Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

(SKKN 2022) sử dụng phần mềm padletvà trò chơi luyện tập trong dạy trực tuyến để phát triển năng lực cho học sinh THCS ở môn ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (759.98 KB, 16 trang )

UBND HUYỆN ĐAN PHƯỢNG
TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH
––––––––––––––––––––––––

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
SỬ DỤNG PHẦN MỀM PADLET VÀ TRÒ CHƠI LUYỆN TẬP
TRONGDẠY HỌC TRỰC TUYẾN ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
CHO HỌC SINH THCSỞ MƠN NGỮ VĂN

Mơn:

Ngữ văn

Cấp học:

Trung học cơ sở

Tác giả:

Nguyễn Thị Thu Hường

Đơn vị công tác: THCS Lương Thế Vinh
Chức vụ:

Giáo viên

NĂM HỌC: 2021 - 2022
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I.Thực trạng của vấn đề.



2/13
Trong những năm gần đây, việc thực hiện đổi mới tồn diện giáo dục trong đó đổi
mới phương pháp dạy học là một trong những vấn đề được các cấp lãnh đạo và giáo viên
trong toàn ngành giáo dục tham gia hưởng ứng tích cực nhằm đáp ứng với mục tiêu giáo
dục hiện nay của nước ta, đón đầu và tiếp cận với chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể
2018. Bên cạnh đó, do dịch Covid nên việc dạy học trực tuyến kéo dài khiến cho giáo viên
gặp không ít khó khăn trong việc cơng tác giảng dạy cũng như quản lí học sinh trong việc
học tập.
Một tiết học là một hoạt động tổng thể diễn ra trong thời gian 45 phút đối với bậc
THCS. Trong mỗi bài học, theo logic của q trình nhận thức, thơng thường người học phải
trải qua các hoạt động: Hoạt động khởi động; hoạt động hình thành kiến thức; hoạt động
luyện tập; hoạt động vận dụng kiến thức vào thực tiễn và tìm tịi mở rộng.Trước thực trạng
đổi mới căn bản, tồn diện của ngành giáo dục, người giáo viên trong quá trình thực hiện
nhiệm vụ giảng dạy cần có sự đổi mới trong phương pháp tổ chức hoạt động để kích thích
sự sáng tạo, khơi dậy nhu cầu khám phá, tìm hiểu kiến thức của các em học sinh.
Trong số các hoạt động học, luyện tập thường được thực hiện trong giai đoạn gần như cuối
cùng của một bài họcsau quá trình hình thành kiến thức mới. Hình thức luyện tập khơng chỉ
là việc làm tái hiện mà còn thể hiện sự thông hiểu và vận dụng kiến thức một cách bản chất
để giáo viên có thể đánh giá năng lực của học sinh. Luyện tập có hiệu quả trong việc củng
cố trí nhớ, tinh lọc và trau chuốt các kĩ năng đã học,mở rộng sự liên tưởng, tạo cơ sở cho
việc xây dựng kĩ năng nhận thức ở mức độ cao hơn.Đây cũng là hình thức dễ thực hiện và
được thực hiện trong hầu hết các giờ học như mơn Tốn, Thể dục, Âm nhạc... Vì vậy tơi viết
giải pháp: Sử dụng phần mềm Padletvà trò chơi luyện tập trong dạy trực tuyến để phát
triển năng lực cho học sinh THCS ở môn Ngữ Văn.
II. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp
Trong bối cảnh hiện nay, khi dịch covid đang ngày càng có những diễn biến phức tạp,
trong khi cả xã hội phải có những thay đổi để phù hợp với việc phịng chống dịch covid hiệu
quả thì ngành giáo dục cũng buộc phải có những thay đổi, cụ thể là sử dụng các phương
pháp dạy học hiện đại kết hợp với ứng dụng CNTT vào dạy học trực tuyến là một trong
những xu hướng của ngành nhằm phát huy năng lực cũng như tạo hứng thú cho học sinh

trong quá trình học tập để mang lại kết quả cao trong cơng tác dạy học trực tuyến.
Q trình “Sử dụng phần mềm Padletvà trò chơi luyện tập trong dạy trực tuyến để
phát triển năng lực cho học sinh THCS ở môn Ngữ Văn” tôi đã vận dụng những phương
pháp dạy dạy học hiện đại, nhằm phát huy tính tích cực của việc dạy học và phát triển năng
lực của người học, cụ thể là phát triển năng lực tự học, tự quản.... từ đó nâng cao kết quả
dạy học.
III. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng áp dụng: Học sinh khối 7, 9trường THCS Lương Thế Vinh
- Tiến hành nghiên cứu và áp dụng từ năm học 2020 - 2021

