Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

(SKKN 2022) Một số giải pháp lồng ghép nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm , hiệu quả trong hoạt động có chủ định cho trẻ 4 - 5 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (367.6 KB, 19 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HĨA

PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HOẰNG HÓA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP LỒNG GHÉP NỘI DUNG GIÁO DỤC
SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM, HIỆU QUẢ
TRONG HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐỊNH CHO TRẺ 4- 5TUỔI

Người thực hiện: Nguyễn Thị Phương Thảo.
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác:Trường mầm non Thị trấn Bút Sơn 1
SKKN thuộc lĩnh vực: Chun mơn

THANH HĨA NĂM 2022
1


MỤC LỤC
TT
1
1.1
1.2
1.3
1.4
2
2.1
2.2
2.2.1
2.2.2


2.3
2.3.1

Nội dung
Phần mở đầu
Lý do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Phần nội dung
Cơ sở lý luận
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN
Thuận lợi
Khó khăn
Các giải pháp và tổ chức thực hiện
Xác định mục tiêu, nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết
kiệm, hiệu quả từ đó lựa chọn những chủ đề phù hợp để lồng
ghép:

Trang
1
1

2.3.2 Lựa chọn nội dung lồng ghép
2.3.3 Các hình thức thiết kế các hoạt động có chủ định lồng ghép
nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
2.3.4 Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả thông qua các hoạt
động ở mọi lúc mọi nơi
2.3.5 Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả thông qua việc phối
kết hợp với phụ huynh.

2.4
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
3
Kết luận, kiến nghị
3.1
Kết luận
3.2
Kiến nghị

2


1. Phần mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Năng lượng là nhu cầu tự nhiên không thể thiếu đối với cuộc sống của con
người, nếu như khơng có năng lượng sẽ khơng có sự sống mọi thứ sẽ khơng tồn
tại. Có thể nói, năng lượng có vai trị sống cịn đối với cuộc sống con người, nó
quyết định sự tồn tại, phát triển và chất lượng cuộc sống của con người. Vai trò
của năng lượng thể hiện cụ thể qua việc sử dụng năng lượng của con người cho
các hoạt động sản xuất, đi lại, xây dựng và đời sống hàng ngày, trong khi đó
nguồn năng lượng đang ngày càng cạn kiệt.
Việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả có vai trị rất lớn, nó quyết
định sự tồn tại, phát triển và chất lượng cuộc sống con người, của mỗi quốc gia
và của toàn nhân loại. Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả là trách nhiệm
của mỗi cơng dân, của mỗi tập thể và của tồn xã hội. Để làm được điều này,
ngay từ bây giờ mỗi con người trong xã hội phải ý thức được hành động của
mình trong việc sử dụng tiết kiệm năng lượng. Quan trọng hơn là phải giáo dục
thế hệ trẻ nói chung, giáo dục trẻ mầm non nói riêng biết sử dụng năng lượng
tiết kiệm, hiệu quả.
Tháng 11/2009, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XII đã thảo luận “ Luật Sử

dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả”. Khi Luật được ban hành và đi vào cuộc
sống thì ý thức và trách nhiệm về tiết kiệm năng lượng sẽ được điều chỉnh
mạnh mẽ hơn, hạn chế tối đa tình trạng lãng phí năng lượng, đáp ứng tốt hơn
nhu cầu năng lượng cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đồng thời góp
phần vào sự nghiệp bảo vệ mơi trường tồn nhân loại.
Là giáo viên mầm non, tơi hiểu rõ tầm quan trọng và sự cần thiết phải đưa
nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả vào trong hoạt động
học của trẻ mầm non nói chung và trẻ 4 – 5 tuổi nói riêng. Với mong muốn
trang bị cho trẻ những kiến thức tối thiểu để trẻ biết sử dụng năng lượng tiết
kiệm, làm hành trang cho cuộc sống hiện tại và tương lai sau này.
Tục ngữ Việt Nam có câu “Uốn cây từ thuở còn non, dạy con từ thuở con
còn ngây thơ”. Dựa trên đặc điểm tâm sinh lí của trẻ mầm non là trẻ rất hiếu
động thích tìm hiểu, khám phá những điều mới lạ về thế giới xung quanh; trẻ
còn nhỏ tâm hồn trẻ ngây thơ hồn nhiên, vì thế ta cần giáo dục trẻ ngay từ lúc
này để trẻ phát triển nhận thức, hình thành các thói quen, có hành vi đúng đắn về
việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
Từ những lí do trên mà ngay từ đầu năm học tôi luôn trăn trở và đã mạnh
dạn lựa chọn đề tài “Một số biện pháp lồng ghép nội dung giáo dục sử dụng
năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trong hoạt đợng có chủ định cho trẻ 4 – 5
tuổi” để nghiên cứu, thực hiện trong năm học 2021-2022 nhằm hình thành sự
hiểu biết, thói quen và hành vi văn hóa trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm,
hiệu quả, góp phần vào cơng cuộc tiết kiệm năng lượng của tồn xã hội.
1. 2. Mục đích nghiên cứu:
Đưa ra một số giải pháp lồng ghép nội dung giáo dục sử dụng năng lượng
tiết kiệm, hiệu quả trong hoạt động có chủ định cho trẻ 4-5 tuổi trong trường
Mầm non Thị trấn Bút Sơn 1.
3


1. 3. Đối tượng nghiên cứu

Trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi Trường Mầm non Thị trấn Bút Sơn 1 -Hoằng Hóa.
1. 4. Phương pháp nghiên cứu
Trong q trình nghiên cứu tơi đã dùng các phương pháp sau:
-Nhóm phương pháp nghiên cứu.
-Nhóm phương pháp quan sát.
- Nhóm phương pháp trực quan.
- Nhóm phương pháp dùng lời nói.
- Nhóm phương pháp đánh giá.
- Nhóm phương pháp tuyên dương.
2. Phần nội dung
2.1. Cơ sở lý luận.
Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho trẻ mầm non là quá
trình giáo dục có mục đích, nhằm hình thành ở trẻ kiến thức, thái độ kỹnăng và
hành vi sử dụng năng lượng một cách tiết kiệm vàcó hiệu quả.
Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả là gì? Sử dụng năng lượng tiết
kiệm, hiệu quả là sử dụng năng lượng một cách hợp lý, nhằm giảm mức tiêu thụ
năng lượng, giảm chi phí năng lượng cho hoạt động của các phương tiện, thiết bị
mà vẫn đảm bảo nhu cầu năng lượng cần thiết cho các quá trình sản xuất, dịch
vụ và sinh hoạt.
Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả cho trẻ mầm non là: Dạy
trẻ nhận biết các loại năng lượng gần gũi ( Năng lượng mặt trời, năng lượng gió,
năng lượng nước, năng lượng điện, năng lượng khí đốt...), và lợi ích của các loại
năng lượng đó đối với đời sống của con người; biết nhận dạng các thiết bị sử
dụng năng lượng và biết sử dụng các loại năng lượng thay thế có hiệu quả khi
cần thiết.
Hoạt động học là một trong các hoạt động cơ bản của trẻ ở trường mầm
non. Trong giờ học, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên, trẻ tích cực lĩnh
hội các tri thức đơn giản dưới dạng biểu tượng về các sự vật, hiện tượng xung
quanh, giúp cho việc củng cố và hệ thống hóa các kiến thức mà trẻ tích lũy được
trong cuộc sống hàng ngày. Vì thế, sử dụng hoạt động học để thực hiện lồng

