Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Chất lượng giấc ngủ và giải pháp nâng cao chất lượng giấc ngủ của sinh viên thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 27 trang )

TRƯỜNG ĐH NGOẠI THƯƠNG
CƠ SỞ II TẠI TP.HCM

NHIỆM VỤ NHĨM
MƠN LOGIC HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP
HỌC TẬP, NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
CHẤT LƯỢNG GIẤC NGỦ
VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẤC NGỦ
CỦA SINH VIÊN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Nhóm: 12

Lớp: K60CLC6

Mã lớp: 509

Họ và tên nhóm trưởng: Phạm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh
MSSV: 2112153144

Sđt: 0932036505

Email:

Tp.HCM – Tháng 10/2021


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU…………………………………1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ……………………………………………………...1
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ……………………………………………..2
1.2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu nước ngồi…………………………….2
1.2.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước…………………………….4


1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu…………………………………………….6
1.4. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài……………………………………………...6
1.4.1. Mục tiêu của đề tài ……………………………………………………....6
1.4.2. Nhiệm vụ của đề tài …………………………………………………......7
1.5. Phương pháp nghiên cứu …………………………………………………......8
1.5.1. Phương pháp nghiên cứu định lượng ……………………………………8
1.5.2. Phương pháp nghiên cứu định tính………………………………………9
1.5.3. Phân tích SWOT………………………………………………………….9
1.6. Tính mới và đóng góp của đề tài…………………………………………….10
1.7. Kết cấu của đề tài……………………………………………………………10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………..12
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU DỰ TÍNH……………………………………………..15
BẢNG HỎI DỰ KIẾN……………………………………………………………….17


1

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Giấc ngủ là một trong những nhu cầu cơ bản nhất và trong cuộc sống của con
người. Một người bình thường dành tới ⅓ cuộc đời chỉ để ngủ (Russell, 2013), nếu xét
theo tuổi thọ trung bình của thế giới là 72 tuổi (Richard, 2019) thì thời gian mỗi người
sẽ ngủ là 24 năm. “Chúng ta cần ngủ để não bộ thực hiện những chức năng không thể
làm khi đang thức”, theo tiến sĩ Derk-Jan Dijk, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu giấc
ngủ ở Đại học Surrey. Thật vậy, khi ngủ, não bộ hoạt động nhiều hơn cả khi thức. Cụ
thể, khi người học ngủ, não bộ sẽ chắt lọc, củng cố và tiếp thu những kiến thức mới học
được (Robert, 2008). Bên cạnh việc học tập và ghi nhớ, giấc ngủ cịn có mối liên hệ rất
lớn đến sức khỏe. Bệnh mất ngủ mãn tính có thể góp phần gây ra nhiều bệnh liên quan
đến tim mạch như huyết áp cao, đột quỵ... và làm giảm tuổi thọ của người bệnh

(Lawrence, 2008).
Mặc dù giấc ngủ có vai trò quan trọng như đã đề cập, nhiều sinh viên vẫn đang thờ
ơ với việc duy trì một giấc ngủ chất lượng. Nghiên cứu của Đỗ Thế Bon, Lê Thị Yến
Nhi và Võ Tiệp Đan (2021) cho biết giờ ngủ trung bình của sinh viên khoa Y là 6,62
giờ, trong khi thanh niên từ 18 trở lên được khuyến nghị ngủ từ 7 - 9h/ngày (National
Sleep Foundation, 2021). Ngoài ra, phân tích thời gian đi ngủ cho thấy có đến 53,73%
sinh viên đi ngủ sau 0h nhưng chỉ có 22,56% sinh viên thức dậy sau 8h sáng. Việc thiếu
ngủ ảnh hưởng xấu đến quá trình học tập và ghi nhớ, kéo theo điểm trung bình tích lũy
(GPA) của sinh viên. GPA trung bình của nhóm sinh viên ngủ dưới 6 tiếng là 2,74, thấp
hơn nhiều so với GPA trung bình của nhóm sinh viên ngủ trên 9 tiếng là 3.24, mặc dù
học bài và ôn thi để đạt điểm cao là một trong những động lực để sinh viên thức khuya
(Shelley & Ronald, 2014).
Trên thực tế, tình trạng chất lượng giấc ngủ kém đang có xu hướng gia tăng ở
nhiều nhóm tuổi, ở nhiều nơi khác nhau do áp lực học tập, công việc, hoặc lạm dụng
thiết bị điện tử (Xuân Mai, 2016). Tuy nhiên, nhóm tác giả chọn nghiên cứu sinh viên
Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) với ba nguyên do. Thứ nhất, sinh viên là những


2

người trẻ đang trong q trình trưởng thành, ít bị kiểm sốt bởi người lớn nên có giờ
giấc sinh hoạt thất thường, đặc biệt là sinh viên năm nhất (Marhefka, 2011). Thứ hai,
chọn phạm vi TPHCM vì đây là một trong những trung tâm giáo dục lớn nhất cả nước
với nhiều trường đại học, học viện đào tạo nhiều ngành nghề đa dạng. Theo thống kê
Bộ Giáo dục và Đào tạo, tính đến năm 2020, cả nước có 237 trường đại học, học viện
trong đó TP HCM có đến hơn 57 trường đại học, học viện (chiếm hơn 24% tổng số).
Thứ ba, tuy đã có một vài nghiên cứu về chất lượng giấc ngủ của sinh viên như của
Nguyễn Thị Bích Trâm (2020) và của Nguyễn Thị Khánh Linh, Đặng Hồng Nhung,
Phạm Bá Bảo Ngân, Võ Văn Thắng, Nguyễn Minh Tú (2017), phần lớn những nghiên
cứu này diễn ra trên phạm vi một trường đại học, chưa có nghiên cứu nào diễn ra trên

