Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

BÀI TẬP THUYẾT TRÌNH NHÓM MÔN HỌC PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG Đề tài Hình phạt trong pháp luật hình sự Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (569.87 KB, 38 trang )

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

BÀI TẬP THUYẾT TRÌNH NHĨM
MƠN HỌC: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
Đề tài:

“Hình phạt trong pháp luật hình sự Việt Nam”

Giảng viên hướng dẫn : Hồng Xuân Trường
Lớp học phần
: Pháp luật đại cương (221)_24
Nhóm thực hiện
: Nhóm 2

Hà Nội, tháng 5/2020


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 2
STT

Họ và tên

Mã sinh viên

Lớp chun ngành

1

Nguyễn Lan Hương
(nhóm trưởng)


11218020

Khoa học Quản lý 63B

2

Ngơ Thị Anh

11210458

Khoa học Quản lý 63B

3

Phạm Thị Thảo Chi

11217998

Khoa học Quản lý 63B

4

Vũ Bích Hà

11218008

Khoa học Quản lý 63B

5


Nguyễn Thu Huyền

11212745

Khoa học Quản lý 63B

6

Đinh Ngọc Mai

11213628

Khoa học Quản lý 63B

7

Đào Phương Uyên

11218056

Khoa học Quản lý 63B


› MỤC LỤC ‹

Lời mở đầu.......................................................................................................................................4
I.

KHÁI NIỆM HÌNH PHẠT:.....................................................................................................5


II.

ĐẶC ĐIỂM CỦA HÌNH PHẠT:..........................................................................................5
1.
2.
3.
4.
5.

III.
1.
2.

IV.
1.
2.

V.

Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của nhà nước:...............................................5
Hình phạt được quy định trong Bộ luật hình sự:..............................................................................5
Hình phạt do Tịa án áp dụng:...........................................................................................................6
Hình phạt chỉ có thể áp dụng đối với cá nhân, pháp nhân thương mại phạm tội:............................7
Hình phạt có nội dung giai cấp:.........................................................................................................8

HỆ THỐNG HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI NGƯỜI PHẠM TỘI:...............................................8
Khái niệm hệ thống hình phạt:..........................................................................................................8
Phân loại:............................................................................................................................................9

HỆ THỐNG HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI PHÁP NHÂN THƯƠNG MẠI:..............................16

Khái niệm pháp nhân thương mại phạm tội:..................................................................................16
Phân loại:..........................................................................................................................................17

CÁC BIỆN PHÁP TƯ PHÁP:...............................................................................................21
1.
2.

VI.

Các biện pháp tư pháp đối với pháp nhân thương mại phạm tội:..................................................21
Các biện pháp tư pháp đối với người phạm tội:..............................................................................24

QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT:............................................................................................25

1.
2.

Quyết định hình phạt đối với người phạm tội:................................................................................25
Quyết định hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội:....................................................29

VII.

CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT:..................................31

1. Thời hiệu thi hành bmn án:...................................................................................................................31
2. Miễn chấp hành hình phạt:..................................................................................................................32
3. Gimm mức hình phạt đã tun:.............................................................................................................33
4. Án treo:.................................................................................................................................................33
5. Xóa án tích:..........................................................................................................................................34


KẾT LUẬN...................................................................................................................................36
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................37


Lời mở đầu
Ngày nay, pháp luật đóng vai trị quan trọng trong quản lý Nhà nước, quản lý xã hội.
Một nguyên lý đã được khẳng định là nhà nước không thể tồn tại nếu thiếu pháp luật và
pháp luật không thể phát huy hiệu lực của mình nếu khơng có sức mạnh của bộ máy nhà
nước. Thông qua quyền lực nhà nước, pháp luật mới có thể phát huy tác dụng trong đời
sống xã hội, phát huy vai trò quản lý Nhà nước, quản lý xã hội.
Quan điểm xây dựng nhà nước pháp quyền dưới sự lãnh đạo của Đảng đã được đề ra
như một nhiệm vụ chiến lược với phương châm “Nhà nước quản lí xã hội bằng pháp
luật. Mọi cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức, mọi cơng dân có nghĩa vụ chấp hành
Hiến pháp và pháp luật”.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện pháp luật vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng
được yêu cầu đặt ra của công cuộc đổi mới cũng như xây dựng nhà nước pháp quyền,
nhiều quy định của pháp luật vẫn chưa phát huy được hiệu lực trong thực tế. Tình hình
vi phạm pháp luật ngày càng diễn biến phức tạp, tinh vi và tính chất nguy hiểm hơn,
làm giảm vai trị, vị trí và hiệu quả của pháp luật trong thực tiễn. Nhà nước nào cũng
muốn pháp luật do mình ban hành phải được tôn trọng và thực hiện nghiêm minh, vì
vậy nhà nước nào cũng đấu tranh chống vi phạm pháp luật.
Nghiên cứu vấn đề vi phạm pháp luật có ý nghĩa rất lớn trong việc đề ra những biện
pháp hữu hiệu để đấu tranh phòng và chống vi phạm pháp luật trong xã hội. Do đó,
nhóm 2 chúng em đã quyết định lựa chọn đề tài: “Hình phạt trong pháp luật hình sự Việt
Nam”.
Bài viết dựa trên kiến thức của cả nhóm kết hợp với các tài liệu tham khảo bên ngồi
nên cịn nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của thầy và các bạn để bài viết
được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!



