Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

đề tài 5 quan hệ lợi ích trong nền kinh tế thị trường lợi ích kinh tế; các quan hệ lợi ích; vai trò của nhà nước trong đảm bảo hài hòa các quan hệ lợi ích trong xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (383.75 KB, 18 trang )

ĐẠI HỌC UEH
TRƯỜNG KINH DOANH
KHOA TÀI CHÍNH

BÀI THU HOẠCH
MƠN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN

Đề tài 5: Quan hệ lợi ích trong nền kinh tế thị
trường: lợi ích kinh tế; các quan hệ lợi ích; vai trị
của nhà nước trong đảm bảo hài hịa các quan hệ lợi
ích trong xã hội

Giảng viên: VŨ ANH TUẤẤN
Lớp học phần: 22D1POL51002461 – FNC05 - Nhóm 4



MỤC LỤC
I.Lợi ích kinh tế................................................................................................... 2
1. Khái niệm..................................................................................................... 2
2. Bản chất....................................................................................................... 2
3. Đặc trưng..................................................................................................... 3
4. Biểu hiện...................................................................................................... 3
II.Vai trò của lợi ích kinh tế...............................................................................4
1.Lợi ích kinh tế là mục tiê của các hoạt động kinh tế.............................4
2.Lợi ích kinh tế là động lực của các hoạt động kinh tế...........................4
3.Lợi ích kinh tế là động lực của các hoạt động xã hội.............................5
4.Lợi ích kinh tế là cơ sở thực hiện lợi ích chính trị, xã hội, lợi ích văn
hóa..................................................................................................................... 5
5. Cơ cấu lợi ích kinh tế..................................................................................5
III.Các quan hệ lợi ích trong nền kinh tế thị trường.....................................7


1. Khái niệm..................................................................................................... 7
2. Sự thống nhất và mâu thuẫn trong các quan hệ lợi ích kinh tế..........8
2.1. Sự thống nhất trong quan hệ lợi ích kinh tế....................................8
2.2. Sự mâu thuẫn trong quan hệ lợi ích kinh tế....................................8
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ lợi ích kinh tế..............................9
3.1. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất......................................9
3.2. Địa vị của chủ thể trong hệ thống quan hệ sản suất xã hội.........9
3.3. Chính sách phân phối thu nhập của nhà nước.................................9
3.4. Hội nhập kinh tế quốc tế.....................................................................9
4. Các quan hệ lợi ích kinh tế cơ bản trong nền kinh tế thị trường......10
4.1. Giữa người lao động và người sử dụng lao động...........................10
4.2. Giữa những người sử dụng lao động...............................................11
4.3. Giữa những người lao động..............................................................11
4.4. Giữa lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm và lợi ích xã hội.......................12
5. Phương thức thực hiện lợi ích kinh tế trong các quan hệ lợi ích chủ
yếu................................................................................................................ 13
IV. Vai trị của nhà nước trong việc đảm bảo hài hòa các quan hệ lợi ích
kinh tế................................................................................................................ 13
1. Khái niệm về sự hài hịa giữa các lợi ích kinh tế..................................13
2. Vai trị của nhà nước trong việc đảm bảo hài hòa các quan hệ lợi ích
kinh tế............................................................................................................. 13
2.1. Bảo vệ lợi ích hợp pháp, tạo mơi trường thuận lợi cho hoạt động
tìm kiếm lợi ích của các chủ thể kinh tế:...............................................14
2.2 Điều hịa lợi ích giữa cá nhân- doanh nghiệp – xã hội...................14


2.3. Kiểm sốt, ngăn ngừa các quan hệ lợi ích có ảnh hưởng tiêu cực
đối với sự phát triển xã hội......................................................................15
2.4 Giải quyết những mâu thuẫn trong quan hệ lợi ích kinh tế.........15


I.Lợi ích kinh tế
1. Khái niệm
- Để tồn tại và phát triển con người cần được thõa mãn bởi các nhu cầu vật chất
cũng như nhu cầu tinh thần. Tùy theo trình độ nhận thức, mơi trường sống,
những đặc điểm sinh lý, mỗi con người có những nhu cầu khác nhau và khi nhu
cầu của con người được đáp ứng và thỏa mãn, con người sẽ thu được lợi ích
- Vậy lợi ích là gì ? Theo C.Mác thì phạm trù lợi ích, ích lợi , có lợi được sử
dụng như là cùng nghĩa và có thể thay thế nhau.Lợi ích khơng phải là cái gì trừu
tượng và có tính chất chủ quan,mà cơ sở của lợi ích là nhu cầu khách quan của
con người. Lợi ích có thể là lợi ích vật chất, có thể là lợi ích tinh thần
- Trong mỗi điều kiện lịch sử, tùy từng hồn cảnh mà vai trị quyết định đối với
hoạt động của con người là lợi ích vật chất hay lợi ích tinh thần. Nhưng trong
suốt q trình tồn tại và phát triển của con người thì lợi ích vật chất đóng vai trị
quyết định thúc đẩy hoạt động của mỗi cá nhân, tổ chức cũng như xã hội.
=> Lợi ích kinh tế là lợi ích vật chất, lợi ích thu được khi thực hiện các hoạt
động kinh tế con người.
2. Bản chất
- Lợi ích kinh tế là lợi ích vật chất, nó phản ánh mục tiêu và động cơ khách
quan của những chủ thể khi tham gia vào những hoạt động giải trí kinh tế – xã
hội và do mạng lưới hệ thống quan hệ sản xuất quyết định hành động. Mỗi một
con người hay xã hội muốn sống sót và tăng trưởng thì nhu yếu của họ phải
được cung ứng. Lợi ích và nhu yếu có mối quan hệ mật thiết với nhau. Lợi ích
bắt nguồn từ nhu yếu và là cái để phân phối nhu yếu, nhu yếu làm nảy sinh lợi
ích .
Cũng giống như lợi ích của con người nói chung, lợi ích kinh tế gắn liền với
nhu yếu, tuy nhiên đây không phải là nhu yếu bất kể, mà là nhu yếu kinh tế
( nhu yếu vật chất ). Chỉ có những nhu yếu kinh tế mới làm phát sinh lợi ích
kinh tế. Vì vậy lợi ích kinh tế là một phạm trù kinh tế, một mặt, nó phản ánh
những điều kiện kèm theo, những phương tiện đi lại nhằm mục đích cung ứng
nhu yếu vật chất của mỗi con người, mỗi chủ thể. Suy cho cùng, lợi ích kinh tế

