Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Quản lý lễ hội côn sơn kiếp bạc, thành phố chí linh, tỉnh hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.44 MB, 77 trang )

BỘ NỘI VỤ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ XÃ HỘI

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
QUẢN LÝ LỄ HỘI CƠN SƠN KIẾP BẠC
TẠI THÀNH PHỐ CHÍ LINH, TỈNH HẢI DƢƠNG

Khóa luận tốt nghiệp ngành

:

QUẢN LÝ VĂN HÓA

Người hướng dẫn

:

TS. TRẦN THỊ DIỆU THÚY

Sinh viên thực hiện

:

TRẦN HOÀNG VY

Mã số sinh viên

:

1805QLVB059



Khóa

:

2018-2022

Lớp

:

1805QLVB

HÀ NỘI - 2022


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tôi và được
sự hướng dẫn khoa học của TS Trần Thị Diệu Thúy. Các nội dung nghiên cứu
trong khóa luận với đề tài “Quản lý lễ hội Cơn Sơn Kiếp Bạc, thành phố Chí
Linh, tỉnh Hải Dương” của tơi là do tơi tự tìm hiểu và chưa cơng bố dưới bất
kỳ hình thức nào trước đây. Những vấn đề tơi tìm hiểu được là sự tìm hiểu
một cách khách quan, được nhân thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ
nguồn gốc. Nếu nhà trường và khoa có phát hiện ra bất kỳ sự gian lận nào, tơi
sẽ hồn tồn chịu trách nhiệm về nội dung có trong khóa luận của mình.
Sinh viên thực hiện
Trần Hoàng Vy


LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, hướng dẫn và chỉ bảo tận
tình của Giảng viên – TS. Trần Thị Diệu Thúy, Ban quản lý khu di tích Cơn
Sơn Kiếp Bạc, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương đã giúp đỡ tơi trong q
trình hình thành ý tưởng, đến xây dựng đề cương, đi điền dã để khai thác và
tìm được những tư liệu quý báu phục vụ trong suốt q trình nghiên cứu và
hồn thành khóa luận tốt nghiệp.
Tuy nhiên, q trình nghiên cứu, đi vào thực tế để nghiên cứu chuyên
sâu vẫn còn những bỡ ngỡ. Do vậy, khóa luận khơng thể tránh khỏi những
thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các giảng viên, các bạn
đọc để khóa luận tốt nghiệp của tơi được trở nên hồn thiện hơn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn
Sinh viên thực hiện

Trần Hoàng Vy


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt

Viết đầy đủ

1

BQL

Ban quản lý

2

BQLDT


Ban quản lý di tích

3

BTC

Ban tổ chức

4

DSVH

Di sản văn hóa

5

DSVHPVT

Di sản văn hóa phi vật thể

6

DTLSVH

Di tích lịch sử văn hóa

7

HĐND


Hội đồng nhân dân

8

Nxb

Nhà xuất bản

9

PGS.TS

Phó Giáo sư – Tiến sĩ

10

PCCC

Phòng cháy, chữa cháy

11

TNCSHCM

Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

12

THCS


Trung học cơ sở

13

THPT

Trung học phổ thơng

14

Tr

Trang

15

TS

Tiến sĩ

16

UBND

Ủy ban nhân dân

17

VH - TT


Văn hóa – Thơng tin

18

VH,TT&DL

Văn hóa, Thể thao và Du lịch


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu ................................................................................ 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................... 4
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ....................................................... 5
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................... 5
6. Đóng góp mới của đề tài khóa luận ..................................................... 6
7. Bố cục đề tài........................................................................................... 6
Chƣơng 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ LỄ HỘI VÀ KHÁI
QUÁT THÀNH PHỐ CHÍ LINH, TỈNH HẢI DƢƠNG ............................. 7
1.1 Cơ sở lý luận ........................................................................................ 7
1.1.1 Các khái niệm cơ bản ....................................................................... 7
1.1.2 Vai trò của lễ hội ............................................................................. 11
1.1.3 Đặc trưng của lễ hội ....................................................................... 14
1.2 Cơ sở pháp lý trong quản lý lễ hội .................................................. 15
1.2.1 Những văn bản quản lý lễ hội của Trung ương ........................... 15

1.2.2 Những văn bản quản lý lễ hội của địa phương............................. 16
1.2.3 Nội dung quản lý di sản văn hóa ................................................... 16
1.3 Tổng quan về thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dƣơng ..................... 17
1.3.1 Vị trí địa lý ....................................................................................... 17
1.3.2 Đặc điểm về kinh tế - xã hội ........................................................... 18
1.3.3 Đặc điểm về văn hóa xã hội............................................................ 20
1.3.4 Khái qt lễ hội Cơn Sơn Kiếp Bạc ............................................... 21
Tiểu kết .................................................................................................... 27
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ LỄ HỘI CÔN SƠN KIẾP BẠC 28
2.1 Các giá trị của lễ hội Côn Sơn Kiếp Bạc......................................... 28
2.1.1 Giá trị lịch sử cửa lễ hội ................................................................. 28


2.1.2 Giá trị văn hóa của lễ hội ............................................................... 29
2.1.3 Giá trị kinh tế của lễ hội ................................................................. 30
2.2 Công tác quản lý lễ hội ..................................................................... 32
2.2.1 Các chủ thể tham gia quản lý lễ hội .............................................. 32
2.2.2. Thực trạng công tác quản lý lễ hội ............................................... 34
2.3. Đánh giá công tác quản lý lễ hội Côn Sơn, Kiếp Bạc ................... 44
2.3.1. Những điểm mạnh tích cực ........................................................... 44
2.3.2. Những điểm hạn chế ..................................................................... 46
TIỂU KẾT ............................................................................................... 49
Chƣơng 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ
LỄ HỘI ........................................................................................................... 50
3.1. Giải pháp về nhân lực trong công tác quản lý lễ hội .................... 50
3.1.1. Đào tạo, bổ sung và nâng cao năng lực của đội ngũ quản lý ..... 50
3.1.2 Nâng cao ý thức và tinh thần tự giác, tự quản của người dân .... 50
3.2. Giải pháp về công tác tổ chức lễ hội............................................... 52
3.2.1 . Tăng cường cơng tác quản lý di tích nơi diễn ra lễ hội .............. 52
3.2.2 Tuyên truyền về nội dung, giá trị của lễ hội Côn Sơn Kiếp Bạc .. 54