2


3/13
- Viết và hoàn thiện đề tài vào tháng 2 năm 2022. Tiếp tục áp dụng vào những năm học kế
tiếp.
B. Phương pháp tiến hành
I. Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài.
1. Cơ sở lí luận:
Những năm gần đây, sự thay đổi toàn diện giáo dục đã có những tác động tích cực
đem lại nhiều kết quả đáng mừng. Đổi mới chương trình, đổi mới sách giáo khoa đòi hỏi
người giáo viên phải đổi mới phương pháp và kĩ thuật dạy học sao cho phù hợp với tình
hình của đất nước, phù hợp với mục tiêu, chương trình giáo dục, phù hợp với đặc thù bộ
mơn và phù hợp với từng đối tượng học sinh. Trọng tâm của đổi mới phương pháp dạy học
là thay đổi lối dạy truyền thụ một chiều (chủ yếu là bắt người học ghi nhớ kiến thức) sang
lối dạy tích cực có sự hướng dẫn giúp đỡ của người dạy nhằm phát huy tính tích cực, tự
giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, có niềm
vui và hứng thú trong học tập.
Hiện nay với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, học sinh tiếp cận với
mạng internet vô cùng nhanh nhạy cho nên việc sử dụng một số phần mềm vào giảng dạy

trực tuyến là điều hết sức cần thiết và hữu ích. Điều này khơng những phát triển năng lực
CNTT, phát triển năng lực tự học, tự quản cho học sinh mà còn tạo hứng thú cho các em
trong học tập, mang lại kết quả học tập cao trong công việc giảng dạy, đáp ứng tinh thần đổi
mới trong công tác của ngành.
2. Cơ sở thực tiễn.
Thực trạng tổ chức hoạt động luyện tập trong dạy học Ngữ văn
* Đối với giáo viên
Từ thực tế của việc dạy học trực tuyến của bản thân cũng như của đồng nghiệp đó là
giáo viên gặp khó khăn trong việc tương tác với học sinh do học trên lớp học ảo, điều này
đã gây ra một trở ngại rất lớn trong việc quản lí việc học tập của các em dẫn đến kết quả học
tập không cao.
- Giờ học văn bao gồm các hoạt động: Khởi động, hình thành kiến thức, luyện tập, vận
dụng. Theo tinh thần đổi mới phương pháp và thiết kế bài dạy thì hoạt động luyện tập đã
được đặt ra song khi tiến hành vẫn chưa được coi trọng. Phần vì giáo viên quá chú trọng vào
phần đọc hiểu nội dung nghệ thuật( hoặc hình thành kiến thức ở tiết Tiếng Việt, Tập làm
văn), phần vì việc phân bố thời gian chưa hợp lí nên thời gian cho luyện tập vẫn bị hạn chế.
Mặc dù luyện tập ở tiết dạy văn bản không chiếm quá nhiều thời gian (chỉ từ 3 đến 5 phút
cho bài học có phân phối chương trình 1 tiết và từ 7 đến 10 phút cho bài học có phân phối
chương trình 2 tiết trở lên) nhưng lại có vai trị rất lớn trong việc khơi gợi những sáng tạo
trong suy nghĩ, hình thành năng lực tư duy văn học cho học sinh. Tổ chức được các hình
thức củng cố và luyện tập sáng tạo cho học sinh chính là giáo viên đã phát huy được vai trị
chủ động, tích cực của học sinh trong q trình học tập thơng qua việc lĩnh hội kiến thức sau
giờ học. Nếu như giờ học Tiếng Việt, thời gian luyện tập chiếm tới 30% trong một tiết học

3


4/13
thì với giờ dạy học Văn, thời gian dành luyện tập chiếm rất ít. Ta thấy rất rõ điều đó là do
yêu cầu đặc trưng của bộ môn song không phải vì ít hay nhiều mà ta coi trong hay xem nhẹ.

