Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA MÔ HÌNH NUÔI CÁ TRA (Pangasius hypophthalmus) TRONG AO Ở BẾN TRE VÀ ĐỒNG THÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (580.28 KB, 72 trang )

Luận văn tốt nghiệp Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi cá tra
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA MÔ HÌNH NUÔI
CÁ TRA (Pangasius hypophthalmus) TRONG AO Ở
BẾN TRE VÀ ĐỒNG THÁP

Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
PHAN THỊ NGỌC KHUYÊN NGUYỄN VĂN HẢI
LÊ XUÂN SINH MSSV: 4043711
Lớp: KTNN&PTNT
Khóa: 30
GVHD: Ths. Phan Thị Ngọc Khuyên Trang 1 SVTH: Nguyễn Văn Hải
Ts. Lê Xuân Sinh
Luận văn tốt nghiệp Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi cá tra
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Sự cần thiết của đề tài
Theo số liệu của Tổng Cục Thống Kê, GDP ngành Thuỷ sản giai đoạn 2003
– 2007 tăng 24.125 tỷ đồng lên đến 60.234 tỷ đồng (www.fistenet.gov.vn, ngày
25.03.2008). Trong các hoạt động của ngành, khai thác hải sản và nuôi trồng thủy
sản giữ vị trí rất quan trọng. Sản lượng khai thác hải sản trong 10 năm gần đây
tăng liên tục với tốc độ tăng bình quân hằng năm khoảng 10% (giai đoạn 1996 -
2003), 16,8 % ( giai đoạn 2003- 2007). Ngành Thủy sản có tốc độ tăng trưởng rất
nhanh so với các ngành kinh tế khác. Tỷ trọng GDP của ngành Thủy sản trong
tổng GDP toàn quốc liên tục tăng từ 3,4% (năm 2000) lên 3,93% vào năm 2003
và đạt 4,68 % năm 2007.
Từ cuối thập kỷ 80 đến năm 2007, ngành thủy sản đã có những bước tiến
không ngừng. Các chỉ tiêu chủ yếu đề ra trong Chiến lược Phát triển Kinh tế - Xã


hội ngành Thủy sản thời kỳ 2000-2007 đã được hoàn thành vượt mức. Nuôi trồng
thủy sản đang ngày càng có vai trò quan trọng hơn khai thác hải sản cả về sản
lượng, chất lượng cũng như tính chủ động trong sản xuất. Điều này tất yếu dẫn
đến sự chuyển đổi về cơ cấu sản xuất - ưu tiên phát triển các hoạt động kinh tế
mũi nhọn, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát
triển nuôi trồng thủy sản ở khắp mọi miền đất nước cả về nuôi biển, nuôi nước lợ
và nuôi nước ngọt. Đến năm 2006, đã sử dụng 679.218 ha nước mặn, lợ và
305.214 ha nước ngọt để nuôi thủy sản. Bên cạnh những tiềm năng đã biết, Việt
Nam còn có những tiềm năng mới được xác định có thể sử dụng để nuôi trồng
thủy sản như sử dụng vật liệu chống thấm để xây dựng công trình nuôi trên các
vùng đất cát hoang hóa, chuyển đổi mục đích sử dụng các diện tích trồng lúa, làm
muối kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản…
Nuôi cá nước ngọt đang có bước chuyển mạnh từ sản xuất nhỏ tự túc sang
sản xuất hàng hóa lớn, điển hình là việc phát triển nuôi cá tra, cá ba sa xuất khẩu
đem lại giá trị kinh tế cao ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) nói
GVHD: Ths. Phan Thị Ngọc Khuyên Trang 2 SVTH: Nguyễn Văn Hải
Ts. Lê Xuân Sinh
Luận văn tốt nghiệp Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi cá tra
chung, tỉnh Đồng Tháp và Bến Tre nói riêng. Với lợi thế có hệ thống sông ngòi,
kênh rạch chằng chịt, nhiều lao động giỏi chuyên môn về thủy sản. Bên cạnh đó
tỉnh còn có nhiều loại thức ăn tự nhiên cho cá. Đó là điều kiện hết sức thuận lợi
phát triển nuôi trồng thủy sản cho tỉnh, đặc biệt là cá tra. Ngoài ra, với sự phát
triển nhanh của việc cá tra thịt đã tạo ra hàng loạt việc làm và thu hút một lực
lượng lao động đông đảo tham gia vào tất cả các công đoạn sản xuất, làm giảm
sức ép của nạn thiếu việc làm trên phạm vi tỉnh.
Đặc biệt do sản xuất của nhiều lĩnh vực như khai thác, nuôi trồng thủy sản
chủ yếu là ở quy mô hộ gia đình và trang trại nên đã trở thành nguồn thu hút mọi
lực lượng lao động, tạo nên nguồn thu nhập quan trọng góp phần vào sự nghiệp
xóa đói giảm nghèo.
Trong những năm vừa qua, giá cả cá tra thịt luôn biến động không ngừng,

cùng với vụ bị kiện bán phá giá cá da trơn và việc cấm buôn bán cá da trơn Việt
Nam tại một số bang của Mỹ do dư lượng kháng sinh và một số dịch bệnh lạ
ngày càng xuất hiện nhiều trên cá đã tác động xấu đến nghề nuôi cá, gây tâm lý
hoang mang trong hộ nuôi cá ở khu vực ĐBSCL nói chung. Đặc biệt là tỉnh Bến
Tre và Đồng Tháp nói riêng. Việc bức thiết hiện nay là đề xuất được các biện
pháp để khắc phục hậu quả của dịch bệnh và đưa ra các giải pháp tìm đầu ra ổn
định cho cá tra thương phẩm, giúp người nuôi cá tra khôi phục lại sản xuất và
kiếm được nhiều lợi nhuận.Do đó em chọn đề tài “ Phân tích hiệu quả sản xuất
của mô hình nuôi cá tra trong ao ở Tỉnh Bến Tre và Đồng Tháp” làm luận văn
tốt nghiệp.
1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn
Nuôi cá tra trong ao ở tỉnh Bến Tre và Đồng Tháp hiện nay phát triển rất
mạnh, là một trong những tỉnh có diện tích, sản lượng lớn và năng suất cao trong
khu vực ĐBSCL. Việc nuôi cá tra đã mang lại nguồn lợi nhuận rất lớn. Tuy nhiên
giá cả và thị trường tiêu thụ sản phẩm cá biến động khôn lường. Do đó đã gây
không ít khó khăn cho hộ nuôi. Việc nuôi cá tra ồ dạt với mật độ dày đặc ở một
số địa phương không nằm trong quy hoạch trong tỉnh và trung ương đã gây khó
khăn trong công tác quản lý và gây ô nhiễm môi trường nước rất nghiêm trọng.
Với những căn cứ trên chúng ta dựa vào đó để nghiên cứu hiệu quả sản
xuất của mô hình nuôi cá tra tại nơi này.
GVHD: Ths. Phan Thị Ngọc Khuyên Trang 3 SVTH: Nguyễn Văn Hải
Ts. Lê Xuân Sinh
Luận văn tốt nghiệp Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi cá tra
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng sản xuất cá tra thịt ở địa bàn, đánh giá hiệu quả sản
xuất của mô hình, phân tích những thuận lợi và các rào cản trong quá trình sản
xuất nhằm mục đích đề xuất những biện pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả sản
xuất và thu nhập cho hộ nuôi cá tra.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể

 Mô tả thực trạng sản xuất của hộ, cơ sở nuôi ca tra trong ao liên quan đến
các nguồn lực sẵn có.
 Phân tích và đánh giá tình hình chung về hộ nuôi cá tra.
 Đánh giá hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi cá tra.
 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của mô hình
 Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất nâng cao thu nhập của
hộ nuôi, đồng thời khắc phục được những khó khăn cho việc sản xuất cá
tra .
1.3. CÁC GIẢ THUYẾT KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Các giả thuyết cần kiểm định
Từ mục tiêu đưa ra tìm hiểu về ảnh hưởng của chi phí, giá cả và dịch bệnh
đến hiệu quả nuôi cá tra trong ao ở tỉnh Bến Tre và Đồng Tháp. So sánh hiệu quả
nuôi cá ở địa bàn nghiên cứu, và xem xét các tác động của mô hình ảnh hưởng
đến môi trường như thế nào. Để từ đó chúng ta thu thập thông tin để kiểm định
giả thuyết này có chính xác hay không và mức độ tin cậy bao nhiêu?
1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu
Lý do chọn nghề nuôi cá tra của hộ nuôi.
Nguồn thông tin - kinh tế kỹ thuật của hộ nuôi
Các khoản chi phí phát sinh trong quá trình nuôi.
Kết quả thu được từ việc nuôi cá tra trong ao.
Tác động như thế nào đến môi trường và xã hội.
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
GVHD: Ths. Phan Thị Ngọc Khuyên Trang 4 SVTH: Nguyễn Văn Hải
Ts. Lê Xuân Sinh
Luận văn tốt nghiệp Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi cá tra
1.4.1. Không gian nghiên cứu
Luận văn được thực hiện tại Khoa Kinh Tế - Quản trị kinh doanh với số
liệu điều tra từ hộ nuôi cá tra trong ao ở các huyện của tỉnh Bến Tre và Đồng
Tháp.
1.4.2. Thời gian nghiên cứu

+ Những số liệu thứ cấp được sử dụng trong luận văn từ năm 2005-2007.
+ Những số liệu sơ cấp được điều tra trực tiếp từ tháng 01 đến 03 năm 2008.
1.4.3. Đối tượng nghiên cứu
Vì kiến thức tiếp thu ở nhà trường chỉ mới là các lý thuyết từ thầy cô và sách
vở, thời gian thực tập không được nhiều mà tình hình nuôi cá tra trong ao rất
phức tạp nên chỉ đề cập một số nội dung sau:
 Đưa ra những cơ sở lý luận cho việc thực hiện đề tài.
 Mô tả quy trình nuôi cá tra trong ao.
 Phân tích hiệu quả sản xuất của hộ nuôi cá tra trong ao ở tỉnh Bến Tre và
Đồng Tháp.
 So sánh hiệu quả sản xuất của hộ nuôi cá tra ở vùng khảo sát.
 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất cá tra trong ao.
 Đánh giá chung về nhận thức của hộ nuôi cá tra cũng như những hộ ở kế
bên hộ nuôi cá tra.
 Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cá tra trong ao.
1.4.4. Kết quả mong đợi
Từ việc phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi cá tra trong ao tại
tỉnh Bến Tre và Đồng Tháp. Đề tài hy vọng tìm ra những giải pháp để việc sản
xuất cá tra trong ao đạt hiệu quả cao hơn và giúp cho hộ nuôi cá có thu nhập ổn
định hơn.
GVHD: Ths. Phan Thị Ngọc Khuyên Trang 5 SVTH: Nguyễn Văn Hải
Ts. Lê Xuân Sinh
Luận văn tốt nghiệp Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi cá tra
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1. Khái niệm chung về hộ và kinh tế hộ
a) Hộ
Trong một số từ điển chuyên ngành kinh tế cũng như từ điển ngôn ngữ, hộ
là tất cả những người cùng sống trong một mái nhà. Nhóm người đó bao gồm

những người cùng chung huyết tộc và những người làm công.
Tại cuộc Hội thảo quốc tế lần thứ tư về quản lý nông trại tại Hà Lan năm
1980, các đại biểu nhất trí rằng: hộ là một đơn vị cơ bản của xã hội có liên quan
đến sản xuất, tái sản xuất, tiêu dùng và các hoạt động khác.
Qua các điểm khác nhau về khái niệm “hộ” có thể nêu lên một số đặc
điểm cần lưu ý khi phân định “hộ”:
- Hộ là một nhóm người cùng chung huyết tộc hay không cùng chung
huyết tộc.
- Họ cùng sống chung hay không cùng sống chung một mái nhà.
- Có chung một nguồn thu nhập và ăn chung.
- Cùng tiến hành sản xuất chung.
Ở Việt Nam, cho đến nay chưa có một cuộc thảo luận nào nghiêm túc nào
về khái niệm hộ và các phương pháp nghiên cứu hộ. Hầu như từ trước tới nay
người ta mặc nhiên thừa nhận hộ là “ gia đình”, kinh tế hộ là “ kinh tế gia đình”.
b) kinh tế hộ
Hộ sản xuất là những hộ làm những nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp, ngư
nghiệp, lâm nghiệp. Việc sản xuất hàng hóa của hộ chủ yếu dựa vào các thành
viên được xem là khoản thu nhập cho nông hộ. Quá trình sản xuất hộ liên quan
đến việc chuyển đổi các loại hàng hóa trung gian, thành hàng hóa hoàn hảo. Họ
thường sử dụng vốn và các dụng cụ của gia đình để sản xuất cũng như lao động.
Vì vậy, tổng giá trị hàng hóa tăng thêm của hộ được gọi là tổng sản phẩm của hộ.
GVHD: Ths. Phan Thị Ngọc Khuyên Trang 6 SVTH: Nguyễn Văn Hải
Ts. Lê Xuân Sinh
Luận văn tốt nghiệp Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi cá tra
2.1.2. Vấn đề sử dụng vốn và lao động trong quá trình sản xuất kinh tế
hộ
Theo thuật ngữ kinh tế, vốn và lao động là hai nguồn lực sản xuất. Lao
động được tính bằng thời gian hoặc số người tham gia lao động, vốn được xem
như khoản tiền phải trả cho việc sử dụng các dịch vụ, mua nguyên vật liệu trang
trải chi phí trong quá trình sản xuất. Quá trình sản xuất là một quá trình được xem

như việc sử dụng các nguồn lực để chuyển đổi vật liệu hoặc những sản phẩm dở
dang thành sản phẩm, dịch vụ hoàn chỉnh để phục vụ nhu cầu của người tiêu
dùng. Quá trình nuôi cá cũng diễn ra như vậy từ những yếu tố đầu vào trọng
lượng hàng hóa, đó chính là những vật nuôi cung cấp sản xuất cho toàn xã hội.
2.1.3. Vai trò của kinh tế hộ trong quá trình phát triển
Kinh tế hộ trong quá trình phát triển nông hộ của nhiều nước có vai trò hết
sức quan trọng. Ở Mỹ - nước có nền nông nghiệp phát triển cao, phần lớn nông
sản vẫn là do nông trại gia đình sản xuất bằng lao động của chính chủ trang trại
và các thành viên trong gia đình. Động lực thúc đẩy sản xuất ở nông trại gia đình
là lợi ích kinh tế cả các thành viên trong gia đình. Ở Việt Nam, kinh tế nông hộ
mặc dù còn ở quy mô sản xuất nhỏ và phân tán, nhưng có vai trò hết sức quan
trọng để phát triển nông nghiệp.
Kinh tế nông hộ đã cung cấp cho xã hội khoảng 90% sản lượng rau quả, góp
phần tăng nhanh số lượng lương thực, thực phẩm, cho công nghiệp và xuất khẩu,
góp phần sử dụng tốt hơn đất đai, lao động, tiền vốn, tăng thêm việc làm cho
nông thôn và tăng thêm thu nhập cho nhân dân.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của nền
kinh tế đã tạo ra sự thay đổi lớn trong nông thôn. Nâng cao thu nhập và cải thiện
đời sống cho nông dân luôn là mục tiêu phấn đấu của toàn Đảng, toàn Dân.
2.1.4. Khái niệm về nghề nuôi trồng thủy sản
Là thuật ngữ sử dụng để chỉ chỉ việc nuôi, trồng tất cả sinh vật có trong
môi trường nước. Tuy nhiên cũng có thể hiểu nuôi trồng thủy sản là tất cả những
tác động của con người có ảnh hưởng tới sinh vật và môi trường sống của sinh
vật.
Nuôi trồng thủy sản là hoạt động lấy đối tượng tác động là những sinh vật
sống trong môi trường nước đề tạo ra sản phẩm phục vụ con người. Nuôi trồng
GVHD: Ths. Phan Thị Ngọc Khuyên Trang 7 SVTH: Nguyễn Văn Hải
Ts. Lê Xuân Sinh
Luận văn tốt nghiệp Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi cá tra
thủy sản mang nhiều điểm giống với sản xuất nông nghiệp. Tính mùa vụ của nuôi

