Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

TIỂU LUẬN đề tài TRÌNH bày các KHÁI NIỆM về CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ QUỐC GIA PHÂN TÍCH LÃNH THỔ QUỐC GIA VIỆT NAM LIÊN TRÁCH NHIỆM SINH VIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (466.23 KB, 18 trang )

BỘ CƠNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA: KẾ TỐN – KIỂM TỐN
------oOo------

TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI: TRÌNH BÀY CÁC KHÁI NIỆM VỀ CHỦ QUYỀN LÃNH
THỔ QUỐC GIA: PHÂN TÍCH LÃNH THỔ QUỐC GIA VIỆT
NAM. LIÊN TRÁCH NHIỆM SINH VIÊN?

LỚP HỌC PHẦN: DHKT17E – 4203003354105
NHÓM 5

Giảng viên hướng dẫn: VŨ VĂN ĐỒNG

TP. Hồ Chí Minh, ngày 06 tháng 03 năm 2022
1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền. Lãnh thổ Việt
Nam là một chỉnh
thể thống nhất, bất khả xâm phạm, với diện tích đất liền là
331.689 km2, với 4.550 km đường biên giới, là nơi sinh sống
của trên 84 triệu dân thuộc 54 dân tộc anh em đoàn kết trong
đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, bên cạnh những
thuận lợi, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với những nguy cơ,
thách thức. Các thế lực thù địch chưa từ bỏ âm mưu can thiệp
vào công việc nội bộ, gây mất ổn định chính trị - xã hội, xâm


phạm chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia nước ta.
Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là một nhiệm vụ chiến lược
của cách mạng Việt
Nam hiện nay. Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là
một nội dung đặc biệt quan trọng của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc
xã hội chủ nghĩa. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng
xác định: “Xây dựng nền quốc phịng tồn dân và an ninh nhân
dân vững mạnh toàn diện; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, độc lập
chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ Đảng, Nhà
nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ an ninh
chính trị, an ninh kinh tế, an ninh tư tưởng văn hố và an ninh
xã hội; duy trì trật tự kỷ cương, an tồn xã hội; giữ vững ổn định
chính trị của đất nước, ngăn ngừa, đẩy lùi và làm thất bại mọi
âm mưu, hoạt động chống phá, thù địch, không để bị động, bất
ngờ”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về chủ quyền
lãnh thổ, biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam; những nội dung chủ yếu về xây dựng và bảo vệ chủ
quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia của nước ta trong tình hình
hiện nay.Tuyên truyền xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ,
biên giới quốc gia là trách nhiệm của toàn dân.
Là sinh viên cần nhận thức được tầm quan trọng của nhiệm vụ
tuyên truyền. Trên cơ sở đó, nâng cao ý thức, trách nhiệm công
2


dân, học tập tốt, thực hiện tốt các nhiệm vụ qn sự, quốc
phịng, sẵn sàng nhận và hồn thành mọi nhiệm vụ bảo vệ Tổ
quốc.

3. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích và đi đến tóm tắt
đưa ra những vấn đề đặt ra về sinh viên với nhiệm vụ tuyên
truyền xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ,biên giới Quốc
gia.

3


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................2
MỤC LỤC..........................................................................................................3
I. KHÁI NIỆM................................................................................................4
II.

VÙNG ĐẤT QUỐC GIA......................................................................5

III. VÙNG BIỂN QUỐC GIA....................................................................6
IV. VÙNG TRỜI QUỐC GIA...................................................................9
V. VÙNG LÃNH THỔ QUỐC GIA ĐẶC BIỆT VIỆT NAM...........12
KẾT LUẬN......................................................................................................13
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................14

4


I.

