Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

(SKKN 2022) một số giải pháp mang dân ca đến gần hơn với trẻ mẫu giáo 3 4 tuổi b tại trường mầm non liên lộc năm học 2021 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.91 MB, 31 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN HẬU LỘC

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÀP MANG DÂN CA
ĐẾN GẦN HƠN VỚI TRẺ MẪU GIÁO 3-4 TUỔI B TẠI
TRƯỜNG MẦM NON LIÊN LỘC
NĂM HỌC 2021 - 2022

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hà
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường mầm non Liên Lộc
SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn

HẬU LỘC, NĂM 2022


MỤC LỤC
Nội dung
1. 1.Mở đầu

1.1 Lý do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. Nội dung
2.1.Cơ sở lý luận:
2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
2.3. Các giải pháp sử dụng


Giải pháp 1: Tự học, tự bồi dưỡng phương pháp dạy hát dân
ca trong hoạt động âm nhạc
Giải pháp 2: Xây dựng kế hoạch lựa chọn các bài hát dân ca
phù hợp với lứa tuổi, giúp trẻ dễ thuộc, dễ nhớ và thường
xuyên được thực hiện trong các chủ đề
Giải pháp 3: Xây dựng mơi trường âm nhạc phong phú cho
trẻ tích cực tham gia hoạt động hát dân ca
Giải pháp 4: Nâng cao chất lượng hát dân ca cho trẻ trong
hoạt động học có chủ định
Giải pháp 5: Lồng ghép dân ca vào các hoạt động khác
trong ngày
Giải pháp 6: Chuẩn bị trang phục và đạo cụ để trẻ múa
minh họa, biểu diễn các bài dân ca
Giải pháp 7: Tổ chức cho trẻ biểu diễn các bài dân ca của
các vùng miền đất nước qua các ngày hội ngày lễ và ở mọi
lúc, mọi nơi
Giải pháp 8: Phối kết hợp giữa phụ huynh và nhà trường
2.4. Hiệu quả của sáng kiến
3. Kết luận và kiến nghị
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị:
Tài liệu tham khảo
Danh mục sáng kiến kinh nghiệm
Phụ Lục

Trang
1
1
2
2

2
2
2
4
5
5

6
8

9
13
15
16
17
18
19
19
20


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, có
vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự hình thành và phát
triển của nhân cách con người Việt Nam. Mục tiêu của giáo dục mầm non là
giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những
yếu tố đầu tiên của nhân cách. Vì vậy, ngay từ khi còn bé chúng ta cần phải giáo
dục trẻ về mọi mặt để cái nền móng ấy thực sự vững chắc. Giáo dục trẻ ở trường
mầm non thông qua nhiều hoạt động, mỗi hoạt động, đều góp phần giáo dục trẻ

phát triển tồn diện. Trong đó hoạt động âm nhạc là một hoạt động không thể
thiếu được và vô cùng quan trọng đối với trẻ. Bởi âm nhạc giúp trẻ nhận thức
thế giới xung quanh, phát triển ngôn ngữ, quan hệ giao tiếp, trao đổi tình cảm.
Âm nhạc đối với trẻ là một thế giới kì diệu đầy cảm xúc. Để ni dưỡng cho trẻ
có tâm hồn dân tộc, giáo dục nghệ thuật cổ truyền đóng vai trò hết sức quan
trọng nên có một nhà nghiên cứu dân tộc học đã từng viết “Dân ca là tiếng mẹ ru
ầu ơ thuở ấu thơ, là câu hò điệu lý thắm đượm tình đời và tình người đã nuôi
dưỡng biết bao thế hệ tâm hồn người Việt, làm nên một dáng hình đất nước hùng
mạnh và kiên trung” .
Dân ca đối với trẻ như là một nghệ thuật tổng hợp nhằm thỏa mãn tính
hình tượng đang phát triển ở trẻ dễ xúc cảm, tâm hồn trẻ đang rất ngây thơ và
trong sáng nên rất dễ tiếp xúc với âm nhạc. Đến với âm nhạc là đến với thế giới
muôn màu, muôn sắc tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện, tình cảm, đạo
đức, thẩm mĩ, thể chất, trí tuệ. Để cho trẻ có tâm hồn dân tộc, giáo dục nghệ
thuật cổ truyền đóng vai trò hết sức quan trọng. Những cái hay, cái đẹp, những
nét đặc sắc của văn hóa dân tộc được lưu truyền từ đời này qua đời khác đã theo
các làn điệu dân ca tác động đến nhiều thế hệ. Chính vì những yếu tố trên mà
những làn điệu dân ca, những sáng tác mang sắc thái dân tộc phải được đến sớm
với tuổi thơ, lứa tuổi hồn nhiên trong sáng. Trẻ mầm non tiếp xúc dân ca quá
muộn hoặc không được nghe dân ca thì khi trưởng thành trẻ sẽ thờ ơ với dân ca
hoặc có ưa thích thì cũng khơng phải là các làn điệu dân ca.
Giáo dục âm nhạc truyền thống trong đó có dạy hát dân ca cho trẻ mầm
non là nhằm mục đích cho trẻ tiếp thu với nền văn hóa truyền thống một cách
tích cực và phù hợp với hoạt động của trẻ. Đồng thời lời của các bài hát dân ca
cho trẻ những nhận biết về đời sống sinh hoạt dân gian đã tái hiện lại mà trong
các sáng tác hiện đại ít gặp. Bên cạnh đó trẻ cũng cảm nhận thẩm thấu được cái
hay cái đẹp, sự trong sáng của tiếng Việt, từ đó góp phần phát triển hỗ trợ ngôn
ngữ của trẻ được hình một cách chuẩn mực. Nhưng qua thực tế việc đưa dân ca
đến với trẻ giáo viên còn nhiều hạn chế, hình thức tổ chức chưa thực sự hấp
dẫn, chưa kích thích được lòng yêu dân ca ở trẻ. Phần lớn trẻ còn thuộc rất ít bài

hát dân ca, chưa biết hát các bài hát dân ca, nhiều trẻ còn rụt rè, nhút nhát, chưa
mạnh dạn biểu diễn trước đám đông. Trẻ chưa thực sự chủ động trong hoạt động
dân ca, việc dạy trẻ thể hiện những bài hát kết hợp với trò chơi âm nhạc chưa
thực sự được chú trọng mà chỉ mới dừng lại ở việc dạy hát dân ca đơn thuần để
trẻ thuộc bài hát mà thôi. Trẻ cần được mở rộng và nâng cao hiểu biết của trẻ về
dân ca thông qua hoạt động giáo dục thẩm mỹ, giáo dục đạo đức, góp phần phát


2
triển trí tuệ tác động lớn đến sự phát triển tâm sinh lý của trẻ, giúp trẻ mẫu giáo
3-4 tuổi phát triển tồn diện. Để làm được điều đó cần có nhiều giải pháp, với
hoạt động dân ca chưa có tài liệu nghiên cứu nào bàn sâu về vấn đề này, đồng
nghiệp, nhà trường chưa có kinh nghiệm để giải quyết khắc phục.
Đây cũng chính là điều khiến tơi trăn trở. Vì vậy, trong chương trình giảng
dạy của mình, tôi đã cố gắng lựa chọn, lồng ghép các bài dân ca sao cho phù hợp
với độ tuổi của trẻ và chủ đề mà tôi đang thực hiện với một hy vọng sẽ mang
đến cho trẻ mê say, hứng thú. Đó chính là lý do tơi chọn đề tài: “Một số giải
mang dân ca đến gần hơn với trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi B tại trường mầm non
Liên lộc, năm học 2021-2022”, làm đề tài nghiên cứu cho năm học này, với
mong muốn đưa dân ca đến gần hơn với trẻ và hình thành ở trẻ sự tự hào và lòng
yêu quê hương, đất nước.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu hoạt động hát dân ca và nghe hát dân ca của trẻ mẫu giáo 3-4
tuổi tại trường mầm non Liên Lộc. Từ đó tìm ra các giải pháp nâng cao kĩ năng
hát dân ca, biết các làn điệu dân ca, thích hát dân ca cho trẻ 3-4 tuổi.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
32 trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi B trường mầm non Liên Lộc, huyện Hậu Lộc.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Chọn lọc tài liệu cần tham khảo phải
do Bộ giáo dục và các nhà xuất bản Nhà nước ban hành, tìm phần tài liệu liên

quan đến nội dung cần nghiên cứu, đánh dấu, viết ra sổ tay theo từng nội dung.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Dựa trên đối
tượng trẻ tại lớp mình nghiên cứu. Hằng ngày quan sát các hoạt động của trẻ với
hoạt động hát dân ca, ghi chép lại theo từng nội dung cụ thể. Lập bảng và lưu
thông tin.
- Phương pháp đàm thoại: Là phương pháp dùng lời nói của mình để đưa
ra một số tình huống, các câu hỏi giúp trẻ hiểu sâu kiến thức của bài học.
- Phương pháp thực nghiệm: Là nhóm phương pháp tổ chức cho trẻ thực hành,
trải nghiệm để cung cấp kiến thức và vận dụng những điều đã tiếp thu .
- Phương pháp tích hợp: Đây là phương pháp giúp cho giờ học sinh động,
hấp dẫn hơn, tạo cảm giác nhẹ nhàng thoải mái cho trẻ.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Sau khi nắm rõ số liệu, tiến hành
phân tích nội dung kiến thức nào trẻ chưa hứng thú, chưa nắm rõ với tỷ lệ bao
nhiêu hoặc nội dung nào nhiều trẻ hứng thú nhất. Cho trẻ được theo dõi các hoạt
động dân ca của cô, phương tiện nghe nhìn, thực hành kĩ năng đã được học.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận :
Đất nước Việt Nam hơn bốn ngàn năm lịch sử đã hình thành nên một nền
văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Một dân tộc anh hùng, bất khuất và
kiên trung đã hi sinh biết bao xương máu để bảo vệ và gìn giữ đất nước. Để
tưởng nhớ và biết ơn cơng lao to lớn đó. Sáng ngày 19/09 /1954 tại cửa Đền
Giếng trong khu di tích Đền Hùng, thuộc núi Nghĩa Linh, xã Huy Cương, huyện
Lâm Thau, tỉnh Phú Thọ, trước các bộ Đại đoàn quân tiên phong Bác Hồ đã nói:
“Các vua Hùng đã có cơng dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy


3
nước”. Theo tôi hiểu: Giữ lấy nước không chỉ là giữ vững lãnh thổ mà quên đi
phần linh hồn của đất nước đó chính là bản sắc văn hóa dân tộc và mỗi một dân
tộc đều mang cho mình một bản sắc riêng, một nét văn hóa riêng trong bản sắc