được bộc lộ ở mức độ của cải vật chất mà mỗi con người có được khi tham gia
vào những hoạt động giải trí kinh tế – xã hội. Mặt khác, nó phản ánh quan hệ


giữa con người với con người trong quy trình tham gia vào những hoạt động
giải trí đó để tạo ra của cải vật chất cho mình. Những quan hệ đó chính là quan
hệ sản xuất trong xã hội. Vì vậy lợi ích kinh tế cịn là hình thức bộc lộ của quan
hệ sản xuất, do quan hệ sản xuất quyết định hành động .Quan hệ sản xuất, mà
trước hết là quan hệ chiếm hữu về tư liệu sản xuất, quyết định hành động vị trí,
vai trị của mỗi con người, mỗi chủ thể trong quy trình tham gia vào những hoạt
động giải trí kinh tế – xã hội. Do đó, khơng có lợi ích kinh tế nằm ngồi những
quan hệ sản xuất, mà nó là loại sản phẩm của những quan hệ sản xuất, là hình
thức vốn có bên trong, hình thức sống sót và bộc lộ của những quan hệ sản xuất.
Chính vì thế, theo Ph. Ăngghen : Các quan hệ kinh tế của một xã hội nhất định
bộc lộ trước hết dưới hình thức lợi ích
3. Đặc trưng
Lợi ích kinh tế mang tính khách quan: Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về
vật chất của con người cũng ngày càng cao, mà mức độ thỏa mãn nhu cầu vật
chất phụ thuộc vào các yếu tố như số lượng, chất lượng của hàng hóa, dịch vụ,
… Do đó, để có lợi ích kinh tế địi hỏi phải xuất phát từ các yếu tố khách quan
Lợi ích kinh tế là kết quả của quan hệ phân phối: Quá trình phân phối thu nhập
tùy thuộc vào các yếu tố như trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, quan hệ
sản xuất, cơ chế thị trường. Nếu mức thu nhập được phân phối hợp lý thì lợi ích
kinh tế sẽ trở thành động lực để phát triển, ngược lại nếu mức thu nhập phân
phối khơng hợp lý thì lợi ích kinh tế sẽ trở thành rào cản cho quá trình phát
triển.
Lợi ích kinh tế là quan hệ xã hội: Để đạt được lợi ích kinh tế của mình, các chủ
thể phải tương tác, hình thành các mối quan hệ hợp tác. Một mối quan hệ công
bằng, hợp lý, đồng thuận sẽ thúc đẩy nhanh hơn chủ thể đạt được lợi ích kinh tế
mong muốn

Lợi ích kinh tế mang tính lịch sử: Tính lịch sử của lợi ích kinh tế thể hiện qua
việc nó ln vận động và biến đổi theo thời gian, gắn với sự vận động của nhu
cầu con người. Tính lịch sử địi hỏi việc giải quyết các vấn đề phải ln đặt
trong từng hồn cảnh cụ thể và biến đổi không ngừng.
4. Biểu hiện
Về biểu hiện, gắn với các chủ thể kinh tế khác nhau là những lợi ích tương ứng:
chủ doanh nghiệp thì lợi ích trước hết là lợi nhuận, người lao động trước hết lợi
ích kinh tế là tiền công. Tất nhiên, với mỗi cá nhân con người, trong các mối
quan hệ xã hội tổng hợp gắn với con người đó, mặc dù có khi thực hiện hoạt
động kinh tế, trong nhất thời, không phải ln đặt mục tiêu lợi ích vật chất lên
hàng đầu. Song, về lâu dài, đã tham gia vào hoạt động kinh tế thì lợi ích kinh tế


là lợi ích quyết định. Nếu khơng thấy được vai trị này của lợi ích kinh tế sẽ làm
suy giảm động lực hoạt động của các cá nhân. Nghiên cứu về sự phân phối giá
trị thặng dư trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa cho ta thấy, mỗi chủ thể tham
gia vào quá trình phân phối giá trị thặng dư đó, với vai trị của mình mà có được
những lợi ích tương ứng. Đây chính là nguyên tắc đảm bảo lợi ích phù hợp với
vai trị của các chủ thể.
 Vậy, khi đề cập tới phạm trù lợi ích kinh tế có nghĩa là hàm ý rằng, lợi
ích đó được xác lập trong quan hệ nào, vai trò của các chủ thể trong quan
hệ đó thể hiện chủ thể đó biểu hiện như thế nào, chẳng hạn họ là chủ sở
hữu, hay nhà quản lý; là lao động làm thuê hay trung gian trong hoạt
động kinh tế; ai là người thụ hưởng lợi ích, quyền hạn và trách nhiệm
của các chủ thể đó, phương thức để thực hiện lợi ích cần phải thơng qua
các biện pháp gì…Trong nền kinh tế thị trường, ở đâu có hoạt động sản
xuất kinh doanh, ở đó có quan hệ lợi ích và lợi ích kinh tế.
II.Vai trò của lợi ích kinh tế
1.Lợi ích kinh tế là mục tiê của các hoạt động kinh tế
- Con người tiến hành các hoạt động kinh tế trước hết là để thỏa mãn các nhu