KHÁI NIỆM
 Lãnh thổ quốc gia:


Phạm vi không gian được giới hạn bởi biên giới quốc gia, thuộc
chủ quyền hoàn toàn và đẩy đủ của một quốc gia. Lãnh thổ
quốc gia Việt Nam bao gồm : vùng đất quốc gia, vùng biển
quốc gia (nội thuỷ và lãnh hải), vùng trời quốc gia, ngồi ra cịn
gồm lãnh thổ quốc gia đặc biệt. Vùng đất quốc gia (kể cả các
đảo và quần đảo) là phần mặt đất và lòng đất của đất liền (lục
địa), của đảo, quần đảo thuộc chủ quyền một quốc gia ; bộ
phận quan trọng nhất cấu thành nên lãnh thổ quốc gia, làm cơ
sở để xác định vùng trời quốc gia, nội thuỷ, lãnh hải. Vùng đất
quốc gia có thể gồm những lục địa ở những điểm khác nhau
(tách rời nhau), nhưng các vùng đất đó đều thuộc lãnh thổ
thống nhất của quốc gia hoặc cũng có thể chỉ bao gồm các đảo,
quần đảo ở ngoài biển hợp thành quốc gia quần đảo. Việt Nam
là một quốc gia nằm trên bán đảo Đơng Dương, ven biển Thái
Bình Dương, có vùng đất quốc gia vừa là đất liền, vừa là đảo,
vừa là quần đảo, bao gồm từ đỉnh Lũng Cú, Hà Giang đến mũi
Cà Mau ; các đảo như Phú Quốc, Cái Lân... và quần đảo Hoàng
Sa, Trường Sa.
Việt Nam có ba mặt trơng ra biển : Đơng, Nam và Tây Nam, với
bờ biển dài 3.260 km, từ Móng Cái đến Hà Tiên. Phần Biển Đông
thuộc chủ quyền Việt Nam mở rộng về phía Đơng và Đơng
Nam, có thểm lục địa, các đảo và quần đảo lớn nhỏ bao bọc.
Riêng Vịnh Bắc Bộ đã tập trung một quần thể gần 3.000 hòn
đảo trong khu vực Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long ; các đảo Cát Hải,
Cát Bà, Bạch Long Vĩ ; xa hơn là quần đảo Hoàng Sa và Trường
a; phía Tây Nam và Nam có các nhóm đảo Con Sơn, Phú Quốc
và Thổ Chu.
 Chủ quyền quốc gia:
Quyền làm chủ một cách độc lập, toàn vẹn và đẩyđủ về mọi

mặt lập pháp, hành pháp và tư pháp của một quốc gia trong
phạm vi lãnh thổ của quốc gia đó. Quốc gia thể hiện chủ quyền
của mình trên mọi phương diện kinh tế, chính trị, quân sự,
ngoại giao. Tất cả các nước, khơng tính đến quy mơ lãnh thổ,
5


dân số, chế độ xã hội, đều có chủ quyền quốc gia. Chủ quyển
quốc gia là đặc trưng chính trị và pháp lí thiết yếu của một
quốc gia độc lập, được thể hiện trong hoạt động của các cơ
quan nhà nước và trong hệ thống pháp luật quốc gia. Tôn trọng
chủ quyển quốc gia là một nguyên tắc cơ bản của luật pháp
quốc tế. Hiến chương Liên hợp quốc khẳng định nguyên tắc
bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia không một quốc gia
nào được can thiệp hoặc khống chế, xâm phạm chủ quyền của
một quốc gia khác.
 Chủ quyền lãnh thổ quốc gia:
Một bộ phận của chủ quyền quốc gia, khẳng định quyền làm
chủ của quốc gia đó trên vùng lãnh thổ của mình. Mỗi nước có
tồn quyền định đoạt mọi việc trên lãnh thổ của mình, khơng
được xâm phạm lãnh thổ và can thiệp vào công việc nội bộ của
các quốc gia khác. Chủ quyền lãnh thổ quốc gia dừng lại ở biên
giới quốc gia mọi tư tưởng và hành động thể hiện chủ quyền
quốc gia vượt quá biên giới quốc gia của mình đều là hành
động xâm phạm chủ quyền của các quốc gia khác và trái với
công ước quốc tế. Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là tuyệt đối, bất
khả xâm phạm tôn trọng chủ quyền lãnh thổ quốc gia là
nguyên tắc cơ bản trong quan hệ và luật pháp quốc tế.
II.


