Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

(SKKN 2022) Một số biện pháp sử dụng hình ảnh trực quan và kĩ thuật dạy học tích cực để rèn luyện kĩ năng tư duy cho học sinh khi dạy bài 19 Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 21 trang )

1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Sinh thời thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy:
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam"
Lời dạy của Người luôn là bài học sâu sắc trong mọi thời đại, mọi ngành,
mọi giới, đặc biệt đối với những người đang thầm lặng hiến dâng trong sự
nghiệp "Trồng người". Do đó, làm tốt cơng tác giáo dục lịch sử cho học sinh
là góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện, có ý nghĩa vơ cùng quan
trọng đối với mỗi nhà trường. Bởi "Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống", "Muốn
đào tạo con người phù hợp với thời đại, chúng ta cần phải không ngừng cải tiến
chất lượng dạy học lịch sử " .
Trong những năm qua, giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước
chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của
người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ
quan tâm học sinh làm được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, nhất
định phải thực hiện thành công việc chuyển Từ phương pháp dạy học nặng về
truyền thụ kiến thức sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ
năng, hình thành năng lực và phẩm chất; đồng thời phải chuyển cách đánh giá
kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực
vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, chú trọng kiểm tra đánh giá trong q
trình dạy học để có thể tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
hình thành và phát triển cho học sinh nhiều năng lực, trong đó phát triển năng
lực sáng tạo, phát hiện và giải quyết vấn đề của học sinh là mục tiêu quan trọng.
Để có thể đạt được mục tiêu đó, phương pháp dạy học cần phải đổi mới
sao cho phù hợp với tiến trình nhận thức khoa học để học sinh có thể tham gia
vào hoạt động tìm tịi sáng tạo giải quyết vấn đề; góp phần đắc lực hình thành
năng lực hành động, phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh để từ
đó bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học.
Là một giáo viên giảng dạy môn Lịch sử ở ngôi trường miền núi mới
thành lập được 9 năm, phương tiện dạy học Lịch sử tại trường trung học phổ


thơng Thường Xn 3 cịn rất thiếu thốn và hạn chế; gần 90% học sinh của
trường là con em dân tộc Thái, đời sống kinh tế khó khăn, học sinh ít được tiếp
cận với các vấn đề lịch sử; sự thức thời trong giáo dục theo phương pháp đổi
mới còn hạn chế… Băn khoăn trước thực trạng đó, bản thân tơi ln trăn trở để
tìm ra những phương pháp giúp học sinh hứng thú học tập bộ môn và đạt kết quả
cao hơn. Một trong những phương pháp có hiệu quả tơi đã thực hiện gây hứng
thú học tập cho học sinh là sử dụng các sơ đồ tư duy kiến thức, kết hợp với các
hình ảnh trực quan sinh động và kĩ thuật dạy học tích cực.
1


Xuất phát từ những lý do cơ bản trên, tôi đã lựa chọn đề tài nghiên
cứu “Một số biện pháp sử dụng hình ảnh trực quan và kĩ thuật dạy học tích
cực để rèn luyện kĩ năng tư duy cho học sinh khi dạy bài 19: Những cuộc
kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X-XV (Lịch sử lớp 10) tại Trường
THPT Thường Xuân 3” làm đề tài nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm của
mình. Rất mong được chuyên viên, đồng nghiệp chia sẻ, góp ý để sáng kiến của
tôi thực sự đem lại thành công và hiệu quả cho công tác giảng dạy của bản thân
và đồng nghiệp.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Đối với người dạy:
+ Nhằm giúp cho giáo viên giảng dạy môn Lịch sử một số kinh nghiệm trong sử
dụng hình ảnh trực quan và kĩ thuật dạy học tích cực để rèn luyện kĩ năng tư duy
cho học sinh khi dạy bài 19 - Lịch sử lớp 10, cũng như các bài dạy lịch sử khác
ở các khối lớp 10, 11,12.
+ Góp phần cùng với Ban giám hiệu, Đoàn thanh niên và các giáo viên chủ
nhiệm tại trường THPT giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh.
- Đối với người học:
+ Đây là một số biện pháp quan trọng giúp các em lĩnh hội kiến thức hiệu quả
hơn. Khơi dậy lòng yêu nước và tự hào dân tộc.