đó dân ca đóng góp một phần rất lớn và dân ca chính là sự kết tinh của văn hóa
dân tộc với nền văn hóa lúa nước dân ca ln gắn liền với những hình ảnh thân
quen như cây đa, giếng nước sân đình, những đêm trăng thanh sáng tỏ đường
làng hay những cánh cò lạc vào trong những giấc mơ êm đềm của bé qua lời ru
âu yếm của bà, của mẹ. Dân ca cũng vậy, dân ca là phương tiện giúp trẻ nhận
thức thế giới xung quanh, phát triển ngôn ngữ, giao tiếp,trao đổi tình cảm. Bài
hát dân ca đã nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ hun đúc cho trẻ tâm hồn dân tộc, hãy
tạo mọi điều kiện để những làn điệu dân ca ln có mặt trong đời sống của trẻ,
cho trẻ nghe những bài hát dân ca.
Giáo dục âm nhạc là hoạt động nghệ thuật hết sức gần gũi với trẻ là hoạt
động được trẻ yêu thích nhất, là nguồn cảm hứng để trẻ cảm thụ nghệ thuật và
nó là phương tiện thiết thực cho các hoạt động giáo dục cả nhà trường. Vì giáo
dục âm nhạc giúp cho trẻ phát triển toàn diện về (đức- trí- thể- mĩ). Đây là một
hoạt động nghệ thuật mang tính trừu tượng, nhưng rất thiết thực đối với trẻ trong
cuộc sống hằng ngày như các hoạt động ca hát, được trẻ thể hiện mọi lúc mọi
nơi. Hiện nay trẻ em ở mọi lứa tuổi việc phát huy khả năng âm nhạc của trẻ còn
chưa cao, khi hát còn chưa được hòa hợp giữa các âm điệu, giai điệu. Vì khả
năng cảm nhận âm nhạc của trẻ không đồng đều, chưa thể hiện được cảm xúc,
tình cảm, phong cách nghệ thuật còn hạn chế, nhiều cháu còn nhút nhát, còn thờ
ơ, không hứng thú tham gia hoạt động âm nhạc. Dân ca mang tính đặc thù hơn
so với việc giáo dục âm nhạc đơn thuần vì nó mang tính chất vùng miền, bản sắc
của từng làn điệu dân ca trẻ thấy được hình ảnh quê hương mình ở trong đó. Khi
hát dân ca cần sự luyến láy, độ rung, trầm bổng đặc biệt là thần thái khi thể hiện
chính là sự vui tươi, nhí nhảnh, hóm hỉnh trong những trang phục phù hợp với
từng bài hát dân ca. Đây cũng là điểm khác biệt thú vị giữa dân ca với những tác
phẩm âm nhạc khác viết cho trẻ mầm non. Mỗi bài dân ca đều có nết đặc sắc
riêng,mỗi một giai điệu, tiết tấu trong bài dân ca đều mang tính chất trữ tình,
phản ánh sinh hoạt, hoạt động, cuộc sống, tình cảm của nhân dân. Đó chính là
nét đẹp của con người Việt Nam và được lưu truyền từ đời này qua đời khác,
gần gũi là vậy, thân thương là vậy mà dân ca đang dần bị phai nhạt và mất đi

hoăc ít người biết đến. Vì sao vậy? và tại sao lại phải đưa dân ca vào ngay từ bậc
học mần non?.
Đối với trẻ 3-4 tuổi với khả năng của trẻ còn chưa đáp ứng được việc diễn
tả cao độ, trường độ, sắc thái tình cảm, khả năng chính xác của vận động theo
nhạc…Vì vậy đòi hỏi giáo viên mầm non cần phải tìm tòi nắm vững các phương
pháp, giải pháp giáo dục âm nhạc cho trẻ trong mỗi độ tuổi mầm non đạt hiệu
quả. Cùng với đó, đòi hỏi giáo viên phải có năng khiếu âm nhạc, có khả năng tổ
chức hoạt động nghệ thuật cho trẻ, đảm bảo cho trẻ nắm được kiến thức, kỹ
năng hát dân ca phù hợp với độ tuổi. Đồng thời mỗi hoạt động giáo viên tổ chức
cho trẻ phải đảm bảo yêu cầu về phương pháp giáo dục đúng độ tuổi.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
* Thuận lợi


4
Trường mầm non Liên Lộc được công nhận trường mầm non đạt chuẩn
Quốc gia mức độ 1 vào tháng 12 năm 2019. Trường đã có phòng âm nhạc để
phục vụ tách biệt các hoạt động liên quan đến âm nhạc của các nhóm, lớp.
- Nhà trường ln tạo điều kiện về tài liệu tham khảo giáo dục. Luôn động
viên cô, trò trong quá trình thực hiện các hoạt động giáo dục âm nhạc, về cơ sở
vật chất trang thiết bị cũng như về chuyên môn.
- Bản thân là giáo viên tâm huyết với nghề, có năng khiếu về âm nhạc.
Ln tích cực tìm tòi, học hỏi để nắm vững nội dung, hình thức và phương pháp
giáo dục hoạt động âm nhạc cho trẻ. Tham gia nhiều các buổi thao giảng, dự giờ
và cũng được ban giám hiệu nhà trường đóng góp ý kiến nâng cao chất lượng
giảng dạy.
- Về phía phụ huynh: Đa số phụ huynh trong lớp luôn hiểu và cùng chia
sẻ với giáo viên những khó khăn; có sự quan tâm phối hợp tích cực với nhà
trường, với lớp để cùng chăm sóc giáo dục trẻ như: hỗ trợ kinh phí mua loa, ti
vi... Cùng cơ tận dụng nguyên vật liệu sẵn có làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho

hoạt động âm nhạc.
- Trẻ trong lớp cũng đã được tham gia nhiều hoạt động văn nghệ của nhà
trường và địa phương, giúp trẻ được thể hiện và nâng cao sự tự tin. Hoạt động
này vô cùng ý nghĩa với trẻ, bởi đây là cơ hội để trẻ rèn luyện và thỏa sức thể
hiện khả năng âm nhạc, từ đó giúp trẻ mạnh dạn, tự tin và nhiệt tình hơn. Điều
này giúp giáo viên dễ dàng hơn trong việc truyền tải kiến thức.
* Khó khăn
Trang thiết bị phục vụ cho dạy và học còn hạn chế, các dụng cụ để phục
vụ cho hoạt động âm nhạc còn thiếu nhiều, đồ dùng dụng cụ âm nhạc trong lớp
chưa phong phú, đa dạng nên ảnh hưởng tới các hoạt động âm nhạc của trẻ.
- Về phía giáo viên: Việc tự học, tự bồi dưỡng phương pháp dạy hát dân ca
cho trẻ chưa được quan tâm đúng mức. Việc xây dựng kế hoạch và lựa chọn các
bài hát dân ca chưa phù hợp. Môi trường âm nhạc để thu hút trẻ tích cực tham
gia hoạt động hát dân ca chưa phong phú. Việc lồng ghép dân ca vào các hoạt
động khác trong ngày chưa được chú trọng. Trang phục và đạo cụ để trẻ múa
minh họa, biểu diễn các bài dân ca còn hạn chế. Việc tổ chức cho trẻ biểu diễn
các bài dân ca của các vùng miền đất nước qua các ngày hội ngày lễ chưa được
thường xuyên. Việc phối kết hợp giữa phụ huynh và nhà trường chưa chặt chẽ.
- Về phía trẻ: Một số cháu phát âm chưa chuẩn và cũng chưa mạnh dạn
để hát. Trẻ chưa biết hát dân ca, không biết tên bài hát dân ca cho dù là bài dân
ca phổ biến của nơi mình sống. Khả năng hát và biểu diễn dân ca khơng đồng
đều, khơng có sự ham thích và biểu diễn các bài hát dân ca, việc sử dụng các
nhạc cụ và trang phục phù hợp với bài hát dân ca lại càng không biết rõ.
Do dịch bệnh covid kéo dàì nên ảnh hưởng đến các hoạt động trong đó có hoạt
động âm nhạc.
- Về phía phụ huynh: Phụ huynh trong lớp đa số còn trẻ, đời sống kinh tế
còn khó khăn do đó cha mẹ trẻ thường đi làm ăn xa gửi trẻ ở nhà với ông bà,
một số thì đi làm công nhân. Vì vậy thời gian sát sao, kèm cặp, chăm sóc trẻ còn
hạn chế. Việc phối hợp giữa giáo viên với phụ huynh chưa được thường xuyên
nên chưa hiểu rõ về đặc điểm riêng, những mặt mạnh yếu của trẻ.



5
Từ những khó khăn và thuận lợi trên, là một giáo viên chủ nhiệm lớp 3-4
tuổi, tôi đã tiến hành khảo sát trẻ lớp tôi với số trẻ là 32 cháu cụ thể cho thấy khả
năng nhận biết và một số tiêu chí của trẻ về dân ca như sau:
Bảng 1: Khảo sát chất lượng đầu năm học
Trẻ đạt
Chưa đạt
Tổng
TT
Nội dung khảo sát
Số
số trẻ Số
Tỷ lệ
Tỷ lệ
trẻ
trẻ
Trẻ nhớ tên các bài hát dân ca và
32
15
46,8
17
53,2
1 nhận biết dân ca của các vùng
miền
32
15
46,8
17

53,2
2 Trẻ hát đúng lời, đúng nhịp
Trẻ ham thích nghe các bài hát
32
20
62,5
12
37,5
3
dân ca
Trẻ hưởng ứng tích cực và vận
32
21
65,6
11
34,4
4
động theo lời bài hát dân ca
Trẻ thích chơi trò chơi âm nhạc
32
19
59,3
13
40,7
5 và biết cách tham gia chơi trò
chơi.
Qua kết quả của thực trạng trên với tổng số cháu có kiến thức về các bài
hát dân ca còn hạn chế: Số trẻ nhớ tên các bài hát dân ca và nhận biết dân ca của
các vùng miền còn ít; Số trẻ hát chưa đúng lời, đúng nhịp còn cao; nhiều trẻ còn
chưa ham thích nghe các bài hát dân ca; số trẻ trẻ hưởng ứng tích cực và vận

động theo lời bài hát dân ca còn hạn chế; nhiều trẻ chưa thích chơi trò chơi âm
nhạc và chưa biết cách tham gia chơi trò chơi. Từ thực trạng trên tôi luôn trăn
trở, tìm tòi và đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp để khắc phục những tồn tại,
hạn chế để đem lại kết quả khá khả thi như sau:
2.3. Các giải pháp đã sử dụng.
Giải pháp 1: Tự học, tự bồi dưỡng phương pháp dạy hát dân ca trong
hoạt động âm nhạc
Muốn chuyển tải một khúc hát dân ca đến với trẻ, đầu tiên giáo viên phải
thuộc bài hát, biết được nhịp điệu và giai điệu của bài hát, cao độ, trường độ,…
phong cách biểu diễn bài hát dân ca đó, thấy được tình cảm thật trong ca khúc và
cái hay, cái đẹp mà tác giả muốn gửi gắm vào ca khúc đó. Bên cạnh đó cân phải
tìm hiểu kĩ những câu từ mang đậm chất giọng địa phương để khi thể hiện bài
dân ca người nghe cảm nhận được cái hay cái đẹp đặc trưng của vùng miền. Để
làm được điều này tôi đã kiên trì rèn luyện bằng nhiều hình thức: Trước hết
nghiên cứu tài liệu, tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn, dự giờ đồng
nghiệp và học tập qua truyền thanh, truyền hình, qua ti vi, băng đài…
Nắm chắc phương pháp, hình thức tổ chức cho trẻ, mỗi ca khúc chuẩn bị
dạy cho trẻ tôi phải học thuộc, luyện hát nhiều lần cho đúng nhạc, những nốt
luyến láy sao cho đúng cao độ, trường độ... Khi hát phải hòa mình vào ca khúc,
thể hiện được tình cảm, cái hay cái đẹp của bài dân ca. Bên cạnh đó cần xây
dựng kế hoạch tổ chức hoạt động, phân loại theo khả năng cảm thụ dân ca của
trẻ, triển khai thực hiện nhiệm vụ từ dễ đến khó. Phải xem kĩ đề tài dạy và chọn