I.

KHÁI NIỆM HÌNH PHẠT:
Điều 30 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 có quy định:
“Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy
định trong Bộ luật này, do Toà án quyết định áp dụng đoi với người hoặc pháp
nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người,
pháp nhân thương mại đó”

II.

ĐẶC ĐIỂM CỦA HÌNH PHẠT:
1. Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của nhà nước:
Hình phạt được Nhà nước sử dụng như là cơng cụ hữu hiệu trong
phịng chống tội phạm để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của xã hội và lợi
ích hợp pháp của cơng dân.
Tính nghiêm khắc của hình phạt thể hiện ở chỗ người bị kết án có thể bị
tước bỏ hoặc bị hạn chế quyền tự do, quyền về tài sản, về chính trị thậm
chí cả quyền sống. Với pháp nhân thương mại, tính nghiêm khắc của
hình phạt thể hiện ở việc pháp nhân vi phạm bị phạt tiền, đình chỉ hoạt
động có thời hạn hoặc trong trường hợp đặc biệt cịn có thể bị đình chỉ
hoạt động vĩnh viễn. Bên cạnh đó, hình phạt cũng để lại hậu quả pháp
lý là án tích cho người hoặc pháp nhân thương mại bị kết án trong thời
hạn nhất định theo quy định của pháp luật.
Ví dụ: Theo Quốc triều hình luật (Bộ luật chính thống và quan trọng nhất
của triều đại nhà Lê nước ta) thì tính chất trừng trị của hình phạt được quy
định trong Bộ luật này rất dã man, hà khắc, mang tính nhục hình, gây đau
đớn và hạ thấp phẩm giá danh dự của con người.



2. Hình phạt được quy định trong Bộ luật hình sự:
Bộ luật hình sự là văn bản quy phạm pháp luật quy định tội phạm và
hình phạt, trong đó quy định các loại hình phạt, nội dung, điều kiện áp
dụng hình phạt. Hệ thống hình phạt bao gồm nhiều loại hình phạt được
quy định trong phần chung và phần các tội phạm cụ thể.
Phần chung của Bộ Luật Hình Sự 2015 quy định những vấn đề có tính
ngun tắc liên quan đến hình phạt như mục đích của hình phạt (Điều
31), các hình phạt đối với người phạm tội (Điều 32), các hình phạt đối
với pháp nhân thương mại phạm tội (Điều 33), căn cứ quyết định hình
phạt (Điều 50, Điều 83), quyết định hình phạt trong trường hợp phạm
nhiều tội (Điều 55, Điều 86), tổng hợp hình phạt của nhiều bản án
(Điều 56, Điều 87)…
Phần các tội phạm của Bộ Luật Hình Sự 2015 quy định các loại hình
phạt và mức hình phạt đối với từng tội phạm cụ thể. Các dấu hiệu như
tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi; tính trái pháp luật hình sự và
tính có lỗi của người phạm tội ln gắn liền với tính chịu hình phạt. Do
vậy, cùng với việc xác định hành vi nguy hiểm cho xã hội là tội phạm
thì cũng đòi hỏi phải quy định trong luật loại và mức hình phạt áp dụng
cho người hoặc pháp nhân thương mại có hành vi phạm tội đó.
Mức độ nghiêm khắc của hình phạt phụ thuộc vào tính chất và mức độ
nghiêm trọng của tội phạm, tội phạm càng nghiêm trọng thì hình phạt
càng nghiêm khắc. Cá nhân hoặc pháp nhân phạm tội chỉ phải chịu
những hình phạt đã được quy định trong Bộ luật hình sự.
3. Hình phạt do Tịa án áp dụng:


Điều 30, Bộ Luật Hình Sự 2015 đã quy định: “Tồ án là cơ quan duy
nhất có quyền nhân danh nhà nước, quyết định cá nhân hoặc pháp
nhân thương mại đã phạm tội có phải chịu hình phạt hay khơng và mức

hình phạt cụ thể áp dụng đối với họ là như thế nào thông qua hoạt
động xét xử tại phiên tịa.”
Điều 102 Hiến pháp 2013 quy định: “Tồ án nhân dân là Cơ quan xét
xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư
pháp. Toà án nhân dân gồm Toà án nhân dân tối cao và các toà án
khác do luật định. Toà án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ cơng lý, bảo vệ
quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo
vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”
4. Hình phạt chỉ có thể áp dụng đối với cá nhân, pháp nhân thương mại
phạm tội:
Một trong những nguyên tắc cơ bản của luật hình sự Việt Nam là trách
nhiệm hình sự chỉ đặt ra đối với người hoặc pháp nhân thương mại
phạm tội. Do đó, hình phạt chỉ có thể áp dụng đối với người hoặc pháp
nhân thương mại đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là
tội phạm. Dựa trên nguyên tắc này có thể khẳng định hình phạt khơng
thể được áp dụng đối với các thành viên trong gia đình cũng như những
người thân khác của người phạm tội, thậm chí cả trong trường hợp
người phạm tội trốn tránh sự trừng phạt của pháp luật. Cũng theo
nguyên tắc này, luật hình sự Việt Nam khơng cho phép việc chấp hành
hình phạt thay cho người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội cho dù
sự chấp hành thay này là hồn tồn tự nguyện.
Hình phạt tịch thu tài sản cũng chỉ áp dụng đối với tài sản thuộc quyền
sở hữu của người thực hiện hành vi phạm tội mà không được phép tịch


