Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

PHÂN TÍCH ĐÂY THÔN vĩ dạ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.89 KB, 3 trang )

ĐÂY THÔN VĨ DẠ
A. MỞ BÀI
- Hàn Mặc Tử là nhà thơ tiêu biểu, là một hiện tượng thơ kì lạ bậc nhất của phong trào thơ
Mới. Tuy cuộc đời ngắn ngủi và bị bệnh tật giày vò nhưng sức sáng tạo của HMT vô cùng
mạnh mẽ. Đằng sau những tác phẩm phức tạp và bí ẩn của ơng là một tâm hồn chứa chan
tình yêu thương cuộc sống.
B. THÂN BÀI
1. Xuất xứ, hcst:
a. Xuất xứ: sáng tác năm 1938, nằm trong tập Thơ Điên (Đau thương), lúc đầu có tên
“Ở đây thôn Vĩ Dạ”.
b. HCST: Theo một số tài liệu, bài thơ có liên quan đến mối tình đơn phương giữa
HMT đối với Hoàng Thị Kim Cúc – một cô gái vốn quê ở Vĩ Dạ, một thôn nhỏ bên
dịng sơng Hương nơi xứ Huế thơ mộng và trữ tình. Khi biết HMT bị bệnh hiểm
nghèo, Hồng Cúc đã gửi cho HMT tấm bưu thiếp có hình phong cảnh xứ Huế khiến
ông xúc động viết nên bài thơ này.
2. Đoạn trích:
- Vị trí: Đoạn thơ này gồm có 2 khổ nằm ở đầu bài thơ
- Nội dung: Bức tranh thiên nhiên và tâm trạng của nhân vật trữ tình
3. Khổ 1: Bức tranh tuyệt đẹp về cảnh vật, con người xứ Huế.
Sao anh khơng về chơi thơn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
- Câu thơ mở đầu “Sao anh khơng về chơi thơn Vĩ”?
• Câu thơ khiến người đọc không khỏi quẩn quanh nhiều mối băn khoăn, liệu rằng
câu hỏi ấy có phải là lời hờn dỗi, lời trách móc nhẹ nhàng của cơ gái xứ Huế với
một chàng trai cứ mãi rụt rè chẳng chịu bày tỏ lịng thương nhớ, để cơ phải đợi
chờ. Rồi đấy cũng có thể là lời mời chào của một người con xứ Huế, muốn người
bạn phương xa có đơi lần ghé thăm quê hương xứ sở đầy thơ mộng này. Nhưng rồi,
nếu nhìn ở một khía cạnh khác có lẽ rằng câu hỏi “Sao anh không về chơi thôn
Vĩ?”, lại là lời mà tác giả đang tự hỏi lòng mình, nhắc nhở bản thân về một việc


cần làm, muốn làm nhưng khơng thể làm được. Đó là một chuyến ghé thăm thơn
Vĩ sau nhiều năm xa cách.
• Câu thơ tồn những thanh bằng, chỉ có một thanh trắc cuối câu: âm hưởng êm đềm,
tha thiết nhưng cũng khắc sâu, xốy vào lịng chủ thể trữ tình.
- Bức tranh thiên nhiên thôn Vĩ: Trong niềm mong nhớ về Huế, Hàn Mặc Tử đã
dùng những câu thơ thật đẹp để gợi ra bức tranh thiên nhiên thơn Vĩ, mở đầu bằng
hình ảnh “nắng” lặp lại hai lần trong câu thơ:
o “Nắng hàng cau nắng mới lên”: Ánh nắng ban mai trong trẻo, tinh khiết, ấm áp trên
những ngọn cau cao vút cịn đẫm hơi sương.
o Điệp từ “nắng” 2 lần: khơng gian rực rỡ, chói lịa ánh sáng.
o “Mướt” kết hợp với từ chỉ mức độ “quá” gợi vẻ đẹp mượt mà, óng ả, tươi tắn, đầy
sức sống của cây cối trong vườn.
 “Vườn ai mướt quá”: cả câu thơ như một tiếng kêu ngỡ ngàng, bất ngờ trước
cảnh sắc thôn Vĩ.


o So sánh “Xanh như ngọc”: cụ thể hóa màu xanh mướt, gợi lên vẻ đẹp kiều diễm,
quý phái của một khu vườn vừa có màu, vừa có ánh sáng lấp lánh
 Chỉ bằng vài đường nét, nhà thơ đã khắc họa được vẻ đẹp tươi sáng, đầy sức sống của thiên
nhiên vườn tược xứ Huế: Khu vườn Thôn Vĩ hiện lên tươi xanh, đẹp đẽ, thanh khiết và hết
sức gợi cảm.
- Con người:
o Thấp thống hiện ra qua hình ảnh “lá trúc che ngang”. Đó là một vẻ đẹp kín đáo, dịu
dàng, nhẹ nhàng.
o “Mặt chữ điền”: khn mặt phúc hậu.
 Con người xuất hiện mang vẻ đẹp hài hòa với thiên nhiên
 Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, vườn cảnh trù phú, con ngươi hiền lành phúc hậu. Từ đó
thấy được ở nhà thơ sự yêu mến gắn bó tha thiết với thơn Vĩ nói riêng, với cuộc sống con
người nói chung.
- Nghệ thuật: Ngơn ngữ và hình ảnh thơ trong trẻo, giàu sức gợi. Nhiều biện pháp tu từ được

