tố tiêu cực tác động đến việc gây ra tội
phạm, vì vậy phương pháp này cũng được nhiều nhà nghiên cứu về tội phạm học
đánh giá cao.
b) Phương pháp điều tra về nạn nhân của tội phạm (the victimization
survery)
Phương pháp điều tra tự tường thuật hay điều tra về nạn nhân đều phải đảm
bảo yếu tố bí mật cho đối tượng được điều tra. Đối với phương pháp này, nhà điều
tra phải cam kết giữ bí mật danh tính cho nạn nhân để đảm bảo tính an tồn, bí mật.
Khác với phương pháp điều tra về tội phạm tự tường thuật, điều tra về nạn nhân của

tội phạm cũng có cách thức điều tra khác biệt, ví dụ như bảng biểu điều tra, câu hỏi
điều tra cũng phải có tính chất khác biệt. Phải nghiên cứu từng trường hợp nạn
nhân cụ thể trong một nhóm tội phạm cụ thể cũng như phải nghiên cứu đặc điểm
tâm lý và thời điểm phù hợp để kết quả điều tra có lợi nhất mà lại khơng ảnh hưởng
đến nhóm đối tượng yếu thế này.
Ngoài 2 phương pháp trên, để xác định tội phạm ẩn cịn có thể dựa vào một
số nguồn khác như: số liệu từ bệnh viện, trạm y tế để xác định tội phạm ẩn đối với
một số tội như tội phạm giao thông, tội cố ý gây thương tích. Số liệu từ các trung
tâm tư vấn, trợ giúp pháp lí, trung tâm hỗ trợ nạn nhân, nhà tạm lánh để xác định
tội phạm ẩn đối với một số tội như nhóm tội phạm tình dục, tội phạm bạo lực gia
đình.7
Trên đây là những nhận thức cơ bản về các đặc điểm của tội phạm ẩn hiện
nay.
II. Thực tiễn và kiến nghị liên quan đến tội phạm ẩn
7 TS. Dương Tuyết Miên, Bàn về tội phạm rõ, tội phạm ẩn trong tội phạm học, tạp chí luật học số 3/2010


1. Thực tiễn nhận thức và điều tra đối với tội phạm ẩn
Về thực tiễn điều tra tình hình tội phạm ẩn: Tỉ lệ tội phạm ẩn phụ thuộc rất
nhiều vào tỉ lệ tố giác tội phạm của bên bị hại. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta cũng
như nhiều nước trên thế giới, tỉ lệ tố giác tội phạm rất thấp. Tỉ lệ tố giác tội phạm
trung bình trên thế giới là 49,9%, trong đó một số nước được coi là có tỉ lệ tố giác
tội phạm vao là Scottlen 62,3%; Pháp 60,8%; Newzealand 59,7 %. Ở nước ta, theo
khảo sát được tiến hành trên 200 người đã từng là nạn nhân của tội phạm ở 4 địa
bàn ( n Bái, Bình Dương, An Giang và TP Hồ Chí Minh) thu được kết quả: Chỉ
có 56/200 người tố giác ( chiếm tỉ lệ 28%) cịn 72% cịn lại khơng tố giác tội phạm
vì các nguyên nhân: Giá trị tài snr nhỏ, không tin tưởng cơ quan pháp luật, Sợ bị trả
thù.8
Về thực tiễn nhận thức, Đơn cử đối với tội phạm ẩn thống kê: Theo hướng
dẫn thống kê tội phạm mẫu 01A của Tòa án nhân dân tối cao, tội phạm ẩn chỉ xảy