thu tài sản thuộc sở hữu của các thành viên khác trong gia đình hay
những người thân thích của người phạm tội.
5. Hình phạt có nội dung giai cấp:
Nội dung này được quy định bởi bản chất giai cấp của Nhà nước. Nhà
nước sử dụng hình phạt như là cơng cụ sắc bén để bảo vệ lợi ích của

mình, của xã hội. Các Mác và Ph. Ăngghen đã khẳng định: “Hình phạt
khơng phải là cái gì khác ngồi phương tiện để tự bảo vệ mình của xã
hội chống lại sự vi phạm các điều kiện tồn tại của nó”.
Dưới chế độ bóc lột, việc quy định hình phạt cũng như áp dụng hình
phạt đối với người phạm tội là nhằm bảo vệ lợi ích của giai cấp thống
trị, đàn áp và chống lại các lợi ích của nhân dân lao động. Dưới chế độ
xã hội hiện nay, nội dung giai cấp của hình phạt trong luật hình sự Việt
Nam được thể hiện như là công cụ để bảo vệ chủ quyền quốc gia, an
ninh của đất nước, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền con người,
quyền công dân,…
Với nội dung giai cấp này, hình phạt trong luật hình sự Việt Nam thể
hiện bản chất dân chủ xã hội chủ nghĩa - dân chủ với nhân dân, chuyên
chính với kẻ thù của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, cải tạo,
giáo dục người phạm tội trở thành người có ích cho xã hội, xây dựng
nhà nước của dân, do dân và vì dân, tất cả vì mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
III.

HỆ THỐNG HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI NGƯỜI PHẠM TỘI:
1. Khái niệm hệ thống hình phạt:


Hệ thống hình phạt là tổng thể các loại hình phạt do Nhà Nước quy
định trong luật hình sự, có sự liên kết chặt chẽ với nhau theo một trình
tự nhất định do tính chất nghiêm khắc của từng loại hình phạt quy định.
Hệ thống hình phạt phản ánh chính sách hình sự của Nhà Nước. Do
vậy, hệ thống hình phạt giữa các nước cũng như giữa các thời kỳ khác
nhau của một nước có thể có sự khác nhau.
Có nhiều loại tội phạm khác nhau, mỗi loại tội phạm khi xảy ra trong
thực tế lại có tính chất và mức độ nguy hiểm nhất định cho xã hội. Và

yêu cầu về việc đấu tranh chống và phòng ngừa mỗi tội phạm cũng có
sự khác nhau. Vậy nên phải có hệ thống hình phạt đa dạng tuy nhiên
cũng cần phải có sự thống nhất, thể hiện được đầy đủ chính sách hình
sự của Nhà nước.
2. Phân loại:
a. Hình phạt chính:
Hình phạt chính là hình phạt được tun bố độc lập, với mỗi tội phạm
tịa án có thể áp dụng một hình phạt chính.
 Cmnh cáo:
Theo Điều 34, Bộ luật Hình sự 2015:
“Cảnh cáo được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng và có
nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa đến mức miễn hình phạt”
Là sự khiển trách cơng khai của Nhà Nước do Tịa án tun phạt đối
với người bị kết án.
Cảnh cáo tuy khơng có khả năng gây thiệt hại về vật chất cũng như hạn
chế nhất định về thể chất cho người phạm tội nhưng với tính chất là sự
khiển trách cơng khai của Nhà nước đối với người phạm tội, cảnh cáo


vẫn có tác động nhất định đến tính thần của người bị kết án để qua đó
giáo dục họ. Thực tế tịa án rất ít khi áp dụng hình phạt cảnh cáo.
Ví dụ: Gia đình X có đứa nhóc 15 tuổi, hay quấy phá nhà hàng xóm, thậm
chí làm hư hỏng một số vật dụng. Hành vi này bị chính quyền địa phương
can thiệp. Vì xét theo độ tuổi, nhận thức cũng như thiệt hại, chính quyền
địa phương quyết định có hình thức xử lý là phạt cảnh cáo, khiển trách
cơng khai, đồng thời nhờ gia đình giám sát giáo dục thường xuyên.
 Phạt tiền:
Là hình phạt buộc người hoặc pháp nhân bị kết án phải nộp một khoản
tiền nhất định xung công quỹ Nhà nước.
Phạt tiền tác động thẳng đến tài sản cũng như lợi ích vật chất của cá

nhân phạm tội nên có tác động đến nhận thức của người phạm tội.
Ngồi ra nó cũng có tính răn đe, giáo dục đến phần lớn tổ chức, cá nhân
khác.
Theo Điều 35, Bộ luật Hình sự 2015:
“1. Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với các trường hợp
sau đây:
a) Người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật
này quy định;
b) Người phạm tội rất nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế,
mơi trường, trật tự cơng cộng, an tồn cơng cộng và một số tội phạm
khác do Bộ luật này quy định.
2. Hình phạt tiền được áp dụng là hình phạt bổ sung đối với người phạm
tội về tham nhũng, ma túy hoặc những tội phạm khác do Bộ luật này quy
định.
3. Mức tiền phạt được quyết định căn cứ vào tính chất và mức độ nguy
hiểm của tội phạm, đồng thời có xét đến tình hình tài sản của người