trồng thủy sản thể hiện rõ.
2.1.5. Một số khái niệm cơ bản trong kinh tế
a) Chi phí
Chi phí nói chung là sự hao phí thể hiện bằng tiền trong quá trình kinh
doanh với mong muốn mang về một sản phẩm, dịch vụ hoàn thành hoặc một kết
quả kinh doanh nhất định. Chi phí phát sinh trong các hoạt động sản xuất của
nông hộ nhằm đến việc đạt được mục tiêu cuối cùng là doanh thu và lợi nhuận.
Chi phí nuôi cá là tất cả những chi phí bỏ ra để thu được sản phẩm thịt cá
tra. Chi phí nuôi bao gồm chi phí đào và cải tạo ao, chi phí cống cấp và thoát
nước, chi phí con giống, chi phí thức ăn, chi phí thuê nhân công, chi phí thuốc thú
y và phòng bệnh, chi phí lãi vay ngân hàng, chi phí mua dụng cụ và sửa chữa lặt
vặt trong năm và các khoản chi phí khác.
Chi phí nhân công được thuê mướn làm đất và nuôi cá được tính như sau:
Số lượng thuê x giá thuê/tháng x số tháng thuê
Chi phí nhân công =
Số lượng cá thu hoạch
Chi phí nuôi cá được chia ra thành hai loại đó là định phí và biến phí
Biến phí là những chi phí thay đổi tỷ lệ với mức độ hoạt động của đơn vị.
Mức độ hoạt động có thể là số lượng sản xuất ra, số lượng sản phẩm tiêu thụ, số
giờ máy vận hành, tỷ lệ có thể là tỷ lệ thuận trong mức độ hoạt động. Chúng ta
lưu ý rằng xét về tổng số biến phí thay đổi tỷ lệ thuận, ngược lại nếu xem xét trên
một mục đích hoạt động ( 1 sản phẩm, 1 giờ máy chạy) biến phí là hằng số.
Đối với nuôi cá tra, biến phí của việc nuôi cá tra bao gồm: chi phí mua
giống, chi phí thức ăn, chi phí thuốc thú y, chi phí thuê mướn,…
Định phí là những mục chi phí ít thay đổi hoặc không thay đổi theo mức
hoạt động của 1 đơn vị. Nếu xét trên tổng chi phí, định phí không thay đổi, ngược
lại nếu quan sát chúng trên 1 mức độ hoạt động thì định phí tỷ lệ nghịch với mức
độ hoạt động. Định phí trong nuôi cá bao gồm chi phí đào ao, chi phí mua công
cụ dụng cụ…
b) Doanh thu

GVHD: Ths. Phan Thị Ngọc Khuyên Trang 8 SVTH: Nguyễn Văn Hải
Ts. Lê Xuân Sinh
Luận văn tốt nghiệp Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi cá tra
Doanh thu là tổng các khoản thu nhập của nông hộ từ hoạt động sản xuất
và tiêu thụ sản phẩm.
Doanh thu = Sản lượng * Giá bán
c) Lợi nhuận
Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của việc sản xuất kinh doanh đó
chính là phần chênh lệch giữa thu nhập và chi phí
Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động
nuôi cá tra. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận bao gồm cả yếu tố chủ
quan và yếu tố khách quan.
Thu nhập ròng = Tổng Doanh thu – Tổng Chi phí
d) Hiệu quả kinh tế
Tiêu chí về hiệu quả thực ra là giá trị. Có nghĩa là, khi sự thay đổi làm
tăng giá trị thì sự thay đổi đó có giá trị và ngược lại thì sẽ không có hiệu quả. Hay
hiệu quả kinh tế là sự biểu hiện của mối quan hệ giữa kết quả lượng sản phẩm
tiêu thụ được với lượng sản phẩm tiêu thụ được với lượng vốn bỏ ra.
2.1.6. Các chỉ số tài chính chủ yếu
Thu nhập/ chi phí: là chỉ số được tính bằng cách lấy tổng thu nhập chia cho
tổng chi phí. Tỉ số này cho biết một đồng chi phí đầu tư, chủ thể đầu tư sẽ thu lại
được bao nhiêu đồng thu nhập. Được tính như sau:
Thu nhập/ chi phí = Tổng thu nhập/ Tổng chi phí
Lợi nhuận/ chi phí : là tỉ số được tính bằng cách lấy tổng lợi nhuận chia cho
tổng chi phí. Tỉ số này nói lên một đồng chi phí bỏ ra, thì chủ thể đầu tư sẽ thu
được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Được thể hiện bởi công thức sau:
Lợi nhuận/ chi phí = Tổng lợi nhuận/ Tổng chi phí
Lợi nhuận /thu nhập: là tỉ số được tính bằng cách lấy tổng lợi nhuận chia cho
tổng thu nhập. Tỉ số này thể hiện một đồng thu nhập có bao nhiêu đồng lợi
nhuận, nó phản ánh mức lợi nhuận so với tổng chi phí. Công thức:

Lợi nhuận/ thu nhập = Tổng Lợi nhuận/ Tổng thu nhập
2.1.7. Các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc nuôi cá tra thịt trong ao
a) Công trình ao: Bao gồm ao nuôi, bờ bao, hệ thống cống cấp và thoát
nước, đèn chiếu sáng. Hệ thống ao nuôi phải thoáng, sạch sẽ, có nhiều nắng để
cung cấp đủ lượng năng lượng ánh sáng và oxy cho cá, bờ ao phải lớn, vững
GVHD: Ths. Phan Thị Ngọc Khuyên Trang 9 SVTH: Nguyễn Văn Hải
Ts. Lê Xuân Sinh
Luận văn tốt nghiệp Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi cá tra
chắc, phải có đủ hệ thống cống cấp và thoát nước cho ao nuôi. Khi thiết kế và đào
ao phải tính đến vị trí, địa thế, số lượng giống định thả nuôi. Hệ thống ao nuôi
phải gần sông, kênh gạch để thuận tiện cho việc cấp và thoát nước cho ao. Trước
khi thả cá nuôi ta phải rải hóa chất, vôi, muối và phơi ao từ 3- 4 ngày để tiêu diệt
mầm bệnh trong ao.
b) Chọn con giống
Công tác chọn con giống là việc rất quan trọng và cần thiết trong nuôi
trồng thủy sản nói chung và nuôi cá tra nói riêng. Công tác chọn giống nhằm mục
đích biết được nguồn gốc của con giống, các đặc tính về sức sống, khả năng thích
nghi với điều kiện sống hiện tại ở địa phương. Con giống có khả năng ảnh hưởng
rất lớn đến hiệu quả sản xuất. Nếu con giống tốt, khỏe mạnh, có tỷ lệ sống cao sẽ
cho năng suất cao. Do đó làm cho kết quả thu hoạch được nhiều hơn và người
nuôi cá sẽ có thu nhập cao hơn.
Hiện nay cá giống cá tra đã hoàn toàn được cung cấp từ nguồn sinh sản
nhân tạo là chủ yếu. Cá thả nuôi cần được lựa chọn cẩn thận đảm bảo phẩm chất
cá tăng trưởng tốt trong quá trình nuôi. Cá khỏe mạnh, không bị nhiễm bệnh, kích
cỡ đồng đều, màu sắc đẹp, nhiều nhớt và bơi lội nhanh nhẹn. Cá giống mới đưa
về, trước khi thả xuống ao nên tắm bằng nước muối 2-3% trong 4-5 phút để loại
trừ hết các ký sinh và chống nhiễm trùng vết thương trên thân cá.
c) Thuốc thú y thủy sản
Bao gồm các loại thuốc phòng và trị bệnh. Nó có vai trò rất quan trọng
trong việc bảo vệ đàn cá nuôi khi xảy ra dịch bệnh. Kích thích cá nuôi mau lớn để