cầu vật chất, nâng cao phương thức và mức độ thỏa mãn các nhu cầu vật
chất của mình. Trong nền kinh tế thị trường, phương thức và mức độ thỏa
mãn các nhu cầu vật chất tùy thuộc vào mức thu nhập. Do đó, mức thu nhập
càng cao, phương thức và mức độ thỏa mãn các nhu cầu vật chất càng tốt. Vì
vậy, mọi chủ thể kinh tế đều phải hành động để nâng cao thu nhập của mình.
Thực hiện lợi ích kinh tế của các giai tầng xã hội, đặc biệt của người dân vừa
là cơ sở bảo đảm cho sự ổn định và phát triển xã hội, vừa là biểu hiện của sự
phát triển. “Nước độc lập mà dân không được hưởng ấm no, hạnh phúc thì
độc lập cũng khơng có ý nghĩa gì”.
2.Lợi ích kinh tế là động lực của các hoạt động kinh tế
- Về khía cạnh kinh tế, tất cả các chủ thể kinh tế đều hành động trước hết vì
lợi ích chính đáng của mình. Tất nhiên, lợi ích này phải đảm bảo trong sự
liên hệ với các chủ thể khác trong xã hội. Phương thức và mức độ thỏa mãn
các nhu cầu vật chất trước hết phụ thuộc vào số lượng, chất lượng hàng hóa
và dịch vụ mà xã hội có được. Mà tất cả các nhân tố đó lại là sản phẩm của
nền kinh tế và phụ thuộc vào quy mơ và trình độ phát triển của nó. Theo đuổi
lợi ích kinh tế chính đáng của mình, các chủ thể kinh tế đã đóng góp vào sự
phát triển của nền kinh tế. Vì lợi ích chính đáng của mình, người lao động
phải tích cực lao động sản xuất, nâng cao tay nghề, cải tiến công cụ lao


động; chủ doanh nghiệp phải tìm cách nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn
lực, đáp ứng các nhu cầu, thị hiếu của khách hàng bằng cách nâng cao chất
lượng sản phẩm, thay đổi mẫu mã, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong
phục vụ người tiêu dùng... Tất cả những điều đó đều có tác dụng thúc đẩy sự
phát triển của lực lượng sản xuất, của nền kinh tế và nâng cao đời sống của
người dân.
3.Lợi ích kinh tế là động lực của các hoạt động xã hội
- Phương thức và mức độ thỏa mãn các nhu cầu vật chất còn phụ thuộc địa vị
của con người trong hệ thống quan hệ sản xuất xã hội nên để thực hiện được lợi

ích của mình các chủ thể kinh tế phải đấu tranh với nhau để thực hiện quyền
làm chủ đối với tư liệu sản xuất. Đó là cội nguồn sâu xa của các cuộc đấu tranh
giữa các giai cấp trong lịch sử - một động lực quan trọng của tiến bộ xã hội.
“Động lực của tồn bộ lịch sử chính là cuộc đấu tranh của các giai cấp và những
xung đột về quyền lợi của họ” và “nguồn gốc vấn đề trước hết là những lợi ích
kinh tế mà quyền lực chính trị phải phục vụ với tư cách phương tiện”. Như vậy,
mọi vận động của lịch sử, dù dưới hình thức như thế nào, xét đến cùng, đều
xoay quanh vấn đề lợi ích, mà trước hết là lợi ích kinh tế.
4.Lợi ích kinh tế là cơ sở thực hiện lợi ích chính trị, xã hội, lợi ích văn hóa
- Nguyên nhân quan trọng là đời sống vật chất quyết định đời sống tinh thần;
kinh tế quyết định chính trị, văn hóa - xã hội. Lợi ích kinh tế được thực hiện sẽ
tạo điều kiện vật chất cho sự hình thành và thực hiện lợi ích chính trị, lợi ích xã
hội, lợi ích văn hóa của các chủ thể xã hội
5. Cơ cấu lợi ích kinh tế
- Trong hệ thống lợi ích kinh tế: cá nhân, tập thể và xã hội, thì lợi ích kinh tế cá
nhân là động lực trực tiếp, mạnh mẽ nhất thúc đẩy các chủ thể tham gia một
cách tích cực vào các hoạt động kinh tế – xã hội và nâng cao hiệu quả kinh tế
của chúng. Bởi vì:
Thứ nhất: lợi ích kinh tế cá nhân là lợi ích thiết thực nhất, gắn liền với từng cá
nhân, từng chủ thể. Nó trực tiếp đáp ứng nhu cầu vật chất của từng cá nhân, của
từng chủ thể đó khi tham gia vào các hoạt động sản xuất xã hội. ở đâu và khi
nào lợi ích kinh tế cá nhân được bảo đảm, thì ở đó sẽ tạo ra được động lực mạnh
mẽ nhất kích thích họ phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất,
chất lượng và hiệu quả kinh tế. Có thể nói, lợi ích kinh tế cá nhân là “huyệt” mà
sự tác động vào đó sẽ gây nên phản ứng nhanh nhạy nhất của các chủ thể trên.
Nó là chất kết dính người lao động với q trình sản xuất kinh doanh, là một thứ
“dầu nhờn” đặc biệt để bôi trơn guồng máy kinh tế. Điều đó lý giải vì sao cơ
chế thị trường đã tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất phát triển, đồng
thời nó cũng lý giải vì sao cơ chế thị trường cịn có nhiều mặt trái. Thực tiễn