phạm tội, sự biến động của giá cả, nhưng không được thấp hơn
1.000.000 đồng.”
Ví dụ: Hành vi chơn, lấp, thải ra môi trường trái pháp luật từ 1000kg đến
dưới 3000kg chất thải nguy hại sẽ bị phạt tiền từ 50-500 triệu đồng.
 Cmi tạo khơng giam giữ:
Là hình phạt buộc người hoặc pháp nhân bị kết án phải cách ly khỏi
mơi trường sống bình thường mà buộc họ tự cải tạo dưới sự giám sát,
giáo dục của cơ quan, tổ chức, đơn vị quân đội hoặc cơ sở giáo dục, đào
tạo từ 6 tháng đến 3 năm (Điều 36, Bộ luật hình sự 2015)
Cải tạo khơng giam giữ thì nặng hơn cảnh cáo và phạt tiền tuy nhiên nó
lại nhẹ hơn là phạt tù có thời hạn. Người bị cải tạo không giam giữ sẽ bị
khấu trừ từ 5% đến 20% thu nhập, nhưng nếu người chấp hành án đang

thực hiện nghĩa vụ qn sự thì khơng bị khấu trừ thu nhập.
Cải tạo không giam giữ được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm
trọng hoặc nghiêm trọng, có nơi làm việc ổn định hoặc nơi cư trú rõ
ràng và thấy không cần thiết phải cách ly khỏi xã hội.
Có thể thấy rằng, hai điều kiện cần của cải tạo khơng giam giữ là điều
kiện về tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm và điều
kiện bảo đảm hiệu quả của việc áp dụng hình phạt. Ngồi ra cịn địi
hỏi, việc cách ly người phạm tội khỏi xã hội là khơng cần thiết.
Ví dụ: tội chiếm đoạt tài sản, tội hiếp dâm
 Trục xuất:
Theo Điều 37, Bộ luật Hình sự 2015:
“Trục xuất là buộc người nước ngoài bị kết án phải rời khỏi lãnh thổ
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam."
Trục xuất là hình phạt chỉ áp dụng đối với người nước ngồi. Khi quyết
định hình phạt đối với người nước ngồi, tồ án căn cứ vào tính chất,


mức độ nguy hiểm cho xã hội, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách
nhiệm hình sự và nhân thân của họ để trục xuất là hình phạt chính hay
hình phạt bổ sung.
 Tù có thời hạn:
Theo Điều 38, Bộ luật Hình sự 2015:
“1. Tù có thời hạn là buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt tại
cơ sở giam giữ trong một thời hạn nhất định.
Tù có thời hạn đối với người phạm một tội có mức tối thiểu là 03 tháng
và mức tối đa là 20 năm.
Thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời hạn chấp hành hình
phạt tù, cứ 01 ngày tạm giữ, tạm giam bằng 01 ngày tù.
2. Khơng áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người lần đầu
phạm tội ít nghiêm trọng do vơ ý và có nơi cư trú rõ ràng."

Trong trường hợp người phạm tội phạm nhiều tội thì mức tối đa của
hình phạt này là 30 năm (Điều 55, Bộ luật Hình sự 2015).
Ví dụ: Tội vi phạm quy định về quản lý, tội cản trở giao thông đường bộ,...
 Tù chung thân:
Theo Điều 39, Bộ luật Hình sự 2015:
“Tù chung thân là hình phạt tù không thời hạn được áp dụng đối với
người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, nhưng chưa đến mức bị xử phạt
tử hình. Khơng áp dụng hình phạt tù chung thân đối với người dưới 18
tuổi phạm tội."
Tù chung thân là mức phạt rất nghiêm khắc và chỉ nhẹ hơn hình phạt tử
hình. Hình phạt tù chung thân là hình phạt có khả năng tước đoạt hết tự
do ở phần đời còn lại của người phạm tội, phạm nhân sẽ phải ở trong
trại giam hết quãng đời còn lại và bị chịu sự quản chế. Tuy nhiên trong
thời gian chấp hành án nếu người bị kết án cải tạo tốt thì có thể được


giảm thời hạn chấp hành hình phạt, có thể giảm xuống 30 năm tù nếu
chấp hành được 12 năm và quyết tâm cải tạo.
Ví dụ: Tội lơi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy, tội cưỡng
bức,...
 Tử hình:
Theo Điều 40, Bộ luật Hình sự 2015:
“1. Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội
đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm an ninh
quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy,
tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do Bộ luật
này quy định.
2. Khơng áp dụng hình phạt tử hình đối với người dưới 18 tuổi khi
phạm tội, phụ nữ có thai, phụ nữ đang ni con dưới 36 tháng tuổi
hoặc người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử.