phạm vi TPHCM với sinh viên thuộc nhiều ngành học khác nhau.
Với những lý do nêu trên, nhóm tác giả tiến hành thực hiện đề tài “Chất lượng giấc
ngủ và giải pháp nâng cao chất lượng giấc ngủ của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh”
nhằm mục đích tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của sinh viên,
đưa ra các giải pháp phù hợp để sinh viên TPHCM có thời lượng giấc ngủ tốt hơn, góp
phần cải thiện năng suất làm việc và xây dựng thói quen sống lành mạnh.
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.2.1. Tình hình nghiên cứu nước ngồi
Tính đến năm 2021, giấc ngủ đã được nghiên cứu trên thế giới ở nhiều phương
diện như thói quen và chu kỳ ngủ của Walter C. Buboltz Jr và cộng sự (2001), của
Hannah G. Lund và cộng sự (2010), chất lượng giấc ngủ của Walter C. Buboltz Jr và
cộng sự (2002), Shu Hui Cheng và cộng sự (2012),... Sau đây, nhóm tác giả xin tóm tắt
kết quả của một số nghiên cứu tiêu biểu.
Năm 2001, nghiên cứu “Sleep habits and patterns of college students: a
preliminary study” của Walter C. Buboltz Jr được thực hiện trên 191 sinh viên ở phía
nam Hoa Kỳ nhằm khảo sát chất lượng giấc ngủ và các thói quen của sinh viên trong
tuần và cuối tuần. Nghiên cứu cho thấy số sinh viên có vấn đề về giấc ngủ chiếm 73%,
trong đó nữ gặp nhiều khó khăn hơn nam. Bên cạnh đó, sinh viên thường mệt mỏi vào
các ngày trong tuần nhiều hơn so với cuối tuần. Hạn chế của nghiên cứu này là kết quả


3

thiếu tính khái qt vì số lượng sinh viên được khảo sát quá ít (191 người) và chủ yếu
sinh sống ở nông thôn.
“Sleep patterns and predictors of disturbed sleep in a large population of college
students” của Hannah G. Lund và cộng sự khảo sát chu kỳ ngủ và các yếu tố ảnh hưởng
đến giấc ngủ của số lượng lớn sinh viên trong năm 2010. Kết quả cho thấy thực trạng
báo động của giấc ngủ chất lượng kém và thời gian ngủ thất thường của nhiều sinh viên
đại học. Stress là nguyên nhân chính ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ. Nghiên cứu còn

phát hiện mối quan hệ giữa giấc ngủ với sức khỏe thể chất và tinh thần. Tuy nhiên,
nghiên cứu thực hiện chỉ trên số sinh viên khỏe mạnh và được giáo dục tốt nên không
thể bao quát hết số sinh viên ở Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, nghiên cứu chỉ có một buổi khảo
sát nên hồn tồn bất khả thi trong việc xác định chính xác mối quan hệ phức tạp giữa
các yếu tố của giấc ngủ và stress.
Nghiên cứu “Relationship of sleep hygiene awareness, sleep hygiene practices, and
sleep quality in university students” của Walter C. Buboltz Jr và cộng sự vào năm 2002
sử dụng 2 thang đo là Chỉ số Chất lượng Giấc ngủ Pittsburgh (PSQI) và Thang đo Nhận
thức và Thực hành Vệ sinh Giấc ngủ (SHAPS). Nghiên cứu cho thấy mối tương quan
giữa chất lượng giấc ngủ và việc thực hành vệ sinh giấc ngủ, hay việc duy trì những
thói quen tốt cho giấc ngủ.
Nghiên cứu “A study on the sleep quality of incoming university students” của Shu
H. Cheng và cộng sự vào năm 2012 tìm hiểu nguyên nhân gây ra chất lượng giấc ngủ
kém của các tân sinh viên đại học tại Đài Loan. Nghiên cứu được thực hiện trên 5170
tân sinh viên tại Đại Học Quốc Lập Thành Công vào năm 2008, kết hợp Chỉ số Chất
lượng Giấc ngủ Pittsburgh (PSQI) và phiếu chẩn đoán y tế Trung Quốc (CHQ). Tổng
cộng 4318 (83.5%) sinh viên hồn thành bảng hỏi, trong đó có 2360 (54.7%) sinh viên
thiếu ngủ. Nghiên cứu cho thấy giấc ngủ không đủ chất lượng bắt nguồn từ thói quen
sinh hoạt khơng tốt, lạm dụng Internet và sức khỏe tinh thần yếu. Nghiên cứu, tuy nhiên,
vẫn có những giới hạn do khơng có những cuộc phỏng vấn trực tiếp nhằm xác nhận vấn
đề liên quan đến giấc ngủ đối với từng sinh viên.
Nhìn chung, các nghiên cứu nước ngồi đã tìm ra nhiều nguyên nhân khác nhau
ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ cũng như mối liên hệ giữa giấc ngủ và các hoạt


4

động sống của sinh viên. Ngoài ra, các nghiên cứu cũng đề cập đến thói quen và chu kỳ
ngủ, cho thấy mối liên hệ mật thiết của nhân tố này đối với chất lượng giấc ngủ. Các
nghiên cứu đều sử dụng phương pháp đo lường bằng Chỉ số Chất lượng Giấc ngủ

