Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

TIỂU LUẬN kết THÚC học PHẦN môn các nền văn MINH NHÂN LOẠI đề tài TINH THẦN MINIMALISM của NGƯỜI NHẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 41 trang )

1

UBND THNH PH H CHI MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
KHOA QUAN HỆ QUC TẾ

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

MÔN: CÁC NỀN VĂN MINH NHÂN LOẠI

ĐỀ TÀI:
TINH THẦN MINIMALISM
CỦA
NGƯỜI NHẬT

SINH VIÊN THỰC HIỆN: Vũ Cát Minh - Mai Tâm Nhi
MSSV: 3120540090 - 3120540111
NIÊN KHÓA: 2020 - 2024
Lớp: DQT1201


2

TP. HCM, ngày 10 tháng 01/2021

MỤC LỤC
Lời cảm ơn .................................................................................................3
CHƯƠNG I : MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài..........................................................................................4
1.2 Kết cấu của đề tài...........................................................................................5
1.2.1 Không gian................................................................................................5


1.2.2 Thời gian...................................................................................................5
1.3 Những cơ sở lý thuyết và thực tiễn của đề tài nghiên cứu.............................5
1.3.1 Cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu..........................................................5
1.3.1.1 Minimalism là gì?................................................................................5
1.3.1.2 Khái quát Tinh thần Minimalism.........................................................6
1.3.1.3 Cơ sở phương pháp, dữ liệu được vận dụng trong đề tài.....................6

CHƯƠNG 2 - NỘI DUNG CHÍNH
2.1 Nhận diện các thành tựu của nền văn minh Nhật Bản..................................7
2.2. Đánh giá ý nghĩa và giá trị tác động của thành tựu văn minh....................10
2.2.1 Minimalism: Từ góc nhìn nghệ thuật...................................................10
2.2.1.1Từ góc nhìn Tối Giản trong lĩnh vực thiết kế Nhật Bản.....................11
2.2.1.1.1 ZEN...............................................................................................13
2.2.1.1.2 WABI SABI..................................................................................16
2.2.1.1.3 MA................................................................................................20
2.2.1.1.4 Chủ nghĩa tối giản truyền thống đáp ứng thiết kế hiện đại...........22
2.2.1.2 Minimalism - Từ góc nhìn Tối Giản về Lối sống Nhật Bản.............29
2.2.1.3 Tinh thần Tối Giản ở Nhật Bản thời hiện đại....................................31
2.2.1.4 Làm thế nào để theo đuổi Lối sống tối giản của người Nhật?...........35

KẾT LUẬN.....................................................................................................39
Danh mục tài liệu tham khảo.............................................................................40


3

Lời cảm ơn
Lời đầu tiên chúng em cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Sài Gịn Thành
phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện có một mơi trường học tập thoải mái về cơ
sở hạ tầng và cơ sở vật chất.

Chúng em xin cảm ơn Khoa Quan hệ Quốc tế đã mang học phần Các nền văn
minh nhân loại vào chương trình học. Qua đó, giúp chúng em có kiến thức
vững chắc và nhận thức đầy đủ về các nền văn minh, văn hóa đặc sắc của các
quốc gia trên thế giới.
Chúng em chân thành cảm ơn cô Nguyễn Vĩnh Hằng- giảng viên môn Các nền
văn minh nhân loại đã hướng dẫn, cung cấp kiến thức tận tình trong suốt thời
gian học . Nhờ những bài giảng sáng tỏ của Cơ giúp chúng em có thêm động
lực, ý chí, niềm tin để hoàn thành tốt tiểu luận nghiên cứu. Bên cạnh đó, xin
gửi lời cảm ơn đến tập thể lớp đã đồng hành, động viên trong suốt thời gian
qua.
Với những giới hạn về thời gian và kiến thức, bài tiểu luận của chúng em
không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong các thầy cơ giáo tận tình đánh
giá ,góp ý để cuốn tiểu luận được hồn chỉnh hơn.
Một lần nữa chúng em xin chân thành cảm ơn!


4

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài.
Tinh thần tối giản ảnh hưởng đến đời sống của con người trên nhiều phương
diện với những cách nhìn khác nhau. Một khái niệm len lỏi vào từng ngóc
ngách của cuộc sống thường nhật, có thể kể đến là thiết kế, phong cách sống,
thời trang… Đó có thể là lược giản các chi tiết rườm rà mà chỉ giữ lại những
thứ chủ đạo tạo nên tổng thể hài hòa, cân đối. Phương châm “Less is more”
khơng chỉ được áp dụng những góc nhìn nêu trên mà cịn góp phần hướng tới
cách tiếp cận cuộc sống lành mạnh, mới mẻ hơn. Một quan niệm cũ nhưng
không lỗi thời là ta không cần quá nhiều đồ để cảm thấy hạnh phúc. Bằng cách
vứt bỏ những đồ đạc khơng thực sự cần thiết và có thể gây ra lãng phí, tiết
kiệm các khoản chi phí mua sắm vơ tội vạ,... chúng ta khơng cịn bị ràng buộc

bởi quá nhiều thứ trong không gian sống của chính mình, chú trọng đến các
yếu tố tinh thần hơn là vật chất. Thế giới ngày càng có những bước chuyển
mình mạnh mẽ hơn bao giờ hết và Minimalism là một trong những tác nhân
quan trọng đó. Chính vì nhận thức được tầm quan trọng tinh thần Minimalism
có thể ảnh hưởng đến bất kì cá nhân hay tập thể nào trong cuộc sống hiện đại
ngày nay, nhóm em đã quyết định phân tích đề tài này cũng như tác động tích
cực của nó .
Bài tiểu luận sẽ làm sáng tỏ những quan điểm trái chiều của số đông chưa hiểu
đúng hay còn thiếu hiểu biết cặn kẽ về tinh thần tối giản của người Nhật. Từ đó
cho thấy được sự biến đổi trong nhận thức và nhiều khía cạnh khác trong đời
sống . Tinh thần Minimalism của người Nhật không giới hạn về mặt phạm vi
thực hiện hay một đối tượng nào, ở đây bất cứ ai cũng có thể thực hiện và tự
tùy chỉnh sao cho phù hợp với đời sống cá nhân đó. Nói tóm lại, mục tiêu quan
trọng nhất vẫn là “tối giản để hạnh phúc”.


5

1.2 Giới hạn nội dung, thời gian và không gian vấn đề nghiên cứu
1.2.1 Không gian
-Trên phạm vi đất nước Nhật Bản
-Trên các lĩnh vực bao gồm lịch sử, văn hóa, xã hội.
1.2.2 Thời gian
-Thời kỳ Edo (thời kỳ Tokugama), một giai đoạn trong lịch sử Nhật Bản từ năm
1603 đến năm 1868.
- Sự ra đời của Chủ nghĩa Tối giản (Minimalism) ở phương Tây từ hậu Chiến
tranh thế giới thế giới II ( 1945) đến nay.
1.3 Những cơ sở lý thuyết và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
1.3.1 Cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu
1.3.1.1 Minimalism là gì?