6
hình thức tổ chức như thế nào, nội dung trọng tâm dạy trong hoạt động là gì, đối
tượng trẻ đa số đã biết hay chưa biết, đối tượng nào khả năng âm nhạc tốt, đối
tượng nào nhút nhát, trong hoạt động này cần nhấn mạnh điểm nào, xác định
điểm nào dễ, điểm nào khó để chuẩn bị chu đáo, lựa chọn cách dạy phù hợp khi
lên lớp. Trao đổi kinh nghiệm của mình với các bạn đồng nghiệp về phương

pháp và trang phục phù hợp.
Chẳng hạn khi dạy trẻ hát các bài “Lý cây bông”, “Lý cây xanh” - dân ca
Nam bộ (chủ đề thế giới thực vật). Cô hát với nhịp điệu vui vẻ, dí dỏm, bắt
chước động tác bài hát để thu hút trẻ, nhẹ nhàng đi vào lòng người như một sản
vật trù phú của Nam bộ. Hoặc khi hát cho trẻ nghe bài “Hoa thơm bướm lượn” dân ca quan họ Bắc Ninh, hát với nhịp điệu mượt mà, uyển chuyển, trầm bổng,
nét mặt cô tươi cười, gần gũi. Trang phục là nón ba tầm và áo tứ thân để gây
hứng thú cho trẻ.
Hay khi dạy trẻ hát bài “Quê hương tươi đẹp”- dân ca Nùng lại hát với
nhịp điệu nhẹ nhàng, châm rãi, thiết tha, nét mặt vui tươi thể hiện được cảnh
thiên nhiên tươi đẹp, trù phú của quê hương. Hoặc khi hát cho trẻ nghe bài hát
“Mưa rơi”- dân ca Xá lại hát với nhịp điệu vui tươi, nhanh nhẹn. thể hiện đươc
sự sinh động, tấp nập của con người và sự vật hiện tượng nơi núi rừng Tây bắc
khi trời mưa. Hay khi hát cho trẻ nghe bài “ Gà gáy”- dân ca Cổng khao lại hát
với nhịp điệu nhanh nhẹn, dứt khoát thể hiện sự khẩn trương, thúc dục mọi
người thức dậy để bắt đầu công việc của một ngày mới. Vơi những bài hát này
trang phục phù hợp là quần áo, váy...dân tộc.
Với dân ca Trung bộ thì sâu lắng và mang đậm nét trữ tình khắc khoải,
man mát buồn như:“Lý Hồi nam”“ Hị Ba Lý” nên khi hát cần lấy hơi và luyến
láy ở những quãng rộng như ở bài “Lý Hồi Nam” có câu hát (Chim ơ kêu) cần
hát đúng để thấy sự đượm buồn của bài hát.
Quá trình giáo viên thể hiện, trẻ sẽ tiếp thu ca khúc một cách trọn vẹn, hiểu nội
dung bài hát, tích lũy thêm kiến thức, năng khiếu nghệ thuật,Từ đó trẻ có ngẫu
hứng, thích hát và biểu diễn các bài hát dân ca giống như cô giáo. Vì vậy tôi đã
sưu tầm các bài dân ca phù hợp với trẻ để trẻ có thể hát, múa, trải nghiệm và lớn
lên cùng dân ca dân tộc. Đặc biệt các bài hát đó phải được lồng ghép được vào
các chủ đề của chương trình.
Kết quả: Qua kiến thức đã học tập và phương pháp dạy hát dân ca, bản
thân tơi đã có được vốn kinh nghiệm phong phú về các loại hình dân ca dành
cho trẻ mầm non,
Giải pháp 2: Xây dựng kế hoạch lựa chọn các bài hát dân ca phù hợp

với lứa tuổi, giúp trẻ dễ thuộc, dễ nhớ và thường xuyên được thực hiện trong
các chủ đề
Có thể nói dân ca Việt Nam rất đa dạng và phong phú về thể loại và cho
từng lứa tuổi. Có những bài hát dân ca do người lớn hát đa số ca ngợi về quê
hương, đất nước. Bài hát dân ca dành cho trẻ mầm non rất giản dị của từng bông
hoa, con vật hay những hoạt động ngộ nghĩnh trong những trò chơi của trẻ. Có
rất nhiều bài khác nhau song để chọn được các bài hát phù hợp từng độ tuổi của
trẻ, dễ nhớ, dễ thuộc thì tôi tìm hiểu, nghe rất nhiều các bài hát dân ca, từ đó
chọn ra các bài dân ca thích hợp nhất với trẻ trong độ tuổi trẻ 3-4 tuổi đang


7
giảng dạy. Chính vì khả năng dễ nhớ, dễ tiếp thu, dân ca đi vào đời sống của trẻ
thơ một cách tự nhiên.
Chủ đề
Dạy hát
Nghe hát
+ Vui đến trường – Dựa theo + Lý dĩa bánh bò – Dân ca Nam
Trường mầm
lời bài “Đi cấy” – Dân ca bộ
non
Thanh Hoá
+ Trống cơm - Dân ca Đồng
+ Đèn cù – Dân ca ĐB bắc Bộ
bằng Bắc bộ
Bản thân
+Tránh xa CORONA (dựa
theo bài hát Trống cơm)
+ Cái bống - Dân ca Bắc bộ
+ Hát ru con - Dân ca Bắc bộ

Gia đình
+ Bà còng - Dân ca Bắc bộ
+ Ru em - Dân ca Xê Đăng
+Bà rằng - Bà rí- Dân ca Phú thọ
+ Hoa trong vườn - Dân ca
+ Lý kéo chài - Dân ca Nam bộ
Nghề nghiệp Thanh Hóa
+ Đi cấy - Dân ca Thanh Hóa
Thế giới
động vật

+ Cò lả - Dân ca Đồng bằng
Bắc Bộ
+ Bắc Kim thang - Dân ca
Nam Bộ

+ Gà gáy - Dân ca Cống Khao
+ Hoa thơm bướm lượn - Dân ca
quan họ Bắc Ninh
+ Lý con sáo - Dân ca Nam bộ

+ Lý cây bông + Lý cây xanh - +Lý cây khế - Dân ca Liên khu 5
Thế giới thực
Dân ca Nam bộ
+ Hái hoa - Dân ca Cao Bằng
vật
Giao thông
Hiện tượng
tự nhiên


+ Nhớ lời cô dạy - Dựa theo
lời bài hát Lý kéo chài - Dân
ca Nam bộ
Mưa rơi - Dân ca Xá

+ Quê hương tươi đẹp - Dân + Inh lả ơi - Dân ca Thái
ca nùng.
+ Lý hoài nam - Dân ca Bình
Trị Thiên
+Hò ba lý - Dân ca Quảng Nam
Như chúng ta đã biết việc xây dựng kế hoạch hoạt động là chìa khóa giúp
cho việc học của trẻ trở nên hiệu quả, thú vị, luôn được thay đổi và có tiến bộ
hơn. Vậy nên để cho trẻ hứng thú hơn với các làn điệu dân ca trong hoạt động
giáo dục âm nhạc, tôi đã chú ý quan sát những hành vi, trò chuyện với trẻ ngay
từ khi trẻ bắt đầu đến lớp để tôi nắm được tâm lý của trẻ, sở thích của trẻ, rồi
nhận thức của trẻ để có kế hoạch đưa làn điều dân ca đến với trẻ tốt hơn. Hơn
thế nữa tôi đã căn cứ vào thời gian, thời điểm thực hiện hoạt động, căn cứ vào
mức độ phát triển, khả năng thực tế của trẻ, khả năng hứng thú của trẻ. Tôi đã
lựa chọn và lên kế hoạch cho trẻ hoạt động phù hợp với chủ đề. Vì vậy tôi đã lựa
chọn các bài hát dân ca của các vùng miền đất nước phù hợp với lứa tuổi giúp
trẻ dễ thuộc, dễ nhớ và thường xuyên được thực hiện trong các chủ đề.
Trên đây là một vài ví dụ khi xây dựng kế hoạch lựa chọn các bài hát dân
ca, các chủ đề còn lại tôi đều xây dựng kế hoạch lựa chọn các bài hát dân ca và
Quê hươngĐất nước Bác Hồ


8
thực hiện xuyên suốt trong năm học.
Kết quả: Với giải pháp này có tới 95,0% trẻ trong lớp được tiếp xúc với
các làn điệu dân ca quê hương. Trẻ nhớ tên các bài hát dân ca và nhận biết được

dân ca các vùng miền, trẻ biết thêm cái hay, cái đẹp, cái bản sắc văn hóa đặc
trưng của các vùng miễn, Từ đó thêm yêu quê hương đất nước mình.
Giải pháp 3: Xây dựng môi trường âm nhạc phong phú cho trẻ tích cực
tham gia hoạt động hát dân ca
Âm nhạc là loại hình nghệ thuật xuất hiện rất sớm trong lịch sử của lồi
người, nó gắn bó với con người và trở thành nhu cầu không thể thiếu đối với đời
sống của mỗi chúng ta. Chính vì vậy mà âm nhạc là hoạt động mà ln được trẻ
u thích. Đó là nguồn hứng thú mạnh mẽ để trẻ cảm thụ nghệ thuật. Âm nhạc
còn là phương tiện thiết thực cho các hoạt động giáo dục ở trường mầm non. Để
thực hiện được một giờ hoạt động âm nhạc với các bài hát dân ca đạt kết quả
cao, trước hết phải nói đến các yếu tố cần thiết như tạo mơi trường kích thích trẻ
hoạt động âm nhạc như: tranh ảnh, đàn, loa đài và các phương tiện, trang phục,
dụng cụ phục vụ âm nhạc, trang trí phòng hấp dẫn nắm bắt được tâm lý của trẻ
tôi đã thực hiện những yêu cầu về tạo môi trương âm nhạc cho trẻ như sau:
* Mơi trường trong lớp: Góc âm nhạc là nơi trẻ có điều kiện thể hiện khả
năng âm nhạc của mình. Trẻ có thể làm quen, ơn luyện, củng cố và vận dụng
phát triển những kĩ năng âm nhạc qua các trò chơi, hoạt động phát triển khả
năng sáng tạo của trẻ. Tại đây, trẻ tự hát hay tự vận động theo nhạc, biểu diễn
một mình hay theo nhóm một cách thích thú và sáng tạo. Vì vậy, tùy vào từng
chủ đề giáo dục tôi lựa chọn hình ảnh và trang trí góc cho phù hợp, bố trí, đồ
dùng, khơng gian góc cho trẻ thoải mái được hoạt động.
( Ảnh 1: Xây dựng góc âm nhạc trong lớp -Phụ lục)
Ví dụ: khi dạy trẻ hát bài “Vui đến trường” dựa theo lời bài “Đi cấy” - dân
ca Thanh Hố. Chủ đề Trường mầm non. Tơi trang trí lớp học với cờ, hoa, bóng
bay rực rỡ, tạo sự hứng khởi vui tươi cho trẻ.
Hay khi dạy trẻ hát bài dân ca “Trống cơm”- Dân ca Đồng bằng Bắc bộ .
Chủ đề “Bản thân”. Tơi trang trí xung quanh lớp bằng các loại trống, hình ảnh
trống cơm trên máy vi tính, nhạc bài: Trống cơm.
Ở góc chơi tơi chuẩn bị các loại trống tự làm, bằng những nguyên vật
liệu, sẵn có, sưu tầm. Khi kết thúc bài trẻ về góc chơi vừa nghe hát vừa trang trí

