Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

đề tài thị trường khái niệm các yếu tố cấu thành thị trường; phân khúc thị trường; vai trò, chức năng của thị trường sự vận hành kinh tế thị trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (268.89 KB, 12 trang )

ĐẠI HỌC UEH
TRƯỜNG KINH DOANH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

BẢNG BÁO CÁO

TP Hồ Chí Minh, ngày 7 tháng 3 năm 2022


ĐẠI HỌC UEH
TRƯỜNG KINH DOANH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

BẢNG BÁO CÁO
Mơn học: Kinh tế chính trị Mác-Lênin
Đề tài: Thị trường: khái niệm & các yếu tố cấu thành thị trường;
phân khúc thị trường; vai trò, chức năng của thị trường & sự vận
hành kinh tế thị trường.
Giảng viên: Vũ Anh Tuấn
Mã lớp học phần: POL510024
Nhóm: 3
Khóa – Lớp: K47 - 22D1POL51002427

TP Hồ Chí Minh, ngày 7 tháng 3 năm 2022


Danh sách thành viên nhóm 3
1.Thái Bảo Trâm - 31211023542
2.Trương Thị Hoài Ân - 31211021206
3.Hồ Kim Quý - 31211021437
4.Huỳnh Hoàng Nhi - 31211021385


5.Huỳnh Tấn Phát - 31211025830
6.Trương Ngọc Khánh - 31211023528
7.Nguyễn Lâm Thanh Ngân - 31211025647
8.Lê Tuấn Kiệt - 31211027741
9.Võ Lê Linh - 31211024975
10.Lê Thị Hậu - 31211026437
11.Lê Thùy Trang - 31211022627
12.Phan Tuệ Thư - 31211021490
13.Lê Phạm Mai Hương - 31211021295
14.Vũ Mạnh Cường - 31211021227
15.Đặng Kim Ngân - 31211025537
16.Cao Ngọc Hà - 31211025561
17.Ngô Thu Nga - 31211024357
18.Nguyễn Hà Thương - 31211025932
19.Nguyễn Thị Thanh Ngân - 31211025585
20.Nguyễn Thị Thục Oanh - 31211022575
21.Phạm Thị Ngọc Châu - 31211021215
22.Trần Lan Phương - 31211022845
23.Tào Quang Tâm - 31211024976
24.Huỳnh Cẩm Tiên - 31211026690
25.Phạm Thị Trúc Linh - 31211025495
26.Võ Quang Khải - 31211023375
27.Nguyễn Thị Quỳnh Trang - 31211021500
28.Võ Việt Phương Thảo - 31211022951
29.Lâm Quang Vinh - 31211022521

1.


Mục lục

1. KHÁI NIỆM VÀ CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH THỊ TRƯỜNG
1.1 Khái niệm thị trường
1.2 Phân loại thị trường.
1.3 Một số hình thái của thị trường.
1.4 Các yếu tố cấu thành thị trường.
2. PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG
2.1 Phân khúc thị trường là gì?
2.2 Nguyên nhân phải phân khúc thị trường?
2.3 4 phương pháp phân khúc thị trường:
2.4 5 yếu tố để phân khúc thị trường hiệu quả:
2.5 7 tiêu chuẩn để chọn phân khúc thị trường:
3. VAI TRÒ, CHỨC NĂNG CỦA THỊ TRƯỜNG
3.1 Vai trò của thị trường
3.2 Chức năng của thị trường
4. VẬN HÀNH THỊ TRƯỜNG
4.1 Khái niệm
4.2 Hình thức