+ Sử dụng hình ảnh trực quan và kĩ thuật dạy học tích cực để rèn luyện kĩ năng
tư duy cho học sinh khi các bài dạy lịch sử khác nhằm mục đích hướng sự chú ý
của học sinh qua các hoạt động lắng nghe, quan sát, thảo luận, nêu vấn đề và
giải quyết vấn đề... từ đó có phát triển các kĩ năng tư duy cho học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Đề tài tập trung nghiên cứu về biện pháp sử dụng hình ảnh trực quan và kĩ
thuật dạy học tích cực để rèn luyện kĩ năng tư duy cho học sinh khi dạy bài 19:
“Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X-XV” (Lịch sử lớp 10)
tại Trường THPT Thường Xuân 3. Từ đó đúc rút kinh nghiệm để áp dụng trong
các bài dạy lịch sử khác.
- Đối tượng là học sinh khối 10 của trường THPT Thường Xuân 3.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Khi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này, cá nhân tôi đã thực hiện các
phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp tham khảo: Tham khảo các nguồn: Kinh nghiệm thực tiễn của
đồng nghiệp, sách, báo, tạp chí, các bài tham luận trên Internet.
- Phương pháp khảo sát thực tế: Quan sát, khảo sát thực tế việc dạy học lịch sử
ở nhiều trường THPT trong nhiều năm để thu thập thông tin và xác định biện
pháp phù hợp.
2


- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phân tích và tổng hợp tư liệu về các vấn
đề có liên quan đến đề tài. Tham chiếu kết quả của bộ môn trong trường và trên
địa bàn huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
- Phương pháp thử nghiệm: Thử áp dụng các giải pháp sáng kiến của cá nhân
để nâng cao hiệu quả nâng cao hiệu quả giáo dục cho học sinh lớp 10 Trường
THPT Thường Xuân 3 ở các năm học.
Các phương pháp trên được kết hợp trong quá trình nghiên cứu đề tài.
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM


2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
“Lịch sử như một câu chuyện dài với nhiều sự kiện, nhiều chương, hồi
được liên kết logic với nhau theo trật tự thời gian và ln có mối quan hệ nhân
quả. Lịch sử đem lại cho chúng ta những suy ngẫm rất quý giá về cuộc sống.
Nếu hiểu được điều ấy và biết học Sử một cách có phương pháp, các em học
sinh sẽ khơng cịn thấy đây là một mơn học khơ khan nữa”. (TS. Nguyễn Quang
Liệu - giảng viên Khoa Lịch sử, Trường ĐHKHXH&NV). Vì vậy, việc học tập
lịch sử cũng như học tập bất cứ bộ môn nào ở nhà trường, nhất là ở nhà trường
THPT nhằm cung cấp kiến thức khoa học, hình thành thế giới quan khoa học,
phẩm chất đạo đức, chính trị cho học sinh. Dạy Lịch sử tốt sẽ giúp các em say
mê với dân tộc, say mê và tự hào về những giá trị truyền thống của dân tộc.
Điều quan trọng nhất trong nhất trong việc đổi mới phương pháp dạy học
là thầy dạy thế nào để học sinh động não, làm thay đổi chất lượng hoạt động trí
tuệ của học sinh, phát triển trí thông minh, sáng tạo của các em. Hiện nay trong
quá trình dạy học trên lớp, hoạt động trí tuệ chủ yếu của học sinh là ghi nhớ và
tái hiện. Ở nhà, học sinh tự học dưới dạng học bài và làm bài,... nhưng về căn
bản đã được hướng dẫn ở trên lớp nên hoạt động trí tuệ của học sinh vẫn nặng
về rèn luyện trí nhớ và khả năng tái hiện. Như vậy, rèn luyện năng lực tư duy,
khả năng tưởng tượng, sáng tạo phát triển trí tuệ, trí thơng minh của học sinh nói
chung được xem là nhiệm vụ chủ yếu, quan trọng nhất của quá trình dạy học
hiện đại.
Trong dạy học nói chung và dạy học Lịch sử nói riêng có nhiều đồ dùng
trực quan với các cách sử dụng khác nhau, nhưng đều có tác dụng nâng cao hiệu
quả bài học. Sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học Lịch sử là một phương pháp trực
quan nhằm cụ thể hóa nội dung sự kiện bằng những hình học đơn giản, diễn tả tổ
chức một cơ cấu xã hội, một chế độ chính trị, một vấn đề lịch sử, mối quan hệ
giữa các sự kiện lịch sử… giúp cho học sinh ghi nhớ và hiểu bài nhanh chóng,
lâu bền hơn, góp phần làm cho bài giảng một cách nhẹ nhàng và hiệu quả.
Qua nhiều năm giảng dạy tôi nhận thấy việc sử dụng hình ảnh trực quan

và kĩ thuật dạy học tích cực để rèn luyện kĩ năng tư duy cho học sinh khi dạy bài
3


