Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Tiểu luận quản trị chuỗi cung ứng chuỗi cung ứng của sữa vinamiilk thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.43 MB, 24 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA – VŨNG TÀU
KHOA KINH TẾ - LUẬT - LOGISTICS
--------------

--------------

BÀI TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG
ỨNG

CHỦ ĐỀ: CHUỖI CUNG ỨNG CỦA SỮA VINAMIIL
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Giảng Viên : ĐỖ THANH PHONG
Sinh Viên Thực Hiện: LÊ VĂN QUÂN
Lớp : DH20QG

MSSV : 20035739


MỤC LỤC

Chương 1: Tổng quan tài liệu về chuỗi cung ứng……………………………………….
Chương 2: Cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng
…………………………………………….
2.1 Khái niệm, vai trò, chức năng của chuỗi cung ứng…………………….
2.2 :Các thành phần của chuỗi cung ứng…………………………………..
2.3 Nguồn cung, sản xuất, phân phối, khách hàng của chuỗi cung ứng…...
2.4 Đo lường hiệu quả quả chuỗi cung ứng………………………………..
Chương 3: Chuỗi cung ứng sữa vinamilk: Thực trạng và giải
pháp…………………...
3.1 Giới thiệu chung về công ty Vinamilk………………………………….
3.2. Các thành phần của chuỗi Vinamilk……………………………..........


3.2.1. Khâu cung ứng đầu vào……………………………………………..
3.3. Khâu sản xuất của công ty Vinamilk: ………………………………...
3.3: Khâu phân phối đầu ra của công ty Vinamilk………………………...
3.3.4. Bộ phận Logistisc: 3.3.5 Việc nghiên cứu thị trường:……………...
3.4 Đo lường hiệu quả quả chuỗi cung ứn………………………………...
Kết luận và kiến nghị…………………………………………………………………….

TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………….........


Lời mởi đầu
Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt trên thị trưởng, để thực hiện các mục tiêu về thị phần
cũng như các mục tiêu của mỗi doanh nghiệp, chuỗi cung ứng đóng vai trị rất quan
trọng. Nó giúp người tiêu dùng biết và đến với sản phẩm, dịch vụ mà mỗi doanh nghiệp
cung cấp cho thị trưởng. Hoạt động quan trị chuỗi cung ứng cũng vì thế mà trở nên rất
quan trọng trong hoạt động của các nhả quản trị doanh nghiệp. Sự thành công của doanh
nghiệp trên thị chính là nhờ có một chuỗi cung ứng hoạt động hiệu qua. Với tốc độ thay
đổi chóng mặt cùng với những biển động khổ lưởng của thị trưởng, điểu quan trọng bây
giờ là doanh nghiệp phải nhận thức được các chuỗi cung ứng cũng như vai trị của mình
trong đó. Các công ty sẽ tạo được lợi thế cạnh tranh đáng kể trên thị trường một khi đã
nhuẩn nhuyễn cách thức xây dựng và tham gia vào một chuỗi cung ứng vững mạnh.

Chân thành cảm ơn


Chương 1: Tổng quan tài liệu về chuỗi cung ứng
 Chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng là quá trình mà một tổ chức sản xuất 1 sản phẩm từ nguồn nguyên liệu
được cung cấp bởi các công ty khác nhau và sau đó, được bán cho khách hàng. Tùy thuộc
vào kích thước của tổ chức và số lượng sản phẩm được sản xuất, chuỗi cung ứng đó có

thể trở nên phức tạp hay đơn giản.
 Quản lý chuỗi cung ứng
Quản lý chuỗi cung ứng là việc quản lý một MẠNG LƯỚI KẾT NỐI của các doanh
nghiệp tham gia vào việc cung cấp hàng hoá và dịch vụ đến tận tay người tiêu dùng. Nó
địi hỏi nhiều quy trình khác nhau, bao gồm: Lưu trữ, vận chuyển nguyên vật liệu & quá
trình xử lý hàng tồn kho & sản xuất & lưu trữ, vận chuyển hàng hố hồn chỉnh từ nơi
sản xuất đến nơi tiêu thụ…

 Để có cái nhìn tổng qt về Quản lý Chuỗi Cung Ứng, ta sẽ đi qua 3 vấn đề
chính sau: Những liên kết khác nhau trong Chuỗi Cung Ứng, Các cấp độ trong
Chuỗi Cung Ứng và Công nghệ trong Quản lý chuỗi cung ứng.


Những liên kết khác nhau trong Chuỗi Cung Ứng

1.1 Khách hàng (Customer)
Bắt đầu của chuỗi cung ứng chính là khách hàng. Khách hàng sẽ quyết định việc mua 1
sản phẩm và liên hệ với bộ phận Bán Hàng của công ty. Đơn đặt hàng sẽ hồn tất với các
thơng tin về: Sản phầm, số lượng và ngày giao hàng.
1.2 Lên kế hoạch (Planning)
Sau khi nhận đơn hàng, bộ phận Kế Hoạch sẽ đưa ra kế hoạch sản xuất để sản xuất theo
nhu cầu của khách hàng. Vào giai đoạn này, bộ phận Kế Hoạch sẽ biết được những
nguyên vật liệu cần thiết để đáp ứng được nhu cầu khách hàng.
1.3 Thu mua (Purchasing)
Nếu như nguyên vật liệu được yêu cầu, bộ phận Thu Mua được thông báo và họ sẽ gửi
đơn đặt hàng đến nhà cung cấp về việc giao 1 số lượng nguyện vật liệu nhất định vào
ngày được yêu cầu.
1.4 Tồn kho (Inventory)
Khi nguyên vật liệu được giao bởi nhà cung cấp, chúng sẽ được kiểm tra về chất lượng và
số lượng. Sau đó, sẽ được lưu trữ cho đến khi được yêu cầu bởi bộ phận Sản xuất.