Thực tế dạy học đã có nhiều giáo viên chú ý đến hoạt động luyện tập của học sinh nhưng
cũng nhiều giáo viên coi đây là việc làm “phụ” trong một giờ học nên cịn đại khái, qua loa.
Thơng thường, sau khi phân tích tác phẩm, giáo viên lo tổng kết một số ý về nội dung và
nghệ thuật là coi như hoàn thành bài học, phần luyện tập, vận dụng giáo viên yêu cầu học
sinh tự làm ở nhà. Một số giờ học đã chú ý đến hoạt động luyện tập nhưng việc kích thích
cảm thụ cịn hạn chế do khơng ít những câu hỏi khơng thích hợp. Tôi cho rằng chú trọng
hoạt động luyện tập không chỉ ở tiết học lí thuyết, mà cịn phải chú trọng ở ngay cả tiết học
luyện tập để học sinh phát triển năng lực.
- Về cơ bản giáo viên môn Ngữ Văn trường THCS Lương Thế Vinh đã thực hiện đổi mới
phương pháp dạy học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực của các
em. Tuy nhiên sự quan tâm đổi mới chưa đồng đều, chưa thực sự đi vào chiều sâu; đơi khi
cịn hình thức. Việc thực hiện tiết dạy của giáo viên vẫn chưa thật sự hấp dẫn, lơi cuốn học
sinh; cịn nhiều học sinh thụ động trong việc tiếp thu kiến thức.
* Đối với học sinh
Mạng internet chập chờn, đây chính là lí do khiến cho học sinh dựa vào yếu tố này để
đưa ra lí do khơng hồn thành bài tập, khơng trả lời câu hỏi khi giáo viên yêu cầu.
Ý thức tự học của học sinh chưa cao, các em mải chơi hơn mải học. Trong khi đó, tình
hình dịch bệnh covid ngày càng có diễn biến phức tạp nên việc dạy học trực tuyến khả năng
lớn sẽ duy trì lâu dài và đây chính là điều kiện để các em vốn lười học nay càng có cơ hội
trốn tránh việc học tập hơn bao giờ hết.
- Học sinh căng thẳng, lo lắng cộng với việc chỉ học thuộc lòng, chép bài tập để đối phó nên
cách kiểm tra và cách học này rất khó giúp cho các em nắm được kiến thức lâu dài.
- Học sinh đa số cho rằng Văn là mơn học khó nên có tâm lí sợ học, ngại học.
- Học sinh sống trong thời đại công nghệ 4.0 có quá nhiều cám dỗ dẫn đến lơ là trong học
tập, không đặt mục tiêu học tập lên hàng đầu.
- Số lượng học sinh trong các lớp còn q đơng, trình độ nhận thức khơng đồng đều.
Xuất phát từ những thực tiễn trên, tôi thực hiện biện pháp này với mong muốn giúp cho
việc dạy học trực tuyến có hiệu quả hơn từ đó góp phần nâng cao chất lượng học tập của
học sinh trong bộ môn Ngữ văn nhất là đối với khối lớp 7 và khối 9
II. Phương pháp tiến hành.

Trong quá trình nghiên cứu và tiến hành thực nghiệm đề tài, tôi đã sử dụng một số
phương pháp:
- Phương pháp điều tra, khảo sát
- Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích tài liệu

4


5/13

5


6/13
PHẦN NỘI DUNG
A. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Nâng cao năng lực công nghệ thông tin thông qua việc sử dụng một số phần mềm trực
tuyến để học tập.
- Áp dụng hiệu quả phần mềm Padlet vào việc giảng dạy trực tuyến bộ môn Ngữ văn nhằm
phát triển năng lực tự học và tạo hứng thú cho học sinh trong học tập.
- Góp phần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của bản thân, nâng cao chất lượng dạy
và học bộ môn Ngữ văn ở trường THCS.
- Trao đổi với đồng nghiệp để biện pháp ngày càng hồn thiện hơn.
B. Mơ tả giải pháp của đề tài
I. Tính sáng tạo của đề tài
Điểm mới của biện pháp là đề cập đến vấn đề áp dụng phương pháp dạy học hiện đại
nhằm phát huy phẩm chất, năng lực cho người học. Từ đó tạo hứng thú cho các em u
thích và học tốt bộ mơn Ngữ văn ở cấp THCS, đồng thời giúp các em có được những

phương pháp học tốt nhất, hiệu quả nhất. Giải pháp có ý nghĩa thực tiễn trong việc nâng cao
chất lượng dạy và học mơn Ngữ văn nói chung và Ngữ văn7, 9 nói riêng.
II. Khả năng ứng dụng, triển khai kết quả.
1. Giải pháp
Trong những năm học gần đây cùng với các văn bản hướng dẫn, triển khai về đổi
mới dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, Sở giáo dục
và đào tạo Hà Nội, Phòng giáo dục và đào tạo Đan Phượng cũng đã mở các đợt tập huấn
hướng dẫn giáo viên về tăng cường đổi mới phương pháp dạy học, hướng dẫn học sinh tự
học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo. Hiện nay giáo viên bộ mơn Ngữ
văn trường THCS Lương Thế Vinh đã có nhiều đổi mới trong phương pháp dạy học theo
định hướng hình thành năng lực, phẩm chất của người học. Tuy nhiên việc áp dụng chưa
sâu, chưa thực sự hiệu quả.
Trước yêu cầu chung của ngành về công tác đổi mới phương pháp dạy học, bản thân
tôi đã tiến hành đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động
và sáng tạo của học sinh; cùng với việc đổi mới phương pháp trong hoạt động hình thành
kiến thức thì tơi quan tâm nhiều đến những đổi mới trong hoạt động luyện tập. Có thể nói,
các hình thức luyện tập trong dạy học tác phẩm văn chương không thể giống các hình thức
luyện tập trong một giờ học môn học khác. Thực tế, giờ đọc hiểu văn bản khơng chỉ đem tới
thơng tin mà thường kích thích để “bùng nổ thơng tin” theo nhiều kiểu, nhiều dạng, nhiều
góc độ. Giờ đọc hiểu văn bản có thể kết thúc nhưng những vấn đề về hình tượng văn học
vẫn tiếp tục lung linh phát triển và “nổ vỡ lặng im” trong tâm hồn các em. Chính trong phần
luyện tập, nhiều học sinh đã có những phát hiện khá lí thú, độc đáo và sáng tạo. Thiết nghĩ
trong xu thế đổi mới phương pháp dạy học Văn, cần phải trả giờ văn chương lại cho bản
chất giao tiếp nghệ thuật, định hướng sư phạm cải tiến phải tạo nhiều thời gian cho học sinh
tiếp xúc với bài văn trước, trong và sau khi học để “cuộc giao tiếp im lặng thực sự diễn ra
trong giao tiếp văn chương”. Đa dạng các hình thức luyện tập sáng tạo cho học sinh trong