ghép, tích hợp nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả cho trẻ
mầm non một cách hiệu quả nhất.
Ở trường mầm non trẻ được tham gia vào nhiều hoạt động học khác nhau:
Hoạt động giáo dục thể chất, khám phá khoa học, âm nhạc, tạo hình, làm quen
với tác phẩm văn học… Mỗi mơn học có mục đích – yêu cầu riêng, và trong mỗi
hoạt động lại có những đặc trưng ưu thế khác nhau trong việc lồng ghép nội
dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Vì vậy, giáo viên mầm
non cần dựa vào các hoạt động cụ thể ở mỗi chủ đề để xác định nội dung, mức
độ tích hợp một cách linh hoạt, phù hợp, khéo léo giúp trẻ tiếp thu kiến thức
giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả nhẹ nhàng mà khơng hề gị ép.
2.2. Thực trạng
Trong nhiều năm học tôi được nhà trường phân công phụ trách trách lớp 4 5 tuổi và tôi đã khảo sát số trẻ trong lớp là 30 học sinh, trong đó có 13 cháu gái
và 17 cháu trai. Vì vậy, ngay từ nhiều năm học tôi đã khảo sát sự hiểu biết của
4


trẻ về nội dung sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, tôi đã rút ra được một
số điều như sau:
2.2.1. Thuận lợi:
Được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của PGD huyện Hoằng Hóa, của ban
lãnh đạo của các cấp, ban nghành, đoàn thể địa phương, đặc biệt là BGH nhà
trường, tổ chuyên môn luôn chăm lo và thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn,
nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên.
Là một giáo viên trẻ yêu nghề, mến trẻ, năng động sáng tạo, có ý thức học
hỏi bạn bè, đồng nghiệp để trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ chun mơn.
Bên cạnh đó có hội phụ huynh ln sát cánh cùng với nhà trường cho nên
công tác phối kết hợp giữa gia đình trẻ và cơ giáo đã đạt hiệu quả cao.
2.2.2. Khó khăn:
Do đặc thù của cơng việc nên giáo viên có rất ít thời gian để sưu tầm các
tư liệu để dạy cho trẻ học và thực hành tiết kiệm năng lượng.

Đa số trẻ có kiến thức về năng lượng và ích lợi cịn hạn chế như: Năng
lượng gió, nước, ánh nắng, khí đốt… Trẻ biết một số thiết bị sử dụng năng lượng
cịn ít, hàng ngày trẻ chưa biết tiết kiệm tiết kiệm nước, tiết kiệm điện
Bảng khảo sát chất lượng đầu năm như sau:

Nội dung
Trẻ nhận biết các loại năng
lượng và lợi ích của chúng
Trẻ nhận biết một số thiết bị sử
dụng năng lượng
Trẻ biết sử dụng năng lượng tiết
kiệm
Trẻ biết sử dụng năng lượng
thay thế hiệu quả

Số trẻ
được
khảo
sát

Kết quả
Đạt

T.lệ
(%)

Chưa
đạt

T.lệ

(%)

30 trẻ

17

57

13

43

30 trẻ

14

47

16

53

30 trẻ

17

57

13


43

30 trẻ

13

43

17

57

Qua khảo sát ban đầu tôi thấy sự hiểu biết và ý thức sử dụng năng lượng ở
trẻ 4 – 5 tuổi cịn chưa cao. Chính vì thế, để cơng việc giáo dục cho trẻ mẫu giáo
4 - 5 tuổi ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tôi đã chú trọng lồng
ghép nội dung lồng ghép giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả vào
hoạt động học cho trẻ để trẻ có thể tiếp thu một cách tốt nhất.
2.3: Giải pháp và tổ chức thực hiện
2.3.1. Giải pháp 1: Xác định mục tiêu, nội dung giáo dục sử dụng năng
lượng tiết kiệm, hiệu quả từ đó lựa chọn những chủ đề phù hợp để lồng
ghép:
Mục tiêu: Đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ 4 – 5 tuổi nói riêng, mục
tiêu giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả là giáo dục trẻ tiết kiệm
điện, tiết kiệm nước, tiết kiệm xăng, tiết kiệm ga, củi, than...
5


Nội dung: Từ mục tiêu trên tôi lựa chọn các nội dung giáo dục sử dụng
năng lượng tiết kiệm, hiệu quả như:
Nội dung tiết kiệm điện: Tắt các thiết bị điện khi ra khỏi phịng hay khi