3. Không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu thuộc một
trong các trường hợp sau đây:
a) Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi;
b) Người đủ 75 tuổi trở lên;
c) Người bị kết án tử hình về tội tham ơ tài sản, tội nhận hối lộ mà sau
khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô,
nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát
hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.
4. Trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này hoặc trường hợp
người bị kết án tử hình được ân giảm, thì hình phạt tử hình được
chuyển thành tù chung thân."
Tử hình là biện pháp để bảo vệ của xã hội chống lại sự vi phạm các
điều kiện tồn tại của nó. Tội phạm đe dọa sự tồn tại của xã hội nên xã


hội phải phản ứng một cách tự nhiên là trừng trị người phạm tội. Tử
hình là một loại hình phạt nghiêm khắc nhất trong hệ thống hình phạt,
nó tước đi quyền sống của người bị kết án, tước bỏ đi cơ hội tái hòa
nhập với xã hội của cá nhân phạm tội. Hình phạt tử hình đồng thời có
khả năng đạt được nhiều hiệu quả cao trong phòng ngừa chung, răn đe
các cá nhân có ý định phạm tội.
Ví dụ: Tội cố ý giết người…
b. Hình phạt bổ sung:
 Cấm đmm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc
nhất định:
Là hình phạt cấm người bị kết án khơng được tiếp tục đảm nhiệm chức
vụ, hành nghề hoặc làm công việc nhất định trong một thời hạn nhất
định kể từ khi chấp hành xong hình phạt tù hoặc từ khi bản án đã tuyên
có hiệu lực pháp luật mà người bị kết án được hưởng án treo hoặc bị
tuyên hình phạt khác.

Thời hạn cấm từ 01 năm đến 05 năm tùy theo tính chất, mức độ nguy
hiểm cho xã hội của tội phạm và yêu cầu phòng ngừa chung (Điều 41,
Bộ luật Hình sự 2015)
Ví dụ: tội lừa dối khách hàng (Điều 198), tội vi phạm các quy định về cung
ứng điện (Điều 199 BLHS năm 2015)
 Cấm cư trú:
Là buộc người bị kết án phạt tù không được tạm trú hoặc thường trú ở
một số địa phương nhất định.
Cấm cư trú là hình phạt bổ sung được áp dụng đối với người bị kết án
phạt tù không cho người bị kết án cư trú ở một số địa phương nhất định
tránh khả năng sử dụng những điều kiện của địa phương đó tiếp tục
phạm tội. Địa phương có thể bị cấm như: khu vực biên giới, hải đảo,


khu công nghiệp... Thời hạn cấm cư trú từ một năm đến năm năm kể từ
chấp hành xong hình phạt tù. (Điều 42, Bộ luật Hình sự 2015)
 Qumn chế:
Là buộc người bị kết án phạt tù phải cư trú, làm ăn sinh sống và cải tạo
ở một địa phương nhất định dưới sự kiểm sốt, giáo dục của chính
quyền và nhân dân địa phương.
Quản chế được áp dụng đối với người phạm tội xâm phạm an ninh quốc
gia, người tái phạm nguy hiểm hoặc trong những trường hợp khác do
Bộ luật này quy định.
Thời hạn quản chế là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành
xong hình phạt tù. (Điều 43 Bộ luật Hình sự 2015)
 Tước một số quyền cơng dân:
Là hình phạt khơng cho công dân Việt Nam bị kết án được hưởng một
số quyền chính trị quan trọng của cơng dân Nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam trong một thời gian nhất định. Các quyền có thể bị tước
như: quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực Nhà nước, quyền làm

việc trong cơ quan Nhà nước, quyền phục vụ trong lượng vũ trang nhân
dân.
Thời hạn cấm từ 1 năm đến 5 năm kể từ khi chấp hành xong hình phạt
tù hoặc ngày bản án có hiệu pháp luật trong trường hợp người bị kết án
được hưởng án treo. (Điều 44 Bộ luật Hình sự 2015)
 Tịch thu tài smn:
Là hình phạt tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của
người bị kết án để nộp vào ngân sách nhà nước. (Điều 45 Bộ luật Hình
sự 2015)
Tịch thu tài sản chỉ được áp dụng đối với người bị kết án về tội phạm
nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt


nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm về ma túy, tham
nhũng hoặc tội phạm khác do Bộ luật này quy định. Khi tịch thu toàn
bộ tài sản vẫn để cho người bị kết án và gia đình họ có điều kiện sinh
sống.
 Ngun tắc áp dụng hình phạt:
Hình phạt chính là hình phạt được tun độc lập, mỗi tội phạm chỉ có
thể bị tun một hình phạt chính.
Hình phạt bổ sung là hình phạt khơng thể tun độc lập, mà chỉ có thể
tun kèm theo một hình phạt chính đối với mỗi loại tội phạm.
Ví dụ: Một người phạm tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ
rừng quy định tại khoản 1 Điều 232 BLHS. Khi xét xử, Tòa án thấy chỉ cần
áp dụng hình phạt cảnh cáo đối với bị cáo nhưng xét thấy cần phạt người
này một khoản tiền, nên đã lựa chọn hình phạt cảnh cáo là hình phạt chính
và phạt tiền là hình phạt bổ sung.
IV.

HỆ THỐNG HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI PHÁP NHÂN THƯƠNG MẠI:

1. Khái niệm pháp nhân thương mại phạm tội:
Trong tội phạm học, tội phạm pháp nhân thương mại liên quan đến
những tội phạm gây ra bởi một cơng ty (ví dụ một doanh nghiệp có tư
cách pháp nhân riêng biệt từ những cá nhân (thể nhân) quản lý các hoạt
động của nó) hoặc bởi các cá nhân hoạt động thay mặt cho một công ty
hoặc một doanh nghiệp khác. Nó có thể gây tổn hại đến nền kinh tế và
sự an toàn của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp hay chính phủ quốc
gia nào đó. Thường các hoạt động tội phạm này thơng qua các dạng
như lũng đoạn về giá cả, trốn thuế hay sản xuất các sản phẩm dịch vụ
gây ảnh hưởng xấu đến mơi trường, sức khỏe, tính mạng của các đối
tượng tiêu dùng.