Xuất hiện như một phong trào nghệ thuật mới nổi sau Thế Chiến II,
Minimalism với tư cách là một trào lưu mới mẻ, đã lan tỏa sức ảnh hưởng của
mình đến nhiều lĩnh vực. Phong trào nổi lên từ thập niên 50 - 60 bởi các nghệ
sĩ phương Tây, đặc biệt là ở New York - Mỹ, nhằm đáp trả lại với sự phản ứng
chống lại nghệ thuật trừu tượng. Cách thức trình bày đó là đơn giản hóa trong
phong cách thiết kế ở nhiều lĩnh vực khác nhau và đơn giản đi nhiều thành
phần như đường nét, kiểu dáng hay các chi tiết trang trí. Quan trọng là dù có tối
giản đi nhưng vẫn có sự hài hịa cơ bản chứ không phải là sự cẩu thả. Việc sử
dụng hạn chế về màu sắc, tập trung vào vật liệu và các chi tiết là đặc điểm tiêu
biểu để nhận diện xu hướng này.


6

1.3.1.2 Khái quát Tinh thần Minimalism
Chủ nghĩa tối giản đã phát triển từ một phong trào nghệ thuật phương Tây
thành một lựa chọn để thay đổi phong cách sống. Không lấy gì lạ kỳ khi nó đã
trở thành một lối sống đầy hấp dẫn, thu hút một lượng lớn người theo đuổi. Khi
chưa nắm rõ khái niệm và cách thức hoạt động của Tối giản, ta đều nghĩ đến nó
như việc vứt hết tất thảy các loại đồ đạc trong nhà để có được một khơng gian
sống lý tưởng, và hồn tồn khơng nghĩ đến việc nó sẽ thay đổi hồn tồn
phong cách sống của mình. Nhưng mục đích chính cho việc tận dụng Chủ
nghĩa Tối Giản này là nó như một công cụ để đạt được những mục tiêu riêng
của bản thân. Chỉ khi bạn bắt đầu vào cuộc hành trình ấy thì mới nhận ra một
sự thay đổi tích cực trong việc tăng khả năng nhận được phúc lợi trong đời
sống tinh thần của chính mình.
1.3.2 Cơ sở phương pháp, dữ liệu được vận dụng trong đề tài
- Nguồn tài liệu tham khảo từ sách, báo, tạp chí, blog, bài nghiên cứu… được
lưu trữ trên Internet và thư viện toàn cầu.
- Phương pháp nghiên cứu:

+ Sử dụng phương pháp thu thập thơng tin, phân tích, đánh giá
+ Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính
+ Sử dụng phương pháp nghiên cứu logic


7

CHƯƠNG 2 - NỘI DUNG CHÍNH
2.1 Nhận diện các thành tựu của nền văn minh Nhật Bản
Nét đặc trưng của Văn hóa Nhật Bản là sự dung hịa giữa nền văn hóa lâu đời,
đạm đà bản sắc dân tộc với những thứ mới tạo nên sự nổi bật so với các nước
khác.
Ta đều nghe đến Nhật Bản là một quốc gia liên tục phải chịu sự ảnh hưởng của
thiên tai với những trận động đất, sóng thần kinh hồng trong lịch sử, nhưng
nước Nhật đã khiến thế giới phải nghiêng mình ngưỡng mộ bởi sự kiên cường,
đồn kết và trật tự của mình. Tất cả những điều tuyệt vời này xuất phát từ một
yếu tố nội lực mạnh mẽ, đó chính là văn hóa tuyệt vời của dân tộc Nhật Bản.
Được cấu thành bởi các quần đảo vì thế nên Nhật bản được gọi là Nhật Bản
Quốc. Chưa bao giờ bị đạo quân xâm lược nào chiếm đóng kể tử năm 1945,
Nhật Bản là một dân tộc phát triển thuần nhất, với những nét văn hoá và phong
tục tập quán bền vững từ ngàn đời nay. Bên cạnh đó, Nhật Bản là một đất nước
nghèo tài nguyên thiên nhiên (đất nơng nghiệp nghèo nàn chỉ chiếm 13% diện
tích cả nước, cịn lại là địa hình đồi núi cao hiểm trở), cộng với việc liên tục
chịu ảnh hưởng của thiên tai, khiến cho người dân đất nước này phải ln gồng
mình vươn lên một cách mạnh mẽ, phi thường để đảm bảo cuộc sống trước
những “khó khăn chồng chất khó khăn” này. Điều đó đã tạo cho người dân
Nhật Bản sự cần cù, bền bỉ đáng khâm phục.
Được biết đến như một dân tộc có ý thức về thế giới tinh thần, Nhật Bản đã
khéo léo khai thác những mặt tích cực của tơn giáo để đóng góp vào sự phát
triển đời sống xã hội qua hàng ngàn năm. Nơi đây tồn tại nhiều tôn giáo: đạo

Shinto (Thần Đạo), đạo Phật, đạo Thiên Chúa và nhiều tơn giáo khác. Trong số
đó, Thần đạo và Phật giáo là hai tôn giáo phổ biến nhất, chúng đã ảnh hưởng
nhiều đến việc hình thành tính cách con người tại xứ sở hoa anh đào này. Thần


8
đạo mài sắc ý chí và đem lại sức mạnh tinh thần cốt yếu giúp con người rèn
luyện ý chí, nỗi sợ của chính mình và vượt qua mọi khó khăn, thử thách để
vươn lên trong cuộc sống. Phật giáo giúp con người hướng thiện, tu dưỡng tâm
thái, giữ gìn sự bền bỉ, ni dưỡng niềm tin, sự kiên trì cho những mục tiêu của
mình.
Việc coi trọng thế giới tâm linh của người Nhật khơng đồng nghĩa với tục mê
tín, dị đoan, mà ngược lại nó góp phần củng cố cho sức mạnh và quyền lực của
những giá trị tinh thần mà con người đã đặt niềm tin để nuôi dưỡng, cốt cũng
để phục vụ cho đời sống vật chất và tinh thần của mình.
Văn hóa Nhật bản là một trong những nền văn hóa đặc sắc nhất thế giới. Trải
qua nhiều thời kỳ phát triển mạnh mẽ, văn hóa Nhật đã chịu ảnh hưởng bởi
những nền văn hóa khác nhau, từ Châu Á, Châu Âu đến Bắc Mỹ. Đó là sự kết
hợp cân đối giữa văn hóa truyền thống và văn hóa hiện đại, văn hóa vật chất
đan xen tinh thần. Có thể nói khơng có dân tộc nào nhạy bén với cái mới bằng
người Nhật. Vốn kỹ càng trong việc theo dõi những chuyển động, sự biến đổi
trên thế giới, người Nhật sàng lọc và cân nhắc cẩn trọng những trào lưu đang
thắng thế, có lợi cho sự phát triển đất nước nhằm nâng cao giá trị cho việc phát
triển, học hỏi.
Từ nghệ thuật truyền thống bao gồ các ngành nghề thủ công như origami, tranh
in ukiyo-e, gốm sứ,..; các môn nghệ thuật biểu diễn như bunraku, kabuki,.. còn
phải kể đến những nét đặc sắc truyền thống khác như trà đạo, Kimono và
Yukata, vườn Nhật, samurai, kiến trúc, manga và anime cũng như ẩm thực Nhật
Bản đã trở nên nổi tiếng trên thế giới.