1.5 Sản xuất (Production)
Nguyên vật liệu sẽ được di chuyển đến khu vực sản xuất, dựa trên kế hoạch sản xuất và
bắt đầu tiến hàng sản xuất sản phẩm. Sản phẩm hoàn chỉnh sẽ được kiểm tra & di chuyển
vào nhà kho. Thời gian lưu kho sẽ phụ thuộc vào ngày giao hàng từ phía khách hàng.
1.6 Vận chuyển (Transportation)
Khi sản phẩm hoàn chỉnh được lưu trữ trong kho, bộ phận giao hàng hoặc bộ phận vận
chuyển sẽ quyết định khi nào sản phẩm rời nhà kho và được giao đến tay khách hàng.
. Các cấp độ trong Chuỗi Cung Ứng
Nhằm đảm bảo Chuỗi Cung Ứng được vận hành trơn tru và đạt được sự hài lòng của
khách hàng với chi phí thấp nhất có thể, các tổ chức cần áp dụng quy trình và cơng
nghệ vào chuỗi cung ứng của mình.


Có 3 cấp độ trong quản trị chuỗi cung ứng, trong đó, các phịng ban khác nhau của 1 tổ
chức cùng nhau tập trung hỗ trợ, giúp chuỗi cung ứng được vận hành trôi chảy, bao gồm:
Chiến lược (Strategic)
– Ở cấp độ này, quản lý cấp cao sẽ quyết định kích thước và vị trí của các nhà máy, chiến
lược hợp tác với các nhà cung cấp và các loại sản phẩm được sản xuất và đưa ra thị
trường.
Chiến thuật (Tactical)
Cấp Quản lý sẽ quyết định cách vận hành chuỗi cung ứng với mức chi phí thấp nhất. Tiêu
biểu là: Tạo ra kế hoạch mua hàng với nhà cung cấp và làm việc với các công ty vận tải
để đạt hiệu quả tối ưu về mặt chi phí khi vận chuyển hàng hóa.
Q trình hoạt động (Operational)
Đây là cấp độ mà các quyết định về hoạt động hàng ngày có tầm ảnh hưởng xuyên suốt
đến chuỗi cung ứng sẽ được đưa ra. Ví dụ như: Nhận đơn hàng và vận chuyển hàng hố
từ kho hàng đến điểm tiêu thụ
3. Cơng nghệ trong Quản lý chuỗi cung ứng
Để tối ưu hoá lợi ích từ các q trình & quy trình trong quản lý chuỗi cung ứng, doanh
nghiệp cần đầu tư vào cơng nghệ, ví dụ:



– Hệ thống hoạch định tài nguyên doanh nghiệp (ERP-Enterprise Resource
Planning): Hệ thống này giúp doanh nghiệp tối ưu hoá hoạt động của mình bằng việc:
thống nhất dữ liệu của tất cả các bộ phận phòng ban trên 1 cơ sở dữ liệu chung nhất, giúp
giảm thiểu thời gian và đảm bảo 1 luồng thông tin được sử dụng xuyên suốt cả doanh
nghiệp.
– Theo dõi và vận chuyển hàng hóa dựa trên ứng dụng tin học (Computerized
Shipping & Tracking): Sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại và các phần mềm điện toán cơ
bản IP giúp doanh nghiệp (DHL, FedEx,..) đơn giản hoá chuỗi cung ứng, giảm thiểu thời
gian và các lỗi xảy ra trong quá trình vận chuyển.
– Kỹ thuật nhận dạng đối tượng bằng sóng vơ tuyến (RFID – Radio Frequency
Identification):
Con chip RFID sẽ được gắn lên trên mỗi sản phẩm và cho phép doanh nghiệp dễ dàng
theo dõi hàng tồn kho, kiểm soát tối đa và cải thiện tầm nhìn lên các sản phẩm của mình.
Việc này cịn giúp loại trừ khả năng lỗi, đơn giản hố chuỗi cung ứng và giảm chi phí vận
hành.

Chương 2: Cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng
2.5 Khái

niệm, vai trò, chức năng của chuỗi cung ứng.


 Khái niện
-

-

-


Có nhiều khái niện về chuỗi cung ứng trên thế giới, chúng ta có thể liệt kê một
số định nghĩa như sau:

Chopra Sunil & Peter Meindl (2001) cho rằng: Chuỗi cung ứng bao gồm mọi cơng
đoạn có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc đáp ứng nhu cầu của khách
hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp mà còn là nhà
vận chuyển, kho, người bán lẻ và cả khách hàng.
Ganeshan & Harrison (1995): Chuỗi cung ứng là một chuỗi hay một tiến trình bắt
đầu tư ngun liệu thơ cho tới khi sản phẩm làm ra hay dịch vụ tới tay người tiêu
dùng cuối cùng. Tức là một mạng lưới các lựa chọn về phân phối và các phương
tiện để hỗ trợ thực hiện thu mua nguyên liệu, biến đổi các nguyên liệu này qua
khâu trung gian để sản xuất ra sản phẩm, phân phối sản phẩm này tới tay người
tiêu dùng.
Còn theo Lee & Billington (1992), Chuỗi cung ứng là hệ thống các cơng cụ để
chuyển hóa ngun liệu thơ tư bán thành phẩm tới thành phẩm, chuyển tới người
tiêu dùng thông qua hệ thống phân phối.
Từ các khái niệm trên, chúng ta có thể tổng kết lại rằng: Chuỗi cung ứng là một
quá trình bắt đầu từ các nguyên liệu thô cho tới khi tạo thành sản phẩm cuối cùng
và được phân phối tới tay người tiêu dùng.