khơng sử dụng nữa (Tắt điện, quạt, ti vi, điều hòa...), Bật quạt, điều hịa số nhỏ
vừa đủ mát, dùng bóng đèn compac thay cho bóng đèn cơng suất cao, dùng bình
nóng lạnh bằng năng lượng mặt trời...
Nội dung tiết kiệm nước: Khóa vịi nước khi khơng cịn sử dụng, khơng để
nước chảy tràn, vặn vòi nước nhỏ khi rửa tay...
Nội dung tiết kiệm xăng: Tắt máy khi dừng xe, tắt máy khi chờ đèn đỏ, sử
dụng xe máy chạy bằng năng lượng xanh (năng lượng mặt trời)...
Nội dung tiết kiệm ga: Sử dụng các nguồn năng lượng thay thế như củi,
than, năng lượng mặt trời...
Chương trình giáo dục mầm non mới được thiết kế theo hướng tích hợp
thơng qua các chủ đề giáo dục. Việc lồng ghép nội dung giáo dục sử dụng năng
lượng tiết kiệm, hiệu quả lại có ưu thế hơn ở các chủ đề như: Gia đình, Trường
mầm non, Thực vật, Động vật, Giao thông, Nước và một số hiện tượng tự nhiên.
Ví dụ: Chủ Đề “ Gia Đình” giáo viên có thể lồng ghép nội dung giáo dục
sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả thông qua các hoạt động học như: Vẽ ,
nặn, cắt, xé dán, xếp hình về các đồ dùng bằng điện trong Gia đình như: TiVi,
Tủ Lạnh, Quạt… thơng qua các hoạt động đó giáo viên lồng ghép nội dung tiết
kiệm điện, tiết kiệm ga, tiết kiệm nước, từ đó giáo dục trẻ biết tiết kiệm các loại
năng lượng trong gia đình khi sử dụng…
Chủ đề “ Thực Vật” Cho trẻ tìm hiểu về sự nảy mầm, Cây xanh lớn lên như
thế nào… Để thông qua các hoạt động giáo viên cho trẻ biết lợi ích của cây cối
với đời sống của con người (Cây cho bóng mát, cây che mưa che nắng, hạn chế
lũ lụt, cây tạo ra nguồn nguyên liệu trong sinh hoạt và sản xuất…), từ đó giáo
dục trẻ biết bảo vệ và sử dụng tiết kiệm các nguồn năng lượng.
Chủ đề “ Giao Thơng” Thơng qua các hoạt động tìm hiểu, khám phá về một
số phương tiện giao thông, cắt, nặn, xé dán hay hát, vận động theo nhạc về các
bài hát trong chủ điểm giáo viên cho trẻ biết các phương tiện giao thông như ô
tô, xe máy, tàu hỏa, máy bay… đều chạy bằng năng lượng xăng, dầu, điện… Đó
là những nguồn năng lượng có hạn sẽ bị cạn kiệt nếu như chúng ta khai thác và
sử dụng không tiết kiệm… Thơng qua đó giáo dục cho trẻ biết sử dụng tiết kiệm

năng lượng khí đốt như xăng, dầu..
Chủ đề “ Nước và một số hiện tượng tự nhiên” giáo viên có thể khai thác
nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả thông qua hoạt động
học như: Tìm hiểu, khám phá về lợi ích của các hiện tượng tự nhiên như nắng,
gió; Vẽ, cắt, xé dán cảnh trời mưa; Hát, múa, vận động về các bài hát trong chủ
đề (Cho tôi đi làm mưa với, mưa bóng mây...); Tìm hiểu về một số nguồn nước
và ích lợi của nước; chơi đếm số cốc nước đổ đầy can, so sánh chiều cao của 2
cột nước… Từ đó cho trẻ biết được ích lợi của nước cũng như các nguồn năng
lượng tự nhiên, biết sử dụng thay thế các nguồn năng lượng tự nhiên thay các
nguồn năng lượng nhân tạo hiệu quả…
Ví dụ: Chơi đếm số lượng ca nước đổ đầy can, so sánh chiều cao của 2 cột
nước.
6


Sau khi áp dụng giải pháp này tôi đã ngày càng hiểu và nắm rõ hơn mục
tiêu cũng như nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả cho trẻ
mầm non, từ đó tơi dễ dàng lự chọn nội dung hoạt động thông qua các chủ đề
phù hợp. Từ đó sáng tạo, linh hoạt hơn trong việc lựa chọn đề tài của hoạt động
học trong việc lồng ghép.
2.3.2. Giải pháp 2: Lựa chọn nội dung lồng ghép
Thông qua các chủ đề đã lựa ở trên giáo viên lại lựa chọn ra các nội dung
của các hoạt động học để lồng ghép dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết
kiệm, hiệu quả một cách phù hợp, đơn giản và thiết thực nhất không những giúp
trẻ hiểu được nội dung giáo dục mà trẻ còn được trải nghiệm thực tế, khắc sâu
ghi nhớ cho trẻ.
Căn cứ vào nội dung chương trình, nội dung và mục tiêu các hoạt động
giáo dục, việc thực hiện nội dung lồng ghép giáo dục sử dụng năng lượng tiết
kiệm, hiệu quả để xác định mức độ lồng ghép nội dung này trong các hoạt động
ở mức độ lồng ghép toàn phần, bộ phận hay liên hệ.

2.3.2.1. Đối với những nội dung lồng ghép trong năm học:
Yêu cầu mục tiêu và nội dung của hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm,
hiệu quả phải phù hợp với nội dung của hoạt động học, thông qua hoạt động học
trẻ được trải nghiệm về nội dung lồng ghép giáo dục sử dụng năng lượng tiết
kiệm, hiệu quả. Ở mức độ lồng ghép này tôi thường lựa chọn những nội dung
hoạt động học thuộc lĩnh vực khám phá khoa học ở các chủ đề như sau:
Chủ đề “Trường mầm non – Gia đình” : Tìm hiểu về các nguồn năng lượng
trong gia đình (hay trong trường mầm non) và lợi ích của chúng đối với cuộc
sống; khám phá chức năng của một số đồ dùng bằng điện trong trường mầm non
- trong gia đình…
Hình ảnh trẻ tắt điện khi khơng sử dụng
Chủ đề “Bản thân” : Tìm hiểu vai trò của năng lượng trong cuộc sống hàng
ngày của bé; dạy trẻ kỹ năng sống: Trị chuyện, tìm hiểu về việc sử dụng năng
lượng thay thế khi cần thiết.
Chủ đề “Thế giới Động vật – Thực vật”:Tìm hiểu về lợi ích của nước đối
với sự sống của Động vật – Thực vật; khám phá về vai trò của các nguồn năng
lượng tự nhiên với sự sống của các loài động vật, thực vật.
Chủ đề “Nước và Hiện tượng tự nhiên”: Khám phá về các nguồn năng
lượng sạch trong tự nhiên; tìm hiểu về lợi ích của nước đối với cuộc sống; lợi
ích của năng lượng mặt trời đối với sự sống; lợi ích năng lượng gió; tìm hiểu về
cơng việc của bác thợ điện; tìm hiểu về cơng việc của các cô chú công nhân nhà
máy thủy điện Sơn La…; làm thí nghiệm về sự hịa tan của nước, sự bốc hơi của
nước…; tìm hiểu về các nguồn nước trong tự nhiên và ích lợi của nước…

Trẻ tìm hiểu về các nguồn nước trong tự nhiên và lợi ích của nước
2.3.2.2. Đối với những nội dung lồng ghép trong các chủ đề :
7