ra trong các trường hợp: Một là, trong vụ án chỉ có một bị cáo, nhưng bị cáo đó bị
xử phạt về nhiều tội khác nhau thì thống kê theo tội danh nặng nhất và có mức hình
phạt cao nhất (so sánh giữa các tội mà bị cáo bị xét xử). Trong trường hợp có hai
hay nhiều tội danh có mức cao nhất của khung hình phạt bằng nhau thì thống kê
theo tội danh được quy định tại Điều luật có số thứ tự nhỏ nhất. Ví dụ: Bản án hình
sự sơ thẩm số 137/2009/HSST ngày 27/11/2009 của Toà án nhân dân tỉnh Gia Lai
xét xử bị cáo Ksor Kuk phạm các tội: “Giết người” với khung hình phạt 19 năm tù,
“Cướp tài sản” với khung hình phạt 4 năm tù, “Trộm cắp tài sản” với khung hình
phạt 2 năm tù, tổng cộng, bị cáo Ksor Kuk phạm ba tội danh nhưng theo hướng dẫn
chỉ thống kê một tội danh giết người (tội danh nặng nhất và có mức hình phạt cao
nhất), hai tội danh cịn lại không được thống kê; Hai là, trong một vụ án có nhiều
bị cáo phạm các tội khác nhau thì thống kê theo tội danh của bị cáo đầu vụ. Ví dụ:
Bản án hình sự sơ thẩm số 14/2015/HSST ngày 14/11/2015 của Tòa án nhân dân
thành phố Đà Lạt xét xử bị cáo Huỳnh Bảo Long phạm tội “Trộm cắp tài sản”, bị
8 Trần Hữu Tráng, Một số vấn đề về tình hình tội phạm ẩn ở Việt Nam, tạp chí luật học số 53


cáo Võ Ngọc Lâm phạm tội “Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có”, tổng
cộng hai bị cáo phạm hai tội danh khác nhau nhưng theo hướng dẫn chỉ thống kê
tội danh trộm cắp tài sản của bị cáo Long (bị cáo đầu vụ), còn tội danh của bị cáo
Lâm không được thống kê. Như vậy, tội phạm ẩn chỉ xảy ra do quy định của pháp
luật về thống kê tội phạm đã không thống kê đầy đủ số tội danh mà bị cáo đã bị xét
xử trong các trường hợp nêu trên.9
2. Kiến nghị làm rõ tính “ẩn” của tội phạm
Thứ nhất, tham mưu, hồn thiện những quy định của hệ thống pháp luật của
một số văn bản pháp luật liên quan đến tội phạm và hình phạt theo hướng rõ ràng
hơn như: cần quy định rõ các mặt cấu thành tội phạm cụ thể. Các hành vi khách
quan này cần được mô tả đầy đủ, cụ thể, tránh tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau
hoặc vì một số mục đích khác mà những người có thẩm quyền áp dụng tùy tiện nên
không phản ánh đúng hành vi phạm tội đã xảy ra trên thực tế. Ví dụ tội “Tàng trữ

vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt ma tuý” là dạng tội ghép. Thực tế rất khó
tách bạch hành vi trong quy định này. Để tách bạch các hành vi trong tội danh này,
người ta phải phân tích mặt chủ quan của tội phạm, cụ thể là yếu tố “động cơ”,
“mục đích” là yếu tố lỗi thuộc mặt chủ quan của tội phạm mà chủ thể thực hiện
hành vi phạm tội đã thực hiện để xác định xem là hành vi “vận chuyển”, “mua bán”
hay “tàng trữ”. Như vậy, vơ hình chung các biểu hiện về mặt khách quan đã có
phần bị “ẩn”, bởi các mục đích khác nhau mà người thực hiện hành vi có thể khai
sao cho có lợi cho mình hoặc vì lý do nể nang, nhận hối lộ mà những người có
thẩm quyền “lách luật” để vụ lợi. Như vậy, cần phải hạn chế tối đa những điều luật
có sử dụng dấu hiệu “động cơ”, “mục đích” thuộc yếu tố lỗi thuộc mặt chủ quan
của tội phạm của chủ thể thực hiện hành vi phạm tội làm căn cứ xác định tội danh
đối với hành vi của chủ thể.