 vai trò
-

-

Chuỗi cung ứng tạo ra giá trị cho khách hàng tại mỗi điểm tiếp xúc từ đó đảm bảo
cho cơng ty cũng như mạng lưới các đối tác trong chuỗi cung ứng có thể tạo ra sự
khác biệt sâu sắc so với đối thủ của mình.
Mỗi chuỗi cung ứng đều phải hướng đến mục tiêu là tối đa hóa giá trị tạo ra cho

toàn hệ thống. Giá trị tạo ra của chuỗi cung ứng là sự khác biệt giữa giá trị của
sản phẩm cuối cùng đối với khách hàng và nỗ lực mà chuỗi cung ứng dùng vào
việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Với doanh nghiệp, chuỗi cung ứng đóng vai trị quan trọng bởi nó giải quyết các
vấn đề đầu ra lẫn đầu vào của doanh nghiệp. Lợi ích mang lại gồm: giảm bớt trung
gian, giảm bớt sự phụ thuộc vào vị trí khách hàng cuối cùng và giảm bớt chi phí
đơn vị với đơn đặt hàng lớn


 chức năng của chuỗi cung ứng.
-

Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các lựa chọn về phân phối và các phương tiện
để thực hiện thu mua nguyên vật liệu, biến đổi các nguyên liệu này qua khâu trung
gian để sản xuất ra sản phẩm, phân phối sản phẩm này tới tay người tiêu dùng

2.2
-

-

:Các thành phần của chuỗi cung ứng

Một chuỗi cung ứng gồm các thành phần cơ bản sau:
Nhà cung cấp ngun vật liệu: Có vai trị cung cấp nguyên vật liệu cho nhà máy
sản xuất, nguồn nguyên liệu có thể nằm ở khắp mọi nơi trên thế giới kể cả các
vùng nông thôn hẻo lánh,…
Nhà sản xuất: là các tổ chức sản xuất ra sản phẩm, biến các nguyên liệu đầu vào
thành thành phẩm cho người tiêu dùng. Một sản phẩm có thể phải đi qua nhiều
mắt xích là các nhà sản xuất trung gian khác nhau trước khi thành thành phẩm

hoàn chỉnh. Các nhà sản xuất có thể là: nhà sản xuất nguyên vật liệu, sản xuất
thành phẩm, sản xuất thành phẩm sử dụng nguyên vật liệu và các bộ phận lắp ráp
được sản xuất ra từ các công ty khác,..
Nhà phân phối: Nhà phân phối là thực thể trung gian giữa nhà sản xuất sản phẩm
và một thực thể khác trong kênh phân phối hoặc chuỗi cung ứng. Nhà phân phối
có các kênh và khả năng tiếp thị phù hợp để phân phối sản phẩm của họ cho các
nhà bán buôn và đôi khi trực tiếp cho các nhà bán lẻ.


-

-

Khách hàng hay người tiêu dùng: Khách hàng giữ vị trí quan trọng trong sự tồn
tại của chuỗi cung ứng sản phẩm. Khách hàng có thể là tổ chức hoặc cá nhân
mua một sản phẩm kết hợp cùng các sản phẩm khác để bán cung cấp cho những
khách hàng sau người tiêu thụ sản phẩm chính là mắt xích cuối cùng chuỗi cung
ứng.
Các thành phần bổ trợ: Các thành phần bổ trợ là các nhà cung cấp dịch vụ cho
nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ, khách hàng,..theo kết cấu chiều dọc hoặc
chiều ngang. Bao gồm: hoạt động vận tải, hoạt động tồn kho, các thành phần khác,

2.3 Nguồn cung, sản xuất, phân phối, khách hàng của chuỗi
cung ứng
- Nguồn cung:
Để có được chuỗi cung ứng hồn thiện, bạn cần có đầu vào liên tục. Các
hoạt động cần thiết trong yếu tố này là hoạt động cung ứng và hoạt động tín
dụng. Cung ứng gồm những cơng việc mua nguyên liệu, dịch vụ cần thiết
cho sản xuất. Hoạt động tín dụng là những cơng việc thu các nguồn tiền
mặt để bổ sung tài chính cho việc sản xuất - chế biến.

 Sản xuất:
Thiết kế sản phẩm, quản lý sản xuất, quản lý nhà máy, đóng gói, bảo
quản,... theo các tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế.
 Phân phối:
Là các hoạt động tổng hợp từ việc nhập kho, nhận đơn hàng, xuất kho, bán
hàng và giao hàng cho người tiêu dùng.
Với 4 yếu tố trên, chuỗi cung ứng sẽ cơ bản được hoàn thiện và đi vào hoạt
động một cách dễ dàng hơn.


2.4

-

Đo lường hiệu quả quả chuỗi cung ứng

Trong thị trường đang phát triển đòi hỏi chuỗi cung ứng vượt trội trong
phát triển sản phẩm và dịch vụ khách hàng. Thị trường tăng trưởng đòi hỏi
mức phục vụ khách hàng cao đặc biệt thể hiện thơng qua tỉ lệ hồn thành
đơn hàng và giao hàng đúng hạn. Trong thị trường ổn định đòi hỏi hiệu quả
nội bộ và phạm vi phục vụ khách hàng rộng hơn. Trong thị trường trưởng
thành đòi hỏi cả hiệu quả nội bộ và mức phục vụ khách hàng như trong thị
trường ổn định. Thị trường này cũng đòi hỏi mức độ linh hoạt cao đối với
nhu cầu sản phẩm.


-

Các cơng ty hay các chuỗi cung ứng có thể có lợi nhuận cao khi đem lại kết quả
thị trường yêu cầu. Các tổ chức này có lợi nhuận cao nhất vì có thể đáp ứng hiệu

quả nhất các cơ hội thị trường đem lại. Các công ty nên thu thập, theo dõi một vài
đo lường kết quả qua 4 lĩnh vực này. Điều này sẽ cung cấp cho công ty nhiều
thông tin giá trị về việc công ty đáp ứng thị trường.