Pittsburgh (PSQI) kết hợp với nhiều thang đo khác phù hợp với mục tiêu nghiên cứu.
Song, hạn chế của những nghiên cứu này là chủ yếu phát hiện ra nguyên nhân nhưng
chưa tìm hiểu sâu vào rõ cơ chế tác động đến giấc ngủ. Tuy nhiên, các phương pháp
nghiên cứu, theo đánh giá của nhóm tác giả, vẫn phù hợp với bối cảnh hiện nay.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Tại Việt Nam, những vấn đề liên quan đến giấc ngủ không phải là một chủ đề quá
mới, trong đó đa phần các nghiên cứu thuộc lĩnh vực y khoa, tập trung chủ yếu vào ảnh
hưởng của chất lượng giấc ngủ đối với một nhóm đối tượng nhất định như người cao
tuổi như Võ Thị Hà Hoa và Nguyễn Thị Khánh Linh (2021), đối với bệnh nhân như
Nguyễn Văn Tâm và Đoàn Văn Minh (2019), Nguyễn Thị Huế và Đinh Thị Phương
Hoa (2019), hay sinh viên chuyên ngành y như Nguyễn Thị Bích Trâm (2020), Trần
Hồng Mỹ Liên và cộng sự (2014). Nhóm tác giả xin phép chỉ đề cập đến 3 nghiên cứu
có liên quan đến khía cạnh chất lượng giấc ngủ của sinh viên đã xây dựng được cơ sở
lý thuyết và lập luận tương đối hoàn thiện.
Nghiên cứu “Chất lượng giấc ngủ của thanh niên Việt Nam trên địa bàn thành phố
Hà Nội” (Đặng Ngân Giang, Nguyễn Thị Thương, Trần Thị Hiền, & Trần Thùy Linh,
2019) thu thập dữ liệu từ phiếu khảo sát gửi cho 1.050 thanh niên trên địa bàn thành
phố Hà Nội với mục tiêu là tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ đồng
thời phân tích tác động của chúng đến chất lượng giấc ngủ. Nghiên cứu sử dụng Chỉ số
Chất lượng Giấc ngủ Pittsburgh (PSQI) nhằm đánh giá chất lượng giấc ngủ của thanh
niên, phương pháp nghiên cứu định lượng, kỹ thuật hồi quy logistic đa biến với sự hỗ
trợ phân tích từ phần mềm SPSS 20.0. Kết quả cho thấy 52% thanh niên tham gia khảo
sát có chất lượng giấc ngủ tốt, 48% có chất lượng giấc ngủ kém. 3 nhân tố tác động
đáng kể đến chất lượng giấc ngủ của thanh niên, bao gồm: nhân tố chủ quan là áp lực
tâm lý và 2 nhân tố khách quan thuộc môi trường ngủ là ánh sáng và tiếng ồn.
Nghiên cứu “Chất lượng giấc ngủ của sinh viên hệ chính quy Trường Đại học Y
Dược Huế năm 2015” (Nguyễn Thị Khánh Linh, Đặng Hồng Nhung, Phạm Bá Bảo


5


Ngân, Võ Văn Thắng, & Nguyễn Minh Tú, 2017) lấy mục tiêu là đánh giá chất lượng
giấc ngủ và tìm hiểu các yếu tố liên quan đến rối loạn giấc ngủ ở 577 sinh viên chính
quy thuộc Đại học Y dược. Dữ liệu được thu thập bằng cách phỏng vấn dựa vào bộ câu
hỏi và số liệu được xử lí bằng phần mềm SPSS 20.0. Nghiên cứu sử dụng thang đánh
giá trầm cảm - lo âu - stress (DASS 21) và các chỉ số sức khỏe (hút thuốc, lối sống ít
vận động, tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe thể chất), bên cạnh thang. Kết quả nghiên
cứu cho thấy có mối liên quan giữa chất lượng giấc ngủ với một số yếu tố: căng thẳng,
trầm cảm, lo âu, không gian ngủ, tiếng ồn, thói quen ngủ trưa, căng thẳng học tập và sự
kiện cuộc sống.
Một nghiên cứu khác là “Mối liên quan giữa mức độ sử dụng điện thoại thông
minh và các rối loạn giấc ngủ, rối loạn tâm lý ở học sinh trung học phổ thông và sinh
viên” (Nguyễn Minh Tâm, Nguyễn Phúc Thành Nhân, & Nguyễn Thị Thuý Hằng, 2017)
nhằm xác định mối liên quan giữa mức độ sử dụng điện thoại thông minh và các triệu
chứng về rối loạn giấc ngủ, rối loạn tâm lý trên 1.150 học sinh Trung học phổ thông và
sinh viên tại thành phố Huế. Bộ câu hỏi sử dụng thang đo SAS-SV đánh giá nghiện sử
dụng điện thoại, thang đo K10 đánh giá rối loạn tâm lý, và thang đo Chỉ số Chất lượng
Giấc ngủ Pittsburgh (PSQI) đánh giá chất lượng giấc ngủ. Kết quả cho thấy tỷ lệ sử
dụng điện thoại thông minh của học sinh và sinh viên là 78,0%. Tỷ lệ nghiện sử dụng
điện thoại thông minh ở học sinh là 49,1% và tỷ lệ này ở sinh viên là 43,7%. Có 57,3%
học sinh có tình trạng chất lượng giấc ngủ khơng tốt và tỷ lệ này ở nhóm sinh viên là
51,6%. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tình trạng nghiện sử dụng điện thoại
thơng minh và các rối loạn giấc ngủ, rối loạn tâm lý.
Nhìn chung, các nghiên cứu cho thấy những có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến
chất lượng giấc ngủ của các nhóm đối tượng. Trong đó, nghiên cứu của Nguyễn Minh
Tâm và các tác giả khác (2017) chỉ tập trung phân tích tác động của một yếu tố đến chất
lượng giấc ngủ của học sinh, sinh viên, cụ thể là việc sử dụng điện thoại thông minh
trong khi 2 nghiên cứu cịn lại đều phân tích đa yếu tố. Các nghiên đều sử dụng phương
pháp đo lường bằng Chỉ số Chất lượng Giấc ngủ Pittsburgh (PSQI). Thành tựu đạt được
của những nghiên cứu trên cho thấy kho tàng nghiên cứu trong nước vẫn cịn có tiềm