.

Ngồi ra khơng thể khơng nhắc đến các hình tượng đặc trưng của nền văn hóa
của đất nước mặt trời mọc như:
- Cá chép Koi: một biểu tượng của sự bản lĩnh, tính kiên định và hồi bão của
đàn ơng Nhật Bản.
- Omamori: một loại bùa may mắn thường được người Nhật giữ bên mình để
cầu cho may mắn trong tình yêu, sức khỏe hay học vấn.


9
- Giếng thanh tẩy Chozuya: thường được đặt ở lối vào Điện Haiden, là nơi
khách viếng rửa tay trước khi vào hành lễ.
- Geisha: nghệ giả, nghĩa đen là “con người của nghệ thuật”, là nghệ sĩ vừa có
tài múa nhạc lại vừa có khả năng trị chuyện, được xem như một hình tượng
nghệ thuật giải trí truyền thống của Nhật Bản.
- Hình tượng mặt trời mọc: được biết đến với mỹ danh “đất nước mặt trời
mọc”. Theo như nghiên cứu, hai chữ “Nhật Bản” là viết theo âm Hán, có nghĩa
là “gốc của Mặt trời”. Hình tượng mặt trời tôn vinh vẻ đẹp của đất nước và
minh chứng rõ nét đó là quốc kỳ của Nhật Bản là một hình trịn đỏ trên nền
trắng, tượng trưng cho sự thuần khiết và chính trực, chân thành và sự phồn
thịnh. Khơng đơn thuần là một biểu tượng của vầng mặt trời chói lọi, đối với
người Nhật, mặt trời đỏ cịn là hiện thân của nữ thần Amaterasu - người đã khai
phá ra đất nước trong truyền thuyết và cũng là tổ tiên của các vị Thiên hoàng
trong những câu chuyện thần thoại.
Xun suốt q trình cải tiến đất nước, văn hóa Nhật ln tiếp nhận một cách
hài hịa những cái mới của nhân loại, đồng thời vẫn giữ gìn bản sắc dân tộc.
Người Nhật biết cách để trau dồi kiến thức văn hóa cộng đồng với nhau bằng
cách chia sẻ và xây dựng chúng trên một nền tảng vững vàng. Họ luôn phấn
đấu học hỏi để mở mang vốn hiểu biết, nhằm giúp trau dồi và làm hồn thiện

bản thân, đóng góp cho xã hội theo một cách tích cực nhất. Khơng chỉ người
dân mà cả Chính phủ Nhật Bản ln coi trọng việc đầu tư đối với giáo dục, bảo
tồn đặc sắc văn hóa, đào tạo lực lượng lao động, cũng như bắt tay trong mối
quan hệ quốc tế để đưa đất nước tiến tới một tương lai vững mạnh hơn bao giờ
hết.
Người Nhật rất chú trọng đến việc tiếp thu những tinh hoa thế giới về phát triển
đất nước giàu mạnh, bắt kịp được tiến độ với các nước văn minh trên thế giới.
Khơng thể khơng nhắc đến chính quyền Meiji (Minh Trị) đã đưa ra nhiều biện
pháp thông qua cuộc duy tân Minh Trị để nhanh chóng tiếp cận nền văn minh
phương Tây: thuê chuyên gia đến từ các nước phương Tây làm cố vấn và giảng
dạy tại Nhật, gửi học sinh nước mình sang phương Tây du học. Trước khi ra đi,


10
nhằm nâng cao tinh thần dân tộc, các du học sinh đều viếng đền thờ Shinto,
làm lễ dâng rượu, thề nguyện quyết tâm tu chí học hành và trở về phục vụ cho
Tổ quốc. Một trong những bước đi khôn khéo của Nhật Bản nhằm cải thiện
trình độ, chất lượng học vấn trong nước, mở ra một nền giáo dục độc lâp, tự
chủ và tiên tiến. Chỉ trong vòng 30 năm, nhờ vào chủ trương và phong cách
học tập đúng đắn, Nhật Bản đã trở thành một nước Tư bản chủ nghĩa tiên tiến,
sánh ngang với các cường quốc trên thế giới.
Thiên tai hay chiến tranh đều để lại những hậu quả vô cùng tàn khốc cho người
dân Nhật Bản: đã cướp đi mạng sống của biết bao người dân vơ tội, cơng trình
thiết yếu bị phá hủy,... Dẫn chứng có thể kể đến là sự kiện lịch sử hai quả bom
nguyên tử được thả xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki năm 1945,
trận động đất sóng thần Tōhoku 2011 hay sự cố nhà máy điện hạt nhân
Fukushima I bị rị rỉ. Chính phủ cùng người dân Nhật Bản đứng lên từ những
đống đổ nát, xây dựng lại các công trình thiết yếu để cuộc sống quay trở về
bình thường. Chính nhờ tinh thần đồn kết, lạc quan, kiên cường đã giúp họ
vực dậy nỗi đau để đi đến tương lai tươi sáng hơn. Họ luôn mạnh mẽ hơn, vững

vàng hơn chứng minh cho thế giới thấy khơng gì là khơng thể ngay cả trong
tình huống ngặt nghèo nhất. Những điều ấy đã tạo nên một “tinh thần Nhật
Bản” khiến cả thế giới phải nghiêng mình khâm phục.
2.2.1 Minimalism: Từ góc nhìn nghệ thuật
Nghệ thuật tối giản, được mơ tả bởi rất nhiều cái tên như “nghệ thuật ABC”,
“Nghệ thuật rút gọn - Reductive Art”, “Phép dịch giải - Literalism”, “Tranh hệ
thống - Systemic Painting”... “Minimalism - Tối Giản” là cụm từ cuối cùng
được gọi tên, bởi vì có lẽ nó mơ tả chính xác nhất cơng việc của các nghệ sỹ và
nhà thiết kế tối giản, đó chính là giản lược tối thiểu về màu sắc, hình dạng,
đường nét đến kết cấu. Nó được xem là đỉnh cao của khuynh hướng giản lược
trong nghệ thuật hiện đại. Tối Giản có nguồn gốc bắt rễ từ sự thuần khiết và cô
đọng của Chủ nghĩa Hiện đại (Modernism). Xét trên phương diện rộng lớn hơn,
người ta tìm thấy nguồn gốc của Phong cách Tối giản Châu Âu trong các khái
niệm hình học trừu tượng của các họa sĩ theo phong trào nghệ thuật Bauhaus và