6



7/13
giờ Văn cịn để kích thích những rung động tâm hồn, niềm hứng khởi sáng tạo và khát khao
mạnh mẽ của học sinh trước sức hấp dẫn kì diệu mà thế giới nghệ thuật gợi nên. Kết thúc
phần luyện tập nhưng suy nghĩ về tác phẩm khơng đóng lại mà những vấn đề xung quanh
tác phẩm còn mở ra để tạo được “dư âm”, “dư vị” tiếp tục... trong suy nghĩ của các em. Để
hoạt động này thuhút được sự quan tâm chú ý của học sinh, tạo động lực cho học sinh tích
cực khám phá kiến thức của bài học và không gây áp lực về mặt thời gian thì khi thiết kế
hoạt động luyện tập cần chú ý các vấn đề sau:
a. Xác định mục tiêu luyện tập
Việc thay đổi hình thức luyện tập từ việc chỉ dùng một số câu hỏi trong sách giáo
khoa thay bằng việc tổ chức luyện tập thành một hoạt động để học sinh được tham gia trực
tiếp giải quyết vấn đề luyện tập; Hoạt động luyện tập phải xác định rõ mục tiêu cần đạt,
phương pháp và kỹ thuật, hình thức tổ chức, phương tiện cần dùng; chuyển giao nhiệm vụ
cho học sinh một cách rõ ràng. Nhiệm vụ khi chuyển giao cho học sinh trong hoạt động
khởi động cần củng cố lại kiến thức đã học của học sinh (trong phần hình thành kiến thức),
tạo hứng thú cho học sinh, tạo cơ sở cho việc xây dựng kĩ năng nhận thức ở mức độ cao
hơn.
b. Kỹ thuật cơ bản khi xây dựng hoạt động Luyện tập
Với phương pháp dạy học truyền thống, luyện tập chỉ bằng một bài tập đọc sáng
tạonên khơng mất nhiều thời gian. Với hình thức đổi mới phương pháp dạy học theo hướng
phát huy tính tích cực của học sinh,luyện tập cần tổ chức thành hoạt động nên sẽ cần lượng
thời gian nhiều hơn. Do đó khi xây dựng kịch bản cho hoạt động luyện tập giáo viên cần lưu
ý không lấy những nội dung không thiết thực với bài học, tránh lấy những nội dung mang
tính chất minh họa mà cần cụ thể: sử dụng nội dung bài học để luyện tập, sao cho trong
luyện tập sẽ bao quát được nội dung bài học, qua đó giúp giáo viên biết được học sinh đã có
kiến thức gì trong bài mới và chưa biết gì để khai thác sâu vào những nội dung học sinh
chưa biết (điều này có thể sẽ khác nhau ở từng lớp nên giáo viên cần có sự điều chỉnh kịp
thời để phù hợp với đối tượng học sinh ở các lớp).
Ở mỗi hoạt động luyện tập đều xuất phát từ nội dung bài học nên phải nhằm mục
đích, yêu cầu nhất định. Luyện tập phải tiến hành theo một trình tự chặt chẽ: Lúc đầu đơn

giản, có làm mẫu, có chỉ dẫn, sau tăng dần tính phức tạp của hành động và sự tự lực luyện
tập. Phải nắm lý thuyết rồi mới luyện tập và qua luyện tập để hiểu sâu hơn lý thuyết. Luyện
tập phải đảm bảo mức độ khó vừa sức đối với những hoàn cảnh khác nhau và theo nhiều
phương án.
Khi áp dụng tổ chức hoạt động luyện tập cho tất cả các tiết học ở các lớp thì giáo
viên bộ môn nên lưu ý: Kế hoạch hoạt động đã xây dựng cần có sự điều chỉnh cho phù hợp
với đặc điểm học sinh của từng lớp; tránh việc xây dựng một tình huống cố định dùng
chung cho tất cả các lớp trong cùng một khối. Phương án xây dựng tình huống luyện tập
giữa các tiết, các bài học nên có sự đổi mới về hình thức, phương pháp; tránh sự nhàm chán
cho học sinh khi tiết học nào cũng tổ chức hoạt động khởi động theo kiểu “đến hẹn lại lên”