3.2.3. Tăng cường công tác tuyên tuyền, phổ biến pháp luật trong lễ hội 56
3.2.4 Tăng cường quảng bá hình ảnh lễ hội bằng nhiều hình thức, đa
dạng về nội dung ...................................................................................... 58
3.2.5 Tăng cường thực hiện công tác vệ sinh môi trường ..................... 59
3.3. Giải pháp về công tác bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội.............. 60
3.3.1. Công tác xã hội hóa trong việc bảo tồn phát huy giá trị di tích và
lễ hội ......................................................................................................... 60
3.3.2 Phục dựng nâng cấp lễ hội............................................................. 61
Tiểu Kết.................................................................................................... 63
KẾT LUẬN .................................................................................................... 64
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 66
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 67


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hóa tinh thần do nhân dân lao
động nước ta sáng tạo ra. Trải qua một q trình hình thành và phát triển, lễ
hội khơng chỉ gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, mà
còn phản ánh khá trung thực các sự kiện văn hóa và lịch sử tiêu biểu đã diễn
ra trong suốt tiến trình lịch sử ấy theo một phong cách đặc sắc và độc đáo.
Từ khi hình thành xã hội thì lễ hội là món ăn tinh thần, là “cuộc sống thứ
hai” của con người. Đó là hình thức sinh hoạt văn hóa có tính cộng đồng rất cao.
Ở nước ta, hình ảnh lễ hội xuất hiện trên các trống đồng có niên đại hai nghìn năm
trước Công nguyên với những người nhảy múa, đánh trống, thổi khèn, giã gạo,
nhảy múa, vui chơi ca hát...
Hành động trong lễ hội không đơn giản chỉ là tái hiện những mơ thức
văn hóa cổ xưa mà qua đó, thể hiện một khát khao của con người hiện tại được
tiếp nối và phát huy sức mạnh, sự toàn năng của thiên nhiên hay thần linh, hay
tái hiện lại sự kiện chống giặc ngoại xâm oanh liệt của các vị anh hùng trong

lịch sử.
Những hành vi ấy dần biến thành nghi thức ngày một trang nghiêm,
thành kính. Vì là sinh hoạt tập thể đem lại sự hứng khởi cho mọi người nên
những nghi thức ấy cũng dần đi vào tâm thức tạo thành niềm cộng cảm thiêng
liêng. Cùng tham dự một lễ hội, người ta cảm thấy như muốn gắn kết với nhau
hơn, như muốn được chia sẻ hơn, như được tiếp thêm sức sống. Vì thế mà thời
điểm lễ hội được coi là “thời điểm mạnh” trong đời sống, hội tụ những nét tích
cực nhất của một trình độ tổ chức; hội tụ những trạng thái tình cảm thăng hoa,
vui vẻ và cũng là thời điểm hội tụ những hình thức lễ nghi và những trò diễn
dân gian đặc sắc nhất.
Trong những năm gần đây, lễ hội trở thành một hoạt động cuốn hút sự
quan tâm của hầu hết các tầng lớp nhân dân, địa phương, các tổ chức và tôn

1


giáo. Có thể khẳng định, sức cuốn hút của lễ hội thể hiện ở chỗ đáp ứng được
nhu cầu về đời sống văn hóa, đời sống tâm linh của cộng đồng.
Lễ hội đóng một vai trị cốt yếu rất quan trọng trong đời sống con
người Việt Nam, sau những ngày dài làm việc đầy dẫy những căng thẳng áp
lực của cơng việc, con người sẽ tìm về cội nguồn cùng nhau sum vầy tụ hội,
Lễ hội không chỉ là nơi cố kết cộng đồng mà lễ hội còn là nơi trao đổi, phổ
cập và tuyên truyền cho những thế hệ trẻ sau này nắm được về những lễ hội
truyền thống của đất nước
Với truyền thống văn hóa “ Uống nước, nhớ nguồn” của con người
Việt Nam, hàng năm từ ngày 10/8 âm lịch cho đến 20/8 âm lịch những
người con dân và phật tử từ mọi miền tổ quốc trở về trẩy hội Cơn Sơn Kiếp
Bạc, tại thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương để tưởng niệm các bậc vĩ nhân
của đất nước.
Theo truyền thống hằng năm, tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Cơn

Sơn-Kiếp Bạc có hai kỳ lễ hội là lễ hội mùa Xuân diễn ra từ ngày 16-23 tháng
Giêng Âm lịch, kỷ niệm ngày viên tịch của Đệ Tam tổ Huyền Quang tôn giả;
Lễ hội mùa Thu từ ngày 16-20/8 Âm lịch, kỷ niệm ngày mất của hai vị anh
hùng dân tộc là Trần Hưng Đạo (ngày 20/8 Âm lịch) và danh nhân văn hóa
thế giới Nguyễn Trãi (ngày 16/8 Âm lịch).
Trong giai đoạn hiện nay, việc bảo tồn và phát triển lễ hội ngày một
được nâng cao và ngày càng trở nên quan trọng hơn. Các lễ hội đã dần đi vào
chuẩn mực, có sự thay đổi cải thiện hơn rất nhiều trong quy trình quản lý, tuy
nhiên vẫn còn cơ số bất cập chưa thể thay đổi trong ngày một ngày ngày hai. Vì
vậy, chúng ta cần phải có những biện pháp quản lý phù hợp để lễ hội phát triển
một cách toàn diện nhất nhưng vẫn giữ lại những giá trị truyền thống q báu và
vừa đáp ứng nhu cầu văn hóa chính đáng của người dân về tín ngưỡng.
Chính vì những vấn đề nêu trên và thơng qua việc tìm hiểu nghiên cứu,
đánh giá hoạt động quản lý lễ hội, tôi quyết định chọn đề tài “Quản lý lễ hội