Chương 3: Chuỗi cung ứng sữa vinamilk: Thực trạng và giải
pháp

3.1 Giới thiệu chung về công ty Vinamilk
Thành lập ngày 20 tháng 8 năm 1976, đến nay Vinamilk đã trở thành công ty hàng
đầu Việt Nam về chế biến và cung cấp các sản phẩm về sữa, được xếp trong Top 10
thương hiệu mạnh Việt Nam. Vinamilk không những chiếm lĩnh 75% thị phần sữa trong
nước mà còn xuất khẩu các sản phẩm của mình ra nhiều nước trên thế giới như: Mỹ,
Pháp, Canada,…
Hoạt động hơn 10 năm trong cơ chế bao cấp, cũng như nhiều doanh nghiệp khác chỉ
sản xuất theo kế hoạch, nhưng khi bước vào kinh tế thị trường, Vinamilk đã nhanh chóng
nắm bắt cơ hội, không ngừng đổi mới công nghệ, đầu tư cơ sở hạ tầng, đa dạng hóa sản


phẩm để chuẩn bị cho một hành trình mới. Từ 3 nhà máy chuyên sản xuất sữa là Thống
Nhất, Trường Thọ, Dielac, Vinamilk đã không ngừng xây dựng hệ thống phân phối tạo
tiền đề cho sự phát triển. Với định hướng phát triển đúng, các nhà máy sữa: Hà Nội, liên
doanh Bình Định, Cần Thơ, Sài Gịn, Nghệ An lần lượt ra đời, chế biến, phân phối sữa và
sản phẩm từ sữa phủ kín thị trường trong nước. Khơng ngừng mở rộng sản xuất, xây
dựng thêm nhiều nhà máy trên khắp cả nước (hiện nay thêm 5 nhà máy đang tiếp tục
được xây dựng), Vinamilk đạt doanh thu hơn 6.000 tỷ đồng/năm, nộp ngân sách nhà nước
mỗi năm trên 500 tỉ đồng. Cty Vinamilk hiện có trên 200 mặt hàng sữa và sản phẩm từ
sữa như: sữa đặc, sữa bột cho trẻ em và người lớn, bột dinh dưỡng, sữa tươi, sữa chua
uống, sữa đậu nành, kem, phô-mai, nước ép trái cây, bánh biscuits, nước tinh khiết, cà
phê, trà… Sản phẩm đều phải đạt chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế.
Vinamilk cũng đã thiết lập được hệ thống phân phối sâu và rộng, xem đó là xương

sống cho chiến lược kinh doanh dài hạn. Hiện nay, Cty có trên 180 nhà phân phối, hơn
80.000 điểm bán lẻ phủ rộng khắp toàn quốc. Giá cả cạnh tranh cũng là thế mạnh của
Vinamilk bởi các sản phẩm cùng loại trên thị trường đều có giá cao hơn của Vinamilk. Vì
thế, trong bối cảnh có trên 40 DN đang hoạt động, hàng trăm nhãn hiệu sữa các loại,
trong đó có nhiều tập đồn đa quốc gia, cạnh tranh quyết liệt, Vinamilk vẫn đứng vững và
khẳng định vị trí dẫn đầu trên thị trường sữa Việt Nam.
Trong kế hoạch phát triển, Vinamilk đã đặt mục tiêu phát triển vùng nguyên liệu sữa
tươi thay thế dần nguồn nguyên liệu ngoại nhập bằng cách hỗ trợ nông dân, bao tiêu sản
phẩm, không ngừng phát triển đại lý thu mua sữa. Nếu năm 2001, Cơng ty có 70 đại lý
trung chuyển sữa tươi thì đến nay đã có 82 đại lý trên cả nước, với lượng sữa thu mua
khoảng 230 tấn/ngày. Các đại lý trung chuyển này được tổ chức có hệ thống, rộng khắp
và phân bố hợp lý giúp nông dân giao sữa một cách thuận tiện, trong thời gian nhanh
nhất. Công ty Vinamilk cũng đã đầu tư 11 tỷ đồng xây dựng 60 bồn sữa và xưởng sơ chế
có thiết bị bảo quản sữa tươi. Lực lượng cán bộ kỹ thuật của Vinamilk thường xuyên đến
các nơng trại, hộ gia đình kiểm tra, tư vấn hướng dẫn kỹ thuật ni bị sữa cho năng suất
và chất lượng cao. Số tiền thưởng và giúp đỡ những hộ gia đình nghèo ni bị sữa lên
đến hàng tỷ đồng. Nhờ các biện pháp hỗ trợ, chính sách khuyến khích, ưu đãi hợp lý,
Vinamilk đã giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động nông thôn, giúp nông dân gắn bó
với Cơng ty và với nghề ni bị sữa, góp phần thay đổi diện mạo nơng thơn và nâng cao
đời sống; nâng tổng số đàn bò sữa từ 31.000 con lên 105.000 con. Cam kết Chất lượng
quốc tế, chất lượng Vinamilk đã khẳng định mục tiêu chinh phục mọi người không phân
biệt biên giới quốc gia của thương hiệu Vinamilk. Chủ động hội nhập, Vinamilk đã chuẩn
bị sẵn sàng từ nhân lực đến cơ sở vật chất, khả năng kinh doanh để bước vào thị trường
các nước WTO một cách vững vàng với một dấu ấn mang Thương hiệu Việt Nam

3.2. Các thành phần của chuỗi Vinamilk:
-

Vinamilk là nhà sản suất sữa hàng đầu tại Việt Nam. Danh mục sản phẩm của
Vinamilk bao gồm: sản phẩm chủ lực là sữa nước và sữa bột; sản phẩm có giá trị

cộng thêm như: sữa đặc, yoghurt ăn và yoghurt uống, kem và phô mai.


-

Theo số liệu từ công ty nghiên cứu thị trường AcNielsen, tính đến tháng 9/2014,
Vinamilk củng cố vị trí dẫn đầu với 50% thị phần toàn ngành sữa nước. Năm
2014, doanh thu của Vinamilk đạt gần 36.000 tỷ đồng, tăng gần 14% so với 2013.
Trong năm, Vinamilk đã sản xuất và đưa ra thị trường gần 5 tỉ sản phẩm sữa các
loại phục vụ cho người tiêu dùng cả nước.

-

Hình 1. Mơ hình chuỗi cung ứng sản phẩm sữa của cơng ty Vinamilk

: Dịng sản phẩm
: Dịng thơng tin
: Dịng tài chính


3.2.1. Khâu cung ứng đầu vào
-

Khâu cung ứng đầu vào của công ty sữa Vinamilk gồm: nguồn nguyên liệu nhập
khẩu và nguồn nguyên liệu thu mua từ các hộ nông dân ni bị, nơng trại ni bị
trong nước.