1. KHÁI NIỆM & CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH THỊ TRƯỜNG.1.1
1.1 Khái niệm thị trường.
Thị trường là môi trường cho phép người mua và người bán trao đổi hàng hóa,
dịch vụ, thỏa mãn nhu cầu của cả hai bên về cung và cầu. Và thị trường ra
đời
gắn liền với sự phát triển của sản xuất hàng hóa.
Theo nghĩa hẹp: thị trường là nơi diễn ra trao đổi, mua bán hàng hóa giữa các
chủ thể kinh tế với nhau biểu hiện cụ thể như: chợ, cửa hàng tiện lợi, siêu
thị, cửa
hàng lưu động, …
Theo nghĩa rộng: thị trường là tổng hòa các mối quan hệ liên quan đến trao đổi,

mua bán hàng hóa trong xã hội, được hình thành do những điều kiện lịch
sử, kinh
tế, xã hội nhất định. Mà các mối quan hệ chủ yếu ở đây là: cung –
cầu,
hàng – tiền, hợp tác - cạnh tranh, …

1.2 Phân loại thị trường.
A. Dựa vào mục đích sử dụng hàng hóa:
Thị trường tư liệu sản xuất: máy móc thiết bị, nhà xưởng, nguyên liệu, nhiên
liệu…Thị trường tư liệu tiêu dùng: các nhu yếu phẩm phục vụ đời sống con
người. Hai thị trường này cịn có sự giao thoa nhau.
VD: thịt lợn là TLTD của người dân nhưng là TLSX của các nhà máy chế biến
đồ hộp.

B. Dựa vào đầu vào, đầu ra của sản xuất:

Sự phân biệt này chỉ có tính chất tương đối.
VD: Xăng là TT đầu ra của các nhà máy lọc dầu nhưng là TT đầu vào của quá
trình sản xuất khác.

C. Dựa vào phạm vi hoạt động:

Thị trường trong nước: Nơi diễn ra mọi hoạt động mua bán trong phạm vi quốc
gia, là thị phần của thị trường quốc tế, chịu sự biến động, chi phối của tình hình thị
trường khu vực và thị trường thế giới. Với xu thế hợp tác bình đẳng hiện nay, rất ít
thị trường quốc gia tồn tại độc lập mà ít nhiều hội nhập vào thị trường thế giới.
Thị trường quốc tế: Nơi diễn ra các hoạt động trao đổi mua bán giữa các quốc gia,
là nơi các công ty đa quốc gia, xuyên quốc gia tham gia kinh doanh, giao
lưu kinh
tế chính trị, xã hội và là nơi quyết định giá cả quốc tế.


D. Dựa vào tính chuyên biệt:

Căn cứ vào tính chun biệt có thể chia thị trường gắn với các lĩnh vực khác nhau
( như TT gạo, TT xăng dầu...).

E. Dựa vào tính chất và cơ chế vận hành:

Gồm có thị trường tự do, cạnh tranh (cạnh tranh hồn hảo, cạnh tranh khơng hồn
hảo), độc quyền…

1.3 Một số hình thái của thị trường:
A. Thị trường tự do.
Là thị trường được tự do hoạt động mà khơng có sự can thiệp của chính phủ,


nhưng nếu hoạt động của các chủ thể tham gia trong thị trường này ảnh hưởng tiêu
cực đến thị trường thì chính phủ sẽ can thiệp ở một mức độ nhất định.

B. Thị trường tiền tệ.
Được xem là loại thị trường lớn nhất trên thế giới, hoạt động 24/7, có sự tham gia
của nhiều đối tượng trên thế giới từ chính phủ, ngân hàng, nhà đầu tư,
người tiêu
thụ, mua bán tiền tệ. Khách thể của thị trường này là tiền tệ, được
giao dịch, trao
tay liên tục.

C. Thị trường chứng khoán.
Là nơi diễn ra các giao dịch cổ phiếu của các cơng ty, ln là thị trường rất sơi
động, tính phức tạp cao, khó kiểm sốt. Hiện nay, hầu hết các giao dịch

chứng
khoán đều được thực hiện qua mạng lưới điện tử.