phát triển kinh tế ở nước ta trong những năm qua cũng đã chứng minh điều đó.
Chẳng hạn, trong lĩnh vực nơng nghiệp, với cơ chế khốn hộ, Nhà nước giao
quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho các hộ nơng dân, cùng với những chính
sách khác, nước ta đã từ một nước thiếu lương thực, phải nhập khẩu lương thực,
trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai, thứ ba trên thế giới.
Thứ hai: lợi ích kinh tế cá nhân tạo điều kiện để thực hiện và nâng cao lợi ích
văn hóa, tinh thần của từng cá nhân. Khi lợi ích kinh tế cá nhân bảo đảm, các
chủ thể tham gia một cách tích cực và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh,
từ đó họ cũng có điều kiện để nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của mình.
Thứ ba: lợi ích kinh tế cá nhân là cơ sở thực hiện lợi ích kinh tế tập thể và lợi
ích xã hội vì dân có giàu thì nước mới mạnh. Khi lợi ích kinh tế cá nhân được
bảo đảm, người dân hăng say, tích cực sản xuất để thực hiện nghĩa vụ của mình
với Nhà nước, tập thể thì lợi ích kinh tế của Nhà nước (xã hội), tập thể cũng mới
được thực hiện.
Vậy, để kích thích tính tích cực của người lao động, phát huy tối đa vai trị nhân
tố con người, thì vấn đề mấu chốt, căn bản nhất là phải tác động vào lợi ích kinh
tế mỗi cá nhân. Tạo điều kiện để mỗi người lao động, mỗi cá nhân, mỗi chủ thể
thực hiện được lợi ích kinh tế của mình, bảo đảm sao cho mỗi người được đóng
góp và được hưởng phần thu nhập phù hợp với sự đóng góp của họ.
Nhấn mạnh đến vai trị của lợi ích kinh tế, đặc biệt là vai trị lợi ích kinh tế cá
nhân, điều đó khơng có nghĩa là khuyến khích thực hiện lợi ích kinh tế cá nhân
bằng mọi cách, mà Nhà nước phải có những chính sách, biện pháp nhằm
khuyến khích việc thực hiện lợi ích kinh tế cá nhân bằng con đường chính đáng.
Phải kiên quyết nghiêm trị các tệ nạn như: làm hàng giả, bn lậu, trốn thuế,
tham nhũng… Bởi vì, ba lợi ích kinh tế: cá nhân, tập thể và xã hội có mối quan
hệ chặt chẽ với nhau, vừa thống nhất, vừa có mặt mâu thuẫn với nhau, đặc biệt
trong điều kiện thời kỳ quá độ.
Mặt thống nhất biểu hiện ở chỗ: ba lợi ích kinh tế đó cùng đồng thời tồn tại
trong một hệ thống kinh tế của xã hội, trong đó lợi ích kinh tế cá nhân là cơ sở

để thực hiện lợi ích kinh tế tập thể và xã hội. Đồng thời, lợi ích kinh tế tập thể
và xã hội lại tạo điều kiện thực hiện tốt hơn lợi ích kinh tế cá nhân. Khơng chỉ
dân giàu thì nước mới mạnh, mà ngược lại nước có mạnh thì dân mới càng
giàu. Chẳng hạn, khi Nhà nước thu được đúng và đủ thuế, tức lợi ích kinh tế của
Nhà nước, của xã hội được bảo đảm, từ đó Nhà nước mới có điều kiện đầu tư
xây dựng những cơ sở hạ tầng kinh tế như đường sá, cầu cống, hệ thống thủy
lợi… Điều đó sẽ tạo điều kiện để các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như
đời sống của từng cá nhân, đơn vị, cơ sở được nâng cao hơn, có nghĩa là lợi ích
kinh tế của họ được thực hiện tốt hơn. Mặt khác, để khai thác tối đa động lực


của lợi ích cá nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
không thể xem nhẹ lợi ích tập thể và lợi ích xã hội. Xem xét một cách căn bản,
lâu dài thì lợi ích xã hội xã hội chủ nghĩa là bảo đảm vững chắc cho sự phát
triển đúng hướng của các lợi ích khác. Lợi ích xã hội xã hội chủ nghĩa là cơ sở
để đảm bảo công bằng thực sự, là cơ sở kinh tế để giải phóng áp bức bất cơng
đối với mọi thành viên trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa.
Mặt mâu thuẫn giữa ba lợi ích kinh tế thể hiện ở sự tách biệt nhất định giữa
chúng, do đó nếu dành q nhiều cho lợi ích này thì bộ phận lợi ích khác sẽ bị
vi phạm. Nhìn chung, mỗi chủ thể thường có xu hướng chỉ theo đuổi lợi ích
kinh tế cá nhân, làm cho lợi ích kinh tế cá nhân nhiều khi đi ngược lại với lợi
ích kinh tế tập thể và xã hội. Đơi khi vấn đề cũng có thể diễn ra theo chiều
hướng ngược lại. Ví dụ: trong trường hợp Nhà nước quy định mức thuế quá cao.
Cũng cần lưu ý rằng, để phát huy tối đa tính tích cực của người lao động khơng
phải chỉ chú trọng đến lợi ích kinh tế của họ là đủ, mà còn cần phải phát huy vai
trị của các lợi ích khác như lợi ích chính trị, lợi ích tinh thần. Người nào lao
động giỏi, xuất sắc không chỉ được khen thưởng bằng vật chất mà cịn có thể
được khen thưởng bằng tinh thần. Có như vậy, mới khai thác được thế mạnh
không chỉ của lợi ích kinh tế, mà cả thế mạnh của các lợi ích khác, và thế mạnh