11
De Stijl - được thành lập ở Hà Lan sau Thế chiến thứ hai. Mies van der Rohe,
một kiến trúc sư sáng tạo người Đức và là giám đốc cuối cùng của Bauhaus, đã
nổi tiếng tuyên bố rằng ‘less is more’. Khoảng 50 năm trước phong trào The
Stijl, các nghệ sĩ / nghệ sĩ tư nhân Thiền ở Nhật Bản đã áp dụng khái niệm chủ
nghĩa tối giản trong nghệ thuật Thiền, được biết đến rộng rãi nhất trong loại
vườn đá Zen.
Tối giản nổi bật trước hết ở phong cách hội họa ở những thập niên 60, lấn sân
qua ngành công nghiệp âm nhạc vào những năm 70, kể cả việc thử nghiệm ở
mảng văn học nhưng rồi không đạt được tiếng tăm. Tuy nhiên, Tối giản xuất
hiện ở một thời kỳ mà nó được coi như một phong trào, một làn sóng nghệ
thuật phát triển rực rỡ, đặc biệt là ở mảng thời trang, nội thất và kiến trúc. Sự
thịnh hành của nó dần khiến những người trong các ngành cơng nghiệp nghệ
thuật xem nó khơng chỉ như một trào lưu, mà là một thái độ sống, một phong

cách, một trường phái hoàn toàn đặc trưng và riêng biệt. Nghệ thuật vốn dĩ
được định hình như một loại biểu lộ, có thể được hiểu là ‘chuyển những suy
nghĩ và cảm xúc của một người vào thế giới vật chất’. Những người theo chủ
nghĩa tối giản tin vào những đức tính của việc khơng có nhiều hơn những gì
cần thiết, và do đó ‘thể hiện’ thái độ này bằng cách khơng tích trữ những thứ
vật chất.
2.2.1.1 Từ góc nhìn Tối Giản trong lĩnh vực thiết kế Nhật Bản
Thiết kế và kiến trúc chạm đến cuộc sống của mọi người, phản ánh mối quan
hệ tập thể của chúng ta với thiên nhiên. Thiết kế nguyên thủy thường tái tạo các
vật thể tự nhiên, nhưng thiết kế hiện đại kiểu dáng đẹp, tương lai gợi ý tiềm
năng mới của thế giới nhân tạo tách rời khỏi nó. Dù vẫn cịn xuất hiện những ý
kiến khác biệt liên quan đến vai trò của cái đẹp trong thẩm mỹ, nhưng ta vẫn có
thể thấy những nghiên cứu về mỹ học vẫn đề cập đến bản chất của cái đẹp, cả
trong thế giới tự nhiên và tạo tác.
Trải nghiệm thẩm mỹ từ quan điểm của người Nhật có phần khác với văn hóa
phương Tây ở chỗ chúng đề cao cả sự kiềm chế và tính thoáng qua như những


12
phẩm chất đáng ngưỡng mộ, và từ những đặc điểm này, cảm giác về cái đẹp có
thể xuất hiện.
Chỉ thêm những gì cần thiết và loại bỏ phần cịn lại luôn là trọng tâm trong
thiết kế truyền thống của Nhật Bản. Nếu nhìn vào kiến trúc và thiết kế nội thất
cũ của Nhật Bản, ta sẽ thấy có rất ít sự đa sắc, những màu sắc được lựa chọn
cũng như loại hình thiết kế sẽ rất đơn thuần, các đường nét và hình thức sẽ
được xây dựng một cách gọn gẽ, mạch lạc. Giữa thiết kế Nhật Bản và văn hóa
Nhật Bản có mối liên hệ mật thiết. Văn hóa Nhật Bản được truyền vào với
phong cách Zen - Thiền và sự đơn giản hóa. Đương nhiên, các nhà thiết kế tối
giản sẽ bị ảnh hưởng bởi thiết kế truyền thống của Nhật Bản, thường nhiều hơn
so với phần lớn thiết kế truyền thống của phương Tây như Gothic hoặc

Victoria. Nghệ thuật và thiết kế tối giản tìm thấy vẻ đẹp và sự hài lịng trong "ít
hơn", hoặc "trống rỗng / hư vô". Mặc dù động lực đằng sau họ có vẻ khác nhau,
nhưng có một sự giác ngộ chung mà họ chia sẻ: có một thứ gì đó xuất hiện một thứ gì đó to lớn và sâu sắc một cách đáng ngạc nhiên - trong khoảng trống
được tạo ra khi mọi thứ và bị trừ từ "nhiều hơn" để trở thành "ít hơn" hoặc
"trống rỗng". Nhiều hơn cũng phổ biến như một cách tiếp cận thiết kế vì đó là
những gì mọi người muốn hay đặt hàng: số lượng, chức năng, tiện nghi, đồ
trang trí,... Kiến trúc theo chủ nghĩa tối giản liên quan đến việc sử dụng các yếu
tố thiết kế giảm thiểu, khơng có đồ trang trí thêm.
Phong cách Tối Giản nhấn mạnh việc giảm thiểu đến tối đa các chi tiết thừa,
chỉ giữ lại thành phần thật sự cần thiết và đáp ứng được yêu cầu về công năng
lẫn thẩm mỹ. Sự sử dụng hạn chế về màu sắc trong trang trí là đặc trưng dễ
nhận diện nhất của xu hướng thiết kế này. Những người theo Chủ nghĩa Tối
giản, tin rằng bức tranh hành động là quá cá nhân và viển vông, đã chấp nhận
quan điểm rằng một tác phẩm nghệ thuật không nên đề cập đến bất cứ thứ gì
khác ngồi chính nó. Vì lý do đó, họ đã cố gắng loại bỏ các tác phẩm của mình
khỏi bất kỳ liên tưởng về ngoại hình. Việc sử dụng góc cạnh cứng, hình thức
đơn giản và phương pháp tiếp cận tuyến tính chứ khơng phải tập trung vào họa