trống cơm từ đó trẻ được củng cố tai nghe, hát theo bạn giúp trẻ thuộc lời nhanh
hơn, hứng thú hơn.
Ví dụ: Khi dạy trẻ vận động bài “Cò lả” dân ca đồng bằng Bắc bộ, chủ
đề thế giới động vật. Trang trí lớp theo chủ đề thế giới động vật, sưu tầm tranh
ảnh mô hình con cò từ bìa caton cho mỗi trẻ hoạt động.
* Mơi trường ngồi lớp: Trẻ được hoạt động ngồi trời tiếp xúc với mơi
trường tự nhiên và mơi trường xã hội là rất quan trọng. Trên các mảng tường
ngồi lớp trang trí bằng cách vẽ hình ảnh về các trang phục, nhạc cụ phù hợp với
dân ca vùng miền hoặc thể hiện nội dung các trò chơi dân gian, phù hợp với lứa
tuổi và chủ đề trẻ thực hiện để khi cho trẻ đi dạo, đi chơi cô trò chuyện với trẻ về
các bức vẽ trên tường kích thích trẻ trả lời, tạo hứng thú để trẻ làm quen với
những nhạc cụ, trang phục và những điệu hát dân ca.


9
Ví dụ: Bức tranh vẽ các bạn đang múa hát dân ca
Tơi hỏi trẻ các con có nhận xét gì về bức tranh này?
Tương tự ở các mảng tường cô đặt ra các câu hỏi, khuyến khích trẻ trả lời, cô
định hướng, nhắc nhở, giúp đỡ khi trẻ không tự trả lời được. Cô cho nhiều trẻ
được trả lời và sau mỗi câu trả lời cho trẻ được nhắc lại.
Kết quả: Khi tạo cho trẻ môi trường phong phú, sinh động, hấp dẫn để trẻ
hoạt động âm nhạc, thì trong lớp có tơi 95% trẻ hứng thú, tích cực tham gia hát
dân ca một cách sôi nổi hơn.
Giải pháp 4: Nâng cao chất lượng hát dân ca cho trẻ trong hoạt động
học có chủ định
* Trong hoạt động học Âm nhạc
Hoạt động học âm nhạc là hoạt động trong việc tổ chức dạy hát cho trẻ.
Tại đây trẻ có khoảng thời gian tương đối thoải mái để cảm thụ, trải nghiệm, thể
hiện giai điệu các bài hát dân ca. Chính vì vậy trong hoạt động âm nhạc cần linh
hoạt khi sử dụng các phương pháp để giờ học thoải mái khơng gò bó, vào bài

một cách sinh động tạo hứng thú giúp trẻ nhanh làm quen với bài hát và đem lại
hiệu quả cao:
+ Sử dụng linh hoạt phương pháp truyền khẩu khi dạy trẻ hát dân ca
Đây là một phương pháp được sử dụng nhiều nhất, trước khi dạy cho trẻ
hát cô cần phải hát cho trẻ nghe trước, đòi hỏi cô phải hát chuẩn lời, phát âm
chuẩn và mở khẩu hình đúng, to, tròn, rõ. Có thể cho trẻ đọc lời của bài cho
thuộc trước sau đó mới ghép nhạc. Khi hát có thể hát từng câu, từng đoạn hay cả
bài tùy thuộc vào độ dài ngắn của bài. Trong âm nhạc điều quan trọng nhất là
giai điệu và ca từ, mà đối tượng chúng ta đang muốn hướng tới là trẻ mẫu giáo
3-4 tuổi vì vậy việc chỉnh sửa lời ca và giai điệu là hết sức quan trọng.
+ Sử dụng linh hoạt phương pháp đàm thoại khi dạy trẻ hát dân ca
Trước khi hướng trẻ tới bài hát tôi cần trao đổi gợi mở cho trẻ về nội dung
của bài về ca từ, giai điệu, tiết tấu. Phương pháp này nhằm kích thích hoạt động
nhận thức của trẻ, đòi hỏi trẻ tự tìm tòi khám phá, trao đổi, bộc lộ suy nghĩ của
mình sau đó cơ sẽ là người tóm lược lại những cái chung nhất. Hãy để cho trẻ tự
bộc lộ khả năng cảm thụ của mình, từ đó trẻ thêm hiểu, thêm yêu các làn điệu
dân ca đằm thắm, mượt mà. Với những bài hát có nội dung giáo dục tình cảm
đạo đức, giáo viên có thể đặt câu hỏi ngắn để trò chuyện với trẻ về ý nghĩa của
nội dung bài hát, đồng thời lồng ghép giáo dục lễ giáo.
Ví dụ: Trong chủ đề Gia đình: Bài dân ca “Cái bống” (dân ca Bắc bộ).
tơi đặt câu hỏi giáo dục trẻ:
+ Con có cảm nhận gì về tình cảm của Bống dành cho mẹ?
+ Con sẽ làm gì để giúp đỡ ơng bà, cha mẹ?
Qua những câu hỏi mang tính giáo dục càng làm cho trẻ biết cách yêu
thương và thể hiện tình yêu thương trong gia đình, giữa con người với con
người. Hoặc thái độ hành vi văn minh với mn lồi trong các bài dân ca khác
về thế giới các con vật, cây cối xung quanh trẻ.
Ở mỗi chủ đề chúng ta đều có thể tích hợp lồng ghép giáo dục trẻ như: Chủ
đề Thế giới thực vật giúp trẻ nhận biết thêm về các loại hoa, rau củ quả có tác
dụng với cuộc sống và sự phát triển của cơ thể…Với chủ đề Gia đình giúp trẻ



10
nhận biết những người thân trong gia đình, biết yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ
mọi người... Ở chủ đề Quê hương - Đất nước - Bác Hồ giúp trẻ cảm nhận được
vẻ đẹp thiên nhiên của từng vùng miền. Từ đó giúp trẻ thêm yêu quê hương đất
nước con người Việt Nam
+ Sử dụng linh hoạt phương pháp sử dụng hình tượng trực quan khi dạy
trẻ hát dân ca.
Hình tượng trực quan rất quan trọng đối với trẻ vì tư duy của trẻ là tư duy
trực quan hình tượng. Vì vậy khi hướng trẻ đến làn điệu dân ca nào đó đòi hỏi
phảỉ có đồ dùng trực quan giúp trẻ có khả năng cảm thụ âm nhạc tốt hơn như:
hình ảnh, phim, video…có liên quan đến nội dung của bài dân ca. Ngoài các
hình tượng trực quan trên thì cử chỉ, nét mặt, trang phục biểu diễn của cô và trẻ
là một phương tiện trực quan sinh động nhất mà trẻ có thể cảm nhận thực tế
nhất, khêu gợi cảm xúc thẩm mĩ cho trẻ, góp phần rất quan trọng vào thành cơng
của tiết học.
Ví dụ: Trong chủ đề Nghề nghiệp hoạt động nghe hát bài “Đi cấy” (dân
ca Thanh Hóa) để gây hứng thú cho trẻ, tơi cho trẻ xem băng ghi hình bà con
nông dân đang cấy lúa miêu tả theo nội dung bài hát. Sau đấy là sự xuất hiện của
các bạn nhỏ với khuôn mặt vui tươi ngộ nghĩnh cùng với đó là trang phục dân
tộc của các bạn ở quê hương Thanh Hóa trẻ được hát cùng nhau, thi đua nhau
hát và thêm một trải nghiệm nữa là trẻ được nghe cô hát và hát cùng cô với sự
xuất hiện của những vị khách mời đến cùng tham dự trong trang phục váy áo
yếm xinh xắn. Điều này càng làm cho trẻ thực sự được lôi cuốn.
(Ảnh 2: Trẻ xem múa sen bài “ Đi cấy”- Phụ lục )
+ Phương pháp sử dụng các trò chơi âm nhạc
Trong âm nhạc thì trò chơi âm nhạc ln đóng một vai trò quan trọng. Trò
chơi âm nhạc trẻ được phát triển trí nhớ, rèn luyện khả năng nghe nhìn, sự nhanh
nhẹn năng động của trẻ. Với các trò chơi luôn mang đậm chất dân ca như: Nghe

âm thanh đoán tên nhạc cụ dân tộc, nghe dân ca đoán tên làn điệu…Để thu hút
được sự hứng thú của trẻ khi tham gia trò chơi thì điều quan trọng là phải chọn
các trò chơi phù hợp với nội dung bài học, đối tượng học, không gian hoạt động
sao cho phù hợp. Khi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi âm nhạc tôi đã tiến hành theo
các bước:
+ Giới thiệu tên trò chơi.
+ Giới thiệu cách chơi.
+ Hướng dẫn trẻ chơi.
( Ảnh 3: Trẻ chơi trị chơi“Nghe âm thanh đốn tên đồ vật”- Phụ lục)
Để dân ca đến với trẻ nhẹ nhàng hứng thú tránh sự nhàm chán và gó bó
trong khn mẫu trong hoạt động tơi đã tìm tòi các hình thức sáng tạo khác nhau
nhằm cuốn hút trẻ vào với hoạt động dân ca:
Ví dụ: Chủ đề “Quê hương – Đất nước – Bác Hồ”.
- Nội dung trọng tâm dạy hát “ Quê hương tươi đẹp” - Dân ca Nùng:
- Nghe hát:“Inh là ơi” dân ca Thái.
- Trò chơi âm nhạc “Nghe tiếng hát, tìm đồ vật”.
Hình thức tổ chức chương trình giao lưu văn nghệ “Khúc hát dân ca”.
* Cách tiến hành