tương hỗ giữa các lợi ích đó trong mỗi con người.
Tóm lại, lợi ích kinh tế, mà trước hết là lợi ích kinh tế cá nhân phản ánh mục
đích và động cơ khách quan của các chủ thể khi tham gia vào các hoạt động
kinh tế xã hội, nó là động lực mạnh mẽ nhất thúc đẩy các chủ thể tham gia một
cách tích cực vào hoạt động đó. Tuy nhiên, khơng nên tuyệt đối hóa chúng mà
xem nhẹ vai trị của lợi ích tập thể, lợi ích xã hội; khơng thể q nhấn mạnh lợi
ích vật chất mà coi nhẹ lợi ích chính trị, tư tưởng, vì các lợi ích đó cùng tồn tại
trong một hệ thống, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
III.Các quan hệ lợi ích trong nền kinh tế thị trường
1. Khái niệm
- Quan hệ lợi ích kinh tế là sự thiết lập những tương tác giữa người với người,
giữa con người với tổ chức kinh tế, giữa các tổ chức kinh tế, giữa các bộ phận
nền kinh tế, giữa quốc gia với phần còn lại của Thế giới nhằm mục tiêu xác lập
các lợi ích kinh tế trong mối liên hệ với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất và kiến trúc thượng tầng tương ứng của một giai đoạn phát triển xã hội
nhất định.
- Như vậy, qhe lợi ích kte có biểu hiện hết sức phong phú, quan hệ đó có thể là
các quan hệ theo chiều dọc (giữa một tổ chức kinh tế với một cá nhân trong tổ


chức kinh tế đó. Cũng có thể theo chiều ngang (giữa các chủ thể, các cộng đồng
người, giữa các tổ chức, các bộ phận hợp thành nền kte khác nhau). Trong điều
kiện hội nhập ngày nay, quan hệ lợi ích kinh tế còn phải xét tới quan hệ giữa
quốc gia với phần còn lại của thế giới.
2. Sự thống nhất và mâu thuẫn trong các quan hệ lợi ích kinh tế
2.1. Sự thống nhất trong quan hệ lợi ích kinh tế
- Khi các chủ thể kte hành động vì mục tiêu chung thì các lợi ích kte của các
chủ thể đó thống nhất với nhau
- Vì một chủ thể có thể trở thành bộ phận cấu thành của chủ thể khác
 Lợi ích của chủ thể này được thực hiện thì lợi ích của chủ thể khác cũng

trực tiếp hoặc gián tiếp được thực hiện.
- Trong nền kinh tế thị trường, các yếu tố đầu vào và sản lượng đầu ra đều được
thực hiện thông qua thị trường → mục tiêu của các chủ thể chỉ được thực hiện
trong mối quan hệ và phù hợp với mục tiêu của chủ thể khác.
2.2. Sự mâu thuẫn trong quan hệ lợi ích kinh tế
- Các quan hệ lợi ích kinh tế mâu thuẫn với nhau vì các chủ thể kinh tế có thể
hành động theo những phương thức khác nhau để thực hiện các lợi ích của
mình. Khi sự khác nhau đó đến mức đối lập thì trở thành mâu thuẫn.
- Khi có mâu thuẫn thì việc thực hiện lợi ích này có thể sẽ ngăn cản, thậm chí
làm tổn hại đến các lợi ích khác. Mâu thuẫn về lợi ích kinh tế là cội nguồn của
các xung đột xã hội → Điều hịa mâu thuẫn giữa các lợi ích kinh tế buộc các
chủ thể phải quan tâm và trở thành chức năng quan trọng của nhà nước nhằm ổn
định xã hội, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội.
- Trong các hình thức lợi ích kinh tế, lợi ích cá nhân là cơ sở, nền tảng của
các lợi ích khác. Các nguyên nhân chủ yếu là:
+ Nhu cầu cơ bản, sống còn trước hết phụ thuộc về các cá nhân, quyết
định hoạt động của các cá nhân.
+ Thực hiện lợi ích cá nhân là cơ sở để thực hiện các lợi ích khác vì cá
nhân cấu thành nên tập thể, giai cấp, xã hội… “Dân giàu” khi “nước
mạnh”
 Lợi ích cá nhân chính đáng cần được pháp luật tôn trọng, bảo vệ.


3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ lợi ích kinh tế
3.1. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
- Là phương thức và mức độ thỏa mãn các nhu cầu vật chất của con người,
lợi ích kinh tế trước hết phụ thuộc vào số lượng, chất lượng hàng hóa và
dịch vụ, mà điều này lại phụ thuộc vào trình độ phát triển lực lượng sản
xuất → trình độ phát triển của lực lượng sản xuất càng cao, việc đáp ứng
lợi ích kinh tế của các chủ thể càng tốt → càng có điều kiện để quan hệ

lợi ích kinh tế thống nhất với nhau.
 Lực lượng sản xuất là nhân tố đầu tiên ảnh hưởng đến quan hệ lợi ích
kinh tế của các chủ thể → phát triển lực lượng sản xuất trở thành nhiệm
vụ quan trọng hàng đầu của các quốc gia
3.2. Địa vị của chủ thể trong hệ thống quan hệ sản suất xã hội
- Quan hệ sản xuất, mà trước hết là quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất,
quyết định vị trí, vai trò của mỗi con người, mỗi chủ thể trong quá trình
tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội
 Khơng có lợi ích kinh tế nằm ngồi những quan hệ sản xuất và trao đổi,
mà nó là sản phẩm của những quan hệ sản xuất và trao đổi, là hình thức
tồn tại và biểu hiện của các quan hệ sản xuất và trao đổi trong nền kinh tế
thị trường.
3.3. Chính sách phân phối thu nhập của nhà nước
- Sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế thị trường là tất yếu khách quan,
bằng nhiều loại công cụ, trong đó có các chính sách kinh tế - xã hội. Chính sách
phân phối thu nhập của nhà nước làm thay đổi mức thu nhập và tương quan thu
nhập của các chủ thể kinh tế. Khi mức thu nhập và tương quan thu nhập thay
đổi, phương thức và mức độ thỏa mãn các nhu cầu vật chất cũng thay đổi, tức là
lợi ích kinh tế và quan hệ lợi ích kinh tế giữa các chủ thể cũng thay đổi.
3.4. Hội nhập kinh tế quốc tế
- Bản chất của kinh tế thị trường là mở cửa hội nhập. Khi mở cửa hội nhập,
các quốc gia có thể gia tăng lợi ích kinh tế từ thương mại quốc tế, đầu tư
quốc tế
- Tuy nhiên, lợi ích kinh tế của các doanh nghiệp, hộ gia đình sản xuất
hàng hóa tiêu thụ trên thị trường nội địa có thể bị ảnh hưởng bởi cạnh