2


Cơn Sơn Kiếp Bạc tại thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương” làm đề tài cho
khóa luận tốt nghiệp.
2. Lịch sử nghiên cứu
Lễ hội Côn Sơn Kiếp Bạc là một lễ hội lớn của miền Bắc và cũng là
một lễ hội lớn của đất nước ta, lễ hội không chỉ là nơi những con dân phật tử
đến để cầu khấn mà lễ hội cịn chính là nơi gắn kết cộng đồng, nơi mà để con
người chúng ta nhớ lại về cội nguồn những trang lịch sử vẻ vang của dân tộc.
Vậy nên công tác nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn và phát huy giá trị của lễ hội
Côn Sơn Kiếp Bạc được nhắc đến không chỉ trong sử sách mà đến nay vẫn
được các thế hệ trẻ nghiên cứu và nhắc tới ở thời điểm hiện đại.
Nhóm cơng trình nghiên cứu về khu di tích Cơn Sơn Kiếp Bạc:
Hải Dương di tích và danh thắng (1999) do Sở Văn hóa Thông tin Hải

Dương xuất bản
Côn Sơn - Kiếp Bạc quá trình hình thành và phát triển (2006) in trên
Tạp chí Di sản Văn hóa đã nghiên cứu, giới thiệu lịch sử hình thành, địa văn
hóa, qusự khu di tích Cơn Sơn - Kiếp Bạc.
Di sản Hán Nôm Côn Sơn - Kiếp Bạc - Phượng Sơn (2006) của
Ban quản lý di tích Cơn Sơn - Kiếp Bạc do Nhà xuất bản Chính trị quốc
gia xuất bản,
Hội thảo Chí Linh bát cổ được tổ chức vào năm 2008 do Ủy Ban Nhân
Dân thị xã Chí Linh và Liên hiệp các Hội khoa học kĩ thuật Hải Dương tổ
chức, hội thảo đã nhận được các tham luận nghiên cứu về các di tích "Huyền
Thiên cổ tự", "Tiền ẩn cổ bích".
Hội thảo khoa học Bảo tồn và phát huy di sản Đệ tam tổ thiền phái Trúc
Lâm Huyền Quang và lễ hội chùa Côn Sơn (2009) do Viện nghiên cứu Văn
hóa nghệ thuật, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hải Dương, Giáo hội Phật
giáo tỉnh Hải Dương tổ chức

3


Hồ sơ khoa học Lễ hội chùa Côn Sơn (2012) do Sở Văn hóa Thể thao
và Du lịch Hải Dương lập và đề nghị đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi
vật thể quốc gia.
Năm 2012 khu di tích Cơn Sơn - Kiếp Bạc được Thủ tướng Chính Phủ
quyết định xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt, lễ hội Côn Sơn, Kiếp Bạc được
vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Văn bản số 2093/BXD – KTQH được Bộ Xây dựng ban hành, gửi Văn
phịng Chính phủ, có nội dung quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát triển giá trị
khu di tích lịch sử, danh thắng Cơn Sơn-Kiếp Bạc.
Ngồi ra trên một số website cũng có các bài viết về lễ hội Cơn Sơn - Kiếp
Bạc : Lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc trên trang web consonkiepbac.org.vn...,

Lễ hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc trên trang web consonkiepbac.org.vn.
Tuy nhiên Những cơng trình trên mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu về di
tích Cơn Sơn Kiếp Bạc, cơng tác quản lý di tích hay giới thiệu về lễ hội ...
nhưng chưa đi sâu vào nghiên cứ công tác quản lý lễ hội Cơn Sơn Kiếp Bạc
tại thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nhận thức đúng vị trí, vai trị, giá trị và làm rõ thực trạng
công tác quản lý lễ hội truyền thống Côn Sơn Kiếp Bạc tác giả khóa luận đi
sâu phân tích, đánh giá những kết quả đạt được và hạn chế trong công tác
quản lý lễ hội Côn Sơn Kiếp Bạc từ đó đề xuất một số nhóm giải pháp góp
phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý, tổ chức lễ hội Cơn Sơn Kiếp Bạc tại
thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương trong thời gian tới
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở khoa học về quản lý lễ hội
- Nghiên cứu và tìm hiểu thực trạng cơng tác quản lý lễ hội Côn Sơn
Kiếp Bạc

4


- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý lễ hội Côn
Sơn Kiếp Bạc
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu về Công tác quản lý lễ hội Côn Sơn – Kiếp Bạc thành phố
Chí Linh, tỉnh Hải Dương
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Lễ hội Côn Sơn Kiếp Bạc, thành phố Chí Linh,
tỉnh Hải Dương

Phạm vi thời gian: Lễ hội mùa Xuân 2019, 2020, 2021 và Lễ hội mùa
Thu 2019, 2020, 2021
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để phục vụ cho cơng tác nghiên cứu của mình, trong q trình thu thập
thơng tin, tơi chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp quan sát, mô tả: Thơng qua điền dã tại quần thể khu di
tích lịch sử Côn Sơn Kiếp Bạc để thu thập tài liệu, tư liệu, phục vụ cho việc
viết đề tài.
- Phương pháp điền dã: Trên cơ sở khảo sát thực tế tại địa điểm tổ chức
lễ hội và phịng cơng tác quản lý lễ hội Côn Sơn Kiếp Bạc, và Ban quản lý
khu di tích Cơn Sơn Kiếp Bạc. Qua đó đưa ra những cái nhìn chính xác hơn
về cơng tác này;
- Phương pháp điều tra xã hội học: Những dữ liệu công tác quản lý lễ hội
mà tôi nghiên cứu, thu thập và điều tra tại quần thể khu di tích lịch sử Cơn Sơn
Kiếp Bạc tại thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương từ năm 2019 đến năm 2022
- Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu: nhằm tham khảo, kế
thừa các cơng trình nghiên cứu đi trước về lễ hội, quản lý lễ hội, các báo cáo
khoa học về di tích, lễ hội Cơn Sơn Kiếp Bạc