-

Năm 2014, Vinamilk phải nhập khẩu khoảng 65% nguyên liệu bột sữa để sản xuất

sữa, nguyên liệu trong nước mới chỉ đáp ứng được 35%.

 Nguồn nguyên liệu nhập khẩu:
-

Vinamilk tiếp tục duy trì chiến lược ưu tiên lựa chọn những nguồn cung cấp
ngun liệu từ những khu vực có nền nơng nghiệp tiên tiến, có tiêu chuẩn và
yêu cầu về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm cao.

-

Nguyên liệu sữa nhập khẩu có thể được nhập thơng qua trung gian hoặc tiến
hành nhập khẩu trực tiếp rồi được chuyển đến nhà máy sản xuất. Các nguồn
cung cấp nguyên liệu chính hiện nay của Vinamilk là Mỹ, New Zealand, và
Châu Âu.

Danh sách các nhà cung cấp nguyên liệu sữa nhập khẩu của Vinamilk:

 Nguồn nguyên liệu thu mua từ các hộ nông dân ni bị, nơng trại ni
bị trong nước

 Sữa tươi ngun liệu: Các hộ nơng dân ni bị, nơng trại ni bị có vai trị
cung cấp ngun liệu sữa đầu vào cho sản xuất thông qua trạm thu gom sữa.


Sữa được thu mua từ các nông trại phải luôn đạt được các tiêu chuẩn về chất
lượng được ký kết giữa công ty Vinamilk và các nông trại sữa nội địa.
 Sữa tươi nguyên liệu phải trải qua quá trình kiểm tra gắt gao thông qua các
chỉ tiêu sau:
-


Cảm quan: thơm ngon tự nhiên, đặc trưng của sữa tươi, không có bất kỳ
mùi vị nào.

-

Đảm bảo chất khơ chất béo lớn hơn

-

Độ tươi

-

Độ acid

-

Chỉ tiêu vi sinh

-

Hàm lượng kim loại nặng

-

Thuốc trừ sâu, thuốc thú y

-


Nguồn gốc (không sử dụng sữa của bò bệnh).

 Riêng để sản xuất sữa tươi tiệt trùng, sữa tuơi phải đảm bảo nghiêm ngặt về
độ tươi, khơng bị tủa bởi cồn 750.
Tính đến thời điểm này, Vinamilk có 5 trang trại ở Tuyên Quang, Thanh Hóa, Nghê –
An, Bình Định và Lâm Đồng. Trong kế hoạch năm 2014 - 2015, thêm 4 trang trại quy mô
lớn đang được Vinamilk xây dựng và đưa vào hoạt động như các trang trại Thống Nhất
(Thanh Hóa), Như Thanh (Thanh Hóa), Hà Tĩnh và Tây Ninh. Trong giai đoạn 2014 –
2016, Vinamilk dự kiến sẽ tiếp tục nhập bò giống cao cấp từ các nước Úc, Mỹ để đáp ứng
cho nhu cầu con giống của các trang trại mới. Hiện nay, tổng đàn bị cung cấp sữa cho
cơng ty bao gồm các trang trại của Vinamilk và bà con nơng dân có ký kết hợp đồng bán
sữa cho Vinamilk là hơn 80.000 con bò, mỗi ngày cung cấp gần 600 tấn sữa tươi nguyên
liệu.
Các trung tâm thu mua sữa tươi có vai trị thu mua ngun liệu sữa tươi từ các hộ nơng
dân, nơng trại ni bị và thực hiện cân đo khối lượng sữa, kiểm tra chất lượng sữa, bảo
quản và vận chuyển đến nhà máy sản xuất. Trung tâm sẽ cung cấp thông tin cho hộ nông
dân về chất lượng, giá cả và nhu cầu khối lượng nguyên vật liệu. Đồng thời, trung tâm
thu mua sẽ thanh tốn tiền cho các hộ nơng dân ni bị.
Trong năm 2014, Vinamilk thu mua hơn 183 triệu kg sữa, tăng 17,12% so với năm
2013. Riêng khu vực phía Bắc, Vinamilk thu mua gần 22 triệu kg sữa (mua từ hộ nông
dân 14,7 triệu kg), tăng 50,1% sản lượng và 58,6% giá trị.
Riêng thống kê 19 ngày đầu năm 2015 (tính từ ngày 1/1 đến ngày 19/1/2015),
Vinamilk thu mua gần 12 triệu kg sữa, tăng trưởng gần 20% so với cùng kỳ năm 2014,
riêng khu vực TP.Hồ Chí Minh và phụ cận, trong 19 ngày đầu năm 2015, Vinamilk thu


mua hơn 7,5 triệu kg sữa, tăng trưởng 11% so với cùng kỳ. Cũng trong thời gian này,
Vinamilk thu mua sữa tại khu vực Bình Định và Lâm Đồng tăng trưởng đến 71% so với
cùng kỳ. Hiện nay tại Việt Nam, Vinamilk thu mua bao tiêu đến 60% lượng sữa tươi
nguyên liệu của bà con nông dân.