tranh của hàng hóa nước ngồi. Đất nước có thể phát triển nhanh hơn
nhưng cũng phải đối mặt với các nguy cơ cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm
môi trường…

 Điều đó có nghĩa là hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tác động mạnh mẽ và
nhiều chiều đến lợi ích kinh tế của các chủ thể.
4. Các quan hệ lợi ích kinh tế cơ bản trong nền kinh tế thị trường
4.1. Giữa người lao động và người sử dụng lao động
- Người lao động là người có đủ thể lực và trí lực để lao động, tức là có
khả năng lao động. Khi học bán sức lao động sẽ nhận được tiền lương
(hay tiền công) và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao
động. Bản chất của tiền lương là giá cả của hàng hóa sức lao động, chỉ đủ
để tái sản xuất sức lao động
- Người sử dụng lao động là chủ doanh nghiệp (nhà tư bản trong chủ nghĩa
tư bản), cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có th mướn,
sử dụng lao động theo hợp đồng lao động. Là người trả tiền mua hàng
hóa sức lao động nên người sử dụng lao động có quyền tổ chức, quản lý
q trình làm việc của người lao động
- Lợi ích kinh tế của người lao động thể hiện tập trung ở thu nhập (trước
hết là tiền lương, tiền thưởng). Lợi ích kinh tế của người sử dụng lao
động thể hiện tập trung ở lợi nhuận mà họ thu được trong quá trình kinh
doanh
- Lợi ích kinh tế của người lao động và người SDLĐ có quan hệ chặt chẽ.
vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn nhau
+ Sự thống nhất được thể hiện: nếu người SDLĐ thu được lợi nhuận, họ
sẽ tiếp tục sử dụng lao động khi đó người lao động sẽ có việc làm, nhận
được tiền lương; Ngược lại, nếu người LĐ tích cực làm việc, lợi ích kinh
tế của họ được thực hiện thông qua tiền lương được nhận, đồng thời, góp
phần vào sự gia tăng lợi nhuận của người SDLĐ.
 Tạo lập sự thống nhất trong quan hệ lợi ích giữa người lao động và người
sử dụng lao động là điều kiện quan trọng thực hiện lợi ích kinh tế của các
2 bên



+ Sự mâu thuẫn được thể hiện: Tại một thời điểm nhất định, thu nhập từ
các hoạt động kte là xác định nên lợi nhuận của người SDLĐ tăng lên thì
tiền lương của người LĐ giảm xuống và ngược lại. Vì lợi ích của mình,
người SDLĐ ln tìm cách cắt giảm tới mức thấp nhất các khoản chi phí
trong đó có tiền lương của người LĐ. Vì lợi ích của mình, người LĐ sẽ
đấu tranh địi tăng lương, giảm giờ làm, bãi công,...
 Nếu mâu thuẫn không được giải quyết hợp lý sẽ ảnh hưởng xấu tới các
hoạt động kinh tế.
 Để bảo vệ lợi ích kinh tế của mình, người LĐ và người SDLĐ đã thành
lập các tổ chức riêng. Cơng đồn là tổ chức quan trọng nhất bảo vệ
quyền lợi của người LĐ và ở VN đó là Tổng Liên đồn lao động VN.
Bên cạnh đó cịn có nhiều tổ chức khác tham gia hoạt động này như:
Đoàn TNCS HCM, Hội cựu chiến binh, Hội Liên hiệp phụ nữ VN…
Nghiệp đoàn, hội nghề nghiệp,.. là tổ chức của người SDLĐ. Việc giải
quyết mâu thuẫn giữa các bên cần tuân thủ qui định pháp luật.
4.2. Giữa những người sử dụng lao động
- Trong cơ chế thị trường, những người SDLĐ vừa là đối tác, vừa là đối
thủ của nhau → tạo ra sự thống nhất và sự mâu thuẫn về lợi ích kinh tế
của họ., điều này biểu hiện tập trung ở lợi nhuận bình quân mà họ nhận
được. Họ liên kết và cạnh tranh với nhau trong ứng xử với người LĐ, với
những người cho vay vốn, cho thuê đất, với Nhà nước, trong chiếm lĩnh
thị trường,...
+ Sự thống nhất về lợi ích kinh tế làm cho những người SDLĐ liên kết chặt chẽ
với nhau, hỗ trợ lẫn nhau. Người SDLĐ có các nghiệp đồn, hội nghề nghiệp
riêng của mình như Hội doanh nhân tư nhân VN, Hiệp hội các doanh nhân nhỏ
và vừa VN, Hiệp hội da giày VN, Hiệp hội dệt may VN,... → góp phần nâng
cao năng lực cạnh tranh, nâng cao vị thế, bảo vệ lợi ích kinh tế của họ → trở
thành đội ngũ doanh nhân, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước.
+ Sự mâu thuẫn về lợi ích kinh tế giữa những người SDLĐ làm cho họ cạnh

tranh với nhau quyết liệt. Hệ quả tất yếu là các nhà doanh nghiệp có giá trị cá
biệt cao hơn giá trị xã hội và các rủi ro khác bị thua lỗ, phá sản… bị loại bỏ khỏi
thương trường. Đồng thời, những người thu được nhiều lợi nhuận sẽ phát triển
nhanh chông
4.3. Giữa những người lao động