VÙNG ĐẤT QUỐC GIA

Vùng đất quốc gia (kể cả các đảo và quần đảo) là phần mặt đất
và lòng đất của đất liền (lục địa), của đảo, quần đảo thuộc chủ
quyền của một quốc gia; bộ phận quan trọng nhất cấu thành
nên lãnh thổ của quốc gia, làm cơ sở để xác định vùng trời quốc
gia, nội thủy, lãnh hãi.
Vùng đất quốc gia có thể bao gồm những lục địa ở những điểm
khác nhau (tách rời nhau), nhưng các vùng đất đó đều thuộc
lãnh thổ thống nhất của quốc gia hoặc cũng có thể chỉ bao gồm
các đảo, quần đảo ở ngoài biển hợp thành quốc gia quần đảo.
Riêng trường hợp đối với các quốc gia quần đảo như Indonesia,

6


Philippin…thì vùng đất của quốc gia sẽ được xác định là tập hợp
các vùng đảo thuộc chủ quyền của quốc gia đó.
Như ta đã biết Việt Nam là một quốc gia nằm trên bán đảo
Đơng Dương, ven biển Thái Bình Dương, có vùng đất quốc gia
vừa là đất liền, vừa là đảo, vừa là quần đảo, bao gồm từ đỉnh
Lũng Cú, Hà Giang đến mũi Cà Mau; các đảo như Phú Quốc, Cái
Lân… và quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Do vị trí và tầm quan trọng đối với quốc gia mà vùng đất của
quốc gia ln thuộc chủ quyền hồn toàn và tuyệt đối của quốc
gia. Bằng việc ban hành các văn bản pháp luật, quốc gia kiểm
soát chặt chẽ mọi hoạt động sử dụng, khai thác tài nguyên
thiên nhiên, hoạt động cư trú, đi lại của người, phương tiện...
trên vùng đất của quốc gia và thực hiện quyền tài phán đối với
những hành vi vi phạm.

Theo nguyên tắc chung được mặc nhiên thừa nhận thì vùng
lịng đất được kéo xuống tận tâm trái đất. Quốc gia có chủ
quyền hồn toàn và tuyệt đối đối với vùng lãnh thổ này. Mọi
hoạt động thăm dò, nghiên cứu khoa học, khai thác tài nguyên
thiên nhiên ở vùng lòng đất của quốc gia đều được đặt dưới sự
kiểm soát chặt chẽ của quốc gia. Do đó, quy định về vùng đất
và vùng lịng đất của quốc gia được quy định cụ thể trong các
văn bản pháp luật của quốc gia.
Việt Nam thực thi và bảo vệ chủ quyền trên vùng đất Nam
Bộ. Từ đó, về cơ bản tổ chức hành chính của Việt Nam trên
vùng đất Nam Bộ đã được kiện toàn. Tháng 12 năm 1845, ba
nước An Nam , Xiêm và Miên đã ký một Hiệp ước, trong đó thừa
nhận 6 tỉnh Nam Kỳ thuộc Việt Nam. Năm 1889, Pháp và
Campuchia đã ký một loạt các văn bản pháp lý về hoạch định
phân giới cắm mốc biên giới giữa Nam Kỳ và Campuchia, khẳng
định
vùng
Nam
kỳ
thuộc
Việt
Nam.
Nhân dân Việt Nam đã không tiếc xương máu liên tục đứng lên
đấu tranh kháng Pháp. Trước những thắng lợi liên tiếp của Việt
Nam, ngày 4 tháng 6 năm 1949 tổng thống Pháp Vincent Aurol
ký Sắc luật số 49-733 trả lại Nam Kỳ cho «Nhà nước liên hiệp
Việt Nam». Đây là văn bản có giá trị pháp lý quan trọng xác
7