5


6. Đóng góp mới của đề tài khóa luận
Đóng góp về tư liệu nghiên cứu: Đề tài là một nguồn tư liệu, dẫn chứng
để công tác quản lý các lễ hội ngày càng đi vào khuôn khổ và chuẩn mực.
Qua đó, làm phát triển một cách đa dạng hơn cho kho tàng tư liệu văn hóa dân
tộc về các lễ hội.
Đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn: Các giải pháp được đề xuất trong
nghiên cứu có thể ứng dụng vào thực tiễn góp phần nâng cao hiệu quả cơng
tác quản lý các lễ hội nói chung và cơng tác quản lý lễ hội Cơn Sơn Kiếp Bạc

nói riêng
7. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục đề tài có bố
cục gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học về quản lý lễ hội và khái quát thành phố Chí
Linh, tỉnh Hải Dương.
Chương 2: Thực trạng quản lý lễ hội Côn Sơn Kiếp Bạc
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác Quản lý Lễ hội Côn
Sơn Kiếp Bạc
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

6


Chƣơng 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ LỄ HỘI VÀ KHÁI QUÁT THÀNH
PHỐ CHÍ LINH, TỈNH HẢI DƢƠNG
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Các khái niệm cơ bản
1.1.1.1 Quản lý và quản lý văn hóa
Trong đời sống xã hội hiện nay, xã hội bao gồm rất nhiều những
phương diện nhỏ, trong đó xã hội ngày càng phát triển thì con người cũng sẽ
ngày càng đi lên và thay đổi, những lĩnh vực hoạt động của con người sẽ ngày
càng trở nên đa dạng và phong phú hơn và để đáp ứng được nhu cầu của con
người trong các lĩnh vực của xã hội thì đều phải có một cơ chế “quản lý” rõ ràng.
Cho đến thời điểm hiện nay khái niệm “quản lý” vẫn khá dễ nhầm lẫn
với khái niệm “lãnh đạo” và ngoài ra khái niệm về quản lý cũng có tính đã
nghĩa nên có sự khác biệt giữa nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Xuất phát từ nhiều

góc độ nghiên cứu khác nhau rất nhiều học giả trong nước và nước ngồi đã
đưa ra những khái niệm khơng giống nhau về quản lý:
Theo Fayol: “Quản lý” là một hoạt động mà mọi tổ chức đều có, nó
gồm 5 yếu tố tạo thành là: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều chỉnh và kiểm
sốt. Quản lý chính là thực hiện kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều chỉnh và
kiểm soát ấy”
Khác với quan điểm trên nhà nghiên cứu Hard Koont: “Quản lý là xây
dựng và duy trì một mơi trường giúp con người hoàn thành một cách hiệu quả
mục tiêu đã định”
Theo Perter F.Dalark cho rằng lấy quản lý là chức năng của doanh
nghiệp, nếu khơng có quản lý thì doanh nghiệp khơng thể tồn tại và từ đó
khơng thể xây dựng một xã hội tự do và phát triển. Tóm lại quản lý là quan
niệm khơng phỉ kỹ thuật, là một qua trình chứ khơng phải hoạt dộng, là tự do
chứ không phải là bị khống chế và mọi hoạt động quản lý cần 5 yếu tố cơ bản:

7


Chủ thế quản lý: Do ai quản lý ?
Khách thể quản lý: Quản lý cái gì ?
Mục đích quản lý: Quản lý vì cái gì ?
Mơi trường quản lý và điều kiện tổ chứ quản lý: Quản lý trong hoàn
cảnh nào, những yếu tố cần và đủ để quản lý lễ hội là gì ?
Biện pháp quản lý: Quản lý bằng cách nào ?
Khái niệm quản lý là một lĩnh vực đặc thù của quản lý nói chung, ngồi
ra cịn được định nghĩa như một công việc nhằm tạo ra sự thống nhất ý chí,
các hoạt động tổ chức cụ thể
Khái niệm quản lý văn hóa thường được nhìn nhận là công việc của
Nhà nước được thực hiện thông qua ban hành, tổ chức, thực hiện, kiểm tra và
giám sát việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực văn

hóa, đồng thời góp phần phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Quản lý văn hóa bao gồm những nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất chủ thể quản lý cần phải xác lập hệ quan điểm chủ đạo (hệ tư
tưởng chính trị, kinh tế, xã hội, đạo đức...) trong đó là những nguyên tắc cơ
bản xây dựng và phát triển văn hóa là cơ sở của việc xác lập nội dung, và
phương thức quản lý. Cùng với đó là hệ thống bộ máy tổ chức, cán bộ cần
phải nắm được các chức năng của quản lí văn hóa và thực hiện chức năng
quản lí văn hóa từ Trung ương đến địa phương theo các lĩnh vực
Thứ hai chủ thể quản lý không chỉ sử dụng nội dung lĩnh vực, chức
năng của ngành văn hóa nói chung hay ngành quản lý văn hóa nói riêng mà
cần phải có cơ chế phối hợp liên ngành, một số ngành như ngành y tế, ngành
giáo dục, ngành lao động ....
Thứ ba công cụ quản lý bao gồm các văn bản quy phạm pháp luật, pháp
lệnh, nghị đinh, thông tư, chỉ thị, quy chế và các hệ thống chính sách thuộc
từng lĩnh vực như nếp sống, văn hóa nghệ thuật, di sản văn hóa, văn hóa
dân tộc...

8


Cuối cùng ngồi ra cơng tác quản lý văn hóa cịn có các phịng ban, các
cơ quan đơn vị thực hiện phụ trách các công tác giám sát, kiểm tra, khen
thưởng hay xử lý vi phạm
1.1.1.2 Lễ hội và Quản lý lễ hội
Việt Nam là một đất nước có nền văn hóa lâu đời, nhiều dân tộc cùng
sinh sống trên một lãnh thổ thống nhất, cùng đóng góp phong tục tập quán
mang bản sắc riêng của mỗi vùng miền, dân tộc, tơn giáo... cho nền văn hóa
dân tộc. Trong đó lễ hội là yếu tố quan trọng và vừa là đặc trưng cho mỗi dân
tộc, làm cho văn hóa đất nước đặc sắc hơn.
Hiện nay, tại Việt Nam khái niệm lễ hội vẫn còn được hiểu và được lý