19: “Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X-XV” (Lịch sử lớp
10) tại Trường THPTtại trường THPT Thường Xuân 3 thực sự cần thiết và đạt
hiệu quả cao.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Trong thực tiễn giáo dục ở các trường Trung học phổ thông cho thấy giáo
viên đã áp dụng nhiều phương pháp, kỹ thuật dạy học mới trong giảng dạy và
mang lại hiệu quả nhất định, song vẫn cịn những bất cập nhất định như: Chương
trình sách giáo khoa khá nặng nề, quá tải về kết cấu các nội dung, về thời lượng
của chương trình ; nặng lối dạy học truyền thống về cung cấp kiến thức mà nhẹ
về khâu thực hành, giáo viên áp dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học mới
chưa đồng bộ và khoa học; chưa hệ thống được kiến thức để dễ nhớ, dễ hiểu
bằng cách sử dụng sơ đồ trong dạy học lịch sử có kết hợp với hình ảnh trực quan
sinh động; học sinh còn thụ động trong lĩnh hội kiến thức ….
Mặt khác, do quan niệm sai lệch về vị trí, chức năng của mơn lịch sử
trong đời sống xã hội, khơng ít học sinh và phụ huynh có thái độ xem thường bộ
mơn lịch sử, coi đó là mơn học phụ, mơn học thuộc lịng, khơng cần đầu tư công
sức nhiều dẫn đến hậu quả học sinh không nắm được những sự kiện lịch sử cơ
bản, nhớ sai, nhầm lẫn kiến thức lịch sử là hiện tượng khá phổ biến ở nhiều
trường. Đây là một trong những nguyên nhân làm suy giảm chất lượng môn học.
Đặc biệt tại Trường THPT Thường Xuân 3 – Một ngôi trường miền núi
cao với gần 90% học sinh là người dân tộc Thái, đời sống kinh tế rất khó khăn,
học sinh ít được tiếp cận với các vấn đề lịch sử mới; sự thức thời trong kĩ thuật
dạy học theo phương pháp đổi mới cịn hạn chế; tình trạng phổ biến là đa số học
sinh học bài còn rất thụ động, học bài theo kiểu học thuộc lòng, học vẹt, quên
kiến thức rất nhanh chóng, khơng đọng lại được gì. Nhiều học sinh nhớ kiến
thức một cách mơ hồ, đọc tủ một vấn đề nào đó từ đầu đến cuối, nhưng yêu cầu

trình bày một đoạn nhỏ trong vấn đề đó thì tỏ ra lúng túng vì các em quen học
vẹt, đọc liền mạch, mà không nhớ được bao quát của vấn đề. Vì vậy, việc giúp
các em nhớ được kiến thức nhanh và lâu là một việc làm quan trọng.
Băn khoăn trước thực trạng đó, tơi đã sử dụng kênh hình và các kỹ thuật
dạy học tích cực, áp dụng phù hợp với nội dung mỗi bài. Qua đó tơi thấy học
sinh hoạt động tích cực, hăng hái, chủ động hơn trong việc tiếp cận và lĩnh hội
kiến thức, học sinh nhớ lâu hơn, sâu hơn.
Biện pháp nghiên cứu của tôi được áp dụng thí điểm cho học sinh lớp 10
qua giảng dạy bài 19: “Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế
kỉ X-XV » (Lịch sử lớp 10) tại Trường THPT Thường Xuân 3”. Khai thác kênh
hình và các kỹ thuật dạy học tích cực như: Kĩ thuật “Các mảnh ghép”; Kĩ thuật
“Động não”; Kĩ thuật “Sơ đồ tư duy”……Nội dung các bài còn lại của chương
4


trình THPT, tơi cũng áp dụng tương tự và phù hợp với nội dung của từng bài
dạy.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng.
Biện pháp “Sử dụng hình ảnh trực quan và kĩ thuật dạy học tích cực để
rèn luyện kĩ năng tư duy cho học sinh khi dạy bài 19: Những cuộc kháng
chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X-XV (Lịch sử lớp 10) tại Trường THPT
Thường Xuân 3” được tơi thực hiện theo tiến trình như sau:
A. HOẠT ĐỘNG TẠO TÌNH HUỐNG HỌC TẬP/KHỞI ĐỘNG/GIỚI
THIỆU/DẪN DẮT/NÊU VẤN ĐỀ