Với những nội dung hoạt động chỉ có một số phần của hoạt động có mục

tiêu và nội dung giáo dục phù hợp với nội dung giáo dục sử dụng năng lượng
tiết kiệm, hiệu quả. Với mức độ lồng ghép này tôi lựa chọn những nội dung hoạt
động thuộc các lĩnh vực: Phát triển thẩm mỹ ( Tạo hình, âm nhạc), phát triển
tình cảm và kỹ năng xã hội, Phát triển nhận thức ( Làm quen với biểu tượng toán
sơ đẳng). Từ đó tơi có thể lựa chọn các nội dung hoạt động ở từng lĩnh vực của
từng chủ đề như sau:
Chủ đề “Trường Mầm non – Gia đình” : Vẽ , nặn, cắt, xé dán, xếp hình về
trường mầm non – Gia đình về các đồ dùng bằng điện trong trường Mầm non –
Gia đình như: TiVi, Tủ Lạnh, Quạt, các đồ dùng chạy bằng xăng dầu…; vẽ
trường mầm non, ngơi nhà có nhiều cửa; tìm hiểu về các thiết bị sử dụng năng
lượng ở trường mầm non – Gia đình: ti vi, tủ lạnh, quạt điện, xe máy…; tìm hiểu
về vai trị của năng lượng trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ ở gia đình và trường
mầm non.
Chủ đề “Thế giới Thực Vật” : Làm thí nghiệm về sự nảy mầm và lớn lên
của cây ; dạy trẻ nhận biết được quá trình lớn lên của cây xanh và lợi ích của
cây đối với con người …
Chủ đề “Thế giới Động Vật”: Tìm hiểu về một số con vật sống dưới nước;
khám phá về vồng đời sinh trưởng và phát triển của một số loại côn trùng…
Chủ đề “Nghề nghiệp” : Tìm hiểu về nghề thợ may, nghề thợ mỏ, nghề thợ
điện; vẽ, xé dán về các ngành nghề…; hát, múa, vận động về các nghề…
Chủ đề “Nước và các hiện tượng tự nhiên” : vẽ cảnh trời mưa; hát, múa,
vận động các bài hát trong chủ đề: Cho tơi đi làm mưa với, Mưa bóng mây; chơi
đếm số cốc nước đổ đầy can, so sánh chiều cao của 2 cột nước; dạy trẻ kỹ năng
sống: Biết dùng ô, mặc áo mưa khi trời mưa; đi ngoài trời nắng phải che ô, đội
mũ; trời mưa sấm chớp phải ở trong nhà…
2.3.2.3. Đối với những nội dung lồng ghép ở trong các hoạt động học
Một số hoạt động giáo dục cụ thể có nội dung có thể liên hệ với nội dung
giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. Đối với trẻ ở lứa tuổi mầm
non, do đặc thù của hoạt động nên việc tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục sử
dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả vào các hoạt động học của trẻ chủ yếu tiến

hành ở mức bộ phận và liên hệ.
Ví dụ: Chủ đề “ Tết và mùa xuân” giáo viên lựa chọn hoạt động “ Tìm hiểu
về các món ăn trong ngày tết” hay “ Tìm hiểu về các phong tục tập qn trong
ngày tết” thì thơng qua nội dung giáo dục này giáo viên có thể khai thác nội
dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả bằng cách liên hệ giáo
dục trẻ sử dụng hợp lý lương thực, thực phẩm; ăn uống điều độ trong ngày tết…
Chủ đề: “Gia Đình” thơng qua hoạt động “ Đếm đến 5, nhận biết nhóm có
5 đối tượng, nhận biết chữ số 5”. Giáo viên thực hiện lồng ghép ở mức độ liên
hệ như: tranh ảnh một số đồ dùng trong gia đình ( nhóm có 5 bóng đèn compac,
4 cái quạt, 3 ti vi, 2 tủ lạnh ) sắp xếp thành từng nhóm xung quanh lớp và mỗi
cháu 1 rổ đồ dùng có 5 ngơi nhà, 5 bóng đèn compac. Trong q trình dạy giáo
viên cho trẻ biết thắp bóng đèn compac để tiết kiệm điện, tắt điện khi không sử
dụng nữa…
Hình ảnh trẻ học toán
8


Như vậy, sau khi sử dụng giải pháp này sẽ giúp cho giáo viên hiểu rõ hơn
về mức độ lồng ghép của từng nội dung hoạt động từ đó đưa nội dung lồng ghép
giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả vào hoạt động một cách hợp lí,
linh hoạt và có kết quả tốt.
2.3.3.Giải pháp 3: Các hình thức thiết kế các hoạt động có chủ định
lồng ghép nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả
Giáo viên mầm non là người trực tiếp tổ chức các hoạt động giáo dục sử
dụng năng lượng tiết kiệm, hiều quả. Điều này có nghĩa là giáo viên phải lập kế
hoạch, chuẩn bị nội dung, lựa chọn phương pháp, chuẩn bị sẵn các điều kiện,
phương tiện để tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp với trẻ. Căn cứ vào
từng nội dung hoạt động cụ thể của mỗi chủ đề để xác định nội dung, mức độ
tích hợp cho phù hợp.
Thông thường cấu trúc của hoạt động học gồm 3 phần chính: Phần mở đầu,

phần trọng tâm và phần kết thúc. Giáo viên có thể khai thác ưu thế của mỗi phần
trong việc thực hiện lồng ghép nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm,
hiệu quả như sau:
Phần 1: Gây hứng thú
Giáo viên chủ động tạo ra các tình huống ( sử dụng bài hát, bài thơ, câu
đố, , trò chuyện, đặt câu hỏi gợi mở…) để khơi gợi hứng thú và lôi cuốn trẻ
tham gia hoạt động. Tùy vào đặc trưng riêng của từng hoạt động, giáo viên lựa
chọn giải pháp phù hợp.
Ví dụ : Chủ đề Nước và hiện tượng tự nhiên”. Hoạt động học: Hát và vận
động theo nhạc bài hát “Mưa bóng mây”
-Cho trẻ chơi trị chơi “ Trời sáng – Trời tối”
-Đàm thoại với trẻ:
+Buổi sáng, sau khi thức dậy các con làm gì? (Đánh răng, rửa mặt) /
+Đánh răng, rửa mặt xong các con làm gì? ( Ăn sáng để đi học) /
+Trước khi ra khỏi nhà chúng mình phải làm gì? ( Đóng cửa, tắt điện, tắt
quạt…)
Như vậy giáo viên đã nhẹ nhàng hướng trẻ vào nội dung lồng ghép
giáodục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
Hay đối với hoạt động “Chơi đếm số cốc nước đổ đầy can, so sánh chiều
cao của 2 cột nước” giáo viên có thể gây hứng thú cho trẻ bằng cách kể tóm tắt
câu chuyện “Tích Chu” cho trẻ nghe, sau đó hỏi trẻ về ích lợi của nước rồi dẫn
trẻ vào bài học.
Như vậy, có nhiều cách giáo viên có thể chuyển tải nội dung giáo dục sử
dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả vào phần mở đầu của các hoạt động có chủ
định một cách linh hoạt, sáng tạo bằng cách đưa ra các tình huống có vấn đề để
lôi cuốn trẻ vào nội dung này.
Hướng dẫn trẻ vệ sinh cá nhân
Phần 2: Nội dung của bài học
Đây là phần trọng tâm của hoạt động, khoảng thời gian mà trẻ có cơ hội
được trực tiếp trải nghiệm, vì thế nội dung lồng ghép giáo dục sử dụng năng