Ví dụ: Điển hình có thể nhắc đến là vụ việc Công ty TNHH Gang thép
Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh-FHS có hành vi hủy hoại mơi trường biển
Việt Nam bằng việc xả chất thải có chứa độc tố là nguyên nhân làm hải sản
và sinh vật biển chết hàng loạt, nhất là ở tầng đáy làm dư luận trong nước
rất bất bình và thế giới cũng rất quan tâm…
Doanh nghiệp tư nhân được cấp Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh
từ Sở Kế hoạch đầu tư theo đúng quy định nhưng không được Luật
Doanh nghiệp công nhận là pháp nhân, vì nó chưa đáp ứng được các
quy định trong bộ luật Dân sự.
2. Phân loại:
a. Hình phạt chính:
 Phạt tiền:
Phạt tiền đối với pháp nhân thương mại là hình phạt tước một khoản
tiền của pháp nhân thương mại phạm tội để nộp vào ngân sách Nhà
nước.
Theo Điều 77 Bộ luật Hình sự mức tiền phạt được quyết định căn cứ
vào tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm và có xét đến tình hình

tài chính của pháp nhân thương mại phạm tội, sự biến động của giá cả
nhưng không được thấp hơn 50 triệu đồng.
Theo quy định tại điều 33, hình phạt tiền có thể được áp dụng cho hình
phạt chính hoặc cho cả hình phạt bổ sung nếu trường hợp tiền khi
khơng áp dụng là hình phạt chính.
Đối với mỗi tội phạm, pháp nhân thương mại phạm tội chỉ bị áp dụng
một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ
sung. Các hình phạt nhìn chung chủ yếu tác động vào lợi ích kinh tế, tài
chính của pháp nhân.


Ví dụ: Cơng ty A bị kết án về tội trốn thuế quy định tại khoản 2 Điều 200
BLHS năm 2015 có khung hình phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến
1.500.000.000 đồng. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội
của hành vi phạm tội do pháp nhân thương mại gây ra, các tình tiết giảm
nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự Tịa án áp dụng hình phạt Cơng ty A
700.000.000 đồng. Nếu Cơng ty A có nhiều tình tiết giảm nhẹ, khơng có
tình tiết tăng nặng thì Tịa án có thể áp dụng hình phạt dưới 500.000.000
đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng (mức tiền phạt thấp nhất của khoản 1
Điều 200 BLHS năm 2015) nhưng không được dưới 50.000.000 đồng.
 Đình chỉ hoạt động có thời hạn:
Theo quy định tại Điều 78 Bộ luật Hình sự thì đình chỉ hoạt động có
thời hạn là tạm dừng hoạt động của pháp nhân thương mại trong một
hoặc một số lĩnh vực mà pháp nhân thương mại phạm tội gây thiệt hại
đến tính mạng, sức khỏe con người, mơi trường hoặc an ninh, trật tự, an
toàn xã hội và hậu quả gây ra có khả năng khắc phục trên thực tế.Thời
hạn đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 03 năm.
Căn cứ vào nội dung quy định trên thì pháp nhân thương mại có thể bị
Tịa án đình chỉ hoạt động một hoặc một một số lĩnh vực chứ khơng
đình chỉ toàn bộ hoạt động và các lĩnh vực này pháp nhân thương mại

có khả năng khắc phục.
Việc đánh giá và xác định một pháp nhân thương mại có khả năng khắc
phục là một việc không dễ. Thông thường, pháp nhân thương mại khi
phạm tội bao giờ cũng đưa ra những lý do cho rằng mình sẽ khắc phục
được hậu quả trong một thời gian để khơng bị Tịa án áp dụng hình phạt
đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. Vấn đề đặt ra là, nếu pháp nhân thương
mại phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ thì có được áp dụng thời hạn
đình chỉ dưới 6 tháng khơng? Đây là vấn đề chưa được BLHS quy định.


Tuy nhiên, căn cứ vào quy định của BLHS đối với người phạm tội thì
một người phạm tội nếu có nhiều tình tiết giảm nhẹ thì có thể được áp
dụng dưới mức thấp nhất của khung hình phạt hoặc chuyển sang một
hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn, nên đối với pháp nhân thương mại
phạm tội mà có nhiều tình tiết giảm nhẹ thì khơng có lý do gì lại khơng
được áp dụng dưới mức thấp nhất của khung hình phạt hoặc chuyển
sang loại hình phạt khác nhẹ hơn.
Ví dụ:
Khắc phục hậu quả về môi trường: Pháp nhân chấm dứt hành vi phạm
tội, tìm hiểu nguyên nhân gây thiệt hại, tương ứng với nguyên nhân sẽ có
hành vi khắc phục (thu gom rác, hóa chất; xử lý nguồn nước thải, chất
thải; thả, phát tán các loại vi sinh vật, hóa chất có khả năng khơi
phục….)
 Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn:
Theo điều 79 Bộ luật hình sự đình chỉ hoạt động vĩnh viễn là chấm dứt
hoạt động của pháp nhân thương mại trong một hoặc một số lĩnh vực
mà pháp nhân thương mại phạm tội gây thiệt hại hoặc có khả năng thực
tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường
hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và khơng
có khả năng khắc phục hậu quả gây ra.