11
+ Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, gây hứng thú
Nhiệt liệt chào mừng các con đến với chương trình giao lưu văn nghệ
“Khúc hát dân ca” ngày hôm nay. Đến với chương trình ngày hôm nay cô và các
con rất vinh dự được chào đón các cơ giáo trong trường mầm non Liên lộc cũng
về dự hãy dành một tràng pháo tay nhiệt liệt chào mừng. Và thành phần rất quan
trọng khơng thể thiếu được đó là 2 đội chơi đến từ lớp 3-4 tuổi B.
-Xin chào mừng đội hoa đỏ. ( trẻ từng đội đi ra đứng vào vị trí của đội mình)
- Xin chào mừng đội hoa vàng.
Hãy dành một tràng pháo tay thật lớn chúc mùng 2 đội chơi của chúng ta

và đồng hành cùng chương trình “Khúc hát dân ca” ngày hôm nay là cô người
dẫn chương trình Thu Hà.
Bạn nào giỏi cho cô biết tuần này chúng mình đang học ở chủ đề gì? (Quê
hương - Đất nước - Bác Hồ)
Có một bài thơ nói về quê hương đấy các con chú ý lắng nghe nhé.
“Q hương là gì hở mẹ
Mà sao cơ giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ rất nhiều...”
Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ “Quê hương” của tác giả Đỗ Trung Quân
Vậy các con có biết nước mình tên là gì khơng? (nước Việt Nam)
Các con có biết quê hương mình có gì đẹp khơng?
Để biết dược q hương mình có gì đẹp cô mời các con du lịch cùng cô qua màn
hình nhỏ nhé. (cơ bật ti vi)
Cơ nói; Trên màn hình nhỏ là bản đồ đất nước Việt Nam yêu dấu,với dáng hình
chữ S. Đất nước ta được chia làm ba miền rõ rệt, đó là miền Bắc, miền Trung và
miền Nam. Và bây giờ mời các con đến với Miền Nam của tổ quốc, có thành
phố mang tên Bác, thành phố Hồ Chí Minh sầm uất, nguy nga. Dời miền Nam
chúng ta đến với dải đất miền Trung đầy nắng và gió với các cơ gái Huế trong tà
ào dài truyền thồng thướt tha. Dời miền trung xin mời các con ngược ra Bắc đến
với thủ đô Hà Nội trái tim của cả nước. Đến đây các con sẽ được viếng lăng Bác
Hồ kính yêu, thăm văn miếu Quốc Tử Giám ; Hồ gươm; cột cờ Hà Nội và đây là
lá cờ Tổ quốc.
Ai giỏi cho cô biết cờ Tổ quốc có đặc điểm gì? (cờ đỏ có sao vàng ở giữa)
Các con vừa được du lịch qua màn hình nhỏ các con thấy q hương mình có
đẹp khơng? Các con có u q hương mình khơng?
u q hương thì các con phải chăm ngoan, học giỏi, để lớn lên xây dựng quê
hương ngày càng giầu đẹp nhé.
+ Hoạt động 2: Nội dung
* Dạy hát bài dân ca “ Quê hương tươi đẹp”- dân ca Nùng

Các con ạ có một bài hát rất hay nói về quê hương đấy. Các con có biết đó là bài
hát gì khơng? Các con hãy lắng nghe nhạc của bài hát nhé (dạo đoạn nhạc quê
hương tươi đep)
Các con vừa nghe giai điệu bài hát gì? (Quê hương tươi đẹp)
Bài hát thuộc làn điệu dân ca nào?
Mời hai đội chú ý lắng nghe cô Thu Hà hát bài “Quê hương tươi đẹp” nhé.


12
Cô hát lần 1 (không nhạc): giới thiệu tên bài hát, làn điệu dân ca, giới thiệu nội
dung bài hát.
Cô hát lần 2 kết hợp nhạc: Hỏi trẻ tên bài hát, đây là làn điệu dân ca nào?
Các con muốn hát hay như cô không nào?
Xin mời cả hai đội hát cùng cô nhé ( cả lớp hát hai lần). Cô sửa sai
Để thể hiện tình cảm dành cho đội bạn mời hai đội đứng dậy hát đối đáp nhau
nhé.( mỗi đội hát một lần)
Vừa rồi cô thấy hai đội đã hát rất hay rồi bây giờ mỗi đội hãy chọn ra 2 thành
viên xuất sắc nhất lên thể hiện bài hát nào.(hát theo nhóm)
Cơ còn một phần biểu diễn đặc biệt dành cho ca sỹ xuất sắc nhất. ( hát cá nhân)
Các con đã hát rất hay bài hát (Quê hương tươi đẹp) mời cả hai đội chúng mình
đứng lên hát bài hát một lần nữa nào.
Các con vừa học hát bài hát gì? (Quê hương tươi đẹp)
Bài hát thuộc làn điệu dân ca nào?
Vừa rồi cả hai đội đã thể hiện tài năng của mình rất xuất sắc cả hai đội xứng
đáng nhận được một tràng pháo tay thật to.
* Nghe hát; Inh là ơi – dân ca Thái.
Chia tay với dân tộc Nùng mời các con đến với dân tộc Thái qua bản nhac (dạo
đoạn nhạc Inh là ơi – dân ca Thái)
Đoạn nhạc của bài hát nào? ( Inh là ơi)
Bài hát thuộc làn điệu dân ca nào?

Để đáp lại sự yêu mến của hai đội chơi người dẫn chương trình xin được giao
lưu với hai đội bài hát “ Inh là ơi”- Dân ca Thái.
Cô hát cho trẻ nghe lần một kết hợp đệm đàn: Giới thiệu tên bài hát; làn điệu
dân ca; nội dung bài hát.
Dân tộc Thái là đồng bào sống ở miền núi Tây Bắc của nước ta. Các cô gái Thái
lộng lẫy trong bộ váy xòe đẹp mắt và khi mùa xuân đén nơi núi rừng Tây Bắc
các loài hoa đua nhau khoe sắc.
Cô hát lần 2: thể hiện điệu minh họa bài hát. Động viên trẻ hưởng ứng cùng cô.
(Ảnh 4; Ảnh 5: Cô và trẻ hoạt động trong giờ âm nhạc - Phụ lục)
Như chúng ta đã biết hoạt động âm nhạc là một hoạt động nghệ thuật. Vì
vậy trong giờ hoạt động không nên bắt buộc trẻ phải ngồi gò bó. Trẻ có thể biểu
hiện thái độ thích thú như: Giậm chân, vỗ tay, lắc lư, vẫy tay theo nhịp bài hát…
Khi bước vào hoạt động, cần giới thiệu bài hát và hát cho trẻ nghe hoặc sử dụng
các hình thức cuốn hút như: Lời nói, văn vần, đọc thơ, kể chuyện hoặc dụng
tranh ảnh, đồ vật có nội dung phù hợp để giới thiệu và dẫn dắt vào nội dung bài
hát.
Trong hoạt động cô hát mẫu cho trẻ nghe có nhiều hình thức như: Hát có
đệm đàn, hát có gõ đệm theo nhịp bài hát bằng mõ, thanh tre, trống lắc, xắc xơ.
Cơ cũng có thể đánh đàn giai điệu bài hát cho trẻ nghe hoặc mặc trang phục múa
minh họa bài hát. Sử dụng các phương tiện điện tử để tổ chức cho trẻ nghe
những bản nhạc dân ca không lời hòa tấu hoặc độc tấu. Với hoạt động này cô
cần tìm hiểu nội dung bản nhạc để trang bị cho trẻ những hiểu biết cơ bản, giúp
trẻ cảm nhận rõ hơn về ý nghĩa nghệ thuật của tác phẩm.
* Trò chơi âm nhạc: “Nghe tiếng hát, tìm đồ vật”.


13
Để buổi giao lưu khúc hát dân ca ngày hôm nay được sôi động hơn, xin mời 2
đội đến với trò chơi “Nghe tiếng hát, tìm đồ vật”.
Cách chơi: Một bạn lên đội mũ chóp kín. Một bạn lên dấu đồ vật sau lưng bạn

khác sau đó bạn bỏ mũ chóp kín ra và đi tìm, cả lớp hát. Khi bạn đi tìm đang ở
xa đồ vật thì cả lớp hát nhỏ, khi bạn đi tìm đến gần chỗ dấu đồ vật thì cả lớp hát
to, hát nhanh, bạn đi tìm phải chú ý tìm đồ vật ở xung quanh khu vực đó
Luật chơi; Khi tìm được đồ vật thì nói đúng tên đồ vật vừa tìm được.
- Cơ tổ chức cho trẻ chơi trò chơi:
+ Hoạt động 3: Kết thúc
Trò chơi “Nghe tiếng hát, tìm đồ vật” đã khép lại chương trình “Khúc hát dân
ca” ngày hôm nay. Các ca sĩ nhí đã mang đến chương trình lời ca tiếng hát ngọt
ngào cả 2 đội đã xứng đáng dành chiến thắng. Xin chào, hẹn gặp lại!
Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non. Vì vậy trò chơi âm nhạc
là hình thức tạo cho trẻ phát triển năng khiếu âm nhạc.Khi tổ chức trò chơi âm
nhạc nhất thiết phải có yếu tố âm nhạc. Cơ cần nghiên cứu các trò chơi, cần
hướng dẫn trẻ chơi đúng luật chơi và cách chơi, với trò chơi mới cần tập hợp
một nhóm trẻ chơi trước, sau đó động viên nhiều trẻ khác cùng chơi.
Trong hoạt động được tổ chức thực hiện, trẻ được chơi với cô, được gần
gũi trò chuyện với cơ. Về đội hình khơng cứng nhắc, có thể cho trẻ thay đổi
nhiều đội hình khác nhau như hình tròn, chữ u, tự do...Có thể biển tiết học thành
hình thức hội thi trên sân khấu ở góc âm nhạc, để trẻ được thoải mái hoạt động
nhanh nhẹn. vận động thành thạo theo lời ca nhằm khuyến khích trẻ học tốt hơn.
Tuyệt đối không chê trẻ, tôn trọng trẻ, nhẹ nhàng sửa sai đối với những trẻ thực
hiện chưa đúng.
Kết quả: Sau khi áp dụng biện pháp đa số trẻ trong lớp nhớ tên bài hát, biết
thêm được nhiều làn điệu dân ca; thuộc lời bài hát, hát đúng lời, đúng nhạc; biết
cách chơi các trò chơi âm nhạc và hứng thú tham gia trò chơi.
Giải pháp 5: Lồng ghép dân ca vào các hoạt động khác trong ngày
Như chúng ta đã biết đặc điểm trẻ ở độ tuổi mẫu giáo “Học mà chơi, chơi
mà học” nên việc học không thể lúc nào cũng mang ra ép buộc với trẻ cũng như
không phải hoạt động âm nhạc nào cũng mang dân ca ra để dậy trẻ sẽ khiến trẻ
bị nhàm chán, khơng có hứng thú vào hoạt động. Vậy vấn đề đặt ra là làm sao để
thu hút trẻ? Để giải quyết được câu hỏi này đòi hỏi người giáo viên phải biết kết

hợp nhuần nhuyễn và tinh tế vào các hoạt động học khác sao cho thật tự nhiên,
trẻ tham gia họat động một cách thoải mái. Không chỉ cho trẻ gần hơn với dân
ca trong hoạt động học âm nhạc mà trong các hoạt động học khác tôi cũng lồng
ghép các bài hát dân ca phù hợp với nội dung bài dạy.
+ Hoạt động đón trẻ: Ở hoạt động đón trẻ, là lúc cần tạo khơng khí vui
vẻ, lôi cuốn trẻ đến trường, vì các cháu chưa tự giác. Giai đoạn này trẻ tạm thời
bước ra những tình cảm âu yếm mà bố mẹ dành cho để đến trường, lúc này dân
ca góp phần tác động rất lớn. Vì vậy tôi chủ động sưu tầm các bài hát dân ca có
nội dung giáo dục phù hợp với trẻ, phù hợp với chủ đề đang thực hiện và coppy
mở cho trẻ nghe nhằm lôi cuốn, tạo hứng thú ở trẻ, với chủ đề “Trường mầm
non “Ngày hội bé đến trường” tơi lựa chọn bài hát “Lý dĩa bánh bị” (dân ca
Nam bộ) nói đến tình cảm giữa người thầy và người học sinh, bài hát có nhịp