năng khai thác, cộng với sự kế thừa các nghiên cứu uy tín trên thế giới, nhóm tác giả


6

cho rằng việc đóng góp thêm cho nghiên cứu trong nước là rất cần thiết. Nhận thấy hiện
vẫn còn rất ít các nghiên cứu về vấn đề này trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh cũng
như mặt hạn chế của các nghiên cứu ấy khi lựa chọn khách thể tương đối hẹp, chỉ tập
trung vào sinh viên của một trường Đại học, Cao đẳng nhất định. Nhóm tác giả tin rằng
việc lựa chọn đề tài “Chất lượng giấc ngủ và giải pháp nâng cao chất lượng giấc ngủ
của sinh viên thành phố Hồ Chí Minh” sẽ giúp khỏa lấp được khoảng trống trên bằng
việc mở rộng khách thể nghiên cứu, giúp tăng tính khách quan từ đó làm nền tảng xây
dựng giải pháp nhằm cải thiện giấc ngủ của thanh niên Việt Nam nói chung.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
- Chất lượng giấc ngủ của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh;
- Giải pháp nâng cao chất lượng giấc ngủ của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh.
- Phạm vi nghiên cứu:
Về khơng gian: Chất lượng giấc ngủ và giải pháp nâng cao chất lượng giấc ngủ
của sinh viên hiện đang học tập tại hơn 57 trường đại học, học viện ở TPHCM theo tỷ
lệ dân số để mẫu có tính đại diện cao cho tổng thể;
Về thời gian: dữ liệu dùng trong nghiên cứu thu thập từ năm 2013 – 2022, trong
đó gồm các dữ liệu thứ cấp từ National Sleep Foundation, thống kê của Bộ Giáo dục và
đào tạo, Tổng Cục Thống Kê,… và dữ liệu sơ cấp thu thập thông qua phương pháp định
tính gồm phỏng vấn nhóm và phương pháp định lượng bằng khảo sát 1000 sinh viên
trong khoảng thời gian 11/2021-1/2022, các bảng hỏi được thiết kế để phù hợp với mục
tiêu nghiên cứu.
1.4. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
1.4.1. Mục tiêu của đề tài
Nhìn nhận được tính cấp thiết của đề tài, nghiên cứu được thực hiện nhằm phục

vụ cho 3 mục tiêu chính:
- Phản ánh chất lượng giấc ngủ của sinh viên tại TPHCM;


7

- Xác định các yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến giấc ngủ của sinh
viên tại TPHCM;
- Đề xuất các giải pháp nâng cao nhận thức về chất lượng giấc ngủ, cải thiện và
đảm bảo chất lượng giấc ngủ của sinh viên tại TPHCM.
1.4.2. Nhiệm vụ của đề tài
Nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu, nhóm đã đề ra các nhiệm vụ nghiên cứu bao gồm:
- Xây dựng nền tảng lý thuyết vững chắc phục vụ cho nghiên cứu, cơ sở lý luận
của đề tài được xây dựng dựa trên khung khái niệm, lý thuyết sẵn có về chất lượng giấc
ngủ, các mơ hình đánh giá chất lượng giấc ngủ như Chỉ số Chất lượng Giấc ngủ
Pittsburgh (PSQI) (Daniel J. Buysse, Charles F. Reynolds, Timothy H. Monk, Susan R.
Berman, & David J. Kupfer, 1988), và các lý thuyết về sức khỏe có liên quan;
- Ứng dụng và tham khảo có chọn lọc các, cơng trình nghiên cứu của các nhà
nghiên cứu đi trước, như “Chất lượng giấc ngủ của thanh niên Việt Nam trên địa bàn
thành phố Hà Nội” (Đặng Ngân Giang, Nguyễn Thị Thương, Trần Thị Hiền, & Trần
Thùy Linh, 2019), hay “Chất lượng giấc ngủ của sinh viên hệ chính quy Trường Đại
học Y Dược Huế năm 2015” (Nguyễn Thị Khánh Linh, Đặng Hồng Nhung, Phạm Bá
Bảo Ngân, Võ Văn Thắng, & Nguyễn Minh Tú, 2017);
- Xác định các vấn đề cốt lõi như (1) thực trạng về chất lượng giấc ngủ của sinh
viên, (2) các phương pháp khác chưa được sử dụng trong việc thu thập và xử lý dữ liệu
thu thập được, (3) tính mới của đề tài;
- Xây dựng mơ hình nghiên cứu thích hợp với đối tượng, khách thể và phạm vi và
mục tiêu nghiên cứu;
- Phân tích dữ liệu dựa trên các phương pháp định lượng và định tính, làm sáng tỏ
tính khách quan và chủ quan gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ;

- Rút ra kết luận và giải pháp cho những vấn đề được nêu trên bằng phương pháp
SWOT.