1. Mục tiêu
Sử dụng hình ảnh chân dung của vua Lê Đại Hành (Lê Hồn), bài thơ
“Nam quốc sơn hà”, hình ảnh Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, vua Lê Thái
Tổ (Lê Lợi)... để huy động kiến thức HS biết về các cuộc kháng chiến chống
ngoại xâm ở các thế kỉ X-XV..

2. Phương thức
Sử dụng kỹ thuật “Động não”:
- Yêu cầu HS quan sát một số bức ảnh và trả lời các câu hỏi: Những
hình ảnh dưới đây gợi cho em liên tưởng đến các cuộc kháng chiến nào ở
Việt Nam? Em có ấn tượng gì về các cuộc kháng chiến đó?

Sau khi HS trả lời, GV dẫn dắt: Đây là hình ảnh liên quan đến các cuộc
kháng chiến của nước ta trong các thế kỉ X - XV. Vậy em có hiểu biết gì về các
5


cuộc kháng chiến thế kỉ X - XV? Tại sao các cuộc kháng chiến lại diễn ra?
Những nét chính về diễn biến, kết quả, ý nghĩa đó là gì? Đặc điểm của phong
trào đấu tranh của dân tộc ta? Những vấn đề này chúng ta chỉ có thể giải quyết
được qua bài học hôm nay.
3. Gợi ý sản phẩm: GV trình chiếu bài dạy lên màn hình.

Quan sát sơ đồ trên, học sinh sẽ nắm được nội dung chính của bài học bao
gồm 4 cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc ta ở thế kỉ X-XV, cũng
như người lãnh đạo của từng cuộc kháng chiến, hiểu được mục tiêu của bài học.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Sử dụng kỹ thuật “các mảnh ghép”, “Kĩ thuật động não” và Sơ đồ tư duy.
Vịng 1: Nhóm chun gia:
GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ: trả lời câu hỏi
và hình thành sơ đồ tư duy. Cụ thể:
- Nhóm 1: Trình bày bằng sơ đồ tư duy cuộc kháng chiến chống quân Tống
thời Tiền Lê.
- Nhóm 2: Trình bày bằng sơ đồ tư duy cuộc kháng chiến chống qn Tống
thời Lý.
- Nhóm 3: Trình bày bằng sơ đồ tư duy cuộc kháng chiến chống quân Mơng Ngun thời Trần.

- Nhóm 4: Trình bày bằng sơ đồ tư duy cuộc kháng chiến chống quân Minh
thời Lê Sơ.
Nhóm trưởng phát phiếu học tập cho các thành viên trong nhóm, cử thư
ký và bắt đầu thực hiện nhiệm vụ.
6


Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, suy nghĩ về câu hỏi,
chủ đề và ghi lại những ý kiến của mình. Khi thảo luận nhóm phải đảm bảo mỗi
thành viên trong từng nhóm đều trả lời được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ
được giao và trở thành “chuyên gia” của lĩnh vực đã tìm hiểu và có khả năng
trình bày lại câu trả lời của nhóm ở vịng 2.
Giáo viên phát phiếu học tập cho từng tổ, nhóm để làm việc trong tiết học.
cụ thể là:

Phiếu học tập
Vịng 2: Nhóm các mảnh ghép
Hình thành nhóm 4 đến 6 người mới (1 - 2 người từ nhóm 1, 1 - 2 người
từ nhóm 2, 1 - 2 người từ nhóm 3, 1 - 2 người từ nhóm 4).
Các câu trả lời và thơng tin của vịng 1 được các thành viên trong nhóm
mới chia sẻ đầy đủ với nhau. Khi mọi thành viên trong nhóm mới đều hiểu được
nội dung ở vịng 1 thì nhiệm vụ mới sẽ được giao cho các nhóm giải quyết.
Các nhóm mới thực hiện nhiệm vụ, trình bày và chia sẻ kết quả.
Giáo viên dẫn dắt học sinh đi vào từng mục cụ thể:
I. CÁC CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC TỐNG.
1. Kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê:
* Mục tiêu: Trình bày được nguyên nhân, diến biến, kết quả, ý nghĩa của cuộc
kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê.
* Phương thức:
- Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm (nhóm 1) sử dụng

phương pháp trực quan đọc SGK trang 96, vừa quan sát làm việc với hình ảnh,
lược đồ, vừa hồn thành phiếu học tập.
7