9


lượng tiết kiệm, hiệu quả được thể hiện khá rõ. Trong số các hoạt động học của
trẻ trường mầm non hiện nay, một số hoạt động ( Ví dụ: Hoạt động khám phá
khoa học, hoạt động tạo hình, âm nhạc, hoạt động tạo hình) có ưu thế hơn đối
với việc lồng ghép nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả do
đặc trưng của nội dung các hoạt động này gần hoặc dễ liên hệ với nội dung các
hoạt động này gần hoặc dễ liên hệ với nội dung lồng ghép. Chẳng hạn:
Hoạt động tạo hình: Dạy trẻ vẽ/ xếp hình / nặn… một số loại củ, quả; một
số thiết bị sử dụng năng lượng xanh… Thông qua đó cho trẻ biết được lợi ích
kinh tế của các thiết bị đó đồng thời lồng ghép nội dung giáo dục sử dụng năng
lượng tiết kiệm, hiệu quả cho trẻ.

Hình ảnh trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm
Ví dụ: Với hoạt động “ Nặn mâm ngũ quả” chủ điểm “ Tết và mùa xuân”
,sau khi hướng dẫn và cho trẻ nặn một số loại quả xong cô hỏi trẻ trước khi ăn
các quả đó chúng mình phải làm gì? ( Rửa sạch, gọt vỏ, bỏ hạt…), Khi các quả
đó chúng ta cần phải lưu ý điều gì? ( Rửa dưới vịi nước chảy, vặn vịi nước chảy
đủ dùng, khóa vòi nước sau khi rửa xong…)
Hoạt động âm nhạc: Hát, múa, nghe nhạc các bài hát về thực vật, các hiện
tượng tự nhiên… Thơng qua đó cho trẻ biết cây cối, thực vật cũng như con
người rất cần năng lượng nước, khơng khí, ánh sáng mặt trời để sống và phát
triển nhưng hiện nay nguồn năng lượng đó đang dần cạn kiệt vì vậy chúng ta
phải biết sử dụng nguồn năng lượng đó sao cho tiết kiệm mà mang lại hiệu quả
nhất, biết tận dụng tối đa các nguồn năng lượng tự nhiên thay cho năng lượng
hữu hạn khác như điện, than…
Hình ảnh trẻ với hoạt đợng âm nhạc
Ví dụ: Với hoạt động hát và vận động theo nhạc bài hát “ Em yêu cây
xanh” chủ điểm “ Thế giới thực vật” Ở phần trọng tâm này giáo viên dạy trẻ hát

và vận động theo nhạc xong cơ tạo tình huống bằng câu hỏi dẫn dắt trẻ vào nội
dung lồng ghép: Các con vừa hát và vận động theo nhạc bài hát gì? ( Bài hát em
yêu cây xanh) ,Các con có biết cây xanh cần gì để lớn lên khơng? ( Đất, nước,
ánh sáng, khơng khí…) Từ đó cơ cho trẻ biết ánh sáng mặt trời, đất, nước và
không khí là những năng lượng tự nhiên rất cần thiết cho sự sống và phát triển
của cây xanh mà còn là yếu tố rất cần thiết cho cuộc sống của con người và
mn lồi trên trái đất…
Hoạt động khám phá khoa học: Tổ chức cho trẻ quan sát, làm các thí
nghiệm, thực nghiệm như: : Quan sát sự phát triển của cây ( để biết cây cần
nước, khơng khí, ánh sáng), sự hịa tan của nước, tìm hiểu về một số con vật
sống dưới nước…
Ví dụ ở đề tài “ Quan sát sự phát triển của cây” chủ đề “ Thế giới thực vật”
giáo viên cho trẻ biết về ích lợi của cây xanh đối với cuộc sống của con người và
cây xanh muốn phát triển tốt thì phải cần nước, khơng khí, ánh sáng, nhưng thực
10


trạng ngày nay môi trường ô nhiễm, dẫn đến xảy ra các hiện tượng Enino, hiệu
ứng nhà kính làm cho nhiệt độ trái đất tăng cao, dẫn đến hạn hán, lũ lụt (cho trẻ
xem ảnh trên máy tính), nguồn nước bị ô nhiễm và lượng nước sử dụng trong
sinh hoạt và trồng trọt thì bị cạn kiệt (trẻ xem video về sự thiếu nước đang diễn
ra ở các nước Châu Phi), vậy chúng mình phải làm gì để tiết kiệm nước? ( Trẻ
kể: khi rửa tay vặn vòi nước nhỏ, khóa nước sau khi sử dụng…)
Ở đề tài “ Một số con vật sống dưới nước” chủ đề “ Thế giới động vật”,
ngoài việc cho trẻ nhận biết tên gọi, đặc điểm, ích lợi của một số con vật sống
dưới nước tơi cịn đặt câu hỏi: Điều gì xảy ra khi vớt cá lên khỏi nước? Vì sao?
Để kích thích trẻ đưa ra các cách giải quyết vấn đề. Nước có tầm quan trọng như
thế nào với động vật sống dưới nước? Nếu khơng có nước thì những sinh vật
này sẽ ra sao? Muốn bảo tồn được những động vật này chúng ta phải làm gì?...
Qua đó, trẻ hiểu biết hơn về vai trò của nước đối với đời sống của các lồi động