giải theo nhiều định nghĩa, nhiều khái niệm khác nhau, khái niệm về lễ hội
hồn tồn có thể hiểu theo cách lễ và hội thành hai thành tố khác nhau trong
cấu trúc lễ hội dựa trên thực tế có những sinh hoạt văn hóa dân gian có lễ mà
khơng có hội hoặc ngược lại.
Cùng với sự đi lên phát triển của đất nước công cuộc đổi mới đã mang
lại những thành tựu lớn đáp ứng đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân
không chỉ dưng lại ở mức chuẩn mực mà sẽ ngày càng cải thiện và nâng cao.
Từ đó, nhu cầu sinh hoạt văn hóa của nhân dân ngày càng tăng; trong đó, lễ
hội là một loại hình có sức hấp dẫn lớn. Lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn
hóa tổng hợp và mang tính cộng đồng, hướng về nguồn cội, đáp ứng đời sống
tâm linh, không ngừng sáng tạo và hưởng thụ văn hóa, là nhu cầu cần thiết
cực kì quan trọng tác động đến đời sống xã hội
Những năm gần đây, Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương, chính
sách khuyến khích phục dựng những giá trị văn hóa truyền thống đang có dấu
hiệu dần phai nhạt, để đáp ứng nhu cầu của xã hội, đời sống kinh tế và đời
sống văn hóa ,các cơ sở được nâng cấp, các lễ hội truyền thống được phục hồi,
góp phần phát huy giá trị văn hóa, giữ gìn bản sắc văn hóa của các dân tộc.

9


Như vậy cấu trúc của lễ hội sẽ có hai phần: Phần Lễ và phần Hội
“LỄ” là hệ thống các nghi thức diễn ra trong lễ hội nhằm thể hiện sự
“ứng xử” đối với Thần linh, với các Nhân thần, Nhiên thần theo những quy
trình, nội dung chặt chẽ, với các lễ vật (nông sản và các lễ vật khác liên quan),
hình thức cúng bái kèm theo âm nhạc, vũ điệu, trang phục dân gian với những
quan niệm triết lý sâu xa. Đó chính là những “luật tục” nghiêm túc được thực
hiện qua các thế hệ trong đời sống cộng đồng để bày tỏ những ước muốn của
“Con người” với “Thần linh” được gặp nhiều điều “thuận buồm xi gió”,
“xi chèo mát mái” trong cấy trồng, mùa vụ, trong sức khỏe và đời sống

bình dị của cư dân nơng nghiệp.
“HỘI” là sáng tạo văn hóa của cộng đồng, thường đi liền và tái hiện sau
phần “LỄ” với mục đích vui chơi, thụ hưởng thơng qua văn hóa ẩm thực, trị
chơi dân gian, thi tài giữa các nhóm người trong cộng đồng (nam nữ: hát đối
đáp, giao duyên; thanh niên: đấu vật, chơi bóng, pháo đất; giữa các làng: nấu
cơm thi, gói bánh, đi cà kheo, đua thuyền, chọi trâu…). Quanh năm lam lũ
làm ăn, đây là dịp để “dân làng”, “dân bản” “dân bn”, “dân phum,
sóc”…“xả xì - trét” phục hồi sức lao động để bước vào một năm mới, một chu
kỳ làm ăn mới, một chu kỳ sức khỏe mới mọi sự “hanh thông” nhiều phúc,
lộc, tài “bằng năm, bằng mười năm trước”.
Lễ hội là sản phẩm của xã hội được đúc kết qua thời gian, những giá trị
văn hóa lịch sử trong q khứ, được gìn giữ và phát huy tới ngày nay và được
người dân, cộng đồng tham gia trong đời sống sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng.
Khái niệm quản lý lễ hội Lễ hội là một loại hình sinh hoạt văn hố,
nghệ thuật truyền thống, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống, từ sự tồn tại và phát
triển của cộng đồng, sự bình yên cho từng thành viên, niềm hạnh phúc cho
từng gia đình. Lễ hội ra đời, tồn tại gắn với quá trình phát triển của các dân
tộc nói chung và làng xã, thơn bản của người Việt và các dân tộc thiểu số, nó
phản ánh nhiều giá trị trong đời sống kinh tế - xã hội, văn hóa, lịch sử của

10


cộng đồng. Một trong những giá trị tiêu biểu của lễ hội là giá trị văn hoá và
liên kết cộng đồng qua tơn giáo, tín ngưỡng; là một trong những nguyên nhân
quan trọng làm cho lễ hội có sức sống lâu bền, tồn tại với lịch sử và văn hóa
dân tộc cho đến hôm nay.
Quản lý lễ hội là một trong những nội dung quản lý nhà nước về văn
hóa có tính đặc thù riêng với nhóm lễ hội (Dân gian, Lịch sử, Tơn giáo hoặc
Du nhập từ nước ngồi vào nước ta). Lễ hội trong đời sống tộc người, quốc

gia thường ln gắn với các di sản văn hóa và hiện tượng văn hóa tâm linh;
gắn bó và phản ánh ước nguyện của con người, cộng đồng người quy mơ khác
nhau về một cuộc sống bình an, ấm no, hạnh phúc; ước nguyện mọi điều tốt
đẹp đến với con người... Trong lễ hội dù ở loại hình gì đi chăng nữa đều phản
ánh những phương thức sinh hoạt với các phần cơ bản là phần Lễ và phần Hội
với nhiều giá trị, sinh hoạt văn hóa vật thể và phi vật thể đan cài đậm cá tính
tộc người, vùng miền, địa phương. Đó cũng là đối tượng quản lý của ngành
văn hóa nhằm làm sao để các chủ thể văn hóa - người dân, được thụ hưởng và
phát huy khả năng sáng tạo trong bảo tồn, phát huy giá trị, bản sắc văn hóa
tộc người và quốc gia.
Như vậy ta có thể hiểu: Hoạt động quản lý nhà nước về lễ hội là quá
trình, tác động của bộ máy chức năng nhà nước đối với toàn bộ hoạt động lễ
hội của tộc người, cộng đồng, địa phương và quốc gia bằng quyền lực thông
qua Hiến pháp, pháp luật, bộ máy tổ chức và cơ chế chính sách nhằm tạo
điều kiện để người dân tham gia thụ hưởng, sáng tạo, bảo tồn, phát huy các
giá trị văn hóa đậm đà bản sắc của lễ hội nhằm thỏa mãn nhu cầu đời sống
tâm linh và ước muốn về cuộc sống tốt đẹp.
1.1.2 Vai trò của lễ hội
1.1.2.1 Vai trò của lễ hội trong đời sống
Lễ hội là một dạng sinh hoạt văn hóa tổng hợp của con người, phục vụ
nhu cầu văn hóa chính đáng của một cộng đồng, đây là dịp để mọi người