Thái hậu Dương Vân Nga trao Long bào cho Lê Hồn ( Ảnh minh họa)
GV hỏi: Vì sao Thái hậu Dương Vân Nga lại trao Long bào cho Lê Hoàn?
HS quan sát hình ảnh, dựa vào SGK dễ dàng trả lời: Năm 980, triều đình
nhà Đinh gặp khó khăn (Đinh Tiên Hồng và Đinh Liễn bi ám sát, người nối
ngơi là Đinh Tồn cịn nhỏ tuổi), qn Tống sang xâm lược nước ta. Trước tình
hình đó, Thái hậu họ Dương và triều đình nhà Đinh tơn Lê Hồn làm vua lãnh
đạo kháng chiến.
GV hỏi: Sau khi lên ngơi, Lê Hồn đã tổ chức kháng chiến như thế nào? Kết
quả? Ý nghĩa?

Lược đồ kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê 981
8


Giáo viên hướng dẫn HS trình bày trên lược đồ với các ý cơ bản sau:
- Đầu năm 981, quân Tống theo 2 đường thủy, bộ tiến vào xâm lược nước
ta. Quân thủy tiến vào theo cửa sông Bạch Đằng. Quân bộ tiến vào Lạng Sơn.
- Vua Lê trực tiếp chỉ huy binh thuyền ra chống giặc ở sông Bạch Đằng. Ơng
cho qn cắm cọc ở sơng Bạch Đằng để ngăn chặn chiến thuyền địch. Cuối cùng
quân thủy bị đánh lui.
- Trên bộ, quân ta cũng chặn đánh quân Tống quyết liệt ở Chi Lăng (Lạng Sơn),
buộc chúng phải rút quân. Thừa thắng, quân ta truy kích tiêu diệt địch. Quân
giặc chết đến quá nửa. Tướng giặc bị giết. Cuộc kháng chiến thắng lợi.
Từ diễn biến, kết quả, học sinh tự rút ra nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử.
- Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: HS nhóm 1 đọc SGK, quan sát hình ảnh, suy

nghĩ câu hỏi.
- Báo cáo sản phẩm: Nhóm 1: cử đại diện trả lời, các bạn khác theo dõi bổ sung
ý. (HS trả lời câu hỏi kết hợp sử dụng tranh ảnh)
- GV nhận xét, bổ sung.
* Gợi ý sản phẩm:
- HS nhóm 1 trình bày bằng sơ đồ tư duy: Nguyên nhân, diến biến, kết quả, ý
nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê
- GV nhận xét, chốt ý và trình chiếu sơ đồ tư duy lên bảng để học sinh nắm bắt
được kiến thức cơ bản

9


2. Kháng chiến chống Tống thời Lý.
* Mục tiêu: Trình bày được nguyên nhân, diến biến, kết quả, ý nghĩa của cuộc
kháng chiến chống Tống thời Lý.
* Phương thức:
- Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm (nhóm 2) sử dụng
phương pháp trực quan đọc SGK trang 97, vừa quan sát làm việc với hình ảnh,
lược đồ, vừa hoàn thành phiếu học tập.

Quân Tống âm mưu xâm lược nước ta
Qua hình ảnh trên, HS sẽ thấy được âm mưu xâm lược nước ta của quân
Tống: vào những năm 70 của thế kỉ XI, nhà Tống đang gặp những khó khăn.
Trong nước, nơng dân nổi dậy đấu tranh, phía Bắc hai nước Liêu và Hạ uy hiếp.
Theo lời khuyên của Vương An Thạch, vua Tống cho tập trung quân ở một số
nơi giáp với Đại Việt, chuẩn bị cuộc xâm lược.
Trước âm mưu và hành động xâm lược của quân Tống, nhà Lý đã tổ
chức kháng chiến qua 2 giai đoạn:


10


HS quan sát lược đồ trình bày được: Năm 1075, Lý Thường Kiệt đã kết hợp
quân đội của triều đình với lực lượng dân binh của các tù trưởng dân tộc ít người
tập kích sang đất Tống, đánh tan các đạo quân của nhà Tống ở các cứ điểm Ung
Châu, Khâm Châu, Liêm Châu rồi rút về nước.
GV giúp HS nhận thức đúng về hành động đem quân đánh sang Tống của
Lý Thường Kiệt không phải là hành động xâm lược mà là hành động tự vệ.