nhận chủ quyền của Việt Nam đối với vùng đất Nam Bộ. Tóm
lại, chúng ta có thể khẳng định sau năm 1774, tổ chức hành
chính
của Bộ
đã được
xác
lập
và kiện
tồn.
Các Hiệp ước ký kết giữa 3 nước Đông Dương, Các Hiệp ước An
Nam nhượng cho Pháp các tỉnh Nam Kỳ, đặc biệt là Sắc Lệnh số
49-733 ngày 4 tháng 6 năm 1949 của Chính phủ Pháp trả lại
Nam Kỳ cho Việt Nam là những văn bản có giá trị pháp lý quốc
tế, khẳng định vùng đất Nam Bộ thuộc chủ quyền của Việt
Nam.
III. VÙNG BIỂN QUỐC GIA.
 Khái Quát
– Từ xa xưa cho đến thế kỉ XX, các nước ven biển chỉ có vùng
biển hẹp thuộc chủ quyền rộng 3 hải lý. Phía ngồi ranh giới
lãnh hải 3 hải lý đều là biển cơng, ở đó mọi cá nhân, tổ chức,
tàu thuyền của mỗi nước đều được hưởng quyền tự do biển cả.
Hầu như không ai chia biển với ai cả, đường biên giới trong lãnh
hải giữa các nước thường được hình thành và tôn trọng theo tập
quán.
– Từ năm 1958 đến năm 1984, các nước ven biển có lãnh hải và
vùng tiếp giáp lãnh hải rộng không quá 12 hải lý, có vùng thềm
lục địa trải dài từ dưới biển ra không quá độ sâu 220m (theo
các Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1958). Các
nước láng giềng hoặc kế cận hay đối diện nhau, căn cứ vào luật
tự mình quy định phạm vi hoặc ranh giới vùng biển quốc gia

dẫn đến hậu quả có sự chồng lấn và tranh chấp. Luật biển quốc
tế lúc đó quy định có vùng chồng lấn phải cùng nhau giải quyết
vạch đường biên giới biển (bao gồm biên giới biển trong lãnh
hải, ranh giới biển trong vùng tiếp giáp và thềm lục địa) trong
vùng chồng lấn. Nguyên tắc hoạch định biên giới biển lúc đó là
qua thương lượng trên cơ sở và phương áp dụng nguyên tắc
đường trung tuyến.
– Việt Nam là quốc gia ven biển nằm bên bờ Tây của Biển Đơng,
có địa chính trị và địa kinh tế rất quan trọng khơng phải bất kỳ
quốc gia nào cũng có. Với bờ biển dài trên 3.260 km trải dài từ
8


Bắc xuống Nam, đứng thứ 27 trong số 157 quốc gia ven biển,
các quốc đảo và các lãnh thổ trên thế giới. Chỉ số chiều dài bờ
biển trên diện tích đất liền của nước ta là xấp xỉ 0,01 (nghĩa là
cứ 100 km2 đất liền có 1km bờ biển). Trong 63 tỉnh, thành phố
của cả nước thì 28 tỉnh, thành phố có biển và gần một nửa dân
số sinh sống tại các tỉnh, thành ven biển. Trong lịch sử hàng
ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, biển đảo ln
gắn với q trình xây dựng và phát triển của đất nước và con
người Việt Nam.
– Việt Nam phê chuẩn công ước 1982 (Công ước của Liên Hợp
quốc về Luật biển) vào năm 1994. Theo công ước này, một
nước ven biển có năm (05) vùng biển: Nội thủy, lãnh hải, vùng
tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, vùng thềm lục địa.
Như vậy theo công ước 1982, phạm vi vùng biển của nước ta
được mở rộng ra một cách đáng kể từ vài chục nghìn km đến
gần một triệu km với năm vùng biển có phạm vi và chế độ pháp
lý khác nhau. Nước Việt Nam khơng cịn thuần túy có hình dạng

hình chữ S nữa mà mở rộng ra đến biển, khơng chỉ có biên giới
biển chung với Trung Quốc, Campuchia mà cả với hầu hết các
nước trong khu vực Đông Nam Á như Philippin, Malayxia,
Indonexia, Thái lan
 Nội Thủy
Là vùng nước nằm phía bên trong đường cơ sở và giáp với bờ
biển. Đường cơ sở là do quốc gia ven biển vạch ra. Theo Tuyên
bố ngày 12-5-1977 của Chính phủ nước Cộng hịa Xã hội chủ
nghĩa Việt Nam thì đường cơ sở của Việt Nam là đường gãy
khúc nối liền 11 điểm, từ điểm A1 (Hòn Nhạn, quần đảo Thổ
Chu, tỉnh Kiên Giang) đến điểm A11 (đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng
Trị).
Vùng nội thủy được xem như bộ phận lãnh thổ trên đất liền, có
chế độ pháp lí của đất liền, nghĩa là được đặt dưới chủ quyển
toàn vẹn, đầy đủ và tuyệt đối của quốc gia ven biển. Tàu
thuyền nước ngoài muốn vào ra vùng nội thủy phải xin phép
nước ven biển và phải tuân theo luật lệ của nước đó. Nước ven

9


biển có quyền khơng cho phép tàu thuyền nước ngồi vào vùng
nội thủy của mình.
Trong vùng nội thủy, quốc gia ven biển sẽ thực hiện đầy đủ
quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp giống như trên đất liền.
Mọi luật lệ do quốc gia ven biển ban hành đều được áp dụng
cho vùng nội thủy mà khơng có một ngoại lệ nào.
 Lãnh Hải
-Là lãnh thổ biển, nằm ở phía ngồi nội thủy. Ranh giới ngoài
của lãnh hải được coi là đường biên giới quốc gia trên biển.