- Trong nền kinh tế thị trường, nhiều người muốn bán sức lao động. Để
thực hiện lợi ích kinh tế của mình, người LĐ khơng chỉ phải quan hệ với
người SDLĐ, mà cịn phải quan hệ với nhau. Nếu có nhiều người bán sức
lao động, người LĐ phải cạnh tranh với nhau.
 Tiền lương của người LĐ bị giảm xuống, một bộ phận người LĐ bị sa
thải. Nếu những người LĐ thống nhất được với nhau, họ có thể thực hiện
được các yêu sách của mình (ở một chừng mực nhất định) đối với giới
chủ (người SDLĐ)
-

Ở VN hiện nay, nhiều người LĐ làm việc trong các doanh nghiệp có
nguồn gốc xuất thân từ nông thôn nên quan hệ họ hàng, đồng hương có ý
nghĩa nhất định trong giải quyết quan hệ lợi ích kinh tế giữa họ với nhau.
Nhìn chung, người LĐ ít có xung đột về lợi ích kinh tế giữa họ với nhau.
Nếu có, họ có thương lượng dễ dàng với nhau
4.4. Giữa lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm và lợi ích xã hội

- Trong cơ chế thị trường, cá nhân tồn tại dưới nhiều hình thức. Người lao
động , người sử dụng lao động đều là thành viên của xã hội nên mỗi
người đều có lợi ích cá nhân và có quan hệ chặt chẽ với lợi ích xã hội.
Nếu người lao động và người sử dụng lao động làm việc theo đúng các
quy định của pháp luật và thực hiện được các lợi ích kinh tế của mình thì
họ đã góp phần phát triển kinh tế, thực hiện lợi ích kinh tế của xã hội →

tạo lập môi trường thuận lợi để người lao động và người sử dụng lao
động thực hiện tốt hơn các lợi ích kinh tế của mình.
- Lợi ích xã hội là cơ sở của sự thống nhất giữa các lợi ích cá nhân → tạo
ra sự thống nhất trong hoạt động của các chủ thể khác nhau trong xã hội.
Ph. Ăngghen đã từng khẳng định: “Ở đâu khơng có lợi ích chung thì ở đó
khơng thể có sự thống nhất về mục đích và cũng khơng thể có sự thống
nhất về hành động được”. Quan hệ lợi ích giữa các chủ thể trên cho thấy,
lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội có quan hệ nhiều chiều.
- Các cá nhân, tổ chức hoạt động trong cùng ngành, cùng lĩnh vực, liên kết
với nhau trong hành động để thực hiện tốt hơn lợi ích riêng hình thành
nên “lợi ích nhóm”
-

Các cá nhân, tổ chức hoạt động trong các ngành, lĩnh vực khác nhau
nhưng có mối liên hệ với nhau, liên kết với nhau trong hành động để thực
hiện tốt hơn lợi ích riêng của mình hình thành nên “nhóm lợi ích”

 “Lợi ích nhóm” và “nhóm lợi ích” nếu phù hợp với lợi ích quốc gia,
khơng gây tổn hại đến các lợi ích khác cần được tơn trọng, bảo vệ và tạo


điều kiện thực hiện vì đất nước có thêm động lực phát triển; Ngược lại,
khi chúng mâu thuẫn với lợi ích quốc gia, làm tổn hại các lợi ích khác thì
cần ngăn chặn.
5. Phương thức thực hiện lợi ích kinh tế trong các quan hệ lợi ích
chủ yếu
Có 2 phương thức cơ bản để thực hiện lợi ích kinh tế
- Thực hiện theo nguyên tắc thị trường
Đây là phương thức phổ biến trong mọi nền kinh tế thị trường, bảo gồm
cả nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

- Thực hiện theo chính sách của Nhà nước và vai trò của các tổ chức xã
hội:
Việc thực hiện theo nguyên tắc thị trường sẽ dẫn đến những hạn chế về
mặt xã hội → để khắc phục những hạn chế này, phương thức thực hiện lợi ích
dựa trên chính sách của Nhà nước và vai trò của các tổ chức xã hội cần phải
được chú ý → tạo sự bình đẳng và thúc đẩy tiến bộ xã hội.
IV. Vai trò của nhà nước trong việc đảm bảo hài hịa các quan hệ lợi ích
kinh tế
1. Khái niệm về sự hài hịa giữa các lợi ích kinh tế
- Hài hịa giữa các lợi ích kinh tế là sự thống nhất biện chứng giữa lợi ích
kinh tế của các chủ thể. Trong đó, các mặt mâu thuẫn, xung đột giữa lợi
ích kinh tế được hạn chế, cịn các mặt thống nhất được khuyến khích, tạo
điều kiện phát triển về cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Từ đó tạo động lực
thúc đẩy các hoạt động kinh tế, góp phần thực hiện tốt hơn các lợi ích
kinh tế, đặc biệt là lợi ích xã hội.
- Bảo đảm hài hịa giữa các lợi ích kinh tế là sự can thiệp của nhà nước vào
các quan hệ lợi ích kinh tế bằng các cơng cụ giáo dục, pháp luật, hành
chính, kinh tế,…nhằm hạn chế mâu thuẫn, tăng cường sự thống nhất của
lợi ích kinh tế.
2. Vai trò của nhà nước trong việc đảm bảo hài hịa các quan hệ lợi ích kinh
tế