13
tiết nhằm nhấn mạnh tính hai chiều và cho phép người xem phản ứng trực quan
ngay lập tức.
Tinh tế coi như một phẩm chất của phần lớn nghệ thuật và thiết kế của Nhật
Bản mà ta có thể thấy rõ ở trong quá trình lịch sử cho đến thời hiện đại. Bài
viết sẽ thảo luận về những ý tưởng cơ bản trong sự gắn kết của Wabi-Sabi, Zen
và Ma đối với các thiết kế theo hình thức tối giản, trong các đồ tạo tác truyền
thống cũng như trong nghệ thuật và thiết kế đương đại.
2.2.1.1.1 ZEN
Zen là một từ tiếng Nhật 禅 , có nghĩa là Thiền (phiên âm qua tiếng Việt). Nó
mang trong mình âm hưởng của Phật giáo hướng con người đến với sự cân

bằng giữa tâm hồn và cuộc sống - một loại hình thẩm mỹ của chủ nghĩa tối
giản. Zen như một yếu tố được áp dụng triệt để trong phong cách thiết kế
không gian và nội thất của Nhật Bản với mục đích là tạo ra sự cân bằng, hài
hịa và bình n trong cuộc sống. Nghệ thuật từ Zen đó là tạo ra một mơi
trường cho phép một cách sống thống hơn, một sự trống rỗng trong cách sống.
Nó khơng chỉ nhấn mạnh về một màu sắc cụ thể, hay một phong cách, một hình
thức cụ thể mà là bầu khơng khí hoặc tâm trạng, mà ở nơi đó, kiến trúc được
nâng tầm. Một trong những bài luyện tập cốt lõi của Phật giáo Nhật Bản là
thiên nhiên và sự kết nối giữa thân và tâm của con người. Vẻ đẹp tự nhiên và
sự khơng hồn hảo của thiên nhiên được tơn vinh trong Zen cũng như trong
thiết kế nội thất Nhật Bản, và liên quan đến một khái niệm được gọi là WabiSabi mà chúng ta sẽ tìm hiểu ở phần nội dung sau.
Chủ nghĩa tối giản thường gắn liền với thiết kế theo phong cách Zen truyền
thống của Nhật Bản. Nghệ thuật và thiết kế theo phong cách Zen tập trung vào
việc loại bỏ mọi kiểu dáng hoặc trang trí khơng cần thiết. Phong cách nghệ
thuật này thường được mô tả là mỹ học của phép trừ - một công cụ để loại bỏ
bất kỳ sự phân tâm, xáo trộn hoặc ô nhiễm nào để đạt được vẻ đẹp thuần khiết
hoặc hạnh phúc - bởi vì chúng để cho vẻ đẹp vơ biên và sự phong phú xuất


14
hiện từ ít hơn, thay vì nhiều hơn. Sức mạnh sáng tạo được tập trung vào việc
xác định và loại bỏ mọi thứ khơng cần thiết, cho dù đó là yếu tố, kích thước,
hình dạng, khơng gian, số lượng hay màu sắc. Trong nghệ thuật theo phong
cách Zen, đường đơn hoặc thành phần đơn lẻ có thể thể hiện tiềm năng vô biên.
Chủ nghĩa tối giản thường gắn liền với thiết kế theo phong cách Zen truyền
thống của Nhật Bản. Nghệ thuật và thiết kế theo phong cách Zen tập trung vào
việc loại bỏ mọi kiểu dáng hoặc trang trí không cần thiết. Phong cách nghệ
thuật này thường được mô tả là mỹ học của phép trừ - một công cụ để loại bỏ
bất kỳ sự phân tâm, xáo trộn hoặc ô nhiễm nào để đạt được vẻ đẹp thuần khiết
hoặc hạnh phúc - bởi vì chúng để cho vẻ đẹp vơ biên và sự phong phú xuất

hiện từ ít hơn, thay vì nhiều hơn. Sức mạnh sáng tạo được tập trung vào việc
xác định và loại bỏ mọi thứ khơng cần thiết, cho dù đó là yếu tố, kích thước,
hình dạng, khơng gian, số lượng hay màu sắc. Trong nghệ thuật theo phong
cách Zen, đường đơn hoặc thành phần đơn lẻ có thể thể hiện tiềm năng vơ biên.
Ở Nhật Bản, con người sống phục tùng thiên nhiên, tôn trọng và chịu đựng sức
mạnh khó lường của nó. Họ tôn vinh lĩnh vực thiên nhiên và đánh giá cao sự
chia sẻ xứng đáng của các phước lành của nó. Sự thơng thái đó đã cộng hưởng
với khái niệm “kuu” của Phật giáo - một phương pháp thực hành ngồi thiền phụ
thuộc vào sự hợp nhất giữa tự nhiên được tìm thấy trong tinh thần Wu Wei của
Đạo giáo - đã được nâng tầm thành nhiều hình thức thiết kế và nghệ thuật tối
giản của Thiền như vườn đá Zen, nơi để cho vẻ đẹp tốt lên từ ít yếu tố nhất.
Sự coi trọng chu kỳ và cân bằng tự nhiên vẫn đóng vai trị quan trọng trong
thiết kế và kiến trúc Nhật Bản hiện đại. Điểm quan trọng là, mỹ học Nhật Bản
có ý thức sâu sắc về mối quan hệ của con người với thiên nhiên. Ý thức như
vậy tự bộc lộ qua các hành vi của chúng ta. Bạn có thể nhớ đến các thiết kế tối
giản truyền thống của Nhật Bản, hay thiết kế Zen, là thiết kế truyền cảm hứng
cho bạn tập trung vào hành vi của mình và mơi trường xung quanh. Nó cịn
nhiều hơn vẻ ngoài tối giản.


15
Thiên nhiên mang một vai trò quan trọng lẫn trong Zen và văn hóa. Sự liên hệ
với thiên nhiên hiện hữu trong thiết kế nội và ngoại thất của không gian kiến
trúc Nhật Bản theo một số cách như thiết kế trong nhà/ngồi trời với tơng màu
đất và các đồ vật mang hình dạng tự do; sự tương phản kết cấu thô/mềm để
mang lại sự tự nhiên và cảm giác khơng hồn hảo. Sự tương phản kết cấu thơmềm được thực hiện theo cách mà
không một yếu tố nào vượt trội hơn yếu tố còn lại về trọng lượng thị giác lẫn
nhận thức tinh thần.
Việc sử dụng không gian âm, sự tương phản về kết cấu và hình dạng cũng như
bảng màu nội thất trong thiết kế Nhật Bản có nguồn gốc sâu xa và kết nối với

các khu vườn Zen như một cách thức sống trong cuộc đời này vơi sự giác ngộ
và thức tỉnh hơn. Các yếu tố của một khơng gian làm việc cùng nhau vượt ra
ngồi các nguyên tắc được yêu thích hiện đại về “tính thực tế” mà là hướng đến
một lối sống được dạy và thực hành bởi niềm tin tôn giáo và tâm linh của thiền.
Khơng thể khơng nói đến Vườn đá Nhật Bản ( 枯 山水, karesansui) hoặc vườn
"cảnh quan khô", thường được gọi là vườn thiền (Zen garden), tạo ra một cảnh
quan cách điệu thu nhỏ thông qua sự sắp xếp cẩn thận của đá, đặc điểm gồm
nước, rêu, cây cối và bụi rậm được cắt tỉa và sử dụng sỏi hoặc cát được cào để
thể hiện các gợn sóng trong nước.
Không giống như những kiểu vườn truyền thống khác, vườn kiểu Karenasui
khơng có sự hiện diện của yếu tố nước, chỉ đơn giản là sự sắp xếp của đá, sỏi,
cát thành những hình gợi nên cảm giác sơng, hồ, biển cả với núi đá, hịn đảo
nhơ lên. Thoạt trơng đơn giản, bình thường nhưng giá trị thực của nó địi người
ngắm cảnh phải trầm tư, mặc định mới dần có thể thấu cảm ý nghĩa sâu xa hàm
chứ bên trong những hình dáng đơn giản kia. Khơng chỉ là nét đặc trưng văn
hóa của riêng xứ sở hoa anh đào mà hiện nay nhiều nơi trên thế giới cũng xuất
hiện những khu vườn tuyệt đẹp, in đậm dấu ấn truyền thống Nhật Bản.