7


8/13
với các bước tuần tự như nhau.
c. Một số phương pháp tổ chức hoạt động luyện tập trong dạy học Ngữ văn THCS
Qua thực tế giảng dạy tôi đã tổ chức hoạt động luyện tập thành hoạt động học mang
lại kết quả như mong đợi với nhiều hình thức như: Tổ chức đọc sáng tạo; cảm nhận về nhân
vật chi tiết trong văn bản; tổ chức trò chơi; sử dụng tranh ảnh, video, bài hát; tổ chức đóng
tiểu phẩm ngắn… Trong các hình thức tổ chức hoạt động luyện tập đó, tơi nhận thấy có hai
hình thức thu hút học sinh nhất đó là tổ chức hoạt động luyện tập gửi bài trên Padlet và sử
dụng trò chơi. Sau đây là một số ví dụ cụ thể hoạt động luyện tập mà tôi đã tổ chức mang lại
hiệu quả cao trong quá trình giảng dạy:
c.1. Giới thiệu về Padlet.
Padlet là một bức tường ảo cho phép người dùng bày tỏ suy nghĩ về một chủ đề nào đó
một cách dễ dàng. Ngồi ra, Padlet cịn là một cơng cụ rất hữu ích trong giảng dạy. Giúp
giáo viên có thể giảng bài trên lớp và thu thập ý kiến từ học sinh. Giao diện “đẹp mắt”, dễ
sử dụng. Ứng dụng phù hợp cho mọi độ tuổi, nhất là các bạn học sinh, giáo viên thường sử
dụng nó để tương tác trong dạy học.

Ưu điểm
- Có thể tích hợp các hình ảnh minh hoạ, sơ đồ, video … được tải từ máy tính hoặc từ
Internet giúp gây sự chú ý, tạo hứng khởi cho người học hơn.
- Người học có thể làm việc trực tiếp trên bức tường ảo hoặc có thể viết ra giấy rồi sau
đó chụp ảnh để đăng lên.
- Mọi người (cả giáo viên và học sinh) đều nhìn được sản phẩm của cả lớp. Cho phép
tương tác ở góc độ bình luận sản phẩm.
-> Phần mềm này được sử dụng thường xuyên trong việc giao nhiệm vụ cho học sinh chuẩn
bị bài ở nhà, nộp bài tập ở hoạt động luyện tập và đặc biệt trong tiết luyện tập.
Hạn chế
- Bản miễn phí chỉ được sử dụng 5 Padlet/tài khoản email đăng kí.
- Các học sinh dễtham khảo bài của nhau.
- Học sinh bình luận những điều khơng phù hợp trên Padlet.
- Nhiều học sinh chụp bài còn mờ, khó nhìn, giao diện nhỏ.
c. 2.Giới thiệu một số trò chơi tổ chức trong hoạt động luyện tập Ngữ văn.

8


9/13
- Trên nền tảng Powpoit tôi đã tự tạo ra và tìm kiếm rất nhiều các trị chơi và đặt tên
theo nội dung văn bản và bài học tiếng việt, tập làm văn phù hợp, sau đó đưa câu hỏi mơn
Ngữ văn vào tùy theo mục đích khởi động hay luyện tập.
Ở đây xin được giới thiệu một vài trò chơi phục vụ cho hoạt động luyện tập:
C2.1. Ở bài “Bài thơ về tiểu đỗi xe khơng kính” của Phạm Tiến Duật( Lớp 9), tôi
thiết kế theo tên bài, đặt tên trị chơi “ tiểu đội xe khơng kính”, sau khi học xong tác phẩm
GV cho học sinh luyện tập củng cố kiến thức, tham gia vào hai đội chơi vận chuyển lương
thực, thực phẩm chi viện cho Miền Nam ruột thịt bằng các câu hỏi xoay quanh tác phẩm,
nhằm khắc sâu hình tượng những chiếc xe khơng kính dù bị biến dạng do mưa bom bão đạn
nhưng vẫn băng băng ra chiến trường nhờ trái tim yêu nước quyết tâm giải phóng Miền

Nam, thống nhất nước nhà của những chiến sĩ lái xe lạc quan, gan dạ,yêu nước.

Ảnh 1: Trò chơi bài “ Bài thơ về tiểu độ xe khơng kính”.
Do được chủ động thời gian nên trong kế hoạch dạy học văn bản “Bài thơ về tiểu đỗi
xe khơng kính” năm học 2021-2022 có thời lượng 3 tiết dạy, tơi sử dụng 2 tiết dạy lí thuyết,
tiết thứ 3 tôi luyện tập khắc sâu kiên thức cho học sinh ngay trong q trình làm bài tập,
ngồi các bài viết đoạn văn cảm nhận về các khổ thơ, tôi lồng ghép trò chơi “ Trường Sơn,
bản hùng ca bất diệt” để học sinh tự hào về những năm tháng hào hùng oanh liệt của cha
ông.
C2.2 Khi dạy bài Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước con người, (lớp
7) dù trong chương trình giảm tải khơng học văn bản”Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ”, nhưng
tôi vẫn linh hoạt đưa trò chơi ‘Trả gươm Rùa thần” vào phần luyện tập với những câu hỏi
chủ yếu xoay quanh bài ca dao số 4, ngợi ca vẻ đẹp trù phú của cánh đồng lúa, và vẻ đẹp
tràn đầy sức sống của con người q hương, nhưng thơng qua trị chơi, tôi muốn học sinh
nhớ và liên hệ với bài Sự tích Hồ Gươm, từ đó các em trân trọng, biết ơn với những thành
quả mà cha ông ta đã gây dựng, vun trồng trong suốt bề dày lịch sử.