14
điệuvừa phải, sắc thái vui vẻ trong lời ca.
+ Hoạt động thể dục sáng:
Ví dụ: Trong hoạt động tập thể dục buổi sáng tôi cho trẻ tập thể dục kết
hợp vớimở băng đĩa bài “Gà gáy” (dân ca Cống Khao) tạo cho trẻ một
khơng khí thoải mái, khỏe khoắn và hứng thú khi tập luyện.
+ Hoạt động tạo hình: Vẽ vườn cây ăn quả - Chủ đề thế giới thực vật
Giáo dục âm nhạc trong giờ tạo hình ngoài việc trẻ thực hành, cô mở máy
cho trẻ nghe bài hát “Lý cây xanh” dân ca Nam bộ, có nội dung tương đối phù
hợp với đề tài trẻ đang thực hiện, ở đây ngồi ý tưởng trên bản thân tơi đã tổ
chức nhiều hoạt động thao giảng ở trường với nội dung là cho trẻ nghe bài hát
có nội dung phù hợp với đề tài, đàm thoại trước khi trẻ thực hành. Sau đó từ nội
dung bài hát giáo viên kết hợp đàm thoại như:
- Chúng mình vừa được nghe bài hát nói về cái gì?
- Cây có mầu gì? Lá mầu gì?
Những câu hỏi đàm thoại đó giúp trẻ có thêm một số ý tưởng trong quá

trình vẽ để có sản phẩm sáng tạo. Chính vì vậy mà để nâng cao chất lượng giáo
dục âm nhạc thông qua tình hình thực tế ở trường, lớp giáo viên cần hướng dẫn,
gợi ý như sau: là cô giáo mầm non, khi bắt đầu tiến hành hoạt động nào đó với
trẻ, cơ giáo nên khởi đầu bằng các trò chơi, hát bài hát dân ca, nghe các giai điệu
nhẹ nhàng và cho trẻ hát các bài hát ngắn, dễ nhớ. Cơ có thể ghi âm các bản
nhạc hay để phục vụ tốt cho các hoạt động này. Do vậy, giáo viên mầm non cần
trau dồi kiến thức, kĩ năng cảm nhận và thể hiện cái đẹp xung quanh hơn nữa,
để vận dụng tổ chức tốt các hình thức cho trẻ tập hát, nghe nhạc, vận động, chơi
trò chơi đóng vai, đóng kịch phù hợp, hiệu quả hơn với trẻ.
+ Hoạt động làm quen với văn học: Trong hoạt động làm quen với tác
phẩm văn học, âm nhạc đóng vai trò vơ cùng quan trọng và cần thiết để tạo
hứng thú cho trẻ cảm thụ bài thơ, câu chuyện thông qua việc đọc diễn cảm, hiểu
nội dung... để truyền đạt tới trẻ những vẻ đẹp của tiếng nói dân tộc, sản phẩm trí
tuệ và tình cảm của bao thế hệ người Việt Nam nối tiếp nhau. Thông qua hoạt
động kể chuyện “Cháu ngoan của bà”, Sau khi trẻ nghe truyện xong cô kết hợp
cho trẻ nghe bài hát “Bà còng - Dân ca Bắc bộ”.
Hay khi dạy trẻ đọc bài thơ “Mưa” (Chủ đề hiện tượng tự nhiên), tôi hát cho trẻ
nghe bài hát “Mưa rơi” – Dân ca Xá. Và chính giai điệu trữ tình của bài hát
giúp cho câu truyện được hay hơn, tiết học thêm sinh động, phong phú và trẻ rất
chú ý.
+ Trong hoạt động khám phá khoa học:
- Để giúp trẻ hiểu đúng đắn về những đề tài của giờ hoạt động chung làm
quen khám phá khoa học thông qua việc trò chuyện, đàm thoại, quan sát, trò
chơi...thì việc kết hợp sử dụng âm nhạc trong giờ học góp phần tạo cho trẻ có
cảm xúc với các đối tượng như bài “Tìm hiểu một số lồi hoa” u cầu là trẻ
phân biệt được một số loại hoa, so sánh, nhận xét sự giống và khác nhau... biết
thưởng thức vẻ đẹp, mùi thơm, u q, bảo vệ...sau đó ta cho trẻ nghe bài hát
“Hoa trong vườn” (dân ca Thanh Hóa), “Hoa thơm bướm lượn” (dân ca quan
họ Bắc Ninh); “Lý cây xanh”(dân ca Nam bộ)
+ Hoạt động ngoài trời: Vào đầu giờ cơ có thể ổn định trẻ bằng việc cho



15
trẻ hát, nghe hát bài dân ca liên quan đến chủ đề dạo chơi.
Ví dụ: Bài hát “Hoa thơm bướm lượn”,“Gà gáy”,“Lý cây xanh; lý cây bơng”.
+ Hoạt động góc: Trong chương trình giáo dục mầm non, hoạt động góc
được thực hiện song song với giờ hoạt động có chủ định. Vì vậy, việc hướng dẫn
trẻ thông qua giờ hoạt động góc cũng là giải pháp rất cần thiết và hữu hiệu. Giải
pháp này nhằm phát triển ở trẻ cảm giác nhịp điệu về âm nhạc, qua đó giúp trẻ
thể hiện nhịp điệu Dân ca bằng chính hoạt động của mình.
Ví dụ: Khi cho trẻ hoạt động góc ở góc âm nhạc cần tổ chức cho trẻ hoạt
động như sau: Cho trẻ vỗ tay, đệm theo tiết tấu chậm, sử dụng một số đạo cụ
như, trống, xắc xô, phách gõ đệm theo nhịp của bài hát. Tổ chức cho trẻ ôn
luyện bài hát, kỹ năng vận đông theo nhạc qua việc tổ chức trò chơi tại góc nghệ
thuật, cho trẻ hát và biểu diễn các bài hát dân ca với các nhạc cụ và trang phục
yêu thích phù hợp với nội dung bài.
(Ảnh 6: Trẻ biểu diễn dân ca ở góc âm nhạc-Phụ lục)
+ Hát cho trẻ nghe trước khi vào giấc ngủ trưa: Bài“Đi cấy” (dân ca
Thanh Hóa), “Ru con” (dân ca Nam bộ),“Ru em” (dân ca Xê Đăng),“Cò lả”
(dân ca Đồng bằng Bắc bộ), Inh lả ơi (Dân ca Thái), “ Hát ru con” ( dân ca Bắc
bộ)... để đưa trẻ vào giấc ngủ một cách nhẹ nhàng êm ái.
+ Hoạt động theo ý thích: Một số buổi chiều trong tuần tôi dành thời gian
để ôn luyện một số bài hát dân ca đã học hoặc hướng dẫn bài hát mới, có thể cho
trẻ tự hoạt động âm nhạc theo ý thích. Đây là thời gian cho trẻ củng cố lại những
kiến thức âm nhạc, góp phần hình thành kĩ năng âm nhạc hát, biểu diễn dân ca.
Cho trẻ tự hoạt động dân ca theo ý thích còn là hình thức hoạt động thể hiện tính
tích cực, sáng tạo của trẻ. Đặc biệt đối với trẻ nhút nhát, thiếu tự tin cơ cần có kế
hoạch giúp đỡ trẻ qua hình thức tự hoạt động âm nhạc một cách tế nhị, khéo léo.
+ Hoạt động trả trẻ: Vào các buổi chiều khi trả trẻ tôi thường xuyên trao
đổi với phụ huynh về khả năng hát, biểu diễn dân ca của trẻ ở lớp, khuyến khích

phụ huynh ủng hộ việc phát triển năng khiếu cá nhân của trẻ. Đồng thời vận
động phụ huynh về nhà thường xuyên cho trẻ hát, múa dân ca để trẻ mạnh dạn,
tự tin và được củng cố lại kiến thức đã học.
Kết quả: Với cách này có tới 95,0% trẻ nhớ tên các bài hát dân ca. Và chú ý
lắng nghe các bài hát dan ca.
Giải pháp 6: Chuẩn bị trang phục và đạo cụ để trẻ múa minh họa, biểu
diễn các bài dân ca
Có thể nói bất cứ hoạt động nào trong trường mầm non cũng phải gắn liền
với đồ dùng trực quan. Đây là điều rất cần thiết vì tư duy của trẻ mẫu giáo là tư
duy trực quan hình tượng. Nếu không có đồ dùng đồ chơi thì trẻ sẽ khơng lĩnh
hội được kiến thức một cách đầy đủ, nhanh chóng. Hiện nay khi thực hiện
chương trình giáo dục mầm non, điều khó khăn nhất đối với chúng ta là làm thế
nào hoạt động thật đơn giản nhưng đạt hiệu quả cao. Chính vì vậy, tơi đã tận
dụng các ngun vật liệu để làm đồ dùng đồ chơi âm nhạc cho trẻ trải nghiệm.
Ví dụ: Tìm kiếm những hộp bánh bỏ đi để làm bộ trống gõ; Tận dụng
những đoạn tre, nứa, gáo dừa để làm phách tre, các nắp chai bia để làm xúc xắc,
vỏ lon bia để làm trống lắc. Những chiếc vành nón hỏng để làm vòng. Các loại
xốp màu để làm mũ múa ... Ngoài ra còn tận dụng các chất liệu khác dễ tìm, sẵn