16

Komyozen-ji Rock Garden in Fukuoka, Japan - Wikimedia Commons
2.2.1.1.2 WABI SABI
Một khía cạnh quan trọng của việc người Nhật đánh giá cao lịch sử của các
đồ vật là tính thẩm mỹ của wabi sabi ( 侘 寂). Wabi có thể được hiểu là "sự
khơng hồn hảo", sabi có nghĩa là "xói mịn" hoặc "mịn." Tuy nhiên, ngày
nay hai thuật ngữ này hiếm khi được sử dụng độc lập; thay vào đó, chúng
được dùng cùng nhau để chỉ sự đánh giá cao đối với thứ đã trở nên khơng
hồn hảo qua thời gian, vẻ đẹp của những khuyết điểm tự nhiên do sự tồn
tại của một vật thể ban tặng.

Ra đời như một lời tuyên bố chống lại trường phái xa hoa tô vẽ của cảnh
giới Shogun vào thế kỷ XV-XVI, cùng thời với sự nổi lên của trà đạo ở
Nhật, Wabi Sabi tôn vinh vẻ đẹp tự nhiên qua các chất liệu tự nhiên nhất có
thể: hữu cơ, gỗ, đá, đất sét, kim loại, vải dệt thô, sợi tự nhiên - giữ lại hầu
như nguyên trạng vẻ đẹp thô mộc khơng gị giũa để làm sáng lên tinh thần
trân trọng mọi sự như vốn dĩ của chúng. Mọi thứ sẽ sẽ đẹp hơn nếu chúng
hữu ích và chân thật, được lưu lại dấu ấn rõ ràng trên dòng chảy của thời
gian. Nếu hệ quy chiếu thẩm mỹ phương Tây luôn coi trọng sự đăng đối,
hồn hảo và tính mực thước, thì phong cách Wabi-Sabi lại đề cao vẻ đẹp
bất cân xứng, mộc mạc đầy chân thật.


17
Ta có thể hiểu sâu hơn về Wabi Sabi qua cắt nghĩa đơn giản theo từng vế
như sau:
- Wabi là tìm thấy sự đủ đầy trong tâm hồn qua cuộc sống đơn sơ, giản dị
và khiêm tốn về vật chất. Từ này cịn mang nghĩa tách biệt đó là tận hưởng
sự tĩnh lặng điềm nhiên.
- Sabi chính là nét đẹp được tôi luyện qua bàn tay của thời gian khi những
đồ vật khốc lên mình chiếc áo bụi sạm màu nhưng vẻ đẹp mang đầy đủ độ
“chín”, khuất lấp sau lớp bụi mờ là phẩm giá và khí chất thanh nhã. Những
vệt hằn, sứt mẻ, hư hao mà thời gian để lại trở thành những đặc điểm giá trị
của vật phẩm đó.
Phong cách Wabi Sabi chính là triết lý hướng con người ta đến việc chấp
nhận thực tại và trân trọng vẻ đẹp của những thứ khơng hồn hảo. Ở Nhật
Bản, kiến trúc, đồ gốm và trang trí nhà thường đơn giản nhưng trang nhã.
Cách tiếp cận wabi sabi để thiết kế bao gồm sự đơn giản và khơng hồn
hảo. Ví dụ, một bình hoa héo vẫn được đánh giá cao như một bình hoa mới
hái. Tương tự, Wabi Sabi có thể tơn vinh một lỗ hổng kiến trúc, như mặt
tiền đổ nát của tịa nhà. Điển hình cho phong cách sống của người Nhật, họ

đã phải trải qua vô vàn những khó khăn, trở ngại trên chính q hương
mình nhưng rồi thời gian trơi đi, mọi sự có thể tàn phai, hao tổn nhưng vun
đắp lại vẫn chính là cái đẹp đã lội ngược dòng lịch sử, cuộc đời của một
vật dụng có ích - cái đẹp của nó, công năng và cả niềm vui cho đời. Vẻ đẹp
bất tồn đó chính là cốt lõi của sự sống, dẫu cho bên ngồi có phai tàn đến
bao nhiêu nhưng bên trong ln đượm khí chất khơng gì có thể sánh bằng.
Trong một thiết kế Wabi-Sabi, chúng ta khơng nhìn thấy sự đối xứng hoàn hảo
trong cách sắp xếp, cũng như những đặc điểm được xác định mà nó sẽ tập trung
vào một phạm trù tự nhiên hơn, vào sự đối xứng giữa các hình dạng, hình thức
và các yếu tố của sự đơn giản thuần túy. Một trong những quan điểm chính của
tự nhiên là bản chất của sự khơng hoàn hảo và bản thể tự nhiên của tất cả các
yếu tố. Sự đơn giản không phải được xem như bắt buộc hay ta phải giả tạo nó
trong cấu trúc thiết kế hiện đại, mà sự đơn giản thực sự chỉ có thể đến từ việc


18
tuân theo các quy tắc của tự nhiên và để các đồ vật trong không gian của chúng
mà không cần sửa đổi hay sắp xếp một cách giả tạo.

Ảnh: home-designing.com
Tính đơn giản được thể hiện trong phong cách Wabi Sabi đó là người nhìn sẽ
phải hướng sự tập trung của họ đến những vật dụng thực sự cần thiết để tâm trí
khơng cịn bị thao túng bởi vật chất. Trong phong cách này, sự bền bỉ, hữu


19
dụng của đồ vật được đề cao. Những thứ bị sứt mẻ, nứt vỡ có thể hàn gắn bằng
vàng (nghệ thuật Kintsugi) và để chúng có thể tiếp tục nhiệm vụ của mình những miếng vàng để bịt các vết nứt chứa đựng sự cẩn thận và tận tâm của một
nghệ nhân và thành phẩm sau đó cịn đẹp hơn cả hình dạng ban đầu của nó nữa.
Với tâm thế trân trọng tự nhiên, các đồ vật thuộc phong cách Wabi Sabi sẽ

không bị gọt giũa nắn vuốt theo ý đồ của nhà thiết kế mà được ưu tiên giữ lại
hình dáng nguyên bản, hoặc chỉ được chỉnh sửa tiết chế để tôn lên vẻ đẹp độc
đáo mà thiên nhiên ban tặng cho vật liệu.