9


10/13
Ảnh: Trị chơi “Trả gươm Rùa thần”
C2.3: Ở bài “Sơng núi nước Nam” một văn bản trung đại tương đối khó và khơ khan với
học trị lớp 7, tơi chọn cho hoạt động luyện tập trò chơi “ Trận Bạch Đằng giang” tái hiện lại
trận chiến lịch sử trên sông Bạch Đằng để các em tự nhớ về trận tuyến phịng thủ trên dịng
sơng Như Nguyệt , khắc sâu hồn cảnh ra đời bài thơ “Sông núi nước Nam” - một bản tuyên
ngôn độc lập bằng thơ của dân tộc, để các em tự hào về lịch sử, thấy được trách nhiệm của
bản thân trong việc giữ gìn và bảo vệ Tổ quốc hơm nay. Qua trị chơi tổng kết, giờ học văn
kết thúc nhẹ nhàng, mà neo đậu bao cảm xúc của học trò về tác phẩm văn chương, hình
tượng nhân vật…

C2.4 Ở chủ đề Liên kết và bố cục trong văn bản tơi sử dụng trị chơi “Cây tre trăm đốt“ để
giúp học sinh thấy rõ giá trị của liên kết trong văn bản, sự đoàn kết trong cuộc sống.

Trò chơi: Cây tre trăm đốt
2. Các bước tiến hành hoạt động luyện tập với trò chơi và Padlet trong dạy học
trực tuyến.
Hoạt động luyện tập được tiến hành qua 2 giai đoạn:
* Giai đoạn 1: Học ở nhà
Bước 1: Hoạt động của giáo viên
- Thiết kế Padlet và ghi tên học sinh (tổ, nhóm) trên từng sheet.
- Chuẩn bị tư liệu bài giảng (video,bài giảng Power point, bài giảng Word) có liên
quan đến nội dung bài học.
- Đưa tư liệu bài giảng và giao nhiệm vụ học tập cho học sinh trên Padlet.
- Chia sẻ đường link Padlet lên zalo nhóm cho học sinh và yêu cầu hạn thời gian nộp
bài.
Bước 2: Hoạt động của học sinh
- Truy cập Padlet bằng đường link của giáo viên đã gửi để tự học từ những tư liệu có
trên Padlet.
- Hồn thành nhiệm vụ học tập của giáo viên giao cho: hoàn thành trực tiếp trên
Padlet hoặc viết trên phiếu học tập/vở.
- Đưa sản phẩm lên Padlet đúng giờ qui định.
Bước 3: Kiểm tra kết quả tự học của học sinh trên Padldet
Giáo viên truy cập vào Padlet để kiểm tra kết quả và thái độ tự học của học sinh.

10


11/13
Giáo viên nhắc nhở, đôn đốc những học sinh chưa hoàn thành nhiệm vụ trên zalo lớp.
Giai đoạn 2: Học trên lớp

• Sử dụng kĩ thuật KWL và phần mềm Padlet cho học sinh thảo luận nhóm về nội
dung học tập của các em.
- Giáo viên chia nhóm lớp trên Zoom và giao nhiệm vụ, nhiệm vụ trên phiếu học tập
đã đưa ở Padlet.
- Học sinh nhận nhiệm vụ và tiến hành thảo luận dựa trên phiếu học tập đã chuẩn bị ở
nhà.
- Hết thời gian thảo luận, các nhóm lần lượt báo cáo sản phẩm.
• Sử dụng Padlet và thanh Chat trong phòng Zoom để kiểm tra kết quả học tập của
học sinh
Bước 1: Giáo viên sử dụng trò chơi tương tác để cho học sinh tham gia luyện tập nhằm
kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của các em.
Bước 2: Học sinh tham gia trò chơi bằng cách đánh câu trả lời trong thanh Chat, giáo viên
uốn nắn, bổ sung kiến thức còn thiếu hụt của các em trong việc tự học.
Ví dụ minh họa:
Khi sử dụng Padlet, tôi chú trọng việc giao bài tập luyện tập ở nhà cho học sinh, đặc biệt sử
dụng vào các tiết luyện tập.
Xin được đưa ra đây 3 ví dụ để được tham khảo rút kinh nghiệm từ các động nghiệp:
Ví dụ 1.Tiết 43: Luyện nói văn biểu cảm về sự vật, con người( lớp 7): Tôi giao nhiệm vụ
cho học sinh chuẩn bị bài biểu cảm về sự vật, con người ( học sinh tự chọn đối tượng biểu
cảm). Vì thời gian dạy sát với 20/11 nên tơi linh hoạt giao cho học sinh viết bài cùng làm
thiệp và viết lời chúc mừng cô đọng nhất rồi nộp bài vào Padlet, hoặc email( đối với bài
Powrpoit trò chuẩn bị) trước ngày dạy, chuẩn bị bài hát về thầy cô trình bày trong giờ học.