11


thăng hoa một cách bay bổng nhất những phẩm chất tài năng tốt đẹp của mình
hịa nhập cái tơi cá nhân vào cái tả chung của cộng đồng để tạo thành niềm
vui chung sức mạnh chung của cả cộng đồng.
Từ đó tạo nên một nút thắt gắn chặt sự đồn kết của mọi người. Bằng
nội dung của mình,lễ hội bao giờ cũng chứa đựng trách nhiệm nhắc nhở cho

mọi thành viên của cộng đồng những bài học truyền thống và cần thiết về lịch
sử và đạo lý, về lao động sản xuất và lao động kỹ thuật, về tinh thần thượng
võ và nếp sống tài hoa.
Lễ hội mang sức sống, là tài sản văn hóa truyền thống của dân tộc,
được trao truyền giữa các thế hệ, giữa các thời đại, trải qua nhiều thế kỷ; đồng
thời cũng là đầu mối của cơng cuộc giao lưu, tiếp biến văn hóa giữa các vùng
miền các dân tộc các quốc gia trên thế giới
1.1.2.2 Vai trị của lễ hội trong văn hóa
Vai trị của lễ hội trong văn hóa mang lại cho thế hệ trẻ những giá trị tốt
đẹp được đúc kết từ đời này qua đời khác
Giá trị hướng về cội nguồn: Tất cả mọi lễ hội cổ truyền đều hướng về
nguồn cội tự nhiên mà con người vốn từ đó sinh ra và nay vẫn là một bộ phận
hữu cơ, nguồn cội cộng đồng như dân tộc, đất nước, xóm làng, tổ tiên,...
Chính vì vậy, hướng về nguồn cội đã trở thành tâm thức của con người Việt
Nam: “ Uống nước nhớ nguồn‟‟, “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Giá trị đời sống tâm linh: Trong cuộc sống của con người chúng ta, đợi
sống vật vật chất và nhu cầu xã hội là những cơng viên hiện thực nhưng bên
cạnh đó về nhu cầu về đời sống tâm linh cũng không thể thiếu. Lễ hội góp
phần đáp ứng nhu cầu về tâm linh con người, làm thỏa mãn nhu cầu đời sống
tâm linh của con người, đó là “ cuộc đời thứ hai”, là trạng thái „thăng hoa” từ
đời sống trần tục, hiện hữu.
Giá trị bảo tồn và trao truyền văn hóa: Lễ hội khơng chỉ là tấm gương
phản chiếu nền văn hóa dân tộc để các thể hệ trẻ sau tiếp thu và nhìn nhận mà

12


cịn là mơi trường bảo tồn những già trị văn hóa ấy và phát huy nền văn hóa
dân tộc
1.1.2.3 Vai trò của lễ hội trong phát triển kinh tế và du lịch

Các lễ hội nói chung của đất nước ta đang từng bước tạo điểm nhấn thu
hút khách du lịch và trong đó lễ hội văn hố truyền thống là một dạng hoạt
động văn hoá đặc thù, với những giá trị của nó, tự thân đã có sức thu hút du
khách rất lớn. Bởi đó là mơi trường góp phần quan trọng tạo nên niềm cộng
cảm, tạo nên bản sắc văn hố khơng trộn lẫn và là tiềm năng du lịch văn hoá.
Khách du lịch họ sẽ lui tới những địa điểm vừa đáp ứng được nhu cầu về đời
sống vật chất và nhu cầu về tâm linh. Khách du lịch trong và ngoài nước ngày
càng lớn, thời gian lưu trú dài hơn
Lễ hội góp phần đa dạng hóa các loại hình du lịch: Ngày nay, xu hướng
du lịch tìm hiểu, khám phá các giá trị văn hoá vật chất và tinh thần, bản sắc
văn hoá của từng địa phương, của cộng đồng dân cư đang ngày càng thu hút
du khách. Cũng như các địa phương khác, các lễ hội đang trở thành sản phẩm
du lịch độc đáo của du lịch để du khách tìm hiểu khám phá và trải nghiệm.
Bên cạnh đó lễ hội đóng vai trị tất yếu để các tỉnh hay các địa du lịch
tâm linh phát triển mở rộng dịch vụ du lịch, tăng nguồn thu nhập cho người
dân địa phương. Khi lễ hội diễn ra trong nhiều ngày đi cùng đó sẽ là những
nhu cầu thiết yếu như đi lại, lưu trú, nghỉ dưỡng, ăn uống, mua sắm, giải
trí…Vậy nên, đây là yếu tố quan trọng để phát triển các ngành dịch vụ: Các
tour du lịch; các phương tiện di chuyển hay đặc sản ẩm thực mỗi vùng miền...
Bên cạnh đó là sự phát triển của ngành dịch vụ lưu trú và các loại hình dịch
vụ khác phục vụ nhu cầu của du khách. Các ngành dịch vụ du lịch đã mang lại
nguồn thu đáng kể cho thành phố. tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người
dân địa phương, góp phần tăng thu nhập