D. Thị trường hàng hóa.
Là nơi diễn ra sự trao đổi, mua bán sản phẩm, phục vụ cho nhu cầu cuộc
sống của
con người. Có thể phân loại sản phẩm trên thị trường hàng hóa
thành:
Sản phẩm liên quan đến nguồn năng lượng: dầu, khí đốt, than đá...
Những loại hàng hóa mềm và ngũ cốc: lúa mì, đậu nành, cà phê, cacao...
Hàng hóa tài chính: trái phiếu…

1.4 Các yếu tố cấu thành thị trường.
A. Yếu tố chủ thể tham gia vào thị trường:
Gồm có bên mua, bên bán, bên mơi giới thứ ba và các chủ thể được nhà nước trao
quyền để quản lý.
Người mua là người có nhu cầu sử dụng các sản phẩm, dịch vụ để đáp ứng nhu
cầu trong cuộc sống. Người bán là người sở hữu các sản phẩm, dịch vụ đó
Trong đó bên mơi giới thực hiện là bên trung gian, thực hiện các chức năng tư vấn,
hỗ trợ trong giao dịch của bên mua và bên bán. Bên mơi giới thường có mặt trong
các loại giao dịch như, chứng khoán, bất động sản…
Cơ quan được nhà nước trao quyền để quản lý như các cơ quan quản lý thị trường
sẽ giám sát các hoạt động giao dịch trên thị trường, đảm bảo cho hoạt động giao
dịch đúng theo nội dung quy định của pháp luật đối với đối tượng giao dịch đó.

B. Yếu tố khách thể của thị trường:

Là những lợi ích, kết quả mà các chủ thể muốn có được khi thực hiện giao dịch, có
thể là các giá trị hữu hình như tiền, hàng hóa, nhà đất… Hay các giá trị vơ hình
như sức lao động, dịch vụ…


C. Yếu tố giá cả:

Mức giá cả được xác định dựa trên nhu cầu cung – cầu trên thị trường. Trường
hợp cung lớn hơn cầu, thì khi đó dẫn đến tình trạng hàng hóa, dịch vụ mất giá, giá
cả trên thị trường sẽ có xu hướng giảm. Nếu cung nhỏ hơn cầu, tức là nguồn cung
cấp không đáp ứng được hết nhu cầu thì khi đó giá thành của hàng hóa, dịch vụ sẽ
tăng cao.


2. PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG
2.1 Phân khúc thị trường là gì?
Phân khúc thị trường (Market segmentation) là chia thị trường thành nhiều khúc
nhỏ hơn, mỗi phân khúc thị trường là tập hợp những đối tượng khách hàng
chung nhận thức, thị hiếu cũng như nhu cầu về sản phẩm/dịch vụ.



2.2 Nguyên nhân phải phân khúc thị trường?
Nhu cầu của thị trường rộng lớn, tiềm lực của DN có giới hạn và để phục vụ tốt
hơn.

2.3 4 phương pháp phân khúc thị trường:
A. Theo địa lý

Chúng ta có thể chia thị trường ra là thị trường phục vụ trong nước, ngoài nước,
vùng miền, thành thị, nông thôn.

B. Theo nhân khẩu học
Ta chia thị trường đó theo các yếu tố nhân khẩu học ví dụ như giới tính, độ tuổi,

nghề nghiệp, thu nhập, quy mơ gia đình, dân tộc, chủng tộc, quốc tịch, tôn giáo,
thế hệ,… để phân khúc thị trường

C. Theo tâm lý tiêu dùng và theo hành vi.

Phân thị trường thành những nhóm khác nhau dựa theo các tiêu chí về lối sống,
tầng lớp xã hội, cá tính, thị hiếu của người tiêu dùng,…

D. Phân khúc theo hành vi tiêu dùng:

Kiến thức, thái độ, sự sẵn lòng mua sản phẩm, Thời gian mua hàng, số lượng mua,
tần suất sử dụng, bao lâu thì họ sẽ sử dụng hết số lượng hàng hóa của chúng ta.
Lợi ích khách hàng tìm kiếm, phản ứng đối với sản phẩm.