Ảnh Padlet học sinh nộp bài

11


12/13
Đến tiết dạy, tơi sử dụng mơ hình “Lớp học đảo ngược” dùng tồn bộ sản phẩm của học trị

và học trò tham gia “dạy”, điều khiển hoạt động khởi động, luyện tập và vận dụng. Giáo
viên chỉ theo dõi, uốn nắn và nhận xét, chấm điểm cho các tổ nhóm, cá nhân tham gia.

Ảnh: .HS 7D sử dụng Powrpoit trong hoạt động khởi động, hoạt động luyện tập ở tiết 43

Ví dụ 2: Ở tiết 36,37 “Ơn tập giữa kì” lớp 7- từ năm học 2020-2021 đến nay, thực hiện đổi
mới kiểm tra đánh giá, môn Ngữ văn giảm số bài kiểm tra từ 5 bài viết định kì cịn 2 bài, vì
vậy có tiết ơn tập giữa kì, tôi linh hoạt cho học sinh luyện tập kiến thức trong q trình ơn
tập qua trị chơi “Ngơi sao văn học” hệ thống lại kiến thức từ đầu năm. Tham gia chơi, học,
các em rất thoải mái và tự tin hợp tác với bạn, với trò trong học tập.

Ảnh: Trò chơi Ngơi sao văn học
Ví dụ 3: Bài Từ đồng nghĩa tơi kết hợp giữa trị chơi ghép hình và trị chơi ơ chữ cho học
sinh tham gia tìm các từ đồng nghĩa gần nghĩa, hướng học sinh vào thực tế sử dụng nhóm từ
này sao cho hiệu quả.

12


13/13

III. Lợi ích kinh tế - xã hội của đề tài
- Giáo viên và học sinh sử dụng miễn phí các phần mềm hỗ trợ trực tuyến trong công tác
giảng dạy trực tuyến nhằm đem lại hứng thú học tập cho học sinh cũng như nâng cao kết
quả dạy học trực tuyến.
- Giáo viên và học sinh có thể khai thác nguồn tài liệu học tập trên mạng internet phong phú
và đa dạng.
- Học sinh được phát triển năng lực: tự chủ và tự học (tự tìm học tập dựa trên nguồn tài liệu
bài giảng trên mạng internet… ), giao tiếp và hợp tác ( các em sẽ được thảo luận, trình bày ý
kiến của mình trước nhóm, trước lớp khi các nhóm nhận xét đánh giá lẫn nhau trên không

gian lớp học ảo… ).
IV. Kết quả thực hiện
Sau thực nghiệm, tôi tiến hành đánh giá mức độ hứng thú của học sinh bằng các
phiếu điều tra để thăm dò tâm lý của học sinh sau khi tự học trên Padlet, tham gia trị chơi
và thảo luận nhóm trong phịng học Zoom, Meet.
- Giáo viên và học sinh thực hiện thành thục trên các phần mềm trực tuyến.
- Tăng độ hứng thú học tập cho các em, các em cảm thấy tự do, chủ động trong việc học tập.
Khơng khí lớp học vui hơn, khả năng tương tác của các em tốt hơn.
- Kết quả học tập của học sinh cũng được cải thiện đáng kể
- Dùng phiếu điều tra độ hứng thú trong học tập khi sử dụng một số công cụ dạy học trong
dạy học trực tuyến nhằm phát triển năng lực tự cho người học.
- Năm học 2021-2022 ở lớp 7D (lớp thực nghiệm) so với các phương pháp dạy học khác
như Thuyết trình, Nêu và giải quyết vấn đề, Dạy học hợp tác ở lớp 7E( Lớp đối chứng).Kết
quả đạt được như sau:
- Kết quả khảo sát về hứng thú học tập
Lớp
7D
7E
Phương diện
(Lớp thực nghiệm)
(Lớp đối chứng)

Sĩ số
Rất thích
Thích

* Trước tác * Sau tác * Trước tác * Sau tác
động
động
động

động
38
38
37
37
9
20
9
19
10
10
9
10

13


14/13
Bình thường
10
8
9
7
Khơng thích lắm
6
0
7
2
Khơng thích
3

0
3
0
- Kết quả khảo sát về kết quả học tập:
Trước tác động tôi tiến hành một bài kiểm tra, sau tác động tôi tiến hành kiểm tra trên 3 bài
kiểm tra ở 3 thời điểm khác nhau, dưới dây là điểm cộng trung bình ở các mức điểm như
sau:
Lớp
Phương diện

7D
(Lớp thực nghiệm)

7E
(Lớp đối chứng)