Pháp nhân thương mại bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn một hoặc một số
lĩnh vực vẫn có thể tiếp tục hoạt động các lĩnh vực khác khơng bị đình
chỉ. Nếu pháp nhân thương mại chỉ đăng ký hoạt động một hoặc một số
lĩnh vực bị đình chỉ thì sau khi bị Tịa án áp dụng hình phạt đình chỉ
hoặc bị Tịa án áp dụng hình phạt bổ sung cấm kinh doanh trong một số
lĩnh vực; pháp nhân thương mại đó có thể đăng ký với cơ quan Nhà


nước có thẩm quyền để tiếp tục hoạt động các lĩnh vực khác, chứ không
bắt buộc phải giải thể.
Trường hợp pháp nhân thương mại được thành lập chỉ để thực hiện tội
phạm thì bị đình chỉ vĩnh viễn tồn bộ hoạt động (tức là, giải thể pháp
nhân thương mại đó).
Ví dụ: pháp nhân được thành lập để thực hiện hành vi buôn lậu, trốn
thuế, in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân
sách nhà nước…
b. Hình phạt bổ sung:
 Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất
định:
Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định là hình
phạt tước quyền kinh doanh, quyền hoạt động của pháp nhân thương
mại đối với một số lĩnh vực trong thời hạn từ 1 năm đến 3 năm, chứ
không được cấm vĩnh viễn, vì đây là hình phạt bổ sung.
Hình phạt bổ sung này được áp dụng khi xét thấy nếu để pháp nhân
thương mại bị kết án tiếp tục kinh doanh hoặc hoạt động trong lĩnh vực
đó, thì có thể gây nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người hoặc
cho xã hội. Ví dụ như đối với vụ việc Tân Hoàng Minh, liên quan đến
chế tài xử lý đối với đơn vị phát hành trái phiếu có hành vi công bố
thông tin sai sự thật, theo luật sư Nguyễn Tiến Thủy, ngồi hình phạt
chính như phạt tiền, đơn vị vi phạm cịn bị áp dụng hình thức xử phạt

bổ sung như đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ chứng khốn, giao
dịch chứng khốn,… có thời hạn từ 1-3 năm.


[Nguồn: Báo Sức khỏe và đời sống, Cơ quan ngôn luận của bộ Y tế,
“Nhà đầu tư được hoàn tiền ra sao khi trái phiếu của Tân Hoàng
Minh bị hủy bỏ?”, 03/05/2022]
 Cấm huy động vốn:
Cấm huy động vốn là hình phạt bổ sung tước quyền huy động vốn từ 1
năm đến 3 năm của pháp nhân thương mại bị kết án. Cấm huy động vốn
được áp dụng khi xét thấy nếu để pháp nhân thương mại bị kết án huy
động vốn thì có nguy cơ tiếp tục phạm tội.
Tịa án quyết định áp dụng một hoặc một số hình thức cấm huy động
vốn sau:
+ Cấm vay vốn ngân hàng, tổ chức tín dụng hoặc các quỹ đầu tư;
+ Cấm phát hành, chào bán chứng khoán;
+ Cấm huy động vốn khách hàng;
+ Cấm liên doanh, liên kết trong và ngoài nước;
+ Cấm hình thành quỹ tín thác bất động sản. (Quỹ tín thác bất động
sản hay cịn goi là Reit (Real estate investment trust) là hình
thức góp vốn cho một hay nhiều dự án bất động sản từ những cá
nhân, tổ chức khác, thông qua việc phát hành các chứng từ có giá
như cổ phiếu, chứng chỉ quỹ)
[Nguồn: PVCP CAPITAL]
Ta có thể hiểu huy động vốn là các hoạt động của pháp nhân thương
mại để tạo vốn cho hoạt động kinh doanh của mình dưới các hình thức
như: Vay vốn, huy động vốn, liên doanh, liên kết trong và ngoài nước;
hình thành quỹ tín thác bất động sản.... nó cực kỳ có vai trị quan trọng
đối với các pháp nhân thương mại. Nếu trường hợp một pháp nhân
thương mại bị cấm huy động vốn thì khả năng duy trì hoạt động của

pháp nhân đó sẽ rất khó và gặp rất nhiều khó khăn.


Theo điều 194 Bộ luật Hình sự 2015 có hiệu lực từ ngày 1/1/2018, khi
sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phịng bệnh thì
pháp nhân thương mại phạm tội này ngồi hình phạt chính là bị phạt
thấp nhất một tỷ đồng, đình chỉ hoạt động có thời hạn, cao nhất là mức
phạt 20 tỷ, đình chỉ hoạt động vĩnh viễn thì hình phạt bổ sung cịn có
cấm huy động vốn 1-3 năm.
 Phạt tiền, khi khơng áp dụng là hình phạt chính (Phạt tiền được
áp dụng là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung đối với pháp
nhân thương mại phạm tội (Điều 77, Bộ luật Hình sự 2015)
V.

CÁC BIỆN PHÁP TƯ PHÁP:
1. Các biện pháp tư pháp đối với pháp nhân thương mại phạm tội:

Các biện pháp tư pháp áp dụng đối với PNTMPT: Tòa án có thể quyết định áp
dụng các biện tư pháp như sau đây đối với pháp nhân thương mại phạm tội: (Điều
82 BLHS 2015)
a. Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm:
Việc tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tịch thu tiêu hủy được
áp dụng đối với:
+ Công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội;
+ Vật hoặc tiền do phạm tội hoặc do mua bán, đổi chác những thứ ấy
mà có; khoản thu lợi bất chính từ việc phạm tội;
+ Vật thuộc loại Nhà nước cấm lưu hành.
Đối với vật, tiền bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép,
thì khơng tịch thu mà trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp
pháp.