Chuỗi cung ứng đầu vào có vai trị hết sức quan trọng trong việc hình thành nên một
sản phẩm chất lượng, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng chính vì vậy xây dựng
mục tiêu phát triển lâu dài và bền vững đối với các nhà cung cấp chiến lược nsw trong và
ngoài nước là mục tiêu chính của Vinamilk nhằm đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu
thô không ngừng ổn định về chất lượng cao cấp mà còn ở giá cả rất cạnh tranh.
 Ưu điểm của khâu cung ứng đầu vào:
Sữa bị được thu mua từ nơng dân Việt Nam, qua nhiều khâu kiểm tra tại các trạm thu
mua, trung chuyển. Có đội ngũ chun viên hỗ trợ bà con nơng dân về kỹ thuật ni bị,
thức ăn, vệ sinh chuồng trại, cách vắt sữa, cách bảo quản và thu mua sữa,… Sữa tươi
nguyên liệu sau khi được thu mua và trữ lạnh trong các xe bồn, khi đến nhà máy lại được
kiểm tra nhiều lần trước khi đưa vào sản xuất, tuyệt đối khơng chấp nhận sữa có chất
lượng kém, chứa kháng sinh,…
 Hạn chế của chuỗi cung ứng đầu vào:
Bột sữa, chất béo sữa,… (sử dụng trong sản xuất sữa hồn nguyên, sữa tiệt trùng, sữa
chua,… và các loại sản phẩm khác): được nhập khẩu từ những nguồn sản xuất hàng đầu
và có uy tín trên thế giới như Mỹ, Úc, New Zealand,… Chính vì vậy, giá thành rất cao.

3.3. Khâu sản xuất của công ty Vinamilk:
-

Vinamilk sử dụng cơng nghệ sản xt và đóng gói hiện đại tại tất cả các nhà máy.
Công ty đã tiến hành nhập khẩu công nghệ từ các nước Châu Âu như: Đức, Ý và
Thụy Sĩ để ứng dụng vào dây chuyền sản xuất và cũng là công ty duy nhất tại Việt
Nam sở hữu hệ thống máy móc sử dụng cơng nghệ sấy phun do Niro của Đan
Mạch, hãng dẫn đầu thê giới về cơng nghệ sấy cơng nghiệp, sản xuất. Ngồi ra,
Vinamilk còn sử dụng các dây chuyền sản xuất đạt chuẩn quốc tế do Tetra Pak
cung cấp để cho ra sản phẩm sữa và các sản phẩm giá trị cộng thêm khác.


Hình 3. Quy trình sản xuất sữa vinamilk



-

Tại các nhà máy chế biến, sữa bò sau khi được vắt sẽ chảy thẳng vào hệ thống làm
lạnh nhanh chóng từ 37oC xuống cịn 4oC qua dây chuyền vắt sữa tự động của
hãng Delaval. Từ đây, sữa nguyên liệu này sẽ nhanh chòng chuyển đến nhà máy.

-

Nếu như, sữa tươi tiệt trùng được xử lí ở nhiệt độ cao (từ 140 – 143 oC) trong thời
gian 3 – 4 giây, nên dễ bảo quản, có thể bảo quản ở nhiệt độ bình thường với thời
hạn sử dụng khá dài (từ 6 tháng đến 1 năm).

-

Còn sữa tươi thanh trùng được xử lí phức tạp hơn nhưng ở nhiệt độ thấp hơn 75 oC,
trong khoảng 30 giây, sau đó nhanh chóng làm lạnh ở 4 oC. Nhờ thế sữa tươi 100%
thanh trùng Vinamilk sẽ giữ được hầu hết các vitamin, khống chất và trọn vẹn
dưỡng chất từ sữa bị tươi nguyên chất. Đặc biệt, trước khi vào công đoạn thanh
trùng, sữa nguyên liệu sẽ được đi qua hệ thống ly tâm tách chuẩn cho phép loại bỏ
hầu hết các vi khuẩn có hại trước khi xử lý thanh trùng. Đây là điểm đặc biệt nhất
trong công nghệ sản xuất Sữa tươi thanh trùng Vinamilk 100%.

-

Tính đến năm 2014, Vinamilk đang sở hữu các nhà máy sản xuất sữa ở New
Zealand, Mỹ, Balan và 13 nhà máy sản xuất sữa hiện đại tại Việt Nam từ Bắc vào
Nam, đặc biệt là “siêu nhà máy” sữa Bình Dương tại KCN Mỹ Phước 2 với diện
tích 20 hecta.


-

Thêm vào đó, tất cả các phịng thí nghiệm tại các nhà máy của Vinamilk đều đạt
chứng nhận ISO 17025 cho lĩnh vực hóa học và sinh học. Toàn bộ nhà máy đang
hoạt động trong khối sản xuất của Vinamilk đều có hệ thống quản lý môi trường
được chứng nhận đạt chuẩn ISO 14001:2004.

3.3: Khâu phân phối đầu ra của công ty Vinamilk
 Tại thị trường Việt Nam:
-

Vinamilk là một trong các công ty được đánh giá có mạng lưới phân phối mạnh
và rộng khắp trên cả nước, giúp người tiêu dùng có thể tiếp cận đến các sản
phẩm một cách thuận tiện, nhanh chóng và trong điều kiện tốt nhất.

-

Các sản phẩm của Vinamilk đến tay người tiêu dùng thông qua hệ thống các đối
tác phân phối và các kênh phân phối trực tiếp từ Vinamilk:


-

Hệ thống các đối tác phân phối (Kênh General Trade – GT): tính đến cuối năm
2014, đối tác phân phối của Vinamilk là 266 nhà phân phối ( năm 2013: 266
nhà phần phối) và khoảng 230.000 ( năm 2013: 224.000) điểm bán lẻ.

-


Các chuỗi hệ thống siêu thị trên toàn quốc (Kênh Modern Trade- MT):
Vinamilk hiện đang bán hàng trực tiếp đến hơn 600 siêu thị trên toàn quốc.

-

Hệ thống Cửa hàng Giới thiệu và bán sản phẩm Vinamilk: hiện Vinamilk đã
thiết lập hệ thống Cửa hàng Giới thiệu và bán sản phẩm với 100 cửa hàng trên
toàn quốc (2014).

-

Phân phối trực tiếp đến các khách hàng là các xí nghiệp, trường học, khu vui
chơi giải trí ( Kênh KA).

Hình 4. Kênh phân phối của Vinamilk

 Tại thị trường nước ngoài:
Các sản phẩm của Vinamilk được xuất khẩu tới 31 nước trên Thế giới và vùng lãnh thổ
như Campuchia, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan,Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Canada,
Mỹ, Úc,... Các mặt hàng xuất khẩu gồm: sữa bột trẻ em, bột dinh dưỡng, sữa đặc, sữa
nước, nước giải khát, sữa đậu nành, sữa chua. Chiến lược xuất khẩu của Vinamilk trong 3
năm tới tập trung vào thị trường Trung Đông,Châu Phi, Cuba, Mỹ,...