rút ngắn hơn chu kỳ nuôi so với không sử dụng thuốc. Sử dụng thuốc thú y đúng
cách là yêu cầu cần thiết cho việc nuôi trồng thủy sản. Do đó hộ, cơ sở nuôi
trước khi dùng thuốc phải tham khảo những người có kinh nghiệm, tốt nhất là
tham khảo ý kiến của cán bộ thủy sản, trung tâm khuyến ngư tại địa phương để
được hướng dẫn thêm.
d) Nguồn nước
Nước là điều kiện cần thiết và là môi trường sống không thể thiếu đối với
đàn cá. Vì vậy, Chúng ta cung cấp nước đủ và hợp lý, thay nước thường xuyên và
đặc biệt nguồn nước sạch mầm bệnh thì rất tốt tạo điều kiện thuận lợi cho đàn cá
phát triển.
GVHD: Ths. Phan Thị Ngọc Khuyên Trang 10 SVTH: Nguyễn Văn Hải
Ts. Lê Xuân Sinh
Luận văn tốt nghiệp Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi cá tra
Nuôi cá tra trong ao hồ có mật độ cao thì yêu cầu nguồn nước phải sạch và
phải thay nước thường xuyên. Nếu nguồn nước bị ô nhiễm thì các loài vi khuẩn
sẽ phát triển mạnh và cá dễ bị nhiễm các bệnh như gan, thận có mủ, sốt huyết, ký
sinh trùng, trắng gan, trắng mang…… Để nuôi cá tra thịt trong ao đạt hiệu quả,
thì các chỉ chủ yếu của môi trường ao cần đạt như sau:
+ Nhiệt độ nước 26 - 30
0
C.
+ PH thích hợp 7-8
+ Hàm lượng o- hòa tan >3mg/lít
Nguồn nước cấp cho ao nuôi cần phải sạch, thể hiện ở chỉ số các chất ô
nhiễm chính dưới mức giới hạn cho phép:
+NH3-N: < 1mg/lít
+Coliform: < 10.000 MPN/100ml
+Chì (Kim loại nặng) : 0,002-0,007 mg/lít
Mặc dù cá tra có khả năng sống rất cao trong điều kiện khắc nghiệt của
môi trường, nhưng khi nuôi thâm canh có mật độ cao, thức ăn cho cá nhiều và

chất thải ray cũng làm cho môi trường ao bị nhiễm bẩn rất nhanh do đó cần phải
thay nước mới hàng ngày, lượng nước được thay vào chiếm khoảng 30 - 40%
lượng nước trong, tùy vào diện tích ao mà ta thay lượng nước phù hợp.
Nguồn nước cho nuôi cá chủ yếu là từ các các sông lớn, sông nhánh và
kênh rạch. Tuy nhiên, việc nuôi cá tra cũng ảnh hưởng đến môi trường xung
quanh, đặc biệt ô nhiễm nguồn nước một một cách trầm trọng, do sử dụng quá
nhiều thuốc thú y và cạn bả của thức ăn.
e) Mật độ thả
Mật độ thả có ảnh hưởng rất lớn đến việc sinh trưởng, phát triển và cả
năng suất của đàn cá. Nếu thả quá thưa sẽ lãng phí diện tích ao và làm giảm hiệu
quả kinh tế. Hiện nay, do việc nuôi cá tra mang lại nhiều lợi nhuận nên cơ sở nuôi
thả nuôi với mật độ rất dày đã làm cho việc quản lý và chăm sóc đàn cá rất khó
khăn. Mặt khác cơ sở nuôi phải tốn chi phí con giống và tiền xử lý nước trong ao
nuôi rất lớn. Do đó hộ nuôi phải tính diện tích ao của hộ mình để có mật độ thả
nuôi thích hợp để làm tăng hiệu quả kinh tế nuôi.
f) Thức ăn
GVHD: Ths. Phan Thị Ngọc Khuyên Trang 11 SVTH: Nguyễn Văn Hải
Ts. Lê Xuân Sinh
Luận văn tốt nghiệp Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi cá tra
Trong việc nuôi cá cung cấp đầy đủ nguồn thức ăn là vấn đề rất quan
trọng. Thức ăn nuôi cá tra bao gồm nhiều loại như thức ăn đạm động, thực vật
hay thức ăn năng lượng, thức ăn lipid, thức ăn protein, các thức ăn vitamin……
Thức ăn có vai trò đặc biệt quan trọng giúp cho cá phát triển tốt và nhanh chóng,
do đó việc đảm bảo đủ về lượng và chất cho cá nhằm năng cao hiệu quả trong
việc nuôi cá tra. Vì vậy thức ăn có chất lượng và được sử dụng có hiệu quả sẽ là
điều quan trọng trong việc hạ giá thành trong nuôi cá. Ngày nay, thức ăn công
nghiệp đáp ứng một phần nào đó trong tăng năng suất, rút ngắn thời gian nuôi, hạ
chi phí trong việc nuôi cá.
g) Vệ sinh phòng bệnh
Hiện nay việc nuôi cá tra một cách ồ ạt và không có quy hoạch ở nhiều địa

phương đã làm cho tình trạng ở nhiễm nguồn nước một cách trầm trọng, dẫn đến
nhiều dịch bệnh mới xuất hiện, khó phòng trị. Bên cạnh đó các cơ sở bán thuốc
thú y thủy sản chưa phát triển kịp với tốc độ tăng nhanh của việc nuôi trồng thủy,
đã làm cho vấn đề phức tạp nay lại càng phức tạp hơn. Đây là một trở ngại lớn
cho các hộ nuôi nói chung. Vì vậy đòi hỏi các cơ quan địa phương xã phường cần
nắm rõ số lượng hộ nuôi để có biện pháp hỗ trợ kịp thời.
2.1.8. Các nhân tố ảnh hưởng gián tiếp đến việc nuôi cá tra trong ao
a) Mầm bệnh
Hiện nay dịch bệnh xuất hiện ngày càng nhiều và đặc biệt nguy hiểm ảnh
hưởng đến tỷ lệ sống của đàn cá như gan, thận có mủ, trắng gan trắng mang, sốt
huyết, ký sinh trùng …. Các tác nhân gây bệnh ít nhiều thường có trong môi
trường nước chúng lây lan và bùng phát rất nhanh gây thiệt hại lớn cho ngành
nuôi trồng thủy sản không chỉ riêng cho địa phương nào. Biện pháp tốt nhất là
phải phòng ngừa chúng theo chiều sâu như đặt thuốc xử lý nước, cải tạo ao trước
và sau khi nuôi, rải hay trộn thuốc vào thức ăn để phòng và trị bệnh, khử trùng
nước bằng hóa chất, vôi, muối định kỳ, thông báo cho cơ quan thú y thủy sản tại
địa phương để kịp thời khống chế dịch bệnh lây lan.
b) Chính sách ưu đãi của địa phương
Trong bối cảnh dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, ngành nuôi trồng thủy
sản bị thiệt hại lớn, giá cả của sản phẩm cá bị giảm sút nghiêm trọng, tiêu thụ khó
khăn, số lượng cá thành phẩm bị tồn kho ứ đọng với số lượng lớn…. Các phương
GVHD: Ths. Phan Thị Ngọc Khuyên Trang 12 SVTH: Nguyễn Văn Hải
Ts. Lê Xuân Sinh
Luận văn tốt nghiệp Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi cá tra
hướng phát triển bền vững đối với nghề nuôi trồng thủy sản là rất quan trọng. Bởi
vì nó tạo điều kiện hỗ trợ cho người dân về mọi mặt như vốn sản xuất, con giống
sạch, kỹ thuật nuôi trồng và thị trường tiêu thụ đầu ra cho sản phẩm.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu
- Khảo sát hộ nuôi tại các huyện của tỉnh Bến Tre và tỉnh Đồng Tháp.