Công ước quốc tế về Luật Biển 1982 quy định chiều rộng của
lãnh hải là 12 hải lí tính từ đường cơ sở. Chính phủ nước Cộng
hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng tuyên bố: “Lãnh hải của
nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam rộng 12 hải lí, tính từ
đường cơ sở”.
Vùng tiếp giáp lãnh hải: là vùng biển nằm tiếp liền phía ngồi
lãnh hải và được Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa
Việt Nam tuyên bố: “Vùng tiếp giáp lãnh hải của nước Cộng hòa
Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là vùng biển tiếp liền phía ngồi của
lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng 12 hải lí, hợp với lãnh hải Việt
Nam thành một vùng biển rộng 24 hải lí kể từ đường cơ sở dùng
10


để tính chiều rộng của lãnh hải Việt Nam”. Trong vùng này, Nhà
nước ta có quyền thực hiện các biện pháp để bảo vệ an ninh
quốc phòng, bảo vệ các quyền lợi về hải quan, thuế khóa, các
quy định về y tế, môi trường, nhập cư và di cư trên lãnh thổ
hoặc trong lãnh hải Việt Nam.
Vùng đặc quyền kinh tế: là vùng biển nằm ở phía ngồi lãnh hải
và hợp với lãnh hải thành một vùng biển, có chiều rộng khơng
vượt q 200 hải lí tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng
của lãnh hải. Ở vùng này, Nhà nước ta có chủ quyền hồn tồn
về kinh tế nhưng các nước khác được đặt ống dẫn dầu, dây cáp
ngầm và tàu thuyền, máy bay nước ngoài được tự do về hoạt
động hàng hải và hàng không theo Công ước của Liên hợp quốc
về Luật Biển năm 1982.
Thềm lục địa là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển nằm
bên ngoài lãnh hải của quốc gia ven biển, mở rộng ra ngoài
lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu khoảng

200m hoặc hơn nữa. Nhà nước ta có chủ quyền hồn tồn về
mặt thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lý tất cả các tài nguyên
thiên nhiên ở thềm lục địa Việt Nam bao gồm tài ngun
khống sản, tài ngun khơng sinh vật và tài nguyên sinh vật
thuộc loại định cư ở thềm lục địa Việt Nam
Và có thể nói theo quan niệm mới về chủ quyền quốc gia thì
vùng biển của Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu km 2 ở Biển
Đơng
Trên thực tế vùng biển Việt Nam có vị trí vơ cùng quan trọng
trong việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc có thể kể đến như hình
thành một số lĩnh vực về kinh tế biển hay là ngành mới ra đời
như ngành dầu khí nhưng đã trở thành một trong những ngành
kinh tế mũi nhọn giúp cho việc xuất khẩu và thu nhiều ngoại tệ
cho đất nước và cũng khơng thể kể đến đó là giúp phát triển
được ngành du lịch do Việt Nam ta có nhiều bãi cát rộng, vũng,
vịnh, đảo,… và càng quan trọng hơn đó chính là giúp xây dựng
thế trận quốc phịng – an ninh của đất nước do có các vùng
biển rộng lớn, bờ biển dài, địa hình bờ biển quanh co, khúc
khuỷnh hay có các hệ thống quần đảo như quần đảo Trường Sa
11


và quần đảo Hoàng Sa và đảo trên vùng biển nước ta cùng với
dải đất liền ven biển thuận lợi cho việc xây dựng các căn cứ
quân sự, điểm tựa, pháo đài, trạm gác tiền tiêu, hình thành
tuyến phịng thủ nhiều tầng, nhiều lớp, với thế bố trí chiến lược
hợp thế trên bò, dưới nước, tạo điều kiện thuận lợi để bảo vệ,
kiểm soát và làm chủ vùng biển nước ta.
IV.