20
Ảnh: Instagram.com//yana_design_home/
2.2.1.1.3 MA
Có một thuật ngữ mang tính ám ảnh xuất phát từ nghĩa Latin của “nỗi sợ sự
trống rỗng”. Thuật ngữ được dùng trong thị giác nghệ thuật và thiết kế nên
những thế giới và thường có liên quan đến nghệ thuật Ý và bình phẩm trong
thơ văn, Mario Praz, người dùng nó để miêu tả sự hỗn loạn ngột ngạt cầu kỳ
của nội thất thời Victoria. Ở thời kỳ ấy, hầu như mọi tấc khơng gian bị chống
ngợp bởi hoa văn, đồ nội thất nặng nề, xa xỉ và quá cầu kỳ! Nhưng ở Nhật Bản,
thẩm mỹ có thể dễ dàng gọi là tình yêu trống rỗng...tình yêu của sự trống rỗng,
bởi vì đó là điều thúc đẩy khái niệm văn hóa được gọi là Ma.
Ma (phát âm là “maah”) là một sự tán dương không cho những đồ vật, mà là
cho khoảng không ở giữa chúng. Chữ kanji của Ma là 間 . Chúng ta thấy rằng
trong ký tự không chỉ là đường viền của một cánh cửa mà còn là một cánh cửa
mở ra ánh sáng, do đó tạo điều kiện cho sự phát triển, khơi dậy sự sáng tạo, cho
phép tự do. Đây là Ma - không gian giữa các cạnh, giữa đầu và cuối, không
gian và thời gian mà chúng ta trải nghiệm cuộc sống.
Một trong những nhà thiết kế đồ họa sau chiến tranh có ảnh hưởng nhất của
Anh, Alan Fletcher, đã đề cập đến Ma trong cuốn sách của ơng, Nghệ thuật
nhìn những con đường đi ngang: “Không gian là chất. Cézanne vẽ và mơ hình
hóa khơng gian. Giacometti điêu khắc bằng cách "lấy đi không gian". Mallarmé
quan niệm những bài thơ vắng cũng như lời. Ralph Richardson khẳng định
rằng diễn xuất phải dừng lại… Isaac Stern mô tả âm nhạc là “một chút giữa
mỗi nốt - những khoảng lặng tạo ra hình thức”… Người Nhật có một từ (Ma)
cho qng này tạo nên hình dạng cho tồn bộ. Ở phương Tây, chúng tơi khơng

có từ cũng như thuật ngữ. Một thiếu sót nghiêm trọng ”.
Trong ngữ cảnh kiến trúc, Ma đề cập đến chiều không gian giữa các trụ cấu
trúc của nội thất. Bố cục được thiết kế có chủ đích để bao gồm không gian
trống - năng lượng tràn đầy khả năng. Một ngôi nhà đàm trà / quán trà truyền
thống là một ví dụ điển hình của Ma trong thiết kế kiến trúc. Khơng có đồ đạc
trang trí hoặc đồ trang trí. Chỉ riêng những bức tường kết cấu đã đặt nền móng


21
cho cuộc sống thực hiện. Sự trống rỗng của nội thất giúp nâng cao sự đánh giá
cao đối với những trải nghiệm phù du đi qua - những cuộc tụ họp nhất thời của
con người và đồ vật. Đây là một cách tuyệt vời để nhìn vào một ngơi nhà,
khơng bị ràng buộc bởi vật chất, những bức tường chỉ đơn thuần là những bức
tường, nó nói về sự sống chiếm trọn không gian.

Bên trong một quán trà. Nguồn: flickr.com
Luận điểm này bắt đầu với mệnh đề rằng có cái đẹp và cái gì đó sâu xa trong
khoảng trống được tạo ra khi có ít hơn. Ma là những gì Arata Isozaki mô tả như
là khoảng cách tự nhiên, khoảng dừng hoặc khoảng thời gian tự nhiên, hoặc
một phần của 'văn hóa màu xám' do Kisho Kurokawa phân tích. Tương tự, kiến
trúc ở giữa của Sou Fujimoto có thể được xác định là một phần của Ma. Quá


22
trình tạo ra bao gồm việc khám phá thư pháp, được gọi là một trong những
nghệ thuật của Ma, và cũng là một loạt việc tạo mơ hình để kiểm tra hình học
đơn giản và sự tác động lẫn nhau giữa ba lĩnh vực trọng tâm của luận điểm này:
khoảng trống, khoảng giữa và trong suốt. Nó chỉ một khoảng khơng âm tính,
những khoảng trống, sự trống rỗng. Và nó được yêu thích trong tất cả mọi thứ,
từ nội thất, kiến trúc và thiết kế sân vườn cho đến âm nhạc, cắm hoa và thơ ca.

Và thực sự còn hơn thế nữa; nó được tìm thấy trong hầu như mọi khía cạnh của
đời sống người Nhật. Đó thực sự là một khái niệm đẹp, đặc biệt là khi nó có
liên quan đến việc chúng ta nhìn nhận như thế nào về đồ đạc của mình, cũng
như việc phân bổ thời gian và nghi lễ hằng ngày. Ở Hoa Kỳ, ai nấy đều làm hoa
mắt chính mình và khiến bản thân trở nên cực kỳ bận rộn... bởi khơng có Ma
làm ngăn cách để miêu tả rằng việc mà ta đang làm là gì. Chúng ta nhồi nhét
mái ấm và tủ đồ và các ngăn bếp, thậm chí là những cái dĩa ăn tối với hàng loạt
đồ đạc - và trong khả năng của chúng ta về việc mở rộng sự phong phú, mọi
thứ trở nên mất giá trị. Nhưng với một vài hành động nhỏ - như việc dừng lại
giữa ngày để ngẫm lại và suy nghĩ, hay việc có ít đồ đạc hơn - sẽ nhường chỗ
cho việc tập trung ở khơng gian nơi khơng có đồ vật, Ma, sẽ khiến cho đồ vật ở
đó trở nên quý giá hơn.
2.2.1.1.4 Chủ nghĩa tối giản truyền thống đáp ứng thiết kế hiện đại
Sự tái hiện tinh tế của con người để tơn lên được nét hài hịa của thiên nhiên
trong phong cách Wabi Sabi được sử dụng theo một cách không quá tương
phản, mà thiên về sự êm đềm, thư thái và bình an hơn, như để gột sầu lo, giúp
phần tâm của chúng ta đạt đến trạng thái bình lặng. Rõ rệt nhất ta có thể nhận
diện được phong cách này qua những bảng màu be đất hay xám nâu, tượng
trưng cho màu của cát, của gỗ mục. Đi ngược lại với những mẫu thiết kế hiện
đại đầy rực rỡ (phong cách Maximalism), trong Wabi Sabi chứa đựng cảm giác
thanh bình, sự an n mà ta ln kiếm tìm chỉ có thể thấy được khi hịa hợp với
thiên nhiên. Chú trọng đến việc tạo lập điểm nhìn trong một khoảng không gian
sao cho tồn tại các khoảng không với một mục đích là ngồi xuống ở vị trí nào
cũng có thể tìm được Zen. Trong nếp sống hiện đại, con người tập trung quá