- Tham khảo số liệu Niên giám thống kê cấp tỉnh và số liệu báo cáo hằng
năm của các huyện nằm trong địa bàn nghiên cứu.
- Cách chọn hộ, cơ sở nuôi phỏng vấn theo hướng dẫn của cán bộ địa
phương.
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
a) Số liệu thứ cấp:
- Báo cáo tổng kết của các cơ quan, ban ngành thủy sản qua 3 năm 2005,
2006, 2007.
- Trung tâm khuyến ngư Tỉnh Bến Tre, Đồng Tháp, niên giám thống kê
các năm 2005 - 2007 và các nghiên cứu liên quan.
- Một số nhận định, đánh giá của các nhà chuyên môn, quản lý trong lĩnh
vực thủy sản và kinh tế được thu thập.
b) Số liệu sơ cấp:
- Phỏng vấn trực tiếp 70 hộ nuôi ở các huyện của tỉnh Bến Tre Và Đồng Tháp cụ
thể như sau:
Bến Tre: huyện Bình Đại, Giồng Trôm, Chợ Lách, Châu Thành.
Đồng Tháp: huyện Cao Lãnh, Châu Thành, Thanh Bình.
Nội dung phỏng vấn hộ nuôi, bao gồm:
 Thông tin chung của hộ nuôi.
 Thông tin kinh tế - kỹ thuật hộ nuôi tiếp cận.
 Thông tin chung về thiết kế và vận hành nuôi cá tra của hộ.
 Số lượng và chất lượng cá sản xuất, mua bán trong năm.
 Những bệnh chủ yếu trên cá tra và việc phòng trị bệnh cho cá trong
ao ở hộ nuôi.
 Tổng chi phí cho việc nuôi cá tra của hộ.
 Nhận thức về những vấn đề có liên quan tới ngành hàng cá tra.
GVHD: Ths. Phan Thị Ngọc Khuyên Trang 13 SVTH: Nguyễn Văn Hải
Ts. Lê Xuân Sinh
Luận văn tốt nghiệp Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi cá tra
2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu và phân tích

- Thống kê mô tả.
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp phân tích chi phí lợi ích.
- Phương pháp tương quan đa biến.
+ Phương pháp thống kê mô tả: Là tổng hợp các phương pháp đo lường,
mô tả và trình bày số liệu được ứng dụng, dự báo trong lĩnh vực kinh tế và kinh
doanh bằng cách rút ra những kết luận dựa trên số liệu và thông tin được thu thập
trong điều kiện không chắc chắn. Thống kê mô tả được sử dụng trong nghiên cứu
này nhằm mô tả thực trạng sản xuất cá tra. Bảng thống kê là hình thức trình bày
số liệu thống kê và thông tin đã thu thập được làm cơ sở để phân tích và kết luận,
cũng như trình bày kết quả đã nghiên cứu.
+ Phương pháp phân tích lợi ích - chi phí (Cost – Benefit Analysis hay
CBA) : Là một kỹ thuật phân tích để đi đến quyết định có nên tiến hành các dự án
đã triển khai hay không, hay hiện tại có nên cho triển khai các dự án đã được đề
xuất hay không. Phân tích lợi ích chi phí cũng được dùng để đưa ra quyết định
lựa chọn hai hay nhiều các đề xuất dự án loại trừ lẫn nhau.
Là một phương pháp đánh giá sự mong muốn tương đối giữa các phương
án cạnh tranh nhau, khi sự lựa chọn được đo lường bằng giá trị kinh tế tạo ra cho
toàn xã hội.
Phương pháp này tìm ra sự đánh đổi giữa các lợi ích thực sự mà xã hội có
được từ một phương án cụ thể với các nguồn tài nguyên thực mà xã hội phải từ
bỏ để đạt được lợi ích thực sự mà xã hội có được từ một phương án cụ thể với
các nguồn tài nguyên thực mà xã hội phải từ bỏ để đạt được lợi ích đó. Theo cách
này, đây là phương pháp ước tính sự đánh đổi thực giữa các phương án và nhờ đó
giúp cho xã hội đạt được lựa chọn ưu tiên kinh tế của mình.
Nói rộng hơn, phân tích lợi ích – chi phí (CBA) là một khuôn khổ nhằm tổ
chức thông tin, liệt kê những thuận lợi và bất lợi của từng phương án, xác định
các giá trị kinh tế có liên quan và xếp hạng các phương pháp dựa vào tiêu chí giá
trị kinh tế vì thế phân tích lợi ích – chi phí là một phương thức để thể hiện sự lựa
chọn chứ không chỉ là 1 phương pháp để đánh giá sự ưa thích. Người ta tiến hành

CBA thông qua việc gắn giá trị tiền tệ cho mỗi một đầu vào cũng như đầu ra của
GVHD: Ths. Phan Thị Ngọc Khuyên Trang 14 SVTH: Nguyễn Văn Hải
Ts. Lê Xuân Sinh
Luận văn tốt nghiệp Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi cá tra
dựa án. Sau đó so sánh các giá trị của các đầu vào và các đầu ra. Cơ bản mà nói,
nếu lợi ích dự án đem lại có giá trị lớn hơn chi phí mà nó tiêu tốn, dự án đó sẽ
được coi là đáng giá và nên triển khai.
Trong quá trình phân tích hiệu quả sản xuất của hoạt động nuôi cá tra chủ yếu
dựa vào doanh thu thu được từ việc nuôi cá và chi phí trong toàn bộ quá trình
nuôi để tính ra lợi ích chung của hoạt động nuôi đối với hộ.
Lợi ích = Doanh thu – chi phí > 0 Có hiệu quả về mặt kinh tế
+ Hàm năng suất
Hàm năng suất biểu thị mối quan hệ đầu ra với một loạt các yếu tố đầu
vào biến đổi với mức độ một yếu tố này có thể thay thế cho một yếu tố khác
trong quá trình sản xuất. Hay nói cách khác hàm năng suất biểu diễn lượng đầu ra
tối đa với mỗi hay từng sự phối hợp của các yếu tố đầu vào nhất định. Kết quả rút
ra từ hàm năng suất cho chúng ta xác định được mức độ tác động của từng nhân
tố đầu vào đến các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả sản xuất của việc
nuôi cá tra.
Hàm sản xuất năng suất đối với việc nuôi cá được trình bày cụ thể như
sau:
Y = A + B
1
X
1
+ B
2
X
2
+ B

3
X
3
+ … + B
n
X
n

Trong đó,
Y: Năng suất hay lợi nhuận (biến phụ thuộc)
A: Hắng số
X
1
… X
n
: Là các biến độc lập giả định có ảnh hưởng đến
năng suất và lợi nhuận
B
1
…B
n
: Hệ số của Xi
+ Hàm lợi nhuận
Để biết được các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của nuôi cá, ta tiến hành
phân tích hàm lợi nhuận từ đó tìm ra những nhân tố tích cực để phát huy nhân tố
có ảnh hưởng tốt, đồng thời khắc phục các yếu tố tiêu cực.
Hàm lợi nhuận bao gồm
+ Lợi nhuận (Υ): Là biến phụ thuộc
+ X
i

:

Các biến độc lập( i= 1,2,3,…….K),
GVHD: Ths. Phan Thị Ngọc Khuyên Trang 15 SVTH: Nguyễn Văn Hải
Ts. Lê Xuân Sinh
Luận văn tốt nghiệp Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi cá tra
Việc thiết lập hàm lợi nhuận được lập trên cơ sở của hàm hồi quy tuyến
tính. Mục đích của hàm lợi nhuận là nhằm tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến lợi
nhuận của cơ sở nuôi cá. Từ đó biết được các nhân tố nào làm tăng hay giảm lợi
nhuận để có thể phát huy những yếu tố tích cực sao cho việc nuôi cá có hiệu quả
cao hơn.
Phương trình hồi qui có dạng:
Υ = α
0
+ α
1
X
1
+ α
2
X
2
+……+ α
k
X
k.
Trong đó:
Y: Lợi nhuận ( biến phụ thuộc)
X
i

:

Các biến độc lập( i= 1,2,3,…….K),
Các tham số α
0,
α
1, …….
α
k
được tính toán bằng cách sử dụng phần mềm
SPSS. Kết quả in ra từ phần mềm SPSS có các thông số như sau:
- Multiple R: Hệ số tương quan bội, nói lên liên hệ chặt chẽ giữa biến phụ
thuộc Y và các biến độc lập X. R càng lớn, mối liên hệ càng chặt chẽ.
- Hệ số xác định R
2
(R Square): Tỷ lệ (%) biến động của Y được giải thích
bởi các X
i
( hoặc % các X
i
ảnh hưởng đến Y, phần còn lại do các yếu tố khác mà
chúng ta chưa nghiên cứu). R
2
càng lớn càng tốt (0 <= R
2
<= 1)
- R
2
: Hệ số xác định đã điều chỉnh, dùng để trắc nghiệm xem có nên thêm
vào một biến độc lập nữa không. Khi thêm vào một biến mà R