8

1.5. Phương pháp nghiên cứu
1.5.1. Phương pháp nghiên cứu định lượng
- Phương pháp thu thập, thống kê, so sánh, đối chiếu, phân tích, tổng hợp thơng
tin: cụ thể, thơng tin và số liệu thứ cấp về chất lượng giấc ngủ được tổng hợp từ các
nguồn sách, báo, đề tài nghiên cứu tại Việt Nam và trên thế giới.
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi:
Bảng hỏi được xây dựng với mục đích khảo sát chất lượng giấc ngủ và khảo sát
một số phương án nâng cao chất lượng giấc ngủ của sinh viên trên địa bàn thành phố
Hồ Chí Minh.
Về phần khảo sát chất lượng giấc ngủ, nhóm nghiên cứu sử dụng Chỉ số Chất
lượng Giấc ngủ Pittsburgh (PSQI) (Daniel J. Buysse, Charles F. Reynolds, Timothy H.
Monk, Susan R. Berman, & David J. Kupfer, 1988), đây là thang đo uy tín và được sử
dụng phổ biến tồn thế giới trong việc đánh giá chất lượng giấc ngủ. Phần khảo sát các
yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ được phát triển dựa trên cơ sở lý thuyết về các yếu tố
ảnh hưởng đến giấc ngủ của thanh niên (Đặng Ngân Giang, Nguyễn Thị Thương, Trần
Thị Hiền, & Trần Thùy Linh, 2019). Ngồi ra, nhóm cũng tiến hành xây dựng một số
câu hỏi nhằm tìm phương hướng cho các giải pháp nâng cao chất lượng giấc ngủ. Nhóm
tác giả đề xuất mơ hình nghiên cứu như sau:


9

Trước khi tiến hành thu thập dữ liệu, nhóm gửi bảng khảo sát cho 10 sinh viên tại
bối cảnh nghiên cứu (khơng tham gia nghiên cứu chính), nhằm phát hiện những sai sót

và những cản trở cho đối tượng tham gia khảo sát. Từ đó, chúng tơi hồn thiện lại các
phần và triển khai gửi bảng hỏi đến các sinh viên qua email.
Nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng: khách thể
nghiên cứu được chia thành các tầng như nhóm ngành, ngành, nhóm tuổi,... và đảm bảo
việc mẫu chọn mỗi tầng có tính khái qt cao cho tầng đó. Tổng số phiếu thu được là
1.246 phiếu. Loại bỏ các phiếu không hợp lệ, các phiếu điền cho xong, nhóm nghiên
cứu thu được 1000 phiếu hợp lệ và tiến hành phân tích. Để phân tích dữ liệu định lượng
thu thập được, nhóm tác giả dùng thống kê mô tả thông qua phần mềm SPSS phiên bản
23.0..
1.5.2. Phương pháp nghiên cứu định tính
Phương pháp phỏng vấn nhóm: nhóm tiến hành phỏng vấn qua nền tảng trực tuyến
các câu hỏi mở 4 nhóm sinh viên, mỗi nhóm 5 sinh viên đã tham gia khảo sát. Các sinh
viên tham gia có chất lượng giấc ngủ trong 1 tháng qua từ kém đến tốt. Cuối buổi, các
thành viên biểu quyết về các kết luận trong quá trình thảo luận. Các ý kiến được trên ⅔
thành viên nhóm đồng thuận được sử dụng trong nghiên cứu.
Buổi phỏng vấn hỗ trợ nhóm nghiên cứu trong việc thấu hiểu sâu sắc hơn các yếu
tố ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của sinh viên và nhận thức, cũng như mong muốn
của sinh viên trong việc xây dựng một lối sống lành mạnh. Từ đó, tạo cơ sở cho việc
đánh giá tính khả thi của các phương án hỗ trợ xây dựng giấc ngủ chất lượng.
1.5.3. Phân tích SWOT
Thơng qua các dữ liệu từ nghiên cứu định lượng và định tính, nhóm tác giả tiến
hành sử dụng phân tích SWOT nhằm phát hiện các Điểm mạnh (S), Điểm yếu (W), Cơ
hội (O), Thách thức (T) của việc cải thiện chất lượng giấc ngủ của sinh viên. Kết quả
của phân tích này giúp nhóm nghiên cứu đề ra các giải pháp và chiến lược phù hợp.