16
có, rẻ tiền để làm trang phục múa cho trẻ như: vải vụn thiết kế các trang phục
dân tộc cho trẻ múa hát các bài hát dân tộc, làm váy, áo từ các loại giấy bóng
kính bọc hoa, thiết kế thành các trang phục cho trẻ tham gia biểu diễn các bài hát
dân ca các vùng miền đặc biệt là hát dân ca như áo tứ thân kết hợp cùng với
dụng cụ như phách tre, trống, các vỏ của con ngao, hến, làm kèn…Hay khi vận
động bài “Bà Còng” trẻ được đội mũ tôm, cua, cá, mặc áo tứ thân, đầu vấn
khăn… Hoặc tận dụng các loại giấy màu để làm hoa múa, kích thích trẻ hứng
thú tham gia hoạt động âm nhạc hiệu quả cao hơn...Những tiết tấu, giai điệu,
nhịp điệu mang âm thanh đến với trẻ thì trang phục sẽ mang đến cho trẻ sự cảm

nhận về những nét văn hóa đặc sắc của vùng miền giúp trẻ phát triển thẩm mĩ,
khả năng cảm thụ cái đẹp.
(Ảnh 7: Đạo cụ tự làm và trang phục trẻ biểu diễn dân ca- Phụ lục)
Kết quả: Với cách này giúp trẻ biết thêm nhiều loại đạo cụ phục vụ trong hoạt
động hát dân ca, trẻ biết sử dụng thành thạo các loại đạo cụ. Từ đó trẻ thêm
hứng thú tích cực tham gia hoạt động.
Giải pháp 7: Tổ chức cho trẻ biểu diễn các bài dân ca của các vùng
miền đất nước qua các ngày hội ngày lễ và ở mọi lúc, mọi nơi
Trong năm học, ở trường mầm non Liên Lộc, các bé được tham gia nhiều
các ngày hội ngày lễ có ý nghĩa khác nhau như: Trước mỗi ngày hội, ngày lễ tôi
thường dành khoảng 3-4 tuần để lên kế hoạch thực hiện chương trình phục vụ
ngày lễ, ngày hội. Thông qua các hoạt động tổ chức các ngày lễ hội cơ giáo có
thể tổ chức các hoạt động âm nhạc có nội dung liên quan đến chương trình biểu
diễn văn nghệ mà tất cả trẻ trong lớp được tham gia giao lưu với các bạn, trẻ
được rèn luyện kỹ năng âm nhạc nhuần nhuyễn nhằm giúp trẻ trong lớp đều có
cơ hội được giao lưu với nhau, giúp trẻ tự tin, mạnh dạn và tỏ ra hứng thú với
âm nhạc.
Như ngày hội của bé đến trường; tết Trung Thu; kỷ niệm ngày nhà giáo
Việt Nam. Đặc biệt năm học 2021-2022 nhà trường đã tổ chức hội thi “Bé với
làn điệu dân ca”. Thơng qua ngày hội có ý nghĩa giáo dục lễ giáo, phát triển tình
cảm và quan hệ xã hội cho trẻ. Đây cũng là cơ hội tốt để tôi tham mưu trong kế
hoạch tổ chức và kịch bản của nhà trường dành một phần thời lượng chương
trình văn nghệ cho các tiết mục dân ca phù hợp với chủ đề của từng ngày hội,
ngày lễ để trẻ có cơ hội được giao lưu trải nghiệm dân ca với ngày hội, ngày lễ.
Ví dụ: Trong ngày hội của bé đến trường có các tiết mục dân ca “Lý dĩa
bánh bị” - dân ca Nam bộ, nói về tình cảm giữa người thầy và người học sinh.
“Vui đến trường” - Dựa theo lời bài "Đi cấy" - Dân ca Thanh Hố.
Trong ngày Tết Trung Thu có tiết mục dân ca “Đèn cù, trống cơm”- dân ca
Đồng bằng Bắc Bộ hay “Trèo lên quán dốc” - dân ca quan họ Bắc Ninh, có ý
nghĩa nói về ngày tết trung thu, đồ chơi trung thu của bé. Ngoài ngày hội, ngày

lễ trong trường tôi còn chú trọng cho trẻ được thưởng thức dân ca mang đậm
tính chất vùng miền như đến với chủ đề “Quê hương - Đất nước - Bác Hồ”, tôi
tổ chức cho trẻ được tham gia hoạt động, giao lưu biểu diễn văn nghệ các bài
hát, múa của các vùng miền với nhau để trẻ được giao lưu học hỏi, biết thêm về
các làn điệu dân ca của các vùng miền đất nước như bài “Đi cấy” - dân ca
Thanh Hóa; “ Quê hương tươi đẹp” - Dân ca nùng; “Inh là ơi” - dân ca Thái;


17
“Vào chùa” - dân ca quan họ Bắc Ninh; “Hò ba lý” - dân ca Quảng Nam
(Ảnh 8; Ảnh 9: Tổ chức cho trẻ biểu diễn các bài hát múa dân ca các
vùng miền, đất nước, qua các ngày hội ngày lễ, ở mọi lúc mọi nơi - Phụ lục)
Như chúng ta đã biết, các bài hát dân ca thường không mang nội dung
của trẻ thơ. Điều tôi mong muốn là mang lại cho trẻ nội dung bài hát gần gũi với
trẻ mang tính giáo dục để trẻ dễ nhớ và khắc sâu đối với trẻ. Chính vì thế càng
thu hút tôi tìm lời mới cho một số bài hát dân ca sau:
Bài hát: Tránh xa CORONA (dựa theo bài hát Trống cơm)
“Mọi người chú ý lắng nghe, không nên tiếp xúc tránh xa Corona, tránh xa
Corona. Mọi người hãy cùng chung sức, mọi người hãy cùng chung sức, cố
gắng cùng nhau biết cách giữ gìn biện pháp 5K. Tiêm chủng một số loại vacxin,
tiêm chủng một số loại vacxin. Để cùng an tồn khơng bệnh ơ ớ.. ơ đến lớp
chung vui, chung vui em luôn cố gắng học hành để xây đắp quê hương đi lại sẽ
an toàn, đi lại sẽ an toàn”.
Bài hát: Vui đến trường - dựa theo làn điệu bài "Đi cấy" - dân ca Thanh
Hoá “Đến trường con học điều hay, đến trường con được học vui, con đang
học làm ca sĩ diễn viên đi thi hát điệu dân ca, múa điệu dân ca. Cho trường thêm
những tiếng ca rộn ràng ấy là cùng nhau, cùng nhau cố gắng, đi thi đạt giải cao.
Đến trường có nhiều bạn xinh, đến trường có nhiều bạn ngoan, thi đua
học hành chăm sóc cây xanh, mong sao cây lớn càng nhanh,mong sao cây lớn
càng nhanh. Mai ngày cây sẽ tốt tươi hơn nhiều, ấy là cùng nhau cùng nhau

chăm sóc, cơ đã dạy bạn ơi. Đến trường con được sạch hơn, đến trường con
được khoẻ hơn, tay cô ươm trồng nuôi dưỡng các con, mong sao con lớn càng
nhanh, con lớn càng nhanh, sẽ làm việc tốt giúp cô yên lòng, giúp cô yên lòng
để rồi ngày mai, ngày mai, góp sức cho dân tộc Việt Nam”.
Bài hát: Nhớ lời cô dạy (dựa theo bài hát Lý kéo chài)
“Bé lên thuyền bé ngồi ngay ngắn. Nhớ lời cô không quay trước quay sau.
Mặc ngay vô chiếc áo phao cho bé an tồn sóng to gió lớn biết đâu mà lường.
Khi đi trên thuyền em luôn nhớ lời cô dạy, cô dạy bài học giao thông”.
Kết quả: Với cách này có 95,0% trẻ mạnh dạn tự tin, biểu diễn rất hay
bài dân ca và tự hào về miền quê mình đang sống có nhiều địa danh đẹp lại có
làn điệu dân ca hay đến vậy.
Giải pháp 8: Phối kết hợp giữa phụ huynh và nhà trường
Lúc sinh thời Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “Giáo dục nhà trường
chỉ là một phần, cịn cần có sự giáo dục của gia đình và ngồi xã hội, giáo dục
ở nhà trường dù tốt đến mấy nhưng thiếu giáo dục ở gia đình và xã hội thì kết
quả cũng khơng hồn toàn”. Nhận thức được tầm quan trọng và cần thiết này tôi
đã phối kết hợp chặt chẽ với các bậc phụ huynh học sinh trong cơng tác chăm
sóc, giáo dục trẻ .
Thông qua buổi họp phụ huynh đầu năm và những giờ đón trẻ, trả trẻ tơi
trao đổi với phụ huynh tình hình học tập của các cháu ở trường và tìm hiểu thêm
những đặc điểm riêng nổi bật hay năng khiếu của cá nhân trẻ, đồng thời thống
nhất với phụ huynh những phương pháp, biện pháp, giáo dục trẻ khi trẻ ở nhà
giúp cho phụ huynh hiểu rõ việc phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường là một
việc làm rất cần thiết trong việc chăm sóc giáo dục trẻ.


18
Luôn lắng nghe ý kiến của cha mẹ trẻ, sẵn sàng tư vấn và giúp đỡ kiến thức khi
gia đình có u cầu, thơng tin đầy đủ cho cha mẹ trẻ về chương trình chăm sóc
- giáo dục trẻ ở trường bằng nhiều hình thức khác nhau như:

Tôi đã xây dựng góc tuyên truyền cho phụ huynh ở ngay cửa ra vào của
lớp để dễ dàng quan sát. Góc tuyên truyền của hoạt động âm nhạc, tôi dán kế
hoạch tháng, tuần, ghi tên những bài hát dân ca sẽ dạy trẻ hát trong tháng với
những bài dân ca có lời mới tôi in luôn lời bài hát để phụ huynh nắm bắt được ở
lớp trẻ được học những bài hát dân ca nào? Có nội dung như thế nào? Để phụ
huynh gợi mở thêm cho trẻ khi ở nhà.
Ví dụ: Khi trẻ đi học về bố mẹ có thể hỏi trẻ hôm nay ở trường cô dạy con
bài hát gì? Bài hát này mẹ thấy con hay hát hôm nay con hát cho mẹ nghe nhé.
Hay hôm nay khi mẹ đến đón con mẹ nghe lớp con đang hát bài hát gì mà có câu
“ Cố gắng cùng nhau biết cách giữ gìn biện pháp 5K” có phải khơng con? Từ đó
kích thích sự hưng phấn của trẻ, trẻ cho mẹ không biết hát và trẻ tự hát lại cho
mẹ nghe “Mọi người chú ý lắng nghe không nên tiếp xúc tránh xa Corona tránh
xa Corona. Mọi người hãy cùng chung sức, mọi người hãy cùng chung sức, cố
gắng cùng nhau biết cách giữ gìn biện pháp 5K..”, rồi mẹ có thể hát cùng trẻ.
Qua nhiều lần được mẹ khen trẻ cảm thấy thích thú hay hát và thích được thể
hiện trước mọi người.
Để nâng cao chất lượng của hoạt động đòi hỏi cơ phải có giải pháp kết
hợp với phụ huynh để giúp trẻ học tích cực hơn trong hoạt động âm nhạc giúp
trẻ có kỹ năng hát dân ca tốt hơn. Nhà trường thường xuyên tổ chức các hội thi,
hội diễn văn nghệ, tôi luôn cho trẻ tham gia. Qua đó trẻ sẽ được rèn luyện nhiều
kỹ năng hát và biểu diễn các làn điệu dân ca, làm quen với các trang phục khi
biểu diễn, qua đó rèn cho trẻ thói quen mạnh dạn, tự tin, tạo cho trẻ hứng thú say
mê yêu thích hoạt động. Sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường trong
việc rèn kỹ năng hát và biểu diễn các làn điệu dân ca cho trẻ là điều kiện tốt nhất
để trẻ phát huy những tài năng, năng khiếu âm nhạc. Sau khi kết hợp được giữa
gia đình và giáo viên chủ nhiệm tôi thấy sự khác biệt rõ rệt hơn so với khi trẻ
mới đến trường.
Ngồi ra tơi vận động phụ huynh sưu tầm băng đĩa, mũ sinh nhật những
bài hát dân ca hay có nội dung phù hợp với trẻ ngoài chương trình để dạy trẻ
hoặc ghi âm giọng hát của trẻ vào đĩa và xây dựng thư viện âm nhạc của lớp. Tôi

thường xuyên trao đổi với phụ huynh cho trẻ nghe băng đĩa những bài hát dân ca
ở nhà, cha mẹ có thể cùng trẻ thể hiện các làn điệu dân ca. Từ đó làm phong phú
thêm vốn hiểu biết về các làn điệu dân ca, giúp trẻ tự tin khi thể hiện ca khúc
Kết quả: Với sự góp sức tích cực của phụ huynh trong lớp trẻ nhanh chóng
thuộc các bài hát dân ca, hát dúng lời, dúng nhạc, đặc biệt là các bài dân ca lời
mới.
(Ảnh 10: Cô đang trao đổi cùng phụ huynh).
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Sau một năm áp dụng các giải pháp trên tại nhóm lớp mình, tơi đã thu
được những kết quả mừng như sau
Bảng 2. Kết quả khảo sát cuối năm