2
tăng lên thì chúng
ta quyết định thêm biến đó vào phương trình hồi quy.
- standad error: Sai số chuẩn cả phương trình.
- ObServations: Số quan sát .
- Regression: Hồi quy.
- Residual: Số dư.
- Df: Độ tự do
- SS: Sum of Squares: Tổng bình phương
- SSR: Tổng bình phương hồi quy, là đại lượng biến động của Y được giải
thích bởi đường hồi quy.
- SSE: Phần biến động còn lại (còn gọi là số dư): là đại lượng biến động
tổng hợp của các nguồn biến động do các nhân tố khác gây ra mà không hiện diện
trong mô hình hồi quy và biến động ngẫu nhiên.
- SST: Tổng biến động của Y.
GVHD: Ths. Phan Thị Ngọc Khuyên Trang 16 SVTH: Nguyễn Văn Hải
Ts. Lê Xuân Sinh
Luận văn tốt nghiệp Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi cá tra
SST = SSR + SSE.
SSR càng lớn mô hình hồi quy càng có độ tin cậy cao trong việc giải thích
biến động của Y.
- MS: Trung bình bình phương (mean of Squares).
MSR: = SSR/k Trung bình bình phương hồi quy.
MSE = SSE/n – k –1
- F: Tỷ số F (số thống kê F)
+ Thông thường dùng để kiểm định mức ý nghĩa của mô hình hồi quy.
F càng lớn mô hình càng có ý nghĩa vì khi đó Sig.F càng nhỏ.
+ Dùng để so sánh với F trong bảng phân phối F ở mức ý nghĩa α
(nào đó)
+ F là cơ sở để bác bỏ hay chấp nhận H

0
.
H
0
: tất cả các tham số hồi quy đều bằng không (α
1
= α
2
=…….= α
k
= 0)
hay các X
i
không liên quan tuyến tính với Y.
F càng lớn thì khả năng bác bỏ giả thuyết H
0
càng cao.
- Significace: mức ý nghĩa F.
Sig.F nói lên ý nghĩa của phương trình hồi quy, Sig.F cho ta kết luận ngay
phương trình hồi quy có ý nghĩa khi (Sig.F ≈ α). Thay vì, tra bảng F, Sig.F cho ta
kết luận ngay mô hình hồi quy có ý nghĩa khi Sig.F nhỏ hơn mức ý nghĩa α nào
đó.
- Coefficients: (hệ số).
- T Stat: Giá trị thống kê, dùng kiểm định cho các tham số riêng biệt (X
i
);
Nếu t_Stat = 0 thì X
i
không có ảnh hưởng đến Y.
GVHD: Ths. Phan Thị Ngọc Khuyên Trang 17 SVTH: Nguyễn Văn Hải

Ts. Lê Xuân Sinh
Luận văn tốt nghiệp Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi cá tra
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÌNH HÌNH KINH TẾ
XÃ HỘI CỦA TỈNH BẾN TRE
3.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Hình 3.1: Bản đồ địa lý tỉnh Bến Tre
Bến Tre là một trong 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích tự
nhiên là: 2.356 km2, được hình thành bởi cù lao An Hoá, cù lao Bảo, cù lao Minh
và do phù sa của 4 nhánh sông Cửu Long bồi tụ mà thành (gồm sông Tiền dài 83
km, sông Ba Lai 59 km, sông Hàm Luông 71 km, sông Cổ Chiên 82 km). Điểm
cực bắc của Bến Tre nằm trên vĩ độ 9048' bắc, điểm cực nam nằm trên vĩ độ
10020' bắc, điểm cực đông nằm trên kinh độ 106048' đông, điểm cực tây nằm
trên kinh độ 105057' đông.
- Phía bắc giáp tỉnh Tiền Giang, có ranh giới chung là sông Tiền .
- Phía nam giáp tỉnh Trà Vinh.
- Phía tây giáp tỉnh Vĩnh Long, có ranh giới chung là sông Cổ Chiên.
- Phía đông giáp biển Đông, với chiều dài bờ biển là 65 km.
GVHD: Ths. Phan Thị Ngọc Khuyên Trang 18 SVTH: Nguyễn Văn Hải
Ts. Lê Xuân Sinh
Luận văn tốt nghiệp Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi cá tra
Những con sông lớn nối từ biển Đông qua các cửa sông chính (cửa Đại,
cửa Ba Lai, cửa Hàm Luông, cửa Cổ Chiên), ngược về phía thượng nguồn đến
tận Campuchia; cùng hệ thống kênh rạch chằng chịt khoảng 6.000 km đan vào
nhau chở nặng phù sa chảy khắp ba dải cù lao là một lợi thế của Bến Tre trong
phát triển giao thông thủy, hệ thống thủy lợi, phát triển kinh tế biển, kinh tế vườn,
trao đổi hàng hoá với các tỉnh lân cận.
Dự kiến vào năm 2008, cầu Rạch Miễu - công trình thế kỷ, là niềm mong

ước của bao thế hệ người dân trong tỉnh - đang được gấp rút hoàn thành sẽ gối
đầu lên hai bờ sông Tiền; cầu Hàm Luông nối liền cù lao Bảo, cù lao Minh. Từ
đây, cùng với hệ thống cầu đường nội tỉnh, ba dải cù lao An Hoá - Bảo - Minh
thông thương là điều kiện giúp cho những tiềm năng kinh tế - văn hoá - xã hội
của Bến Tre được khơi dậy và phát triển mạnh mẽ.
b) Đặc điểm địa hình
Bến Tre là một tỉnh châu thổ nằm sát biển, có địa hình tương đối bằng
phẳng, độ cao từ 1– 2 m. Ở vùng đất giồng, rải rác có những giồng cát xen kẽ với
ruộng vườn, không có rừng cây lớn, chỉ có một số rừng chồi và những dải rừng
ngập mặn ven biển và ở các cửa sông. Bốn bề đều có sông nước bao bọc. Hệ
thống kênh rạch chằng chịt, ăn thông với nhau, nối liền với các sông lớn: Mỹ
Tho, Ba Lai, Hàm Luông và Cổ Chiên, không chỉ thuận cho giao thông thủy, mà
còn tạo nên một tài nguyên nước dồi dào quanh năm cho nông nghiệp và nuôi
trồng thuỷ sản phát triển.
c) Tài nguyên khí hậu
Bến Tre nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhưng lại
nằm ngoài ảnh hưởng của gió mùa cực đới, nên nhiệt độ cao, ít biến đổi trong
năm, nhiệt độ trung bình hằng năm từ 26
o
C – 27
o
C. Với vị trí nằm tiếp giáp với
biển Đông, nhưng Bến Tre ít chịu ảnh hưởng của bão, vì nằm ngoài vĩ độ thấp
Ngoài ra, nhờ có gió đất liền, nên biên độ dao động ngày đêm giữa các khu vực
bị giảm bớt.
d) Tài nguyên đất đai
Gồm sáu nhóm đất chính:
- Nhóm đất liếp: 62.972 ha (26,7% diện tích toàn tỉnh), phân bố chủ yếu ở
các huyện Châu Thành, Mỏ Cày và thị xã Bến Tre.
GVHD: Ths. Phan Thị Ngọc Khuyên Trang 19 SVTH: Nguyễn Văn Hải