 Quản lý kênh phân phối:
-

Để quản lý hiệu quả các kênh phân phối trên thị trường, Vinamilk đã và đang sử
dụng các ứng dụng công nghệ thơng tin hiện đại tiêu biểu nhất đó là: chương trình
quản lý thơng tin tích hợp Oracle E Business Suite 11i; hệ thống hoạch định nguồn



-

lực doanh nghiệp - Enterprisec Resource Planning (ERP) và ứng dụng giải pháp
quản trị mối quan hệ với khách hàng ( customer relationship management CRM).
Hệ thống Oracle E Business Suitr 11i: được chính thức đưa vào hoạt động từ tháng
1/2007. Hệ thống này kết nối đến 15 địa điểm gồm các trụ sở, nhà máy, kho hàng
trên toàn quốc. Hạ tầng CNTT đã được đồng bộ hóa, chuẩn hóa và củng cố.

-

Ứng dụng giải pháp quản trị mối quan hệ với khách hàng ( Customer Relationship
Management –CRM): qua việc tối ưu hóa các chu trình và cung cấp cho nhân viên
bán hàng mọi thông tin đầy đủ liên quan đến khách hàng và khách hàng có thể trao
đổi thơng tin với công ty theo bất cứ cách nào mà khách hàng thích, vào bất cứ
thời điểm nào, thơng qua bất cứ kênh liên lạc nào, bằng bất cứ ngôn ngữ nào,…
Đây là một giải pháp tiếp cận rất hiệu quả đối với chính những khách hàng của
Vinamilk, giúp cơng ty có thể thu thập được đầy đủ thơng tin và nhu cầu của
khách hàng từ đó có thể đưa ra các chính sách xây dựng và phát triển mạng lưới
phân phối cho phù hợp.

-

Hệ thống Hoạch định Nguồn lực Doanh nghiệp – Enterprise Resource Planning
(ERP): là công cụ hỗ trợ nhân viên trong công việc, cho phép mạng phân phối
Vinamilk trên cả nước có thể kết nối thơng tin với trung tâm trong cả hai tình
huống online hoặc offline. Thơng tin tập trung sẽ giúp Vinamilk đưa ra các xử lý
kip thời cũng như hỗ chính xác việc lập kế hoạch. Việc thu thập và quản lý các
thông tin bán hàng của đại lý là để có thể đáp ứng kịp thời, đem lại sự thỏa mãn
cho khách hàng ở cấp độ cao hơn. Quá trình này đã hỗ trợ các nhân viên nâng cao

năng lực, tính chuyên nghiệp và khả năng nắm bắt thông tin thị trường tốt nhất
nhờ sử dụng các thơng tin được chia sẻ trên tồn hệ thống. Vinamilk cũng quản lý
xuyên suốt các chính sách giá, khuyến mãi trong hệ thống phân phối. Trong khi
đó, đối tượng quan trọng của doanh nghiệp là khách hàng đầu cuối cũng được
hưởng lợi nhờ chất lượng dịch vụ ngày càng được cải thiện.

-

Nhờ ứng dụng công nghệ thông tin, vinamilk đã quản lý có hiệu quả các kênh
phân phối sản phẩm, nâng cao kiến thức, nghiệp vụ cho nhân viên, đáp ứng kịp
thời và ngày càng cao nhu cầu của người tiêu dùng. Kết quả 2014, doanh thu tiếp


-

tục tăng 14% so với cùng kỳ năm 2013, tổng doanh thu năm 2014 gần 36.000 tỷ
đồng.
Cho đến nay hệ thống đã đáp ứng được các yêu cầu đặt ra của công ty khi xây
dựng dự án. Sau khi triển khai và vận hành, hiện tại, Vinamilk đã mở rộng hệ
thống đến tồn bộ 266 nhà phân phối
Hiện, cơng ty đang đầu tiên chiều sâu, phấn đấu đến năm 2017 sẽ đạt doanh thu 3
tỷ USD một năm và có tên trong danh sách 50 doanh nghiệp sữa lớn nhất thế giới.

-

Ưu điểm khâu phân phối đầu ra của công ty:

-

Bằng chính sách quản lý hiệu quả và khuyến khích các đại lý trong mạng lưới của

mình, hệ thống đại lý của công ty đã mở rộng và phủ khắp hầu hết các tỉnh miền
Bắc, trung bình mỗi tỉnh đều có một hoặc hai đại lý chính thức. Ngồi ra, cơng ty
cịn thực hiện chính sách thưởng theo doanh số bán hàng của các đại lý, đã làm
khuyến khích việc mở rộng thêm đại lý nhỏ, bán lẻ,…
Hạn chế trong khâu phân phối của cơng ty:

-

-

Do cơng ty có hệ thống đại lý lớn nhưng việc quản lý các đại lý này, đặc biệt là
vùng sâu, vùng xa lại là một khó khăn đối với cơng ty. Mặc khác, những quầy tập
hóa, nhà phân phối nhỏ lẻ ở “cấp dưới” cơng ty cũng khó kiểm sốt được hết.
Hạn chế trong việc vận chuyển: theo quy định vận chuyển sữa thì chỉ được tối đa 8
thùng chồng lên nhau, nhưng nhiều đại lý phân phối sữa Vinamilk nhỏ lẻ lại chất
đến 15 thùng, và không cẩn thận trong việc vận chuyển, điều này ảnh hưởng nhiều
đến sản phẩm.
Hạn chế trong bảo quản: do sản phẩm của cơng ty có mặt ở khắp nơi, đối với một
số sản phẩm sữa tươi phải đảm bảo bảo quản dưới 6 0C thì bảo quản được 45 ngày,
cịn 150C thì được 20 ngày. Ở nhiệt độ thường thì để 2 hoặc 3 ngày sữa sẽ chua mà
các cửa hàng khơng có máy lạnh hoặc thiết bị làm lạnh là điều rất hạn chế trong
việc bảo quản những sản phẩm có yêu cầu phải bảo quản lạnh.