19
T
T

Nội dung khảo sát

Tổng
số
trẻ

Trẻ đạt
Số
trẻ

Tỷ lệ
%


Chưa đạt
Số
trẻ

Tỷ lệ
%

Trẻ nhớ tên các bài hát dân ca và nhận
32
31
97
1
3
biết dân ca của các vùng miền
2 Trẻ hát đúng lời, đúng nhịp
32
31
97
1
3
3 Trẻ ham thích nghe các bài hát dân ca
32
32
100
0
0
Trẻ hưởng ứng tích cực và vận động
4
32
32

100
0
0
theo lời bài hát dân ca
Trẻ thích chơi trò chơi âm nhạc và biết
5
32
32
100
0
0
cách tham gia chơi trò chơi.
* Đối với bản thân: Sau khi áp dụng các giải pháp, bản thân tơi có thêm
nhiều kinh nghiệm trong việc vận dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy
học tích cực mang dân ca đến gần hơn với trẻ. Bản thân có được vốn kiến thức
dày dặn về loại hình dân ca, kỹ năng hát dân ca tiến bộ rõ rệt. Có khả năng tổ
chức các hoạt đông nghệ thuật cho trẻ, mang dân ca đến gần hơn với trẻ trong tất
cả các hoạt động trong ngày. Bên cạnh đó góp phần bảo tồn dân ca, lưu truyền
dân ca qua các thế hệ.
* Đối với đồng nghiệp: Trau dồi kiến thức, bồi dưỡng năng khiếu dân ca đến
tất cả các bạn đồng nghiệp với mục đích giáo dục các thế hệ măng non có tâm hồn
trong sáng, yêu quê hương đất nước qua từng làn điệu dân ca.
* Đối với trẻ: Các cháu trong lớp ngày càng hứng thú, say mê, cảm nhận
các bài hát dân ca của từng vùng miền. Trẻ nhanh nhẹn, hoạt bát,tự tin hơn trong
các hoạt động, trẻ khi biểu diễn độc lập và kết hợp vận động cùng bạn, cùng cô
và chơi mamg tính sáng tạo. Một số cháu tham gia vào đội văn nghệ của trường
biểu diễn trong các ngày lễ, hội thi rất mạnh dạn, tự tin và có kỹ năng tốt. Trẻ có
thêm nhiều vốn từ và phát triển năng khiếu âm nhạc của trẻ.
* Đối với phụ huynh: Phụ huynh thường xuyên gặp gờ trao đổi với giáo
viên về các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ trên lớp, qua đó phụ huynh tích cực

dạy trẻ về các làn điệu dân ca,trẻ tự tin khi thể hiện dân ca mọi lúc, mọi nơi.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Như chúng ta đã biết Giáo dục mầm non là một trong những bực học đặc
biệt quan trọng trong sự nghiệp trồng người. Chính vì vậy là một giáo viên mầm
non tôi luôn xác định phẩm chất đạo đức, lối sống, tư tưởng, lập trường vững
vàng. Bản thân sẽ luôn xác định lập trường vững vàng, luôn bồi dưỡng và nâng
cao nghiệp vụ sư phạm của mình để mang tri thức thắp sáng thế hệ trẻ Việt Nam.
Qua một năm nghiên cứu và thực hiện đề tài này tơi nhận thấy ở trẻ có niềm say
mê thích hát, múa và vận động theo các bài hát. Với các giải pháp khác nhau
trong việc đưa các bài hát dân ca đến với trẻ mẫu giáo đã làm tăng vốn bài hát
của trẻ, làm phong phú thêm chương trình hiện hành, làm tăng vốn từ cho trẻ
góp phần vào việc phát triển ngơn ngữ và trí tuệ cho trẻ.
Qua kết quả đã trải nghiệm đề tài tôi nhận thấy việc đưa những giải pháp
dạy trẻ các bài hát dân ca khiến trẻ rất thích thú hát những bài hát này và tham
1


20
gia hào hứng vào các vận động minh họa theo lời bài hát. Khi đưa các bài hát
dân ca đến với trẻ bằng những hình thức khác nhau trẻ được tiếp xúc với các bài
hát một cách nhẹ nhàng, thoải mái, tự tin. Với nội dung bài hát rát gần gũi và sát
thực với cuộc sống hàng ngày của trẻ như: Cây đa, giếng nước, mái đình hay bà
còng, chiếc nón, cái gậy…nên trẻ nhanh hiểu nội dung bài hát và thuộc lời bài
hát rất nhanh. Lời bài hát rất đơn giản khơng mang tính trừu tượng nhiều lại
được kết hợp trên nền nhạc khỏe khoắn, vui tươi đã dễ dàng thu hút trẻ tham gia
vào hoạt động làm tăng thêm niềm vui sự hứng thú với trẻ…Tôi nhận thấy việc
mang dân ca đến với trẻ ở lứa tuổi mầm non chính là khơi dậy ở trẻ tình yêu quê
hương, đất nước ngay từ tuổi ấu thơ bên cạnh đó giúp cho trẻ hiểu biết về những
nét văn hóa hóa dân tộc, mang trẻ trở về với cội nguồn dân tộc, đưa trẻ đến với

nét đẹp của từng vùng miền khác nhau bằng những lời ca câu hát mộc mạc, giản
dị, gần gũi tràn đầy yêu thương.
Chính vì vậy mà việc đưa các bài hát dân ca vào chương trình giáo dục
âm nhạc là rất cần thiết. Cùng với những bài hát dân ca lời mới đã và đang làm
phong phú thêm cho dân ca Việt Nam ngày một phát triển và có tác dụng to lớn
đối với trẻ trong phương pháp cũng như phương hướng giáo dục âm nhạc ở độ
tuổi mầm non. Giúp trẻ phát triển toàn diện đức- trí- thể mĩ và tình cảm.
3.2. Kiến nghị
* Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo
- Tuyển giáo viên có chun mơn âm nhạc phân vào các trường mầm non
* Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo
+ Mở lớp bồi dưỡng cho giáo viên về kĩ năng sử dụng đàn, kĩ năng hát dân
ca, kĩ năng vận động theo nhạc. Tổ chức chuyên đề về dân ca cho giáo viên có
cơ hội được học tập và trau dồi kiến thức cho bản thâ. Tổ chức các hội thi dân ca
cho trẻ.
* Đối với nhà trường
+ Tổ chức dạy chuyên đề về dân ca. Tuyên truyền đến các bậc phụ huynh
bằng nhiều hình thức để nâng cao nhận thức của các bậc phụ huynh về ý nghĩa
của dân ca với trẻ, coi trọng phát triển năng khiếu cá nhân cho trẻ.
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm “Một số giải pháp mang dân ca đến
gần hơn với trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi B tại Trường mầm non Liên Lộc năm học
2021 - 2022”, trong thời gian nghiên cứu và áp dụng các giải pháp chắc chắn sẽ
không tránh khỏi những thiếu sót. Bản thân rất mong nhận được sự góp ý của
hội đồng khoa học ngành, để sáng kiến thêm hoàn thiện hơn và được áp dụng
rộng rãi trong ngành giáo dục.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Xác nhận của HĐKH ngành
Hậu Lộc, ngày 18 tháng 05 năm 2022
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm của mình, không sao chép nội

dung của người khác.
Người viết
Nguyễn Thị Hà


TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Tuyển tập hệ thống làn điệu dân ca các dân tộc. Tác giả: Tuấn Giang
- Vai trò của giáo dục âm nhạc đối với trẻ mầm non. Theo Nông Thị Lịchvhnttphcm.edu.vn (Nguồn internet).
- Hướng dẫn thực hiện kịch bản ngày hội, ngày lễ. Tác giả: Hoàng Công
Dụng. Nhà xuất bản Giáo dục Vệt Nam
- Hướng dẫn chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi. Của Bộ
giáo dục và đào tạo.
- Tạp chí giáo dục mầm non số 1 năm 2016.Của Bộ giáo dục và đào tạo.
- Thiết kế các hoạt động học có chủ đích; hoạt động góc; hoạt độngngồi
trời trong trường mầm non độ tuổi 3-4 tuổi. Tác giả Lê Thị Hụê; Trần Hương
Giang; Phạm Thị Tâm (Đồng chủ biên). Nhà xuất bản giáo dụcViệt Nam.
- TT số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25/7/2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT
và thông tư số 28/2016/TT-BGĐT ngày 30/12/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Chương trình Giáo dục mầm non ban hành
kèm theo Thông tư số 17/2009/TT-BGĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Thông tư số 34/2013/TT-BGDĐT ngày 17 tháng 9 năm 2013 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số thiết bị quy định tại
Danh mục Đồ dùng - Đồ chơi - Thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho giáo dục
mầm non ban hành kèm theo thông tư 02/2010/TT-BGĐT ngày 11tháng 2 năm
2010 “Ban hành danh mục đồ dùng- đồ chơi - thiết bị dạy học tối thiểu dùng
cho giáo dục mầm non”


22

DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ
XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ VÀ CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ
C TRỞ LÊN

Tên tác giả: Nguyễn Thị Hà
Đơn vị: Trường Mầm non Liên Lộc
TT

1

2

3

Tên đề tài SKKN
Một số biện pháp giúp
trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
Trường Mầm non
Ngư Lộc phát âm
chuẩn xác
Một số biện pháp
nâng cao chất lượng
cho trẻ Mẫu giáo 4 - 5
tuổi làm quen tác
phẩm văn học thông
qua truyện kể
Một số biện pháp
chuẩn bị tâm thế cho
trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

Trường Mầm non
Minh Lộc vào lớp 1

Cấp đánh giá
xếp loại

Kết quả đánh
giá xếp loại
(A,B,C)

Năm học
đánh giá xếp
loại

Cấp huyện

C

2013 - 2014

Cấp huyện

C

2016 - 2017

Cấp huyện

C


2018 - 2019


23
PHỤ LỤC

(Ảnh 1: Xây dựng góc Âm nhạc trong lớp)


×