Ts. Lê Xuân Sinh
Luận văn tốt nghiệp Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi cá tra
- Nhóm đất cồn cát: 9.729 ha (4,2% diện tích toàn tỉnh), phân bố chủ yếu ở
các huyện ven biển như Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú.
- Nhóm đất phù sa: 11.846 ha (5,1% diện tích toàn tỉnh), đây là nhóm đất
trồng lúa chủ yếu ở tỉnh Bến Tre, tập trung ở huyện Giồng Trôm, Châu Thành và
rải rác ở thị xã Bến Tre, Giồng Trôm. Đây là loại đất thích hợp nhất cho cây lúa.
- Nhóm đất phèn: 2.464 ha (1% diện tích toàn tỉnh), chủ yếu là loại đất
phèn ít, phân bố tập trung ở 2 huyện Châu Thành và Chợ Lách.
- Nhóm đất mặn chua: 47.028 ha (20% diện tích toàn tỉnh) đây là nhóm
đất có diện tích khá lớn, phân bố tập trung ở 4 huyện bị nhiễm mặn là Thạnh Phú,
Bình Đại, Ba Tri và Mỏ Cày.
- Nhóm đất mặn: 64.592 ha (27,4% diện tích toàn tỉnh), trong đó loại đất
mặn nhiều (55.291 ha) thường tập trung ở các huyện ven biển của tỉnh. Đất bị
mặn chủ yếu do tác động của nước triều và nước ngầm mặn, thường xảy ra vào
mùa khô, do đó hầu hết diện tích đất mặn chỉ canh tác được một vụ lúa mùa mưa.
e ) Tài nguyên nước
Sông Cửu Long khi chảy vào nước ta, chia làm hai nhánh ở phía đông gọi
là sông Tiền, nhánh ở phía tây gọi là sông Hậu. Sông Tiền, trước khi đổ ra biển
lại tách ra làm bốn nhánh như hình nan quạt, ôm gọn ba dải cù lao Bến Tre. Đó là
các sông Mỹ Tho, Ba Lai, Hàm Luông và Cổ Chiên. Bốn con sông này đã giữ
một vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, văn hoá của nhân dân trong tỉnh:
cung cấp nước ngọt cho sinh hoạt và cho nông nghiệp, những thức ăn giàu đạm
như tôm, cá, cua, ốc, góp phần làm tươi đẹp cảnh quan, điều hoà khí hậu của một
vùng đất cù lao ba bề sông nước. Các con sông có một vị trí quan trọng trong hệ
thống giao thông thủy, không chỉ của tỉnh mà cả miền đồng bằng rộng lớn. Từ
môi trường thuận lợi này, việc giao lưu văn hoá cũng phát triển mạnh mẽ với các
vùng xung quanh.
Ngoài bốn con sông chính trên, Bến Tre còn có một mạng lưới sông, rạch,
kênh đào chằng chịt nối liền nhau, tạo thành một mạng lưới giao thông và thủy

lợi rất thuận tiện. Bến Tre có hàng trăm sông, rạch và kênh, trong khi đó có trên
60 con sông, rạch, kênh rộng từ 50–100 m. Đây là con đường thủy quan trọng của
tỉnh và nguồn cung cấp nước rất thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh.
g) Tài nguyên sinh vật
GVHD: Ths. Phan Thị Ngọc Khuyên Trang 20 SVTH: Nguyễn Văn Hải
Ts. Lê Xuân Sinh
Luận văn tốt nghiệp Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi cá tra
Nhìn chung ở Bến Tre rất đa dạng về tài nguyên sinh vật có nhiều động và
thực vật, Bến Tre ở bao phủ bởi một rừng dừa bạt ngàn, bên cạnh đó diện tích cây
ăn trái rất lớn như nhãn, chôm chôm, măng cụt, xoài.... Hiện nay, diện tích rừng
của Bến Tre còn lại tương đối ít chủ yếu là tràm ở vùng trũng, đất phèn mặn. Ở
Vùng nước ngọt, không bị ảnh hưởng của nước mặn và phèn thì có thực vật
phong phú hơn. Có nhiều loại cây như cà na, bần chua, bình bát, gáo, dứa gai,
sen, súng v.v……Động vật sống dưới nước ở Bến Tre rất phong phú. Đáng lưu ý
khu vực cửa sông là vùng có năng suất sinh học cao, do bị chi phối bởi cả sông và
biển. Ở đây, có sự hiện diện của các loài cá nước ngọt, mặn và lợ do ảnh hưởng
của biển như cá mè vinh, cá mè dãnh, cá rô biển, cá trê vàng, cá đối, cá bống dừa,
cá lóc, tôm….
3.1.2. Khái quát về tình hình kinh tế xã hội
a) Về kinh tế
- Cây lúa: Diện tích gieo trồng cả năm 79.764 ha, đạt 99,71% kế hoạch,
năng suất bình quân đạt 38,03 tạ/ha, ước sản lượng thu hoạch 303.317 tấn, đạt
93,76% kế hoạch, bằng 91,23% so cùng kỳ. Nhìn chung, diện tích canh tác lúa
tiếp tục giảm, phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đồng thời cơ
cấu giống tiếp tục được chuyển đổi theo hướng sử dụng các giống có năng suất
và chất lượng cao nhằm tăng lợi nhuận cho nông dân, năng suất lúa vụ Đông
Xuân và vụ Hè Thu đều đạt cao hơn năm trước, riêng lúa vụ Mùa năng suất đạt
thấp là do ảnh hưởng của bão số 9 vào cuối năm 2006.
- Cây mía: Tổng diện tích mía toàn tỉnh khoảng 8.025 ha, đạt 89,16% kế
hoạch, giảm 12,5% so với cùng kỳ. Nguyên nhân diện tích mía giảm là do ảnh

hưởng cơn bão số 9 và giá mía cây đang sụt giảm, hiệu quả trồng mía không cao
nên người dân chuyển sang trồng dừa hoặc các loại cây ăn trái hiệu quả hơn. Vụ
mía 2007-2008, đang trong giai đoạn sinh trưởng và phát triển tốt, dự kiến cho
năng suất tăng hơn so vụ trước.
- Cây dừa: Tổng diện tích dừa toàn tỉnh hiện có khoảng 43.083 ha, trong đó
diện tích trồng mới khoảng 2.391ha, tăng 5,9% so cùng kỳ. Nhằm hỗ trợ người
dân sớm khôi phục vườn dừa, vườn cây ăn trái sau bão, UBND tỉnh đã chỉ đạo
ngành nông nghiệp phối hợp với các địa phương xây dựng dự án để triển khai
thực hiện, đến nay hầu hết các vườn dừa cơ bản đã được khôi phục, một số diện
GVHD: Ths. Phan Thị Ngọc Khuyên Trang 21 SVTH: Nguyễn Văn Hải
Ts. Lê Xuân Sinh
Luận văn tốt nghiệp Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi cá tra
tích bị gãy đổ đã được người dân trồng lại. Các hình thức đầu tư thâm canh, trồng
xen, nuôi xen trong vườn dừa tiếp tục phát triển, nhiều mô hình xen canh trong
vườn dừa đạt hiệu quả khá cao được nhân rộng như: dừa xen măng cụt, xen bòn
bon, ca cao, kết hợp nuôi tôm càng xanh,... Sản lượng dừa thu hoạch ước đạt
79,4% kế hoạch.
- Cây ăn trái: Tổng diện tích toàn tỉnh khoảng 37.154 ha, giảm 1.060 ha so
với năm 2006. Nguyên nhân diện tích giảm chủ yếu là các loại cây có múi bị
nhiễm bệnh hoặc năng suất thấp như: cam, quýt, chanh… ở các huyện Mỏ Cày,
Giồng Trôm người dân phá bỏ để chuyển sang trồng các loại cây khác. Riêng các
loại cây ăn trái đặc sản, chất lượng cao như: sầu riêng, măng cụt, chôm chôm,
bưởi, xoài... có xu hướng tiếp tục mở rộng diện tích. Việc ứng dụng khoa học-kỹ
thuật trong xử lý trái vụ, bảo quản sau thu hoạch…được người dân quan tâm thực
hiện đã góp phần nâng cao giá trị kinh tế của vườn cây ăn trái. Sản lượng cây ăn
trái thu hoạch 9 tháng ước 260 ngàn tấn, đạt 92,2% kế hoạch năm.
- Chăn nuôi: Tình hình chăn nuôi gia súc có chiều hướng sụt giảm, nguyên
nhân chủ yếu là do giá cả đầu ra không ổn định, chi phí đầu vào cao dẫn đến hiệu
quả chăn nuôi đạt thấp. Bên cạnh đó, tình hình dịch bệnh trên gia súc của các tỉnh
lân cận diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến tâm lý của người nuôi đã làm hạn chế

việc phát triển tổng đàn gia súc của tỉnh. Chăn nuôi gia cầm có xu hướng phát
triển trở lại, tuy nhiên mức độ còn chậm. Theo số liệu điều tra 01/8/2007, đàn bò
toàn tỉnh hiện có 157.600 con, giảm 3,1%; đàn heo 303.450 con, giảm 6,8%; đàn
gia cầm 2,77 triệu con, tăng 5,73% so cùng kỳ.
- Lâm nghiệp: Công tác kiểm tra, phòng chống cháy rừng trong mùa khô
được ngành chức năng tập trung triển khai thực hiện, đồng thời tăng cường công
tác quản lý, chăm sóc và bảo vệ diện tích rừng hiện có trên địa bàn 3 huyện biển.
Trong 9 tháng đã tổ chức trồng mới được 15 ha rừng phòng hộ, đồng thời chăm
sóc 24 ha và bảo vệ 1.537ha rừng ven biển.