13


1.1.3 Đặc trưng của lễ hội
1.1.3.1 Tính thiêng
Muốn nhận thức một lễ hội, bao giờ cũng phải tìm ra được một lý do

mang tính "thiêng" nào đó. Đó là người anh hùng đánh giặc hy sinh nằm
xuống mảnh đất ấy, được lập mối đùn lên thành mộ. Đó là nơi một người anh
hùng dân tộc hiển linh, bay về trời. Hay lễ hội là dịp kỷ niệm ngày sinh, ngày
mất của một vị anh hùng hay một người có cơng với làng, với nước, ở lĩnh
vực văn hóa, hay lĩnh vực khác y thuật, giáo dục... Song, những cá nhân đó
bao giờ cũng được "thiêng hóa" và đã trở thành "Thần thánh" trong tâm trí
của người dân.
Người dân tin tưởng những người đó đã trở thành Thần thánh, khơng
chỉ có thể phù hộ cho họ trong những việc họ làm: chữa bệnh, làm nghề, sản
xuất, đánh giặc... mà cịn có thể giúp họ vượt qua những khó khăn đa dạng
hơn, phức tạp hơn của đời sống. Chính tính "Thiêng" ấy đã trở thành chỗ dựa
tinh thần cho nhân dân trong những thời điểm khó khăn, cũng như tạo cho họ
những hy vọng vào điều tốt đẹp sẽ đến.
1.1.3.2 Tính cộng đồng
Tính "cộng đồng": Từ chính nhu cầu tự nguyện của một cộng đồng lễ
hội được sinh ra, tồn tại và phát triển. Và có thể thấy rằng cộng đồng càng lớn
thì phạm vi của lễ hội cũng lớn. Bởi thế mới có lễ hội có quy mơ nhỏ hay lại
có những lễ hội quy mơ rất lớn
1.1.3.3 Tính địa phương
Lễ hội được sinh ra và tồn tại đều gắn với một vùng đất nhất định. Lễ
hội ở vùng nào mang sắc thái của vùng đó. Tính địa phương của lễ hội được
gắn bó rất chặt chẽ với đời sống của nhân dân ở vùng đó, thể hiện những nhu
cầu tinh thần và văn hóa của nhân dân, khơng chỉ ở nội dung lễ hội mà còn
mang đậm đà ở phong cách của lễ hội tại mỗi địa phương, mỗi vùng miền.
Những yếu tố đó thể hiện ở lời văn tế, ở trang phục, kiểu lọng, kiểu kiệu, kiểu

14


cờ, ở lễ vật dâng cúng...

1.1.3.4 Tính cung đình
Đa phần các nhân vật được suy tôn thành Thần linh trong các lễ hội
của người Việt, là các người đã giữ các chức vị trong triều đình ngày xưa. Bởi
thế những các nghi thức diễn ra trong lễ hội đều mô phỏng lại những giá trị
văn hóa sinh hoạt cung đình. Để thể hiện lại những giá trị này lễ hội khơng
chỉ tổ chức một cách đơn thuần mà trong đó là cách bài trí, trang phục, động
tác đi lại... qua đó làm cho lễ hội trở nên trang trọng hơn, lộng lẫy hơn. Mặt
khác lễ nghi cung đình diễn ra theo từng bước từng giai đoạn, cũng làm cho
người tham gia lễ hội cảm thấy được nâng lên một vị trí khác với ngày thường,
đáp ứng tâm lý, những khao khát nguyện vọng của người dân.
1.1.3.5 Tính đương đại
Tuy mang nặng sắc thái cổ truyền, trong quá trình vận động của lịch sử
lễ hội cũng dần dần tiếp thu những yếu tố đương đại. Những phương tiện kỹ
thuật tuyền thông mới, những cách trị chơi mới, đã góp phần vào lễ hội, giúp
cho việc tổ chức lễ hội được thuận lợi hơn, làm mới nhưng vẫn đáp ứng nhu
cầu cốt yếu. Tuy nhiên ,những sự đổi mới này đều phải dần dần trải qua quá
trình, qua sự sàng lọc tự nguyện của người dân do ngườ dân đánh giá và được
cộng đồng công nhận, không được tùy tiện lắp ghép, vô lý
1.2 Cơ sở pháp lý trong quản lý lễ hội
1.2.1 Những văn bản quản lý lễ hội của Trung ương
Chính phủ ban hành Nghị định số 110/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018
quy định về quản lý và tổ chức lễ hội. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ
ngày 15/10/2018.
Quyết định số 920/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Quy
hoạch tổng thể bảo tồn Khu di tích lịch sử - văn hóa Cơn Sơn - Kiếp Bạc gắn
với phát triển du lịch, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương

15



Công điện 229/CĐ – TTG năm 2015 tăng cường công tác quản lý tổ
chức lễ hội do Thứ Trưởng Chính Phủ Ban Hành
Công văn 515/BVHTTDL – VHCS năm 2017 về tăng cường chỉ đạo,
chấn chỉnh công tác quản lý và tổ chức lễ hội do Bộ Văn hóa Thể thao và Du
lịch ban hành
Quyết định số 1706/2001/QĐ_BVHTT, ngày 24 tháng 7 năm 2001 của
Bộ trưởng Bộ VHTT phê duyệt quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị
di tích lịch sử văn hóa danh lam thắng cảnh đến năm 2020
Luật di sản văn hóa, Luật này được Quốc hội nước Cộng hịa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm
2001
Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa, Luật này
được Quốc hội nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp
thứ 5 thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2009.
1.2.2 Những văn bản quản lý lễ hội của địa phương
Quyết định số 33/2009QĐ – UBND ngày 12 tháng 11 năm 2009 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương về việc ban hành quy định thực hiện nếp
sống văn minh trong việc cưới việc tang, lễ hội và bài trừ mê tín dị đoan trên
địa bàn tỉnh Hải Dương.
1.2.3 Nội dung quản lý di sản văn hóa
Ngày 12-7, Chủ tịch nước Trần Ðức Lương ký Lệnh công bố Luật Di
sản văn hóa, đã được kỳ họp thứ 9, QH khóa X thơng qua. Luật Di sản văn
hóa gồm 7 chương, 74 điều, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1-1-2002. Sau đó
năm tại Quốc hội Khóa XII kỳ họp thứ 5 Luật sửa đổi bổ dung một số điều
luật di sản văn hóa, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2010. Di
sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam
và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, có vai trị to lớn trong sự
nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta.