2.4 5 yếu tố để phân khúc thị trường hiệu quả:
A. Có thể đo lường được
Đo lường được bằng quy mô, sức mua của phân khúc đó là như thế nào, đặc
điểm và thị hiếu của phân khúc đó chúng ta cũng có thể đánh giá được.

B. Có thể tiếp cận được
Nếu phân khúc thị trường mà chúng ta hoạch định ra không thể tiếp cận, không thể
quảng bá, bán hàng, phân phối cho họ được thì phân khúc đó là khơng có hiệu quả.
Cho nên khi chọn một phân khúc thì phân khúc đó phải có cách thức tiếp cận và
phục vụ cho khách hàng ở phân khúc đó.
C. Đủ lớn
Lý do phân khúc phải đủ lớn là để nó có khả năng sinh lợi nhuận. Ta sẽ có được
nhiều khách hàng mua sản phẩm và phân khúc đó phải đủ lớn để có khả năng bù
đắp lại số chi phí mà chúng ta đã bỏ ra để ta tiếp cận, quảng bá và khuyến mãi
hoặc phân phối phục vụ cho khách hàng trong phân khúc đó.


D. Khác biệt hóa
Nếu các phân khúc đều có phản ứng khác nhau với các thị trường Marketing mix
khác nhau thì cái phân khúc đó là vơ ích và chúng ta không cần phải phân chia.


Ví dụ: Phân khúc đối với sản phẩm là nước hoa, khi chúng ta tung ra các chương
trình quảng bá, khuyến mãi mà cái nhu cầu của khách hàng nam và nữ là như
nhau, khơng tăng đột biến thì điều đó có nghĩa là chúng ta khơng nên chia phân
khúc này ra.
E. Khả thi
Nghĩa là phân khúc này chúng ta có thể thực hiện được trên thực tế. Doanh nghiệp
cần phải có đủ khả năng (về tài chính, về nhân lực, về con người) để có thể phục
vụ khách hàng trong phân khúc đó. Chúng ta cần phải phân tích được tất cả các
yếu tố để ta có thể tiếp cận và phục vụ phân khúc đó một cách tốt nhất.

2.5 7 tiêu chuẩn để chọn phân khúc thị trường:
A. Số lượng và tiềm năng chi tiêu của khách hàng trong phân khúc
Số lượng khách hàng trong phân khúc đó có nhiều hay khơng và cần xem xét tiềm
năng chi tiêu của khách hàng trong phân khúc đó là bao nhiêu và liệu rằng
giá cả
sản phẩm mà chúng ta đưa ra thì có phù hợp với khả năng chi tiêu của
khách hàng
trong phân khúc đó hay khơng.

B. Khả năng doanh nghiệp và chi chi phí tiếp cận khách hàng trong phân
khúc.
Là khả năng doanh nghiệp, tiềm lực tài chính, tiềm lực về nhân sự, về tổ chức, về
con người, về Marketing… và cái chi phí để tiếp cận khách hàng trong phân khúc
đó là cao hay thấp để doanh nghiệp có thể đáp ứng các chi phí về phân phối, tiếp
cận, quảng bá khách hàng.


C. Tình hình cạnh tranh hiện tại trong phân khúc
Nếu trường hợp chúng ta thấy phân khúc nào đó tình hình cạnh tranh khá là ít, ít
có đối thủ cạnh tranh thì việc tham gia phân khúc sẽ thuận lợi và phân khúc
đó khá tiềm năng để doanh nghiệp đầu tư vào. Và ngược lại, nếu phân khúc đó có
q
nhiều đối thủ manh thì cơng ty nên cân nhắc lại việc tham gia phân khúc
này.