sử dụng như câu hỏi tu từ, so sánh góp phần nhấn mạnh vẻ đẹp của thơn Vĩ và tình cảm của
tác giả.
4. Khổ 2: Đằng sau bức tranh hài hịa giữa cảnh và người ấy có lẽ là một nỗi khắc khoải
đến khôn nguôi của một cái “tơi” chất chứa những tâm sự:
Gió theo lối gió,mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sơng trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?
- 2 câu đầu: Hình ảnh gió, mây chia lìa, sơng nước đêm trăng huyền ảo.
o Nghệ thuật nhân hóa được tác giả vận dụng đầy khéo léo để diễn tả tả sự vận động
và trạng trái của cảnh vật “Gió theo lối gió, mây đường mây”.
o Hình ảnh gió, mây trong tự nhiên vốn đi đôi với nhau, mây theo chiều gió, gió có
thổi thì mây mới bay, gió mây đi cùng nhau gắn bó cùng nhau nào thể tách
rời. Nhưng gió- mây trong câu thơ này xuất hiện với sự nghịch lí tự nhiên :gió- mây
ngược lối, hai đường hai ngả. Câu thơ có 2 vế tách bạch, vế đầu lặp lại từ “gió”, vế
sau lặp lại từ “mây”. Đó là sự ngăn cách quyết liệt, “gió mây” thuộc về 2 thế giới
riêng, gợi nỗi xót xa chia lìa.
o Nhân hóa “Dịng nước buồn thiu”: Nhịp nhảy chậm, lững lờ của sông nước.
o “Hoa bắp”+ đtừ “lay”: sự chuyển động khẽ khàng làm cho cảnh đã buồn càng thêm
hiu hắt.
 Giờ Cảnh sắc thiên nhiên chuyển sang vẻ đẹp đượm buồn. Vì mang nặng mặc cảm của 1
người sắp phải chia lìa cõi đời nên nhìn đâu nhà thơ cũng thấy sự chia lìa, li biệt. Cảnh vừa
thực vừa ảo, cảm xúc nghiêng về mặc cảm, lo âu.
- 2 câu sau: Hình ảnh thuyền chở trăng và bến sơng trăng.
o Con thuyền + đại từ phù phiếm chỉ “ai” làm tăng thêm sự mơ màng, hoài nghi
 hi vọng mong manh niềm mong ước khắc khoải có một con thuyền chở trăng về để làm vơi
bớt nỗi cô đơn. Trăng đối với Hàn Mặc Tử ko chỉ là tri âm tri kỷ mà còn là một điểm tựa,
một niềm an ủi tinh thần.
o “Bến sơng trăng” là hình ảnh vừa thực vừa ảo, được tạo ra từ liên tưởng tinh tế,
sáng tạo độc đáo của Hàn Mặc Tử. Có thể hiểu nhiều cách: bến sông nhuốm đầy

trăng, trăng tan chảy thành dịng sơng, bến sơng chở trăng,…


o 2 câu hỏi tu từ bồn chồn day dứt, khắc khoải diễn tả niềm khao khát được gặp gỡ,
chia sẻ đến cháy bỏng. Chữ “kịp” hé mở một mặc cảm về hiện tại ngắn ngủi, quỹ
thời gian của nhà thơ đang vơi đi từng giờ và cuộc chia lìa vĩnh viễn đang ngày 1 đến
gần.
 Cảnh thực và cảnh mộng, ngoại cảnh và nội tâm hòa quyện trong 2 câu thơ
C. KẾT BÀI
1. Nội dung
- Bức tranh thiên nhiên thơn Vĩ- một miền q đất nước
- Tình u đời, yêu người tha thiết nhưng cũng đầy tuyệt vọng của Hàn Mặc Tử
- Cảnh sắc thiên nhiên và niềm tha thiết với cuộc sống của thi nhân được thể hiện qua hai khổ
thơ thật trong sáng, độc đáo và giàu sức biểu cảm. Qua đó, ta thấy được một tâm hồn cuộc
đời, tha thiết với cuộc sống mãnh liệt của tác giả, từ đó biết trân quý cuộc sống, trân quý
những phút giây của hiện tại đừng để hối tiếc.
2. Nghệ thuật:
- Sử dụng nhiều câu hỏi tu từ
- Hình ảnh thơ sáng tạo độc đáo, giàu liên tưởng
- Ngôn ngữ gợi cảm
- Nhiều chi tiết ấn tượng



×