vật nói chung và động vật sống dưới nước nói riêng, giáo dục trẻ có thái độ và
hành động tiết kiệm nước, giữ nguồn nước sạch để loài động vật sinh tồn.
Đối với các hoạt động như giáo dục thể chất, hình thành các biểu tượng
tốn, làm quen với chữ cái… việc lồng ghép nội dung giáo dục sử dụng năng
lượng tiết kiệm, hiệu quả được thực hiện ở mức độ liên hệ một số phần, tùy
thuộc vào từng hoạt động cụ thể.
Ví dụ: Hoạt động “Đếm đến 4, nhận biết nhóm có 4 đối tượng, nhận biết
chữ số 4” chủ đề “ Gia Đình” . Giáo viên chuẩn bị tranh ảnh một số đồ dùng
trong gia đình như: nhóm có 4 bóng đèn compac, 3 cái quạt, 2 ti vi, 1 tủ lạnh sắp
xếp thành từng nhóm xung quanh lớp và mỗi cháu 1 rổ đồ dùng có 4 ngơi nhà, 3
bóng đèn compac, thẻ số 3, 4. trong q trình dạy cơ nói: Các bác thợ xây, xây
được các ngơi nhà , sau đó bác thợ điện mang 3 bóng đèn compac đến thắp cho
3 ngơi nhà… dạy trẻ bớt cơ nói: Tắt bớt 1 bóng đèn đi để tiết kiệm điện… bằng
cách này giáo viên đã lồng ghép nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết
kiệm, hiểu quả cho trẻ một cách nhẹ nhàng, phù hợp.
Hình ảnh trẻ học toán
Phần 3: Kết thúc
Lồng ghép nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả được
thực hiện ở phần này chủ yếu dưới dạng các bài hát, các tình huống hoặc trị
chơi vận động, trò chơi học tập nhẹ nhàng.
Chẳng hạn trong hoạt động “Vẽ trời mưa”, “Tìm hiểu về một số nguồn
nước”, “ Lợi ích của nước đối với cuộc sống”… trong chủ đề “ Nước và các
hiện tượng tự nhiên” giáo viên kết thúc hoạt động bằng cách cho trẻ hát “ Cho
tôi đi làm mưa với” hoặc cho trẻ chơi trò chơi “ Pha nước cam”…
Hoạt động khám phá khoa học “ Tìm hiểu một số đồ dùng trong gia đình”
(Ti vi, tủ lạnh, máy giặt, quạt, nồi cơm điện); chủ đề “ gia đình” ở phần kết thúc
giáo viên cho trẻ tô màu một số đồ dùng chạy bằng năng lượng hoặc cho trẻ chơi
lô tô phân biệt hành vi đúng, hành vi sai khi sử dụng năng lượng.
Hình ảnh trẻ chơi trị chơi lơ tơ
11



Hoặc trong hoạt động “ Tìm hiểu về cơng dụng của một số đồ dùng trong
gia đình” khi kết thúc hoạt động cơ cho trẻ chơi trị chơi lơ tơ phân loại đồ dùng
sử dụng điện và đồ dùng sử dụng năng lượng khác…vv…
Sau khi áp dụng các giải pháp này vào trong các hoạt học cho trẻ 4 – 5 tuổi
do lớp mình phụ trách, tơi thấy trẻ tham gia các hoạt động một cách hứng thú,
đồng thời với sự linh hoạt, sáng tạo của cô khi thiết kế các hoạt động một cách
nhẹ nhàng, lôi cuốn, khéo léo dẫn dắt trẻ vào tình huống một cách tự nhiên, từ
đó giúp trẻ khơng những tiếp thu kiến thức của bài học một cách hiệu quả mà
còn giúp trẻ nắm được kiến thức của nội dung của chuyên đề lồng ghép, biết
thực hành sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả nhất (Tiết kiệm Điện, nước,
xăng dầu, ga, than, củi…).
2.3.4.Giải pháp 4: Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả thông qua các
hoạt động ở mọi lúc mọi nơi
Việc lồng ghép kỹ năngsử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả thông qua
các hoạt động ở mọi lúc mọi nơicho trẻ là rất cần thiết, để trẻ có các kỹ năng
trong việc tiết kiệm năng lượng.
-Trong giờ đón, trả trẻ, thể dục sáng
Giáo viên trò chuyện với trẻ, cho trẻ kể về những vật dụng, thiết bị trong
gia đình sử dụng điện. Cho trẻ lựa chọn những vật dụng sử dụng điện, xăng dầu,
gas…trong đồ chơi gia đình. Khi cho trẻ ra sân tập thể dục cơ trị chuyện cho trẻ
biết lợi ích của ánh nắng buổi sáng đối với cơ thể.
- Trong hoạt động học:
Ví dụ :Hoạt động tạo hình : Vẽ ngôi nhà tiết kiệm năng lượng
Giáo viên cung cấp cho trẻ biết các kiểu nhà tiết kiệm năng lượng : nhà có
nhiều cửa sổ , cây xanh, nhà sử dụng pin năng lượng mặt trời
Trò chuyện với trẻ, cho trẻ kể về những thiết bị, vật dụng trong gia đình sử
dụng điện từ đó thảo luận trách nhiệm của trẻ trong việc sử dụng năng lượng tiết
kiệm, hiệu quả như: Tắt quạt, đèn, ti vi, máy vi tính…Khi khơng sử dụng đến.

Nhắc nhở mọi người trong gia đình cùng thực hiện.
Hình ảnh trẻ vẽ tranh tiết kiệm năng lượng
-Hoạt động ngoài trời :
Giáo viên cho trẻ quan sát và nhận biết phương tiện nào trong gia đình sử
dụng điện, xăng dầu….Từ đó trị chuyện giáo dục trẻ : khi dừng xe phải tắt máy,
nên sử dụng xe đạp để tiết kiệm nhiên liệu.
Trẻ chơi tự chọn nhắc nhở trẻ không chạy nhảy, không giẫm lên cỏ, không hái
hoa, bẻ cành cây, chơi nhẹ nhàng bảo vệ các đồ chơi ở sân trường để chơi
đượclâu.
- Hoạt động góc:
Nhắc nhở trẻ chơi giao tiếp với nhau nhưng không gây ồn ào, không vứt, ném đồ
chơi để bảo vệ đồ chơi trong lớp, sau khi trẻ chơi xong biết cất đồ chơi gọn
gàng, đúng nơi quy định.
Hoạt đợng góc của các bé lớp mẫu giáo 4 tuổi
Góc sách truyện: Dạy trẻ cầm sách đúng chiều, khơng cuộn sách, khơng tẩy xố,
khơng xé sách chuyện, mở nhẹ nhàng từng trang. Xem sách ảnh về những thiết
12


bị trong gia đình sử dụng điện và cách sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả.
Góc khám phá khoa học - thiên nhiên: Dạy trẻ chăm sóc cây, tưới cây, gieo hạt,
nhặt cỏ cho bồn cây, bảo vệ cây, làm các thí nghiệm về cây xanh với ánh sáng và
nước, thí nghiệm hiệu ứng nhà kính, thí nghiệm nước ơ nhiễm, làm sạch nước
bẩn, thí nghiệm với kính lúp.
- Vệ sinh trước khi ăn:
Trước khi rửa tay, hỏi trẻ “Phải làm thế nào để tiết kiệm nước?”
Giáo viên nhắc trẻ vặn vòi nước vừa phải, rửa xong vặn chặt vòi nước lại, rửa
gọn gàng, khơng làm nước bắn ra ngồi.
Giờ vệ sinh rửa tay, rửa mặt trước khi ăn của các bé mẫu giáo 4-5 tuổi
- Giờ ăn trưa:

Nhắc nhở trẻ tiết kiệm thức ăn, ăn hết xuất, nếu có thức ăn thừa thì gom lại
để làm thức ăn cho các con vật: Chó, mèo, gà, lợn. Sau khi ăn xong biết xếp thìa
bát gọn gàng, nhẹ nhàng.
Ăn xong biết lau miệng, xúc miệng nằng nước muối, uống nước, dạy trẻ
tiết kiệm nước bằng cách lấy cốc hứng nước, không để nước chảy ra ngồi, vặn
đủ nước uống khơng vặn nhiều thừa đổ đi rất lãng phí.
2.3.5.Giải pháp 5: Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả thông qua
việc phối kết hợp với phụ huynh
Việc phối hợp với phụ huynh trong cơng tác chăm sóc và giáo dục trẻ là
việc làm rất cần thiết và không thể thiếu. Bên cạnh đó, giáo dục về sử dụng năng
lượng tiết kiệm, hiệu quả cho trẻ là một nhiệm vụ rất quan trọng không chỉ được
giáo dục cho trẻ ở trường mầm non mà phải giáo dục cho trẻ ở mọi nơi, mọi lúc,
ở trường cũng như ở nhà.
Vì vậy giáo viên cần thường xuyên trao đổi với phụ huynh về tình hình
học tập của các cháu, để phụ huynh nắm được, từ đó phụ huynh sẽ phối hợp với
cơ giáo giáo dục, rèn luyện cho con em mình. Bên cạnh đó, giáo viên còn tuyên
truyền, cung cấp cho phụ huynh những tài liệu, hình ảnh, hướng dẫn nội dung
giáo dục về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả phù hợp với lứa tuổi của trẻ
thơng qua góc tun truyền của lớp, của trường.
Góc tuyên truyền của lớp: Giáo viên sưu tầm các hình ảnh, tài liệu, bài
báo có nội dung giáo dục về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, cài các tài
liệu đó trên góc tuyên truyền của lớp mình sao cho phụ huynh dễ nhìn thấy và
đọc được. Các tài liệu tuyên truyền đó sẽ được thường xuyên cập nhật thay đổi
nội dung phù hợp với các chủ đề giáo dục. Nội dung các tài liệu tuyên truyền đó
nhằm mục đích giáo dục trẻ những vấn đề sau:
Phụ huynh gương mẫu làm gương ở nhà cho trẻ học tập. Khuyến khích
phụ huynh nên sử dụng các phương tiện giao thơng cơng cộng hoặc xe đạp giảm
khói bụi. Sử dụng đèn tiết kiệm điện, ban ngày dùng ánh sáng tự nhiên, bình
nóng lạnh bật vừa đủ…Hưởng ứng giờ trái đất, nhà nhà tắt điện.
Tuyên truyền với phụ huynh về sử dụng năng lượng tiết kiệm

Mảng tuyên truyền của trường: Sưu tầm các hình ảnh, băng rơn, khẩu hiệu,
tranh ảnh có nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. Khi đã
13


có được những hình ảnh và tư liệu, giáo viên đề xuất ý kiến với ban giám hiệu
nhà trường kết hợp cùng hội cha mẹ học sinh của lớp hỗ trợ kinh phí để in bạt
hoặc tự làm bằng các nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương để các hình ảnh đó
thành các tranh ảnh, mơ hình, khẩu hiệu. Sau đó treo hoặc trưng bày các sản
phẩm đó trên các mảng tường của trường của lớp, sao cho trẻ và phụ huynh dễ
nhìn thấy, dễ quan sát hàng ngày.
2.4: Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Sau khi áp dụng các biện pháp trên, tôi đã đạt được kết quả sau:
2.4.1. Đối với bản thân
Thông qua đề tài này, bằng cách sử dụng các giải pháp trên tôi đã lựa chọn
được rất nhiều cách lồng ghép nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm,
hiệu quả vào trong các hoạt động có chủ định mà khơng làm ảnh hưởng đến kiến
thức của bài học .
Bản thân tôi nắm chắc được các phương pháp lồng ghép tích hợp nội dung
giáo dục tiết kiệm năng lượng cho trẻ, nhận thức được tầm quan trọng của việc
thường xuyên, liên tục đạt hiệu quả cao, tơi thấy mình thêm tự tin và sáng tạo
trong khi tổ chức lồng ghép nội dung giáo dục tiết kiệm năng lượng cho trẻ.
2.4.2. Đối với trẻ
Giáo viên tạo môi trường cho trẻ hoạt động, phối kết hợp chặt chẽ với các
bậc phụ huynh trong việc dạy trẻ ở nhà và ở mọi lúc mọi nơi, số trẻ tiếp thu bài
tốt khá tăng lên rõ rệt. Trẻ thích tham gia vào các hoạt động có chủ định một
cách hứng thú hơn, tích cực hơn, có những hiểu biết ban đầu về các loại năng
lượng và ích lợi của chúng; trẻ nhận biết được các thiết bị sử dụng năng lượng;
biết sử dụng năng lượng tiết kiệm và sử dụng năng lượng thay thế một cách hiệu
quả nhất như:

- Biết tắt ti vi, tắt quạt khi ra khỏi phòng, nhắc nhở người khác sử dụng tiết
kiệm năng lượng khi sử dụng.
- Trẻ biết dùng quạt giấy khi trời nóng để tiết kiệm năng lượng.
- Hằng ngày trẻ thích được phụ cô tưới nước cho cây, biết mở các cửa ở lớp
để cho ánh sáng vào phòng….
- Trong giờ làm vệ sinh (Rửa tay trước và sau khi ăn ,khi chơi) trẻ đã giảm
hẳn việc nghịch phá nước, mà trẻ còn biết vặn vòi nước chảy nhỏ,sau khi rửa
xong biết khóa nước lại, sử dụng nước khi cần thiết.. Biết bảo vệ cơ thể: khơng
sờ tay vào ổ điên phích cắm, không nghịch nước trong nhà vệ sinh …
Qua gần một năm nghiên cứu thực hiện đề tài này, kết quả đạt trên trẻ là rất
khả quan cụ thể qua bảng khảo sát của các cháu như sau:

Nội dung
Trẻ nhận biết các loại năng
lượng và lợi ích của chúng
Trẻ nhận biết một số thiết bị sử
dụng năng lượng

Số trẻ
được
khảo
sát

Kết quả
Đạt

30 trẻ

30


30 trẻ

30

T.lệ
(%)
10
0
10
0

Chưa
đạt

T.lệ
(%)