16



Nội dung quản lý nhà nước về lĩnh vực di sản văn hóa được quy định
bao gồm như sau
1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch,
chính sách phát triển sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa
2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về di
sản văn hóa
3. Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn
hóa; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về di sản văn hóa
4. Tổ chức, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học; đào tạo, bồi dưỡng
đội ngũ cán bộ chun mơn về di sản văn hóa
5. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá
trị di sản văn hóa
6. Tổ chức, chỉ đạo khen thưởng trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di
sản văn hóa
7. Tổ chức và quản lý hợp tác quốc tế về bảo vệ và phát huy giá trị di
sản văn hóa
8. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố
cáo và xử lý vi phạm pháp luật về di sản văn hóa.
1.3 Tổng quan về thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dƣơng
1.3.1 Vị trí địa lý
Thành phố Chí Linh nằm ở phía bắc tỉnh Hải Dương, có vị trí địa lý
như sau:
Phía đơng thành phố giáp thị xã Kinh Môn (với ranh giới là sông Kinh
Thầy) và thị xã Đơng Triều, tỉnh Quảng Ninh
Phía tây thành phố giáp huyện Quế Võ, huyện Gia Bình và huyện
Lương Tài thuộc tỉnh Bắc Ninh (qua sơng Thái Bình) và huyện n Dũng,
tỉnh Bắc Giang (qua sơng Thương)
Phía nam thành phố giáp huyện Nam Sách với ranh giới là sông Kinh Thầy


17


Phía bắc thành phố giáp huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.
Thành phố nằm trên quốc lộ 18 và quốc lộ 37, cách thành phố Hải
Dương 40 km về phía bắc, cách Hà Nội 70 km về phía đơng bắc.
Chí Linh nằm trong vùng tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phịng - Quảng
Ninh, có đường giao thơng thuận lợi. Đường bộ có quốc lộ 18 chạy dọc theo
hướng đơng - tây qua trung tâm thành nối liền Hà Nội - Quảng Ninh,
Thành phố Chí Linh có phong cảnh đẹp và nhiều di tích lịch sử từ cấp
địa phương đến cấp quốc gia. Trong đó phải kể đến:
Chùa Cơn Sơn có rừng thơng, hồ, suối Cơn Sơn và bàn cờ tiên nổi tiếng
trong thơ Nguyễn Trãi. Tại đây cịn có đền thờ Trần Nguyên Đán, đền thờ
Trần Nguyên Hãn và đền thờ Nguyễn Trãi
1.3.2 Đặc điểm về kinh tế - xã hội
Giá trị sản xuất ngành công nghiệp đạt 11.440 tỷ 811 triệu đồng (giá so
sánh năm 2010), tăng 5,7% so với năm 2019 (Trong đó cơng nghiệp sản xuất
điện, nước đạt 6.301 tỷ 33 triệu đồng, tăng 9,0%; Công nghiệp khai thác đạt
84 tỷ 971 triệu đồng, giảm 8,5%; Công nghiệp chế biến đạt 5.054 tỷ 51 triệu
đồng, tăng 2,1%). Giá trị sản xuất ngành xây dựng đạt 2.309 tỷ 36 triệu đồng,
tăng 11,2% so với năm 2019.
Giá trị sản xuất nông – lâm – thủy sản đạt 2.229 tỷ 6 triệu đồng, tăng
4,4% so với năm 2019 (trong đó: Giá trị sản xuất nơng nghiệp đạt 1.983 tỷ 9
triệu đồng, tăng 4,7%; giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 15 tỷ 704 triệu đồng,
tăng 3,3%; giá trị sản xuất thủy sản đạt 229 tỷ 402 triệu đồng, tăng 1,3%).
Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố ước thực hiện là
1.102.597.933.000 đồng, đạt 209,79% kế hoạch tỉnh giao.
Ngành nơng – lâm nghiệp, thuỷ sản
Mơ hình sản xuất lúa tập trung: Vụ chiêm xuân 2019-2020 và vụ mùa

2020 trên địa bàn thành phố thực hiện 5 mô hình sản xuất lúa hàng hóa tập
trung gắn với bao tiêu sản phẩm quy mô 30 ha/vùng tại 04 phường: Đồng Lạc,

18


Chí Minh, Thái Học, Hồng Tân với tổng diện tích 160,92 ha. Các mơ hình
lúa tập trung sinh trường và phát triển tốt.
Sản xuất vải thiều, nhãn, na theo tiêu chuẩn VietGap: Mặc dù điều kiện
thời tiết bất lợi cho sản xuất cây ăn quả nhất là vải, nhãn. Nhưng thành phố
vẫn tiếp tục duy trì mơ hình sản xuất vải quả đã được cấp mã số vùng trồng
xuất khẩu đi Mỹ, Úc, EU diện tích 34,43 ha tại 02 đơn vị: xã Hoàng Hoa
Thám và phường Bến Tắm. Năm 2020, toàn thành phố triển khai thực hiện 80
ha vùng sản xuất trái cây tập trung lần 1. Chủ yếu ở các xã, phường: Lê Lợi,
Bắc An, Bến Tắm, Hoàng Hoa Thám, Hồng Tiến, Hồng Tân, Cộng Hịa,…
Năng suất vải đạt 27,45 tạ/ha, sản lượng đạt 7.834 tấn; Năng suất nhãn đạt
55,31 tạ/ha, sản lượng đạt 3.595 tấn; Năng suất na đạt 162,85 tạ/ha, sản lượng
đạt 12,572 tấn.
Chăn nuôi, thủy sản: Năm 2020, tổng đàn lợn đạt 22.420 con. Tổng đàn
gia cầm đạt 3.330 con. Ổn định và duy trì diện tích ni trồng thủy sản và
ni cá lồng.
Trên địa bàn thành phố có 588 lồng cá thuộc 04 xã, phường: Nhân Huệ,
Cổ Thành, Văn An và Đồng Lạc. Tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt
7.243 tấn.
Lâm nghiệp: Duy trì và thực hiện tốt cơng tác quản lý, bảo vệ rừng.
Thực hiện công tác quản lý khai thác lâm sản theo đúng quy định về khai thác
chính và tận dụng, tận thu lâm sản.
Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng
Tồn thành phố có 01 Khu Cơng nghiệp Cộng Hịa và 04 Cụm cơng
nghiệp, thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất. Tổng số doanh

nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố 775 doanh
nghiệp và 06 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với tổng số lao động
17.980 lao động. Ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện, nước, sản
xuất vật liệu xây dựng, chế biến, giầy, da phát triển ổn định. Số cơ sở kinh tế

19


×