10

1.6. Tính mới và đóng góp của đề tài
Từ việc tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước, nhóm tác giả nhận

thấy đề tài có những đóng góp sau:
Thứ nhất, đề tài kết hợp cả hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng.
Trong khi nghiên cứu định lượng giúp tiếp cận đa dạng các nhóm đối tượng, nghiên cứu
định tính dùng để thăm dị ý kiến, tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ
của sinh viên.
Thứ hai, đề tài là đầu tiên ở Việt Nam tiến hành nghiên cứu trên phạm vi TPHCM
với nhiều sinh viên thuộc các trường đại học, các nhóm ngành khác nhau. Phạm vi này
vừa đủ nhỏ để quá trình thu thập dữ liệu diễn ra thuận tiện, vừa đủ lớn để mang lại cái
nhìn khái quát về thực trạng chất lượng giấc ngủ của sinh viên.
Thứ ba, khác với những đề tài trước đó, nghiên cứu của nhóm tác giả không chỉ
nhắm đến những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của sinh viên mà còn sử
dụng phương pháp phỏng vấn nhóm để khảo sát nhận thức của sinh viên về chất lượng
giấc ngủ, từ đó đưa ra kết luận và dự đoán về xu hướng thay đổi thói quen ngủ để có lối
sống lành mạnh.
Thứ tư, kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo giúp các tổ chức chăm sóc sức
khỏe, các phịng ban tư vấn tâm lý sinh viên hiểu hơn về thực trạng chất lượng giấc ngủ,
từ đó có hướng tiếp cận phù hợp để nâng cao nhận thức của sinh viên, cải tiến những
giải pháp đã có hoặc đề ra những giải pháp mới triệt để hơn.
1.7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, và phụ lục bảng hỏi, đề tài
nghiên cứu gồm 5 chương sau:
Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu
Trong chương 1, nhóm nghiên cứu trình bày những yếu tố cơ bản, tạo cái nhìn sơ
bộ về đề tài nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý luận


11

Nhóm tác giả giới thiệu các cơ sở lý thuyết tạo nền tảng lý luận cho đề tài, bao

gồm các lý thuyết về giấc ngủ và đặc điểm của sinh viên.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Mơ hình chọn mẫu, mơ hình nghiên cứu, và các phương pháp nghiên cứu đã được
đề cập ở chương giới thiệu được mô tả cụ thể trong chương 3.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Các dữ liệu và thơng tin được nhóm tổng hợp và phân tích.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Nhóm tác giả tổng hợp những kết luận quan trọng từ các kết quả đạt được, nhìn
nhận những ưu điểm và hạn chế trong quá trình thực hiện nghiên cứu, và chỉ ra hướng
phát triển của đề tài. Từ đó, chúng tơi đề xuất các kiến nghị đến cá nhân, tổ chức, và
chính phủ, với mục tiêu cải thiện chất lượng giấc ngủ của toàn dân.


12

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2021). Thống kê giáo dục đại học 2019 – 2020. Truy xuất
từ />2. Đặng Ngân Giang, Nguyễn Thị Thương, Trần Thị Hiền, & Trần Thùy Linh. (2019).
Chất lượng giấc ngủ của thanh niên Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội. Truy
xuất từ
/>g_gi%E1%BA%A5c_ng%E1%BB%A7_c%E1%BB%A7a_thanh_ni%C3%AAn_Vi
%E1%BB%87t_Nam_tr%C3%AAn_%C4%91%E1%BB%8Ba_b%C3%A0n_th%C3
%A0nh_ph%E1%BB%91_H%C3%A0_N%E1%BB%99i
3. Đỗ Thế Bon, Lê Thị Yến Nhi, Nguyễn Tiệp Đan, & Võ Thị Hà Hoa. (2021). Khảo
sát chất lượng giấc ngủ và ứng dụng của chu kỳ giấc ngủ đối với sinh viên y khoa
Trường Đại học Duy Tân. Tạp Chí Hội Nội Tiết – Đái Tháo Đường Miền Trung Việt
Nam, 46+47. />4. Nguyễn Minh Tâm, Nguyễn Phúc Thành Nhân, & Nguyễn Thị Thuý Hằng. (2017).
Mối liên quan giữa mức độ sử dụng điện thoại thông minh và các rối loạn giấc ngủ,
rối loạn tâm lý ở học sinh trung học phổ thông và sinh viên. Tạp Chí Y Dược Học,

7(04), 125. />5. Nguyễn Quang Tâm, & Đoàn Văn Minh. (2019). Chất lượng giấc ngủ và các yếu tố
liên quan theo y học cổ truyền ở bệnh nhân đau thần kinh tọa. Tạp Chí Y Dược Học,
9(1). Truy xuất từ />6. Nguyễn Thị Bích Trâm. (2020). Nhận thức về chất lượng giấc ngủ của sinh viên
điều dưỡng. Tạp Chí Khoa Học & Cơng Nghệ Đại Học Duy Tân, 06(43), 86–94. Truy
xuất từ />

13

7. Nguyễn Thị Huế, & Đinh Thị Phương Hoa. (2019). Khảo sát thực trạng chất lượng
giấc ngủ ở người bệnh tăng huyết áp tại xã Nam Phong, thành phố Nam Định, năm
2019. Tạp Chí Y Học Việt Nam, 504(1). />8. Nguyễn Thị Khánh Linh, ĐặNg Hồng Nhung, Phạm Bá Bảo Ngân, Võ Văn Thắng,
& Nguyễn Minh Tú. (2017). Chất lượng giấc ngủ của sinh viên hệ chính quy Trường
Đại học Y Dược Huế năm 2015. Tạp Chí Y Học Dự Phòng, 27(8). Truy xuất từ
/>9. Võ Thị Hà Hoa, & Nguyễn Thị Khánh Linh. (2021). Nghiên cứu chất lượng giấc
ngủ và một số yếu tố liên quan của người cao tuổi tại thành phố Đà Nẵng. Tạp Chí
Hội Nội Tiết – Đái Tháo Đường Miền Trung Việt Nam, 46+47.
/>10. Xuân Mai. (2016). “Khủng hoảng giấc ngủ” trên thế giới. Người Lao Động. Truy
xuất từ />TIẾNG ANH
1. Brown, F. C., Buboltz, W. C., Jr., & Soper, B. (2002). Relationship of Sleep
Hygiene Awareness, Sleep Hygiene Practices, and Sleep Quality in University
Students. Behavioral Medicine, 28(1), 33–38.
/>2. Buboltz, W. C., Jr., Brown, F., & Soper, B. (2001). Sleep Habits and Patterns of
College Students: A Preliminary Study. Journal of American College Health, 50(3),
131–135. />3. Buysse, D. J., Reynolds, C. F., Monk, T. H., Berman, S. R., & Kupfer, D. J. (1989).
The Pittsburgh sleep quality index: A new instrument for psychiatric practice and
research. Psychiatry Research, 28(2), 193–213. />