Giáo viên hướng dẫn học sinh tường thuật trận chiến bên bờ sông Như Nguyệt,
đọc bài thơ Thần của Lý Thường Kiệt. Ý nghĩa của bài thơ, tác dụng của việc
đọc vào ban đêm trong đền thờ Trương Hống, Trương Hát (Hai vị tường của
Triệu Quang Phục).
- Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: HS nhóm 2 đọc SGK, quan sát hình ảnh, suy
nghĩ câu hỏi.
- Báo cáo sản phẩm: Nhóm 2: cử đại diện trả lời, các bạn khác theo dõi bổ sung
ý. (HS trả lời câu hỏi kết hợp sử dụng tranh ảnh)
- GV nhận xét, bổ sung.
* Gợi ý sản phẩm:
- HS nhóm 2 trình bày bằng sơ đồ tư duy: Nguyên nhân, diến biến, kết quả, ý
nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý.
- GV nhận xét, chốt ý và trình chiếu sơ đồ tư duy lên bảng để học sinh nắm bắt
được kiến thức cơ bản.

11


GV hỏi: Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý do Lý Thường Kiệt Lãnh đạo
có những nghệ thuật quân sự nào?

Học sinh sử dụng “ Kĩ thuật động não” trả lời. Giáo viên nhận xét và chuẩn ý
bằng sơ đồ về nghệ thuật đánh giặc của Lý Thường Kiệt để củng cố và khắc sâu
kiến thức.

12


II. Các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên ở thế kỉ XIII.
Cách làm tương tự mục I.
* Mục tiêu: Trình bày được nguyên nhân, diến biến, kết quả, ý nghĩa của cuộc
kháng chiến chống quân Mông - Nguyên thời Trần.
* Phương thức:
- Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm (nhóm 3) sử dụng
phương pháp trực quan đọc SGK trang 98 - 99, vừa quan sát làm việc với hình
ảnh, lược đồ, vừa hồn thành phiếu học tập.

Từ hình ảnh trên, Giáo viên tóm tắt về sự phát triển của Đế quốc Mông –
Nguyên, Từ năm 1258 – 1288, quân Mông - Nguyên 3 lần xâm lược nước ta.

Giáo viên hướng dẫn học sinh trình bày trên lược đồ nêu được các ý chính
(đặc biệt nêu bật được chiến thắng tiêu biểu ở Đông Bộ Đầu)
13


Giáo viên hướng dẫn học sinh trình bày trên lược đồ nêu được các ý chính.
Chiến thắng tiêu biểu Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương, thừa thắng ta giải
phóng Thăng Long.

Lược đồ kháng chiến chống quân Nguyên lần ba (1287-1288)
Học sinh trình bày trên lược đồ các ý chính: Chiến thắng Bạch Đằng kết thúc

thắng lợi. Cùng lúc này Thoát Hoan phải liều mạng rút chạy về nước. Quân
Nguyên từ bỏ mộng xâm lược Đại Việt
- Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: HS nhóm 3 đọc SGK, quan sát và trả lời.
14


- Báo cáo sản phẩm: Nhóm 3: cử đại diện trả lời, các bạn khác theo dõi bổ sung
ý. (HS trả lời câu hỏi kết hợp sử dụng tranh ảnh)
- GV nhận xét, bổ sung.
* Gợi ý sản phẩm:
- HS nhóm 3 trình bày bằng sơ đồ tư duy: Ngun nhân, diến biến, kết quả, ý
nghĩa của cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên thời Trần.
- GV nhận xét và trình chiếu sơ đồ tư duy lên bảng để học sinh hiểu kiến thức.