VÙNG TRỜI QUỐC GIA.

Vùng trời là khoảng không gian bao trùm lên vùng đất, vùng nước của lãnh thổ
quốc gia và nằm dưới chủ quyền hoàn toàn, riêng biệt của quốc gia đó. Vùng
trời của mỗi quốc gia bị giới hạn bởi:
- Biên giới xung quanh là mặt thẳng đứng được dựng qua các điểm nằm trên
đường biên giói trên bộ và trên biển cùa lãnh thổ quốc gia và có hướng chạy
thẳng vào tâm trái đất. Biên giói xung quanh giới hạn chủ quyền hoàn toàn và
riêng biệt của quốc gia trong vùng trời nước mình.
- Biên giới trên cao để xác định chủ quyền của mỗi quốc gia đối với vùng trời
của mình. Ý nghĩa pháp lý quan trọng của việc xác định biên giới này đã được
khẳng định trong Luật hàng không quốc tế cũng như thực tiễn hoạt động của các
quốc gia. Cho đến nay, Luật hàng không quốc tế chưa quy định cụ thể về độ cao
của biên giói này.
Dựa trên nguyên tắc chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt của quốc gia đối với
vùng trời, các quốc gia có tồn quyền quy định chế độ sử dụng và khai thác
vùng trời quốc gia. Nội dung của quy chế gồm:
- Các chuyến bay cùa phương tiện bay (phương tiện bay) nước ngoài chỉ được
thực hiện trên cơ sở giấy phép hàng không;
- Điều ước quốc tế hàng không là cơ sở pháp lý để cấp giấy phép cùng các điều
kiện thực hiện giấy phép này;
- Trong quá trình khai thác vùng ười quốc gia, các phương tiện bay nước ngoài
phải chấp hành các quy định về cửa khẩu hàng không, hành lang bay, độ cao
bay và sân bay hạ cánh;
- Quốc gia sở tại có quyền quy định vùng cấm bay hoặc hạn chế bay, các
phương tiên bay nước ngồi phải có nghĩa vụ tơn trọng các quy định này;
- Tất cả hành vi vi phạm chủ quyền quốc gia trong vùng ười đều sẽ bị trừng phạt
nghiêm khắc theo quy định và các điều khoản có liên quan của luật quốc gia
cũng như luật quốc tế.


12


Trong tuyên bố ngày 5/6/1984 của Việt Nam về vùng ười đã thể hiện rõ ràng nội
dung các quy định nêu ưên, theo đó:
- Các chuyến bay của phương tiên bay nước ngoài chỉ được thực hiện trong
vùng trời Việt Nam trên cơ sở các điều ước quốc tế hàng khơng hoặc trên cơ sở
cho phép của Chính phủ Việt Nam.
- Các phương tiện bay nước ngoài phải tuân theo các quy định của Việt Nam về
đường bay, sân bay hàng khơng; phải chịu mọi sự kiểm sốt và hướng dẫn của
các cơ quan có thẩm quyền Việt Nam.
- Phương tiện bay nước ngồi khơng được tiến hành dưới bất kỳ hình thức nào
các hoạt động xâm phạm tói vùng trời Việt Nam.
Tất cả các hành vi vi phạm các quy định về vùng trời Việt Nam sẽ bị xử lý theo
pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.
Chế độ pháp lý về vùng trời quốc gia ngày càng được bổ sung và hoàn thiên đầy
đủ và chặt chẽ hơn. Điều khoản pháp lý quốc tế quan trọng bổ sung cho chế
định pháp lý về vùng trời là điều khoản 3 bis của Cơng ước Chicagơ 1944. Điều
khoản 3 bis có nội dung sau:
- Mỗi quốc gia có quyền bắt những phương tiện bay xâm phạm vùng trời nước
mình phải hạ cánh hoặc chấm dứt hành vi xâm phạm. Mỗi quốc gia phải công
bố các quy định pháp luật về ngăn chặn và bắt phương tiện bay dân dụng vi
phạm phải hạ cánh.
- Mỗi quốc gia phải thi hành những biện pháp thích đáng để ngăn cấm việc sử
dụng phương tiện bay dân dụng vào những hoạt động bất hợp pháp.
- Các quốc gia thoả thuận việc cấm dùng vũ khí chống lại phương tiên bay dân
dụng và đảm bảo an toàn tuyệt đơì cho phương tiện bay cùng hành khách trên
phương tiện bay.
Với nội dung như vây, điều khoản 3 đã góp phần củng cố hơn nữa chủ quyền
quốc gia đối với vùng trời của mình, cho phép các quốc gia sử dụng các biện