3.3.4. Bộ phận Logistisc:
Tháng 10/2014, Trung tâm Dịch vụ Logistics Tân Cảng (Saigon Newport Logistics,
gọi tắt là “SNPL”), chính thức trở thành nhà cung cấp giải pháp logistics cho Vinamilk
trên phạm vi tồn quốc. Hiện nay, logistics của cơng ty chiếm khoảng 15% trong giá
thành. Tuy nhiên, con số này vẫn cịn cao, cơng ty cần phải nổ lực hơn nữa trong việc cải
thiện chuỗi cung ứng của mình.


3.3.5 Việc nghiên cứu thị trường:
Cơng ty có một đội ngũ tiếp thị và bán hàng có kinh nghiệm về phân tích và xác định
thị hiếu và xu hướng tiêu dùng, đồng thời hỗ trợ các nhân viên bán hàng trực tiếp, những


người hiểu rõ thị hiếu người tiêu dùng thông qua việc tiếp cận thường xuyên với khách
hàng tại nhiều điểm bán hàng.
Ngồi ra, Vinamilk cịn có khả năng nghiên cứu và phát triển sản phẩm trên quan
điểm nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng dòng sản phẩm cho người tiêu dùng.
Cơng ty có đội ngũ nghiên cứu và phát triển gồm 10 kỹ sư và một nhân viên kỹ thuật. các
nhân sự làm công tác nghiên cứu phối hợp chặt chẽ với bộ phận tiếp thị, bộ phận này liên
tục cộng tác với các tổ chức nghiên cứu thị trường để xác định xu hướng và thị hiếu tiêu
dùng.

3.4 Đo lường hiệu quả quả chuỗi cung ứng
Chủ động tìm kiếm nguồn nguyên liệu nội địa thay thế cho nguyên liệu ngoại nhập để
tiết kiệm chi phí đầu vào cho sản phẩm.
Cần quan tâm phát triển doanh thu thuần, khơng phải thị phần. Thay vì quan tâm tới vị
trí trên thị trường, hãy tập trung nỗ lực gia tăng doanh thu.
Xây dựng một chiến lược truyền thông thương hiệu tích hợp. Khơng sử dụng tiếp thị
đại trà, tăng cường kết nối thương hiệu của công ty trên từng điểm tiếp xúc (khách hàng,
nhà đầu tư,…) các chiến lược truyền thông cần được thử nghiệm với khách hàng trước
khi tung ra thị trường.
Đầu tư cải tiến công nghệ sản xuất và phát triển hệ thống kho vận của công ty.
Bên cạnh đó, cơng ty Vinamilk cần phải nhờ sự giúp đỡ nhiều hơn nữa của các công ty
cung ứng hiện nay.

 Kết luận và kiến nghị
 So sánh giữa lý thuyết đã học và thực tế
Có hai cách để khiến học sinh học và hiểu một khái niệm. Một là cách trừu tượng trong

đó mơn học được dạy dưới dạng văn bản và hình ảnh và tìm cách làm rõ cho học sinh
thông qua các bài giảng trên lớp do giáo viên đưa ra. Sách giáo khoa của chúng tôi trong
các trường học là xương sống của hệ thống lý thuyết này. Người ta tin rằng hầu hết việc
học của chúng ta đều thông qua hệ thống giáo dục lý thuyết này. Các thuộc tính của vật
thể và vật chất và cách chúng tương tác với nhau được viết và mô tả trong các danh mục
để làm cho học sinh nắm bắt chúng theo cách tốt hơn. Các môn học như lịch sử ln có
thể được trình bày dưới dạng lý thuyết hoặc văn bản vì khơng có cách nào chuyển đổi
chúng thành thực tiễn mặc dù ngày nay có những phương tiện trực quan có thể được sử
dụng để làm cho sinh viên thậm chí nhìn thấy lịch sử và địa lý. Tuy nhiên, hiện tượng tự
nhiên, lý do, nguyên nhân và mối tương quan của chúng luôn được tìm cách trình bày
dưới dạng văn bản để học sinh giữ chúng trong một thời gian dài. Tất nhiên, một sinh
viên y khoa có thể hiểu một căn bệnh theo cách tốt hơn nhiều khi cho thấy một người
mắc bệnh, nhưng anh ta vẫn được tạo ra để tìm hiểu các triệu chứng theo cách lý thuyết
để có thể chẩn đoán tốt hơn giữa hai bệnh tương tự.


 Thực hành
Trong tất cả các hệ thống giáo dục, có một phương pháp giảng dạy dựa trên thực tiễn.
Đây là một phần của giáo dục được mô tả tốt nhất thơng qua các khóa học nghề và chứng
chỉ và bằng cấp mà mọi người có được trong các ngành nghề làm tóc, ống nước, mộc,
nấu ăn, sửa chữa điện tử, điều hịa khơng khí, vv Trong hầu hết các ngành nghề này, có
một phần lý thuyết trong đó cố gắng trình bày vấn đề dưới dạng viên nang. Tuy nhiên, lý
thuyết này được sử dụng bởi các sinh viên, để viết ra các bài kiểm tra để đạt điểm cao
trong khi thực hành là kinh nghiệm đầu tiên về những gì họ phải làm trong cuộc sống
thực sau khi rời khỏi lớp học. Một luật sư có thể trải qua rất nhiều lớp học dựa trên lý
thuyết, nhưng trong cuộc sống thực, khi anh ta bắt đầu hành nghề, anh ta luôn phụ thuộc
vào sự nhạy bén và bằng chứng hiện tại của mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Giáo trình Quản trị cung ứng – PGS. TS Đoàn Thị Hồồng Vân

2. Website ngành sữa Việt Nam: />3. Website Tổng cục Thồống kê /> />


×