14

4. Cheng, S. H., Shih, C. C., Lee, I. H., Hou, Y. W., Chen, K. C., Chen, K. T., . . .

Yang, Y. C. (2012). A study on the sleep quality of incoming university students.
Psychiatry Research, 197(3), 270–274. />5. Epstein, L. (2008). Why Sleep Matters. Truy xuất từ
/>6. Hershner, S., & Chervin, R. (2014). Causes and consequences of sleepiness among
college students. Nature and Science of Sleep, 6, 73–84.
/>7. Lund, H. G., Reider, B. D., Whiting, A. B., & Prichard, J. R. (2010). Sleep Patterns
and Predictors of Disturbed Sleep in a Large Population of College Students. Journal
of Adolescent Health, 46(2), 124–132.
/>8. Marhefka, J. K. (2011). Sleep Deprivation: Consequences for Students. Journal of
Psychosocial Nursing and Mental Health Services, 49(9), 20–25.
/>9. National Sleep Foundation. (2021). How Much Sleep Do We Really Need. Truy
xuất từ />10. Russell Foster. (2013). Why do we sleep?. Truy xuất từ
/>11. Stickgold, R. (2008). Why Sleep Matters. Truy xuất từ
/>12. World Health Organization. (2019). World health statistics 2019: monitoring
health for the SDGs, sustainable development goals. Truy xuất từ
/>

15

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU DỰ TÍNH
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu nước ngồi
1.2.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
1.4.1. Mục tiêu của đề tài
1.4.2. Nhiệm vụ của đề tài
1.5. Phương pháp nghiên cứu
1.5.1. Phương pháp nghiên cứu định lượng

1.5.2. Phương pháp nghiên cứu định tính
1.5.3. Phân tích SWOT
1.6. Tính mới và đóng góp của đề tài
1.7. Kết cấu của đề tài
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. Giấc ngủ
2.1.1. Khái niệm giấc ngủ
2.1.2. Các giai đoạn của giấc ngủ
2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ
2.1.4. Chất lượng giấc ngủ
2.2. Một số đặc điểm tâm - sinh lý và xã hội của sinh viên


16

2.2.1. Đặc điểm tâm - sinh lý
2.2.2. Đặc điểm xã hội
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Quy trình nghiên cứu
3.2. Mơ hình nghiên cứu
3.3. Mơ hình chọn mẫu
3.4. Phương pháp nghiên cứu
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Thống kê mô tả
4.2. Kết quả hồi quy
4.3. Kiểm định mơ hình
4.4. Phân tích SWOT
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận đạt được từ nghiên cứu
5.2. Kiến nghị

5.2.1. Cá nhân
5.2.2. Tổ chức
5.2.3. Chính phủ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1: BẢNG KHẢO SÁT CHÍNH THỨC
PHỤ LỤC 2: BẢNG HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN NHĨM CHÍNH THỨC
PHỤ LỤC 3: DANH SÁCH CÁC ĐẠI HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC, HỌC VIỆN,
TRƯỜNG CAO ĐẲNG, TRƯỜNG TRUNG CẤP TẠI TPHCM


17

BẢNG HỎI DỰ KIẾN
BẢNG KHẢO SÁT
CHẤT LƯỢNG GIẤC NGỦ CỦA SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN TPHCM
Tuổi: ____________________________________________ Giới tính: □ Nam □ Nữ
Sinh viên trường đại học: ________________________________________________
Quận/huyện bạn đang sinh sống tại TPHCM: ________________________________
Lưu ý: Tất cả các câu hỏi sau đề cập tới hoạt động của bạn trong vịng 1 tháng trở lại
đây. Hãy trả lời chính xác nhất tình trạng của bạn trong phần lớn thời gian của 1 tháng
vừa rồi và trả lời hết các câu hỏi.

PHẦN 1: CHẤT LƯỢNG GIẤC NGỦ
1. Vào ban đêm, thời điểm bạn thường đi ngủ là vào lúc ___________________(giờ).
2. Thời gian để bạn đi sâu vào giấc ngủ là ______________________________(phút).
3. Bạn thường thức dậy buổi sáng vào lúc _______________________________(giờ).
4. Dựa vào sự tỉnh táo vào buổi sáng, bạn nghĩ mình đã thật sự ngủ _________(tiếng).
5. Hãy trả lời mỗi câu hỏi sau bằng cách chọn một đáp án mà bạn cho là đúng nhất với
bản thân mình:
Tần suất các vấn đề sau ảnh hưởng đến Khơng