b ) Về văn hoá-xã hội
-Khoa học - công nghệ: Tập trung cho công tác xây dựng và triển khai thực
hiện các dự án, chương trình phát triển kinh tế trọng điểm của tỉnh như chương
GVHD: Ths. Phan Thị Ngọc Khuyên Trang 22 SVTH: Nguyễn Văn Hải
Ts. Lê Xuân Sinh
Luận văn tốt nghiệp Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi cá tra
trình phát triển 4.000 ha bưởi da xanh giai đoạn 2006-2010; dự án du nhập phát
triển 500 ha dừa dứa tỉnh Bến Tre.
- Giáo dục-Đào tạo: Qui mô các ngành, bậc học tiếp tục được điều chỉnh,
phát triển theo qui hoạch phát triển mạng lưới trường lớp của tỉnh. Chất lượng
giáo dục ở các cấp học tiếp tục được duy trì ổn định.
- Y tế: Công tác phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức khoẻ nhân dân từng
bước được nâng lên và được tổ chức chu đáo. Trong các ngày lễ, tết tại các bệnh
viện đều có trực 24/24 nhằm giải quyết bệnh kịp thời không để bị động.
- Văn hóa-Thông tin: Hoạt động thông tin tuyên truyền được tăng cường
bằng nhiều hình thức phục vụ kịp thời và có hiệu quả các ngày lễ lớn; đặc biệt
tuyên truyền cổ động phục vụ tốt công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XII.
Hoạt động văn hoá văn nghệ được chú trọng đổi mới, nâng cao về chất lượng,
phong phú, đa dạng, tạo không khí phấn khởi, vui tươi, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt
văn hóa của nhân dân.

3.1.3. Tình hình phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản ở tỉnh
Bến Tre
- Tổng diện tích nuôi thủy sản ước 41.409 ha, đạt 96,3% kế hoạch, tăng
2% so cùng kỳ. Trong đó, diện tích nuôi tôm sú thâm canh, bán thâm canh là
5.430 ha, đạt 98,73% kế hoạch, giảm 6,1% so cùng kỳ; diện tích thu hoạch ước
4.257 ha, đạt 78% diện tích thả nuôi, năng suất bình quân khoảng 5,53 tấn/ha.
Sản lượng nuôi thủy sản thu hoạch trong 9 tháng ước 66.662 tấn, đạt 84,92% kế
hoạch, tăng 22,97% so với cùng kỳ, trong đó sản lượng tôm sú là 16.550 tấn, cá
da trơn 26.700 tấn. Hoạt động của Ban chỉ đạo vụ nuôi có trọng tâm, trọng điểm
và ý thức chấp hành lịch thời vụ của người nuôi khá tốt, nhờ đó mặc dù dịch bệnh
có xảy ra, nhưng kịp thời xử lý không để lây lan diện rộng và mức độ thiệt hại
không đáng kế.
Đặc biệt trong năm 2007, tình hình nuôi cá tra tăng sản phát triển khá
nhanh về diện tích, tập trung chủ yếu ven các sông Tiền, Cổ Chiên, Ba Lai và
Hàm Luông. Tính đến nay toàn tỉnh có 550 ha đã và đang đầu tư, tăng 6 lần so
với cùng kỳ năm 2006, trong đó, diện tích đã thả giống đạt 396 ha. Nhằm đảm
bảo phát triển nuôi thủy sản không ảnh hưởng đến môi trường, Ủy ban nhân dân
tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 14/2007/CT-UBND ngày 19/6/2007 về việc “tăng
GVHD: Ths. Phan Thị Ngọc Khuyên Trang 23 SVTH: Nguyễn Văn Hải
Ts. Lê Xuân Sinh
Luận văn tốt nghiệp Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi cá tra
cường công tác quản lý nuôi cá tra thâm canh trên tuyến sông Ba Lai”. Đồng thời
chỉ đạo ngành thuỷ sản sớm hoàn chỉnh quy hoạch về phát triển nuôi thủy sản
trên địa bàn tỉnh, nhằm phát triển nuôi thủy sản theo hướng bền vững, đảm bảo
môi trường chung.
- Sản xuất tôm sú giống trong tỉnh ước đạt 507 triệu post tôm sú, tăng
16,4% so với cùng kỳ; lượng tôm sú giống nhập tỉnh qua kiểm dịch ước 926 triệu
post, so với cùng kỳ giảm 17,2%, chất lượng giống tôm sú nhập tỉnh và sản xuất
trong tỉnh được nâng lên.
- Hoạt động khai thác thủy sản nhìn chung không ổn định, các nghề lưới

đèn, câu mực hoạt động không hiệu quả do ngư trường khai thác bị thu hẹp.
Riêng nghề cào có công suất lớn, hoạt động xa bờ đạt hiệu quả khá cao. Tính đến
nay, số tàu thuyền khai thác đã đăng ký là 3.069 tàu, so với cùng kỳ năm 2006
giảm 27 tàu, công suất bình quân 114,6CV/tàu. Trong đó, số tàu đăng ký hoạt
động khai thác xa bờ là 926 tàu, tăng 49 tàu so với năm 2006. Sản lượng khai
thác 9 tháng ước 60.230 tấn, đạt 80,3% kế hoạch, tăng 1,12% so với cùng kỳ.
Bảng 3.1: TÌNH HÌNH NUÔI CÁ TRA Ở TỈNH BẾN TRE
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Sản lượng (tấn)
6251 18340 40639
Diện tích (ha)
57 96 495
Năng suất (tấn/ha)
109,7 190,1 82,1
(Nguồn: Báo cáo hằng năm của sở thủy sản Bến Tre)
GVHD: Ths. Phan Thị Ngọc Khuyên Trang 24 SVTH: Nguyễn Văn Hải
Ts. Lê Xuân Sinh
Luận văn tốt nghiệp Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi cá tra
3.2. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÌNH HÌNH KINH TẾ
XÃ HỘI CỦA TỈNH ĐỒNG THÁP
3.2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Hình 3.2. Bản đồ địa lý tỉnh Đồng Tháp
Đồng tháp là 1 trong 13 tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL),
có 48.702 km biên giới quốc gia với Campuchia và địa giới của tỉnh nằm trên 2
vùng của ĐBSCL là vùng Đồng Tháp Mười và vùng kẹp giữa sông Tiền – sông
Hậu với đoạn sông Tiền chảy qua tỉnh dài 114 km và đoạn sông Hậu dài 30 km.
Ngoài việc cung cấp nguồn nước ngọt, bồi đắp phù sa còn là tuyến giao thông
thuỷ quan trọng nối cản Đồng Tháp với Campuchia và biển Đông, cảng Cần Thơ
và T.P Hồ Chí Minh.

Về tọa độ địa lý, tỉnh Đồng Tháp nằm trong giới hạn từ 10
0
07

đến 10
0
58


độ Bắc và từ 105
0
12

đến 105
0
58

kinh độ Đông và có ranh giới:
- Phía Đông giáp Long An và Tiền Giang.
- Phái Tây giáp tỉnh An Giang.
- Phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Long và TP Cần Thơ.
- Phía Bắc giáp Campuchia.
GVHD: Ths. Phan Thị Ngọc Khuyên Trang 25 SVTH: Nguyễn Văn Hải
Ts. Lê Xuân Sinh

×