pháp bảo đảm an ninh và chù quyền quốc gia trong vùng trời mỗi nước, đồng
thời nghiêm cấm các hành vi xâm phạm tới chủ quyền quốc gia.
Pháp luật Việt Nam cũng ghi nhận và khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối
với vùng trời quốc gia trong nhiều luật, như Hiến pháp năm 2013, Luật Biên
giới quốc gia năm 2003, Luật Hàng không dân dụng năm 2006 và Luật Biển
Việt Nam năm 2012. Điều 1 Hiến pháp năm 2013 khẳng định “Nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và
toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.” Luật Biên
giới quốc gia năm 2003 xác định rõ hơn vùng trời quốc gia của Việt Nam, quy
định “Biên giới quốc gia trên không là mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia
13


trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển lên vùng trời,” và không đặt ra giới
hạn độ cao. Điều 20 của Luật này nhấn mạnh “Tàu bay chỉ được bay qua biên
giới quốc gia và vùng trời Việt Nam sau khi được các cơ quan có thẩm quyền
của Việt Nam cho phép, phải tuân thủ sự điều hành, kiểm soát và hướng dẫn của
cơ quan quản lý bay Việt Nam, tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam và
điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.” Luật Hàng không dân
dụng năm 2006 đề cập đến “vùng trời Việt Nam” và quy định thẩm quyền quản
lý hoạt động hàng không dân dụng trên vùng trời này. Luật Biển Việt Nam năm
2012 khẳng định chủ quyền đối với vùng trời phía trên lãnh hải. Điều 12(4)
Luật này quy định “Các phương tiện bay nước ngoài không được vào vùng trời
ở trên lãnh hải Việt Nam, trừ trường hợp được sự đồng ý của Chính phủ Việt
Nam hoặc thực hiện theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là thành viên.” Cũng lưu ý rằng Chính phủ Việt Nam đã từng có tuyên
bố về vùng trời Việt Nam vào năm 1984, theo đó, “vùng trời của nước Cộng hịa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam là khoảng không gian ở trên đất liền, nội thủy, lãnh
hải và các hải đảo Việt Nam và thuộc chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt của
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”

Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, nhất là công nghệ vũ trụ, hàng
không, viễn thông đã tác động mạnh mẽ đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội
hiện nay. Những vấn đề mới nảy sinh là thách thức lớn trong bảo vệ chủ quyền
lãnh thổ, lãnh hải, vùng trời của các quốc gia trong thời chiến và cả thời bình.
Luật pháp quốc tế về khơng gian nói chung, về chủ quyền vùng trời nói riêng
cũng có những nội dung chưa đầy đủ, chưa đạt được tiếng nói chung, nảy sinh
căng thẳng trong quan hệ giữa các quốc gia.
Kết luận: Vùng trời quốc gia là một thành phần quan trọng của nền an ninh
quốc gia. Nắm rõ quy chế pháp lý của vùng trời quốc gia giúp các chủ thể tham
gia quan hệ quốc tế đảm bảo và tơn trọng quyền năng của các quốc gia cịn lại.
Ngày nay, FIR Hồ Chí Minh là vùng trời trách nhiệm quan trọng mở rộng
không gian “sinh tồn” của lãnh thổ Việt Nam. Quản lý bay Việt Nam đã
vinh dự, tự hào kiểm sốt an tồn ngày đêm trên vùng trời đó, ngăn ngừa
từ xa các hoạt động đe dọa đến chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, sát cánh
cùng với quân dân cả nước giữ vững chủ quyền biển đảo quốc gia, vì nền
độc lập và tồn vẹn lãnh thổ.

14


V.

VÙNG LÃNH THỔ QUỐC GIA ĐẶC BIỆT VIỆT NAM.