1

việc khó ngủ của bạn:

lần/tuần lần/tuần

Phải mất tối thiểu 30 phút bạn mới đi vào
giấc ngủ

lần nào

1-2

3
lần/tuần


18

Bất chợt tỉnh dậy vào đêm khuya hoặc
rạng sáng
Bỗng có nhu cầu đi vệ sinh
Thấy khó thở
Ho hoặc ngáy lớn tiếng
Cảm thấy quá lạnh
Cảm thấy quá nóng
Gặp ác mộng
Cơ thể đau nhức
Các vấn đề khác:

_________________________________

6. Theo ý kiến chủ quan, bạn đánh giá chất lượng giấc ngủ của mình
□ Rất tốt
□ Khá tốt
□ Khá tệ
□ Rất tệ

7. Chu kỳ sử dụng thuốc ngủ của bạn trong vòng 1 tháng nay là
□ Không lần nào


19

□ 1 lần/tuần
□ 1-2 lần/tuần
□ 3 lần/tuần

8. Khi tham gia các hoạt động thường ngày như lái xe, ăn uống, học tập hoặc các hoạt
động xã hội, có bao giờ bạn cảm thấy thiếu tỉnh táo không?
□ Không lần nào
□ 1 lần/tuần
□ 1-2 lần/tuần
□ 3 lần/tuần

9. Bạn có cảm thấy mình có vấn đề trong việc duy trì sự nhiệt tình trong việc thực hiện
cơng việc khơng?
□ Khơng có vấn đề gì
□ Chỉ một chút vấn đề
□ Khá có vấn đề

□ Rất có vấn đề

PHẦN 2: MƠI TRƯỜNG NGỦ
1. Mơ tả khơng gian ngủ của bạn:
□ Phịng ngủ riêng
□ Phịng ngủ chung với người thân
□ Phòng ngủ chung trong ký túc xá


20

□ Khác: ____________________

2. Bạn cảm thấy không gian ngủ của mình như thế nào?
□ Khơng hề thoải mái
□ Khơng thoải mái lắm
□ Khá thoải mái
□ Rất thoải mái

3. Khi ngủ, có loại ánh sáng nào gây cho bạn cảm giác khó ngủ hay khơng?
□ Có, đó là: ____________________
□ Khơng
□ Khơng rõ

4. Khi ngủ, có loại tiếng động nào gây cho bạn cảm giác khó ngủ hay khơng?
□ Có, đó là: ____________________
□ Khơng
□ Khơng rõ

PHẦN 3: THĨI QUEN SINH HOẠT

1. Trong các thiết bị điện tử sau, đâu là thiết bị bạn thường sử dụng trước khi ngủ 1
tiếng? (có thể chọn nhiều hơn 1 đáp án)
□ TV
□ Máy chơi game


21

□ Điện thoại di động
□ Máy nghe nhạc
□ Máy tính (xách tay/để bàn)
□ Khác: ____________________
□ Tôi không sử dụng thiết bị điện tử trong khoảng thời gian đó.

2. Trong các loại sản phẩm có chứa chất kích thích sau, đâu là sản phẩm bạn thường
xuyên sử dụng? (có thể chọn nhiều hơn 1 đáp án)
□ Trà
□ Cà phê
□ Bia, rượu
□ Nước ngọt có ga, nước tăng lực
□ Thuốc lá, thuốc lá điện tử
□ Khác: ____________________
□ Tôi không sử dụng bất cứ loại sản phẩm có chứa chất kích thích nào.

3. Bạn đánh giá những bữa ăn của mình như thế nào?
□ Không hề đủ chất
□ Không đủ chất lắm
□ Tương đối đủ chất
□ Rất đủ chất


4. Đâu là loại thực phẩm mà bạn thường sử dụng trước khi ngủ 1 đến 2 tiếng?


22

□ Món chiên rán, món xào, các loại thức ăn nhanh
□ Thực phẩm có chứa phụ gia từ ớt như mì tơm, lẩu, các loại khơ
□ Thực phẩm nhiều đường hoặc chất ngọt như bánh kẹo
□ Khác: ____________________
□ Tôi không sử dụng thực phẩm trước khi đi ngủ.

5. Thời lượng bạn dành ra cho việc rèn luyện thể chất mỗi tuần là?
□ Dưới 1 tiếng
□ 1 tiếng đến 3 tiếng
□ 3 tiếng đến 5 tiếng
□ 5 tiếng đến 8 tiếng
□ Trên 8 tiếng

6. Nếu có, bạn thường ngủ trưa vào lúc mấy giờ? __________, kéo dài________phút.

7. Hãy trả lời mỗi câu hỏi sau bằng cách chọn một đáp án mà bạn cho là đúng nhất với
bản thân mình:

Hồn

Khơng

Bình

tồn


đồng ý

thường

khơng
đồng ý

Đồng ý

Hoàn
toàn
đồng ý


23

Áp lực học hành và công
việc khiến tôi trở nên căng
thẳng mỗi đêm.
Tơi thấy mình khơng có đủ
thời gian để chăm sóc sức
khỏe tinh thần.
Tơi thấy mình khơng có đủ
thời gian để chăm sóc sức
khỏe thể chất.
Tơi gặp khó khăn trong
việc duy trì một lịch trình
ngủ cụ thể.
Tơi khơng thể kiểm soát

được thời gian sử dụng
thiết bị điện tử trước khi
ngủ.
Tôi ưu tiên thời gian ngủ
cho công việc.
Tôi ưu tiên thời gian ngủ
cho các hoạt động giải trí.
Tơi ln bị ám ảnh bởi
những lời chỉ trích từ người
khác.
Tơi gặp khó khăn trong
việc kiềm chế cảm xúc của
mình.


×