9 ThS. Lê Văn Định, Một số vấn đề tình hình tội phạm ẩn của tội trộm cắp tài sản ở Tây Nguyên, Chi cục Thi hành án
dân sự thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai,


Thứ hai, Cần xây dựng luật bảo vệ nhân chứng và thiết lập cơ quan bảo vệ
nhân chứng độc lập cũng như hoàn thiện các quy định về bảo đảm việc tố giác tội
phạm như hoàn thiện hệ thống tiếp nhận và xử lý thông tin về tội phạm. Đảo bảo
xóa bỏ rào cản về việc tiếp xúc với cơ quan cơng quyền.
Bên cạnh đó, cần nâng cao ý thức tố giác tội phạm trong nhân dân để giảm
tính “ẩn” của tội phạm. Muốn như vậy, cần pháp điển hóa các chế định đảm bảo sự
an toàn cho người tố giác tội phạm. Trong các văn bản pháp luật hình sự Việt Nam
đã có những quy định để bảo vệ nhân chứng. Tuy nhiên, tỷ lệ tố giác tội phạm ở
Việt Nam vẫn thấp. Vì vậy, việc quy định các biện pháp bảo vệ nhân chứng, nạn
nhân cụ thể trong các văn pháp luật sẽ đảm bảo cho nhân chứng và người thân của
họ được an toàn, hợp tác với cơ quan chức năng để tố giác tội phạm.
Thứ ba, Khắc phục tội phạm ẩn thống kê. Ví dụ, ở cột “tội phạm” nên tách
các tội ghép thành các hành vi cụ thể, còn cột “tội danh” vẫn giữ nguyên điều luật

được quy định trong BLHS, các cột về “số vụ” và “bị cáo” có thể giữ nguyên.
C. Phần kết luận
Tóm lại, “…dự báo tình hình tội phạm khơng chỉ là hướng nghiên cứu của
tội phạm học mà còn là nhu cầu cấp bách của thực tế đấu tranh phòng và chống tội
phạm”10, nghiên cứu và xác định tình hình tội phạm ẩn của tội trộm phạm và các
thông số ẩn là địi hỏi cấp thiết, có ý nghĩa về lí luận và thực tiễn. Giúp chúng ta
nhận thức đúng về mặt lí luận, đánh giá đúng thực chất tình hình tội phạm ẩn đã
xảy ra, xác định nguyên nhân ẩn, để từ đó có thể đưa ra các giải pháp phòng ngừa
tội phạm hiệu quả.

10 GS,TS. Võ Khánh Vinh, Tội phạm học Việt Nam – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb.. Công an nhân dân, Hà
Nội, 2000


D. Danh mục tài liệu tham khảo
1. Bộ luật hình sự 2015
2. ThS. Vũ Văn Anh, Tòa án nhân dân huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định, Một số
vấn đề về tội phạm ẩn trong tội phạm học và trên thực tế.
3. GS,TS. Võ Khánh Vinh, Tội phạm học Việt Nam – Một số vấn đề lý luận
và thực tiễn, Nxb.. Công an nhân dân, Hà Nội, 2000.
4. TS. Dương Tuyết Miên, Bàn về tội phạm rõ, tội phạm ẩn trong tội phạm
học, tạp chí luật học số 3/2010
5. Nguyễn Xuân Yêm, Tội phạm học hiện đại và phòng ngừa tội phạm,
NXB. Công an nhân dân, Hà Nội, 2001.
6. “The Dark Figure of British Crime”, Tạp chí City Journal, Spring 2009,
( http:// www. berlinski.com/node/116 )
7. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình tội phạm học, Nxb. CAND, Hà
Nội, 2003.
8. Khoa luật - Đại học quốc gia Hà Nội, Giáo trình tội phạm học, Nxb. Đại
học quốc gia, Hà Nội, 1999

9. ThS. Lê Văn Định, Một số vấn đề tình hình tội phạm ẩn của tội trộm cắp
tài sản ở Tây Nguyên, Chi cục Thi hành án dân sự thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai,
10. Trần Hữu Tráng, Một số vấn đề về tình hình tội phạm ẩn ở Việt Nam, tạp
chí luật học số 53



×