* Trước tác * Sau tác * Trước tác * Sau tác
động
động
động
động
Sĩ số

38
8 – 9 điểm
7 điểm
5 - 6 điểm
3 – 4 điểm
Dưới 3 điểm


38
3
19
14
2
0

37
7
19
12
0
0

37
3
12
16
7
0

5
15
15
2

KẾT LUẬN
I. Nhận định chung
Qua q trình tìm tịi, nghiên cứu, được sự giúp đỡ của đồng nghiệp và các em học sinh,
đề tài đã hoàn thành và đạt được một số triển vọng:

-Về lí luận: Đề tài đã hệ thống và khái qt hóa những lí luận cơ bản của việcsử dụng kết
hợp với một số công cụ dạy học trong dạy học trực tuyến nhằm phát triển năng lực cho học
sinh trong học tập nói chung và đối với bộ mơn Ngữ văn nói riêng.
- Về thực tiễn: Bản thân tôi nhận thấy việc sử dụng phương pháp Mơ hình lớp học đảo
ngược kết hợp với một số công cụ dạy học trong dạy học trực tuyến nhằm phát triển năng
lực cho học sinh có thể sử dụng ở hầu hết các đơn vị nội dung kiến thức bài học và mang lại
hiệu quả cao trong công tác giảng dạy.
II. Kinh nghiệm áp dụng
Để sử dụng tốt phương pháp này theo tôi :
- Giáo viên biết thiết kế và sử dụng các phần mềm hỗ trợ dạy học (Padlet, Kahoot,
Linoit, Powrpoit, Cava …
- Phải được sử dụng phù hợp với nội dung bài dạy, thường là các nội dung gần gũi với

14


15/13
thực tiễn cuộc sống.
- Phải phù hợp với thực tế trình độ của học sinh và điều kiện cơ sở vật chất của các
trường THCS.
III. Những triển vọng và phát triển giải pháp
Giải pháp có thể áp dụng cho hầu hết các mơn học nói chung và cho bộ mơn Ngữ văn
nói riêng.
Giải pháp khơng chỉ sử dụng hiệu quả trong cơng tác dạy học trực tuyến mà cịn có
thể sử dụng trong cả công tác giảng dạy trực tiếp trên lớp học ( giao nhiệm vụ cho các tổ,
nhóm HS chuẩn bị bài thuyết trình Powrpoit, chuẩn bị trị chơi).
IV. Những đề xuất, kiến nghị
Để nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến, tôi xin đề xuất một số ý kiến chủ quan
như sau:
1. Đối với giáo viên

- Cần tích cực và chủ động trong việc số hóa bài giảng.
- Cần học hỏi việc thiết kế và sử dụng các phần mềm (công cụ dạy học) trong dạy học.
- Cần trau dồi về trình độ CNTT cho bản thân cũng như việc ứng dụng CNTT vào việc dạy
học, đặc biệt là dạy học trực tuyến.
2. Đối với nhà trường và Phịng Giáo dục .
* Về phía nhà trường:
- Thường xuyên tổ chức học tập, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy lẫn nhau, nhất là việc ứng
dụng CNTT trong dạy học cũng như việc khai thác các phần mềm (công cụ hỗ trợ dạy học)
vào giảng dạy, cấp kinh phí hỗ trợ giáo viên mua phần mềm dạy học
- Thay đổi hình thức họp chun mơn khơng đơn thuần là dự giờ – góp ý, mà tổ chức hội
thảo bằng chuyên đề cụ thể về việc khai thác, sử dụng các phần mềm trực tuyến trong giảng
dạy.
*Về phía lãnh đạo Phòng Giáo dục:
- Tổ chức tập huấn cho giáo viên về việc sử các phần mềm (công cụ dạy học) vào dạy học
trực tuyến.
Trên đây là những kinh nghiệm trong q trình giảng dạy của tơi đưa ra để cùng Hội đồng
khoa học của trường, cùng các đồng nghiệp trao đổi góp ý kiến bổ sung nhằm nâng dần chất
lượng dạy học trực tuyến nói chung và giảng dạy trực tuyến bộ mơn Ngữ văn nói riêng. Bởi
kinh nghiệm trên chỉ là kinh nghiệm chủ quan của cá nhân tôi và những kinh nghiệm đó bản
thân tơi cũng chỉ mới áp dụng được chủ yếu là ở môn trong Ngữ văn 7,9. Tuy nhiên tôi
cũng xin được chia sẻ cùng các bạn đồng nghiệp để góp một chút sức mình vào công tác đổi
mới phương pháp dạy học trong dạy học trực tuyến trong nhà trường. Trong quá trình thể
nghiệm và viết lý thuyết những kinh nghiệm này không tránh khỏi hạn chế và thiếu sót. Tơi
mong sự đóng góp ý kiến quý báu của Hội đồng khoa học trường và các đồng nghiệp để bản
thân tôi làm tốt hơn nữa cơng tác giáo dục, góp phần thực hiện thành công nhiệm vụ “ trồng
người”.

15



16/13
Đây là giải pháp kinh nghiệm của bản thân tôi viết, không sao chép nội dung của người
khác.
Tôi xin chân thành cảm ơn !

16



×