23
nhiều vào thứ vật chất mà quên mất đi giá trị cốt lõi bên trong, phong cách
Wabi Sabi nổi lên như một liệu pháp trị liệu tinh thần hiệu quả khi con người
dần tìm thấy Zen trong chính căn nhà mình. Trong thời hiện đại, ta thể thấy lý

do tại sao người Nhật lại trân trọng triết lý này. Họ cho rằng vốn dĩ khơng có gì
sinh ra trong tự nhiên mà hoàn hảo và trường tồn, bằng cách trân trọng vẻ đẹp
chân phương như vốn dĩ của tạo vật, ta thể hiện sự tôn trọng đến thiên nhiên và
rèn giũa tính khiêm nhường, biết chấp nhận thực tế hơn là chống lại nó.
Xét cho cùng, đất nước Nhật Bản khơng hồn hảo, thời tiết thì khắc nghiệt và
ln có khả năng xảy ra thiên tai. Nhưng thay vì sống với nỗi sợ hãi (hoặc cảm
thấy như họ đã gặp phải một điều tồi tệ), người Nhật chấp nhận rằng ln có
một chút bất ổn và bóng tối sẽ ln được tìm thấy trong bức tranh lớn của cuộc
sống. Sự hồn hảo có vẻ tuyệt vời, nhưng nó ln phù du. Quãng thời gian tốt
đẹp sẽ không kéo dài mãi, và ta nên nắm lấy và lên kế hoạch cho thực tế rằng
khi những thời điểm khó khăn xảy ra, việc đó sẽ giúp ta dễ dàng tồn tại.
Các quan niệm như Phật giáo Đại thừa và Thiền Nhật Bản đã ảnh hưởng đáng
kể đến phong cách kiến trúc và thiết kế nội thất ở Nhật Bản cũng như ở Mỹ với
các bài thực hành và truyền thống nhấn mạnh mối quan hệ của con người với
thiên nhiên và phong cách sống dẫn đến giác ngộ và nâng cao ý thức tự do.
Ảnh hưởng của chúng có thể được nhìn thấy trong kiến trúc và sự đơn giản của
nội thất bằng cách sử dụng gỗ và bảng màu tự nhiên, tập trung nhiều vào ánh
sáng tự nhiên và dòng chảy của không gian nội thất. Nội thất truyền thống của
Nhật Bản thực sự đơn giản với một phịng chính ở trung tâm được gọi là Moya
- xác định trung tâm của ngôi nhà và con đường dẫn đến bất kỳ khơng gian ít
quan trọng khác. Đồ nội thất thường là lựa chọn tối thiểu và các khơng gian
mang tính đa chức năng. Hậu Thế chiến II đã mang lại sự tương tác rộng rãi
hơn với thế giới hiện đại và giới thiệu phong cách phương Tây và lối sống hiện
đại vào nội thất Nhật Bản nhưng nội thất hiện đại vẫn giữ đúng với nguồn gốc
và nguyên tắc của phong cách truyền thống. Một trong những đặc điểm chính
của thiết kế truyền thống và ở một mức độ nào đó của Nhật Bản hiện đại là
khái niệm về sự vô thường và cách các phịng và khơng gian nội thất được kết


24

nối với nhau. Mọi thứ thuộc về một tổng thể. Ngay cả cấu trúc và kiến trúc của
một căn nhà đều được thiết kế để hỗ trợ những yếu tố truyền thống này.
Tính thẩm mỹ và bầu khơng khí của một không gian Nhật Bản là vô cùng quan
trọng và là yếu tố then chốt mang đến cho nội thất Nhật Bản vẻ ngoài độc đáo
nhưng cũng tăng cường kết nối với các triết lý và truyền thống của Zen, Kanso
và Phong thủy Nhật Bản. Một trong những thành phần quan trọng của thẩm mỹ
Nhật Bản liên quan đến khái niệm Zen và sự giác ngộ là sự kết nối của không
gian nội thất với thiên nhiên và đưa các yếu tố của tự nhiên vào không gian. Sự
kết nối này xác định các đặc điểm chính của bầu khơng khí nội thất Nhật Bản
như tầm quan trọng của ánh sáng tự nhiên và sử dụng giấy hoặc washi, vật liệu
tự nhiên và bảng màu để giữ sự đơn giản và gần gũi với thiên nhiên. Điển hình
như Tatami, là loại sàn đặc trưng của những ngôi nhà truyền thống của Nhật
Bản giúp khơng khí lưu thơng quanh nhà và rất nhiều tre cũng được sử dụng
trong ngoại thất và nội thất của các tịa nhà vì vẻ đẹp tự nhiên và ấm áp của nó.
Ma dường như chủ yếu áp dụng cho các môi trường, nơi mà khoảng cách giữa
các đối tượng cũng quan trọng như chính các đối tượng, trong khi wabi-sabi có
thể thể hiện cảm giác thời gian của người Nhật thơng qua sự khơng hồn hảo.
Tuy nhiên, một điểm phức tạp của thẩm mỹ thị giác Wabi-Sabi là nhận thức
trực quan chỉ có thể đạt được sau khi dành một lượng lớn nỗ lực cho chúng, kết
quả của chúng là những đối tượng tinh tế của thế giới nghệ thuật. Nhận thức
như vậy không nhất thiết phải áp dụng trong việc đánh giá cao vẻ đẹp của các
đồ vật được thiết kế hàng ngày. Các đối tượng của thiết kế hiện đại cũng là một
phần của cuộc sống hàng ngày của chúng ta và nói chung không phải là những
đồ vật gắn liền với các hoạt động nghệ thuật.
Nghệ thuật, kiến trúc và các đại diện khác của một nền văn hóa ln phụ
thuộc chặt chẽ vào tư tưởng tơn giáo thúc đẩy nền văn hóa. Việc tập trung
vào các đối tượng đơn giản, tự nhiên trong Zen là yếu tố then chốt trong
việc phát triển khả năng cảm thụ của thiết kế tối giản Nhật Bản. Ở châu
Âu, nhà thờ Thiên chúa giáo ra đời ngày càng nhiều những màn khoe sắc



25
đẹp lộng lẫy, xa hoa để thể hiện sự vinh hiển của Chúa. Trong khi đó, ở
Nhật Bản, các ngơi chùa Phật giáo đã tạo ra một kiến trúc hòa quyện chặt
chẽ với thiên nhiên và bóng tối, giúp bạn tìm thấy thời gian nghỉ ngơi khỏi
những phiền nhiễu thế tục trong ốc đảo yên tĩnh của phòng trà.

Trái: Nội thất bên trong một căn phòng Nhật truyền thống. (Flickr)
Phải: Nội thất bên trong nhà thờ Công giáo St. Andrew (Wikimedia
Commons)

Trái: Ngoại thất của đền Saiho-ji (Wikimedia Commons)
Phải: Ngoại thất của một thánh đường (Pxhere)


×