D. Mức độ thỏa mãn của khách hàng với sản phẩm / dịch vụ hiện tại
Trường hợp một phân khúc nào đó cũng có nhiều đối thủ đưa ra nhiều sản phẩm
nhưng khách hàng vẫn chưa được thỏa mãn, họ muốn có được sản phẩm nào đó
độc đáo thú vị hơn thì điều đó cũng đồng nghĩa với việc là phân khúc này khá tiềm
năng để doanh nghiệp có thể cung cấp một sản phẩm mới chất lượng đáp ứng
được nhu cầu của khách hàng. Trong trường hợp ở một phân khúc mà ở đó đã có
đối thủ đưa ra được sản phẩm thỏa mãn được mọi nhu cầu của khách hàng thì việc
chúng ta tham gia cạnh tranh sẽ gặp phải những khó khăn nhất định.

E. Mức tăng trưởng dự báo
Thường thì những lĩnh vực nào có mức tăng trưởng dự báo cao như trên 2 con số,
tỷ lệ tăng trưởng tốt là những phân khúc khá tiềm năng chẳng hạn như phân khúc
đầu tư vào BĐS, đầu tư vào những lĩnh vực bán lẻ hoặc fast food thì đều có mức
dự đoán tăng trưởng cao thi các nhà đầu tư sẽ tìm hiểu thơng tin về các phân khúc
đó để đầu tư bằng cách tìm kiếm thơng tin trên mạng, báo chí để dựa vào đó nắm
bắt thơng tin đầu tư.


F. Khả năng sinh lợi tiềm tàng
Khi đầu tư thì doanh nghiệp ln ln tìm suy nghĩ làm sao đạt được lợi nhuận
cao nhất và có thể thu hồi lại vốn nhanh thì khả năng sinh lời của phân khúc, tỷ

suất lợi nhuận là bao nhiêu thì doanh nghiệp sẽ tìm hiểu, tính tốn và dự đốn
được khả năng sinh lời của phân khúc để từ đó quyết định là có nên đầu tư vào
phân khúc này hay khơng.
G. Những rào cản khi tham gia phân khúc
Những rào cản đó có thể là những phản ứng của đối thủ cạnh tranh để bảo vệ thị
phần của họ hoặc những rào cản về chính trị, về luật pháp chẳng hạn như là chính
phủ có những ràng buộc nhất định về điều kiện để doanh nghiệp kinh doanh đầu
tư về lĩnh vực nào đó, những điều kiện ràng buộc về vốn định hoặc cơ sở vật chất.
Thì nếu những phân khúc nào có q nhiều rào cản, khó khăn thì việc đầu tư vào
phân khúc đó Doanh nghiệp cũng cần phải xem xét, cân nhắc một cách kỹ lưỡng
hơn.

3. VAI TRÒ, CHỨC NĂNG CỦA THỊ TRƯỜNG
3.1 Vai trò của thị trường
A. Là động lực:
Thị trường đặt ra các nhu cầu tiêu dùng, buộc các doanh nghiệp phải luôn nắm bắt
được các nhu cầu đó và định hướng mục tiêu hoạt động cũng phải xuất phát từ
những nhu cầu đó. Vậy nên thị trường là động lực sản xuất, kích thích sự sáng
tạo, phân bổ nguồn lực hiệu quả trong hoạt động kinh doanh thương mại của
doanh nghiệp.

B. Là điều kiện:

Thị trường chính là môi trường thuận lợi cho việc sản xuất hàng hố, tạo lập
nguồn vốn cho nền kinh tế. Ngồi ra, thị trường bảo đảm cung ứng có hiệu quả các
yếu tố cần thiết để doanh nghiệp thực hiện tốt nhiệm vụ hoạt động kinh doanh của
mình và hướng dẫn sản xuất kinh doanh.Vậy thị trường là điều kiện của mọi hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp.

C. Là thước đo:

Thị trường kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của các phương án hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp và còn là thước đo hiệu quả sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Nó là điều kiện cần và đủ để doanh nghiệp tồn tại và phát triển.