Vật, tiền là tài sản của người khác, nếu người này có lỗi trong việc để
cho người phạm tội sử dụng vào việc thực hiện tội phạm, thì có thể bị
tịch thu.
Ví dụ: Khi cơng an bắt được đường dây mua bán ma túy trong xe container
của chính chủ sở hữu, cả số ma túy và chiếc xe container đó sẽ bị tịch thu
lại.
b. Trm lại tài smn, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin
lỗi:
Người phạm tội phải trả lại tài sản đã chiếm đoạt cho chủ sở hữu hoặc
người quản lý hợp pháp, phải sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại vật
chất đã được xác định do hành vi phạm tội gây ra.
Trong trường hợp phạm tội gây thiệt hại về tinh thần, Tòa án buộc
người phạm tội phải bồi thường về vật chất, công khai xin lỗi người bị
hại.
Ví dụ: Một người bị hiếp dâm thì bồi thường vật chất bao nhiêu là thỏa
đáng? Thiệt hại về tinh thần đối với người bị hiếp dâm có tùy thuộc vào độ
tuổi, hồn cảnh gia đình của người bị hại hay không? Việc quy định buộc
người phạm tội phải bồi thường về vật chất những thiệt hại về tinh thần là
một quy định mới đó từ khi ban hành Bộ luật dân sự. Cho đến nay, chưa có
hướng dẫn nào của các cơ quan có thẩm quyền về bồi thường thiệt hại tinh
thần do hành vi phạm tội gây ra, nên thực tiễn xét xử mỗi Tịa án áp dụng
khác nhau, có Tịa án buộc người phạm tội phải bồi thường về tinh thần 3
triệu đồng, có Tịa án buộc bồi thường 5 triệu đồng, cá biệt có Tịa án
buộc bồi thường 10 triệu đồng.
c. Buộc khơi phục lại tình trạng ban đầu:


Tồ án có thể quyết định áp dụng biện pháp tư pháp buộc pháp nhân

thương mại phạm tội phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay
đổi do hành vi phạm phạm tội.
Khơi phục lại tình trạng ban đầu là biện pháp tư pháp, buộc pháp nhân
thương mại phải trả lại nguyên trạng ban đầu của môi trường, cơng trình
thủy lợi, đê điều, cơng trình phịng chống thiên tai, hệ sinh thái, cảnh
quan rừng, khu bảo tồn thiên nhiên V.V.. khi hành vi phạm tội đã biến
đổi trạng thái các đối tượng trên của mình gây ra.
d. Buộc thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục, ngăn chặn hậu qum
tiếp tục xmy ra:
Buộc tháo dỡ cơng trình, phần cơng trình xây dựng khơng có giấy phép
hoặc xây dựng khơng đúng với giấy phép.
Buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh.
Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
hoặc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện được đưa vào lãnh thổ
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhập khẩu trái với quy định
của pháp luật hoặc được tạm nhập, tái xuất nhưng không tái xuất theo
đúng quy định của pháp luật; hàng hóa nhập khẩu, quá cảnh xâm phạm
quyền sở hữu trí tuệ, hàng hóa giả mạo quyền sở hữu trí tuệ, phương
tiện, ngun liệu, vật liệu nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất,
kinh doanh hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ sau khi đã loại bỏ yếu tố
vi phạm.
Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật
nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại hoặc
tang vật khác thuộc đối tượng bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật.


Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương
tiện kinh doanh, vật phẩm.
Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa vi phạm đang lưu thơng trên thị
trường.

2. Các biện pháp tư pháp đối với người phạm tội:
Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm: Vật và tiền trực tiếp
liên quan đến tội phạm có thể bị tịch thu bao gồm: vật, tiền, công cụ,
phương tiện được dùng vào việc phạm tội hoặc do phạm tội mà có, do
mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có; vật thuộc loại Nhà nước cấm
lưu hành.
Đối với vật, tiền là công cụ, phương tiện phạm tội mà tài sản đó thuộc
quyền sở hữu của người phạm tội thì sẽ bị tịch thu. Nếu tài sản đó thuộc
sở hữu của người khác mà người phạm tội chiếm đoạt hoặc sử dụng trái
phép thì phải trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý, trừ trường hợp
người này có lỗi trong việc để cho người phạm tội sử dụng vào việc
phạm tội (Điều 47, Bộ luật Hình sự 2015).
Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin
lỗi: Đây là biện pháp tư pháp nhằm bảo vệ lợi ích vật chất, lợi ích tinh
thần của người khác khi bị hành vi phạm tội xâm phạm tới. Buộc người
phạm tội phải trả lại tài sản cho chủ sở hữu hoặc người quản lý, nếu hư
hỏng thì phải sửa chữa, nếu khơng thể trả lại hoặc gây ra thiệt hại thì
phải bồi thường thiệt hại. Nếu người phạm tội gây thiệt hại về tinh thần
thì phải khơi phục lại những giá trị tinh thần cho người bị hại thơng qua
việc tịa án nhân danh nhà nước buộc người phạm tội phải công khai xin
lỗi họ (Điều 48, Bộ luật Hình sự 2015).


×