III. Phong trào đấu tranh chống quân Minh và khởi nghĩa Lam Sơn
Cách làm tương tự mục I, II.
* Mục tiêu: Trình bày được nguyên nhân, diến biến, kết quả, ý nghĩa của cuộc
kháng chiến chống quân Minh và khởi nghĩa Lam Sơn.
* Phương thức:
- Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm (nhóm 4) sử dụng
phương pháp trực quan đọc SGK trang 99 - 100, vừa quan sát làm việc với hình
ảnh, lược đồ, vừa hoàn thành phiếu học tập.
Giáo viên lần lượt trình chiếu các hình ảnh và lược đồ sau:

15


Nguyễn Trãi và tác phẩm Bình Ngơ Đại Cáo
GV câu hỏi: Dựa vào tác phẩm bình Ngơ Đại cáo hãy nêu những tội ác
của giặc Minh đối với nhân dân ta

Tiếp theo, giáo viên trình chiếu lược đồ khởi nghĩa Lam Sơn:

HS dựa vào lược đồ trên có thể ghi nhớ nhanh được tiểu sử sơ lược của Lê
Lợi – lãnh tụ thiên tài cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và thắng lợi tiêu biểu, quyết
định thắng lợi của cuộc khởi nghĩa.
Trận Chi Lăng – Xương Giang (10- 1427) :
- Tháng 10-1427, 15 vạn viện binh gồm đạo quân chủ lực do Liễu Thăng tiến
vào Lạng Sơn, đạo quân thứ hai do Mộc Thạch chỉ huy tiến vào Lê Hoa .
- Ngày 8-10-1427, ta phục kích ở Chi Lăng, Liễu Thăng bị chém. Vương
Thơng xin hịa và rút qn về nước. Khởi nghĩa toàn thắng.
- Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: HS nhóm 4 đọc SGK, quan sát và trả lời.
- Báo cáo sản phẩm: Nhóm 4: cử đại diện trả lời, các bạn khác theo dõi bổ sung.
- GV nhận xét, bổ sung.
16


* Gợi ý sản phẩm: HS nhóm 4 trình bày bằng sơ đồ tư duy. GV nhận xét và
trình chiếu sơ đồ tư duy lên bảng để học sinh hiểu.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
*Mục tiêu: Phần củng cố, bài tập, GV yêu cầu HS: Thống kê các cuộc kháng
chiến chống ngoại xâm tiêu biểu của Việt Nam trong các thế kỉ X-XV.
* Phương thức:
- Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm
- Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: HS lập bảng thống kê.
- Báo cáo sản phẩm: HS báo cáo.
- Nhận xét, đánh giá: GV nhận xét đánh giá, trình chiếu lên bảng nội dung
*Dự kiến sản phẩm: HS hoàn thiện bảng thống kê.

D. VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG

* Mục tiêu: Nhằm vận dụng, liên hệ mở rộng kiến thức: rút ra những đặc điểm
cơ bản của truyền thống đánh giặc, giữ nước của dân tộc Việt Nam
17


*Phương thức:
- Chuyển giao nhiệm vụ: HS sử dụng “Kĩ thuật động não” để suy nghĩ.
- Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: thực hiện tại nhà.
*Gợi ý sản phẩm:Truyền thống dựng nước đi đôi với giữ nước; Truyền thống
lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều; Truyền thống cả nước chung sức đánh giặc,
Truyền thống đánh giặc bằng trí thông minh, nghệ thuật quân sự độc đáo.

-

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
*Đối với bản thân:Với việc áp dụng đề tài vào giảng dạy, giờ học ở các lớp
thực nghiệm bản thân tôi thấy rất nhẹ nhàng và phấn khởi. Cịn ở lớp khơng thực
nghiệm thì giờ dạy khơ khan và có phần nặng nề đối với cơ và trò.
*Đối với đồng nghiệp: Khi đồng nghiệp dự giờ ở các lớp thực nghiệm đã đánh
giá rất cao hiệu quả của tiết học và áp dụng cho các lớp mình giảng dạy.
*Đối với nhà trường: Các sơ đồ hệ thống kiến thức đã được nhà trường đầu tư
kinh phí, thiết kế cẩn thận để bổ sung vào danh mục thiết bị dạy học lịch sử.
*Các kết quả minh chứng về sự tiến bộ của học sinh khi áp dụng biện pháp:
Năm học 2020 – 2021, tôi tiến hành áp dụng biện pháp theo cách thức:
Lớp áp dụng biện pháp (thực hành): 10A1, 10A2.
Lớp không áp dụng biện pháp (đối chứng): 10A3, 10A4.