3.2 Chức năng của thị trường
A. Chức năng thừa nhận công dụng xã hội của hàng hóa và lao động đã
chi phí để sản xuất ra nó.
Việc bán hàng được thực hiện thơng qua chức năng thừa nhận của thị trường.
Và chức năng này được thể hiện ở chỗ hàng hóa có bán được hay không và bán
với giá như thế nào. Nếu sản phẩm doanh nghiệp sản xuất ra tiêu thụ được trên thị
trường, tức là khi đó hàng hóa của doanh nghiệp đã được thị trường chấp nhận, lúc
ấy sẽ tồn tại một số lượng khách hàng nhất định có nhu cầu và sẵn sàng trả tiền để
có hàng hóa đó nhằm thoả mãn nhu cầu và từ đó q trình tái sản xuất của doanh


nghiệp được thực hiện.
. Nếu hàng hóa khơng bán được
. Nếu hàng hóa bán được và bán với giá bằng giá trị của nó
. Nếu hàng hóa bán được với giá thấp hơn giá trị của nó
Theo đó, thị trường chỉ thừa nhận những hàng hóa, dịch vụ nếu nó phù hợp với
những đòi hỏi và thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Những hàng hóa vơ
dụng, kém chất lượng, cung vượt qua cầu… thì sẽ khơng được thị trường chấp nhận.

B. Chức năng cung cấp thông tin cho người sản xuất và người tiêu dùng.
Trong tất cả các giai đoạn của q trình tái sản xuất hàng hóa, chỉ có thị trường
mới có chức năng thơng tin.
Chính phủ thông qua các thông tin thị trường để hoạch định các chính sách điều
chỉnh kinh tế.

C. Chức năng điều tiết, kích thích hoạt động sản xuất và tiêu dùng.


Phải có những ứng xử, điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với sự biến đổi của thị
trường, nhờ đó sản xuất và tiêu dùng được điều tiết một cách hợp lý. Ngồi ra, thị
trường cịn hướng dẫn người tiêu dùng sử dụng theo mục đích có lợi nhất nguồn
nhân sách của mình.

4. VẬN HÀNH THỊ TRƯỜNG
4.1 Khái niệm

A. Cơ chế thị trường là quá trình tương tác giữa các chủ thể
Cơ chế thị trường là quá trình tương tác lẫn nhau giữa các chủ thể (hoạt động)
kinh tế trong việc hình thành giá cả, phân phối tài nguyên, xác định khối lượng và
cơ cấu sản xuất.

B. Căn cứ vào giá cả thị trường, nhà sản xuất quyết định ba vấn đề: sản
xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai

Căn cứ vào giá cả thị trường, nhà sản xuất quyết định ba vấn đề: sản xuất cái gì,
sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai. Như vậy, cơ chế thị trường là hình thức tổ
chức kinh tế, trong đó các quan hệ kinh tế tác động lên mọi hoạt động của nhà sản
xuất và 1 người tiêu dùng trong quá trình trao đổi.

C. Cơ chế thị trường tự động phân bổ các nguồn lực
Theo lý thuyết của các nhà kinh tế học phúc lợi thì cơ chế thị trường là cách thức
tự động phân bổ tối ưu các nguồn lực của nền kinh tế. Đó là vì, khi mỗi nhà sản
xuất đều căn cứ vào giá cả thị trường để có quyết định về sản xuất, sẽ khơng có
sản xuất thừa, cũng sẽ khơng có sản xuất thiếu.

D. Quy luật cung cầu nắm giá trị cốt lõi của cơ chế thị trường
Trong nền kinh tế thị trường, mọi hoạt động sản xuất và trao đổi hàng hóa giữa

người sản xuất và người tiêu dùng được vận hành do sự điều tiết của quan hệ cung
cầu, các chủ thể tham gia thị trường luôn muốn mức tối thiểu trong hoạt động kinh
tế là lượng cung tương đương lượng cầu, từ đó phúc lợi kinh tế được đảm bảo do
khơng có tổn thất xã hội nhưng khơng phải lúc nào thị trường cũng đạt trạng thái
cân bằng nêu trên.