Khu vực hoặc phương tiện giao thông của một quốc gia này tồn
tại hợp pháp trong lãnh thổ của một quốc gia khác hoặc trong
hải phận quốc tế. Theo luật pháp quốc tế, LTĐB có: các trụ sở
cơ quan đại diện ngoại giao, phương tiện (ô tô, tàu biển, máy
bay, vv.) của một nước được phép hoạt động trong lãnh thổ
nước khác; tàu biển, máy bay mang quốc kì hoạt động trên

vùng biển, vùng trời quốc tế. LTĐB được hưởng quyền bất khả
xâm phạm, nhưng phải tôn trọng luật pháp nước sở tại và luật
pháp

15


KẾT LUẬN
Chúng ta có chủ quyền thống nhất và tồn vẹn lãnh thổ bao
gồm: Đất liền, hải đảo, vùng trời và vùng biển. Như vậy, bảo vệ
tổ quốc gắn liền với bảo vệ nhà nước, thể chế chính trị xã hội
và lợi ích quốc gia, dân tộc. Tại vì sao phải bảo vệ tổ quốc? Bảo
vệ tổ quốc là để giữ gìn thành quả của cha cơng.
Xây dựng và bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, biên giới quốc gia
được coi là một nhiệm vụ chiến lược quan trọng của cách mạng
Việt Nam hiện nay và được thể hiện trong Hiến pháp 2013 ở các
nội dung cụ thể như sau: Thứ nhất, chủ quyền lãnh thổ, biên
giới quốc gia Việt Nam là thiêng liêng và bất khả xâm phạm.
Dù còn ngồi ghế giảng đường, mỗi sinh viên nên có ý thức và
trách nhiệm, trước hết là hiểu rõ và thông suốt chủ trương,
quan điểm của Đảng giải quyết vấn đề về biển, đảo và am hiểu
luật pháp quốc tế. Khi đã tường tận, mỗi bạn trẻ cần tuyên
truyền đến những người xung quanh để có chung nhận thức.
Mỗi cơng dân nếu hiểu biết và ứng xử cho đúng thì quyền lợi
quốc gia sẽ được đảm bảo, bảo vệ.

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO.

/>Tư liệu tham khảo : Báo tổng cơng ty quản lí bay Việt Nam.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014) Địa lí 12, tái bản lần thứ mười
hai, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 15.
/>option=com_content&view=article&id=23858%3A2017-12-2708-23-05&catid=5818%3A2017-12-27-07-3050&Itemid=9705&lang=vi&site=244.
/> />option=com_content&view=article&id=23858%3A2017-12-2708-23-05&catid=5818%3A2017-12-27-07-3050&Itemid=9705&lang=vi&site=244.
/>Lịch sử Đảng bộ An Giang, tập 1, Tỉnh ủy An Giang.
Lược sử vùng đất Nam Bộ- Việt Nam, Hội Khoa học Lịch sử Việt
Nam, NXB Thế giới.
Chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam trên vùng đất Nam Bộ,
GS.TSKH Vũ Minh Giang, Đại học Quốc gia Hà Nội.

17


LỜI CẢM ƠN
Chúng em xin gửi lời chân thành cảm ơn đến Trung tâm giáo
dục quốc phòng an ninh Trường Đại học Cơng Nghiệp thành phố
Hồ Chí Minh đa tạo điều kiện cho chúng em học tập và hoàn
thành đề tài nghiên cứu này. Đặc biệt, chúng em xin bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc đến thầy VŨ VĂN ĐỒNG đã tâm huyết chỉ bảo
hướng dẫn chúng em trong quá trình học tập.
Cả nhóm đã rất cố gắng vận dụng những kiến thức đã học được
trong thời gian qua để hoàn thành bài tiểu luận. Nhưng do kiến
thức hạn chế và khơng có nhiều kinh nghiệm thực tiễn nên khó
tránh khỏi những thiếu sót trong q trình nghiên cứu và làm
bài. Rất kính mong sự góp ý của q thầy cơ để bài thu hoạch
của chúng em được hồn thiện hơn.
Một lần nữa, chúng em xin chân thành cảm ơn, sự quan tâm
giúp đỡ của các thầy cô dành cho chúng em trong quá trình
thực hiện bài tiểu luận này.

Xin chân thành cảm ơn!

18



×