Nhà nước có 5 vai trị chính, cụ thể:
2.1. Bảo vệ lợi ích hợp pháp, tạo mơi trường thuận lợi cho hoạt động tìm
kiếm lợi ích của các chủ thể kinh tế:
Nền kinh tế thị trường là cơ chế kinh tế đáp ứng tốt nhất lợi ích kinh tế của các
chủ thể bởi nó có tính năng động, hiệu quả, là động lực để phát triển lực lượng
sản xuất, cải thiện và nâng cao đời sống cư dân,… Chính vì thế, một trong
những điều kiện tiên quyết để đảm bảo hài hịa các quan hệ lợi ích kinh tế là

phát triển nền kinh tế thị trường. Và để làm được điều đó thì nhà nước cần tạo ra
một mơi trường thuận lợi để các hoạt động kinh tế ngày càng hiệu quả và không
ngừng mở rộng:
- Tạo lập môi trường thuận lợi trước hết là giữ vững ổn định về chính trị.
Tiếp đến là địi hỏi phải xây dựng được một mơi trường pháp luật thơng
thống, bảo vệ được lợi ích của đất nước, tuân thủ các chuẩn mực và
thông lệ quốc tế. Bên cạnh đó cịn phải tạo lập mơi trường văn hóa phù
hợp với u cầu phát triển kinh tế thị trường, trong đó con người năng
động, sáng tạo, tơn trọng kỉ cương, pháp luật, giữ chữ tín,…
- Tạo lập mơi trường thuận lợi cịn thể hiện ở việc đầu tư xây dựng kết cấu
hạ tầng của nền kinh tế (bao gồm hệ thống đường bộ, đường sắt, đường
sông, đường hàng không…; hệ thống cầu cống, hệ thống điện nước, hệ
thống thông tin liên lạc,…). Nhờ nhận thức được điều này mà trong
những năm vừa qua, kết cấu hạ tầng của nền kinh tế nước ta đã được cải
thiện đáng kể và đáp ứng được nhu cầu của các hoạt động kinh tế.
nêu trên và góp phần phát huy ưu điểm của nền kinh tế thị trường và nhà nước,
cần phải kết hợp giữa nhà nước và thị trường. Có 3 nguyên tắc kết hợp:
- Nhà nước chỉ làm và phải làm thật tốt những gì thị trường khơng làm
được.
- Những gì mà các chủ thể thị trường làm tốt phải để cho họ làm.
- Công khai, minh bạch các hoạt động của nhà nước.
2.2 Điều hòa lợi ích giữa cá nhân- doanh nghiệp – xã hội
Do có sự mâu thuẫn về lợi ích kinh tế giữa các chủ thể và tác động của các quy
luật thị trường, sự phân hóa về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư làm cho lợi
ích kinh tế của một bộ phận dân cư cịn hạn chế. Vì vậy, để giải quyết vấn đề
trên:


- Nhà nước cần có những chính sách phân phối thu nhập nhằm đảm bảo hài
hịa các lợi ích kinh tế. Trong điều kiện kinh tế thị trường, các chính sách

này một mặt phải thừa nhận sự chênh lệch về thu nhập giữa các chủ thể
kinh tế, mặt khác phải ngăn chặn sự chênh lệch thu nhập quá đáng.
- Phân phối cịn phụ thuộc vào sản xuất. Trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất càng cao thì hàng hóa, dịch vụ càng dồi dào, phần nhận được của
các chủ thể càng lớn. Do đó cần phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất,
phát triển khoa học – công nghệ để nâng cao thu nhập cho các chủ thể
kinh tế. Đó là những điều kiện vật chất để thực hiện sự cơng bằng xã hội
trong phân phối.
2.3. Kiểm sốt, ngăn ngừa các quan hệ lợi ích có ảnh hưởng tiêu cực đối với
sự phát triển xã hội
Muốn đảm bảo hài hịa giữa các quan hệ lợi ích, Nhà nước trước hết phải đảm
bảo rằng các quan hệ lợi ích ấy khơng bị tác động và ảnh hưởng xấu. Vì vậy,
Nhà nước cần:

- Có các chính sách khuyến khích người dân làm giàu hợp pháp. Về
nguyên tắc, người dân được làm tất cả những gì luật pháp khơng cấm.
Luật pháp chỉ cấm những hoạt động tổn hại đến lợi ích quốc gia và các
lợi ích hợp pháp khác.
- Tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức, hiểu biết về phân phối thu
nhập cho các chủ thể kinh tế - xã hội
- Xây dựng bộ máy nhà nước liêm chính, có cơ chế kiểm sốt thu nhập
nhằm chống các hình thức thu nhập bất hợp pháp, bảo đảm hài hòa các
lợi ích kinh tế.

2.4 Giải quyết những mâu thuẫn trong quan hệ lợi ích kinh tế
- Mâu thuẫn giữa các lợi ích kinh tế là khách quan, nếu không được giải quyết
sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến động lực của các hoạt động kinh tế. Do đó, khi các
mâu thuẫn phát sinh thì cần được giải quyết kịp thời. Để làm được điều đó, các
cơ quan chức năng của nhà nước cần phát hiện kịp thời các mâu thuẫn trong
quan hệ lợi ích kinh tế và chuẩn bị chu đáo các giải pháp đối phó. Những

nguyên tắc giải quyết xung đột và mâu thuẫn:


+ Nhanh chóng chấm dứt xung đột
+ Đặt lợi ích đất nước lên trên hết
+ Có sự nhân nhượng giữa các bên tham gia
- Khi xảy ra xung đột giữa các chủ thể kinh tế (đình cơng, bãi cơng,…) cần
có sự tham gia hòa giải của các tổ chức xã hội có liên quan, đặc biệt là
nhà nước.



×