E. Lợi nhuận là động lực của cơ chế thị trường
Đặc trưng cơ bản nhất của cơ chế thị trường là động lực lợi nhuận, nó chỉ huy hoạt
động của các chủ thể. Mọi hoạt động của các cá nhân trong xã hội chỉ nhằm phục
vụ lợi ích của chính các cá nhân đó (hành vi tối đa hóa lợi nhuận), chứ khơng phải
vì lợi ích cộng đồng. Tuy nhiên theo thuyết “Bàn tay vơ hình” của Adam
Smith với việc mỗi cá nhân chỉ quan tâm đến lợi ích của riêng cá nhân lại vơ hình chung
đã thúc đẩy sự phát triển lợi ích cơng đồng thơng qua lao động, từ chính bản thân
thị trường và cơ chế giá cả. Trong kinh tế thị trường, đặc điểm tự do lựa chọn hình
thức sản xuất kinh doanh, tự chịu trách nhiệm: 'lãi hưởng lỗ chịu', chấp nhận cạnh
tranh, là những điều kiện hoạt động của cơ chế thị trường. Sự tuân theo cơ
chế thị
trường là điều không thể tránh khỏi đối với các doanh nghiệp, nếu không sẽ
bị đào thải.

F. Hạn chế của cơ chế thị trường

Tuy nhiên, để cơ chế thị trường thực hiện tốt được chức năng của mình, thì các
điều kiện sau đây phải được thỏa mãn: thị trường phải có cạnh tranh hồn hảo,
thơng tin đối xứng, khơng có các ảnh hưởng ngoại lai, khơng có đầu cơ, khơng có
vi phạm đạo đức kinh doanh v.v... Tuy nhiên, trong thực tế khơng có nước nào đáp
ứng hồn hảo các điều kiện này, nên có những trường hợp cơ chế thị trường sẽ
không thể phân bổ tối ưu các nguồn lực kinh tế, thậm chí góp phần gây ra khủng
hoảng kinh tế. Khi đó sẽ có thất bại thị trường.


4.2 Hình thức
A. Cơ chế thị trường chỉ huy tập trung
Là cơ chế mệnh lệnh, là một xã hội Chính phủ đề ra mọi quyết định về sản xuất và
tiêu dùng. Cơ quan quản lý nhà nước sẽ quyết định sản xuất cái gì, sản xuất như
thế nào và sản xuất cho ai. Sau đó các hướng dẫn cụ thể sẽ được phổ biến tới các
hộ gia đình, các doanh nghiệp.
Quá trình này là một nhiệm vụ rất phức tạp và không tồn tại một nền kinh tế mệnh
lệnh hồn chỉnh, trong đó tất cả các quyết định về phân bổ nguồn lực được tiến
hành theo phương pháp này. Tuy nhiên việc xây dựng một kế hoạch như vậy,
trong đó khơng chỉ xác định chính xác số lượng từng loại sản phẩm phải sản xuất
mà còn ấn định cả giá cả, theo đó các sản phẩm này được bán cho người tiêu dùng
là một việc khổng lồ.Vì thế, chỉ cần nhà quản lý phạm sai lầm là có thể dẫn đến
tình trạng dư thừa hay thiếu hụt to lớn một loại sản phẩm nào đó.

B. Cơ chế thị trường tự do

Cơ chế thị trường tự do, các đơn vị cá biệt được tự do tác động lẫn nhau trên thị
trường. Trong một nền kinh tế thị trường hiện đại, người ta mua hoặc bán các sản
phẩm và dịch vụ thông qua tiền tệ. Và trong cơ chế thị trường, vấn đề giá cả đã
quyết định việc mua cái gì và bán cái gì.

C. Cơ chế thị trường hỗn hợp
Thị trường tự do cho phép các cá nhân theo đuổi lợi ích riêng của mình mà khơng
có sự can thiệp khống chế nào của Chính phủ. Kinh tế mệnh lệnh để cho tự
do cá nhân về kinh tế một phạm vi rất hẹp, vì hầu hết các quyết định đều do Chính phủ


đưa ra.




×