18



Cũng qua quá trình thực hiện, kết quả đáng mừng là số học sinh có hứng
thú học tập bộ mơn tăng, chất lượng môn học cũng thay đổi rõ rệt.
3. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:
3.1. Kết luận:
Sáng kiến kinh nghiệm này qua trải nghiệm thực tế nêu trên, tôi khẳng
định mục đích nghiên cứu đặt ra đã cơ bản hồn tất. Trong q trình nghiên cứu
tơi xin rút ra một số kết luận sau:
Công cuộc đổi mới đất nước hiện nay địi hỏi giáo dục phổ thơng phải đào
tạo những con người phát triển tồn diện. Mỗi mơn học ở nhà trường phổ thơng
với đặc trưng của mình đều phải góp phần đào tạo thế hệ trẻ phát triển tồn diện,
trong đó có Lịch sử.
Bộ mơn Lịch sử cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ sở của khoa
học lịch sử, nên địi hỏi học sinh khơng chỉ nhớ mà còn phải hiểu và vận dụng
kiến thức đã học vào cuộc sống. Cho nên cùng với các môn học khác, việc học
tập Lịch sử đòi hỏi phát triển tư duy, thông minh, sáng tạo.
Để đạt được mục tiêu đổi mới phương pháp giáo dục lịch sử và phát triển
tư duy cho học sinh thì việc áp dụng biện pháp sử dụng hình ảnh trực quan và
các kĩ thuật dạy học tích cực có vai trị vơ cùng quan trọng trong dạy học Lịch
sử. Trong đó sơ đồ là những biểu tượng trực quan phản ánh một cách trừu tượng,
khái quát các khái niệm, phạm trù, quy luật. Vì vậy, đòi hỏi sơ đồ phải phản ánh
trung thành với khối lượng kiến thức mà nó mơ tả, phải có tính thẩm mỹ, không
19


rập khn, khuyến khích người học tự thiết kế sơ đồ trên cơ sở kiến thức đã lĩnh
hội.
Trên đây là biện pháp của tơi trong việc “Sử dụng hình ảnh trực quan và
kĩ thuật dạy học tích cực để rèn luyện kĩ năng tư duy cho học sinh khi dạy bài
19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X-XV (Lịch sử
lớp 10) tại Trường THPT Thường Xuân 3”. Các bài học lịch sử khác ở lớp 10,

lớp 11, lớp 12 tôi cũng áp dụng tương tự như bài học này.
3.2.Kiến nghị:
Từ việc phân tích thực trạng và đề ra các biện pháp sử dụng hình ảnh trực
quan và kĩ thuật dạy học tích cực để rèn luyện kĩ năng tư duy cho học sinh khi
dạy bài 19: “Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X-XV”
(Lịch sử lớp 10) tại Trường THPT Thường Xuân 3, cá nhân xin mạnh dạn đưa ra
một số kiến nghị như sau:
- Một là, giáo viên dạy môn Lịch sử cần phải được bồi dưỡng thường
xuyên để nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, vận dụng linh hoạt các
phương pháp dạy học tích cực phù hợp với nội dung cụ thể của từng bài, từng
lớp và từng đơn vị công tác.
- Hai là, các giáo viên trong trường cần phải thường xuyên dự giờ góp
ý, rút kinh nghiệm trong các bài dạy đặc biệt các bài dạy có ứng dụng cơng nghệ
thơng tin và phương pháp dạy học mới.
- Ba là, các cấp giáo dục và đào tạo, cần tăng cường đầu tư vào việc
mua sắm trang thiết bị và các tài liệu học tập, giúp cho giáo viên và học sinh
được tiếp cận với các phương tiện và phương pháp dạy học phát huy tính tích
cực, chủ động, sáng tạo như hiện nay, đặc biệt là cơng nghệ thơng tin và phịng
học thực hành của các môn học.
Với những đề xuất thiết tha như trên, tôi hy vọng rằng nếu được thực
hiện một cách nghiêm túc và khoa học thì việc đổi mới phương pháp dạy học
Lịch sử tất yếu sẽ có nhiều chuyển biến tích cực góp phần nâng cao chất lượng
giáo dục Lịch sử trong nhà trường phổ thông hiện nay.
Trên đây là một vài suy nghĩ, trăn trở, xin được chia sẻ với đồng nghiệp,
rất mong sự đóng góp thêm cho sáng kiến kinh nghiệm này được hoàn thiện
hơn. Xin trân trọng cảm ơn!

Xác nhận của thủ trưởng đơn vị

Thanh Hóa, ngày 15/5/2022

Tơi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung
của người khác.

20


Lê Thị Hoa

21



×