0

0

0

0
14


Trẻ biết sử dụng năng lượng tiết
10
30 trẻ

30
0
0
kiệm
0
Trẻ biết sử dụng năng lượng
10
30 trẻ
30
0
0
thay thế hiệu quả
0
Nhìn vào bảng khảo sát trên tôi thấy 100% trẻ nhận biết các loại năng
lượng và lợi ích của chúng, nhận biết một số thiết bị sử dụng năng lượng, Trẻ
biết sử dụng năng lượng tiết kiệm và sử dụng năng lượng thay thế hiệu quả. Vì
vậy có thể kết luận rằng với những biện pháp thơng thường dập khn, máy móc
như thực trạng hiện nay thì chất lượng thu được trên trẻ rất thấp. Nếu chúng ta
biết vận dụng sáng tạo linh hoạt các biện pháp như tơi đã làm ở trên thì hiệu quả
của việc giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả sẽ mang lại kết quả
cao.
2.4.3. Đối với phụ huynh
                Phụ huynh đã hiểu rõ hơn về kiến thức tiết kiệm năng lượng và đã biết
phối hợp cùng giáo viên dạy trẻ tại nhà. Phụ huynh rất vui mừng khi thấy con
em họ đã có hiểu biết về tiết kiệm năng lượng, biết lợi ích của năng lượng và có
ý thức bảo vệ giữ gìn, tiết kiệm năng lượng. Hơn nữa họ còn thấy con em mình
có ý thức nhắc nhở mọi người trong gia đình cùng bảo vệ và giữ gìn tiết kiệm
năng lượng. Phụ huynh đã tích cực ủng hộ tranh ảnh và nguyên vật liệu để giáo
viên làm đồ dung sáng tạo, cung cấp trao đổi thông tin hai chiều tới giáo viên
những thông tin mới về tiết kiệm năng lượng mà phụ huynh mới cập nhật.

3. Kết luận, kiến nghị.
3.1. Kết luận.
Từ các kết quả đạt được ở trên tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm cho
bản thân như sau:
Muốn cho học trị của mình ngoan và tiếp nhận được hết những kiến thức
mình truyền đạt thì bản thân cơ giáo phải có trình độ chun mơn vững vàng, có
khả năng vận dụng linh hoạt các phương pháp giáo dục có tính sáng tạo và tìm
ra được các hình thức tổ chức hoạt động phong phú, đa dạng, thu hút trẻ và phù
hợp với lứa tuổi của trẻ, tạo cho giờ học của trẻ thực sự là thoải mái, nhẹ nhàng
đúng như các chun gia tâm lí học nói:“Trẻ học mà chơi, chơi mà học”
Cô giáo mầm non thay mẹ dạy trẻ vì vậy điểm cần thiết lớn nhất của cô là
phải yêu nghề, mến trẻ, nắm vững đặc điểm tâm lý của từng cá nhân trẻ để xây
dựng kế hoạch và đề ra giải pháp cụ thể giúp trẻ tiếp cận hết kiến thức mà mình
muốn truyền đạt, không những thế mà bản thân phải luôn trau dồi học hỏi đúc
rút kinh nghiệm để nâng cao kiến thức sư phạm. Cơ giáo nói riêng và tất cả các
cơ giáo trong nhà trường phải là tấm gương thực hành tốt việc sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả ở mọi lúc, mọi nơi cho trẻ noi theo.
Ngoài ra cần làm tốt công tác tuyên truyền phối kết hợp với nhà trường và
phụ huynh để cùng thực hiện tốt nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết
kiệm, hiệu quả mọi lúc, mọi nơi khi trẻ ở trường cũng như khi ở nhà. người lớn
phải luôn là tấm gương sáng cho trẻ noi theo.
3.2. Kiến nghị.
Đối với phòng Giáo dục và Đào tạo
15


Phòng Giáo dục & Đào Tạo nên mở nhiều lớp tập huấn về nội dung tiết
kiệm năng lượng cho giáo viên mầm non và cung cấp thêm tài liệu tham khảo về
nội dung tiết kiệm năng lượng.
Đối với Ban giám hiệu nhà trường

Nhà trường đầu tư thêm cơ sở vật chất và trang thiết bị mầm non có nội
dung về tiết kiệm năng lượng cho giáo viên . Tạo điều kiện về thời gian, sắp xếp
cho giáo viên được dự giờ để trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau thông qua việc sử
dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả vào trong giảng dạy.
Trên đây là “Một số giải pháp lồng ghép nội dung giáo dục sử dụng
năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trong hoạt đợng có chủ định cho trẻ 4 - 5 tuổi
ở trường mầm non” bản thân tôi vẫn còn nghiên cứu và tiếp tục thực hiện lâu
dài. Để bổ sung cho những kinh nghiệm của tơi được hồn chỉnh hơn, nhằm
mang lại kết quả cho trẻ trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả vào
trong tất cả các hoạt động. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các cấp quản
lí giáo dục và các bạn bè đồng nghiệp, để những kinh nghiệm của tôi ngày càng
được hoàn thiện và mang lại kết quả cao hơn trong q trình giảng dạy.
Tơi xin chân thành cảm ơn!

XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Lê Thị Mai

Thị trấn Bút Sơn, ngày 06 tháng 05 năm 2022
Người thực hiện

Nguyễn Thị Phương Thảo

16


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HĨA

PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HOẰNG HÓA


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP LỒNG GHÉP NỘI DUNG GIÁO DỤC
SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM, HIỆU QUẢ
TRONG HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐỊNH CHO TRẺ 4- 5TUỔI

Người thực hiện: Nguyễn Thị Phương Thảo.
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác:Trường mầm non Thị trấn Bút Sơn 1
SKKN thuộc lĩnh vực: Chun mơn

THANH HĨA NĂM 2
17


PHỤ LỤC
Tài liệu tham khảo
1.
2.
3.
4.

Sách thực hiện và hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục mầm non
Sách giáo dục trẻ mầm non tiết kiệm năng lượng hiệu quả.
Qua tạp chí mầm non
Qua chương trình “Q tặng cuộc sống”, “Sống hay, sống đẹp” trên tivi,
Intenet.

DANH MỤC

18


CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐANH GIÁ, XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT
VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Phương Thảo
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên – Trường mầm non Thị trấn Bút Sơn 1

STT

1

Tên đề tài SKKN

Cấp đánh giá
xếp loại
(Phòng, Sở,
Tỉnh)

Kết quả đánh
giá xếp loại
(A, B, C)

Năm học đánh
giá xếp loại

Một số biện pháp nâng
cao kỹ năng phòng dịch
Covid cho trẻ mẫu giáo

4-5 tuổi trong trường
mầm non Thị Trấn Bút
Sơn 1 thơng qua các
hoạt động trong ngày

Phịng GD
huyện
Hoằng Hóa

B

2020-2021

19



×